Đại Tạng Kinh - Kinh Điển Phật Giáo
-
29: Kinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 2
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
«☸ PHẨM 12: CHÍNH ĐẠO☸ PHẨM 13: LỢI DƯỠNG☸ PHẨM 14: OÁN HẬN☸ PHẨM 15: TƯ DUY☸ PHẨM 16: THANH TỊNH☸ PHẨM 17: NƯỚC DỤ☸ PHẨM 18: HOA DỤ☸ PHẨM 19: NGỰA DỤ☸ PHẨM 20: SÂN HẬN☸ PHẨM 21: NHƯ LAI☸ PHẨM 22: ĐA VĂN☸ PHẨM 23: TỰ MÌNHKinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 2☸ PHẨM 12: CHÍNH ĐẠO[1]Bốn Đế Tám Chính ĐạoQuán sát bằng trí tuệPhá tan ái luân hồiNhư gió thổi tung bụi[2]Ai thấy Bốn Thánh ĐếTịch tĩnh nên quán sátDiệt trừ phiền não chướngNhư mưa thấm ướt bụi[3]Tối thượng Tám Chính ĐạoDấu Pháp Bốn Thánh ĐếĐạo này tên vô viTuệ đăng chiếu ngu ám[4]Vi diệu Tám Chính ĐạoDiệu nghĩa Bốn Thánh ĐếVô dục Pháp tối thượngMinh nhãn khéo quán sát[5]Tuệ là báu thế gianAn lạc chứng vô viAi biết thọ chính giáoVĩnh đoạn sinh già chết[6]Tất cả hành vô thườngSoi thấy bằng trí tuệNếu khéo biết khổ nàyHành Đạo tịnh vết khổ[7]Tất cả hành là khổSoi thấy bằng trí tuệNếu khéo biết khổ nàyHành Đạo tịnh vết khổ[8]Tất cả hành là khôngSoi thấy bằng trí tuệNếu khéo biết khổ nàyHành Đạo tịnh vết khổ[9]Tất cả pháp vô ngãSoi thấy bằng trí tuệNếu khéo biết khổ nàyHành Đạo tịnh vết khổ[10]Ta đã giảng dấu ĐạoÁi dục như tên bắnHãy nên tự khích lệThọ trì lời Phật dạy[11]Ta đã giảng dấu ĐạoNhổ gai ái kiên cốHãy nên tự khích lệThọ trì lời Phật dạy[12]Đạo này là duy nhấtThấy Chân được thanh tịnhDẫn đến diệt ách khổPhá tan chúng ma binh[13]Đạo này là duy nhấtThấy Chân sẽ chứng QuảDẫn đến diệt ách khổPhá tan chúng ma binh[14]Đạo này không gì hơnTĩnh lặng như hồ sâuNhư Năng Nhân nhập địnhGiữa chúng luôn giảng Đạo[15]Nhập Đạo thấy sinh tửĐắc Đạo cứu giúp ngườiVượt qua biển ái dụcLiễu sinh qua bờ kia[16]Cứu cánh Đạo thanh tịnhTrừ sạch gốc sinh tửBiện tài vô cùng tậnThấy rõ tuyên giảng Đạo[17][Chảy xiết đổ vào biển][Nước chảy sẽ nhanh đầy][Thuyết Đạo cho người trí]Khéo đến uống cam lộ[18]Trước chưa nghe Pháp luânChuyển vì thương chúng sinhAi phụng sự tu hànhKính lễ vượt ba cõi[19]Ba niệm mà niệm thiệnBa niệm sẽ lìa ácTừ niệm mà có hànhDiệt cấu là Chính Đoạn[20]Ba quán sẽ chuyển niệmTất đắc Đạo vô thượngĐắc ba trừ ba kếtTu vô lượng định niệm[21]Khéo trừ lậu ba cõiTu định chế phục ýTrí tuệ sức thiền địnhĐã định nhiếp ngoại loạn[22]Thế gian pháp sinh diệtMỗi thứ đều vô biênGiác ngộ được giải thoátAn vui vô cùng tận[23]Tích thiện được quả lànhMọi nơi được tiếng thơmHành trì Tám Chính ĐạoTu Đạo uống cam lộ☸ PHẨM 13: LỢI DƯỠNG[1]Buồng chín, chuối sẽ khôCỏ lau, trúc, cũng thếCon la chết khi chửaCon người chết bởi tham[2]Bởi vậy tham vô lợiPhải biết từ si sinhVì tham, ngu hại hiềnĐầu cổ rơi xuống đất[3]Tham lợi tính bất thiệnBhikṣu [bíc su] chớ có thamTrú nơi nhiều thương luyếnHy vọng người cúng dường[4]Tại gia cùng xuất giaNam nữ chúng ngu mêTham lợi lòng ganh ghétTa vì họ hàng phục[5]Kẻ ngu nghĩ cách nguDục mạn ngày càng tăngPhi pháp tham lợi dưỡngTịch diệt không thể đến[6]Những ai khéo biết đủBhikṣu chân Phật tửDanh tiếng chẳng ham thíchAn vui là người trí[7]Không chấp trước mọi thứKhông nịnh hót nơi ngườiKhông nương người sinh sốngNên tự hành trì Pháp[8]Tự lợi còn chẳng hamHuống nữa là tiếng tămTrăm vị như mỡ xeTu hành sẽ đắc Đạo[9]Bhikṣu tham lợi dưỡngSẽ không đắc chính địnhTri túc luôn tịch tĩnhChỉ Quán tất thành tựu[10]Bhikṣu xa danh lợiBiết đủ chẳng mong cầuChỉ mặc ba Pháp yTu hành được an vui[11]Bhikṣu ham danh lợiNhư phòng có rắn độcNằm ngồi ngủ sợ hãiĐều do tham lợi dưỡng[12]Bhikṣu ham danh lợiVui sướng thật thấp hènMột Pháp nên quán sátTrí kém khó giải thoát[13]Cẩn thận luôn y giớiKhông tham bậc trí khenTịnh hạnh chính căn lựcHãy nên tự tư duy[14]Ba Minh có đầy đủGiải thoát được vô lậuTrí kém người si mêSẽ không nhớ biết gì[15]Đối với các ẩm thựcThọ nhận từ người khácMà khởi sinh pháp ácGanh ghét do lợi dưỡng[16]Lợi dưỡng kết nhiều oánTuy mặc ba Pháp yChỉ mong thức ăn ngonKhông vâng lời Phật dạy[17]Phải biết lỗi lầm nàyLợi dưỡng rất đáng sợTrí kém chẳng nghĩ suyBhikṣu hãy xả tâm[18]Bhikṣu bậc xuất giaBa nghiệp phải điều phụcLối sống phải chân chínhTâm thiện luôn tư duy[19]Bệnh vi tế khó nhẫnLợi dưỡng rất khó lìaCúng dường tâm bất độngTrời rồng sẽ lễ bái☸ PHẨM 14: OÁN HẬN[1]Chẳng oán mà sinh oánChẳng gây mà làm ácNgu mê chịu thống khổHiện đời và hậu thế[2]Nghiệp ác trước tự làmSau đó hại người khácKẻ kia khởi tâm hạiNhư chim sa vào lưới[3]Đánh người bị người đánhOán thù gặp oán thùMắng người bị người mắngPhẫn nộ gặp phẫn nộ[4]Vì sao làm Đạo Nhân?Chẳng biết Phật Chính PhápSinh ra thọ mạng ngắnLìa oán lại kết oán[5]Chúng cùng hủy báng nhauAi nấy thốt lời sânTâm vui, nhẫn, bình đẳngNhẫn này không gì bằng[6]Xương gãy mà mạng chungNgựa bò chết tài mấtĐất nước sẽ loạn lạcTụ tập được trở lại[7]Các ông chẳng khởi ácPháp này xa lìa oánKia oán ai khéo nhẫnGọi đó là bậc trí[8]Nếu biết đó nói thắngNgu mê cầu khoái lạcHiện tại không khởi oánVị lai cũng chẳng hận[9]Chẳng thể oán báo oánMà sẽ được an vuiNhẫn nhục oán tự trừĐó là Pháp Như Lai[10]Nếu ai hủy mạ taKia oán ta chẳng oánÝ ai được an vuiOán thù được dừng nghỉ[11]Nếu ai quen bạn lànhCùng đi khắp thế gianOán ghét không lưu nhớChuyên niệm cùng ý lành[12]Bạn lành nếu chẳng cóTự đi không bạn lữHãy xem khắp mọi nơiTu thiện không tạo ác[13]Tu học nếu không cóBạn tốt Thiện Tri ThứcGiữ thiện tu một mìnhĐừng cùng với kẻ ngu[14]Tu học siêng trì giớiCần chi bạn đồng hành?Như rồng thích vực sâuNhư voi thích rừng hoang☸ PHẨM 15: TƯ DUY[1]Quán hơi thở ra vàoChú tâm tư duy kỹThông suốt đầu đến cuốiQuán sát như Phật dạy[2]Đó là chiếu thế gianNhư mây tan trăng hiệnĐi đứng học tư duyNằm ngồi đừng quên lãng[3]Bhikṣu lập niệm nàyHiện đời và hậu thếThắng lợi mãi chẳng cùngVĩnh không đọa sinh tử[4]Nếu thấy thân an trụSáu căn gìn giữ hộBhikṣu luôn nhất tâmTự biết chứng tịch diệt[5]Đã có các niệm nàyTự mình luôn hành trìNhư vậy mà chẳng thểVĩnh không chế phục tâm[6]Ai tu Pháp căn bổnNhư thế vượt trần laoÝ niệm mà khéo ngộĐắc định tâm an vui[7]Ý niệm mà khéo ngộĐắc định tâm an vuiTùy thời tu các PhápMới thoát sinh già chết[8]Bhikṣu ngộ ý niệmPhải khiến niệm tương ứngSinh tử phiền não đoạnChứng đắc Đạo tịch diệt[9]Thường nên nghe diệu PhápTự ngộ tâm ý mìnhAi giác làm thánh hiềnSợ hãi vĩnh chẳng còn[10]Giác ngộ tâm tương ứngNgày đêm siêng tu họcLiễu giải Pháp cam lộNhất định được vô lậu[11]Nếu ai được lợi lànhTất đến Quy Y PhậtCho nên ngày lẫn đêmNhất tâm thường niệm Phật[12]Nếu ai được lợi lànhTất đến Quy Y PhápCho nên ngày lẫn đêmNhất tâm thường niệm Pháp[13]Nếu ai được lợi lànhTất đến Quy Y TăngCho nên ngày lẫn đêmNhất tâm thường niệm Tăng[14]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm Phật[15]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm Pháp[16]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm Tăng[17]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm giới[18]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm thí[19]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm thiên[20]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm thân[21]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm tĩnh lự[22]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm không giết[23]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm không trộm[24]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm luôn niệm không[25]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm vô tướng[26]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm vô nguyện[27]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm xuất thế[28]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm ý vui[29]Ai khéo tự giác ngộĐó là đệ tử PhậtHãy nên ngày lẫn đêmNhất tâm niệm tịch diệt☸ PHẨM 16: THANH TỊNH[1]Hãy nhớ tự tỉnh giácKhi làm chớ hư vọngLàm thiện tu hành anViệc làm được chân thật[2]Người nên cầu phương tiệnSẽ tự được tài bảoKia tự quán cũng thếÝ nguyện liền đắc Quả[3]Nằm ngồi cầu phương tiệnPhát khởi tâm tinh tấnNhư thợ đúc vàng ròngTẩy trừ tâm cáu bẩnChẳng bị ám tối cheVĩnh lìa già chết khổ[4]Chẳng đáng thẹn lại thẹnNên đáng thẹn không thẹnChẳng đáng sợ lại sợNên đáng sợ không sợKẻ đó sinh tà kiếnKhi chết đọa địa ngục[5]Ai trước lỡ làm ácSau ngừng không tái phạmLà chiếu sáng thế gianNhư trăng lìa mây che[6]Ai trước lỡ làm ácSau ngừng không tái phạmDùng thiện để diệt trừLà chiếu sáng thế gian[7]Nếu ai lỡ làm ácTu thiện mà tiêu trừThế gian do chấp áiThật nghĩa không hiểu rõ[8]Thiếu niên mà xuất giaCầu Phật Pháp vi diệuLà chiếu sáng thế gianNhư trăng lìa mây che[9]Hiện đời không não hạiLúc chết chẳng âu loKia thấy Đạo vô úyLìa khổ được an vui[10]Hiện đời không não hạiKhi chết chẳng ưu sầuKia thấy Đạo vô úyTối thắng trong thân quyến[11]Đoạn trừ pháp ô trượcChỉ tu pháp tịnh hạnhXả ái được thanh tịnhLìa bỏ việc xấu ác[12]Trì giới luôn thanh tịnhThanh tịnh trưởng căn lànhBa nghiệp luôn thanh tịnhThanh tịnh gọi xuất gia[13]Tâm ái dục là ruộngTham sân si là hạtAi bố thí độ đờiPhúc báo vô cùng tận[14]Ví như ruộng cằn cỗiSân hận càng lan xaCho nên lìa sân hậnPhúc báo vô cùng tận[15]Ví như ruộng cằn cỗiSi mê càng lan xaCho nên lìa si mêPhúc báo vô cùng tận[16]Ví như ruộng cằn cỗiKiêu mạn càng lan xaCho nên lìa kiêu mạnPhúc báo vô cùng tận[17]Ví như ruộng cằn cỗiTham dục càng lan xaCho nên lìa tham dụcPhúc báo vô cùng tận[18]Ví như ruộng cằn cỗiYêu thương càng lan xaCho nên lìa yêu thươngPhúc báo vô cùng tận[19]Sáu thức tâm làm chủÁi nhiễm làm quyến thuộcVô nhiễm sẽ lìa áiNhiễm trước là ngu si[20]Xương cốt lấy làm thànhMáu thịt bao phủ lênSáu căn mở tung raSáu giặc tung hoành khắp[21]Vướng duyên sẽ tăng khổHãy quán các nhân duyênDiệt trừ nhờ thánh hiềnNgu bị ngoại trần nhiễm☸ PHẨM 17: NƯỚC DỤ[1]Tâm tịnh có chính niệmDục lạc chẳng còn thamĐã qua hố si mêNhư nhạn bỏ ao khô[2]Tâm kia đã xả bỏBay lượn thăng hư khôngTu hành xuất thế gianPhá tan chúng ma quân[3]Trẻ chẳng tu tịnh hạnhĐến già không tích củaSi mê ham say ngủLười biếng chẳng làm lành[4]Trẻ chẳng tu tịnh hạnhĐến già không tích củaNhư hạc ở ao khôCố giữ có ích gì?[5]Chớ khinh việc ác nhỏCho rằng không tai họaGiọt nước tuy cỏn conLâu dần cũng đầy thùngTội ác đầy rẫy khắpTừ nhỏ tích tụ thành[6]Chớ khinh việc thiện nhỏCho rằng không phúc báoGiọt nước tuy cỏn conLâu dần cũng đầy thùngPhúc lành đầy rẫy khắpTừ nhỏ tích tụ thành[7]Ví như người qua sôngThuyền bè buộc kiên cốKia qua thật chẳng quaThông tuệ mới qua bờ[8]Phật Thế Tôn đã quaBậc tịnh hạnh qua bờBhikṣu vào hồ sâuThanh Văn buộc chặt bè[9]Suối này có lợi gì?Nước luôn có tràn khắpNhổ ái trừ gốc rễLại muốn hy vọng gì?[10]Thuyền phu chèo lái thuyềnThợ cung chỉnh góc độThợ mộc gọt đẽo gỗBậc trí khéo điều thân[11]Ví như dòng suối sâuTrong ngoài rất trong suốtNghe Pháp được thanh tịnhBậc trí sinh hoan hỷ[12]Ví như dòng suối sâuTrong ngoài rất trong suốtBậc trí nghe diệu PhápHoan hỷ vô cùng tận[13]Lòng nhẫn như đại địaBất động như hư khôngNghe Pháp dụ kim cangĐắc Đạo thoát luân hồi☸ PHẨM 18: HOA DỤ[1]Ai khéo lựa nơi xứLìa đường ác sinh thiên?Ai khéo giảng Pháp nghĩaNhư khéo hái hoa xinh?[2]Học nhân khéo lựa nơiLìa đường ác sinh thiênKhéo giảng diệu Pháp nghĩaKhéo hái hoa công đức[3]Hủy rừng chặt sạch câyBởi rừng sinh sợ hãiKhi rừng đã diệt rồiBhikṣu đắc tịch diệt[4]Đốn rừng chẳng bứng rễBởi rừng sinh sợ hãiMột tí mà chưa đoạnKhiến ý sinh buộc ràng[5]Đốn rừng chẳng bứng rễBởi rừng sinh sợ hãiTâm siết rất khó lìaNhư nghé thương luyến mẹ[6]Hãy tự lìa thương luyếnKhô như ao sen thuTâm lặng thọ chính giáoPhật nói tịch diệt vui[7]Ví như hoa khả ýSắc đẹp mà chẳng thơmLời hoa mỹ cũng thếKhông có lợi ích gì[8]Ví như hoa khả ýSắc đẹp lại ngát thơmLời dịu êm cũng thếTất được phúc lợi lành[9]Ví như ong hút mậtKhông tổn hoa sắc hươngChỉ lấy vị rồi điNhư Bhikṣu vào làng[10]Đừng phạm làm điều ácChớ nhìn việc không nênChỉ xem thân nghiệp mìnhLà chính hay bất chính[11]Ví như ở mương ruộngGần cạnh nơi đại lộTrong đó mọc hoa senThơm khiết rất đáng yêu[12]Có sinh ắt phải chếtPhàm phu ưa nơi đóBậc trí quyết thoát raĐó là đệ tử Phật[13]Lấy nhiều hoa xinh đẹpKết thành vòng trang sứcAi rộng tích thiện cănĐời sau sinh chốn lành[14]Như hoa lài diệu hoaThanh tịnh như hoa senNếu trừ tham sân siBhikṣu tịnh ngát thơm[15]Như người hái hoa xinhChuyên ý không tán loạnDo ngủ bị nước trôiThoáng chốc tử thần dắt[16]Như người hái hoa xinhChuyên ý không tán loạnÝ dục không biết chánLuôn bị khổ vây khốn[17]Như người hái hoa xinhChuyên ý không tán loạnChưa được chân tài bảoMãi bị khổ vây khốn[18]Nếu chẳng thấy tử thầnTuệ chiếu như tịnh hoaBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[19]Nếu đoạn tham sân siNhư bỏ rễ hoa độcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[20]Tham dục nếu đoạn trừNhư hoa nổi trên nướcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[21]Sân hận nếu đoạn trừNhư hoa nổi trên nướcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[22]Si mê nếu đoạn trừNhư hoa nổi trên nướcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[23]Như người kết vòng hoaKhoái ý tham vô bờHiện đời chẳng trừ độcBa nghiệp luôn siết trói[24]Quán thân như sành gốmHuyễn hóa như ảo ảnhChặt đứt nụ hoa maKhông đọa vòng sinh tử[25]Thấy thân như bọt nướcBiết đó là huyễn hóaChặt đứt nụ hoa maKhông đọa vòng sinh tử[26]Ngã mạn nếu đoạn trừNhư hoa nổi trên nướcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[27]Nghi ngờ nếu đoạn trừNhư hoa nổi trên nướcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[28]Ái dục nếu đoạn trừNhư hoa nổi trên nướcBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da[29]Phiền não nếu chẳng cóTất được quả báo thiệnBhikṣu qua bờ kiaNhư rắn lột thay da☸ PHẨM 19: NGỰA DỤ[1]Ví như cưỡi ngựa thuầnTùy ý đến nơi muốnTín giới và tinh tấnĐịnh tuệ sẽ đầy đủ[2]Đắc Pháp Đệ Nhất NghĩaLợi ích vô cùng tậnNhất tâm hành hòa nhẫnThoát miễn khổ luân hồi[3]Nhẫn hòa tâm sẽ địnhKhéo đoạn các khổ nãoTừ đó nhập thiền địnhNhư ngựa đã thuần phục[4]Đoạn sân được vô lậuNhư ngựa đã thuần phụcBỏ ác đến bình thảnSau thọ vui cõi trời[5]Tinh tấn giữa buông lungGiác ngộ giữa ngủ sayNhư ngựa đã thuần phụcBỏ ác làm thánh hiền[6]Nếu ai biết hổ thẹnTrí tuệ sẽ thành tựuĐó là cầu hướng thượngVí như cưỡi ngựa thuần[7]Như ngựa nếu thuần phụcMới để cho vua cưỡiKhéo điều làm hiền nhânMới được lời thành tín[8]Dẫu ai giỏi huấn luyệnNhư khéo huấn luyện ngựaLại khéo huấn luyện voiĐâu bằng điều phục mình[9]Kẻ kia chẳng thể chởLại cũng chẳng thể đếnChỉ ai tự điều phụcMới đến nơi an lành[10]Kẻ kia chẳng thể chởLại cũng chẳng thể đếnChỉ ai tự điều phụcMới diệt mọi khổ ách[11]Kẻ kia chẳng thể chởLại cũng chẳng thể đếnChỉ ai tự điều phụcMới đến Đạo tịch diệt[12]Hãy luôn tự điều phụcCũng như dừng ngựa chạyAi khéo tự cấm chếĐộ thoát mọi khổ não[13]Như ngựa cho vua cưỡiNơi kia sinh hy hữuBhikṣu khéo điều phụcGiải thoát mọi khổ ách[14]Chỉ ai tự điều phụcThiện ý như ngựa thuầnCũng như voi chúa lớnTự điều là tối thượng[15]Như vua cưỡi ngựa khônHiếm có ở trong nướcBhikṣu khéo điều phụcKhéo đoạn siết trói buộc[16]Chỉ ai tự điều phụcThiện này không gì hơnCũng như voi chúa hiềnÝ niệm qua bờ kia[17]Tự làm, tự hộ vệTự nương, cầu tự độCho nên hãy cẩn thậnNhư buôn bán ngựa khôn☸ PHẨM 20: SÂN HẬN[1]Trừ sân lìa ngã mạnLánh xa các phiền nãoChẳng nhiễm nơi danh sắcOan gia chẳng kết giao[2]Sân đoạn nằm ngủ yênKhuể diệt không ưu sầuPhẫn nộ là căn độcTrừ độc sinh cam lộHiền thánh khéo trừ sạch[3]Sân hận lòng ai khởiLàm các nghiệp chẳng lànhNếu sau sân được trừTrí tuệ dần dần tăng[4]Chẳng thẹn chẳng xấu hổLại ưa khởi sân hậnBị sân siết trói buộcNhư tối mất đèn sáng[5]Lực kia chẳng phải lựcAi lấy sân làm lựcSân là pháp mục nátChẳng biết lành được khen[6]Phẫn nộ gần binh đaoNhu hòa gần an tườngHạnh nhẫn là tối thượngThế nên phải luôn nhẫn[7]Phẫn nộ người khinh chêAi sân nên học nhẫnHạnh nhẫn là tối thượngThế nên phải luôn nhẫn[8]Chẳng kể ta hay ngườiPhải sợ tham sân siNếu biết họ khởi ácTâm ta nên diệt trước[9]Lợi mình và lợi ngườiVì họ ta khuyên bảoNếu biết họ khởi ácTâm ta nên diệt trước[10]Lợi mình và lợi ngườiVì họ ta khuyên bảoNgu cho ta vô lựcQuán pháp cũng như thế[11]Trí nhẫn thắng ngu siKẻ ngu nói lời ácMuốn luôn chiến thắng họChỉ nên giữ im lặng[12]Luôn học lời bậc tríKhông cùng kẻ ngu họcKhéo nhẫn lời cấu trượcMới gọi nhẫn cao nhất[13]Ai sân không nên nóiChỗ đông hay vắng ngườiAi hận khởi lửa sânMãi không tự thức tỉnh[14]Nói thật chẳng sân hậnKẻ xin nhớ bố thíBa nghiệp có định xứTự nhiên ở thiên cung[15]Ý dừng sao có sân?Tự kiểm dưỡng tuệ mạngĐẳng trí định giải thoátBiết đã chẳng còn sân[16]Những ai mà làm ácPhẫn nộ khởi sinh oánNếu sân mà chẳng khởiTức là chiến thắng họ[17]Nhẫn nhục thắng sân hậnThiện đức thắng tà ácBậc trí khéo bố thíChí thành thắng lừa dối[18]Không sân cũng không hạiHằng nhớ hạnh chân thậtKẻ ngu tự khởi sânOán thù luôn còn mãi[19]Sân hận tự kiềm chếNhư dừng xe chạy nhanhLà người lái xe giỏiBỏ tối tiến vào sáng❖Đạo Nhân, Chính Đạo, với Lợi DưỡngOán Hận, Tư Duy, và Thanh TịnhNước Dụ, Hoa Dụ, cùng Ngựa DụCộng chung Sân Hận là mười phẩm☸ PHẨM 21: NHƯ LAI[1]Tự thành Tối Chính GiácKhông nhiễm tất cả phápVô Úy, Nhất Thiết TríTự ngộ không thầy dạy[2]Tự thành Tối Chính GiácKhông nhiễm pháp thế gianVô Úy, Nhất Thiết TríTự ngộ không thầy dạy[3]Thiện Thệ không ai hơnThị hiện thành Chính ĐạoNhư Lai Thiên Nhân TônTrí lực đều viên mãn[4]Ta là Phật Thế TônLậu tận đoạn tuyệt dâmChư thiên cùng nhân thếTất cả đều cung kính[5]Tự ngộ không thầy dạyMột mình không bạn lữNhất tâm tu Chính PhápPhật Đạo tự nhiên thông[6]Tự mình thắng phiền nãoThế gian chẳng ai hơnThông suốt trí vô ngạiDẫn kẻ mê vào Đạo[7]Nay đến thành Lộc DãMuốn đánh trống cam lộSẽ chuyển diệu Pháp luânMà chưa ai từng chuyển[8]Người trí không cùng nguTùy duyên mà hóa độGiảng Đạo tịnh vô cấuTịch diệt không gì hơn[9]Dũng mãnh sư tử hốngNhư Lai giảng Chính PhápPháp thuyết và nghĩa thuyếtBậc giác mãi an vui[10]Dũng mãnh tâm chuyên chúXuất gia ngày đêm tuChư thiên thường hộ vệChư Phật ngợi tán dương[11]Chư thiên và thế gianTán thán Chính Đẳng GiácNhanh tu mà tự giácTối hậu lìa bào thai[12]Chư Phật ở quá khứCùng với ở vị laiHiện tại Chính Đẳng GiácDiệt trừ khổ chúng sinh[13]Một lòng tôn trọng PhápĐã kính ai đang kínhNếu ai sẽ cung kínhĐó là Phật Pháp yếu[14]Nếu muốn tự cầu PhápChính thân tối đệ nhấtKính tin nơi Chính PhápTư duy Kinh giới Phật[15]Những ai không tin PhậtHọ như kẻ mù lòaSẽ đọa ba đường ácVí như có thương giaGặp phải quỷ bạo ác[16]Thuyền trưởng khéo lái thuyềnTinh tấn làm cầu nốiNgười bị dòng tộc vâyAi thoát là trượng phu[17]Như Lai không ai bằngÁi tận không vết tíchGiải thoát tâm vô lậuÂn tuệ trời và người[18]Tư duy hai quán hànhKhéo quán hai nhàn tĩnhTrừ tối hơn thần tiênKhéo chứng được tự tại[19]Như người đứng đỉnh núiThấy khắp người trong thônQuán sát Pháp như vậyVí như lên lầu cao[20]Nếu ai luôn quán sátPhiền não mãi chẳng sinhRưới mưa Pháp cam lộLiên tục chẳng tận cùng☸ PHẨM 22: ĐA VĂN[1]Đa văn khéo hành thiệnLàm lành chẳng phiền nãoTu hành diệt nghiệp chướngĐắc diệu Quả Đạo Nhân[2]Ngu mê chẳng hay biếtKhéo hành Pháp bất tửKhéo giải ai biết PhápBệnh trừ như lá chuối[3]Ví như nhà che kínTối om chẳng thấy gìTuy có đủ màu sắcCó mắt nhưng không thấy[4]Ví như có một ngườiTài trí với học rộngChẳng nghe tất chẳng biếtPháp lành và pháp ác[5]Ví như cầm đuốc sángTất thấy mọi sắc tướngNghe rồi khéo biết rõHướng đi của thiện ác[6]Tuy xưng là đa vănGiới cấm không đầy đủBị pháp luật truy nãTu học có khiếm khuyết[7]Hành giả kém hiểu biếtDẫu giới trì đầy đủCũng được pháp luật khenNhưng tu học có khuyết[8]Tu học kém hiểu biếtTrì giới không trọn vẹnHiện đời cùng vị laiThọ khổ bổn nguyện tan[9]Đa văn vững tu hànhTrì Pháp làm bức tườngTinh tấn hủy khó leoTừ đó giới tuệ thành[10]Đa văn khéo phụng PhápTrí tuệ luôn định ýNhư vàng châu Thắng KimAi nào có thể chê[11]Tài trí là đa vănTrì giới tất đầy đủCả hai được ngợi khenTu học được lậu tận[12]Đa văn như gương báuSoi pháp không thừa sótSoi mình và soi ngườiCả hai sinh hoan hỷ[13]Đa văn như anh lạcTrang nghiêm nơi thân mìnhHữu tình sinh hoan hỷYêu mến vô cùng tận[14]Những ai tự ca mìnhNgợi khen nói danh đứcĐó đều vì tham dụcNhưng mình chẳng hay biết[15]Nghe Pháp biết Kinh giớiTrừ nghi thấy chân lýDo nghe lìa pháp ácĐi đến nơi bất tử[16]Bên trong không ai biếtBên ngoài không ai thấyTrong chẳng thấy kết quảLiền theo tiếng mà trụ[17]Bên trong đã biết rõBên ngoài không ai thấyCả hai đều đã thànhLiền theo tiếng mà trụ[18]Bên trong đã biết rõBên ngoài cũng thấy suốtNgười kia có trí tuệChẳng theo tiếng mà trụ[19]Thức của tai nghe nhiềuThức của mắt thấy nhiềuThấy nghe chẳng kiên cốKhông tin nơi nghĩa lý[20]Trí sâu khéo thuyết lànhNghe biết định ý lànhKia chẳng dùng trí địnhNhanh thành kẻ buông lung[21]Hiền thánh yêu thích PhápViệc làm lời tương ứngDùng nhẫn tư duy khôngTâm ý tất kiên cố☸ PHẨM 23: TỰ MÌNH[1]Luôn nói lời tốt lànhĐạo Nhân khi đứng ngồiNhất tâm tu định ýLòng dục cầu ngừng nghỉ[2]Bất luận đi nằm ngồiMột mình không buông lungHãy tự hàng phục tâmLòng vui chốn núi rừng[3]Nghìn nghìn vạn quân địchMột người thắng tất cảChẳng bằng tự hàng tâmĐó là thắng cao nhất[4]Thắng mình là tối thượngNhư tâm chúng sinh kiaTự hàng làm Đại SĩTu hành sẽ viên thành[5]Chẳng trời tầm hương thầnChẳng ma hay Phạm ThiênLà cao quý tối thắngBằng trí tuệ Bhikṣu[6]Trước hãy tự chân chínhRồi sau dạy người khácNếu ai tự chân chínhMới gọi là thượng nhân[7]Trước hãy tự chân chínhRồi sau dạy người khácNếu ai tự chân chínhChẳng mạo nhận bậc trí[8]Hãy tự mình tu chứngTùy duyên dạy bảo ngườiTự mình đã điều phụcMới có thể dạy người[9]Hãy luôn tự tu chứngKhiến người sinh tín giảiTự ta tâm chuyên nhấtTu học của bậc trí[10]Vì mình hoặc vì ngườiPhần nhiều chẳng thành tựuNếu bậc Hữu Học kiaChân chính rồi dạy người[11]Thân còn Đạo sẽ cònPháp ác sao dung chứa?Tự mình được điều phụcBậc trí nói nghĩa này[12]Tự tâm mình làm thầyKhông theo người làm thầyAi tự mình làm thầyCó được chân trí tuệ[13]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyCó được lợi lạc lành[14]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyTrí tuệ thầy trời người[15]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầySống lâu hưởng phúc trời[16]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyTối thắng trong thân tộc[17]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyKhông sầu giữa não phiền[18]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyĐoạn trừ mọi trói buộc[19]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyPhá tan mọi đường ác[20]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyLuôn làm bậc chân sư[21]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyGiải thoát mọi khổ đau[22]Tự tâm mình làm thầyKhông nương người làm thầyAi tự mình làm thầyNhanh chứng Đạo tịch diệtKinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Hết quyển 2Soạn tập: Tôn giả Pháp CứuDịch sang cổ văn: Pháp sư Thiên Tức Tai (?-1000)Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên ThuậnDịch nghĩa: 19/10/2014 ◊ Cập nhật: 21/8/2021☸ Cách đọc âm tiếng PhạnBhikṣu: bíc su.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook