Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà
-
Chương 7
TĨNH THU CƯỜI:
- Anh cứ như trẻ con đòi quà, người ta đòi đan áo, anh cũng đòi. – Nói đến đây, Thu định thử lòng anh: - Anh định nhờ em đan áo à? Tại sao anh không nhờ… người yêu đan giúp?
Anh vội nói:
- Anh đâu có người yêu? Thu nghe ai nói anh có người yêu?
Nghe anh nói chưa có người yêu, trong lòng Thu thì phấn khởi, nhưng miệng tiếp tục giả vờ:
- Bà Trương bảo anh… có người yêu rồi, lần trước anh về thă
Anh kêu oan:
- Chưa cưới thì lấy đâu ra vợ? Bà ấy rất muốn ghép Thu với Lâm nên mới nói như thế. Thu cứ đến đội của anh hỏi xem anh đã có vợ chưa. Thu không tin anh thì tin tổ chức, được không?
- Việc gì em phải đến đội của anh để hỏi? Anh… cưới vợ hay chưa… có liên quan gì đến em? – Thu nói.
Hình như anh cũng nhận ra thần sắc của mình biến đổi, nên cười cười rồi nói:
- Chỉ sợ Thu hiểu nhầm.
Trong lòng Thu cảm thấy ấm áp, nhất định anh rất thích Thu, nếu không tại sao anh sợ Thu hiểu nhầm? Nhưng Thu không dám hỏi tiếp, cảm giác hình như đi đến bờ vực, hỏi tiếp, sẽ bước xuống đấy mất.
Anh cũng không nhắc lại, chỉ hỏi tình hình của Thu, Thu rất thẳng thắn nói chuyện gia đình mình, cảm thấy không phải giấu giếm anh điều gì, có thể để anh biết, còn có thể thử thách anh. Thu kể chuyện bố mẹ bị đấu tố, bố phải về nông thôn, anh trai không được gọi về.
Anh lặng lẽ nghe không nói gì, mỗi khi Thu sắp dừng lại, anh lại gợi chuyện để Thu tiếp tục nói:
- Bắt đầu Cách mạng văn hóa, mẹ em vẫn chưa bị đấu. Lúc ấy, hễ đến tối em với lũ bạn chạy đến phòng họp của trường để xem, ở đấy thường xuyên có cuộc đấu tố. Bọn em coi đấu tố như trò vui, nhại tiếng phổ thông của mấy anh đội tuyên truyền người Phúc Kiến, là bởi họ nói “nào nào” thành “lào lào>
Hồi ấy bị đấu là cô giáo Chu Giai Tĩnh, nghe nói cô cùng làm việc với Hứa Văn Phong, chị Giang, Thành Cương trong truyện Đá đỏ, về sau bị bắt, mất khí tiết cách mạng và đầu thú, được bảo toàn tính mạng. Tuy cô ấy cứ giải thích, vì “mất khí tiết”, tức là rồi bỏ Đảng Cộng Sản, nhưng không phản bội, tức là không bán rẻ đồng chí, nhưng đến Cách mạng văn hóa thì bị đưa ra, coi như kẻ phản bội, bị đấu. Hồi ấy ban ngày cô ấy phải đi lao động, buổi tối bị đấu. Ban ngày cô đi lao động, bọn trẻ con chúng em vây lấy xem, nhại tiếng đội viên đội tuyên truyền Cách mạng: Chu Giai Tĩnh, còn gọi là Chu Phương Đạo, người thành phố “lào”, tỉnh “lào”, năm “lào”, tháng “lào”, ở trại tập trung “lào” đã phản bội cách mạng. Cô giáo Tĩnh vẫn thản nhiên như không, ngẩng cao đầu, không thèm để ý đến bọn trẻ con chúng em. Lúc đấu tố cô ấy cũng ngẩng cao đầu, không chịu cúi, thỉnh thoảng lại lạnh lùng nói: “Các người không tôn trọng lẽ phải, tôi không thèm nói với các người.”
Nhưng một hôm, em với lũ bạn lại đến phòng họp để xem, trông thấy mẹ em ngồi ở giữa vòng tròn, cúi đầu, bị đấu. Bọn trẻ con bắt đầu cười em, nhại theo cách của mẹ, em sợ quá, bỏ chạy về nhà, trốn vào một chỗ ngồi khóc. Về nhà, mẹ không nói đến chuyện ấy, mẹ cứ nghĩ em không biết.
Cho đến ngày đấu tố công khai, mẹ biết không thể giấu nổi chúng em, buổi trưa cho em ít tiền, bảo đưa em gái sang bên kia sông chơi, chưa đến giờ ăn cơm chiều chưa về. Hai chị em cứ phải trốn tránh đến tận năm giờ chiều mới về. Vừa bước vào cổng trường đã thấy băng cờ, khẩu hiệu rợp trời, khẩu hiệu đả đảo mẹ, tên mẹ bị lộn ngược treo ở kia, lại còn chấm dấu son, bảo mẹ em là phản cách mạng trong lịch sử…
Về đến nhà em thấy mẹ khóc sưng cả mắt, một bên mặt vừa đỏ vừa sưng lên, môi cũng bị sưng, tóc thì bị cắt nham nhở, mẹ đang soi gương để cắt lại mái tóc cho ngay ngắn. Mẹ là con người kiêu ngạo, lòng tự trọng rất mạnh, bị công khai đấu tố mẹ không thể chịu đựng nổi. Mẹ ôm em khóc, bảo nếu không vì ba đứa con thì mẹ không sống làm gì…
Anh khẽ nói:
- Mẹ em là người mẹ vĩ đại, vì con cái mà chịu đựng đau khổ và nhục nhã. Thu đừng quá buồn, rất nhiều người phải trải qua vận nguy này, nhưng chỉ cần kiên cường sẽ như cô giáo Tĩnh, ngẩng đầu làm người, sẽ không còn đau khổ.
Thu cảm thấy anh không phân biệt rõ ràng ranh giới giai cấp, cô giáo Tĩnh là kẻ phản bội, mẹ mình đâu giống như vậy? Thu vội giải thích:
- Mẹ em không phải là phản cách mạng trong quá khứ, về sau mẹ được giải oan, vẫn được dạy học, vì những người kia nhầm, ông ngoại của em đã từng là đảng viên cộng sản, về sau chuyển sang một địa phương khác, không tìm ra tổ chức, nên bị coi là tự động ra khỏi Đảng. Thời kỳ đầu giải phóng, ông bị bắt và bị giam, không chờ sự việc được làm rõ ông đã qua đời ngay trong tù. Nhưng đấy không phải là vấn đề của mẹ em…
- Quan trọng là Thu phải tin ở mẹ, cho dù mẹ là phản cách mạng trong quá khứ, mẹ vẫn là một người mẹ vĩ đại. Chuyện chính trị không thể nói rõ… Thu đừng dùng tiêu chuẩn chính trị để đo lường người thân.
Thu nói:
- Luận điệu của anh giống như của cô giáo Tĩnh, con cái cô ấy trách tại sao lúc ấy mẹ lại ra đầu thú, nói nếu không đầu thú thì bây giờ giống như chị Giang, là một liệt sĩ cách mạng được mọi người ngợi ca. Người khác chịu đựng được kẻ địch đánh đập khảo tra, tại sao mẹ lại không thể? Cô giáo Tĩnh nói: “Mẹ không sợ đánh đập khảo tra, không sợ chết, nhưng lúc ấy bố các con bị tù, nếu mẹ không đầu thú thì các con đã chết từ lâu rồi. Mẹ chỉ là một đảng viên bình thường, không quen biết một đảng viên nào khác, mẹ không bán rẻ bất cứ ai, mẹ chỉ nói với bọn chúng từ nay về sau không tham gia những hoạt động của Đảng”. Câu nói ấy của cô Tĩnh bị con gái tố giác, quần chúng cách mạng vẽ rất nhiều tranh đả kích, toàn là những bộ mặt xấu xí, độc ác>
Anh thở dài:
- Một bên là con cái, một bên là sự nghiệp, cô giáo ấy cũng khó lựa chọn. Nhưng cho dù cô ấy không bán rẻ người khác, sự thật thì cũng không nên đối xử với cô ấy như thế. Hình như Đảng hồi ấy có chính xác, để bảo toàn lực lượng, cho phép đảng viên bị bắt có thể lựa chọn linh hoạt, có thể đăng báo ra khỏi Đảng, chỉ cần không bán rẻ đồng chí là được. Có một số người đảm nhận chức vụ lãnh đạo, sau khi bị bắt có thể sử dụng cách ấy.
Anh nhắc đến mấy cái tên rất quen, nói họ đều bị bắt, và cũng đều được tha bằng cách ấy.
Tĩnh Thu nghe, mắt tròn xoe, mồm há hốc, bất giác nói:
- Anh… phản động quá!
Anh cười, nhìn Thu:
- Thu có định tố giác anh không? Thật ra những việc ấy đều là bí mật công khai của cấp trên, ngay cả cấp dưới cũng biết. Nhưng Thu ngây thơ trong trắng quá
Thu lo lắng nói:
- Em không tố giác anh, nhưng anh nói như vậy không sợ người khác tố giác à?
- Người khác là ai? Anh không nói với ai, chỉ nói với Thu. – Anh cười, nói đùa. – Nếu Thu tố giác, anh nhận ngay, anh sẽ nguyện chết trong tay Thu. Chỉ mong sau khi anh chết Thu sẽ cắm trước mộ anh một cành hoa sơn tra, dựng một tấm bia, trên đó đề: “Nơi này chôn một người tôi đã từng yêu”.
Thu vung tay làm động tác đánh anh, dọa:
- Anh nói nhảm nữa em sẽ mặc kệ anh đấy!
Anh vươn đầu cho Thu đánh, thấy Thu không dám, anh mới rụt đầu lại, nói: - Có thể mẹ anh còn thảm thương hơn mẹ Thu. Hồi mẹ anh trẻ, có thể nói rất tiến bộ, rất cách mạng, mẹ dẫn đội bảo vệ nhà máy đi lục soát tài sản của nhà cha mẹ mình là tư sản, tận mắt trông thấy người ta tra khảo ông ngoại anh, mẹ không đồng tình với ông, cảm thấy việc mẹ làm đều vì cách mạng. Tuy sau đấy mẹ lấy bố anh, nhưng mẹ chịu lép vế, chỉ làm một cán bộ nhỏ ở Hội Văn nghệ quần chúng thành phố. Mẹ lấy bố anh bao nhiêu năm và cũng vạch rõ ranh giới giai cấp với cha là tư sản, nhưng trong cốt tủy mẹ vẫn là phần tử trí thức tiểu tư sản, thích văn chương, thích lãng mạn, thích cái đẹp. Mẹ đọc rất nhiều sách, bản thân cũng viết được chút ít nhưng không gửi đăng báo, xuất bản, là bởi mẹ biết những chuyện mình viết đều là thứ của giai cấp tiểu tư sản. Trong Cách mạng văn hóa, bố anh bị quy là “phái cầm quyền đi theo con đường tư bản”, bị đấu, bị cách li, bọn anh bị đuổi khỏi khu vực quân khu, mẹ anh cũng bị tố, bảo mẹ anh là tiểu thư con nhà tư sản, đã lôi kéo hủ hóa cán bộ cách mạng, dùng thủ đoạn vô cùng bỉ ổi để quyến rũ bố anh, kéo cách mạng xuống nước. Hồi ấy, trụ sở của Hội Văn nghệ dán đầy báo chữ to và biếm họa rất bẩn thỉu, miêu tả mẹ anh là một phụ nữ xấu xa bẩn thỉu.
Mẹ anh giống như mẹ Thu, là một phụ nữ kiêu ngạo, chưa bao giờ bị ai sỉ nhục, cho nên không thể chịu đựng nổi. Mẹ anh cãi nhau với bọn người kia, biện hộ cho bản thân, nhưng càng biện hộ càng khốn đốn, bọn chúng dùng đủ mọi cách để sỉ nhục mẹ anh, bắt phải khai ra những tình tiết gọi là quyến rũ bố anh, phải khai thật tỉ mỉ những gì trong đêm tân hôn, còn lợi dụng đấu tố để sờ soạng khắp người mẹ anh, mẹ anh chửi, bọn chúng đánh mẹ, chửi mẹ, bảo mẹ anh bị đấu tố mà vẫn lợi dụng để quyến rũ đàn ông. Hồi ấy, mỗi lần về nhà mẹ tắm rất lâu bởi cảm thấy khắp người bị bôi bẩn. Bọn chúng đánh mẹ rất đau, đến nỗi mẹ không đứng lên nổi bọn chúng mới cho mẹ về.
Hồi ấy trên tỉnh, báo của tỉnh, báo của thành phố in đầy những điều bị phê phán, bị vạch trần, càng về sau càng nói những điều bẩn thỉu, hèn hạ, phần lớn là những chuyện trụy lạc hủ bại trong sinh hoạt, bảo bố dụ dỗ, ngủ với rất nhiều y tá, thư ký, nữ nhân viên. Anh giấu những thứ đó, không để mẹ trông thấy, nhưng mẹ vẫn thấy, vì quá nhiều, không sao giấu hết. Mẹ bị đánh đập hành hạ vẫn kiên trì sống, nhưng những chuyện “phản bội” của bố làm cho mẹ quỵ hẳn, mẹ dùng cái khăn quàng rất dài để kết thúc sinh mệnh. Di chúc của mẹ chỉ có mấy câu: Bản chất trong sáng, sinh mệnh không trong sạch; sinh không gặp thời, chết hối hận!
Thu khẽ hỏi:
- Có đúng bố anh… có những chuyện đó không?
- Anh cũng không biết. Anh cảm thấy bố rất yêu mẹ, tuy bố không biết phải yêu như thế nào mẹ mới thích, nhưng bố vẫn rất yêu. Mẹ anh mất đã nhiều năm rồi, bố vẫn ở vậy, nhiều người tỏ ý muốn bố tục huyền, nhưng bố không chịu. Bố anh lúc nào cũng thở than bảo câu nói của Mao Trạch Đông thật có lí: “Thắng lợi đến từ sự kiên trì”. Có lúc, tưởng như đi đến chỗ tuyệt vọng, cho rằng không còn hi vọng, nhưng nếu kiên trì tiếp, kiên trì nữa, rồi sẽ trông thấy ánh sáng thắng lợi.
Thu không ngờ anh có một quá trình thê thảm hơn mình, rất muốn an ủi anh, nhưng không biết phải an ủi thế nào, chỉ biết nói:
- Những năm gần đây anh sống rất buồn…
Anh không nói đến bố nữa, hai người lặng lẽ đi, bỗng anh nói:
- Anh… có thể lên thành phố K với Thu được không?
Thu:
- Anh lên phố làm gì? Nếu mẹ em trông thấy, hoặc thầy giáo, bạn học thấy, sẽ cho rằng…
- Cho rằng thế nào?
- Cho rằng… cho rằng… dù sao… dù sao cũng ảnh hưởng không tốt.
Anh cười:
- Thu sợ, sợ không nói được tại sao à? Yên tâm đi, Thu bảo anh không đi, anh sẽ không đi. Lời Thu nói là chỉ thị tối cao, anh phải làm theo. – Anh thận trọng hỏi. – Vậy anh có thể chờ Thu ở phố huyện được không? Phố huyện không ai biết chúng mình, nếu Thu sợ, anh có thể đi xa nhau một chút. Lúc Thu quay lại vẫn đi theo đường này chứ? Thu đi một mình anh yên tâm sao nổi.
Thu thấy anh rất ngoan ngoãn, bảo không được lên thành phố anh không dám đi theo. Thu rất cảm động, chợ mạnh dạn hơn:
- Nếu không ảnh hưởng đến công việc, anh… chờ em ở phố huyện nhé. Em đi chuyến xe bốn giờ chiều mai, năm giờ về đến phố huyện.
- Anh chờ Thu ở bến xe.
Hai người lặng lẽ đi một đoạn nữa, Tĩnh Thu nói:
- Anh kể chuyện cho em nghe đi, anh đọc nhiều sách, chắc chắn nhớ nhiều chuyện, kể cho em nghe một chuyện.
Anh liền kể mấy chuyện, cứ kể hết mỗi chuyện Thu lại hỏi: “Còn không? Còn nữa không?”. Anh lại kể. Cuối cùng anh kể một chuyện không có đầu đề, đại ý nói có một thanh niên để cứu sự nghiệp và con đường tiến thân của cha đã đồng ý lấy con gái của một vị cấp trên của cha làm vợ, nhưng trong lòng anh lại không muốn sự việc kéo dài. Về sau anh gặp một người con gái mà anh thích, anh muốn lấy người con gái này, nhưng cô gái biết anh đã có vợ, nên không tin ở anh và trốn tránh không gặp.
Nói đến đây anh dừng lại.
- Về sau thế nào? Anh kể hết đi. – Thu hỏi.
- Anh không biết kết cục thế nào, nếu Thu là… người con gái kia, ý anh là, Thu là người con gái mà anh ta gặp sau đấy, sẽ thế nào?
Thu suy nghĩ giây lát rồi nói:
- Em nghĩ, nếu anh kia có thể nói mà không làm với một người con gái, anh ta cũng có thể nói mà không làm với một người con gái khác, cho nên… nếu em là người con gái sau đấy anh ta gặp, chắc chắn em cũng sẽ tránh mặt.
Nói đến đây, chợt Thu bừng tỉnh:
- Có phải đấy là chuyện của anh? Anh đang kể chuyện của mình đấy à?
Anh lắc đầu:
- Không phải chuyện của anh, chuyện như thế có rất nhiều trong sách, hầu hết các mối tình đều giống như thế. Thu đã đọc Romeo vàJuliet chưa? Chả phải Romeo rất yêu Juliet đấy thôi? Nhưng nên nhớ, trước khi gặp Juliet, Romeo cũng đã có một người con gái khác. Thu quên rồi à, hôm Romeo gặp Juliet, anh ta đi cùng một người con gái khác đến dự buổi họp mặt, nhưng trông thấy Juliet anh ta mới yêu nàng. Thu bảo, có phải Romeo nói mà không làm với một người con gái cũng sẽ nói mà không làm với Juliet không?
Thu suy nghĩ rồi nói:
- Anh ta nói mà không làm với Juliet là bởi anh ta chết sớm.
- Ồ, nhớ rồi, câu chuyện anh vừa kể kết thúc thế này: về sau anh kia như kẻ điên, tìm cô gái khắp nơi, nhưng không tìm thấy, anh ta không chịu nổi cuộc sống không có cô kia, nên… tự tử.
- Chắc chắn là anh bịa.
- Anh cứ như trẻ con đòi quà, người ta đòi đan áo, anh cũng đòi. – Nói đến đây, Thu định thử lòng anh: - Anh định nhờ em đan áo à? Tại sao anh không nhờ… người yêu đan giúp?
Anh vội nói:
- Anh đâu có người yêu? Thu nghe ai nói anh có người yêu?
Nghe anh nói chưa có người yêu, trong lòng Thu thì phấn khởi, nhưng miệng tiếp tục giả vờ:
- Bà Trương bảo anh… có người yêu rồi, lần trước anh về thă
Anh kêu oan:
- Chưa cưới thì lấy đâu ra vợ? Bà ấy rất muốn ghép Thu với Lâm nên mới nói như thế. Thu cứ đến đội của anh hỏi xem anh đã có vợ chưa. Thu không tin anh thì tin tổ chức, được không?
- Việc gì em phải đến đội của anh để hỏi? Anh… cưới vợ hay chưa… có liên quan gì đến em? – Thu nói.
Hình như anh cũng nhận ra thần sắc của mình biến đổi, nên cười cười rồi nói:
- Chỉ sợ Thu hiểu nhầm.
Trong lòng Thu cảm thấy ấm áp, nhất định anh rất thích Thu, nếu không tại sao anh sợ Thu hiểu nhầm? Nhưng Thu không dám hỏi tiếp, cảm giác hình như đi đến bờ vực, hỏi tiếp, sẽ bước xuống đấy mất.
Anh cũng không nhắc lại, chỉ hỏi tình hình của Thu, Thu rất thẳng thắn nói chuyện gia đình mình, cảm thấy không phải giấu giếm anh điều gì, có thể để anh biết, còn có thể thử thách anh. Thu kể chuyện bố mẹ bị đấu tố, bố phải về nông thôn, anh trai không được gọi về.
Anh lặng lẽ nghe không nói gì, mỗi khi Thu sắp dừng lại, anh lại gợi chuyện để Thu tiếp tục nói:
- Bắt đầu Cách mạng văn hóa, mẹ em vẫn chưa bị đấu. Lúc ấy, hễ đến tối em với lũ bạn chạy đến phòng họp của trường để xem, ở đấy thường xuyên có cuộc đấu tố. Bọn em coi đấu tố như trò vui, nhại tiếng phổ thông của mấy anh đội tuyên truyền người Phúc Kiến, là bởi họ nói “nào nào” thành “lào lào>
Hồi ấy bị đấu là cô giáo Chu Giai Tĩnh, nghe nói cô cùng làm việc với Hứa Văn Phong, chị Giang, Thành Cương trong truyện Đá đỏ, về sau bị bắt, mất khí tiết cách mạng và đầu thú, được bảo toàn tính mạng. Tuy cô ấy cứ giải thích, vì “mất khí tiết”, tức là rồi bỏ Đảng Cộng Sản, nhưng không phản bội, tức là không bán rẻ đồng chí, nhưng đến Cách mạng văn hóa thì bị đưa ra, coi như kẻ phản bội, bị đấu. Hồi ấy ban ngày cô ấy phải đi lao động, buổi tối bị đấu. Ban ngày cô đi lao động, bọn trẻ con chúng em vây lấy xem, nhại tiếng đội viên đội tuyên truyền Cách mạng: Chu Giai Tĩnh, còn gọi là Chu Phương Đạo, người thành phố “lào”, tỉnh “lào”, năm “lào”, tháng “lào”, ở trại tập trung “lào” đã phản bội cách mạng. Cô giáo Tĩnh vẫn thản nhiên như không, ngẩng cao đầu, không thèm để ý đến bọn trẻ con chúng em. Lúc đấu tố cô ấy cũng ngẩng cao đầu, không chịu cúi, thỉnh thoảng lại lạnh lùng nói: “Các người không tôn trọng lẽ phải, tôi không thèm nói với các người.”
Nhưng một hôm, em với lũ bạn lại đến phòng họp để xem, trông thấy mẹ em ngồi ở giữa vòng tròn, cúi đầu, bị đấu. Bọn trẻ con bắt đầu cười em, nhại theo cách của mẹ, em sợ quá, bỏ chạy về nhà, trốn vào một chỗ ngồi khóc. Về nhà, mẹ không nói đến chuyện ấy, mẹ cứ nghĩ em không biết.
Cho đến ngày đấu tố công khai, mẹ biết không thể giấu nổi chúng em, buổi trưa cho em ít tiền, bảo đưa em gái sang bên kia sông chơi, chưa đến giờ ăn cơm chiều chưa về. Hai chị em cứ phải trốn tránh đến tận năm giờ chiều mới về. Vừa bước vào cổng trường đã thấy băng cờ, khẩu hiệu rợp trời, khẩu hiệu đả đảo mẹ, tên mẹ bị lộn ngược treo ở kia, lại còn chấm dấu son, bảo mẹ em là phản cách mạng trong lịch sử…
Về đến nhà em thấy mẹ khóc sưng cả mắt, một bên mặt vừa đỏ vừa sưng lên, môi cũng bị sưng, tóc thì bị cắt nham nhở, mẹ đang soi gương để cắt lại mái tóc cho ngay ngắn. Mẹ là con người kiêu ngạo, lòng tự trọng rất mạnh, bị công khai đấu tố mẹ không thể chịu đựng nổi. Mẹ ôm em khóc, bảo nếu không vì ba đứa con thì mẹ không sống làm gì…
Anh khẽ nói:
- Mẹ em là người mẹ vĩ đại, vì con cái mà chịu đựng đau khổ và nhục nhã. Thu đừng quá buồn, rất nhiều người phải trải qua vận nguy này, nhưng chỉ cần kiên cường sẽ như cô giáo Tĩnh, ngẩng đầu làm người, sẽ không còn đau khổ.
Thu cảm thấy anh không phân biệt rõ ràng ranh giới giai cấp, cô giáo Tĩnh là kẻ phản bội, mẹ mình đâu giống như vậy? Thu vội giải thích:
- Mẹ em không phải là phản cách mạng trong quá khứ, về sau mẹ được giải oan, vẫn được dạy học, vì những người kia nhầm, ông ngoại của em đã từng là đảng viên cộng sản, về sau chuyển sang một địa phương khác, không tìm ra tổ chức, nên bị coi là tự động ra khỏi Đảng. Thời kỳ đầu giải phóng, ông bị bắt và bị giam, không chờ sự việc được làm rõ ông đã qua đời ngay trong tù. Nhưng đấy không phải là vấn đề của mẹ em…
- Quan trọng là Thu phải tin ở mẹ, cho dù mẹ là phản cách mạng trong quá khứ, mẹ vẫn là một người mẹ vĩ đại. Chuyện chính trị không thể nói rõ… Thu đừng dùng tiêu chuẩn chính trị để đo lường người thân.
Thu nói:
- Luận điệu của anh giống như của cô giáo Tĩnh, con cái cô ấy trách tại sao lúc ấy mẹ lại ra đầu thú, nói nếu không đầu thú thì bây giờ giống như chị Giang, là một liệt sĩ cách mạng được mọi người ngợi ca. Người khác chịu đựng được kẻ địch đánh đập khảo tra, tại sao mẹ lại không thể? Cô giáo Tĩnh nói: “Mẹ không sợ đánh đập khảo tra, không sợ chết, nhưng lúc ấy bố các con bị tù, nếu mẹ không đầu thú thì các con đã chết từ lâu rồi. Mẹ chỉ là một đảng viên bình thường, không quen biết một đảng viên nào khác, mẹ không bán rẻ bất cứ ai, mẹ chỉ nói với bọn chúng từ nay về sau không tham gia những hoạt động của Đảng”. Câu nói ấy của cô Tĩnh bị con gái tố giác, quần chúng cách mạng vẽ rất nhiều tranh đả kích, toàn là những bộ mặt xấu xí, độc ác>
Anh thở dài:
- Một bên là con cái, một bên là sự nghiệp, cô giáo ấy cũng khó lựa chọn. Nhưng cho dù cô ấy không bán rẻ người khác, sự thật thì cũng không nên đối xử với cô ấy như thế. Hình như Đảng hồi ấy có chính xác, để bảo toàn lực lượng, cho phép đảng viên bị bắt có thể lựa chọn linh hoạt, có thể đăng báo ra khỏi Đảng, chỉ cần không bán rẻ đồng chí là được. Có một số người đảm nhận chức vụ lãnh đạo, sau khi bị bắt có thể sử dụng cách ấy.
Anh nhắc đến mấy cái tên rất quen, nói họ đều bị bắt, và cũng đều được tha bằng cách ấy.
Tĩnh Thu nghe, mắt tròn xoe, mồm há hốc, bất giác nói:
- Anh… phản động quá!
Anh cười, nhìn Thu:
- Thu có định tố giác anh không? Thật ra những việc ấy đều là bí mật công khai của cấp trên, ngay cả cấp dưới cũng biết. Nhưng Thu ngây thơ trong trắng quá
Thu lo lắng nói:
- Em không tố giác anh, nhưng anh nói như vậy không sợ người khác tố giác à?
- Người khác là ai? Anh không nói với ai, chỉ nói với Thu. – Anh cười, nói đùa. – Nếu Thu tố giác, anh nhận ngay, anh sẽ nguyện chết trong tay Thu. Chỉ mong sau khi anh chết Thu sẽ cắm trước mộ anh một cành hoa sơn tra, dựng một tấm bia, trên đó đề: “Nơi này chôn một người tôi đã từng yêu”.
Thu vung tay làm động tác đánh anh, dọa:
- Anh nói nhảm nữa em sẽ mặc kệ anh đấy!
Anh vươn đầu cho Thu đánh, thấy Thu không dám, anh mới rụt đầu lại, nói: - Có thể mẹ anh còn thảm thương hơn mẹ Thu. Hồi mẹ anh trẻ, có thể nói rất tiến bộ, rất cách mạng, mẹ dẫn đội bảo vệ nhà máy đi lục soát tài sản của nhà cha mẹ mình là tư sản, tận mắt trông thấy người ta tra khảo ông ngoại anh, mẹ không đồng tình với ông, cảm thấy việc mẹ làm đều vì cách mạng. Tuy sau đấy mẹ lấy bố anh, nhưng mẹ chịu lép vế, chỉ làm một cán bộ nhỏ ở Hội Văn nghệ quần chúng thành phố. Mẹ lấy bố anh bao nhiêu năm và cũng vạch rõ ranh giới giai cấp với cha là tư sản, nhưng trong cốt tủy mẹ vẫn là phần tử trí thức tiểu tư sản, thích văn chương, thích lãng mạn, thích cái đẹp. Mẹ đọc rất nhiều sách, bản thân cũng viết được chút ít nhưng không gửi đăng báo, xuất bản, là bởi mẹ biết những chuyện mình viết đều là thứ của giai cấp tiểu tư sản. Trong Cách mạng văn hóa, bố anh bị quy là “phái cầm quyền đi theo con đường tư bản”, bị đấu, bị cách li, bọn anh bị đuổi khỏi khu vực quân khu, mẹ anh cũng bị tố, bảo mẹ anh là tiểu thư con nhà tư sản, đã lôi kéo hủ hóa cán bộ cách mạng, dùng thủ đoạn vô cùng bỉ ổi để quyến rũ bố anh, kéo cách mạng xuống nước. Hồi ấy, trụ sở của Hội Văn nghệ dán đầy báo chữ to và biếm họa rất bẩn thỉu, miêu tả mẹ anh là một phụ nữ xấu xa bẩn thỉu.
Mẹ anh giống như mẹ Thu, là một phụ nữ kiêu ngạo, chưa bao giờ bị ai sỉ nhục, cho nên không thể chịu đựng nổi. Mẹ anh cãi nhau với bọn người kia, biện hộ cho bản thân, nhưng càng biện hộ càng khốn đốn, bọn chúng dùng đủ mọi cách để sỉ nhục mẹ anh, bắt phải khai ra những tình tiết gọi là quyến rũ bố anh, phải khai thật tỉ mỉ những gì trong đêm tân hôn, còn lợi dụng đấu tố để sờ soạng khắp người mẹ anh, mẹ anh chửi, bọn chúng đánh mẹ, chửi mẹ, bảo mẹ anh bị đấu tố mà vẫn lợi dụng để quyến rũ đàn ông. Hồi ấy, mỗi lần về nhà mẹ tắm rất lâu bởi cảm thấy khắp người bị bôi bẩn. Bọn chúng đánh mẹ rất đau, đến nỗi mẹ không đứng lên nổi bọn chúng mới cho mẹ về.
Hồi ấy trên tỉnh, báo của tỉnh, báo của thành phố in đầy những điều bị phê phán, bị vạch trần, càng về sau càng nói những điều bẩn thỉu, hèn hạ, phần lớn là những chuyện trụy lạc hủ bại trong sinh hoạt, bảo bố dụ dỗ, ngủ với rất nhiều y tá, thư ký, nữ nhân viên. Anh giấu những thứ đó, không để mẹ trông thấy, nhưng mẹ vẫn thấy, vì quá nhiều, không sao giấu hết. Mẹ bị đánh đập hành hạ vẫn kiên trì sống, nhưng những chuyện “phản bội” của bố làm cho mẹ quỵ hẳn, mẹ dùng cái khăn quàng rất dài để kết thúc sinh mệnh. Di chúc của mẹ chỉ có mấy câu: Bản chất trong sáng, sinh mệnh không trong sạch; sinh không gặp thời, chết hối hận!
Thu khẽ hỏi:
- Có đúng bố anh… có những chuyện đó không?
- Anh cũng không biết. Anh cảm thấy bố rất yêu mẹ, tuy bố không biết phải yêu như thế nào mẹ mới thích, nhưng bố vẫn rất yêu. Mẹ anh mất đã nhiều năm rồi, bố vẫn ở vậy, nhiều người tỏ ý muốn bố tục huyền, nhưng bố không chịu. Bố anh lúc nào cũng thở than bảo câu nói của Mao Trạch Đông thật có lí: “Thắng lợi đến từ sự kiên trì”. Có lúc, tưởng như đi đến chỗ tuyệt vọng, cho rằng không còn hi vọng, nhưng nếu kiên trì tiếp, kiên trì nữa, rồi sẽ trông thấy ánh sáng thắng lợi.
Thu không ngờ anh có một quá trình thê thảm hơn mình, rất muốn an ủi anh, nhưng không biết phải an ủi thế nào, chỉ biết nói:
- Những năm gần đây anh sống rất buồn…
Anh không nói đến bố nữa, hai người lặng lẽ đi, bỗng anh nói:
- Anh… có thể lên thành phố K với Thu được không?
Thu:
- Anh lên phố làm gì? Nếu mẹ em trông thấy, hoặc thầy giáo, bạn học thấy, sẽ cho rằng…
- Cho rằng thế nào?
- Cho rằng… cho rằng… dù sao… dù sao cũng ảnh hưởng không tốt.
Anh cười:
- Thu sợ, sợ không nói được tại sao à? Yên tâm đi, Thu bảo anh không đi, anh sẽ không đi. Lời Thu nói là chỉ thị tối cao, anh phải làm theo. – Anh thận trọng hỏi. – Vậy anh có thể chờ Thu ở phố huyện được không? Phố huyện không ai biết chúng mình, nếu Thu sợ, anh có thể đi xa nhau một chút. Lúc Thu quay lại vẫn đi theo đường này chứ? Thu đi một mình anh yên tâm sao nổi.
Thu thấy anh rất ngoan ngoãn, bảo không được lên thành phố anh không dám đi theo. Thu rất cảm động, chợ mạnh dạn hơn:
- Nếu không ảnh hưởng đến công việc, anh… chờ em ở phố huyện nhé. Em đi chuyến xe bốn giờ chiều mai, năm giờ về đến phố huyện.
- Anh chờ Thu ở bến xe.
Hai người lặng lẽ đi một đoạn nữa, Tĩnh Thu nói:
- Anh kể chuyện cho em nghe đi, anh đọc nhiều sách, chắc chắn nhớ nhiều chuyện, kể cho em nghe một chuyện.
Anh liền kể mấy chuyện, cứ kể hết mỗi chuyện Thu lại hỏi: “Còn không? Còn nữa không?”. Anh lại kể. Cuối cùng anh kể một chuyện không có đầu đề, đại ý nói có một thanh niên để cứu sự nghiệp và con đường tiến thân của cha đã đồng ý lấy con gái của một vị cấp trên của cha làm vợ, nhưng trong lòng anh lại không muốn sự việc kéo dài. Về sau anh gặp một người con gái mà anh thích, anh muốn lấy người con gái này, nhưng cô gái biết anh đã có vợ, nên không tin ở anh và trốn tránh không gặp.
Nói đến đây anh dừng lại.
- Về sau thế nào? Anh kể hết đi. – Thu hỏi.
- Anh không biết kết cục thế nào, nếu Thu là… người con gái kia, ý anh là, Thu là người con gái mà anh ta gặp sau đấy, sẽ thế nào?
Thu suy nghĩ giây lát rồi nói:
- Em nghĩ, nếu anh kia có thể nói mà không làm với một người con gái, anh ta cũng có thể nói mà không làm với một người con gái khác, cho nên… nếu em là người con gái sau đấy anh ta gặp, chắc chắn em cũng sẽ tránh mặt.
Nói đến đây, chợt Thu bừng tỉnh:
- Có phải đấy là chuyện của anh? Anh đang kể chuyện của mình đấy à?
Anh lắc đầu:
- Không phải chuyện của anh, chuyện như thế có rất nhiều trong sách, hầu hết các mối tình đều giống như thế. Thu đã đọc Romeo vàJuliet chưa? Chả phải Romeo rất yêu Juliet đấy thôi? Nhưng nên nhớ, trước khi gặp Juliet, Romeo cũng đã có một người con gái khác. Thu quên rồi à, hôm Romeo gặp Juliet, anh ta đi cùng một người con gái khác đến dự buổi họp mặt, nhưng trông thấy Juliet anh ta mới yêu nàng. Thu bảo, có phải Romeo nói mà không làm với một người con gái cũng sẽ nói mà không làm với Juliet không?
Thu suy nghĩ rồi nói:
- Anh ta nói mà không làm với Juliet là bởi anh ta chết sớm.
- Ồ, nhớ rồi, câu chuyện anh vừa kể kết thúc thế này: về sau anh kia như kẻ điên, tìm cô gái khắp nơi, nhưng không tìm thấy, anh ta không chịu nổi cuộc sống không có cô kia, nên… tự tử.
- Chắc chắn là anh bịa.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook