Cuộc Gọi Từ Thiên Thần
-
Chương 13: Những ngày suy sụp
“Everybody counts or nobody counts.”[1]
Michael CONNELLY
[1]. Tiếng Anh trong nguyên bản: Mỗi người đều đáng giá hoặc chẳng ai đáng giá hết.
“Người” cuối cùng nhìn thấy Alice Dixon còn sống là… một chiếc camera giám sát. Trên băng video thu được từ camera đặt tại ngã tư Pickle Cross, người ta nhận thấy vóc dáng mảnh khảnh của cô bé đang xuống khỏi xe buýt, ba lô đeo trên lưng. Người ta thấy rõ ràng là cô bé đã rẽ ở góc phố để đi tiếp trên đường dẫn tới trường trung học. Một hành trình chưa đầy tám trăm mét. Thế rồi… không gì nữa cả. Những ngày im lặng, thờ ơ và bí ẩn. Không ai nhìn thấy hay nghe thấy gì hết. Cứ như thể Alice đã bốc hơi vậy.
Như tất cả các thành phố lớn của Anh, Manchester được nhồi cho hàng nghìn camera. Mười năm nay, chính sách video giám sát trên diện rộng đã len lỏi đến từng ngõ ngách của thành phố. Theo cách đó, một công dân có thể lọt vào ống kính máy quay tới ba trăm lần một ngày. Một biện pháp không tránh khỏi để chống lại nạn tội phạm đang hoành hành. Ít ra là trong bài diễn văn của các chính trị gia, bởi trên thực tế lại là chuyện khác: Vì không được đầu tư đến nơi đến chốn, thiết bị này thường không hoạt động tốt. Vào buổi sáng Alice mất tích, toàn bộ các camera đặt xung quanh khu vực trường trung học đều bị hỏng hoặc hư hại, hình ảnh thu được bị nhiễu hoặc không sử dụng được…
Trong những ngày tiếp theo, Madeline huy động một trăm năm mươi cảnh sát lục soát từng căn hộ, từng căn hầm và vườn tược trong bán kính ba ki lô mét quanh trường trung học. Cảnh sát lấy lời chứng của hàng trăm người, tiến hành quản thúc tại nơi cư trú những kẻ có tiền sử luyến đồng và lần theo manh mối chiếc xe tải nhỏ màu trắng khả nghi mà nhiều học sinh đã trông thấy.
Tin rằng Erin Dixon phải chịu phần lớn trách nhiệm trong vụ mất tích của Alice, Madeline ra lệnh quản thúc chị ta, xét hỏi chị ta trong vòng hơn hai mươi tiếng đồng hồ. Đối với nữ thanh tra, Erin là một con ma cà rồng, bị ma túy chế ngự hoàn toàn, có thể làm bất cứ chuyện gì để đổi lấy một liều cocain, kể cả bán con gái cho một mạng lưới mãi dâm. Nhưng buổi lấy cung không thu được kết quả nào đáng kể. Làm theo lời khuyên của luật sư riêng, Erin yêu cầu được kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối – một trò đùa nhả quá đáng – và thành công với bài test đó. Chị ta được tự do sau buổi thẩm vấn và khi đứng trước camera đã tự cho phép mình ra giọng nức nở kêu gọi những kẻ bắt cóc, nếu có, hãy nương tay.
Bộ phận tin học chuyên trách của sở cảnh sát dễ dàng lấy được mật khẩu máy tính của Alice: HEATHCLIFF, tên nhân vật nam chính trong Đồi gió hú, cuốn tiểu thuyết gối đầu giường của cô bé. Rủi thay, quá trình phân tích cả ổ cứng lẫn hộp thư điện tử đều không cung cấp được manh mối quan trọng nào, dù nhỏ nhất.
Khi đọc lướt qua nhật ký của Alice, Madeline phát hiện ra rằng cô bé có thói quen khai man tuổi thực để làm những công việc lặt vặt. Bằng cách đó cô bé kiếm ra tiền tự mua sách vở và đi xem các buổi biểu diễn. Những tháng gần đây, cô bé làm việc tại Soul Cà phê, một quán bar nằm trên đường Oxford trong khu học xá. Bị bắt giữ và bị kết tội vì đã sử dụng lao động chưa đến tuổi thành niên, chủ quán được đặt ra ngoài vòng nghi vấn liên quan đến vụ bắt cóc.
Ngày 15 tháng Mười hai, một toán thợ lặn đã mò tìm suốt hai ki lô mét dọc bờ phía Tây sông Irk. Một toán khác phụ trách hồ Rockwel nằm cách trường trung học bốn trăm mét. Họ đưa lên nhiều bộ khung xe hơi, những chiếc xe đẩy, một chiếc Mobylette, hai tủ lạnh và nhiều rào chắn an toàn. Nhưng không có thi thể nào hết.
Jim phân tích tất cả các cuộc gọi đi và gọi đến trên điện thoại di động của cô bé. Chủ nhân mọi số điện thoại trong danh bạ đều bị thẩm vấn nhưng không thu được kết quả nào.
Giáng sinh trôi qua mà cuộc điều tra không có chút tiến triển nào.
Madeline không chịu nghỉ phép. Cô bắt đầu dùng thuốc để có thể chợp mắt vài giờ.
Thế nhưng cô không phải là người mới bước chân vào nghề. Cô đã nhận công tác trong khu phố ghê rợn này nhiều năm liền. Bạo lực và nỗi khiếp sợ đã trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật của cô nhiều năm liền. Cô đã chứng kiến những màn tội ác, những cuộc mổ xác và canh giữ những tên tội phạm nguy hiểm nhất nhiều năm liền. Cô đã vây bắt những kẻ giết người, bắt giữ những tên hiếp dâm và buôn ma túy, vạch mặt những kẻ ái nhi, phá vỡ những mạng lưới buôn lậu ma túy. Nếu cần phải tính thêm, cô đã điều tra hàng chục và hàng chục vụ mưu sát. Ba năm trước, thậm chí cô đã cận kề cái chết trong một cuộc đọ súng giữa hai băng đảng: một viên 357 Magnum sượt qua đầu cô, xé toạc một mảng da đầu và để lại một vết sẹo mà cô vẫn phải khó khăn lắm mới ngụy trang được sau mớ tóc.
Cuộc sống của cô gắn liền với công việc điều tra.
Ngay cả khi công việc điều tra có bao hàm cả nỗi ám ảnh, nỗi cô đơn và nguy hiểm thường trực.
Ngay cả khi công việc điều tra có biến cô thành một bóng ma đối với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của cô.
Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, không phải đó chính là cái giá phải trả sao: Tự mình trở thành bóng ma để tìm ra một bóng ma khác?...
Tới tháng Một, Jim cùng đội của anh rà soát các cuộc gọi diễn ra quanh trạm tiếp phát gần trường học nhất trong khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ trước và sau thời điểm Alice mất tích. Tên những người thực hiện các cuộc gọi được kiểm tra chéo trên hệ thống hồ sơ lưu trữ của cảnh sát. Họ lọc ra được hơn hai trăm đối tượng từng có tiền án tiền sự, hầu hết là tội phạm vị thành niên. Tất cả đều bị thẩm vấn, thời gian biểu của các đối tượng được xác minh, nơi ở bị khám xét. Trong số đó có một người đàn ông năm mươi tuổi tên là Fletcher Walsh từng bị kết án hiếp dâm hai mươi năm về trước, đồng thời đang sở hữu một chiếc xe tải nhỏ màu trắng…
Nhìn bề ngoài, chứng cứ ngoại phạm của Fletcher Walsh khá kín kẽ nhưng khi cảnh sát khám xét ga ra của hắn, bầy chó nghiệp vụ đã tìm ra những dấu máu đằng sau ô tô. Mẫu máu được gửi về phòng pháp y tại Birmingham và cảnh sát tiến hành theo dõi Walsh 24/24 giờ trong lúc chờ kết quả.
Ngày 13 tháng Hai, phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát Greater Manchester thông báo những kết quả phân tích dấu máu thu được trong chiếc break của Fletcher Walsh không cho phép khẳng định chắc chắn chúng thuộc về Alice Dixon.
Rồi sự quan tâm của giới truyền thông sụt giảm. Lực lượng cảnh sát tham gia cuộc điều tra được điều động đi nơi khác. Cuộc điều tra giẫm chân tại chỗ.
Hằng đêm, Madeline tiếp tục mơ thấy Alice và tiếp tục bị ánh mắt cô bé ám ảnh. Mỗi sáng, cô thức dậy với hy vọng tìm ra một manh mối mới hoặc một hướng điều tra trước đó đã bị lơ là.
Các đồng nghiệp và thượng cấp của Madeline vẫn luôn coi cô là một cảnh sát cứng rắn nhưng lần này cô không gắng gượng nổi. Cô đã tự tạo cho mình những nền tảng thiếu kiên cố, một bộ giáp sắt bảo vệ không loại trừ lòng trắc ẩn thực sự. Thậm chí cô bao giờ cũng chỉ xuất sắc hơn khi nỗi đau của nạn nhân trở thành nỗi đau của chính cô. Một thói quen gần gũi nguy hiểm nhưng giúp cô làm việc hiệu quả.
Đó là chuyện đã xảy ra với Alice. Ngay từ ngày đầu tiên, vụ mất tích của cô bé này đã khiến cô xáo trộn. Cô bé này nhắc cô nhớ về quá khứ của chính mình. Một sự tương đồng khiến người ta bối rối, một mối liên hệ mơ hồ, một sự gắn bó tự bản năng. Một cảm giác mà cô biết là sẽ giày vò mình nhưng cô thậm chí còn không buồn thử đấu tranh để loại bỏ nó.
Đây không chỉ là chuyện cá nhân, còn hơn thế nữa kia. Niềm tin chắc rằng thực ra cô là người duy nhất thực sự quan tâm đến số phận của cô bé. Cảm giác đã thế chỗ mẹ cô bé và gánh trên vai mình trách nhiệm về vụ mất tích.
Đêm đó, cô đã tự hứa với bản thân một điều: Nếu không thể tìm ra Alice còn sống, cô sẽ không bao giờ sinh con…
Cảm giác bất lực nhấn chìm cô. Đôi khi, cảm giác đó còn tệ hơn việc người ta thông báo cho cô biết rằng cô bé đã chết, bởi cô không ngừng tưởng tượng ra những gì Alice đang phải chịu đựng. Những hình ảnh bi thảm và trĩu nặng xâm chiếm tâm trí cô.
Để có thể bấu víu vào một thứ gì đó, cô còn đi xem bói. Sau khi sờ nắn một chiếc áo từng thuộc về Alice, ông thầy bói phán chắc như đinh đóng cột rằng cô bé đã chết và còn đưa địa chỉ công trường nơi cái xác được chôn. Madeline huy động một đội cảnh sát tới lật tung toàn bộ khu công trường đó lên. Nhọc công vô ích.
Khi biết về cú vồ hụt này, sếp của Madeline khuyên cô nên nghỉ ngơi tĩnh dưỡng vài ngày. “Cần phải đối diện với thực tế chứ: Alice Dixon đã mất tích ba tháng nay. Chuyện thật thương tâm nhưng đã đến nước này, cô biết rõ rằng hầu như chẳng còn cơ may nào để tìm ra cô bé kia mà. Chúng tôi còn cần cô cho những cuộc điều tra khác và những hồ sơ khác nữa…”
Nhưng Madeline cảm thấy không thể xử lý “những cuộc điều tra khác và những hồ sơ khác”. Cô sẵn sàng làm bất cứ việc gì để bảo toàn một hy vọng mong manh là tìm ra Alice.
Vậy nên cô quyết định đích thân bước vào hang cọp.
Michael CONNELLY
[1]. Tiếng Anh trong nguyên bản: Mỗi người đều đáng giá hoặc chẳng ai đáng giá hết.
“Người” cuối cùng nhìn thấy Alice Dixon còn sống là… một chiếc camera giám sát. Trên băng video thu được từ camera đặt tại ngã tư Pickle Cross, người ta nhận thấy vóc dáng mảnh khảnh của cô bé đang xuống khỏi xe buýt, ba lô đeo trên lưng. Người ta thấy rõ ràng là cô bé đã rẽ ở góc phố để đi tiếp trên đường dẫn tới trường trung học. Một hành trình chưa đầy tám trăm mét. Thế rồi… không gì nữa cả. Những ngày im lặng, thờ ơ và bí ẩn. Không ai nhìn thấy hay nghe thấy gì hết. Cứ như thể Alice đã bốc hơi vậy.
Như tất cả các thành phố lớn của Anh, Manchester được nhồi cho hàng nghìn camera. Mười năm nay, chính sách video giám sát trên diện rộng đã len lỏi đến từng ngõ ngách của thành phố. Theo cách đó, một công dân có thể lọt vào ống kính máy quay tới ba trăm lần một ngày. Một biện pháp không tránh khỏi để chống lại nạn tội phạm đang hoành hành. Ít ra là trong bài diễn văn của các chính trị gia, bởi trên thực tế lại là chuyện khác: Vì không được đầu tư đến nơi đến chốn, thiết bị này thường không hoạt động tốt. Vào buổi sáng Alice mất tích, toàn bộ các camera đặt xung quanh khu vực trường trung học đều bị hỏng hoặc hư hại, hình ảnh thu được bị nhiễu hoặc không sử dụng được…
Trong những ngày tiếp theo, Madeline huy động một trăm năm mươi cảnh sát lục soát từng căn hộ, từng căn hầm và vườn tược trong bán kính ba ki lô mét quanh trường trung học. Cảnh sát lấy lời chứng của hàng trăm người, tiến hành quản thúc tại nơi cư trú những kẻ có tiền sử luyến đồng và lần theo manh mối chiếc xe tải nhỏ màu trắng khả nghi mà nhiều học sinh đã trông thấy.
Tin rằng Erin Dixon phải chịu phần lớn trách nhiệm trong vụ mất tích của Alice, Madeline ra lệnh quản thúc chị ta, xét hỏi chị ta trong vòng hơn hai mươi tiếng đồng hồ. Đối với nữ thanh tra, Erin là một con ma cà rồng, bị ma túy chế ngự hoàn toàn, có thể làm bất cứ chuyện gì để đổi lấy một liều cocain, kể cả bán con gái cho một mạng lưới mãi dâm. Nhưng buổi lấy cung không thu được kết quả nào đáng kể. Làm theo lời khuyên của luật sư riêng, Erin yêu cầu được kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối – một trò đùa nhả quá đáng – và thành công với bài test đó. Chị ta được tự do sau buổi thẩm vấn và khi đứng trước camera đã tự cho phép mình ra giọng nức nở kêu gọi những kẻ bắt cóc, nếu có, hãy nương tay.
Bộ phận tin học chuyên trách của sở cảnh sát dễ dàng lấy được mật khẩu máy tính của Alice: HEATHCLIFF, tên nhân vật nam chính trong Đồi gió hú, cuốn tiểu thuyết gối đầu giường của cô bé. Rủi thay, quá trình phân tích cả ổ cứng lẫn hộp thư điện tử đều không cung cấp được manh mối quan trọng nào, dù nhỏ nhất.
Khi đọc lướt qua nhật ký của Alice, Madeline phát hiện ra rằng cô bé có thói quen khai man tuổi thực để làm những công việc lặt vặt. Bằng cách đó cô bé kiếm ra tiền tự mua sách vở và đi xem các buổi biểu diễn. Những tháng gần đây, cô bé làm việc tại Soul Cà phê, một quán bar nằm trên đường Oxford trong khu học xá. Bị bắt giữ và bị kết tội vì đã sử dụng lao động chưa đến tuổi thành niên, chủ quán được đặt ra ngoài vòng nghi vấn liên quan đến vụ bắt cóc.
Ngày 15 tháng Mười hai, một toán thợ lặn đã mò tìm suốt hai ki lô mét dọc bờ phía Tây sông Irk. Một toán khác phụ trách hồ Rockwel nằm cách trường trung học bốn trăm mét. Họ đưa lên nhiều bộ khung xe hơi, những chiếc xe đẩy, một chiếc Mobylette, hai tủ lạnh và nhiều rào chắn an toàn. Nhưng không có thi thể nào hết.
Jim phân tích tất cả các cuộc gọi đi và gọi đến trên điện thoại di động của cô bé. Chủ nhân mọi số điện thoại trong danh bạ đều bị thẩm vấn nhưng không thu được kết quả nào.
Giáng sinh trôi qua mà cuộc điều tra không có chút tiến triển nào.
Madeline không chịu nghỉ phép. Cô bắt đầu dùng thuốc để có thể chợp mắt vài giờ.
Thế nhưng cô không phải là người mới bước chân vào nghề. Cô đã nhận công tác trong khu phố ghê rợn này nhiều năm liền. Bạo lực và nỗi khiếp sợ đã trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật của cô nhiều năm liền. Cô đã chứng kiến những màn tội ác, những cuộc mổ xác và canh giữ những tên tội phạm nguy hiểm nhất nhiều năm liền. Cô đã vây bắt những kẻ giết người, bắt giữ những tên hiếp dâm và buôn ma túy, vạch mặt những kẻ ái nhi, phá vỡ những mạng lưới buôn lậu ma túy. Nếu cần phải tính thêm, cô đã điều tra hàng chục và hàng chục vụ mưu sát. Ba năm trước, thậm chí cô đã cận kề cái chết trong một cuộc đọ súng giữa hai băng đảng: một viên 357 Magnum sượt qua đầu cô, xé toạc một mảng da đầu và để lại một vết sẹo mà cô vẫn phải khó khăn lắm mới ngụy trang được sau mớ tóc.
Cuộc sống của cô gắn liền với công việc điều tra.
Ngay cả khi công việc điều tra có bao hàm cả nỗi ám ảnh, nỗi cô đơn và nguy hiểm thường trực.
Ngay cả khi công việc điều tra có biến cô thành một bóng ma đối với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của cô.
Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, không phải đó chính là cái giá phải trả sao: Tự mình trở thành bóng ma để tìm ra một bóng ma khác?...
Tới tháng Một, Jim cùng đội của anh rà soát các cuộc gọi diễn ra quanh trạm tiếp phát gần trường học nhất trong khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ trước và sau thời điểm Alice mất tích. Tên những người thực hiện các cuộc gọi được kiểm tra chéo trên hệ thống hồ sơ lưu trữ của cảnh sát. Họ lọc ra được hơn hai trăm đối tượng từng có tiền án tiền sự, hầu hết là tội phạm vị thành niên. Tất cả đều bị thẩm vấn, thời gian biểu của các đối tượng được xác minh, nơi ở bị khám xét. Trong số đó có một người đàn ông năm mươi tuổi tên là Fletcher Walsh từng bị kết án hiếp dâm hai mươi năm về trước, đồng thời đang sở hữu một chiếc xe tải nhỏ màu trắng…
Nhìn bề ngoài, chứng cứ ngoại phạm của Fletcher Walsh khá kín kẽ nhưng khi cảnh sát khám xét ga ra của hắn, bầy chó nghiệp vụ đã tìm ra những dấu máu đằng sau ô tô. Mẫu máu được gửi về phòng pháp y tại Birmingham và cảnh sát tiến hành theo dõi Walsh 24/24 giờ trong lúc chờ kết quả.
Ngày 13 tháng Hai, phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát Greater Manchester thông báo những kết quả phân tích dấu máu thu được trong chiếc break của Fletcher Walsh không cho phép khẳng định chắc chắn chúng thuộc về Alice Dixon.
Rồi sự quan tâm của giới truyền thông sụt giảm. Lực lượng cảnh sát tham gia cuộc điều tra được điều động đi nơi khác. Cuộc điều tra giẫm chân tại chỗ.
Hằng đêm, Madeline tiếp tục mơ thấy Alice và tiếp tục bị ánh mắt cô bé ám ảnh. Mỗi sáng, cô thức dậy với hy vọng tìm ra một manh mối mới hoặc một hướng điều tra trước đó đã bị lơ là.
Các đồng nghiệp và thượng cấp của Madeline vẫn luôn coi cô là một cảnh sát cứng rắn nhưng lần này cô không gắng gượng nổi. Cô đã tự tạo cho mình những nền tảng thiếu kiên cố, một bộ giáp sắt bảo vệ không loại trừ lòng trắc ẩn thực sự. Thậm chí cô bao giờ cũng chỉ xuất sắc hơn khi nỗi đau của nạn nhân trở thành nỗi đau của chính cô. Một thói quen gần gũi nguy hiểm nhưng giúp cô làm việc hiệu quả.
Đó là chuyện đã xảy ra với Alice. Ngay từ ngày đầu tiên, vụ mất tích của cô bé này đã khiến cô xáo trộn. Cô bé này nhắc cô nhớ về quá khứ của chính mình. Một sự tương đồng khiến người ta bối rối, một mối liên hệ mơ hồ, một sự gắn bó tự bản năng. Một cảm giác mà cô biết là sẽ giày vò mình nhưng cô thậm chí còn không buồn thử đấu tranh để loại bỏ nó.
Đây không chỉ là chuyện cá nhân, còn hơn thế nữa kia. Niềm tin chắc rằng thực ra cô là người duy nhất thực sự quan tâm đến số phận của cô bé. Cảm giác đã thế chỗ mẹ cô bé và gánh trên vai mình trách nhiệm về vụ mất tích.
Đêm đó, cô đã tự hứa với bản thân một điều: Nếu không thể tìm ra Alice còn sống, cô sẽ không bao giờ sinh con…
Cảm giác bất lực nhấn chìm cô. Đôi khi, cảm giác đó còn tệ hơn việc người ta thông báo cho cô biết rằng cô bé đã chết, bởi cô không ngừng tưởng tượng ra những gì Alice đang phải chịu đựng. Những hình ảnh bi thảm và trĩu nặng xâm chiếm tâm trí cô.
Để có thể bấu víu vào một thứ gì đó, cô còn đi xem bói. Sau khi sờ nắn một chiếc áo từng thuộc về Alice, ông thầy bói phán chắc như đinh đóng cột rằng cô bé đã chết và còn đưa địa chỉ công trường nơi cái xác được chôn. Madeline huy động một đội cảnh sát tới lật tung toàn bộ khu công trường đó lên. Nhọc công vô ích.
Khi biết về cú vồ hụt này, sếp của Madeline khuyên cô nên nghỉ ngơi tĩnh dưỡng vài ngày. “Cần phải đối diện với thực tế chứ: Alice Dixon đã mất tích ba tháng nay. Chuyện thật thương tâm nhưng đã đến nước này, cô biết rõ rằng hầu như chẳng còn cơ may nào để tìm ra cô bé kia mà. Chúng tôi còn cần cô cho những cuộc điều tra khác và những hồ sơ khác nữa…”
Nhưng Madeline cảm thấy không thể xử lý “những cuộc điều tra khác và những hồ sơ khác”. Cô sẵn sàng làm bất cứ việc gì để bảo toàn một hy vọng mong manh là tìm ra Alice.
Vậy nên cô quyết định đích thân bước vào hang cọp.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook