Cuộc Sống Sâu Gạo Của Mọt Sách Ở Thanh Triều
-
Chương 78: Hồng lâu tân nguyên
Kể từ đợt Thục Lan cùng Dận Chân đi câu cá riêng với nhau, thỉnh thoảng khi thỉnh an phúc tấn nàng lại đụng phải Niên trắc phúc tấn, hình như nàng ta luôn có ý chặn đường Thục Lan rồi ra sức thể hiện sự oán trách của bản thân. Chỉ tiếc nữ nhân trì độn nào đấy lại không lấy việc mấy ngày liên tiếp đều chạm mặt Niên thị làm chuyện gì kì quái, nàng cũng không ý thức đến bầu không khí xung quanh. Nhưng mà ngẫm lại cũng dễ hiểu. Lời cảnh cáo của bối lặc gia vẫn còn đấy, Niên thị không thể cậy vào thân phận trắc phúc tấn của mình để cố ý gây sự với Thục Lan được nữa, nàng ta chỉ dám phát oán khí lúc chạm mặt ở chỗ phúc tấn, thế nhưng nàng ta cũng không dám nói rõ ràng vì có phúc tấn ngồi trên kiềm chế. Trong phủ ai cũng biết Đông thứ phúc tấn luôn biết cách lấy lòng phúc tấn, vậy nên gặp phải chuyện gì không trái quy củ Ô Lạt Na Lạp Thị đều nghiêng về phía Thục Lan. Ấy vậy nên khi nhìn thấy Niên trắc phúc tấn tranh sủng thua không ít người đã đứng trong tối vỗ tay hả hê. Các nữ nhân trong phủ ganh tị thì vẫn ganh tị, nhưng mà so với Niên thị ốm yếu không xương thì họ thà để bối lặc gia chọn Đông Giai Thị còn hơn.
Thật ra Đông Thục Lan cũng rất tò mò muốn biết Dận Chân rốt cuộc đã nói điều gì với khối bánh mật nhỏ mà khiến nàng nghe lời như vậy, thậm chí nàng còn không khóc lóc kể lể với ca ca Niên Canh Nghiêu để hắn đến tìm Thục Lan gây phiền toái. Quả nhiên muốn đối phó với nữ nhân thì hữu hiệu nhất là để nam nhân “yêu mến” của nàng ta ra tay. Thục Lan tò mò vậy thôi chứ không tính toán mở miệng hỏi thăm, có câu dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng(*), nàng có một trăm phần trăm tín nhiệm dành cho gia của nàng vậy nên hắn dùng đến thủ đoạn gì thì kệ hắn.
(*) Dùng người thì không nghi người, nghi người thì đừng dùng người.
Sau khi Khang Hi tới Nhiệt Hà, vào một ngày nào đấy, Tứ bối lặc cho người mời Đông thứ phúc tấn đến phòng khách, nói rằng Long Khoa Đa muốn nhìn nữ hiền chất một lát. Chuyện này như là một đáp án ngầm cho điều mà Thục Lan vẫn thắc mắc trước đó.
Long Khoa Đa là ai cơ chứ?! Ông ta là nhân vật then chốt trong việc giúp Tứ Tứ lên ngôi! Hầu như câu chuyện lịch sử nào có Ung Chính thì sẽ có nhân vật này. Còn một điều phấn khích hơn nữa: năm đó lúc nàng tra Baidu về tiểu sử của vị đại nhân vật này thì thấy nhắc đến chuyện Vi Tiểu Bảo trong bộ truyện Lộc Đỉnh Kí của Kim Dung Kim đại hiệp được xây dựng dựa trên nhân vật Long Khoa Đa! Vi Tiểu Bảo chính là thần tượng trong quá khứ và mục tiêu trong tương lai của bạn học Thục Lan! Hắn thủ đoạn, hắn mồm mép, ở hoàng cung hay giang hồ đều có thể gây nên bao sóng gió, kết giao bằng hữu khắp thiên hạ, đến cuối cùng vẫn có thể rút lui an toàn, sống cuộc đời tiêu dao. Đông Thục Lan lòng mang hưng phấn chạy vội tới phòng khách của khu nhà trước.
Nàng vừa sải bước qua ngưỡng cửa phòng khách liền thấy Dận Chân đang tiếp đón nồng hậu một người đàn ông dáng dấp khỏe mạnh ngồi ở ghế trên, họ đang chuyện trò với nhau rất vui vẻ, nhìn qua thì có vẻ ông ta chính là Long Khoa Đa! Niên Canh Nghiêu ngồi tiếp khách ở ghế dưới. A mã của Long Khoa Đa cùng mã pháp của nàng là anh em ruột, tính ra nàng phải gọi Long Khoa Đa một tiếng đại bá. Nghĩ vậy, Thục Lan liền cung kính vung khăn thi lễ với hai vị đang ngồi ghế trên: “Thiếp thân thỉnh an bối lặc gia cùng a mưu kì (đại bá).”
“Tốt, tốt, miễn lễ.” Long Khoa Đa tươi cười đứng lên, kéo Thục Lan ra nhìn chăm chú một hồi: “Hừm, bộ dạng không tồi, có tư thế gan dạ sáng suốt cùng sự khôn ngoan của nữ nhi Đông gia, đến cả Hoàng thượng mà cũng dám lừa.” Câu cuối cùng là quay sang cười nói với Tứ a ca.
“Thục Lan không dám.”
“Này…” Long Khoa Đa thấy Thục Lan định quỳ xuống thì nhẹ nhàng đỡ nàng dậy, “Không có việc gì, mỗi lần nhắc tới sự kiện ba mươi sáu câu ‘xin chào’ là Thánh thượng lại cười rất vui vẻ.”
“Dạ.” Thục Lan cúi đầu nhỏ giọng đáp lời, nàng vô tình nhìn thấy sắc mặt không tốt của Niên Canh Nghiêu ngồi bên cạnh. Ngẫm ra cũng đúng, trong phòng khách bây giờ chỉ có hắn là phẩm cấp thấp nhất, bàn tài học thì Long Khoa Đa cũng là kẻ thành danh từ sớm như hắn, thế nhưng Long Khoa Đa lại được Hoàng thượng trọng dụng hơn. Vừa rồi Long Khoa Đa cố tình nhắc lại chuyện ba mươi sáu câu ‘xin chào’ chắc chắn là để chỉ ra Đông Giai Thị cũng tài hoa, hơn nữa lại can đảm khác với muội muội Niên thị của hắn. Vì vậy mà trong lòng Niên Canh Nghiêu dù không phục nhưng cũng không thể nói gì hơn. Hắn hiểu Long Khoa Đa tới lần này là nhằm vào hắn, cũng để cảnh cáo vị thứ phúc tấn này dù sao cũng là nữ nhi Đông gia! Mà với thế lực bây giờ của hắn thì còn lâu mới có thể chống lại Đông gia.
Sau khi nhàn nhã đàm thoại mấy việc nhà, Dận Chân cho Đông Giai Thị Thục Lan lui xuống để các nam nhân ở lại thương lượng chính sự.
Trên đường trở về tiểu viện Đông Thục Lan bắt đầu ngẫm nghĩ xem tại sao Long Khoa Đa lại muốn tới thăm nàng vào lúc này? Hai người đều ở kinh thành, nếu có tâm thì vị đại bá này muốn thấy nàng lúc nào chẳng được. Lần trước lúc phế Thái tử mã pháp của nàng làm loạn cả lên nhưng Long Khoa Đa cũng đâu có phản ứng gì, điều này chỉ có thể chứng minh ông ta hoặc là biết dụng ý của Hoàng thượng, hoặc là có con mắt tinh tường và biết nhẫn nhịn! Ai chẳng biết cô ruột của ông ta là mẹ ruột của Khang Hi, tỷ tỷ của ông ta là Hoàng hậu đã qua đời của Khang Hi, muội muội của ông ta bây giờ cũng là quý phi của Khang Hi. Bàn về mưu tính thì mấy người trong dòng họ nàng đúng là thua chắc. Có điều lần này ông ta tới thăm nàng là để chứng tỏ cái gì? Nàng nghĩ mãi không ra, quả nhiên chính trị là trò chơi của người thông minh, nàng vẫn còn rất đần độn, cứ an phận làm sâu gạo đọc sách là tốt rồi.
Thục Lan chán nản trở về phòng ngồi vẽ gia phả, tiện thể hồi tưởng lại tiểu sử của những người mà nàng biết. Nhưng cái gia phả này sao quen mắt vậy, nhìn thế nào cũng cảm giác như đã thấy qua ở đâu rồi, hình như là từ một bộ tiểu thuyết nào đó. Sao có thể như vậy được?! Chẳng lẽ có người dựa vào bối cảnh Đông gia để viết tiểu thuyết?
Đột nhiên có một tia sáng chiếu vào mắt Thục Lan khiến nàng hơi giật mình, sau khi định thần nhìn lại thì hóa ra là ánh sáng mặt trời bị phản chiếu sau khi chiếu vào giá bút kim loại. Kim loại? Kim ngọc lương duyên? Đông Thục Lan đập hai tay vào nhau: đây chẳng phải là Thạch đầu kí của Tào Tuyết Cần, cũng chính là Hồng lâu mộng – một trong tứ đại kỳ thư thời hiện đại sao(*)?! Một bên là Ninh phủ (Đông Quốc Duy), một bên là Vinh phủ (Đông Quốc Cương), Long Khoa Đa là Ninh Quốc công, mà Ngạc Luân Đại – con trai trưởng của Đông Quốc Cương chẳng phải ai khác ngoài Giả Xá của Vinh phủ, thậm chí những sự việc xảy ra cũng giống nhau như đúc: đều là kế tục tước vị của a mã, rồi làm sai sự, bị đoạt tước. Trong Hồng lâu mộng, người cuối cùng kế tục tước vị là con thứ Giả Chính, còn trong lịch sử, người tập tước(**) chính là a mã của nàng, cuối cùng chức vị tại triều của ông sẽ lên tới Thượng thư Công bộ, Giả Chính sau cũng thành viên ngoại lang Công bộ, còn một chuyện trùng hợp hơn nữa là: con gái của Giả Chính là Hiền Đức phi của Hoàng thượng, mà đợi sau này Tứ Tứ lên làm hoàng đế nàng không phải cũng trở thành phi hay sao? Nếu a mã Khoa Đại của nàng đúng là Giả Chính thì chẳng phải nàng sẽ thành vị Giả Nguyên Xuân đoản thọ kia?
(*) Kim ngọc lương duyên = Thạch đầu kí = Hồng lâu mộng.
(**) Được phong tước theo tước vị của cha ông.
Chuyện này cũng không quan trọng, Đông Thục Lan vội quẳng vấn đề Hiền Đức phi có chết sớm hay không sang một bên. Thành viên của hoàng thất dù có gặp phải chuyện gì đi nữa thì đều tuyên bố ra ngoài là bệnh chết, những tình huống tương tự trong tiểu thuyết và phim ảnh thời hiện đại nhan nhản đếm không xuể, Vi Tiểu Bảo trong Lộc đỉnh kí là một minh chứng: bạn học Tiểu Bảo đến kết thúc chẳng phải là ôm lão bà tiêu dao giang hồ hay sao? Nói không chừng đại bá Long Khoa Đa của nàng cũng vậy. Ông ở hoàng cung đã lâu hơn nữa lại thân thiết với Tứ a ca hơn hẳn những vị a ca khác, chẳng lẽ ông lại không hiểu được tính tình của Tứ Tứ, không biết cái gì gọi là ăn cháo đá bát? Nếu cũng cậy tài khinh người, không để Hoàng thượng vào mắt giống Niên Canh Nghiêu thì ông sao có thể phục vụ dưới trướng Khang Hi lâu như vậy? Biết đâu tất cả chỉ là tin đồn nhảm, nói không chừng câu chuyện ông bị giam lỏng mà chết (như những gì lịch sử viết) cũng nhằm mục đích ngăn chặn những kẻ muốn tìm ông nhờ vả mà thôi. Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là đệ đệ của nàng sau này cũng được phong tước Công, trong đó cũng có chữ ‘Vinh’ thì phải. Nếu đúng là Tào Tuyết Cần dùng bối cảnh Đông gia để viết Thạch đầu kí thì cũng không có gì bất ngờ khi cảnh ngộ sau này của ông ta lại thành như vậy. Phải biết rằng ngoài Long Khoa Đa thì dòng tộc họ Đông cũng có không ít người giữ chức vị quan trọng trong triều, thậm chí có người còn gọi đùa là ‘nửa triều Đông’, có thể thấy được Đông gia có thế lực đến mức nào. Mặc dù đến thời Ung Chính, Càn Long không còn Long Khoa Đa nhưng Đông gia vẫn vô cùng phồn thịnh. Vị Tào Tuyết Cần này lại không sợ chết, dám lấy nhà họ Đông ra để trêu đùa, đánh giá bằng con mắt của mấy lão bát cổ thì những trang sách này chẳng khác nào đi ngược lại đạo lý thông thường, nói chung ông ta thành ra như vậy cũng không thể trách ai.
Thục Lan ôn lại những thông tin mình vừa chắp nối được, càng nghĩ càng cảm thấy đúng. Thật là đáng tiếc, chẳng biết giờ này Tào Tuyết Cần đang ở nơi nào, bằng không nàng cũng tìm được một bản Thạch đầu kí để ôn lại cũng không biết chừng, dù sao có một thời gian khi đang học cấp hai trung học nàng đặc biệt say mê Hồng lâu mộng cùng bộ phim có Đặng Tiệp và Trần Hiểu Húc đóng. Giả Bảo Ngọc trong phim giống y như những gì sách viết, khiến cho người ta chảy nước miếng, cũng không biết nguyên bản của nhân vật này là người nào trong nhà họ Đông, lẽ nào là Nhị bá Pháp Hải? Là thầy giáo dạy hoàng tử trẻ tuổi nhất Đại Thanh này, tài học của Nhị bá ai ai cũng biết. Thế nhưng mỗi lần Đông Thục Lan nghe được cái tên này là lại liên tưởng đến hòa thượng Pháp Hải trong Bạch xà truyền, phải chăng lúc Tào Tuyết Cần viết sách cũng nghĩ giống nàng cho nên mới để cho Giả Bảo Ngọc xuất gia làm hòa thượng? Nàng càng nghĩ càng đen mặt.
Cuối cùng, thứ phúc tấn Đông Giai Thị đưa ra một kết luận: sản phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất thường lấy chất liệu từ cuộc sống.
Thật ra Đông Thục Lan cũng rất tò mò muốn biết Dận Chân rốt cuộc đã nói điều gì với khối bánh mật nhỏ mà khiến nàng nghe lời như vậy, thậm chí nàng còn không khóc lóc kể lể với ca ca Niên Canh Nghiêu để hắn đến tìm Thục Lan gây phiền toái. Quả nhiên muốn đối phó với nữ nhân thì hữu hiệu nhất là để nam nhân “yêu mến” của nàng ta ra tay. Thục Lan tò mò vậy thôi chứ không tính toán mở miệng hỏi thăm, có câu dụng nhân bất nghi, nghi nhân bất dụng(*), nàng có một trăm phần trăm tín nhiệm dành cho gia của nàng vậy nên hắn dùng đến thủ đoạn gì thì kệ hắn.
(*) Dùng người thì không nghi người, nghi người thì đừng dùng người.
Sau khi Khang Hi tới Nhiệt Hà, vào một ngày nào đấy, Tứ bối lặc cho người mời Đông thứ phúc tấn đến phòng khách, nói rằng Long Khoa Đa muốn nhìn nữ hiền chất một lát. Chuyện này như là một đáp án ngầm cho điều mà Thục Lan vẫn thắc mắc trước đó.
Long Khoa Đa là ai cơ chứ?! Ông ta là nhân vật then chốt trong việc giúp Tứ Tứ lên ngôi! Hầu như câu chuyện lịch sử nào có Ung Chính thì sẽ có nhân vật này. Còn một điều phấn khích hơn nữa: năm đó lúc nàng tra Baidu về tiểu sử của vị đại nhân vật này thì thấy nhắc đến chuyện Vi Tiểu Bảo trong bộ truyện Lộc Đỉnh Kí của Kim Dung Kim đại hiệp được xây dựng dựa trên nhân vật Long Khoa Đa! Vi Tiểu Bảo chính là thần tượng trong quá khứ và mục tiêu trong tương lai của bạn học Thục Lan! Hắn thủ đoạn, hắn mồm mép, ở hoàng cung hay giang hồ đều có thể gây nên bao sóng gió, kết giao bằng hữu khắp thiên hạ, đến cuối cùng vẫn có thể rút lui an toàn, sống cuộc đời tiêu dao. Đông Thục Lan lòng mang hưng phấn chạy vội tới phòng khách của khu nhà trước.
Nàng vừa sải bước qua ngưỡng cửa phòng khách liền thấy Dận Chân đang tiếp đón nồng hậu một người đàn ông dáng dấp khỏe mạnh ngồi ở ghế trên, họ đang chuyện trò với nhau rất vui vẻ, nhìn qua thì có vẻ ông ta chính là Long Khoa Đa! Niên Canh Nghiêu ngồi tiếp khách ở ghế dưới. A mã của Long Khoa Đa cùng mã pháp của nàng là anh em ruột, tính ra nàng phải gọi Long Khoa Đa một tiếng đại bá. Nghĩ vậy, Thục Lan liền cung kính vung khăn thi lễ với hai vị đang ngồi ghế trên: “Thiếp thân thỉnh an bối lặc gia cùng a mưu kì (đại bá).”
“Tốt, tốt, miễn lễ.” Long Khoa Đa tươi cười đứng lên, kéo Thục Lan ra nhìn chăm chú một hồi: “Hừm, bộ dạng không tồi, có tư thế gan dạ sáng suốt cùng sự khôn ngoan của nữ nhi Đông gia, đến cả Hoàng thượng mà cũng dám lừa.” Câu cuối cùng là quay sang cười nói với Tứ a ca.
“Thục Lan không dám.”
“Này…” Long Khoa Đa thấy Thục Lan định quỳ xuống thì nhẹ nhàng đỡ nàng dậy, “Không có việc gì, mỗi lần nhắc tới sự kiện ba mươi sáu câu ‘xin chào’ là Thánh thượng lại cười rất vui vẻ.”
“Dạ.” Thục Lan cúi đầu nhỏ giọng đáp lời, nàng vô tình nhìn thấy sắc mặt không tốt của Niên Canh Nghiêu ngồi bên cạnh. Ngẫm ra cũng đúng, trong phòng khách bây giờ chỉ có hắn là phẩm cấp thấp nhất, bàn tài học thì Long Khoa Đa cũng là kẻ thành danh từ sớm như hắn, thế nhưng Long Khoa Đa lại được Hoàng thượng trọng dụng hơn. Vừa rồi Long Khoa Đa cố tình nhắc lại chuyện ba mươi sáu câu ‘xin chào’ chắc chắn là để chỉ ra Đông Giai Thị cũng tài hoa, hơn nữa lại can đảm khác với muội muội Niên thị của hắn. Vì vậy mà trong lòng Niên Canh Nghiêu dù không phục nhưng cũng không thể nói gì hơn. Hắn hiểu Long Khoa Đa tới lần này là nhằm vào hắn, cũng để cảnh cáo vị thứ phúc tấn này dù sao cũng là nữ nhi Đông gia! Mà với thế lực bây giờ của hắn thì còn lâu mới có thể chống lại Đông gia.
Sau khi nhàn nhã đàm thoại mấy việc nhà, Dận Chân cho Đông Giai Thị Thục Lan lui xuống để các nam nhân ở lại thương lượng chính sự.
Trên đường trở về tiểu viện Đông Thục Lan bắt đầu ngẫm nghĩ xem tại sao Long Khoa Đa lại muốn tới thăm nàng vào lúc này? Hai người đều ở kinh thành, nếu có tâm thì vị đại bá này muốn thấy nàng lúc nào chẳng được. Lần trước lúc phế Thái tử mã pháp của nàng làm loạn cả lên nhưng Long Khoa Đa cũng đâu có phản ứng gì, điều này chỉ có thể chứng minh ông ta hoặc là biết dụng ý của Hoàng thượng, hoặc là có con mắt tinh tường và biết nhẫn nhịn! Ai chẳng biết cô ruột của ông ta là mẹ ruột của Khang Hi, tỷ tỷ của ông ta là Hoàng hậu đã qua đời của Khang Hi, muội muội của ông ta bây giờ cũng là quý phi của Khang Hi. Bàn về mưu tính thì mấy người trong dòng họ nàng đúng là thua chắc. Có điều lần này ông ta tới thăm nàng là để chứng tỏ cái gì? Nàng nghĩ mãi không ra, quả nhiên chính trị là trò chơi của người thông minh, nàng vẫn còn rất đần độn, cứ an phận làm sâu gạo đọc sách là tốt rồi.
Thục Lan chán nản trở về phòng ngồi vẽ gia phả, tiện thể hồi tưởng lại tiểu sử của những người mà nàng biết. Nhưng cái gia phả này sao quen mắt vậy, nhìn thế nào cũng cảm giác như đã thấy qua ở đâu rồi, hình như là từ một bộ tiểu thuyết nào đó. Sao có thể như vậy được?! Chẳng lẽ có người dựa vào bối cảnh Đông gia để viết tiểu thuyết?
Đột nhiên có một tia sáng chiếu vào mắt Thục Lan khiến nàng hơi giật mình, sau khi định thần nhìn lại thì hóa ra là ánh sáng mặt trời bị phản chiếu sau khi chiếu vào giá bút kim loại. Kim loại? Kim ngọc lương duyên? Đông Thục Lan đập hai tay vào nhau: đây chẳng phải là Thạch đầu kí của Tào Tuyết Cần, cũng chính là Hồng lâu mộng – một trong tứ đại kỳ thư thời hiện đại sao(*)?! Một bên là Ninh phủ (Đông Quốc Duy), một bên là Vinh phủ (Đông Quốc Cương), Long Khoa Đa là Ninh Quốc công, mà Ngạc Luân Đại – con trai trưởng của Đông Quốc Cương chẳng phải ai khác ngoài Giả Xá của Vinh phủ, thậm chí những sự việc xảy ra cũng giống nhau như đúc: đều là kế tục tước vị của a mã, rồi làm sai sự, bị đoạt tước. Trong Hồng lâu mộng, người cuối cùng kế tục tước vị là con thứ Giả Chính, còn trong lịch sử, người tập tước(**) chính là a mã của nàng, cuối cùng chức vị tại triều của ông sẽ lên tới Thượng thư Công bộ, Giả Chính sau cũng thành viên ngoại lang Công bộ, còn một chuyện trùng hợp hơn nữa là: con gái của Giả Chính là Hiền Đức phi của Hoàng thượng, mà đợi sau này Tứ Tứ lên làm hoàng đế nàng không phải cũng trở thành phi hay sao? Nếu a mã Khoa Đại của nàng đúng là Giả Chính thì chẳng phải nàng sẽ thành vị Giả Nguyên Xuân đoản thọ kia?
(*) Kim ngọc lương duyên = Thạch đầu kí = Hồng lâu mộng.
(**) Được phong tước theo tước vị của cha ông.
Chuyện này cũng không quan trọng, Đông Thục Lan vội quẳng vấn đề Hiền Đức phi có chết sớm hay không sang một bên. Thành viên của hoàng thất dù có gặp phải chuyện gì đi nữa thì đều tuyên bố ra ngoài là bệnh chết, những tình huống tương tự trong tiểu thuyết và phim ảnh thời hiện đại nhan nhản đếm không xuể, Vi Tiểu Bảo trong Lộc đỉnh kí là một minh chứng: bạn học Tiểu Bảo đến kết thúc chẳng phải là ôm lão bà tiêu dao giang hồ hay sao? Nói không chừng đại bá Long Khoa Đa của nàng cũng vậy. Ông ở hoàng cung đã lâu hơn nữa lại thân thiết với Tứ a ca hơn hẳn những vị a ca khác, chẳng lẽ ông lại không hiểu được tính tình của Tứ Tứ, không biết cái gì gọi là ăn cháo đá bát? Nếu cũng cậy tài khinh người, không để Hoàng thượng vào mắt giống Niên Canh Nghiêu thì ông sao có thể phục vụ dưới trướng Khang Hi lâu như vậy? Biết đâu tất cả chỉ là tin đồn nhảm, nói không chừng câu chuyện ông bị giam lỏng mà chết (như những gì lịch sử viết) cũng nhằm mục đích ngăn chặn những kẻ muốn tìm ông nhờ vả mà thôi. Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là đệ đệ của nàng sau này cũng được phong tước Công, trong đó cũng có chữ ‘Vinh’ thì phải. Nếu đúng là Tào Tuyết Cần dùng bối cảnh Đông gia để viết Thạch đầu kí thì cũng không có gì bất ngờ khi cảnh ngộ sau này của ông ta lại thành như vậy. Phải biết rằng ngoài Long Khoa Đa thì dòng tộc họ Đông cũng có không ít người giữ chức vị quan trọng trong triều, thậm chí có người còn gọi đùa là ‘nửa triều Đông’, có thể thấy được Đông gia có thế lực đến mức nào. Mặc dù đến thời Ung Chính, Càn Long không còn Long Khoa Đa nhưng Đông gia vẫn vô cùng phồn thịnh. Vị Tào Tuyết Cần này lại không sợ chết, dám lấy nhà họ Đông ra để trêu đùa, đánh giá bằng con mắt của mấy lão bát cổ thì những trang sách này chẳng khác nào đi ngược lại đạo lý thông thường, nói chung ông ta thành ra như vậy cũng không thể trách ai.
Thục Lan ôn lại những thông tin mình vừa chắp nối được, càng nghĩ càng cảm thấy đúng. Thật là đáng tiếc, chẳng biết giờ này Tào Tuyết Cần đang ở nơi nào, bằng không nàng cũng tìm được một bản Thạch đầu kí để ôn lại cũng không biết chừng, dù sao có một thời gian khi đang học cấp hai trung học nàng đặc biệt say mê Hồng lâu mộng cùng bộ phim có Đặng Tiệp và Trần Hiểu Húc đóng. Giả Bảo Ngọc trong phim giống y như những gì sách viết, khiến cho người ta chảy nước miếng, cũng không biết nguyên bản của nhân vật này là người nào trong nhà họ Đông, lẽ nào là Nhị bá Pháp Hải? Là thầy giáo dạy hoàng tử trẻ tuổi nhất Đại Thanh này, tài học của Nhị bá ai ai cũng biết. Thế nhưng mỗi lần Đông Thục Lan nghe được cái tên này là lại liên tưởng đến hòa thượng Pháp Hải trong Bạch xà truyền, phải chăng lúc Tào Tuyết Cần viết sách cũng nghĩ giống nàng cho nên mới để cho Giả Bảo Ngọc xuất gia làm hòa thượng? Nàng càng nghĩ càng đen mặt.
Cuối cùng, thứ phúc tấn Đông Giai Thị đưa ra một kết luận: sản phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất thường lấy chất liệu từ cuộc sống.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook