Đại Đường Tiểu Lang Trung
-
Chương 11: Lối thoát ở đâu?
Tả Thiếu Dương lúc bị ốm qua lời bàn tán mọi người xung quanh nghe ngóng được Hầu Phổ là trượng phu của tỷ tỷ, hiện làm thư lại trong huyện nha.
- Trồng cấy!? Tả Quý vén ống tay áo lên, lộ ra cánh tay khẳng khiu: - Bà xem ta có phải là người làm ruộng không? Lại nói, giờ là mùa đông, khai xuân mới trồng cấy được, thu hoạch xong mới có cái ăn, vậy nửa năm tới húp gió mà sống sao?
Kỳ thực Lương thị cũng biết chuyện này không hiện thực, chỉ là cùng đường rồi sinh bấn loạn mới nói vậy thôi.
Hồi Hương thử nói: - Cha, mẹ, cùng lắm thì chuyển sang chỗ con ở, Hầu Phổ không nói gì đâu.
Lương thị lắc đầu liên hồi: - Tới chỗ con? Cả nhà lớn nhỏ bên đó rúc vào chỗ bé tí, thêm vào nhà mình, ngủ đâu? Hơn nữa họ sống chẳng dễ dàng gì, dựa hết cả vào chút lương bổng của Hầu Phổ, thêm vào chúng ta, còn không làm nó mệt chết à?
- Không sao, bọn con còn trẻ khổ chút không chết được. Con giúp nha môn giặt giũ may vá cũng kiếm được tiền.
- Không đi. Tả Quý tuyên bố một câu kết thúc bàn luận: - Muốn lão phu nương nhờ nữ tế, không bằng treo cổ chết quách luôn cho rảnh! -- Đi ngủ! Nói xong đứng dậy chắp tay sau lưng đi về sương phòng trái đại sảnh.
Không ai dám trái ý Tả Quý, Hồi Hương thở dài thu dọn bát đĩa, Tả Thiếu Dương muốn giúp, nhưng bị Lương thị đẩy ra, nói nước nóng đun rồi, bảo y đi ngâm chân rồi ngủ.
Tả Thiếu Dương nhờ ánh lửa từ bếp, lần mò trong bóng tối tìm chậu rửa chân, mở nắp nửa cái bầu hồ lô, múc trong đó một bầu nước, đổ vào chậu, lại thêm một bầu nước từ trong chum. Thấy nước trong chum không còn bao nhiêu nữa, hỏi: - Tỷ, lấy nước đun ở đâu, nước trong chum sắp hết rồi, để đệ đi lấy.
Hồi Hương quay đầu chỉ: - Ra cửa rẽ phải, qua một con phố, bên sông có cái giếng nước, lấy ở đó..
Lương Thị cắt ngang: - Tối rồi đừng đi, có thấy đường đâu, ngã thì khốn, sáng mai dậy lấy cũng được... Ông trời ơi, ngay chỗ lấy nước nó cũng quên mất rồi, sau này còn sống thế nào nữa.
Hồi Hương vỗ về mẹ, trong nhà rối ren nên nàng không nói thôi, bệnh tình đệ đệ thực sự nặng hơn thế nhiều, nàng rất lo: - Mẹ, đệ đệ chỉ quên mấy chuyện vụn vặt thôi, rồi sẽ nhớ lại hết, đừng lo.
Tả Thiếu Dương vâng lời, bê chậu nước ra đại sảnh, kiếm cái ghế nhỏ ngồi xuống, cởi giày tất, nước còn nóng, y thích thế, chân hơ hơ trên mặt nước, từ từ cho vào, rên một cái khoan khoái, còn gì thích hơn ngâm chân nước nóng trong mùa đông, vừa ngâm chân vừa cân nhắc từ ngữ thăm dò: - Vừa nãy con đi qua Huệ Dân Đường, thấy người khám bệnh đông lắm, nhà mình mà đông khách như vậy đã chẳng lo không nộp được tiền thuê phòng.
Lương thị chép miệng: - Nhà ta sao so được với họ, Đại chưởng quầy người ta nghe đâu làm y quan trong kinh thành tiền triều, từng xem bệnh cho vương gia tể tướng đấy.
Tả Thiếu Dương vỡ lẽ, chả trách, người ta từng xem bệnh cho lãnh đạo quốc gia, bách tính đương nhiên là tin rồi.
Hồi Hương cũng nói: - Người ta nghe danh mà tới, cha không có danh tiếng gì, cho dù chữa được bệnh, người ta cũng chẳng thèm.
- Nếu cha chữa được bệnh cho Tam thẩm sẽ khác, cái bệnh này phát tác là liên miên, cực kỳ khó chịu, nếu được chữa lành sẽ rất cao hứng.
- Thì cao hứng, rồi sao nào, hoãn cho chúng ta vài ngày, qua năm mới có lẽ người khám bệnh sẽ nhiều hơn, nhưng trước đó thì thế nào, phải trả tiền trước đã, nếu không Tam thẩm đuổi chúng ta đi ngay... Tỷ thấy lần này thẩm ấy nói thật đấy...
Hồi Hương vừa nói tới đó liền nghe Tả Quý trong sương phòng lạnh lùng nói vọng ra: - Tới giờ nào rồi còn chưa ngủ đi, mấy mẹ con các ngươi ăn no tức bụng hả?
Hồi Hương nhìn Tả Thiếu Dương, thè lưỡi ra.
Lương thị áp giọng xuống: - Đừng nói nữa! Con mau về đi, Hầu Phổ và hài tử đang đợi con về đấy, vất vả cả ngày rồi, nghỉ sớm.
- Dạ. Hồi Hương giúp dọn dẹp phòng ốc, Tả Thiếu Dương cũng đã rửa chân xong, nàng bê chậu nước vào bếp đổ ào một cái, đi ra chỉnh lại y phục: - Mẹ, con về đây. Đệ, ban đêm nếu có người tới xem bệnh gấp, nhớ ra chào hỏi, đừng để cha dậy, cha già rồi, sức khỏe kém, đệ nữa, chú ý sức khỏe vào, cả nhà rồi trông cả vào đệ đấy đừng sính cường cái gì cố được thì cố.
- Đệ nhớ rồi.
Nhà Hồi Hương ở bên cạnh huyện nha, cách nơi này không xa, vì thời gian qua Tả Thiếu Dương bị bệnh nên nàng thường qua về nhà đỡ đần cha mẹ, y đi mở cửa, nghe tỷ tỷ căn dặn, mắt tiễn nàng đi xa rồi mới đóng cửa lại.
Lương thị đã về phòng ngủ, Tả Thiếu Dương mang đèn dầu vào sương phòng bên phải, phòng tương đối lớn, chia làm hai phần, nửa phần ngoài là gian chế thuốc, có tận mấy cái bếp nhỏ liền, cùng dao thái thuốc, cối đồng giã thuốc, nghiền thuốc. Gian nhỏ bên trong để các loại dược liệu, đều là thứ giá rẻ chưa được bào chế.
Tả Thiếu Dương phải giơ cao đèn, tránh va chạm vào đồ đạc lỉnh kỉnh để khắp nơi, sắp xếp tùy tiện, y lắc đầu, có thời gian phải xếp lại, thuốc để thế này thì hỏng hết. Tránh đánh thức cha mẹ, y nhón chân đi qua cái gian nhỏ để thuốc.
Trèo lên thang gỗ nhỏ, trên đó là gác xép, sát trần luôn, lại nhỏ, vừa đủ đứng đứng thẳng người, gác xép đặt một cái giường đơn, loại cực nhỏ trở mình cũng phải cẩn thận, đó chính là chỗ ngủ của y đấy. Giường trải đệm cũng bằng vải sắn, một cái chăn mỏng manh, dưới đệm lót cỏ, bò lên một cái là kêu rào rạo.
Đầu giường có đóng cái tấm ván, đặt vài cuốn sách, để đèn dầu lên ván, mấy ngày trước y chẳng có tâm trạng nào xem mấy thứ này, bây giờ mới mở ra, chữ nhỏ ngay ngắn, rất cứng cỏi, giống tấm biển hiệu nhà y, hẳn là bút tích của cha y rồi. Thời đó công nghệ in ấn rất hạn chế, sách vở truyền bá cơ bản là nhờ chép tay, sách in cực kỳ ít.
Xem nội dung ghi trong sách, y nhận ra rất tạp, lấy từ ( Danh y biệt lục), ( Thương hàn luận), ngoài ra còn có ( Thần Nông bản thảo kinh), ( Hoàng Đế nội kinh), những thứ kiến thức này Tả Thiếu Dương đã thuộc lòng như cháo chảy lâu rồi, sách này không chỉ nội dung tàn khuyết mà nhiều chỗ còn sai nữa.
Ngoài một số phương thuốc và lý luận Tả Thiếu Dương không buồn xem, còn có một số phương thuốc kinh nghiệm dân gian, sau này thất truyền. Tả Thiếu Dương mừng thầm, cho dù đem so với phương thuốc y biết thì không hiệu quả bằng, có điều. chỉ cần sách thuốc, là phương thuốc mới là y hứng thú rồi, cái danh tiếng mọt sách không phải để gọi xuông cho vui, dù chẳng phải là cách xưng hô hay ho gì, nhưng Tả Thiếu Dương thích đấy, muốn làm mọt sách cũng phải có cái đầu.
Coi như sách giải trí để đọc đỡ buồn, đoán trước được rồi, bên trong sách toàn chữa mấy bệnh vụn vặt thường gặp thôi, chẳng có gì đặc sắc, thậm chí còn vấn đề rõ ràng. Dễ hiểu thôi mà, đây là sách chép tay, tổng hợp kinh nghiệm, khả năng còn từ nghe đồn, không có cơ cấu thẩm quyền thẩm hạnh xác nhận.
Cha y dùng những kiến thức này hành y trị bệnh, chẳng trách hiệu thuốc làm ăn chả ra sao, khiến tiền thuê phòng cũng không trả nổi.
Đêm càng khuya trời càng lạnh, lạnh điên cả người, cái áo kép y mặc lại chẳng có tác dụng giữ ấm gì cả, ngón tay bị đông cứng tới gập lại cũng đau, Tả Thiếu Dương vẫn thong thả lật sách xem. Sau khi cảm khái một phen, đặt sách xuống, quỳ trên giường trải đệm, mấy hôm trước trời không lạnh như thế này, sáng nay mới đột nhiên có tuyết lớn, không biết chăn đệm này còn chống chịu nổi không nữa.
Bên ngoài có tiếng chiêng báo canh xa xa truyền tới, giờ mới tương ứng tầm 9 giờ tối thôi, cú đêm như y bình thường phải 12 giờ đêm tới 1 giờ sáng mới đi ngủ, lúc ốm bệnh đầu óc lại mơ hồ chả rõ đêm ngày không tính, giờ khỏe rồi, sao ngủ sớm thế được, tuy ban đêm cấm đi lại, song đi loanh quanh gần nhà, có gì chuồn về cũng chẳng sợ. Tả Thiếu Dương không ý thức được hoàn toàn chuyện giới nghiêm ban đêm ngày xưa nghiêm túc thế nào.
- Trồng cấy!? Tả Quý vén ống tay áo lên, lộ ra cánh tay khẳng khiu: - Bà xem ta có phải là người làm ruộng không? Lại nói, giờ là mùa đông, khai xuân mới trồng cấy được, thu hoạch xong mới có cái ăn, vậy nửa năm tới húp gió mà sống sao?
Kỳ thực Lương thị cũng biết chuyện này không hiện thực, chỉ là cùng đường rồi sinh bấn loạn mới nói vậy thôi.
Hồi Hương thử nói: - Cha, mẹ, cùng lắm thì chuyển sang chỗ con ở, Hầu Phổ không nói gì đâu.
Lương thị lắc đầu liên hồi: - Tới chỗ con? Cả nhà lớn nhỏ bên đó rúc vào chỗ bé tí, thêm vào nhà mình, ngủ đâu? Hơn nữa họ sống chẳng dễ dàng gì, dựa hết cả vào chút lương bổng của Hầu Phổ, thêm vào chúng ta, còn không làm nó mệt chết à?
- Không sao, bọn con còn trẻ khổ chút không chết được. Con giúp nha môn giặt giũ may vá cũng kiếm được tiền.
- Không đi. Tả Quý tuyên bố một câu kết thúc bàn luận: - Muốn lão phu nương nhờ nữ tế, không bằng treo cổ chết quách luôn cho rảnh! -- Đi ngủ! Nói xong đứng dậy chắp tay sau lưng đi về sương phòng trái đại sảnh.
Không ai dám trái ý Tả Quý, Hồi Hương thở dài thu dọn bát đĩa, Tả Thiếu Dương muốn giúp, nhưng bị Lương thị đẩy ra, nói nước nóng đun rồi, bảo y đi ngâm chân rồi ngủ.
Tả Thiếu Dương nhờ ánh lửa từ bếp, lần mò trong bóng tối tìm chậu rửa chân, mở nắp nửa cái bầu hồ lô, múc trong đó một bầu nước, đổ vào chậu, lại thêm một bầu nước từ trong chum. Thấy nước trong chum không còn bao nhiêu nữa, hỏi: - Tỷ, lấy nước đun ở đâu, nước trong chum sắp hết rồi, để đệ đi lấy.
Hồi Hương quay đầu chỉ: - Ra cửa rẽ phải, qua một con phố, bên sông có cái giếng nước, lấy ở đó..
Lương Thị cắt ngang: - Tối rồi đừng đi, có thấy đường đâu, ngã thì khốn, sáng mai dậy lấy cũng được... Ông trời ơi, ngay chỗ lấy nước nó cũng quên mất rồi, sau này còn sống thế nào nữa.
Hồi Hương vỗ về mẹ, trong nhà rối ren nên nàng không nói thôi, bệnh tình đệ đệ thực sự nặng hơn thế nhiều, nàng rất lo: - Mẹ, đệ đệ chỉ quên mấy chuyện vụn vặt thôi, rồi sẽ nhớ lại hết, đừng lo.
Tả Thiếu Dương vâng lời, bê chậu nước ra đại sảnh, kiếm cái ghế nhỏ ngồi xuống, cởi giày tất, nước còn nóng, y thích thế, chân hơ hơ trên mặt nước, từ từ cho vào, rên một cái khoan khoái, còn gì thích hơn ngâm chân nước nóng trong mùa đông, vừa ngâm chân vừa cân nhắc từ ngữ thăm dò: - Vừa nãy con đi qua Huệ Dân Đường, thấy người khám bệnh đông lắm, nhà mình mà đông khách như vậy đã chẳng lo không nộp được tiền thuê phòng.
Lương thị chép miệng: - Nhà ta sao so được với họ, Đại chưởng quầy người ta nghe đâu làm y quan trong kinh thành tiền triều, từng xem bệnh cho vương gia tể tướng đấy.
Tả Thiếu Dương vỡ lẽ, chả trách, người ta từng xem bệnh cho lãnh đạo quốc gia, bách tính đương nhiên là tin rồi.
Hồi Hương cũng nói: - Người ta nghe danh mà tới, cha không có danh tiếng gì, cho dù chữa được bệnh, người ta cũng chẳng thèm.
- Nếu cha chữa được bệnh cho Tam thẩm sẽ khác, cái bệnh này phát tác là liên miên, cực kỳ khó chịu, nếu được chữa lành sẽ rất cao hứng.
- Thì cao hứng, rồi sao nào, hoãn cho chúng ta vài ngày, qua năm mới có lẽ người khám bệnh sẽ nhiều hơn, nhưng trước đó thì thế nào, phải trả tiền trước đã, nếu không Tam thẩm đuổi chúng ta đi ngay... Tỷ thấy lần này thẩm ấy nói thật đấy...
Hồi Hương vừa nói tới đó liền nghe Tả Quý trong sương phòng lạnh lùng nói vọng ra: - Tới giờ nào rồi còn chưa ngủ đi, mấy mẹ con các ngươi ăn no tức bụng hả?
Hồi Hương nhìn Tả Thiếu Dương, thè lưỡi ra.
Lương thị áp giọng xuống: - Đừng nói nữa! Con mau về đi, Hầu Phổ và hài tử đang đợi con về đấy, vất vả cả ngày rồi, nghỉ sớm.
- Dạ. Hồi Hương giúp dọn dẹp phòng ốc, Tả Thiếu Dương cũng đã rửa chân xong, nàng bê chậu nước vào bếp đổ ào một cái, đi ra chỉnh lại y phục: - Mẹ, con về đây. Đệ, ban đêm nếu có người tới xem bệnh gấp, nhớ ra chào hỏi, đừng để cha dậy, cha già rồi, sức khỏe kém, đệ nữa, chú ý sức khỏe vào, cả nhà rồi trông cả vào đệ đấy đừng sính cường cái gì cố được thì cố.
- Đệ nhớ rồi.
Nhà Hồi Hương ở bên cạnh huyện nha, cách nơi này không xa, vì thời gian qua Tả Thiếu Dương bị bệnh nên nàng thường qua về nhà đỡ đần cha mẹ, y đi mở cửa, nghe tỷ tỷ căn dặn, mắt tiễn nàng đi xa rồi mới đóng cửa lại.
Lương thị đã về phòng ngủ, Tả Thiếu Dương mang đèn dầu vào sương phòng bên phải, phòng tương đối lớn, chia làm hai phần, nửa phần ngoài là gian chế thuốc, có tận mấy cái bếp nhỏ liền, cùng dao thái thuốc, cối đồng giã thuốc, nghiền thuốc. Gian nhỏ bên trong để các loại dược liệu, đều là thứ giá rẻ chưa được bào chế.
Tả Thiếu Dương phải giơ cao đèn, tránh va chạm vào đồ đạc lỉnh kỉnh để khắp nơi, sắp xếp tùy tiện, y lắc đầu, có thời gian phải xếp lại, thuốc để thế này thì hỏng hết. Tránh đánh thức cha mẹ, y nhón chân đi qua cái gian nhỏ để thuốc.
Trèo lên thang gỗ nhỏ, trên đó là gác xép, sát trần luôn, lại nhỏ, vừa đủ đứng đứng thẳng người, gác xép đặt một cái giường đơn, loại cực nhỏ trở mình cũng phải cẩn thận, đó chính là chỗ ngủ của y đấy. Giường trải đệm cũng bằng vải sắn, một cái chăn mỏng manh, dưới đệm lót cỏ, bò lên một cái là kêu rào rạo.
Đầu giường có đóng cái tấm ván, đặt vài cuốn sách, để đèn dầu lên ván, mấy ngày trước y chẳng có tâm trạng nào xem mấy thứ này, bây giờ mới mở ra, chữ nhỏ ngay ngắn, rất cứng cỏi, giống tấm biển hiệu nhà y, hẳn là bút tích của cha y rồi. Thời đó công nghệ in ấn rất hạn chế, sách vở truyền bá cơ bản là nhờ chép tay, sách in cực kỳ ít.
Xem nội dung ghi trong sách, y nhận ra rất tạp, lấy từ ( Danh y biệt lục), ( Thương hàn luận), ngoài ra còn có ( Thần Nông bản thảo kinh), ( Hoàng Đế nội kinh), những thứ kiến thức này Tả Thiếu Dương đã thuộc lòng như cháo chảy lâu rồi, sách này không chỉ nội dung tàn khuyết mà nhiều chỗ còn sai nữa.
Ngoài một số phương thuốc và lý luận Tả Thiếu Dương không buồn xem, còn có một số phương thuốc kinh nghiệm dân gian, sau này thất truyền. Tả Thiếu Dương mừng thầm, cho dù đem so với phương thuốc y biết thì không hiệu quả bằng, có điều. chỉ cần sách thuốc, là phương thuốc mới là y hứng thú rồi, cái danh tiếng mọt sách không phải để gọi xuông cho vui, dù chẳng phải là cách xưng hô hay ho gì, nhưng Tả Thiếu Dương thích đấy, muốn làm mọt sách cũng phải có cái đầu.
Coi như sách giải trí để đọc đỡ buồn, đoán trước được rồi, bên trong sách toàn chữa mấy bệnh vụn vặt thường gặp thôi, chẳng có gì đặc sắc, thậm chí còn vấn đề rõ ràng. Dễ hiểu thôi mà, đây là sách chép tay, tổng hợp kinh nghiệm, khả năng còn từ nghe đồn, không có cơ cấu thẩm quyền thẩm hạnh xác nhận.
Cha y dùng những kiến thức này hành y trị bệnh, chẳng trách hiệu thuốc làm ăn chả ra sao, khiến tiền thuê phòng cũng không trả nổi.
Đêm càng khuya trời càng lạnh, lạnh điên cả người, cái áo kép y mặc lại chẳng có tác dụng giữ ấm gì cả, ngón tay bị đông cứng tới gập lại cũng đau, Tả Thiếu Dương vẫn thong thả lật sách xem. Sau khi cảm khái một phen, đặt sách xuống, quỳ trên giường trải đệm, mấy hôm trước trời không lạnh như thế này, sáng nay mới đột nhiên có tuyết lớn, không biết chăn đệm này còn chống chịu nổi không nữa.
Bên ngoài có tiếng chiêng báo canh xa xa truyền tới, giờ mới tương ứng tầm 9 giờ tối thôi, cú đêm như y bình thường phải 12 giờ đêm tới 1 giờ sáng mới đi ngủ, lúc ốm bệnh đầu óc lại mơ hồ chả rõ đêm ngày không tính, giờ khỏe rồi, sao ngủ sớm thế được, tuy ban đêm cấm đi lại, song đi loanh quanh gần nhà, có gì chuồn về cũng chẳng sợ. Tả Thiếu Dương không ý thức được hoàn toàn chuyện giới nghiêm ban đêm ngày xưa nghiêm túc thế nào.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook