Đàn Hương Hình
-
Chương 45: Tri huyện trăn trối
Đàn hương chỉ mọc nơi rừng thẳm, hoa nở về thu tựa tuyết hồng. Sừng sững thân cao mười tám trượng. Đàn anh của loài cây, người hùng của rừng!
Sáo bằng gỗ đàn hương, tiếng oanh réo rắt. Dáng đàn hương, dáng vẻ anh hào. Phách đàn hương, rộn ràng sắc xảo. Xe đàn hương, chinh chiến gian lao! Cây tì bà của Vũ hầu Gia Cát, thành không người mà địch phải lui! Gỗ đàn tạc tượng, làm hương án. Tích thiện – âm công để cho đời!
Nếu như, gỗ đàn làm cọc xiên tù phạm, là lúc cáo chung một Vương triều!
Miêu Xoang, “Đàn hương hình. Nhã điệu”
Đầu Uùt Sơn rụng xuống, mặt trời đang trắng biến thành màu đỏ. Triệu Giáp xách cái đầu lên, cố ý làm ra vẻ nghiêm trang, thật kinh tởm, thật đáng ghét! Tên súc sinh không bằng chó lợn ấy giơ cái đầu Uùt Sơn máu rỏ tong tỏng về phía ta, nói:
- Aùn đã thi hành, mời đại nhân xem xét!
Lòng ta rối bời, mắt nhòe màu đỏ, tai như có tiếng đại bác nổ rền, mùi tanh của máu vương khắp đất trời này, mùi thối tắc mũi lan tràn đây đó này, chứng tỏ vương triều Đại Thanh đã đến hồi mạt vận, ta bỏ Người hay ta chết theo Người? Ngổn ngang trăm mối, do dự bàng hoàng; bơ vơ bốn cõi, một màu thê lương. Theo nguồn tin đáng tin cậy, Hoàng Thái Hậu đã ép Hoàng thượng bỏ chạy ra Thái Nguyên. Kinh thành Bắc Kinh lang sói hoành hành, hoàng cung đại nội, thần thánh miếu đường đã trở thành nơi hành lạc và doanh trại của liên quân tám nước. Một triều đại mà đã để thất thủ quốc đô, thì chỉ còn là tồn tại trên danh nghĩa! Vậy mà Viên Thế Khải đại nhân tiêu tốn hàng chục triệu lạng bạc để xây dựng đội quân tinh nhuệ, cái đội quân ấy không bảo vệ thủ đô, không giết giặc bắt tướng, lại quay sang tiếp tay cho giặc trấn áp con dân ta ở Sơn Đông. Dạ sói lòng lang của Tư Mã Chiêu ai mà chẳng biết? Ngay đến đám trẻ con nơi hẻo lánh cũng truyền miệng nhau câu này: “(Triều) Thanh mà không thanh (trong sạch), Viên (Thế Khải) mà không phải là Viên Thế Khải, là Tào A Man!”. Ôi triều Thanh, Người nuôi ong tay áo; Viên Thế Khải, mưu mô thâm hiểm! Ngươi tàn sát con dân của ta, bảo vệ con đường cho Tây. Ngươi lấy máu của trăm họ để vui lòng liệt cường! Ngươi nắm quân đội nhưng không hành động; ngươi nắm quyền chủ động như tiến thoái không lo. Số phận nhà Đại Thanh trong tay ngươi. Thái hậu Hoàng thượng ơi, Người đã tỉnh ngộ chưa? Nếu các vị còn coi ông ta là cứu khốn phò nguy, thì cơ đồ ba trăm năm của nhà Đại Thanh chỉ còn một sớm một chiều! Tự vấn lòng mình, ta cũng không phải trung thần một lòng vì dân vì nước. Ta không có cái trung dũng của kẻ xả thân vì nghĩa lớn, dù rằng ta văn võ song toàn. Về dũng khí, ta không bằng kép hát Tôn Bính. Về nghĩa khí, ta không bằng hành khất Uùt Sơn. Ta là một tên hèn chỉ biết vâng dạ, một tên đần chỉ muốn yên thân. Cũng có lúc bừng bừng tráng khí, lại lắm khi thui chột lòng son. Với dân chúng, ta dương oai diệu võ, với bề trên ta nịnh bợ ôm chân, đồ vô liêm sỉ, sợ trên khinh dưới. Tên tri huyện Tiền Đinh bị thịt kia, nhà ngươi tuy còn sống, nhưng thực ra chỉ còn là cái xác biết đi. Ngay Uùt Sơn sợ chết vãi cứt ra quần, cũng còn hơn ngươi ba ngàn lần! Đã không có tráng khí đội trời đạp đất, thì ngươi đành sống kiếp chó săn. Ngươi tự biến mình thành chó mà đảm nhiệm chức Giám hình quan, ánh mắt phân tán của ta giờ tập trung vào cái đầu lâu trong tay Triệu Giáp, hiểu rõ kiểu báo cáo như báo công của Giáp, mà hiểu rằng ta phải làm gì? Ta rảo bước đến trước đài, phất tay rũ áo, quì xuống tâu lên tên giặc và tên kẻ cướp:
- Aùn đã thi hành, mời đại nhân xem xét!
Viên Thế Khải và Caclôt trao đổi dăm câu, Caclôt cả cười. Hai tên đứng dậy bước xuống đài:
- Tri huyện Cao Mật, đứng lên đi!
Ta đứng lên đi theo hai người lên Thăng Thiên đài. Viên Thế Khải lưng eo beo gấu, Caclôt cao như cây sào – một cặp cò vịt sánh vai nhau, chậm rãi bước lên đài cao. Ta cúi đầu mà bước, nhưng ánh mắt vẫn không rời hai tên đi trước. Trong ống giầy của ta có giắt một con dao găm cực sắc, chỉ cần có được một nửa dũng khí của em trai ta, là ta đâm chết chúng trong nháy mắt. Khi ta đơn thương độc mã vào sào huyệt bắt sống Tôn Bính, thì sao mà ung dung, bình tĩnh. Còn khi đứng ngay sau bọn này mà sao thấp thỏm không yên? Thế đấy, ta là sói trước đám dân đen, là cừu trước quân tây trắng! Cừu thì ta vẫn chưa xứng, vì cừu còn dám đấu sừng, còn ta thì nhát như thỏ đế! Đứng trước hảo hán Tôn Bính, ngước nhìn khuôn mặt xung huyết to khủng khiếp, miệng rỉ máu, mắt chỉ còn là một kẽ hở. Vì khuyết răng nên giọng à uồm, nhưng câu chửi vẫn nghe rất rõ. Oâng chửi Viên Thế Khải, chửi Caclôt, thậm chí còn định nhổ bọt vào mặt chùng, nhưng sức ông đã yếu, miệng ông chỉ sùi bọt máu như miệng cua, nước bọt chỉ nhễu xuống cằm như trẻ nhỏ. Viên Thế Khải rất bằng lòng bảo:
- Ông huyện Cao Mật, xuất kho trả bố con Triệu Giáp số bạc như đã định; đưa hai bố con vào chính ngạch, trả lương cho họ.
Triệu Giáp quì mọp trên sàn ván mấp mô của Thăng Thiên đài, dập đầu rất kêu:
- Cảm tạ đại đức đại ân của quan lớn!
- Triệu Giáp nghe bảo đây, phải hết sức cẩn thận – Viên Thế Khải tỏ ra thân mật nhưng nhiêm khắc – Không được để hắn chết, nhất định phải sống đến ngày 20, tức là ngày làm lễ thông xe. Hôm ấy có nhiều phóng viên ngoại quốc đến chụp ảnh, nếu ông để hắn chết là ta không có tình nghĩa gì hết với ông đâu đấy!
- Xin đại nhân yên tâm – Triệu Giáp rất tự tin – Tiểu nhân sẽ hết sức cố gắng, đảm bảo ngày 20 hắn vẫn còn sống.
- Ông huyện Cao Mật, vì Hoàng Thái Hậu, Hoàng thượng mà vất vả một chút, ông cùng ba ban nha dịch của ông luân phiên canh gác ở đây, trước mắt không trở về huyện nữa – Viên Thế Khải mỉm cười – Sau ngày thông xe, huyện Cao Mật trở thành mảnh đất béo bở đầu tiên của nhà Đại Thanh. Khi đó, nếu ông được thăng tiến, thì bổng lộc cũng đã đủ xài, chẳng đã có câu “Còi tàu vừa nổi, lấy cán chổi quét vàng” đó sao!… Nhân huynh, nói cho cùng, chính ta mới là người chăn dắt dân hộ nhân huynh!
Viên Thế Khải cười lớn, ta vội vã quỳ xuống, lời của ta xen lẫn tiếng rên của Tôn Bính:
- Đa tạ đại nhân vun đắp, ti chức xin hết lòng hết sức!
Viên Thế Khải cùng anh bạn nối khố người Đức Caclôt dắt tay nhau bước xuống đài. Đám lính của Viên và đám lính Tây xúm xít quanh cỗ kiệu khiêng tám và con ngựa tây cao to, tiền hô hậu ủng tiến về huyện nha. Pháp trường gió bụi mịt mù, tiếng vó ngựa nện côm cốp trên mặt đường lát đá. Huyện nha tạm thời trở thành phủ đệ của Viên và Caclôt, thư viện Thông Đức trở thành tàu ngựa và doanh trại của quân Đức. Chúng đi rồi, quần chúng từ phía rìa bãi bắt đầu nhích về phía đài hành hình. Ta đâm hoảng, lời Viên đại nhân hồi nãy khiến ta kinh hoàng. Ông ấy nói rằng: “Nếu như khi ấy ông chưa được thăng tiến…”. Thăng tiến ư, trong ta le lói chút hi vọng. Câu đó có nghĩa, ta vẫn còn là một viên quan có năng lực trong con mắt của Viên đại nhân, ông ấy không ghét bỏ ta. Soát lại, trong vụ Tôn Bính, ta rất được việc. Ta một mình vào tận sào huyệt, bắt sống Tôn Bính đem về, tránh được thương vong cho quan quân và lính Đức. Trong quá trình thi hành án đàn hương, ta luôn đứng mũi chịu sào, sớm hôm vất vả, dùng thời gian ngắn nhất, với chất lượng tốt nhất, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vật liệu cho hình phạt kinh hoàng cả thế giới, không một ai có thể làm tốt hơn ta. Có lẽ Viên đại nhân không đến nỗi thâm độc như người ta nghĩ, có lẽ ông là người trung hậu nhìn xa thấy rộng; trung quá hóa gian, trí quá hóa ngu, chấn hưng Đại Thanh, ông phải là trụ cột. Hừ, ta chỉ là một anh tri huyện, cứ theo lệnh trên mà làm, bổn phận của ta là làm tốt những công việc của một tri huyện, còn việc lớn của đất nước đã có Hoàng Thái Hậu, Hoàng thượng lo, loại tép riu như ta, hà tất lo bò trắng răng!
Chấm dứt được suy nghĩ vẩn vơ, ta bắt đầu xét đoán mọi việc, phân công ba ban chia nhau bảo vệ Tôn Bính trên giá chữ thập. Dân chúng từ bốn phương tám hướng ùa tới, gần như tất cả cư dân trong thành, ráng chiều nhuộm màu máu lên các khuôn mặt. Đàn quạ kiếm ăn trở về đậu trên một ngọn cây ở mạn đông của pháp trường. Bà con thôn dân ơi, về đi thôi, về nhà mà sống những ngày tủi nhục của các người, bản quan có lời khuyên: thà làm con cừu non cho người ta làm thịt, còn hơn là vùng dậy đấu tranh. Tôn Bính, người bị đóng đinh trên Thăng Thiên đài kia, vị tổ sư Miêu Xoang của các người, là tấm gương tầy liếp!
Nhưng dân chúng bỏ ngoài tai những lời cầu khẩn của ta. Như những con sóng dồn nhau trên bãi cát, họ rùng rùng tiến đến bao vây xung quanh Thăng Thiên đài. Các nha dịch của ta tuốt gươm khỏi vỏ như gặp kẻ địch. Đám thảo dân trầm lặng, nét mặt lạ lùng, khiến tim ta giật thót. Phía tây, mặt trời đỏ rực đã lặn. Phía đông, vầng ngọc thỏ đã lên. không khí trên pháp trường, trên Thăng Thiên đài và trên khuôn mặt mỗi người, là sự hòa trộn giữa nóng ấm của mặt trời và mát mẻ của trăng rằm.
Bà con giải tán đi, về nhà đi!…
Dân chúng vẫn trầm lặng.
Đột nhiên Tôn Bính cất tiếng hát. Miệng ông không kín hơi, và do tâm tình xúc động, tiếng hát của ông rè như tiếng đàn gió cũ, ở vị trí của ông, có thể nhìn bao quát tình hình xung quanh. Tính cách của ông là như vậy, trong tình huống như thế này, chỉ cần còn một hơi thở, là ông cất tiếng hát. Thậm chí có thể nói, ông chờ đợi những giây phút như thế này. Ta cũng chợt hiểu, đám dân chúng bao vây Thăng Thiên đài, không phải để cướp Tôn Bính, mà là muốn nghe ông hát. Nhìn kìa, tất cả những cái đầu đều ngẩng lên, những cái miệng đều hé mở, chỉ mê hát mới có thực sự có hình ảnh đó.
Rằm tháng Tám trăng trong ~ ~ ~ Đài cao lồng lộng gió đông.
Tôn Bính mở miệng là hát điệu Bi của Miêu Xoang. Vì chửi rủa nhiều, gào thét nhiều, giọng ông khản đi. Nhưng giọng khàn cùng với hình ảnh mờ ảo máu xương tơi tả khiến lời ca bi tráng thê thảm, chấn động tâm can. Ta phải thừa nhận rằng, vùng Cao Mật xa xôi hẻo lánh đã sản sinh ra một Tôn Bính thiên tài, một Tôn Bính anh hùng, không kém bất cứ nhân vật nào trong liệt truyện của các Thái Sử công. Ông sẽ lưu danh thiên cổ qua truyện kể, qua kịch bản Miêu Xoang. Nghe bọn tay chân của ta tâu lại, sau khi Tôn Bính bị bắt, vùng Đông Bắc Cao Mật xuất hiện một gánh hát Miêu Xoang do một số người tập hợp lại. Trong diễn xuất, họ kết hợp với những hoạt động mai táng, cúng bái những người chết trong loạn lạc, bao giờ cũng mở đầu bằng gào khóc và kết thúc cũng bằng gào khóc. Hơn nữa, trong kịch bản đã có nội dung Tôn Bính chống Đức.
Ta thân chịu cực hình ruột gan tan nát ~ ~ ~ ngóng quê nhà, lệ đẫm mắt!
Đám dân phía dưới có tiếng nức nở, trong đó xen lẫn tiếng “Mi-ao”, đủ thấy trong tình hình đau xót đến như thế, họ vẫn không quên hát đệm cho người lĩnh xướng!
Ngóng quê cha lửa cháy ngất trời ~ ~ ~ Ôi vợ tui, con tui? ~ ~ ~
Đám dân chúng hình như chợt nhớ tới chức trách của mình, không ai bảo ai, họ đồng thanh cất tiếng “Mi-ao”. Trong dàn âm thanh mi-ao ấy, vọt lên tiếng khóc lanh lảnh cao tận chín tầng mây:
Cha ơi ~ ~ ~ Cha của con!
Đó là tiếng kêu toát ra từ một tâm tình xúc động, nhưng rất ăn nhập với điệu “Bi” của Miêu Xoang, cùng với giọng khàn khàn của Tôn Bính trên đài, tiếng “Mi-ao” đệm phía dưới, cấu thành một cao trào nhỏ. Ta đau nhói như bị đánh một chưởng giữa ngực. Oan gia đã đến rồi! Tôn Mi Nương, người đàn bà thân thiết của ta, con gái Tôn Bính, đã đến rồi! Những ngày vừa qua ta lo thắt ruột, tất tả như là đánh ong, nhưng không lúc nào ta không nghĩ đến nàng, không hẳn chỉ vì nàng đang mang trong mình giọt máu của ta. Ta trông thấy Mi Nương rẽ đám đông, trườn lên như một con lệch vượt đàn cá quả đen mốc. Đám người rẽ ra cho nàng một lối đi lên đài cao. Ta thấy nàng tóc tai rũ rượi, quần áo xộc xệch, mặt mũi nhem nhuốc, không còn vẻ thướt tha yểu điệu thuở nào. đúng là Mi Nương, chỉ có Mi Nương mới dám xông lên đài vào lúc này. Ta đâm ra khó xử, không biết nên hay không nên cho nàng lên đài.
Ta ta ta điều thiên binh thiên tướng ~ ~ ~
Một cơn ho dữ dội tắc nghẹn lời ca, khoảng cách giữa hai cơn ho là những tiếng nấc cụt phát ra từ lồng ngực, y như tiếng nấc cụt của gà trống khi gáy. Mặt trời vừa lặn, bầu trời còn vương đôi chút ráng chiều đã ngã sang màu đỏ sẫm, ánh trăng mát lạnh, phủ lên khuôn mặt sưng phù của tbi sưng phù của Tôn Bính. Cái đầu to tướng của ông lắc liên tục, làm rung chuyển cả cái cột trói ông. Đột nhiên, một bụm máu đen sì vọt ra từ miệng ông, mùi tanh nồng lập tức lan theo chiều gió. Đầu ông từ từ gục xuống ngực.
Ta đâm hoảng, linh cảm có chuyện chẳng lành. Chẳng lẽ ông ta cứ vậy mà chết? Nếu ông chết, Viên Thế Khải sẽ nhảy như con choi choi, Caclôt sẽ nổi trận lôi đình. Tiền thưởng của cha con Triệu Giáp sẽ tan thành mây khói, con đường thăng quan tiến chức của ta sẽ như giấc mộng Hoàng lương! Ta thở dài, chợt nghĩ lại, thấy Tôn Bính chết cũng hay, mà chết mới hay, chết thì âm mưu của Caclôt sẽ tan thành mây khói, lễ thông xe của hắn sẽ chẳng có gì hấp dẫn. Tôn Bính, ông chết là phải, ông chết mới sướng, chết để bảo vệ khí tiết anh hùng, nêu một tấm gương soi chung muôn thuở. Nếu phải sống thêm bốn ngày nữa, ông sẽ đau đớn biết chừng nào! Tiền Đinh, trong giờ phút đất nước bại vong, triều đình lưu lạc, dân tình đói khổ, máu chảy thành sông này, nhà ngươi còn toan tính chuyện vinh thân phì gia thì thật là bỉ ổi, thật là ngu xuẩn. Tôn Bính, ông chết đi, ngàn vạn lần mong mỏi ông đừng sống nữa, ông hãy lên thiên quốc của ông mà đăng đàn bái tướng.
Triệu Giáp và Giáp Con chui ra khỏi lều. Đi trước là Triệu Giáp tay cầm đèn lồng phết bằng giấy bồi, đi sau là Giáp Con hai tay bê một bát to màu đen. cả hai bước kiểu dẫn rượu trên đường dẫn lên đài cao, nửa đường gặp Mi Nương. Mi Nương kêu ầm lên: “Cha ơi, cha làm sao rồi!” rồi đi theo cha con Triệu Giáp. Ta nghiêng người, lánh sang một bên cho họ đi qua trước mặt. Bọn nha dịch đều nhìn ta. ta làm như không biết họ đang nhìn mình, chỉ chăm chú vào Triệu Giáp, Giáp Con và Mi Nương. Họ vốn là người trong nhà, cùng nhau gặp Tôn Bính trên đài hành hình cũng là phải lẽ, chẳng có gì sai trái. Viên đại nhân có mặt tại đây cũng không có lý do gì để ngăn cản.
Triệu Giáp giơ cao đèn lồng, ánh sáng màu vàng kim rọi trên mái tóc rối bù của Tôn Bính. Triệu Giáp dùng tay nâng cằm Tôn Bính lên để ta trông rõ mặt. Ta tưởng ông ấy đã chết, nhưng chưa. Ngực ông vẫn phập phồng dữ dội, hơi thở nặng nề thoát ra từ mũi và miệng. Xem ra sức sống của ông cực kỳ mạnh mẽ, khiến ta vừa thất vọng vừa được an ủi. Aûo giác đánh lừa ta, rằng Tôn Bính không phải một trọng phạm đang thụ hình, mà là một con bệnh gần kề cái chết vô phương cứu chữa, thế nhưng người nhà vẫn cố cứu, ra sức mà cứu… Thái độ của ta về cái chết của Tôn Bính không dứt khoát nên như thế nào.
- Đổ sâm cho ông ta!
Lúc này ta mới ngửi thấy mùi đăng đắng của loại sâm hảo hạng bay ra từ cái bát trên tay Giáp Con. Ta thật sự cảm phục sự tinh vi của Triệu Giáp trong công việc. Trong cảnh nhốn nháo sau khi hành hình, lão vẫn nhớ sắc nước sâm. Có lẽ lão đã chuẩn bị từ trước? Lão tính toán đâu ra đấy, lường trước cả những việc sẽ xảy ra.
Giáp Con nhích lên một bước, một tay bê bát, tay kia cầm thìa múc từng thìa nước sâm đổ vào miệng Tôn Bính. Khi thìa chạm môi, Tôn Bính đã vội há miệng, y hệt chó con chưa mở mắt chạm vào bú mẹ. Giáp Con run tay, nước sâm rớt ra cằm – nơi từng có bộ râu đẹp, Triệu Giáp không bằng lòng:
- Cẩn thận nào!
Nhưng Giáp Con là dân đồ tể, vai u thịt bắp, không làm bước những công việc đòi hỏi khéo chân khéo tay. Thìa thứ hai đã rớt quá nửa xuống ngực.
- Con làm sao thế? – Triệu Giáp tiếc chỗ nước sâm, chuyển đèn cho Giáp Con, nói – Để ta!
Không đợi Giáp Con chuyển bát nước sâm cho bố, Mi Nương đã bước tới giằng lấy cái bát. Nàng dịu dàng bảo bố đẻ:
- Cha ơi, cha mắc tội tày đình nên mới nông nỗi này! Cha uống một chút là dễ chịu ngay…
Ta thấy Mi Nương nước mắt chạy quanh.
Triệu Giáp giơ cao đèn lồng, Giáp Con nâng cằm Tôn Bính lên, Mi Nương múc từng thìa nhỏ nước sâm đổ vào miệng ông. Ông uống hết, không rớt ra ngoài chút nào.
Ta quên bẵng nhịêm vụ canh chừng tội phạm, tưởng như đang chứng kiến cảnh chăm sóc người ốm trong một gia đình.
Uống hết bát nước sâm, Tôn Bính khá lên rõ rệt. Tiếng thở không nặng nữa, cổ đã đỡ nổi đầu, miệng không tiếp tục thổ huyết, mặt cũng bớt sưng. Mi Nương đưa trả cái bát cho Giáp Con, tự tay cởi trói cho bố đẻ, vừa cởi vừa dỗ:
- Cha đừng sợ, con sẽ đưa cha về nhà.
Đầu ta trống rỗng, nhất thời không biết xử trí ra sao. Chỉ Triệu Giáp là tỉnh. Lão đưa đèn cho Giáp Con, đứng án ngữ trước mặt Mi Nương, cười khẩy, bảo:
- Dâu thảo của ta, hãy tỉnh mộng! Đây là trọng phạm của triều đình, tha lão là bị giết cả chín họ!
Mi Nương huơ tay trước mặt Triệu Giáp, rồi lại huơ tay trước mặt ta, quì xuống lạy, buột miệng kêu mà như ca điệu Bi của Miêu Xoang.
- Tha cho cha tui… Tui van các người, hãy tha cho cha tui…
Ta trông thấy, dưới ánh trăng lồng lộng, tất cả dân chúng phía dưới nhất loạt quì xuống, tiếng gào thì có thể pha tạp, nhưng câu chữ thì là một:
- Tha cho ông ấy… Tha cho ông ấy…
Sáo bằng gỗ đàn hương, tiếng oanh réo rắt. Dáng đàn hương, dáng vẻ anh hào. Phách đàn hương, rộn ràng sắc xảo. Xe đàn hương, chinh chiến gian lao! Cây tì bà của Vũ hầu Gia Cát, thành không người mà địch phải lui! Gỗ đàn tạc tượng, làm hương án. Tích thiện – âm công để cho đời!
Nếu như, gỗ đàn làm cọc xiên tù phạm, là lúc cáo chung một Vương triều!
Miêu Xoang, “Đàn hương hình. Nhã điệu”
Đầu Uùt Sơn rụng xuống, mặt trời đang trắng biến thành màu đỏ. Triệu Giáp xách cái đầu lên, cố ý làm ra vẻ nghiêm trang, thật kinh tởm, thật đáng ghét! Tên súc sinh không bằng chó lợn ấy giơ cái đầu Uùt Sơn máu rỏ tong tỏng về phía ta, nói:
- Aùn đã thi hành, mời đại nhân xem xét!
Lòng ta rối bời, mắt nhòe màu đỏ, tai như có tiếng đại bác nổ rền, mùi tanh của máu vương khắp đất trời này, mùi thối tắc mũi lan tràn đây đó này, chứng tỏ vương triều Đại Thanh đã đến hồi mạt vận, ta bỏ Người hay ta chết theo Người? Ngổn ngang trăm mối, do dự bàng hoàng; bơ vơ bốn cõi, một màu thê lương. Theo nguồn tin đáng tin cậy, Hoàng Thái Hậu đã ép Hoàng thượng bỏ chạy ra Thái Nguyên. Kinh thành Bắc Kinh lang sói hoành hành, hoàng cung đại nội, thần thánh miếu đường đã trở thành nơi hành lạc và doanh trại của liên quân tám nước. Một triều đại mà đã để thất thủ quốc đô, thì chỉ còn là tồn tại trên danh nghĩa! Vậy mà Viên Thế Khải đại nhân tiêu tốn hàng chục triệu lạng bạc để xây dựng đội quân tinh nhuệ, cái đội quân ấy không bảo vệ thủ đô, không giết giặc bắt tướng, lại quay sang tiếp tay cho giặc trấn áp con dân ta ở Sơn Đông. Dạ sói lòng lang của Tư Mã Chiêu ai mà chẳng biết? Ngay đến đám trẻ con nơi hẻo lánh cũng truyền miệng nhau câu này: “(Triều) Thanh mà không thanh (trong sạch), Viên (Thế Khải) mà không phải là Viên Thế Khải, là Tào A Man!”. Ôi triều Thanh, Người nuôi ong tay áo; Viên Thế Khải, mưu mô thâm hiểm! Ngươi tàn sát con dân của ta, bảo vệ con đường cho Tây. Ngươi lấy máu của trăm họ để vui lòng liệt cường! Ngươi nắm quân đội nhưng không hành động; ngươi nắm quyền chủ động như tiến thoái không lo. Số phận nhà Đại Thanh trong tay ngươi. Thái hậu Hoàng thượng ơi, Người đã tỉnh ngộ chưa? Nếu các vị còn coi ông ta là cứu khốn phò nguy, thì cơ đồ ba trăm năm của nhà Đại Thanh chỉ còn một sớm một chiều! Tự vấn lòng mình, ta cũng không phải trung thần một lòng vì dân vì nước. Ta không có cái trung dũng của kẻ xả thân vì nghĩa lớn, dù rằng ta văn võ song toàn. Về dũng khí, ta không bằng kép hát Tôn Bính. Về nghĩa khí, ta không bằng hành khất Uùt Sơn. Ta là một tên hèn chỉ biết vâng dạ, một tên đần chỉ muốn yên thân. Cũng có lúc bừng bừng tráng khí, lại lắm khi thui chột lòng son. Với dân chúng, ta dương oai diệu võ, với bề trên ta nịnh bợ ôm chân, đồ vô liêm sỉ, sợ trên khinh dưới. Tên tri huyện Tiền Đinh bị thịt kia, nhà ngươi tuy còn sống, nhưng thực ra chỉ còn là cái xác biết đi. Ngay Uùt Sơn sợ chết vãi cứt ra quần, cũng còn hơn ngươi ba ngàn lần! Đã không có tráng khí đội trời đạp đất, thì ngươi đành sống kiếp chó săn. Ngươi tự biến mình thành chó mà đảm nhiệm chức Giám hình quan, ánh mắt phân tán của ta giờ tập trung vào cái đầu lâu trong tay Triệu Giáp, hiểu rõ kiểu báo cáo như báo công của Giáp, mà hiểu rằng ta phải làm gì? Ta rảo bước đến trước đài, phất tay rũ áo, quì xuống tâu lên tên giặc và tên kẻ cướp:
- Aùn đã thi hành, mời đại nhân xem xét!
Viên Thế Khải và Caclôt trao đổi dăm câu, Caclôt cả cười. Hai tên đứng dậy bước xuống đài:
- Tri huyện Cao Mật, đứng lên đi!
Ta đứng lên đi theo hai người lên Thăng Thiên đài. Viên Thế Khải lưng eo beo gấu, Caclôt cao như cây sào – một cặp cò vịt sánh vai nhau, chậm rãi bước lên đài cao. Ta cúi đầu mà bước, nhưng ánh mắt vẫn không rời hai tên đi trước. Trong ống giầy của ta có giắt một con dao găm cực sắc, chỉ cần có được một nửa dũng khí của em trai ta, là ta đâm chết chúng trong nháy mắt. Khi ta đơn thương độc mã vào sào huyệt bắt sống Tôn Bính, thì sao mà ung dung, bình tĩnh. Còn khi đứng ngay sau bọn này mà sao thấp thỏm không yên? Thế đấy, ta là sói trước đám dân đen, là cừu trước quân tây trắng! Cừu thì ta vẫn chưa xứng, vì cừu còn dám đấu sừng, còn ta thì nhát như thỏ đế! Đứng trước hảo hán Tôn Bính, ngước nhìn khuôn mặt xung huyết to khủng khiếp, miệng rỉ máu, mắt chỉ còn là một kẽ hở. Vì khuyết răng nên giọng à uồm, nhưng câu chửi vẫn nghe rất rõ. Oâng chửi Viên Thế Khải, chửi Caclôt, thậm chí còn định nhổ bọt vào mặt chùng, nhưng sức ông đã yếu, miệng ông chỉ sùi bọt máu như miệng cua, nước bọt chỉ nhễu xuống cằm như trẻ nhỏ. Viên Thế Khải rất bằng lòng bảo:
- Ông huyện Cao Mật, xuất kho trả bố con Triệu Giáp số bạc như đã định; đưa hai bố con vào chính ngạch, trả lương cho họ.
Triệu Giáp quì mọp trên sàn ván mấp mô của Thăng Thiên đài, dập đầu rất kêu:
- Cảm tạ đại đức đại ân của quan lớn!
- Triệu Giáp nghe bảo đây, phải hết sức cẩn thận – Viên Thế Khải tỏ ra thân mật nhưng nhiêm khắc – Không được để hắn chết, nhất định phải sống đến ngày 20, tức là ngày làm lễ thông xe. Hôm ấy có nhiều phóng viên ngoại quốc đến chụp ảnh, nếu ông để hắn chết là ta không có tình nghĩa gì hết với ông đâu đấy!
- Xin đại nhân yên tâm – Triệu Giáp rất tự tin – Tiểu nhân sẽ hết sức cố gắng, đảm bảo ngày 20 hắn vẫn còn sống.
- Ông huyện Cao Mật, vì Hoàng Thái Hậu, Hoàng thượng mà vất vả một chút, ông cùng ba ban nha dịch của ông luân phiên canh gác ở đây, trước mắt không trở về huyện nữa – Viên Thế Khải mỉm cười – Sau ngày thông xe, huyện Cao Mật trở thành mảnh đất béo bở đầu tiên của nhà Đại Thanh. Khi đó, nếu ông được thăng tiến, thì bổng lộc cũng đã đủ xài, chẳng đã có câu “Còi tàu vừa nổi, lấy cán chổi quét vàng” đó sao!… Nhân huynh, nói cho cùng, chính ta mới là người chăn dắt dân hộ nhân huynh!
Viên Thế Khải cười lớn, ta vội vã quỳ xuống, lời của ta xen lẫn tiếng rên của Tôn Bính:
- Đa tạ đại nhân vun đắp, ti chức xin hết lòng hết sức!
Viên Thế Khải cùng anh bạn nối khố người Đức Caclôt dắt tay nhau bước xuống đài. Đám lính của Viên và đám lính Tây xúm xít quanh cỗ kiệu khiêng tám và con ngựa tây cao to, tiền hô hậu ủng tiến về huyện nha. Pháp trường gió bụi mịt mù, tiếng vó ngựa nện côm cốp trên mặt đường lát đá. Huyện nha tạm thời trở thành phủ đệ của Viên và Caclôt, thư viện Thông Đức trở thành tàu ngựa và doanh trại của quân Đức. Chúng đi rồi, quần chúng từ phía rìa bãi bắt đầu nhích về phía đài hành hình. Ta đâm hoảng, lời Viên đại nhân hồi nãy khiến ta kinh hoàng. Ông ấy nói rằng: “Nếu như khi ấy ông chưa được thăng tiến…”. Thăng tiến ư, trong ta le lói chút hi vọng. Câu đó có nghĩa, ta vẫn còn là một viên quan có năng lực trong con mắt của Viên đại nhân, ông ấy không ghét bỏ ta. Soát lại, trong vụ Tôn Bính, ta rất được việc. Ta một mình vào tận sào huyệt, bắt sống Tôn Bính đem về, tránh được thương vong cho quan quân và lính Đức. Trong quá trình thi hành án đàn hương, ta luôn đứng mũi chịu sào, sớm hôm vất vả, dùng thời gian ngắn nhất, với chất lượng tốt nhất, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vật liệu cho hình phạt kinh hoàng cả thế giới, không một ai có thể làm tốt hơn ta. Có lẽ Viên đại nhân không đến nỗi thâm độc như người ta nghĩ, có lẽ ông là người trung hậu nhìn xa thấy rộng; trung quá hóa gian, trí quá hóa ngu, chấn hưng Đại Thanh, ông phải là trụ cột. Hừ, ta chỉ là một anh tri huyện, cứ theo lệnh trên mà làm, bổn phận của ta là làm tốt những công việc của một tri huyện, còn việc lớn của đất nước đã có Hoàng Thái Hậu, Hoàng thượng lo, loại tép riu như ta, hà tất lo bò trắng răng!
Chấm dứt được suy nghĩ vẩn vơ, ta bắt đầu xét đoán mọi việc, phân công ba ban chia nhau bảo vệ Tôn Bính trên giá chữ thập. Dân chúng từ bốn phương tám hướng ùa tới, gần như tất cả cư dân trong thành, ráng chiều nhuộm màu máu lên các khuôn mặt. Đàn quạ kiếm ăn trở về đậu trên một ngọn cây ở mạn đông của pháp trường. Bà con thôn dân ơi, về đi thôi, về nhà mà sống những ngày tủi nhục của các người, bản quan có lời khuyên: thà làm con cừu non cho người ta làm thịt, còn hơn là vùng dậy đấu tranh. Tôn Bính, người bị đóng đinh trên Thăng Thiên đài kia, vị tổ sư Miêu Xoang của các người, là tấm gương tầy liếp!
Nhưng dân chúng bỏ ngoài tai những lời cầu khẩn của ta. Như những con sóng dồn nhau trên bãi cát, họ rùng rùng tiến đến bao vây xung quanh Thăng Thiên đài. Các nha dịch của ta tuốt gươm khỏi vỏ như gặp kẻ địch. Đám thảo dân trầm lặng, nét mặt lạ lùng, khiến tim ta giật thót. Phía tây, mặt trời đỏ rực đã lặn. Phía đông, vầng ngọc thỏ đã lên. không khí trên pháp trường, trên Thăng Thiên đài và trên khuôn mặt mỗi người, là sự hòa trộn giữa nóng ấm của mặt trời và mát mẻ của trăng rằm.
Bà con giải tán đi, về nhà đi!…
Dân chúng vẫn trầm lặng.
Đột nhiên Tôn Bính cất tiếng hát. Miệng ông không kín hơi, và do tâm tình xúc động, tiếng hát của ông rè như tiếng đàn gió cũ, ở vị trí của ông, có thể nhìn bao quát tình hình xung quanh. Tính cách của ông là như vậy, trong tình huống như thế này, chỉ cần còn một hơi thở, là ông cất tiếng hát. Thậm chí có thể nói, ông chờ đợi những giây phút như thế này. Ta cũng chợt hiểu, đám dân chúng bao vây Thăng Thiên đài, không phải để cướp Tôn Bính, mà là muốn nghe ông hát. Nhìn kìa, tất cả những cái đầu đều ngẩng lên, những cái miệng đều hé mở, chỉ mê hát mới có thực sự có hình ảnh đó.
Rằm tháng Tám trăng trong ~ ~ ~ Đài cao lồng lộng gió đông.
Tôn Bính mở miệng là hát điệu Bi của Miêu Xoang. Vì chửi rủa nhiều, gào thét nhiều, giọng ông khản đi. Nhưng giọng khàn cùng với hình ảnh mờ ảo máu xương tơi tả khiến lời ca bi tráng thê thảm, chấn động tâm can. Ta phải thừa nhận rằng, vùng Cao Mật xa xôi hẻo lánh đã sản sinh ra một Tôn Bính thiên tài, một Tôn Bính anh hùng, không kém bất cứ nhân vật nào trong liệt truyện của các Thái Sử công. Ông sẽ lưu danh thiên cổ qua truyện kể, qua kịch bản Miêu Xoang. Nghe bọn tay chân của ta tâu lại, sau khi Tôn Bính bị bắt, vùng Đông Bắc Cao Mật xuất hiện một gánh hát Miêu Xoang do một số người tập hợp lại. Trong diễn xuất, họ kết hợp với những hoạt động mai táng, cúng bái những người chết trong loạn lạc, bao giờ cũng mở đầu bằng gào khóc và kết thúc cũng bằng gào khóc. Hơn nữa, trong kịch bản đã có nội dung Tôn Bính chống Đức.
Ta thân chịu cực hình ruột gan tan nát ~ ~ ~ ngóng quê nhà, lệ đẫm mắt!
Đám dân phía dưới có tiếng nức nở, trong đó xen lẫn tiếng “Mi-ao”, đủ thấy trong tình hình đau xót đến như thế, họ vẫn không quên hát đệm cho người lĩnh xướng!
Ngóng quê cha lửa cháy ngất trời ~ ~ ~ Ôi vợ tui, con tui? ~ ~ ~
Đám dân chúng hình như chợt nhớ tới chức trách của mình, không ai bảo ai, họ đồng thanh cất tiếng “Mi-ao”. Trong dàn âm thanh mi-ao ấy, vọt lên tiếng khóc lanh lảnh cao tận chín tầng mây:
Cha ơi ~ ~ ~ Cha của con!
Đó là tiếng kêu toát ra từ một tâm tình xúc động, nhưng rất ăn nhập với điệu “Bi” của Miêu Xoang, cùng với giọng khàn khàn của Tôn Bính trên đài, tiếng “Mi-ao” đệm phía dưới, cấu thành một cao trào nhỏ. Ta đau nhói như bị đánh một chưởng giữa ngực. Oan gia đã đến rồi! Tôn Mi Nương, người đàn bà thân thiết của ta, con gái Tôn Bính, đã đến rồi! Những ngày vừa qua ta lo thắt ruột, tất tả như là đánh ong, nhưng không lúc nào ta không nghĩ đến nàng, không hẳn chỉ vì nàng đang mang trong mình giọt máu của ta. Ta trông thấy Mi Nương rẽ đám đông, trườn lên như một con lệch vượt đàn cá quả đen mốc. Đám người rẽ ra cho nàng một lối đi lên đài cao. Ta thấy nàng tóc tai rũ rượi, quần áo xộc xệch, mặt mũi nhem nhuốc, không còn vẻ thướt tha yểu điệu thuở nào. đúng là Mi Nương, chỉ có Mi Nương mới dám xông lên đài vào lúc này. Ta đâm ra khó xử, không biết nên hay không nên cho nàng lên đài.
Ta ta ta điều thiên binh thiên tướng ~ ~ ~
Một cơn ho dữ dội tắc nghẹn lời ca, khoảng cách giữa hai cơn ho là những tiếng nấc cụt phát ra từ lồng ngực, y như tiếng nấc cụt của gà trống khi gáy. Mặt trời vừa lặn, bầu trời còn vương đôi chút ráng chiều đã ngã sang màu đỏ sẫm, ánh trăng mát lạnh, phủ lên khuôn mặt sưng phù của tbi sưng phù của Tôn Bính. Cái đầu to tướng của ông lắc liên tục, làm rung chuyển cả cái cột trói ông. Đột nhiên, một bụm máu đen sì vọt ra từ miệng ông, mùi tanh nồng lập tức lan theo chiều gió. Đầu ông từ từ gục xuống ngực.
Ta đâm hoảng, linh cảm có chuyện chẳng lành. Chẳng lẽ ông ta cứ vậy mà chết? Nếu ông chết, Viên Thế Khải sẽ nhảy như con choi choi, Caclôt sẽ nổi trận lôi đình. Tiền thưởng của cha con Triệu Giáp sẽ tan thành mây khói, con đường thăng quan tiến chức của ta sẽ như giấc mộng Hoàng lương! Ta thở dài, chợt nghĩ lại, thấy Tôn Bính chết cũng hay, mà chết mới hay, chết thì âm mưu của Caclôt sẽ tan thành mây khói, lễ thông xe của hắn sẽ chẳng có gì hấp dẫn. Tôn Bính, ông chết là phải, ông chết mới sướng, chết để bảo vệ khí tiết anh hùng, nêu một tấm gương soi chung muôn thuở. Nếu phải sống thêm bốn ngày nữa, ông sẽ đau đớn biết chừng nào! Tiền Đinh, trong giờ phút đất nước bại vong, triều đình lưu lạc, dân tình đói khổ, máu chảy thành sông này, nhà ngươi còn toan tính chuyện vinh thân phì gia thì thật là bỉ ổi, thật là ngu xuẩn. Tôn Bính, ông chết đi, ngàn vạn lần mong mỏi ông đừng sống nữa, ông hãy lên thiên quốc của ông mà đăng đàn bái tướng.
Triệu Giáp và Giáp Con chui ra khỏi lều. Đi trước là Triệu Giáp tay cầm đèn lồng phết bằng giấy bồi, đi sau là Giáp Con hai tay bê một bát to màu đen. cả hai bước kiểu dẫn rượu trên đường dẫn lên đài cao, nửa đường gặp Mi Nương. Mi Nương kêu ầm lên: “Cha ơi, cha làm sao rồi!” rồi đi theo cha con Triệu Giáp. Ta nghiêng người, lánh sang một bên cho họ đi qua trước mặt. Bọn nha dịch đều nhìn ta. ta làm như không biết họ đang nhìn mình, chỉ chăm chú vào Triệu Giáp, Giáp Con và Mi Nương. Họ vốn là người trong nhà, cùng nhau gặp Tôn Bính trên đài hành hình cũng là phải lẽ, chẳng có gì sai trái. Viên đại nhân có mặt tại đây cũng không có lý do gì để ngăn cản.
Triệu Giáp giơ cao đèn lồng, ánh sáng màu vàng kim rọi trên mái tóc rối bù của Tôn Bính. Triệu Giáp dùng tay nâng cằm Tôn Bính lên để ta trông rõ mặt. Ta tưởng ông ấy đã chết, nhưng chưa. Ngực ông vẫn phập phồng dữ dội, hơi thở nặng nề thoát ra từ mũi và miệng. Xem ra sức sống của ông cực kỳ mạnh mẽ, khiến ta vừa thất vọng vừa được an ủi. Aûo giác đánh lừa ta, rằng Tôn Bính không phải một trọng phạm đang thụ hình, mà là một con bệnh gần kề cái chết vô phương cứu chữa, thế nhưng người nhà vẫn cố cứu, ra sức mà cứu… Thái độ của ta về cái chết của Tôn Bính không dứt khoát nên như thế nào.
- Đổ sâm cho ông ta!
Lúc này ta mới ngửi thấy mùi đăng đắng của loại sâm hảo hạng bay ra từ cái bát trên tay Giáp Con. Ta thật sự cảm phục sự tinh vi của Triệu Giáp trong công việc. Trong cảnh nhốn nháo sau khi hành hình, lão vẫn nhớ sắc nước sâm. Có lẽ lão đã chuẩn bị từ trước? Lão tính toán đâu ra đấy, lường trước cả những việc sẽ xảy ra.
Giáp Con nhích lên một bước, một tay bê bát, tay kia cầm thìa múc từng thìa nước sâm đổ vào miệng Tôn Bính. Khi thìa chạm môi, Tôn Bính đã vội há miệng, y hệt chó con chưa mở mắt chạm vào bú mẹ. Giáp Con run tay, nước sâm rớt ra cằm – nơi từng có bộ râu đẹp, Triệu Giáp không bằng lòng:
- Cẩn thận nào!
Nhưng Giáp Con là dân đồ tể, vai u thịt bắp, không làm bước những công việc đòi hỏi khéo chân khéo tay. Thìa thứ hai đã rớt quá nửa xuống ngực.
- Con làm sao thế? – Triệu Giáp tiếc chỗ nước sâm, chuyển đèn cho Giáp Con, nói – Để ta!
Không đợi Giáp Con chuyển bát nước sâm cho bố, Mi Nương đã bước tới giằng lấy cái bát. Nàng dịu dàng bảo bố đẻ:
- Cha ơi, cha mắc tội tày đình nên mới nông nỗi này! Cha uống một chút là dễ chịu ngay…
Ta thấy Mi Nương nước mắt chạy quanh.
Triệu Giáp giơ cao đèn lồng, Giáp Con nâng cằm Tôn Bính lên, Mi Nương múc từng thìa nhỏ nước sâm đổ vào miệng ông. Ông uống hết, không rớt ra ngoài chút nào.
Ta quên bẵng nhịêm vụ canh chừng tội phạm, tưởng như đang chứng kiến cảnh chăm sóc người ốm trong một gia đình.
Uống hết bát nước sâm, Tôn Bính khá lên rõ rệt. Tiếng thở không nặng nữa, cổ đã đỡ nổi đầu, miệng không tiếp tục thổ huyết, mặt cũng bớt sưng. Mi Nương đưa trả cái bát cho Giáp Con, tự tay cởi trói cho bố đẻ, vừa cởi vừa dỗ:
- Cha đừng sợ, con sẽ đưa cha về nhà.
Đầu ta trống rỗng, nhất thời không biết xử trí ra sao. Chỉ Triệu Giáp là tỉnh. Lão đưa đèn cho Giáp Con, đứng án ngữ trước mặt Mi Nương, cười khẩy, bảo:
- Dâu thảo của ta, hãy tỉnh mộng! Đây là trọng phạm của triều đình, tha lão là bị giết cả chín họ!
Mi Nương huơ tay trước mặt Triệu Giáp, rồi lại huơ tay trước mặt ta, quì xuống lạy, buột miệng kêu mà như ca điệu Bi của Miêu Xoang.
- Tha cho cha tui… Tui van các người, hãy tha cho cha tui…
Ta trông thấy, dưới ánh trăng lồng lộng, tất cả dân chúng phía dưới nhất loạt quì xuống, tiếng gào thì có thể pha tạp, nhưng câu chữ thì là một:
- Tha cho ông ấy… Tha cho ông ấy…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook