Đã Từng Bỏ Lỡ
-
Chương 45
Cảnh tượng ghê rợn này tràn lan trong mắt khiến tôi kinh hồn bạt vía.
Phải đến mấy phút sau bản thân mới lấy lại được bình tĩnh mà hét lên:
– Cứu …Cứu…
Rất nhanh từ trên sân thượng đã có người chạy xuống.
Họ đưa Diệu Linh vào phòng cấp cứu.
Còn tôi thì vẫn đứng như trời chồng ở đó.
Một bàn tay từ phía sau vỗ lấy vai tôi:
– Không sao rồi.
Tôi quay người, tay chân run lẩy bẩy:
– Liệu cô ta có làm sao không? Đứa bé sẽ không sao chứ?
Chú ôm lấy tôi vào lòng, tay liên tục vuốt lưng tôi trấn an:
– Không sao đâu.
Mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Nhớ lại lời của Diệu Linh.
Não bộ tôi càng trở nên kích động hơn.
Cả Bông, cả đứa bé đến giờ tôi mới biết đến sự tồn tại của nó, sẽ chết hết ư? Không! Tôi không muốn điều đó xảy ra.
Tôi nấc lên, nước mắt theo đó rơi thành những hạt nặng trĩu.
Chú bên cạnh liền ôm lấy tôi.
Dỗ dành:
– Không sao đâu.
Bình tĩnh đi.
Tôi cũng tựa vào họ, thả lòng người theo cảm xúc.
Phải 15 phút sau, tôi mới có thể tỉnh táo hơn một chút.
Chúng tôi đi đến phòng phẫu thuật.
Ánh đèn trước phòng lúc sáng lúc tối, hắc hiu như ngọn đèn trước gió.
Tôi nín thở cầu nguyện, mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến.
Chẳng biết sau bao lâu thì một vị bác sĩ da trắng bước ra.
Bác thông báo:
– Sản phụ đã sinh 1 bé trai, nặng 1,3 kg.
Nhưng đứa bé…
Tôi nghe vậy liền kích động:
– Đứa bé bị làm sao ạ?
– Đứa bé quá yếu.
– Vậy là…
– Gia đình yên tâm, cũng không có gì quá nghiêm trọng, trẻ nhỏ thiếu tháng đều sẽ yếu hơn những đứa sinh đủ ngày.
Chỉ cần để bé vào lồng ấp một thời gian sẽ ổn thôi.
Đến đây tôi mới dám thở phào.
Bác sĩ cũng quá biết doạ người đi.
Tí nữa thì tim tôi rớt ra ngoài luôn rồi.
– Còn sản phụ không sao chứ bác sĩ?
Lo cho con xong, tôi mới sực nhớ đến Diệu Linh.
– Không sao, mất máu hơi nhiều nên cần tĩnh dưỡng.
Có lẽ bây giờ chưa thể tỉnh ngay được.
Nói xong bác sĩ rời đi, sau đó con chúng tôi và Diệu Linh cũng được đẩy ra.
Vì Diệu Linh vẫn chưa tỉnh nên chúng tôi đến phòng thăm con trước.
Cách một tấm kính, cả hai chỉ có thể bên ngoài nhìn con.
Một em bé nhỏ như hạt đậu, trên người bị dẫn truyền nhiều chỗ nhưng cái chân lại không ngừng ngọ nguậy khiến tôi bật cười:
– Hiếu động thật.
Chú cũng châm thêm một câu:
– Nếu sinh đủ ngày sẽ còn hiếu động nhiều hơn.
Tôi hào hứng nói vào:
– Nó giống Bông lúc bé lắm đấy.
– Thật sao?
Gật đầu, tôi bắt đầu miêu tả:
– Mi rất dài, mũi thì bé tẹo, đến bệnh vàng da cũng giống y Bông.
– Ừ!
Chúng tôi đang ngắm con thì điện thoại chú nổ chuông.
kẻ đó nghe điện xong liền nói với tôi:
– Bông ngủ dậy rồi, nó không chịu theo ai cả.
– Tôi muốn ở lại đợi Diệu Linh tỉnh.
Chú về trước với con được không?
– Ừ! Vậy tôi đi đây.
Vừa dứt câu, chú đã đi thẳng đến thang máy.
Tôi nhìn con thêm một chút rồi cũng đến phòng Diệu Linh.
Nghe kể lại, hoàn cảnh Diệu Linh cũng rất đáng thương, ba mẹ mất sớm, một mình tự bươn chải để lo cho chuyện học.
Nếu đổi lại là tôi, không có cố nuôi, chắc giờ đã là một con bé đầu đường xó chợ rồi.
Bởi thế, giờ cô ả ốm đau, ngoài chúng tôi ra cũng chẳng còn ai chăm sóc.
Phụ nữ mỗi lần vượt cạn đã rất tốn sức, đây Diệu linh còn mất nhiều máu, hẳn là lại càng cần được chăm sóc.
Tôi vào phòng bệnh được lúc thì Diệu Linh cũng tỉnh.
Cô ta vừa mở mắt đã ôm bụng rồi nói:
– Đứa bé đâu?
Sự kích động của Diệu Linh đã làm máu hút ngược lại bình truyền, tôi vội giữ tay họ lại, nhanh chóng giải thích:
– Nó đang trong lồng ấp.
Không sao, con bình an rồi.
Mắt Diệu Linh nghe vậy mới dịu đi:
– May quá.
– Tôi cứ nghĩ là chị muốn giết đứa bé, sao giờ lại như vậy?
Nước mắt Diệu Linh lúc này đột nhiên tuôn trào:
– Là Tùng ép tôi quá.
Tôi kích động nên mới vậy.
Thương! Dù nó không phải con tôi nhưng tôi cũng mang nó mấy tháng trời.
Cảm nhận từng nhịp tim, từng cử động của nó.
Tôi sớm đã xem nó là con.
Nhưng Tùng lừa tôi, anh ta hứa sẽ cho tôi đứa bé.
Cuối cùng, tôi nghe được họ đang âm thầm bàn với luật sư việc sẽ lấy con lại.
Tôi nhớ không lầm theo pháp luật sau khi sinh xong, người mang thai hộ phải giao lại con cho bên nhờ mang thai.
Nên nếu chú muốn, Diệu Linh cũng không thể làm gì hơn.
Nhưng nó cũng chỉ là một đứa bé khác máu tanh lòng, làm gì mà cô ta quá khích như vậy chứ?
– Chị bình tĩnh đi, nó không phải con của chị.
Sau này chị sẽ có đứa con của riêng mình mà.
Người kia lắc đầu:
– Không có nữa đâu, dạo trước tôi bị u nang nên đã cắt bỏ hai bên buồng trứng, nếu muốn sinh con thì phải xin trứng của người khác.
Bảo sao họ lại chịu mang thai hộ thì ra hoàn cảnh là vậy.
– Thương! Cô phải giúp tôi.
Cô khuyên Tùng đi.
Nói anh ấy giao con cho tôi.
Tôi hứa sẽ chăm sóc nó thật tốt.
Tôi sẽ ôm con đi thật xa, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hai người đâu.
– Chuyện này! Tôi…
Tay Diệu Linh bấu chặt lấy tay tôi như bám víu.
Giọng điệu cũng mất hẳn sự ngang ngạnh ngày thường:
– Xem như tôi cầu xin cô được không? Tôi biết mình sai rồi.
Tôi không nên giả mạo người mang thai hộ để đến bệnh viện thụ tinh.
Tôi cũng không nên nói dối bản thân và Tùng có gì mờ ám.
Nhưng lúc này tôi vẫn còn vọng tưởng, tôi vẫn còn mong hóng việc dùng đứa bé để hàn gắn với Tùng.
Anh ta sẽ vì sự hy sinh này mà cảm động rồi quay về với tôi.
Nhưng tôi thật ngu ngốc.
Kẻ như Tùng đúng là máu lạnh.
Chỉ có cô thôi, cô mới có thể ngăn sự máu lạnh của anh ta.
Cô giúp tôi đi.
Thì ra mọi chuyện là vậy, thế bấy lâu nay tôi đã trách nhầm chồng mình rồi sao? Nhưng cũng tại chú ấy không chịu nói gì với tôi cả.
Tôi cũng chỉ là một con người bình thường.
Sao có thể vượt qua quá nhiều thử thách như thế.
Không thấy tôi lên tiếng, Diệu Linh lại càng hoang mang:
– Tôi cầu xin cô, cầu xin cô giúp tôi đi được không?
Giọng Diệu Linh thảm thiết quá.
Tôi chưa rõ phải nói như thế nào.
Sợ cô ta kích động lại làm tổn thương mình.
Nhưng đứa bé cũng là con tôi, tôi thật tình không nỡ:
– Chị bình tĩnh, chuyện đâu còn có đó.
– Cô không hiểu được đâu.
Người dễ dàng có được hạnh phúc như cô làm sao hiểu được.
Cô dễ dàng được nhận nuôi, dễ dàng lớn lên trong môi trường tốt.
Dễ dàng có con với anh ấy, dễ dàng được Tùng yêu thương.
Còn tôi, dù có cố gắng đến mấy để kéo gần khoảng cách với họ thì chỉ càng cố càng xa.
Nếu cô ta không nói, bản thân thật sự không biết cuộc sống lại yêu ái mình như vậy.
– Chú đã từng rất yêu chị.
– Nhưng gia đình anh ấy không chấp nhận tôi.
Năm đó tôi nhận tiền của mẹ Tùng không phải vì tôi tham, mà tôi muốn bản thân thay đổi, muốn cố gắng để xứng đáng với người tôi yêu cũng như nhận được sự công nhận từ gia đình anh.
Thế nên tôi phải ra nước ngoài, tôi phải đổi đời, cô hiểu không? Nhưng cô thì sao, cô chỉ cần sinh một đứa bé thì liền hiển nhiên bước vào cuộc đời anh ấy.
Cô không thấy nó quá bất công với tôi à?
– Nếu năm nó chị không ra nước ngoài thì hạnh phúc này là của chị.
Chị đã chọn sai cách rồi Diệu Linh ạ.
Chú không cần chị tài giỏi hay thay đổi gì cả.
Lúc chị đi, chú ấy gần như muốn phát điên lên.
Ngày nào cũng ôm bộ dạng say xỉn về nhà.
Sau đó còn bị xuất huyết dạ dày.
Một người từng thân tàn ma dại như vậy, chị có biết không? Chị cứ khăng khăng rằng mình đã cố gắng.
Nhưng sự cố gắng của chị quá phiến diện và nó đã làm người chị yêu tổn thương.
Diệu Linh im lặng nhìn tôi, nhường như là đang phân tích những điều tôi nói.
Mãi đỗi sau, cô ta mới lên tiếng:
– Giờ mọi thứ đều không quan trọng nữa, tôi bỏ cuộc rồi.
Tôi chỉ muốn đứa bé thôi.
Cô đồng ý giúp tôi đi.
– Nhưng nó cũng là con tôi, sao tôi có thể?
– Cô mà không đồng ý, tôi sẽ chết cho cô xem.
Vừa nói Diệu Linh vừa kích động rút kim truyền dịch, máu từ vị trí đó chảy ra lênh láng.
Tôi hớt hải phải gọi bác sĩ vào.
Sau khi tiêm một mũi an thần thì Diệu Linh mới bắt đầu lịm đi.
Tôi có bàn chuyện này với bác sĩ.
Bác nói tinh thần Diệu Linh không ổn định.
Nếu không giải quyết được khúc mắc, rất có thể cô ta sẽ chuyển qua bệnh tâm thần.
Tôi nghe vậy thì lòng lại càng không biết phải làm sao.
Giao con mình cho Diệu Linh nuôi, liệu có được không?
Ôm suy nghĩ trong lòng, tôi lầm lũi về phòng bệnh của Bông.
Sao mọi chuyện cứ rối tung lên thế này.
Một đống hiểu lầm được giải quyết nhưng cũng tạo ra rất nhiều rắc rối phía sau.
Cũng may lúc rối rắm thì một điểm sáng còn len lỏi trong đời tôi.
Máu cuống rốn của em bé sau nhà tôi rất phù hợp với Bông.
Con bé cũng nhanh chóng được xếp lịch cấy ghép tế bào gốc.
Trước ngày cấy ghép, ông bà Bông có điện qua hỏi thăm.
Ba chồng tôi còn nói, mẹ chồng sức khỏe dạo này kém, sợ không chịu nổi không khí ảm đạm trong bệnh viện nên có gì báo tin về nhà cho ông bà yên tâm.
Hèn gì suốt thời gian Bông điều trị bệnh, mẹ chồng lại ngày ngày lễ phật thì ra trong nhà ai cũng biết, chỉ có tôi là ngu ngơ.
Trời phật phù hộ, ca cấy ghép thành công.
Bông hồi phục rất nhanh.
Em bé kia cũng khoẻ lên rất nhiều.
Hôm nay tôi và Diệu Linh đến thăm, nó còn cao hứng đạp văng hết khăn trên người.
Từ ngày tôi không nói gì đến việc lấy lại con, tâm tình Diệu Linh có vẻ phấn khởi hơn.
Nhìn cô ta yêu thương con trai của tôi như vậy.
Tôi nghĩ họ sẽ không bạc đãi con mình.
– Có chuyện gì vậy?
Thấy tôi đứng ở hành lang suy tư nên chú tiện thể hỏi.
Tôi quay người đáp:
– Là chuyện của Diệu Linh, cô ấy rất quý Đậu.
( Đậu là tên tôi đặt cho bé sau)
– Vậy thì lâu lâu cho cô ta đến thăm thằng bé.
Xem như cảm ơn cô đã mang nặng đẻ đau nó và còn cứu Bông nữa.
– Nhưng mà làm như thế có được không? Diệu Linh muốn làm mẹ của Đậu.
– Cho thằng bé đi giữa hai nhà.
À không là 3 nhà.
Trên Ai cũng là ba mẹ của nó hết.
Lời nói của 1 người làm tôi hoang mang:
– Sao lại 3 nhà?
Chú rất tỉnh táo nói với tôi:
– Sáng nay có đơn triệu tập của toà án rồi đấy.
Sau khi Bông ổn chúng ta sẽ ra toà.
– Ra toà là sao?
– Không phải em muốn ly hôn à?
Đúng là lúc trước tôi muốn ly hôn thật nhưng giờ mọi chuyện đã rõ ràng sáng tỏ như thế này thì ly hôn làm gì nữa.
– Tôi không muốn ly hôn nữa.
Một người xưa nhất nhất không chịu bỏ vợ, giờ lại xanh rờn tuyên bố:
– Nhưng tôi muốn.
Tôi nhớ ra rồi, hôm đó bản thân vẫn chưa giải thích nên có người hiểu lầm tôi có người đàn ông khác.
– Tôi không có ở với người lạ đâu.
– Tôi biết.
Hôm đó em ở trên phòng chơi game đúng không? Tiếng Game over từ điện thoại phát ra rất to.
Với cả lúc đó Matther đang ở tiệm giặt là đối diện nhà anh ta thì làm gì em được.
Thì ra một người đã biết rõ sự tình nhưng vẫn cố nghĩ sai để ly hôn.
– Sao chú lại làm vậy?
– Em nghĩ xem một người vợ không có sự tin tưởng với chồng.
Bằng mọi cách tìm đường ly hôn thì tôi có nên tốn công vô ích không?
– Tại vì chú không nói gì với tôi? Làm sao tôi biết được.
– Tôi đã nói em tin tưởng tôi, đợi Bông khỏe lại chúng ta sẽ nói đến chuyện này.
Nhưng em nhất quyết cho rằng mình đúng.
Bộ tin tưởng chồng mình khó đến vậy sao? Tôi đã ngày ngày đối diện với đủ thứ áp lực rồi.
Diệu Linh thì hở một tí là đòi sống đòi chết.
vậy tôi phải nói kiểu gì.
Tóm lại, tôi cảm thấy quá mệt mỏi rồi.
Chúng ta ly hôn đi.
Nhìn bóng lưng một người.
Trong lòng tôi có vô vàn những điều phức tạp.
Có phải tôi đã sai rồi không? Đáng lý tôi nên tin tưởng chồng mình thì lại bị cảm xúc chi phối quá nhiều.
Khi mọi chuyện vỡ lẽ, họ cũng đã mất niềm tin với tôi.
Ly hôn? Chúng tôi nhất định phải đi đến bước đường này ư?.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook