Cuộc Sống Của Trí Huệ
-
Chương 15
Ta quyết định tự mình bắt tay vào sửa sang lại bộ sách liên quan đến việc sản xuất đồng áng, tên thì cứ trực tiếp sao chép lại, lấy tựa đề: “địa công khai vật”. Trí duệ tuổi còn nhỏ, bình thường luôn nhiệt tình chăm sóc mấy động vật nhỏ, nếu muốn lôi kéo hắn chạy đến vùng đồng ruộng, thì cũng chỉ hứng thú được ba năm ngày. Thời gian trước làm nghiên cứu, nếu không phải là ta xuất ra đòn sát thủ, lấy sống chết của Hỉ Dương Dương ra uy hiếp, tiểu tử kia đâu chịu học tập làm ruộng?
Nghĩ tới tương lai, mặc kệ ta có nhận mệnh hay không, thân là thân nữ nhi sớm muộn gì cũng phải gả làm vợ người ta. Trí Duệ là trưởng tôn, là hi vọng của gia tộc. Ta không muốn hắn sau khi lớn lên lại hỏi vấn đề ngu ngốc như: "Dân chúng không có ngô để ăn đỡ đói, thì sao không ăn thịt?" ....
Thân là người trên, mọi chuyện không cần bản thân tự làm, nhưng không thể không hiểu. Nhưng nếu ta có thể hoàn thành một quyển ghi chép như vậy để lại cho Trí Duệ, đối với hắn ngày sau trông coi gia nghiệp cũng coi như có điều giúp ích, cũng không uổng Nhị thúc Nhị thẩm một lòng thương yêu ta.
Ta tìm đến lão Thôi, nói qua một chút kế hoạch của ta. Lão Thôi quả nhiên kinh ngạc, nhưng vẫn là cung kính nhận lời. Ta hỏi liệu có gì khó khăn? Lão Thôi giữ vững thái độ cẩn thận trước sau như một, nói tạm thời không có. Ta biết ông có điều băn khoăn, cũng có hoài nghi. Đây là một công trình lớn, mỗi một hạng mục đều cần thời gian và thực tế chứng minh, ta là một thiên kim tiểu thư mới mười bốn tuổi yêu cầu làm chuyện như vậy, ông cảm thấy không thể tưởng tượng nổi cũng rất bình thường.
Ta cũng không nói nhiều, để lão Thôi khi rảnh rỗi thì mang kinh nghiệm trước đó sửa sang lại, không rảnh thì sắp xếp người giảng giải cho ta, không riêng gì làm ruộng, địa chất, thuỷ lợi, khí hậu, chống thiên tai. . . . . . hễ là hạng mục liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ta nhờ ông tận lực tìm tất cả những người tài ba đến.
Thời gian bận rộn cứ như vậy bước vào mùa xuân, tới giữa tháng, Kinh Thành truyền đến chuyện đại hỉ kinh thiên động địa, Hoàng đế đã hơn bốn mươi lần nữa có long tử. Ngày tiếp theo, Đại hoàng tử cũng mừng có con thứ tư. Hoàng đế mừng rỡ, từ lục cung đến quần thần, cả nước vui mừng.
Bất đồng với không khí vui mừng mà Quan phủ trấn trên cố ý tạo ra, ở thôn trang thì vẫn như mọi ngày, quản sự làm việc của quản sự, hạ nhân làm việc của hạ nhân. Ta theo thường lệ lôi Trí Duệ đi nghe giảng, bài học hôm nay là về công trình chống thiên tai lũ lụt, do cha vợ lão Thôi giảng dạy, là một lão nông tóc trắng râu bạc có mấy chục năm kinh nghiệm về chống lũ lụt hạn hán.
Lão nhân gia năm hơn bảy mươi tuổi, thân thể khỏe mạnh, âm thanh vang dội, nói về kinh nghiệm chống thiên tai rất rõ ràng, có điều ông bị nặng tai, nên chỉ có thể nghe ông nói, trao đổi lại rất là khó khăn, ta đành đánh dấu lại chỗ chưa hiểu, nghĩ khi nào rảnh rỗi nhờ lão Thôi giảng giải.
Nghe xong lý thuyết, ta theo thường lệ muốn tìm nơi làm thí nghiệm chứng minh một phen.
Tây trấn này không có dòng chảy lớn, cách thôn trang gần nhất, dưới chân núi cách khoảng năm dặm đường có một con sông, tên là sông Dương. Từ diện tích thủy vực (vùng nước), lưu lượng cùng chiều dài tới mà nói, sông Dương lớn hơn rất nhiều so với những con sông bình thường khác, là sông cả của tây trấn này. Lão Thôi nói hàng năm tháng bảy tháng tám là định kỳ mùa lũ, bất kể là tai họa lớn hay là thiên tai nhỏ, sông Dương chưa bao giờ khiến dân chúng dọc theo bờ phải “thất vọng”.
Nhìn mặt trời, nếu muốn quay về trước khi trời tối, thời gian có chút gấp gáp. Ta bảo A Mỗ nhanh chóng phân phó chuẩn bị xe bò. A Mỗ theo thói quen hỏi ta muốn đi đâu? Ta nói đi dọc bờ sông xem một chút. A Mỗ không đồng ý, nói bây giờ đã hơi muộn, khuyên ta ngày khác lại đi.
Ta không nói nhiều với Người, phân phó Thanh Vân đi làm. Thanh Vân không dám tranh luận cùng ta như A Mỗ, vội vàng đi tìm người. A Mỗ bất đắc dĩ, đành phải dặn dò ta mang theo nhiều hộ vệ. Đúng lúc này, ta nhìn thấy thị tỳ của Thu Đồng co đầu rục cổ núp ở ngoài cửa viện, dáng vẻ muốn mà lại không dám vào.
Ta chỉ cho A Mỗ nhìn, để bà dẫn thị tỳ tới, hỏi một chút xem là có chuyện gì hay không. Thị tỳ bị mang tới, còn chưa lên tiếng liền run rẩy quỳ xuống. Ta có chút bất đắc dĩ, kể từ vài ngày trước đó ta trong lúc nóng giận đánh hai người nô bộc lâu năm có ý đồ gian trá đến tàn phế sau đó giao cho người môi giới bán đi, ta được tán tụng là tài đức sáng suốt đồng thời cũng nảy sinh tác dụng phụ, nha hoàn gã sai vặt nhát gan gặp ta là cứ như chuột gặp mèo, run rẩy ngay cả câu bình thường cũng không nói nên lời.
Có A Mỗ ở đây, ta không cần tự mình mở miệng. sau khi đặt một loạt câu hỏi, thì ra là Thu Đồng muốn gặp ta, lại sợ ta không rảnh, cho nên phái người tới thăm dò trước. A Mỗ nhân cơ hội khuyên nhủ: "A niếp, hay là đi gặp Tiểu Tinh, ngày mai hãn ra bờ sông."
Ta từ chối cho ý kiến.
A Mỗ hiểu ý, bảo thị tỳ lập tức trở về mời Thu Đồng tới đây. Rất nhanh, Thu Đồng đến, thấy ta mặc một bộ nam trang màu xanh đợi nàng, không khỏi sững sờ. Ta cười cười, không giải thích nhiều, suốt ngày lòng vòng ở đồng ruộng , tiếp xúc với đủ loại người, mặc đồ con gái thật sự bất tiện.
Thu Đồng ánh mắt của đỏ bừng, vừa nhìn đã biết là mới khóc. Ta buồn bực, đang yên đang lành sao lại khóc? Để tiết kiệm thời gian, ta đi thẳng vào vấn đề hỏi nàng tìm ta có chuyện gì? Thu Đồng vừa nghe, lập tức bi ai trong lòng, khăn tay bịt mũi khóc thút thít.
Ta đau cả đầu, trong lòng có chút không kiên nhẫn. Thu Đồng tuy là thứ nữ, nhưng tính tình nhõng nhẽo, chuyện to bằng hạt vừng cũng có thể làm nàng khóc nửa ngày. Ta có lúc rất buồn bực, với tính tình Tam thúc sao lại thích cô gái như vậy. A Mỗ rất khinh thường, nói đây chính là thủ đoạn của hồ ly tinh, ra vẻ liễu yếu đào tơ quyến rũ đàn ông. Ta im lặng, A Mỗ hà khắc lên thì thật giống với Dung ma ma trong truyền thuyết.
Thu Đồng tiếp tục khóc, khóc đến nói không ra lời. Ta nhẫn nhịn chờ một hồi, nàng không có dấu hiệu ngừng lại. Thật là không nên phí thời gian tiếp nàng ta, ta đứng dậy cất giọng gọi Thanh Vân có đó không? Thanh Vân đi vào. Ta hỏi xe bò đã chuẩn bị xong chưa? Trả lời đều ổn thỏa. Ta nhìn Thu Đồng một cái, nhấc chân ra cửa.
"Xin tiểu thư dừng bước. . . . . ." Sau lưng quả nhiên truyền đến âm thanh vội vàng của Thu Đồng. Ta dừng lại, xoay người, nhàn nhạt hỏi nàng: "Tiểu Tinh có chuyện gì sao?" Thu Đồng lần này không dây dưa sụt sịt, mà tùy tiện lau lau nước mắt, nói: "Xin hỏi tiểu thư có biết tung tích của Tam gia?"
Thì ra là vì chuyện này. Ta lắc đầu một cái, thành thật nói: "Không biết."
Hai tháng trước Tam thúc mang theo nhóm người lão Thôi lên núi dẫn nước tưới tiêu, xong việc, nhóm lão Thôi đã trở về bình an, Tam thúc lại không thấy bóng dáng. Ta hỏi có chuyện gì xảy ra? Lão Thôi đưa ta một tờ giấy, mở ra vừa xem, là bút tích của Tam thúc: ra ngoài làm việc, chớ lo lắng.
Thu Đồng cho là ta lừa nàng, lập tức quỳ xuống, nức nở nói: "Cầu xin tiểu thư khai ân, cho nô tỳ biết tung tích của Tam gia."
Ta đưa tay muốn dìu nàng , dù gì cũng coi như trưởng bối, quỳ như vậy còn ra thể thống gì. Thu Đồng lắc mình tránh được, quỳ lui về phía sau mấy bước, tiếp tục nói: "Cầu xin tiểu thư khai ân, cho nô tỳ biết tung tích của Tam gia. . . . . ."
Ta không nhịn được, chưa nói ta thật sự không biết Tam thúc hiện đang ở nơi nào, mà cho dù biết cũng không có khả năng nói cho nàng ta. Không phải là là ta xem thường thị thiếp, mà quả thực là với thân phận của Thu Đồng đưa yêu cầu như vậy đã là đi quá giới hạn. Ta không để ý tới nàng nữa, bước nhanh ra cửa, nhảy lên xe bò, thúc giục phu xe đi mau.
Dây dưa một lúc như vậy, mặt trời lại ngả về chiều mấy phần. Thanh Vân Thanh Hàn ngồi hai bên ta, đằng sau, hai thị vệ cưỡi ngựa đi theo xe bò từng bước một. Chậm rãi đến sông Dương, mặt trời cũng chỉ còn một nửa.
Ta đi dọc theo lòng sông tra xét một đoạn chiếu theo tin tức cha vợ lão Thôi cung cấp, cảm nhận sâu sắc cái gọi là phương pháp chống lũ mà bọn họ nói thật sự sơ sài. Không có thước đo mực nước, làm sao ghi chép mực nước cao thấp và lượng nước lớn nhỏ? Dựa vào trí nhớ? Cái gọi là đê đập đã sớm đổ vỡ suy sụp, chưa nói đến chống lũ định kỳ, đoán chừng một trận mưa lớn liền hoàn toàn mất trắng. . . . . .
Cái gọi là"Trên làm dưới theo nghĩ ở bên trong biểu hiện bên ngoài", quan trường từ trước tới giờ đều như thế, cấp trên làm như thế nào, cấp dưới liền làm theo như vậy. Đại hoàng tử thân là một trong những người được chọn làm thái tử cũng tham ô chuyên khoản thuỷ lợi, trông cậy vào quan viên bên dưới làm việc cho mình đúng là một truyện cười. Không có quan phủ chỉ đạo, không có bạc, chỉ dựa vào hương dân một nghèo hai trắng tự tìm cách, quả là gây khó khăn.
"Tiểu thư, nên trở về thôi." Thanh Vân chỉ chỉ bầu trời đầy sao, lộ vẻ có chút bồn chồn không yên.
Ta biết nàng lo lắng cái gì, nếu đi về trễ, A Mỗ chắc chắn sẽ trách phạt các nàng, "Được rồi." Đời người tương ngộ, có đôi khi ngẫm lại thật như một giấc mộng, đổi lại trước kia, ta căn bản không cách nào tưởng tượng chính mình sẽ có ngày thất thểu ở bờ sông nghiên cứu phương pháp chống lũ.
Xe bò két két, chậm rãi từ từ.
Thanh Hàn có chút lo lắng, oán trách xe bò chậm muốn chết, hỏi ta vì sao không chịu ngồi xe ngựa? Ta cười ha ha, ta cũng từng hỏi Tam thúc vấn đề như vậy, đều là động vật ăn cỏ, ngựa không được sử dụng phổ biến bằng bò, vì sao giá tiền lại cao hơn bò nhiều lần? Tam thúc cười, nói trên chiến trường có chiến mã, hỏi ta có từng nghe nói qua có chiến bò?
Ta tỉnh ngộ, thì ra là ngựa thuộc về vật tư chiến lược, khó trách được người bình thường không sử dụng trong nhà . Tam thúc nói Vân Châu nhiều núi, đường đi hiểm trở gập ghềnh, đa phần dùng bò tốt hơn dùng ngựa nhiều. Cái này ta có thể hiểu, ngồi xe ngựa có thể khiến người ta xóc chết, trái ngược là xe bò vững vàng hơn nhiều, với điều kiện tiên quyết là không chạy theo hiệu suất, thì xe bò tuyệt đối là một lựa chọn tốt.
Thanh Hàn cong môi, rầu rĩ nói: "Tiểu thư, A Mỗ mới không quản những đạo lý này, nàng chỉ sẽ trách nô tỳ không chăm sóc tốt cho Người."
Ha ha, so với Thanh Vân trầm muộn, Thanh Hàn hoạt bát hơn nhiều, lá gan cũng lớn chút, thuộc loại ở trước mặt ta dám nói chút này nọ, cho nên A Mỗ phạt nàng tương đối nhiều."Yên tâm đi, trở về nếu A Mỗ tức giận, ta sẽ làm chủ cho các ngươi."
Thanh Hàn vừa nghe liền vui mừng trở lại, "Tiểu thư, nô tỳ hát cho ngài nghe điệu hát dân gian nhé."
Ta nói: "Tốt."
Tiếng hát trong trẻo vang lên. . . . . .
Nông thôn về đêm, âm thanh tự nhiên dạt dào, mùi thơm của mạ như có như không thoang thoảng ở chóp mũi. Điệu hát củaThanh Hàn nghe vui tai, lúc cao lúc thấp, hoặc nhẹ nhàng hoặc mềm mỏng. Ta thoải mái nhắm mắt lại, thầm nghĩ, cứ như vậy cả đời cũng tốt.
Trong mê say, bên tai chợt vang lên một hồi vó ngựa phi nhanh, từ xa đến gần, thanh âm dội vào màng nhĩ, bóng đêm yên tĩnh trong lành trong nháy mắt bị phá vỡ. Ta lập tức tỉnh táo, Thanh Hàn cùng Thanh Vân cũng điều chỉnh tư thế ngồi, vẻ mặt phòng bị bảo hộ ta ở sau lưng.
Ta hỏi: "Hôm nay có người đi chuồng ngựa lấy ngựa?"
Thanh Vân chỉ chỉ hai hộ vệ.
Thanh Hàn nói: " Tiểu thư, liệu có phải là Tam công tử trở lại?"
Thanh Vân lắc đầu hủy bỏ: "Không giống."
Ta hỏi: "Làm sao biết?"
Thanh Vân nói: "Nghe tiếng vó ngựa."
Ta vểnh lỗ tai lên. . . . . .
Thanh Hàn nói: "Tiểu thư, ngài nghe không hiểu."
Ta: ". . . . . ." Được rồi, ta là củi mục.
Thanh Vân quay đầu lại nói với một người hộ vệ trong đó: "Đại Lâm, ngươi đi xem một chút xảy ra chuyện gì?"
Đại Lâm gật đầu, giục ngựa chạy đi.
Không bao lâu trở lại, sau lưng hắn còn có sáu con ngựa.
Ta kỳ quái, chuyện gì xảy ra?
Đại Lâm chuyển ngựa tới trước mặt, hồi bẩm nói: "Tiểu thư, bọn họ nói là cố nhân của ngài."
Cố nhân?
Ta nhìn lại, ở trong đám ngựa đen hồng, có một con Bạch mã toàn thân trắng như tuyết dưới bóng đêm mông lung có càng nổi bật chói mắt, trên lưng ngựa ngang nhiên ngồi. . . . . .
Ta kinh ngạc! Nhị hoàng tử?
Nghĩ tới tương lai, mặc kệ ta có nhận mệnh hay không, thân là thân nữ nhi sớm muộn gì cũng phải gả làm vợ người ta. Trí Duệ là trưởng tôn, là hi vọng của gia tộc. Ta không muốn hắn sau khi lớn lên lại hỏi vấn đề ngu ngốc như: "Dân chúng không có ngô để ăn đỡ đói, thì sao không ăn thịt?" ....
Thân là người trên, mọi chuyện không cần bản thân tự làm, nhưng không thể không hiểu. Nhưng nếu ta có thể hoàn thành một quyển ghi chép như vậy để lại cho Trí Duệ, đối với hắn ngày sau trông coi gia nghiệp cũng coi như có điều giúp ích, cũng không uổng Nhị thúc Nhị thẩm một lòng thương yêu ta.
Ta tìm đến lão Thôi, nói qua một chút kế hoạch của ta. Lão Thôi quả nhiên kinh ngạc, nhưng vẫn là cung kính nhận lời. Ta hỏi liệu có gì khó khăn? Lão Thôi giữ vững thái độ cẩn thận trước sau như một, nói tạm thời không có. Ta biết ông có điều băn khoăn, cũng có hoài nghi. Đây là một công trình lớn, mỗi một hạng mục đều cần thời gian và thực tế chứng minh, ta là một thiên kim tiểu thư mới mười bốn tuổi yêu cầu làm chuyện như vậy, ông cảm thấy không thể tưởng tượng nổi cũng rất bình thường.
Ta cũng không nói nhiều, để lão Thôi khi rảnh rỗi thì mang kinh nghiệm trước đó sửa sang lại, không rảnh thì sắp xếp người giảng giải cho ta, không riêng gì làm ruộng, địa chất, thuỷ lợi, khí hậu, chống thiên tai. . . . . . hễ là hạng mục liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ta nhờ ông tận lực tìm tất cả những người tài ba đến.
Thời gian bận rộn cứ như vậy bước vào mùa xuân, tới giữa tháng, Kinh Thành truyền đến chuyện đại hỉ kinh thiên động địa, Hoàng đế đã hơn bốn mươi lần nữa có long tử. Ngày tiếp theo, Đại hoàng tử cũng mừng có con thứ tư. Hoàng đế mừng rỡ, từ lục cung đến quần thần, cả nước vui mừng.
Bất đồng với không khí vui mừng mà Quan phủ trấn trên cố ý tạo ra, ở thôn trang thì vẫn như mọi ngày, quản sự làm việc của quản sự, hạ nhân làm việc của hạ nhân. Ta theo thường lệ lôi Trí Duệ đi nghe giảng, bài học hôm nay là về công trình chống thiên tai lũ lụt, do cha vợ lão Thôi giảng dạy, là một lão nông tóc trắng râu bạc có mấy chục năm kinh nghiệm về chống lũ lụt hạn hán.
Lão nhân gia năm hơn bảy mươi tuổi, thân thể khỏe mạnh, âm thanh vang dội, nói về kinh nghiệm chống thiên tai rất rõ ràng, có điều ông bị nặng tai, nên chỉ có thể nghe ông nói, trao đổi lại rất là khó khăn, ta đành đánh dấu lại chỗ chưa hiểu, nghĩ khi nào rảnh rỗi nhờ lão Thôi giảng giải.
Nghe xong lý thuyết, ta theo thường lệ muốn tìm nơi làm thí nghiệm chứng minh một phen.
Tây trấn này không có dòng chảy lớn, cách thôn trang gần nhất, dưới chân núi cách khoảng năm dặm đường có một con sông, tên là sông Dương. Từ diện tích thủy vực (vùng nước), lưu lượng cùng chiều dài tới mà nói, sông Dương lớn hơn rất nhiều so với những con sông bình thường khác, là sông cả của tây trấn này. Lão Thôi nói hàng năm tháng bảy tháng tám là định kỳ mùa lũ, bất kể là tai họa lớn hay là thiên tai nhỏ, sông Dương chưa bao giờ khiến dân chúng dọc theo bờ phải “thất vọng”.
Nhìn mặt trời, nếu muốn quay về trước khi trời tối, thời gian có chút gấp gáp. Ta bảo A Mỗ nhanh chóng phân phó chuẩn bị xe bò. A Mỗ theo thói quen hỏi ta muốn đi đâu? Ta nói đi dọc bờ sông xem một chút. A Mỗ không đồng ý, nói bây giờ đã hơi muộn, khuyên ta ngày khác lại đi.
Ta không nói nhiều với Người, phân phó Thanh Vân đi làm. Thanh Vân không dám tranh luận cùng ta như A Mỗ, vội vàng đi tìm người. A Mỗ bất đắc dĩ, đành phải dặn dò ta mang theo nhiều hộ vệ. Đúng lúc này, ta nhìn thấy thị tỳ của Thu Đồng co đầu rục cổ núp ở ngoài cửa viện, dáng vẻ muốn mà lại không dám vào.
Ta chỉ cho A Mỗ nhìn, để bà dẫn thị tỳ tới, hỏi một chút xem là có chuyện gì hay không. Thị tỳ bị mang tới, còn chưa lên tiếng liền run rẩy quỳ xuống. Ta có chút bất đắc dĩ, kể từ vài ngày trước đó ta trong lúc nóng giận đánh hai người nô bộc lâu năm có ý đồ gian trá đến tàn phế sau đó giao cho người môi giới bán đi, ta được tán tụng là tài đức sáng suốt đồng thời cũng nảy sinh tác dụng phụ, nha hoàn gã sai vặt nhát gan gặp ta là cứ như chuột gặp mèo, run rẩy ngay cả câu bình thường cũng không nói nên lời.
Có A Mỗ ở đây, ta không cần tự mình mở miệng. sau khi đặt một loạt câu hỏi, thì ra là Thu Đồng muốn gặp ta, lại sợ ta không rảnh, cho nên phái người tới thăm dò trước. A Mỗ nhân cơ hội khuyên nhủ: "A niếp, hay là đi gặp Tiểu Tinh, ngày mai hãn ra bờ sông."
Ta từ chối cho ý kiến.
A Mỗ hiểu ý, bảo thị tỳ lập tức trở về mời Thu Đồng tới đây. Rất nhanh, Thu Đồng đến, thấy ta mặc một bộ nam trang màu xanh đợi nàng, không khỏi sững sờ. Ta cười cười, không giải thích nhiều, suốt ngày lòng vòng ở đồng ruộng , tiếp xúc với đủ loại người, mặc đồ con gái thật sự bất tiện.
Thu Đồng ánh mắt của đỏ bừng, vừa nhìn đã biết là mới khóc. Ta buồn bực, đang yên đang lành sao lại khóc? Để tiết kiệm thời gian, ta đi thẳng vào vấn đề hỏi nàng tìm ta có chuyện gì? Thu Đồng vừa nghe, lập tức bi ai trong lòng, khăn tay bịt mũi khóc thút thít.
Ta đau cả đầu, trong lòng có chút không kiên nhẫn. Thu Đồng tuy là thứ nữ, nhưng tính tình nhõng nhẽo, chuyện to bằng hạt vừng cũng có thể làm nàng khóc nửa ngày. Ta có lúc rất buồn bực, với tính tình Tam thúc sao lại thích cô gái như vậy. A Mỗ rất khinh thường, nói đây chính là thủ đoạn của hồ ly tinh, ra vẻ liễu yếu đào tơ quyến rũ đàn ông. Ta im lặng, A Mỗ hà khắc lên thì thật giống với Dung ma ma trong truyền thuyết.
Thu Đồng tiếp tục khóc, khóc đến nói không ra lời. Ta nhẫn nhịn chờ một hồi, nàng không có dấu hiệu ngừng lại. Thật là không nên phí thời gian tiếp nàng ta, ta đứng dậy cất giọng gọi Thanh Vân có đó không? Thanh Vân đi vào. Ta hỏi xe bò đã chuẩn bị xong chưa? Trả lời đều ổn thỏa. Ta nhìn Thu Đồng một cái, nhấc chân ra cửa.
"Xin tiểu thư dừng bước. . . . . ." Sau lưng quả nhiên truyền đến âm thanh vội vàng của Thu Đồng. Ta dừng lại, xoay người, nhàn nhạt hỏi nàng: "Tiểu Tinh có chuyện gì sao?" Thu Đồng lần này không dây dưa sụt sịt, mà tùy tiện lau lau nước mắt, nói: "Xin hỏi tiểu thư có biết tung tích của Tam gia?"
Thì ra là vì chuyện này. Ta lắc đầu một cái, thành thật nói: "Không biết."
Hai tháng trước Tam thúc mang theo nhóm người lão Thôi lên núi dẫn nước tưới tiêu, xong việc, nhóm lão Thôi đã trở về bình an, Tam thúc lại không thấy bóng dáng. Ta hỏi có chuyện gì xảy ra? Lão Thôi đưa ta một tờ giấy, mở ra vừa xem, là bút tích của Tam thúc: ra ngoài làm việc, chớ lo lắng.
Thu Đồng cho là ta lừa nàng, lập tức quỳ xuống, nức nở nói: "Cầu xin tiểu thư khai ân, cho nô tỳ biết tung tích của Tam gia."
Ta đưa tay muốn dìu nàng , dù gì cũng coi như trưởng bối, quỳ như vậy còn ra thể thống gì. Thu Đồng lắc mình tránh được, quỳ lui về phía sau mấy bước, tiếp tục nói: "Cầu xin tiểu thư khai ân, cho nô tỳ biết tung tích của Tam gia. . . . . ."
Ta không nhịn được, chưa nói ta thật sự không biết Tam thúc hiện đang ở nơi nào, mà cho dù biết cũng không có khả năng nói cho nàng ta. Không phải là là ta xem thường thị thiếp, mà quả thực là với thân phận của Thu Đồng đưa yêu cầu như vậy đã là đi quá giới hạn. Ta không để ý tới nàng nữa, bước nhanh ra cửa, nhảy lên xe bò, thúc giục phu xe đi mau.
Dây dưa một lúc như vậy, mặt trời lại ngả về chiều mấy phần. Thanh Vân Thanh Hàn ngồi hai bên ta, đằng sau, hai thị vệ cưỡi ngựa đi theo xe bò từng bước một. Chậm rãi đến sông Dương, mặt trời cũng chỉ còn một nửa.
Ta đi dọc theo lòng sông tra xét một đoạn chiếu theo tin tức cha vợ lão Thôi cung cấp, cảm nhận sâu sắc cái gọi là phương pháp chống lũ mà bọn họ nói thật sự sơ sài. Không có thước đo mực nước, làm sao ghi chép mực nước cao thấp và lượng nước lớn nhỏ? Dựa vào trí nhớ? Cái gọi là đê đập đã sớm đổ vỡ suy sụp, chưa nói đến chống lũ định kỳ, đoán chừng một trận mưa lớn liền hoàn toàn mất trắng. . . . . .
Cái gọi là"Trên làm dưới theo nghĩ ở bên trong biểu hiện bên ngoài", quan trường từ trước tới giờ đều như thế, cấp trên làm như thế nào, cấp dưới liền làm theo như vậy. Đại hoàng tử thân là một trong những người được chọn làm thái tử cũng tham ô chuyên khoản thuỷ lợi, trông cậy vào quan viên bên dưới làm việc cho mình đúng là một truyện cười. Không có quan phủ chỉ đạo, không có bạc, chỉ dựa vào hương dân một nghèo hai trắng tự tìm cách, quả là gây khó khăn.
"Tiểu thư, nên trở về thôi." Thanh Vân chỉ chỉ bầu trời đầy sao, lộ vẻ có chút bồn chồn không yên.
Ta biết nàng lo lắng cái gì, nếu đi về trễ, A Mỗ chắc chắn sẽ trách phạt các nàng, "Được rồi." Đời người tương ngộ, có đôi khi ngẫm lại thật như một giấc mộng, đổi lại trước kia, ta căn bản không cách nào tưởng tượng chính mình sẽ có ngày thất thểu ở bờ sông nghiên cứu phương pháp chống lũ.
Xe bò két két, chậm rãi từ từ.
Thanh Hàn có chút lo lắng, oán trách xe bò chậm muốn chết, hỏi ta vì sao không chịu ngồi xe ngựa? Ta cười ha ha, ta cũng từng hỏi Tam thúc vấn đề như vậy, đều là động vật ăn cỏ, ngựa không được sử dụng phổ biến bằng bò, vì sao giá tiền lại cao hơn bò nhiều lần? Tam thúc cười, nói trên chiến trường có chiến mã, hỏi ta có từng nghe nói qua có chiến bò?
Ta tỉnh ngộ, thì ra là ngựa thuộc về vật tư chiến lược, khó trách được người bình thường không sử dụng trong nhà . Tam thúc nói Vân Châu nhiều núi, đường đi hiểm trở gập ghềnh, đa phần dùng bò tốt hơn dùng ngựa nhiều. Cái này ta có thể hiểu, ngồi xe ngựa có thể khiến người ta xóc chết, trái ngược là xe bò vững vàng hơn nhiều, với điều kiện tiên quyết là không chạy theo hiệu suất, thì xe bò tuyệt đối là một lựa chọn tốt.
Thanh Hàn cong môi, rầu rĩ nói: "Tiểu thư, A Mỗ mới không quản những đạo lý này, nàng chỉ sẽ trách nô tỳ không chăm sóc tốt cho Người."
Ha ha, so với Thanh Vân trầm muộn, Thanh Hàn hoạt bát hơn nhiều, lá gan cũng lớn chút, thuộc loại ở trước mặt ta dám nói chút này nọ, cho nên A Mỗ phạt nàng tương đối nhiều."Yên tâm đi, trở về nếu A Mỗ tức giận, ta sẽ làm chủ cho các ngươi."
Thanh Hàn vừa nghe liền vui mừng trở lại, "Tiểu thư, nô tỳ hát cho ngài nghe điệu hát dân gian nhé."
Ta nói: "Tốt."
Tiếng hát trong trẻo vang lên. . . . . .
Nông thôn về đêm, âm thanh tự nhiên dạt dào, mùi thơm của mạ như có như không thoang thoảng ở chóp mũi. Điệu hát củaThanh Hàn nghe vui tai, lúc cao lúc thấp, hoặc nhẹ nhàng hoặc mềm mỏng. Ta thoải mái nhắm mắt lại, thầm nghĩ, cứ như vậy cả đời cũng tốt.
Trong mê say, bên tai chợt vang lên một hồi vó ngựa phi nhanh, từ xa đến gần, thanh âm dội vào màng nhĩ, bóng đêm yên tĩnh trong lành trong nháy mắt bị phá vỡ. Ta lập tức tỉnh táo, Thanh Hàn cùng Thanh Vân cũng điều chỉnh tư thế ngồi, vẻ mặt phòng bị bảo hộ ta ở sau lưng.
Ta hỏi: "Hôm nay có người đi chuồng ngựa lấy ngựa?"
Thanh Vân chỉ chỉ hai hộ vệ.
Thanh Hàn nói: " Tiểu thư, liệu có phải là Tam công tử trở lại?"
Thanh Vân lắc đầu hủy bỏ: "Không giống."
Ta hỏi: "Làm sao biết?"
Thanh Vân nói: "Nghe tiếng vó ngựa."
Ta vểnh lỗ tai lên. . . . . .
Thanh Hàn nói: "Tiểu thư, ngài nghe không hiểu."
Ta: ". . . . . ." Được rồi, ta là củi mục.
Thanh Vân quay đầu lại nói với một người hộ vệ trong đó: "Đại Lâm, ngươi đi xem một chút xảy ra chuyện gì?"
Đại Lâm gật đầu, giục ngựa chạy đi.
Không bao lâu trở lại, sau lưng hắn còn có sáu con ngựa.
Ta kỳ quái, chuyện gì xảy ra?
Đại Lâm chuyển ngựa tới trước mặt, hồi bẩm nói: "Tiểu thư, bọn họ nói là cố nhân của ngài."
Cố nhân?
Ta nhìn lại, ở trong đám ngựa đen hồng, có một con Bạch mã toàn thân trắng như tuyết dưới bóng đêm mông lung có càng nổi bật chói mắt, trên lưng ngựa ngang nhiên ngồi. . . . . .
Ta kinh ngạc! Nhị hoàng tử?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook