Đại Đường Tiểu Lang Trung
-
Chương 409: Tư cách khảo chứng
Bên cạnh có cái rương khám bệnh do huynh đệ Chân Lập Ngôn mang tới, Tả Thiếu Dương lập tức mở ra, quả nhiên có hộp châm nhỏ dùng châm cứu.
Tả Thiếu Dương ra tay như điện, mau chóng đâm vào huyện bách hội, thần khuyết, quan nguyên, sau đó đặt tay lên ngực Đỗ Yểm, kích thích tim ở bên ngoài.
Vì cấp cứu kịp thời cho nên y không tốn nhiều thời gian, Đỗ Yểm hự một tiếng, thở ra một hơi dài.
Hô hấp đã khôi phục! Tả Thiếu Dương mừng rỡ, bắt mạch, có rồi, nhưng phù khiến mạch yếu, nếu không phải tay nhạy, không phát hiện.
Tiếp tục kích thích tim, vừa ấn vừa đếm nhẩm, sau đó cúi xuống nghe, tim đã đập.
Yên tâm rồi, ông ta không chết được nữa, Tả Thiếu Dương mồ hôi ướt đẫm như vừa chạy đường trường về, ngồi phịch xuống giường, chưa bao giờ cứu người lại thấy căng thẳng thế này.
Đột nhiên sau lưng có tiếng hỏi nhỏ:
- Tả công tử, lão thái gia sao rồi?
- Ngươi đi lại có tiếng động một chút được không? Muốn dọa chết ta à?
Tả Thiếu Dương suýt đứng tim:
- Ổn rồi, lão gia tử không còn nguy hiểm gì nữa, ta thì sắp sinh bệnh đây này.
Vừa nói vừa rút châm ra, kiểm tra không để lại bất kỳ dấu vết gì cất vào hộp thuốc của Chân Lập Ngôn.
Người kia nhanh chóng kiểm tra lại, chắp tay vái tạ Tả Thiếu Dương, nước mắt chảy ra, hắn hẳn chỉ là nô bộc Đỗ gia chứ không phải người thân, lòng trung thành hiếm có.
Tả Thiếu Dương được đưa tới căn phòng nhỏ gần đó, có nha hoàn xinh xắn đem bánh và nước lên, tiếc là không ở lại mà lui ngay ra ngoài, có mỗi một mình, xung quanh khá im ắng, không biết ngoài kia xảy ra chuyện gì, hôm nay dậy sớm, vừa đi mỏi chân, lại vừa căng thẳng sợ hãi, ăn no xong nằm lên giường kéo chăn ngủ.
Mơ mơ màng màng ngủ không được bao lâu thì người kia đi vào đánh thức, nói nhỏ:
- Công tử, xe đã chuẩn bị bên ngoài rồi.
Chẳng muốn hỏi tình hình ra sao, đi theo hắn ra ngoài, lúc này mới biết trời đã nhá nhem tối, không bao lâu nữa sẽ gõ trống cầm canh, dựa theo khoảng cách đủ biết rộng hơn nhiều hậu hoa viên Cù gia, tới cửa định chào tạm biệt thì người kia lại biến mất rồi, nhún vai, cửa khép hờ, mở ra, có một cỗ xe ngựa đợi sẵn, đánh xe đi tới đặt bục kê chân:
- Mời công tử lên xe.
Không phải cái xe lúc nãy đón y tới, xe đi rất êm, khi còn cách ngõ Cù gia một khoảng, đánh xe ngoài rèm nói:
- Công tử, thứ lỗi, tiểu nhân chỉ đưa tới đây thôi.
- Không sao.
Tả Thiếu Dương gật đầu, Đỗ gia làm việc rất cẩn thận, chu đáo, không phải loại xong việc phủi tay.
Đứng giữa đường, một trăm lẻ tám tiếng trống dọn đường vang lên, người qua người lại vội vàng về nhà, Tả Thiếu Dương giang tay ra, thở phào, nãy giờ thần kinh cứ căng như dây đàn.
Sáng ngày hôm sau hay tin Ngự sử đại phu kiểm giáo lại bộ thượng thư Đỗ Yểm đã bệnh nặng qua đời. Tả Thiếu Dương ngồi lặng người một lúc rất lâu, vậy là cuối cùng đối phương cũng thành công rồi, sát thủ hẳn không phải chỉ có một, tội nghiệp ông già đó, đã cẩn thận như vậy rồi mà không thoát.
Dù sao mình đã cố hết sức, cũng không ai biết mình liên quan tới chuyện này, quan trường đúng là chốn nguy hiểm, mình tốt nhất là không nên dây dưa, chẳng tan xương nát thịt thì cũng tinh thần kiệt quệ, sống không thọ, trong nhà còn ba mỹ nhân đang đợi quá môn, rảnh rỗi cùng các nàng bồi dưỡng tình cảm còn hơn.
Bây giờ nên nghĩ cách rời cái chỗ thị phi này, hay cho mồi lửa đốt ngéo cái hôn thư rắc rối kia đi.
Khi Tả Thiếu Dương còn đang cân nhắc kế hoạch đốt nhà của mình thì xảy một chuyện oanh động cả kinh thành, Đỗ ngự sử đã chết phục sinh, toàn thành xôn xao, đó là năm ngày sau.
Tả Thiếu Dương nghe Bạch Chỉ Hàn và Cù lão thái thái đi chợ về kể tin này thì lập tức mặc áo có mũ chùm đầu, chạy vội tới Đỗ gia, không cần tới gần, xung quanh tụ tập rất đông người, có cả bách tính, quan viên, phu phen tẩu tốt, chủ đề chỉ xoay quanh chuyện Đỗ đại nhân hồi sinh.
Không dám hỏi ai, Tả Thiếu Dương chỉ lẫn trong đám đông nghe ngóng, mấy hôm trước Đỗ gia đã lập linh đường rồi, phát tang rồi, cả nhà khóc lóc ầm ĩ, quan lại tới phúng điếu kéo dài cả dặm, bỗng nhiên Đỗ đại nhân tưởng đã chết ngồi dậy từ quan tài, nói một câu "ta đói", làm người cúng bái kinh hãi bỏ chạy tán loạn, có người ngất ngay tại chỗ.
Cũng có người nói, quan tài Đỗ đại nhân đột nhiên tỏa mùi thơm ngào ngạt, hào quang ngũ sắc hiện xuất hiện, hào quang tan đi, mọi người chạy tới thấy Đỗ đại nhân da dẻ hồng hào, hơi thở đều đặn, rõ ràng chỉ ngủ say.
Tuy nhiều phiên bản khác nhau, càng kể càng thần kỳ, nhưng chung một điểm, Đỗ đại nhân sống lại trước mắt mọi người.
Có nghe nữa cũng không biết thêm được gì rồi, lại không muốn tới Đỗ gia hỏi rốt cuộc chuyện gì xảy ra, kìm nén tò mò, Tả Thiếu Dương lại lặng lẽ rời đi.
Trên đường về, đột nhiên có người tới bên cạnh chắp tay nói:
- Công tử, trời lạnh, mời công tử lên xe uống chén rượu cho ấm người.
Tả Thiếu Dương không quay sang cũng nhận ra là ai:
- Ngươi theo dõi ta sao?
- Không dám, tiểu nhân được lão thái gia phái tới đảm bảo an toàn cho công tử thôi, sợ có kẻ gia hại ân nhân của mình, mời công tử.
Tả Thiếu Dương quen vụ này rồi theo người đó lên xe, cho tới giờ y không hỏi tên hắn, hắn cũng chưa bao giờ báo danh, như thế tốt cho cả hai bên.
Người đó lấy ra một phong thư:
- Công tử, lão thái gia bảo tiểu nhân đưa cho công tử cái này.
Tả Thiếu Dương không nhận, mà hỏi:
- Lão gia tử, thực sự chết rồi sống lại à?
- Tiểu nhân chỉ phụng lệnh làm việc, những thứ khác đều không biết.
Người đó đẩy phong thư tới:
- Đây là tạ lễ.
- Ta không cần, ta làm việc không phải vì tiền, lần trước ta không nhận, lần này cũng thế.
Tả Thiếu Dương không hỏi trong đó có gì, điều duy nhất y muốn là thoát thân, không dính líu gì nữa.
- Công tử nên xem đi, tiểu nhân đảm bảo công tử không phải thất vọng. Nếu xem xong, công tử vẫn muốn trả lại, tiểu nhân sẽ mang về.
Rốt cuộc là thứ gì? Xem chừng có vẻ không phải tiền tài, thật ra nếu là tiền cũng tốt, lần trước không nhận là vì không muốn liên quan gì hết, nhưng bây giờ đã làm đủ thứ rồi, Đỗ Yểm xem chừng là do mình cứu thật, tội gì mà không nhận chứ? Chỉ tiếc vừa rồi hơi nhanh mồm, lời đã nói ra không thu lại được nữa.
Tả Thiếu Dương không nén nổi hiếu kỳ, xé phong thư ra, bên trong có một tờ giấy, không ngờ là văn điệp hồi chấp của lại bộ, chính là phiếu thu sau khi cử nhân các châu lên kinh tùy vật nhập cống, tới lại bộ báo danh, đồng thời cũng là thông báo tham gia thi hội vào khai xuân 25 tháng 1.
Cái tên ghi trên đó không ngờ chính là Tả Trung, tự Thiếu Dương, ghi chú nguyên tịch là Hợp Châu, khoa mục là y khoa.
Lễ tạ của Đỗ Yểm là khảo chứng tư cách tham gia khoa cử.
Thời sơ Đường, khoa cử không được nghiêm ngặt như thời Minh Thanh sau này, về nguyên tắc thì cử nhân các châu, phải thông qua được thi huyện, thi châu, được châu huyện sở tại cấp cho "giải trạng", tức là chứng minh tư cách tùy vật nhập cống. Chỉ là khoa cử mới khôi phục chưa lâu, chế độ không quá quy chuẩn, đặc biệt là khoa cử y thuật, vốn không được coi trọng mấy, quan cao trong triều có thể trực tiếp liên hệ với lại bộ xin giải trạng, tiến cử tham gia thi hội.
Người kia thấy Tả Thiếu Dương có vẻ siêu lòng, nói thêm:
- Lão thái gia nhà tiểu nhân nói, công tử tuổi còn trẻ mà y thuật như thần, hiếm có hơn nữa là mang tấm lòng y giả như phụ mẫu, nếu không gia khoa cử làm quan giúp đời thì thật uổng phí tài năng, văn giải này coi như đáp tạ. Nếu công tử không nhận, lão thái gia sẽ tìm cách khác báo đáp. Nếu công tử nhận, tham gia khoa cử đỗ đạt, tương lai sĩ đồ thế nào, lão gia nhà ta không hỏi tới, hết thảy là dựa vào công tử.
Xe ngựa không biết dừng lại từ bao giờ, Tả Thiếu Dương cho phong thư vào lòng rời xe.
Tả Thiếu Dương ra tay như điện, mau chóng đâm vào huyện bách hội, thần khuyết, quan nguyên, sau đó đặt tay lên ngực Đỗ Yểm, kích thích tim ở bên ngoài.
Vì cấp cứu kịp thời cho nên y không tốn nhiều thời gian, Đỗ Yểm hự một tiếng, thở ra một hơi dài.
Hô hấp đã khôi phục! Tả Thiếu Dương mừng rỡ, bắt mạch, có rồi, nhưng phù khiến mạch yếu, nếu không phải tay nhạy, không phát hiện.
Tiếp tục kích thích tim, vừa ấn vừa đếm nhẩm, sau đó cúi xuống nghe, tim đã đập.
Yên tâm rồi, ông ta không chết được nữa, Tả Thiếu Dương mồ hôi ướt đẫm như vừa chạy đường trường về, ngồi phịch xuống giường, chưa bao giờ cứu người lại thấy căng thẳng thế này.
Đột nhiên sau lưng có tiếng hỏi nhỏ:
- Tả công tử, lão thái gia sao rồi?
- Ngươi đi lại có tiếng động một chút được không? Muốn dọa chết ta à?
Tả Thiếu Dương suýt đứng tim:
- Ổn rồi, lão gia tử không còn nguy hiểm gì nữa, ta thì sắp sinh bệnh đây này.
Vừa nói vừa rút châm ra, kiểm tra không để lại bất kỳ dấu vết gì cất vào hộp thuốc của Chân Lập Ngôn.
Người kia nhanh chóng kiểm tra lại, chắp tay vái tạ Tả Thiếu Dương, nước mắt chảy ra, hắn hẳn chỉ là nô bộc Đỗ gia chứ không phải người thân, lòng trung thành hiếm có.
Tả Thiếu Dương được đưa tới căn phòng nhỏ gần đó, có nha hoàn xinh xắn đem bánh và nước lên, tiếc là không ở lại mà lui ngay ra ngoài, có mỗi một mình, xung quanh khá im ắng, không biết ngoài kia xảy ra chuyện gì, hôm nay dậy sớm, vừa đi mỏi chân, lại vừa căng thẳng sợ hãi, ăn no xong nằm lên giường kéo chăn ngủ.
Mơ mơ màng màng ngủ không được bao lâu thì người kia đi vào đánh thức, nói nhỏ:
- Công tử, xe đã chuẩn bị bên ngoài rồi.
Chẳng muốn hỏi tình hình ra sao, đi theo hắn ra ngoài, lúc này mới biết trời đã nhá nhem tối, không bao lâu nữa sẽ gõ trống cầm canh, dựa theo khoảng cách đủ biết rộng hơn nhiều hậu hoa viên Cù gia, tới cửa định chào tạm biệt thì người kia lại biến mất rồi, nhún vai, cửa khép hờ, mở ra, có một cỗ xe ngựa đợi sẵn, đánh xe đi tới đặt bục kê chân:
- Mời công tử lên xe.
Không phải cái xe lúc nãy đón y tới, xe đi rất êm, khi còn cách ngõ Cù gia một khoảng, đánh xe ngoài rèm nói:
- Công tử, thứ lỗi, tiểu nhân chỉ đưa tới đây thôi.
- Không sao.
Tả Thiếu Dương gật đầu, Đỗ gia làm việc rất cẩn thận, chu đáo, không phải loại xong việc phủi tay.
Đứng giữa đường, một trăm lẻ tám tiếng trống dọn đường vang lên, người qua người lại vội vàng về nhà, Tả Thiếu Dương giang tay ra, thở phào, nãy giờ thần kinh cứ căng như dây đàn.
Sáng ngày hôm sau hay tin Ngự sử đại phu kiểm giáo lại bộ thượng thư Đỗ Yểm đã bệnh nặng qua đời. Tả Thiếu Dương ngồi lặng người một lúc rất lâu, vậy là cuối cùng đối phương cũng thành công rồi, sát thủ hẳn không phải chỉ có một, tội nghiệp ông già đó, đã cẩn thận như vậy rồi mà không thoát.
Dù sao mình đã cố hết sức, cũng không ai biết mình liên quan tới chuyện này, quan trường đúng là chốn nguy hiểm, mình tốt nhất là không nên dây dưa, chẳng tan xương nát thịt thì cũng tinh thần kiệt quệ, sống không thọ, trong nhà còn ba mỹ nhân đang đợi quá môn, rảnh rỗi cùng các nàng bồi dưỡng tình cảm còn hơn.
Bây giờ nên nghĩ cách rời cái chỗ thị phi này, hay cho mồi lửa đốt ngéo cái hôn thư rắc rối kia đi.
Khi Tả Thiếu Dương còn đang cân nhắc kế hoạch đốt nhà của mình thì xảy một chuyện oanh động cả kinh thành, Đỗ ngự sử đã chết phục sinh, toàn thành xôn xao, đó là năm ngày sau.
Tả Thiếu Dương nghe Bạch Chỉ Hàn và Cù lão thái thái đi chợ về kể tin này thì lập tức mặc áo có mũ chùm đầu, chạy vội tới Đỗ gia, không cần tới gần, xung quanh tụ tập rất đông người, có cả bách tính, quan viên, phu phen tẩu tốt, chủ đề chỉ xoay quanh chuyện Đỗ đại nhân hồi sinh.
Không dám hỏi ai, Tả Thiếu Dương chỉ lẫn trong đám đông nghe ngóng, mấy hôm trước Đỗ gia đã lập linh đường rồi, phát tang rồi, cả nhà khóc lóc ầm ĩ, quan lại tới phúng điếu kéo dài cả dặm, bỗng nhiên Đỗ đại nhân tưởng đã chết ngồi dậy từ quan tài, nói một câu "ta đói", làm người cúng bái kinh hãi bỏ chạy tán loạn, có người ngất ngay tại chỗ.
Cũng có người nói, quan tài Đỗ đại nhân đột nhiên tỏa mùi thơm ngào ngạt, hào quang ngũ sắc hiện xuất hiện, hào quang tan đi, mọi người chạy tới thấy Đỗ đại nhân da dẻ hồng hào, hơi thở đều đặn, rõ ràng chỉ ngủ say.
Tuy nhiều phiên bản khác nhau, càng kể càng thần kỳ, nhưng chung một điểm, Đỗ đại nhân sống lại trước mắt mọi người.
Có nghe nữa cũng không biết thêm được gì rồi, lại không muốn tới Đỗ gia hỏi rốt cuộc chuyện gì xảy ra, kìm nén tò mò, Tả Thiếu Dương lại lặng lẽ rời đi.
Trên đường về, đột nhiên có người tới bên cạnh chắp tay nói:
- Công tử, trời lạnh, mời công tử lên xe uống chén rượu cho ấm người.
Tả Thiếu Dương không quay sang cũng nhận ra là ai:
- Ngươi theo dõi ta sao?
- Không dám, tiểu nhân được lão thái gia phái tới đảm bảo an toàn cho công tử thôi, sợ có kẻ gia hại ân nhân của mình, mời công tử.
Tả Thiếu Dương quen vụ này rồi theo người đó lên xe, cho tới giờ y không hỏi tên hắn, hắn cũng chưa bao giờ báo danh, như thế tốt cho cả hai bên.
Người đó lấy ra một phong thư:
- Công tử, lão thái gia bảo tiểu nhân đưa cho công tử cái này.
Tả Thiếu Dương không nhận, mà hỏi:
- Lão gia tử, thực sự chết rồi sống lại à?
- Tiểu nhân chỉ phụng lệnh làm việc, những thứ khác đều không biết.
Người đó đẩy phong thư tới:
- Đây là tạ lễ.
- Ta không cần, ta làm việc không phải vì tiền, lần trước ta không nhận, lần này cũng thế.
Tả Thiếu Dương không hỏi trong đó có gì, điều duy nhất y muốn là thoát thân, không dính líu gì nữa.
- Công tử nên xem đi, tiểu nhân đảm bảo công tử không phải thất vọng. Nếu xem xong, công tử vẫn muốn trả lại, tiểu nhân sẽ mang về.
Rốt cuộc là thứ gì? Xem chừng có vẻ không phải tiền tài, thật ra nếu là tiền cũng tốt, lần trước không nhận là vì không muốn liên quan gì hết, nhưng bây giờ đã làm đủ thứ rồi, Đỗ Yểm xem chừng là do mình cứu thật, tội gì mà không nhận chứ? Chỉ tiếc vừa rồi hơi nhanh mồm, lời đã nói ra không thu lại được nữa.
Tả Thiếu Dương không nén nổi hiếu kỳ, xé phong thư ra, bên trong có một tờ giấy, không ngờ là văn điệp hồi chấp của lại bộ, chính là phiếu thu sau khi cử nhân các châu lên kinh tùy vật nhập cống, tới lại bộ báo danh, đồng thời cũng là thông báo tham gia thi hội vào khai xuân 25 tháng 1.
Cái tên ghi trên đó không ngờ chính là Tả Trung, tự Thiếu Dương, ghi chú nguyên tịch là Hợp Châu, khoa mục là y khoa.
Lễ tạ của Đỗ Yểm là khảo chứng tư cách tham gia khoa cử.
Thời sơ Đường, khoa cử không được nghiêm ngặt như thời Minh Thanh sau này, về nguyên tắc thì cử nhân các châu, phải thông qua được thi huyện, thi châu, được châu huyện sở tại cấp cho "giải trạng", tức là chứng minh tư cách tùy vật nhập cống. Chỉ là khoa cử mới khôi phục chưa lâu, chế độ không quá quy chuẩn, đặc biệt là khoa cử y thuật, vốn không được coi trọng mấy, quan cao trong triều có thể trực tiếp liên hệ với lại bộ xin giải trạng, tiến cử tham gia thi hội.
Người kia thấy Tả Thiếu Dương có vẻ siêu lòng, nói thêm:
- Lão thái gia nhà tiểu nhân nói, công tử tuổi còn trẻ mà y thuật như thần, hiếm có hơn nữa là mang tấm lòng y giả như phụ mẫu, nếu không gia khoa cử làm quan giúp đời thì thật uổng phí tài năng, văn giải này coi như đáp tạ. Nếu công tử không nhận, lão thái gia sẽ tìm cách khác báo đáp. Nếu công tử nhận, tham gia khoa cử đỗ đạt, tương lai sĩ đồ thế nào, lão gia nhà ta không hỏi tới, hết thảy là dựa vào công tử.
Xe ngựa không biết dừng lại từ bao giờ, Tả Thiếu Dương cho phong thư vào lòng rời xe.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook