Đại Ngụy Cung Đình
-
Chương 2: Quái Thi Dị Từ
“Lẽ nào lại như vậy! Lẽ nào lại như vậy!”
Trong khi tất cả mọi người trong Văn Đức điện sợ hãi quỳ rạp dưới đất, thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư giận dữ nắm chặt tay vịn long tọa không buông.
Ông tất nhiên hiểu được hàm ý bát hoàng tử Hoằng Nhuận muốn biểu đạt trong bài thơ quái dị đó: Dù sao Hoằng Nhuận ta chưa từng nghĩ đến việc muốn làm hoàng trữ, các người cứ làm đi, ta về ngủ!
Mặc dù do vấn đề tuổi tác, Triệu Nguyên Tư không liệt người con thứ tám Hoằng Nhuận vào danh sách người được chọn làm hoàng trữ. Hơn nữa, bát tử Hoằng Nhuận chủ động ám thị muốn rút lui khỏi cuộc chiến tranh đoạt hoàng vị, đây cũng là điều có lợi cho sự ổn định của hoàng gia, giảm đi rất nhiều mức độ khốc liệt của việc tranh đoạt hoàng vị sau này, đối với dòng họ, đối với quốc gia, cũng đều là việc tốt.
Nhưng vấn đề là, Hoằng Nhuận hời hợt ám thị việc rút lui khỏi tranh đoạt hoàng trữ như vậy, ngược lại lại khiến Triệu Nguyên Tư cảm thấy khó lòng chấp nhận được.
Đó là hoàng vị, là vị trí của thiên tử Đại Ngụy, tại sao Hoằng Nhuận ngươi lại có thể tùy tiện vứt bỏ như vậy được chứ? Chỉ giống như vứt bỏ một đôi giày rách thôi sao?
Mà điều khiến Triệu Nguyên Tư khó có thể bỏ qua nhất, chính là hai chữ “ha ha” trong bài thơ quái dị đó, hai chữ này khiến Triệu Nguyên Tư cảm thấy như đang bị chế nhạo một cách nặng nề!
Dường như hàm ý thực sự của câu thơ đó chính là: Ha ha ha, Triệu Hoằng Nhuận ta không thèm thứ gọi là hoàng vị đó, thôi thì các người cứ giành đi cứ tranh đi, ta về ngủ!
Đúng, không thèm!
Thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư từ câu “ha ha” đó cảm nhận được hàm ý không thèm, đây chính là điều ông không chấp nhận được nhất!
Dù sao hoàng vị Đại Ngụy là cơ nghiệp do tổ tiên Cơ Thị họ Triệu để lại, các đời hoàng đế, dòng tộc đều luôn cố gắng vì cơ nghiệp tổ tiên, tại sao trong mắt Hoằng Nhuận ngươi hoàng vị lại là thứ không đáng để ý đến? Như vậy có phải ý là, cơ nghiệp tổ tiên trong mắt ngươi ngay cả nhắc đến cũng không đáng?
“Ngông cuồng! Ngông cuồng!”
Triệu Nguyên Tư vừa vỗ vào tay vịn long tọa vừa giận dữ mắng:
“Xé bài thơ quái dị của tên nghịch tử đó cho trẫm!”
Tiểu thái giám vừa đọc thơ ngay lập tức định xé tờ giấy viết bài thơ đó, đột nhiên trong điện có người vội lớn tiếng ngăn lại:
“Đừng xé!”
Tiếu thái giám nghe thấy liền ngây người, ngẩng đầu nhìn, phát hiện người vừa ngăn hắn lại chính là lục hoàng tử: “kỳ lân nhi” hoàng thất nổi tiếng kinh thành - Hoằng Chiêu.
Thấy vậy Triệu Nguyên Tư cũng cảm thấy khó hiểu, nhìn người con thứ sáu mà mình yêu thương nhất trong số các hoàng tử với ánh mắt nghi ngờ.
Hoằng Chiêu chấp tay nói:
“Phụ hoàng, có thể ban bài thơ đó cho hoàng nhi không?”
Không chờ Triệu Nguyên Tư kịp nói gì, người có quan hệ mật thiết nhất với Hoằng Nhuận là Hoằng Tuyên đã không nhịn được, nén giọng với ngữ khí tức giận nói:
“Lục hoàng huynh làm vậy là có ý gì? Không lẽ muốn để bát ca tiếp tục thất lễ sao?”
Triệu Hoằng Chiêu nghe vậy bèn mỉm cười, quay sang nhìn Hoằng Tuyên nói:
“Thế nào gọi là tiếp tục thất lễ? Bài thơ của bát hoàng đệ, thể thơ tuy kỳ lạ, nhưng vần điệu rất đúng, theo huynh thấy, bài thơ đó viết cực hay. Sao lại thất lễ? Sao lại gọi là tiếp tục thất lễ? Sự cởi mở trong bài thơ đó, mức độ ý cảnh của nó, không phải một người còn nhỏ như cửu đệ có thể hiểu được.”
Thấy Triệu Hoằng Chiêu không phải muốn giậu đổ bìm leo, Hoằng Tuyên cũng thở phào nhẹ nhõm nhưng với cách nói của vị lục ca này, cậu lại có chút không hài lòng, trong lòng lẩm bẩm:
"Bày đặt lên mặt gì chứ, Triệu Hoằng Chiêu huynh cũng chỉ lớn hơn ta năm tuổi thôi mà!"
Những lời của Triệu Hoằng Chiêu khiến các vị đại học sĩ trong điện ngớ người, ngay cả thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư cũng cảm thấy vô cùng kinh ngạc.
Triệu Nguyên Tư vẫy tay bảo mọi người trong điện bình thân, sau đó nét mặt biểu cảm hỏi:
“Hoằng Chiêu, con vừa nói bài thơ quái dị của bát đệ viết rất hay?”
“Không phải rất hay, mà là cực hay!”
Triệu Hoằng Chiêu gật gù bình luận:
“Ắt hẳn phụ hoàng nổi giận là do câu cuối, nhưng theo hoàng nhi thấy, câu cuối của bài thơ đó lại chính là nét bút vẽ nên mắt rồng! Cho dù là câu “Thế nhân giai đạo hoàng tử hảo, há tri hoàng tử diệc nan đương”, hay câu “Thứ tử vị khởi ngô dĩ khởi, thứ tử dĩ thụy ngô vị thụy”, cũng không bằng câu cuối cùng “Ha ha, tùy tha khứ bãi!” Nhất là hai chữ “ha ha” đó, quả thật là nét bút thần kỳ, hàm ý siêu phàm, ý vị sâu xa, dù có dùng ngàn vạn chữ cũng khó có thể diễn đạt hết được hàm ý gói gọn trong hai chữ “ha ha” này.”
Trông vẻ mặt chìm đắm trong dư vị của Triệu Hoằng Chiêu, tất cả đại học sĩ trong điện đều im lặng, ngay cả người vừa phẫn nộ vì bài thơ này là thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư cũng không tự chủ được bắt đầu thưởng thức.
Cần phải biết rằng Triệu Hoằng Chiêu chính là kỳ lân nhi bẩm sinh, dù tuổi còn trẻ nhưng tài học không thua kém gì bọn đại học sĩ, những bài thơ từ cậu viết đều rất được sùng bái, ngay cả học sĩ cao tuổi đã qua đời Vương Lâm Tông - nguyên là Hàn lâm viện Thái Sử Lệnh - cũng phải kinh ngạc thốt lên: "Không ngờ lại có người vừa sinh ra đã biết?"
Dù lời đồn này có phải đã được thổi phồng lên hay không nhưng không thể phủ nhận, lục hoàng tử Triệu Hoằng Chiêu được mệnh danh là tài sĩ kiệt xuất nhất Trần Đô Đại Lương, danh tiếng trong giới học sĩ vượt xa các vị hoàng tử còn lại, cho dù là những học sĩ trong Hàn lâm viện cũng không dám nói rằng có đủ tư cách làm giảng sư cho vị kỳ lân nhi này.
Mà thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư cũng chính vì tài học của người con này mà cực kỳ yêu thương, nếu không, với độ tuổi đã đến mười tám của Triệu Hoằng Chiêu, ông sớm đã cho cậu tề gia lập phủ, không giữ lại trong cung làm gì. Thiên tử Đại Ngụy giữ người con này trong cung cũng chính là vì không nỡ để cậu rời xa ông.
Quả thật, sau khi nghe xong phân tích của kỳ lân nhi Triệu Hoằng Chiêu, Triệu Nguyên Tư suy ngẫm lại bài thơ quái dị đó, quả nhiên đã cảm nhận được hàm ý cởi mở trong đó. Đúng như Hoằng Chiêu nói, hai chữ “ha ha” đó, nếu gạt bỏ ý chế giễu, quả thật có ý cảnh “dù có dùng ngàn vạn chữ cũng khó có thể diễn đạt hết được hàm ý”.
Ban đầu Triệu Nguyên Tư cảm thấy bài thơ này chỉ có câu “Thứ tử vị khởi ngô dĩ khởi, thứ tử dĩ thụy ngô vị thụy” là xuất sắc nhất, nhưng bây giờ lại thấy, câu này quả thật không thể nào sánh bằng hai chữ “ha ha”.
Tất nhiên, không biết là tất cả mọi người có đồng tình với cách nói của vị lục điện hạ này không, nhưng rất nhiều người phản đối, ví dụ như mấy vị đại học sĩ, họ không hề cảm thấy bài thơ đó có chỗ nào xuất sắc, thể thơ cả bài đều kỳ lạ, câu trước câu sau không gieo vần, số chữ của mỗi câu lại càng lạ, có câu bốn chữ, có câu sáu chữ, có câu bảy chữ, loạn hết cả lên, chẳng ra thể thống gì!
Nhưng bọn họ không dám lên tiếng, có lẽ trong mắt bọn họ, Triệu Hoằng Chiêu cũng chỉ muốn xoa dịu tình thế mà thôi, dù sao bài thơ quái dị này của Triệu Hoằng Nhuận cũng đã khiến thiên tử nổi trận lôi đình, bây giờ nếu như đã có thể giải quyết được ổn thỏa, ai lại ngốc nghếch mà đi nghiêm túc quá làm gì?
Đối với việc này, Triệu Hoằng Chiêu cũng chỉ có thể lắc đầu, cậu chỉ biết rằng, là do những người này cảnh giới chưa đủ, không thể lĩnh ngộ được sự cao siêu trong bài thơ của bát hoàng đệ.
Vừa cẩn thận xếp gọn tờ giấy cất vào tay áo, Triệu Hoằng Chiêu vừa suy nghĩ khi nào thì có thể đi thăm vị bát đệ đó, dù người khác có nhận xét ra sao, nhưng thể thơ mới mẻ này quả thật khiến cậu cảm thấy rất có hứng thú.
Sự xôn xao do bài “Văn Đức điện loạn phú” gây ra cứ như vậy được Triệu Hoằng Chiêu dẹp yên, tất cả mọi người trong điện chỉ có thể xem như chưa từng xảy ra chuyện gì.
Nhưng vì sự việc này Triệu Nguyên Tư cũng dần nảy sinh hứng thú với người con thứ tám Triệu Hoằng Nhuận của mình.
Ông đột nhiên muốn xem “Quốc Phú Luận” của Triệu Hoằng Nhuận, xem thử rốt cuộc bát tử này có thật là kiệt xuất như lời Triệu Hoằng Chiêu mà ông thương yêu nhất nói không.
Tuy nhiên, ông không dám để người khác đọc nữa, để tránh xảy ra sự cố gì.
Vì vậy, thiên tử Đại Ngụy thừa cơ hội nghiệm thu thành quả tài học của các vị hoàng nhi, chậm rãi bước đến trước bàn thi của bát tử Triệu Hoằng Nhuận, cố ý tỏ ra vô tình tiện tay cầm lấy tờ giấy trên mặt bàn.
Nhưng chỉ vừa lướt sơ, vị thiên tử Đại Ngụy này đã chau mày lại.
Lần này không phải vấn đề viết hay hay không hay, nguyên nhân là bài “Quốc Phú Luận” của bát tử Triệu Hoằng Nhuận quả thật cũng quá đơn giản, cả bài chỉ có bốn chữ: Dân phú quốc cường.
Rõ ràng là bài viết qua loa!
“Chẳng ra thể thống gì!” Triệu Nguyên Tư tức giận lẩm bẩm trong miệng một câu, lòng thầm nghĩ hoàng nhi Triệu Hoằng Chiêu mình thương yêu nhất chắc chắn đã nhìn lầm, bát tử Hoằng Nhuận đó không thể nào là người có tài học, rõ ràng chỉ là một tên bất tài!
Nhưng ngay lúc Triệu Nguyên Tư giận dữ chuẩn bị gạt bát tử Hoằng Nhuận sang một bên, đi nghiệm thu bài thi của các vị hoàng tử còn lại thì ông đột nhiên như ý thức được điều gì đó, cầm lấy tờ giấy cẩn thận xem lại.
“Dân phú quốc cường?”
Cẩn thận xem lại nhiều lần, thiên tử Đại Ngụy ngơ ngẩn.
Phải biết rằng, tục ngữ thông dụng chính là “quốc phú dân cường”, mà câu bát tử Hoằng Nhuận viết lại là “dân phú quốc cường”, mặc dù bề ngoài chỉ là thay đổi trật tự hai chữ, nhưng hàm ý trong đó, lại vì vậy mà trở nên khác hẳn.
Mặc dù vậy, ông không tiếp tục nghiên cứu sâu thêm, vừa thấp giọng lẩm bẩm “không ra thể thống gì” để xáo trộn ánh mắt của những người trong điện, vừa lặng lẽ cất tờ giấy vào trong tay áo.
Vì bốn chữ đó can hệ to lớn!
Hầu hết mọi người trong điện đều vì câu “không ra thể thống” gì của thiên tử Đại Ngụy mà thầm cười trong lòng, tưởng vị bát hoàng tử Hoằng Nhuận lại viết ra thứ văn chương thất lễ gì đó, nhưng rất ít người chú ý thấy hành động cất tờ giấy vào tay áo long bào của Triệu Nguyên Tư, ví dụ như hoàng thứ tử Ung Vương Hoằng Dự, tam hoàng tử Tương Vương Hoằng Cảnh và lục hoàng tử kỳ lân tử Hoằng Chiêu.
Không thể không nói rằng, sau khi xem xong câu “dân phú quốc cường” của Hoằng Nhuận: “Quốc Phú Luận” của các hoàng tử còn lại khiến thiên tử Đại Ngụy cảm thấy hơi nhạt nhẽo, dù là học thuyết thánh nhân đúng quy tắc, hay “Sách lược dĩ võ cường quốc” khá bá đạo, hoặc bình luận lợi và hại nhằm vào chính sách triều đình, cho dù có viết hấp dẫn đến mức nào đi nữa, đều chỉ khiến thiên tử Đại Ngụy có cảm giác không giải quyết được vấn đề gì.
Hơn nữa lục tử Hoằng Chiêu được Triệu Nguyên Tư yêu thương nhất, quốc phú luận của cậu cũng xuất sắc nhất, bình luận đúng ngay những lợi và hại của các chính sách của triều đình. Nhưng dù có được vậy đi chăng nữa, cũng không thể nào bằng bài văn chỉ có bốn chữ của bát tử Hoằng Nhuận.
Tất nhiên, dù vậy, lần hoàng thí này Triệu Nguyên Tư vẫn khâm điểm văn chương của lục hoàng tử Hoằng Chiêu xuất sắc nhất, bảo các hoàng tử và đại học sĩ truyền nhau xem.
Dù sao “Quốc Phú Luận” bốn chữ của bát tử Hoằng Nhuận, Triệu Nguyên Tư cảm thấy không thích hợp đem ra bình luận.
Nhưng có một điều thiên tử Đại Ngụy đã xác định, đó chính là, bát tử Hoằng Nhuận của ông, đúng như những gì lục tử Hoằng Chiêu nhận xét, quả thật có tài!
Hoàng thí kết thúc, thiên tử Đại Ngụy ban thưởng cho các vị hoàng tử có văn chương xuất sắc, đồng thời cũng ban thưởng cho các đại học sĩ đã truyền thụ kiến thức cho họ. Sau đó, Triệu Nguyên Tư cho họ lần lượt lui đi.
Ngồi trên long tọa trong Văn Đức điện, bên cạnh chỉ còn đại thái giám Đổng Hiến hầu hạ, lúc này, Triệu Nguyên Tư mới cầm lòng không đặng lấy tờ giấy đó ra, tập trung tinh thần nhìn chằm chằm bốn chữ “dân phú quốc cường” viết trên đó.
Cũng không biết thời gian đã trôi qua bao lâu, đại thái giám Đổng Hiến nhỏ giọng nhắc nhở:
“Bệ hạ, thời giờ đã đến, nên di giá đến Thùy Củng điện rồi.”
“Ừm.” - Thiên tử Đại Ngụy gật đầu.
Thùy Củng điện là cung điện thiên tử Đại Ngụy xử lý triều chính, phê duyệt tấu chương, lấy ý nghĩa trong câu “thùy củng nhi trị”, đại khái là các đời hoàng đế trước của Đại Ngụy mong rằng con cháu của mình không cần làm gì cả mà Đại Ngụy cũng thái bình, do đó đã đặt tên cho cung điện thiên tử Đại Ngụy xử lý quốc chính là Thùy Củng điện.
Nhưng trên thực tế, các đời thiên tử Đại Ngụy, chỉ cần là quân vương hiền minh thông đạt, không ai lại không gần như mệt mỏi đến nỗi thổ huyết ở Thùy Củng điện này, do đó, nhắc đến tên điện này cũng khá châm biếm.
Khi thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư di giá đến Thùy Củng điện, trong điện đã có ba người đang phê duyệt tấu chương. Ba người này lần lượt là trung thư lệnh Hà Tương Tự tuổi ngoài lục tuần, trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương đang thời sung sức và trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi.
Ba vị này là quan viên trung thư tỉnh hỗ trợ thiên tử Đại Ngụy phê duyệt tấu chiết, tấu chương, không phải là quan viên trong điện nhưng có thể hiểu đây chính là phụ tá riêng của thiên tử Đại Ngụy. Tuy chức quyền không bằng thượng thư, tướng quân, nhưng địa vị lại khá cao, dù sao đây cũng là quan viên trung thư tỉnh, là “nội triều thần tử” của thiên tử Đại Ngụy, nhiều chính sách quan trọng, cần phải suy xét kỹ lưỡng, thiên tử Đại Ngụy hầu như đều thảo luận cùng mấy vị “nội triều thần tử” này rồi đưa ra kết luận.
Đương nhiên, một số chính vụ liên quan đến lục bộ, thiên tử Đại Ngụy cũng triệu tập lục bộ thượng thư đến tham gia nội triều.
Về tảo triều hàng ngày, đó thật ra chỉ là công việc thủ tục thượng thư các bộ báo cáo tình hình công việc của họ cho thiên tử Đại Ngụy và các đồng liêu khác, hoặc là do nhu cầu chính trị nào đó cần phải làm hình thức, những hội nghị thật sự có thể giải quyết quốc sách Đại Ngụy, chính là “nội triều” mà thiên tử Đại Ngụy lập trong Thùy Củng điện.
Do nội triều có địa vị khá cao, do đó, các tấu chương, tấu chiết được đưa đến đây, về cơ bản đều là đại sự liên quan đến toàn bộ xã tắc Đại Ngụy, ví dụ như tướng phòng thủ ở biên cảnh bị địch quốc quấy rầy, nuốt không trôi cục tức đó muốn đánh trả, loại đại sự sẽ khơi dậy họa binh đao của hai nước, không phải là chuyện binh bộ có thể làm chủ được.
Tấu chương của tướng phòng thủ biên cảnh đó sẽ được đưa đến trung thư tỉnh, cũng chính là Thùy Củng Điện, do thiên tử Đại Ngụy đích thân định đoạt. Thiên tử nói đánh, thì là đánh, thiên tử nói không đánh, vị tướng phòng thủ đó chỉ có thể nuốt giận.
Còn về việc cứu trợ thiên tai phát lương thực, chuyện cấp bách như vậy sẽ không đưa đến Thùy Củng điện, hộ bộ dưới thượng thư tỉnh sẽ tự xử lý việc này, quan viên hộ bộ cũng sẽ hạ lệnh điều động lương thực cứu trợ ngay khi nhận được công văn khẩn cấp của quan địa phương, nếu không những sự việc này còn phải chờ đến tảo triều hay nội triều, người dân vùng gặp thiên tai sớm đã đói chết.
Vì vậy, chính vụ Thùy Củng điện xử lý, về cơ bản đều là những việc không cấp bách lắm, nhưng lại liên quan đến sức mạnh quốc gia thịnh suy trong một khoảng thời gian dài trong tương lai của Đại Ngụy, tức là quốc sách. Ví dụ như đào sông ngòi, xây hoàng lăng, tăng giảm thuế má hoặc xây dựng quan hệ ngoại giao, kết minh với nước khác...
Tất nhiên, ngoài ra, trung thư tỉnh còn phải hỗ trợ thiên tử Đại Ngụy giám sát tình hình công tác của lục bộ thượng thư tỉnh, lần lượt phê duyệt những việc xử lý gần đây do lục bộ trình lên. Nếu có sót hay sơ suất, sẽ trả về các bộ, bảo họ lập tức sửa lại ngay, tóm lại chính là có sai thì sửa, không thì khen thưởng.
Đừng tưởng đây chỉ là bước phê duyệt cuối cùng, trên thực tế lượng công việc rất lớn, dù có quan viên trung thư tỉnh hỗ trợ, thiên tử Đại Ngụy các đời cũng đều gần như mệt mỏi đến nỗi thổ huyết, dường như mỗi ngày đều phải liên tục xem các loại tấu chương, tấu chiết, phê duyệt tình hình công tác của các bộ.
Tình hình công tác của cả sáu bộ, liên quan đến toàn bộ đất nước Đại Ngụy, mỗi ngày gần như đều phải trình mấy trăm tấu chương, tấu chiết cho trung thư tỉnh, cũng khó trách thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư mới bốn mươi hai tuổi đã đầu tóc bạc phơ.
“Bệ hạ.”
Thấy thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư bước vào Thùy Củng điện, trung thư lệnh Hà Tương Tự, trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương, và trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi đang phê duyệt tấu chương liền nhanh chóng đứng dậy cúi chào.
“Miễn lễ.” - Triệu Nguyên Tư khoát tay, đi đến phía sau long án của mình ngồi xuống.
Lúc này, ba đại thần trung thư tỉnh trong điện đã đặt những tấu chương, tấu chiết tương đối nhạy cảm lên phía trên long án, từng cuộn xếp chồng lên nhau cực cao, đếm sơ cũng phải vài chục cuốn.
Như vậy vẫn chưa phải là toàn bộ, vì trong quá trình thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư phê duyệt những tấu chương này, thượng thư tỉnh lục bộ còn lục tục phái người đưa đến Thùy Củng điện những tấu chiết mới nhất, sau khi ba vị trung thư tỉnh đại thần sơ duyệt lại chọn ra những tấu chiết nhạy cảm, đưa đến long án của thiên tử Đại Ngụy.
Đây là một vòng tuần hoàn không ngừng, dù là một minh quân như Triệu Nguyên Tư cũng không lúc nào có thể xử lý hết toàn bộ tấu chương, tấu chiết trên long án. Nếu thật sự có một ngày trên long án không còn tấu chương, tấu chiết, vậy sẽ có nghĩa là Đại Ngụy sắp diệt vong.
Hai, ba canh giờ trôi qua, tấu chiết trên long án Triệu Nguyên Tư vẫn chưa giảm.
Nhìn những cuộn tấu chiết xếp chồng đó, thiên tử Đại Ngụy cảm thán than một câu: “Thế nhân giai đạo thiên tử hảo, há tri thiên tử diệc nan đương...”
Ba vị đại thần trung thư tỉnh ngừng cây bút trong tay, không hẹn mà cùng nhìn về phía Triệu Nguyên Tư, xuýt xoa khen ngợi.
“Hay!”
“Câu thơ hay quá, bệ hạ!”
Triệu Nguyên Tư vuốt vuốt râu, trầm tư một lúc lại ngâm tiếp:
“Bách liêu vi khởi trẫm tiên khởi, bách liêu dĩ thụy trẫm vi thụy. Bất như lũng hữu phú túc ông, nhật cao trượng ngũ do phi bị.”
Ba vị đại thần trung thư tỉnh nghe xong rất xúc động bởi bài thơ này của Triệu Nguyên Tư đã không thể dùng hay hay không hay để đánh giá nữa rồi.
Ba người lần lượt rời khỏi vị trí đi cúi lạy, to giọng:
“Bệ hạ thánh minh, Đại Ngụy có bệ hạ, quả thật hồng đồ quốc vận! Phúc của Đại Ngụy, phúc của xã tắc, phúc của vạn dân!”
“Các khanh làm gì vậy? Mau đứng dậy mau đứng dậy, trẫm chỉ lẩm bẩm một chút thôi.”
Triệu Nguyên Tư khoát tay bảo ba vị đại thần trung thư tỉnh đứng dậy, thật ra lúc này trong lòng ông cũng rất vui, dù sao ông cũng chỉ là sửa lại đôi chút bài thơ của bát tử Hoằng Nhuận, đồng thời thêm vào hai câu, chỉ vậy thôi mà đã trút hết được nỗi phiền muộn bao năm qua một cách nhẹ nhàng.
“Hôm nay có vẻ bệ hạ rất có hứng làm thơ.” - Trung thư lệnh Hà Tương Tự vuốt chòm râu trắng cười nói. Dù ông cảm thấy thể thơ của của bài thơ đó không phải từ Kinh Thi, nhưng thấy thiên tử có vẻ rất vui nên ông chắc chắn cũng không nhiều lời.
“Không phải, trẫm cũng chỉ...”
Triệu Nguyên Tư vừa định nói là do nghe xong bài thơ quái dị của bát tử Hoằng Nhuận nên cảm khái, đột nhiên nhớ ra gì đó, từ trong tay áo lấy ra tờ giấy viết “dân phú quốc cường” của Hoằng Nhuận, gọi ba vị đại thần trung thư tỉnh đến bên cạnh, hỏi:
“Ba vị ái khanh, các khanh cảm thấy câu này như thế nào?”
Ba vị đại thần trung thư tỉnh tò mò đi đến trước long án, ló đầu nhìn tờ giấy trên long án.
“Dân phú... quốc cường?”
Nhất thời, ba vị đại thần trung thư tỉnh quay mặt nhìn nhau, sắc mặt có chút thay đổi.
Họ chỉ nhìn nhau, không ai dám mở miệng mạo phạm.
Chỉ bốn chữ thôi mà lại có uy lực khiến ba vị đại thần trung thư tỉnh không dám lên tiếng.
Trong khi tất cả mọi người trong Văn Đức điện sợ hãi quỳ rạp dưới đất, thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư giận dữ nắm chặt tay vịn long tọa không buông.
Ông tất nhiên hiểu được hàm ý bát hoàng tử Hoằng Nhuận muốn biểu đạt trong bài thơ quái dị đó: Dù sao Hoằng Nhuận ta chưa từng nghĩ đến việc muốn làm hoàng trữ, các người cứ làm đi, ta về ngủ!
Mặc dù do vấn đề tuổi tác, Triệu Nguyên Tư không liệt người con thứ tám Hoằng Nhuận vào danh sách người được chọn làm hoàng trữ. Hơn nữa, bát tử Hoằng Nhuận chủ động ám thị muốn rút lui khỏi cuộc chiến tranh đoạt hoàng vị, đây cũng là điều có lợi cho sự ổn định của hoàng gia, giảm đi rất nhiều mức độ khốc liệt của việc tranh đoạt hoàng vị sau này, đối với dòng họ, đối với quốc gia, cũng đều là việc tốt.
Nhưng vấn đề là, Hoằng Nhuận hời hợt ám thị việc rút lui khỏi tranh đoạt hoàng trữ như vậy, ngược lại lại khiến Triệu Nguyên Tư cảm thấy khó lòng chấp nhận được.
Đó là hoàng vị, là vị trí của thiên tử Đại Ngụy, tại sao Hoằng Nhuận ngươi lại có thể tùy tiện vứt bỏ như vậy được chứ? Chỉ giống như vứt bỏ một đôi giày rách thôi sao?
Mà điều khiến Triệu Nguyên Tư khó có thể bỏ qua nhất, chính là hai chữ “ha ha” trong bài thơ quái dị đó, hai chữ này khiến Triệu Nguyên Tư cảm thấy như đang bị chế nhạo một cách nặng nề!
Dường như hàm ý thực sự của câu thơ đó chính là: Ha ha ha, Triệu Hoằng Nhuận ta không thèm thứ gọi là hoàng vị đó, thôi thì các người cứ giành đi cứ tranh đi, ta về ngủ!
Đúng, không thèm!
Thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư từ câu “ha ha” đó cảm nhận được hàm ý không thèm, đây chính là điều ông không chấp nhận được nhất!
Dù sao hoàng vị Đại Ngụy là cơ nghiệp do tổ tiên Cơ Thị họ Triệu để lại, các đời hoàng đế, dòng tộc đều luôn cố gắng vì cơ nghiệp tổ tiên, tại sao trong mắt Hoằng Nhuận ngươi hoàng vị lại là thứ không đáng để ý đến? Như vậy có phải ý là, cơ nghiệp tổ tiên trong mắt ngươi ngay cả nhắc đến cũng không đáng?
“Ngông cuồng! Ngông cuồng!”
Triệu Nguyên Tư vừa vỗ vào tay vịn long tọa vừa giận dữ mắng:
“Xé bài thơ quái dị của tên nghịch tử đó cho trẫm!”
Tiểu thái giám vừa đọc thơ ngay lập tức định xé tờ giấy viết bài thơ đó, đột nhiên trong điện có người vội lớn tiếng ngăn lại:
“Đừng xé!”
Tiếu thái giám nghe thấy liền ngây người, ngẩng đầu nhìn, phát hiện người vừa ngăn hắn lại chính là lục hoàng tử: “kỳ lân nhi” hoàng thất nổi tiếng kinh thành - Hoằng Chiêu.
Thấy vậy Triệu Nguyên Tư cũng cảm thấy khó hiểu, nhìn người con thứ sáu mà mình yêu thương nhất trong số các hoàng tử với ánh mắt nghi ngờ.
Hoằng Chiêu chấp tay nói:
“Phụ hoàng, có thể ban bài thơ đó cho hoàng nhi không?”
Không chờ Triệu Nguyên Tư kịp nói gì, người có quan hệ mật thiết nhất với Hoằng Nhuận là Hoằng Tuyên đã không nhịn được, nén giọng với ngữ khí tức giận nói:
“Lục hoàng huynh làm vậy là có ý gì? Không lẽ muốn để bát ca tiếp tục thất lễ sao?”
Triệu Hoằng Chiêu nghe vậy bèn mỉm cười, quay sang nhìn Hoằng Tuyên nói:
“Thế nào gọi là tiếp tục thất lễ? Bài thơ của bát hoàng đệ, thể thơ tuy kỳ lạ, nhưng vần điệu rất đúng, theo huynh thấy, bài thơ đó viết cực hay. Sao lại thất lễ? Sao lại gọi là tiếp tục thất lễ? Sự cởi mở trong bài thơ đó, mức độ ý cảnh của nó, không phải một người còn nhỏ như cửu đệ có thể hiểu được.”
Thấy Triệu Hoằng Chiêu không phải muốn giậu đổ bìm leo, Hoằng Tuyên cũng thở phào nhẹ nhõm nhưng với cách nói của vị lục ca này, cậu lại có chút không hài lòng, trong lòng lẩm bẩm:
"Bày đặt lên mặt gì chứ, Triệu Hoằng Chiêu huynh cũng chỉ lớn hơn ta năm tuổi thôi mà!"
Những lời của Triệu Hoằng Chiêu khiến các vị đại học sĩ trong điện ngớ người, ngay cả thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư cũng cảm thấy vô cùng kinh ngạc.
Triệu Nguyên Tư vẫy tay bảo mọi người trong điện bình thân, sau đó nét mặt biểu cảm hỏi:
“Hoằng Chiêu, con vừa nói bài thơ quái dị của bát đệ viết rất hay?”
“Không phải rất hay, mà là cực hay!”
Triệu Hoằng Chiêu gật gù bình luận:
“Ắt hẳn phụ hoàng nổi giận là do câu cuối, nhưng theo hoàng nhi thấy, câu cuối của bài thơ đó lại chính là nét bút vẽ nên mắt rồng! Cho dù là câu “Thế nhân giai đạo hoàng tử hảo, há tri hoàng tử diệc nan đương”, hay câu “Thứ tử vị khởi ngô dĩ khởi, thứ tử dĩ thụy ngô vị thụy”, cũng không bằng câu cuối cùng “Ha ha, tùy tha khứ bãi!” Nhất là hai chữ “ha ha” đó, quả thật là nét bút thần kỳ, hàm ý siêu phàm, ý vị sâu xa, dù có dùng ngàn vạn chữ cũng khó có thể diễn đạt hết được hàm ý gói gọn trong hai chữ “ha ha” này.”
Trông vẻ mặt chìm đắm trong dư vị của Triệu Hoằng Chiêu, tất cả đại học sĩ trong điện đều im lặng, ngay cả người vừa phẫn nộ vì bài thơ này là thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư cũng không tự chủ được bắt đầu thưởng thức.
Cần phải biết rằng Triệu Hoằng Chiêu chính là kỳ lân nhi bẩm sinh, dù tuổi còn trẻ nhưng tài học không thua kém gì bọn đại học sĩ, những bài thơ từ cậu viết đều rất được sùng bái, ngay cả học sĩ cao tuổi đã qua đời Vương Lâm Tông - nguyên là Hàn lâm viện Thái Sử Lệnh - cũng phải kinh ngạc thốt lên: "Không ngờ lại có người vừa sinh ra đã biết?"
Dù lời đồn này có phải đã được thổi phồng lên hay không nhưng không thể phủ nhận, lục hoàng tử Triệu Hoằng Chiêu được mệnh danh là tài sĩ kiệt xuất nhất Trần Đô Đại Lương, danh tiếng trong giới học sĩ vượt xa các vị hoàng tử còn lại, cho dù là những học sĩ trong Hàn lâm viện cũng không dám nói rằng có đủ tư cách làm giảng sư cho vị kỳ lân nhi này.
Mà thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư cũng chính vì tài học của người con này mà cực kỳ yêu thương, nếu không, với độ tuổi đã đến mười tám của Triệu Hoằng Chiêu, ông sớm đã cho cậu tề gia lập phủ, không giữ lại trong cung làm gì. Thiên tử Đại Ngụy giữ người con này trong cung cũng chính là vì không nỡ để cậu rời xa ông.
Quả thật, sau khi nghe xong phân tích của kỳ lân nhi Triệu Hoằng Chiêu, Triệu Nguyên Tư suy ngẫm lại bài thơ quái dị đó, quả nhiên đã cảm nhận được hàm ý cởi mở trong đó. Đúng như Hoằng Chiêu nói, hai chữ “ha ha” đó, nếu gạt bỏ ý chế giễu, quả thật có ý cảnh “dù có dùng ngàn vạn chữ cũng khó có thể diễn đạt hết được hàm ý”.
Ban đầu Triệu Nguyên Tư cảm thấy bài thơ này chỉ có câu “Thứ tử vị khởi ngô dĩ khởi, thứ tử dĩ thụy ngô vị thụy” là xuất sắc nhất, nhưng bây giờ lại thấy, câu này quả thật không thể nào sánh bằng hai chữ “ha ha”.
Tất nhiên, không biết là tất cả mọi người có đồng tình với cách nói của vị lục điện hạ này không, nhưng rất nhiều người phản đối, ví dụ như mấy vị đại học sĩ, họ không hề cảm thấy bài thơ đó có chỗ nào xuất sắc, thể thơ cả bài đều kỳ lạ, câu trước câu sau không gieo vần, số chữ của mỗi câu lại càng lạ, có câu bốn chữ, có câu sáu chữ, có câu bảy chữ, loạn hết cả lên, chẳng ra thể thống gì!
Nhưng bọn họ không dám lên tiếng, có lẽ trong mắt bọn họ, Triệu Hoằng Chiêu cũng chỉ muốn xoa dịu tình thế mà thôi, dù sao bài thơ quái dị này của Triệu Hoằng Nhuận cũng đã khiến thiên tử nổi trận lôi đình, bây giờ nếu như đã có thể giải quyết được ổn thỏa, ai lại ngốc nghếch mà đi nghiêm túc quá làm gì?
Đối với việc này, Triệu Hoằng Chiêu cũng chỉ có thể lắc đầu, cậu chỉ biết rằng, là do những người này cảnh giới chưa đủ, không thể lĩnh ngộ được sự cao siêu trong bài thơ của bát hoàng đệ.
Vừa cẩn thận xếp gọn tờ giấy cất vào tay áo, Triệu Hoằng Chiêu vừa suy nghĩ khi nào thì có thể đi thăm vị bát đệ đó, dù người khác có nhận xét ra sao, nhưng thể thơ mới mẻ này quả thật khiến cậu cảm thấy rất có hứng thú.
Sự xôn xao do bài “Văn Đức điện loạn phú” gây ra cứ như vậy được Triệu Hoằng Chiêu dẹp yên, tất cả mọi người trong điện chỉ có thể xem như chưa từng xảy ra chuyện gì.
Nhưng vì sự việc này Triệu Nguyên Tư cũng dần nảy sinh hứng thú với người con thứ tám Triệu Hoằng Nhuận của mình.
Ông đột nhiên muốn xem “Quốc Phú Luận” của Triệu Hoằng Nhuận, xem thử rốt cuộc bát tử này có thật là kiệt xuất như lời Triệu Hoằng Chiêu mà ông thương yêu nhất nói không.
Tuy nhiên, ông không dám để người khác đọc nữa, để tránh xảy ra sự cố gì.
Vì vậy, thiên tử Đại Ngụy thừa cơ hội nghiệm thu thành quả tài học của các vị hoàng nhi, chậm rãi bước đến trước bàn thi của bát tử Triệu Hoằng Nhuận, cố ý tỏ ra vô tình tiện tay cầm lấy tờ giấy trên mặt bàn.
Nhưng chỉ vừa lướt sơ, vị thiên tử Đại Ngụy này đã chau mày lại.
Lần này không phải vấn đề viết hay hay không hay, nguyên nhân là bài “Quốc Phú Luận” của bát tử Triệu Hoằng Nhuận quả thật cũng quá đơn giản, cả bài chỉ có bốn chữ: Dân phú quốc cường.
Rõ ràng là bài viết qua loa!
“Chẳng ra thể thống gì!” Triệu Nguyên Tư tức giận lẩm bẩm trong miệng một câu, lòng thầm nghĩ hoàng nhi Triệu Hoằng Chiêu mình thương yêu nhất chắc chắn đã nhìn lầm, bát tử Hoằng Nhuận đó không thể nào là người có tài học, rõ ràng chỉ là một tên bất tài!
Nhưng ngay lúc Triệu Nguyên Tư giận dữ chuẩn bị gạt bát tử Hoằng Nhuận sang một bên, đi nghiệm thu bài thi của các vị hoàng tử còn lại thì ông đột nhiên như ý thức được điều gì đó, cầm lấy tờ giấy cẩn thận xem lại.
“Dân phú quốc cường?”
Cẩn thận xem lại nhiều lần, thiên tử Đại Ngụy ngơ ngẩn.
Phải biết rằng, tục ngữ thông dụng chính là “quốc phú dân cường”, mà câu bát tử Hoằng Nhuận viết lại là “dân phú quốc cường”, mặc dù bề ngoài chỉ là thay đổi trật tự hai chữ, nhưng hàm ý trong đó, lại vì vậy mà trở nên khác hẳn.
Mặc dù vậy, ông không tiếp tục nghiên cứu sâu thêm, vừa thấp giọng lẩm bẩm “không ra thể thống gì” để xáo trộn ánh mắt của những người trong điện, vừa lặng lẽ cất tờ giấy vào trong tay áo.
Vì bốn chữ đó can hệ to lớn!
Hầu hết mọi người trong điện đều vì câu “không ra thể thống” gì của thiên tử Đại Ngụy mà thầm cười trong lòng, tưởng vị bát hoàng tử Hoằng Nhuận lại viết ra thứ văn chương thất lễ gì đó, nhưng rất ít người chú ý thấy hành động cất tờ giấy vào tay áo long bào của Triệu Nguyên Tư, ví dụ như hoàng thứ tử Ung Vương Hoằng Dự, tam hoàng tử Tương Vương Hoằng Cảnh và lục hoàng tử kỳ lân tử Hoằng Chiêu.
Không thể không nói rằng, sau khi xem xong câu “dân phú quốc cường” của Hoằng Nhuận: “Quốc Phú Luận” của các hoàng tử còn lại khiến thiên tử Đại Ngụy cảm thấy hơi nhạt nhẽo, dù là học thuyết thánh nhân đúng quy tắc, hay “Sách lược dĩ võ cường quốc” khá bá đạo, hoặc bình luận lợi và hại nhằm vào chính sách triều đình, cho dù có viết hấp dẫn đến mức nào đi nữa, đều chỉ khiến thiên tử Đại Ngụy có cảm giác không giải quyết được vấn đề gì.
Hơn nữa lục tử Hoằng Chiêu được Triệu Nguyên Tư yêu thương nhất, quốc phú luận của cậu cũng xuất sắc nhất, bình luận đúng ngay những lợi và hại của các chính sách của triều đình. Nhưng dù có được vậy đi chăng nữa, cũng không thể nào bằng bài văn chỉ có bốn chữ của bát tử Hoằng Nhuận.
Tất nhiên, dù vậy, lần hoàng thí này Triệu Nguyên Tư vẫn khâm điểm văn chương của lục hoàng tử Hoằng Chiêu xuất sắc nhất, bảo các hoàng tử và đại học sĩ truyền nhau xem.
Dù sao “Quốc Phú Luận” bốn chữ của bát tử Hoằng Nhuận, Triệu Nguyên Tư cảm thấy không thích hợp đem ra bình luận.
Nhưng có một điều thiên tử Đại Ngụy đã xác định, đó chính là, bát tử Hoằng Nhuận của ông, đúng như những gì lục tử Hoằng Chiêu nhận xét, quả thật có tài!
Hoàng thí kết thúc, thiên tử Đại Ngụy ban thưởng cho các vị hoàng tử có văn chương xuất sắc, đồng thời cũng ban thưởng cho các đại học sĩ đã truyền thụ kiến thức cho họ. Sau đó, Triệu Nguyên Tư cho họ lần lượt lui đi.
Ngồi trên long tọa trong Văn Đức điện, bên cạnh chỉ còn đại thái giám Đổng Hiến hầu hạ, lúc này, Triệu Nguyên Tư mới cầm lòng không đặng lấy tờ giấy đó ra, tập trung tinh thần nhìn chằm chằm bốn chữ “dân phú quốc cường” viết trên đó.
Cũng không biết thời gian đã trôi qua bao lâu, đại thái giám Đổng Hiến nhỏ giọng nhắc nhở:
“Bệ hạ, thời giờ đã đến, nên di giá đến Thùy Củng điện rồi.”
“Ừm.” - Thiên tử Đại Ngụy gật đầu.
Thùy Củng điện là cung điện thiên tử Đại Ngụy xử lý triều chính, phê duyệt tấu chương, lấy ý nghĩa trong câu “thùy củng nhi trị”, đại khái là các đời hoàng đế trước của Đại Ngụy mong rằng con cháu của mình không cần làm gì cả mà Đại Ngụy cũng thái bình, do đó đã đặt tên cho cung điện thiên tử Đại Ngụy xử lý quốc chính là Thùy Củng điện.
Nhưng trên thực tế, các đời thiên tử Đại Ngụy, chỉ cần là quân vương hiền minh thông đạt, không ai lại không gần như mệt mỏi đến nỗi thổ huyết ở Thùy Củng điện này, do đó, nhắc đến tên điện này cũng khá châm biếm.
Khi thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư di giá đến Thùy Củng điện, trong điện đã có ba người đang phê duyệt tấu chương. Ba người này lần lượt là trung thư lệnh Hà Tương Tự tuổi ngoài lục tuần, trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương đang thời sung sức và trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi.
Ba vị này là quan viên trung thư tỉnh hỗ trợ thiên tử Đại Ngụy phê duyệt tấu chiết, tấu chương, không phải là quan viên trong điện nhưng có thể hiểu đây chính là phụ tá riêng của thiên tử Đại Ngụy. Tuy chức quyền không bằng thượng thư, tướng quân, nhưng địa vị lại khá cao, dù sao đây cũng là quan viên trung thư tỉnh, là “nội triều thần tử” của thiên tử Đại Ngụy, nhiều chính sách quan trọng, cần phải suy xét kỹ lưỡng, thiên tử Đại Ngụy hầu như đều thảo luận cùng mấy vị “nội triều thần tử” này rồi đưa ra kết luận.
Đương nhiên, một số chính vụ liên quan đến lục bộ, thiên tử Đại Ngụy cũng triệu tập lục bộ thượng thư đến tham gia nội triều.
Về tảo triều hàng ngày, đó thật ra chỉ là công việc thủ tục thượng thư các bộ báo cáo tình hình công việc của họ cho thiên tử Đại Ngụy và các đồng liêu khác, hoặc là do nhu cầu chính trị nào đó cần phải làm hình thức, những hội nghị thật sự có thể giải quyết quốc sách Đại Ngụy, chính là “nội triều” mà thiên tử Đại Ngụy lập trong Thùy Củng điện.
Do nội triều có địa vị khá cao, do đó, các tấu chương, tấu chiết được đưa đến đây, về cơ bản đều là đại sự liên quan đến toàn bộ xã tắc Đại Ngụy, ví dụ như tướng phòng thủ ở biên cảnh bị địch quốc quấy rầy, nuốt không trôi cục tức đó muốn đánh trả, loại đại sự sẽ khơi dậy họa binh đao của hai nước, không phải là chuyện binh bộ có thể làm chủ được.
Tấu chương của tướng phòng thủ biên cảnh đó sẽ được đưa đến trung thư tỉnh, cũng chính là Thùy Củng Điện, do thiên tử Đại Ngụy đích thân định đoạt. Thiên tử nói đánh, thì là đánh, thiên tử nói không đánh, vị tướng phòng thủ đó chỉ có thể nuốt giận.
Còn về việc cứu trợ thiên tai phát lương thực, chuyện cấp bách như vậy sẽ không đưa đến Thùy Củng điện, hộ bộ dưới thượng thư tỉnh sẽ tự xử lý việc này, quan viên hộ bộ cũng sẽ hạ lệnh điều động lương thực cứu trợ ngay khi nhận được công văn khẩn cấp của quan địa phương, nếu không những sự việc này còn phải chờ đến tảo triều hay nội triều, người dân vùng gặp thiên tai sớm đã đói chết.
Vì vậy, chính vụ Thùy Củng điện xử lý, về cơ bản đều là những việc không cấp bách lắm, nhưng lại liên quan đến sức mạnh quốc gia thịnh suy trong một khoảng thời gian dài trong tương lai của Đại Ngụy, tức là quốc sách. Ví dụ như đào sông ngòi, xây hoàng lăng, tăng giảm thuế má hoặc xây dựng quan hệ ngoại giao, kết minh với nước khác...
Tất nhiên, ngoài ra, trung thư tỉnh còn phải hỗ trợ thiên tử Đại Ngụy giám sát tình hình công tác của lục bộ thượng thư tỉnh, lần lượt phê duyệt những việc xử lý gần đây do lục bộ trình lên. Nếu có sót hay sơ suất, sẽ trả về các bộ, bảo họ lập tức sửa lại ngay, tóm lại chính là có sai thì sửa, không thì khen thưởng.
Đừng tưởng đây chỉ là bước phê duyệt cuối cùng, trên thực tế lượng công việc rất lớn, dù có quan viên trung thư tỉnh hỗ trợ, thiên tử Đại Ngụy các đời cũng đều gần như mệt mỏi đến nỗi thổ huyết, dường như mỗi ngày đều phải liên tục xem các loại tấu chương, tấu chiết, phê duyệt tình hình công tác của các bộ.
Tình hình công tác của cả sáu bộ, liên quan đến toàn bộ đất nước Đại Ngụy, mỗi ngày gần như đều phải trình mấy trăm tấu chương, tấu chiết cho trung thư tỉnh, cũng khó trách thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư mới bốn mươi hai tuổi đã đầu tóc bạc phơ.
“Bệ hạ.”
Thấy thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư bước vào Thùy Củng điện, trung thư lệnh Hà Tương Tự, trung thư tả thừa Lận Ngọc Dương, và trung thư hữu thừa Ngu Tử Khởi đang phê duyệt tấu chương liền nhanh chóng đứng dậy cúi chào.
“Miễn lễ.” - Triệu Nguyên Tư khoát tay, đi đến phía sau long án của mình ngồi xuống.
Lúc này, ba đại thần trung thư tỉnh trong điện đã đặt những tấu chương, tấu chiết tương đối nhạy cảm lên phía trên long án, từng cuộn xếp chồng lên nhau cực cao, đếm sơ cũng phải vài chục cuốn.
Như vậy vẫn chưa phải là toàn bộ, vì trong quá trình thiên tử Đại Ngụy Triệu Nguyên Tư phê duyệt những tấu chương này, thượng thư tỉnh lục bộ còn lục tục phái người đưa đến Thùy Củng điện những tấu chiết mới nhất, sau khi ba vị trung thư tỉnh đại thần sơ duyệt lại chọn ra những tấu chiết nhạy cảm, đưa đến long án của thiên tử Đại Ngụy.
Đây là một vòng tuần hoàn không ngừng, dù là một minh quân như Triệu Nguyên Tư cũng không lúc nào có thể xử lý hết toàn bộ tấu chương, tấu chiết trên long án. Nếu thật sự có một ngày trên long án không còn tấu chương, tấu chiết, vậy sẽ có nghĩa là Đại Ngụy sắp diệt vong.
Hai, ba canh giờ trôi qua, tấu chiết trên long án Triệu Nguyên Tư vẫn chưa giảm.
Nhìn những cuộn tấu chiết xếp chồng đó, thiên tử Đại Ngụy cảm thán than một câu: “Thế nhân giai đạo thiên tử hảo, há tri thiên tử diệc nan đương...”
Ba vị đại thần trung thư tỉnh ngừng cây bút trong tay, không hẹn mà cùng nhìn về phía Triệu Nguyên Tư, xuýt xoa khen ngợi.
“Hay!”
“Câu thơ hay quá, bệ hạ!”
Triệu Nguyên Tư vuốt vuốt râu, trầm tư một lúc lại ngâm tiếp:
“Bách liêu vi khởi trẫm tiên khởi, bách liêu dĩ thụy trẫm vi thụy. Bất như lũng hữu phú túc ông, nhật cao trượng ngũ do phi bị.”
Ba vị đại thần trung thư tỉnh nghe xong rất xúc động bởi bài thơ này của Triệu Nguyên Tư đã không thể dùng hay hay không hay để đánh giá nữa rồi.
Ba người lần lượt rời khỏi vị trí đi cúi lạy, to giọng:
“Bệ hạ thánh minh, Đại Ngụy có bệ hạ, quả thật hồng đồ quốc vận! Phúc của Đại Ngụy, phúc của xã tắc, phúc của vạn dân!”
“Các khanh làm gì vậy? Mau đứng dậy mau đứng dậy, trẫm chỉ lẩm bẩm một chút thôi.”
Triệu Nguyên Tư khoát tay bảo ba vị đại thần trung thư tỉnh đứng dậy, thật ra lúc này trong lòng ông cũng rất vui, dù sao ông cũng chỉ là sửa lại đôi chút bài thơ của bát tử Hoằng Nhuận, đồng thời thêm vào hai câu, chỉ vậy thôi mà đã trút hết được nỗi phiền muộn bao năm qua một cách nhẹ nhàng.
“Hôm nay có vẻ bệ hạ rất có hứng làm thơ.” - Trung thư lệnh Hà Tương Tự vuốt chòm râu trắng cười nói. Dù ông cảm thấy thể thơ của của bài thơ đó không phải từ Kinh Thi, nhưng thấy thiên tử có vẻ rất vui nên ông chắc chắn cũng không nhiều lời.
“Không phải, trẫm cũng chỉ...”
Triệu Nguyên Tư vừa định nói là do nghe xong bài thơ quái dị của bát tử Hoằng Nhuận nên cảm khái, đột nhiên nhớ ra gì đó, từ trong tay áo lấy ra tờ giấy viết “dân phú quốc cường” của Hoằng Nhuận, gọi ba vị đại thần trung thư tỉnh đến bên cạnh, hỏi:
“Ba vị ái khanh, các khanh cảm thấy câu này như thế nào?”
Ba vị đại thần trung thư tỉnh tò mò đi đến trước long án, ló đầu nhìn tờ giấy trên long án.
“Dân phú... quốc cường?”
Nhất thời, ba vị đại thần trung thư tỉnh quay mặt nhìn nhau, sắc mặt có chút thay đổi.
Họ chỉ nhìn nhau, không ai dám mở miệng mạo phạm.
Chỉ bốn chữ thôi mà lại có uy lực khiến ba vị đại thần trung thư tỉnh không dám lên tiếng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook