Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà
-
Chương 5
HÔM ẤY, Thu cùng tổ cải cách giáo dục đi tham quan
vách núi Hắc Ốc, đấy là một cái hang, nghe nói là nơi ẩn nấp của những chiến sĩ
cách mạng trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật. Về sau bị bọn Hán gian tố giác,
quân Nhật bao vây, hơn hai chục thương bình và dân làng bị chết
trong đó. Quân Nhật đốt cửa hang, hễ có ai chạy ra là bị chúng bắn, không chạy
ra đều chết cháy trong hang. Bây giờ khói đen vẫn còn trên vách hang.
Đây là trang sử đau thương nhất của Tây Thôn Bình, thành viên trong tổ cải cách giáo dục nghe đều phải rơi nước mắt. Tham quan xong, lẽ ra đã đến giờ ăn, nhưng mọi người nói các bậc tiên liệt cách mạng đã phải đầu rơi máu chảy, hi sinh cho cuộc sống hạnh phúc của chúng ta hôm nay, lẽ nào chúng ta không ăn muộn được một bữa hay sao? Vậy là mọi người không tính gì đến ăn uống, bắt đầu họp, thảo luận để viết sự việc này, mãi cho đến hai giờ chiều mới xong.
Thu về đến nhà bà Trương, không thấy Ba đâu, nghĩ bụng chắc chắn anh đến, nhưng bây giờ phải về làm việc. Thu ăn vội vài lưng cơm rồi ngồi viết chuyện hôm nay. Nhưng đến trưa hôm sau cũng không thấy Ba đến, Tĩnh Thu có phần lo lắng, hay là hôm qua anh đến không gặp mình, rồi giận, không đến nữa? Không thể, mình đâu có đủ bản lĩnh để làm Ba phải giận?
Liền mấy hôm sau cũng không thấy Ba xuất hiện. Thu bắt đầu như người mất hồn, cảm thấy có gì đó không nên không phải, viết lách cũng không nổi, ăn không ngon, chỉ nghĩ tại sao anh không đến. Thu muốn hỏi bà Trương và những người trong nhà Ba đi đâu, nhưng không dám, chỉ sợ mọi người nghĩ mình và anh có chuyện gì.
Đến tối, Thu đưa thằng Hoan ra làm bình phong, đến lán công nhân để tìm Ba. Đến gần lán đội thăm dò, Thu không nghe thấy tiếng đàn accordéon. Tĩnh Thu quanh quẩn ở đấy mãi, không dám vào hỏi Ba đi đâu, đành phải ra về. Sau đó, không thể chịu đựng được hơn, Thu phải hỏi khéo bà Trương:
- Vừa rồi cháu Hoan hỏi bố Ba của nó đi đâu mà mấy hôm nay không về…
Bà Trương cũng không biết, nói:
- Tôi cũng bảo tại sao mấy hôm nay không thấy anh ấy đến chơi, có thể về thăm nhà chăng.
Lòng Thu giá lạnh, anh về thăm nhà? Anh ấy đã có vợ chưa nhỉ? Thu chưa bao giờ hỏi, mà anh cũng không nói mình đã có gia đình hay chưa. Phương cũng không nói anh đã có gia đình, mà cũng không nói chưa có. nh nói, học đến trung học phổ thông thì gặp Cách mạng văn hóa, vậy anh hơn Thu sáu, bảy tuổi, vì Cách mạng văn hóa bắt đầu thì cô mới học lớp hai. Nếu không vì kêu gọi kết hôn muộn, sợ rằng anh đã lập gia đình rồi. Nghĩ đến chuyện anh đã có gia đình, lòng Thu chợt buồn, cảm thấy như anh nói dối mình. Nhưng Thu nghĩ kỹ lại những gì trong thời gian vừa rồi, cảm thấy anh không nói dối điều gì, hai người chỉ nói chuyện và viết lách, không nói gì khác, cũng không làm chuyện gì khác.
Dưới tấm kính kia có ảnh của anh, rất nhỏ, hình như ảnh làm giấy tờ gì đó. Những lúc không có người, Tĩnh Thu bần thần ngồi ngắm tấm ảnh. Thu cảm thấy từ ngày gặp anh, cái quan điểm thẩm mỹ của giai cấp vô sản bị anh thay đổi triệt để. Cô chỉ yêu khuôn mặt kia, yêu dáng người, lời nói và cử chỉ, yêu nụ cười của anh. Những là khuôn mặt đỏ au, dáng người như thép… tất cả đều bay biến!
Nhưng anh không còn xuất hiện, hay anh đã nhận ra điều gì nên tránh mặt chăng? Thu nghĩ, chỉ một thời gian nữa sẽ phải xa Tây Thôn Bình, vậy là sẽ không được gặp anh. Chỉ mới mấy hôm anh không xuất hiện đã làm Thu buồn, vậy sau này vĩnh viễn không gặp anh thì thế nào?
Nhiều lúc, một người phát hiện mình yêu một người, đến lúc phải chia tay, không được gặp lại, mới biết mình đã lưu luyến mãnh liệt với người kia.
Thu chỉ cảm thấy sợ hãi, tâm trạng lưu luyến ấy cô chưa bao giờ được thể nghiệm, giống như bất giác Thu đặt trái tim mình trong lòng bàn tay anh, bây giờ thì tùy anh xử lý. Anh muốn trái tim Thu đau chỉ cần bóp mạnh, anh muốn trái tim Thu vui sướng chỉ cần một nụ cười. Tĩnh Thu không biết tại sao mình thiếu thận trọng đến vậy, biết rõ hai con người không cùng một thế giới, vậy mà thiếu thận trọng yêu anh.
Có thể con gái, nhất là những cô gái nhà nghèo đều có những giấc mơ của nàng Lọ Lem, mơ tưởng sẽ có một ngày có một chàng hoàng tử tuấn tú yêu mình, không chê mình là con nhà nghèo, làm cho mình thoát cảnh nghèo khó, thoát khỏi bể khổ, sống trong thiên đường hạnh phúc. Nhưng Thu không dám mơ giấc mơ ấy, Thu biết mình không phải Lọ Lem, nàng Lọ Lem tuy nghèo nhưng rất xinh đẹp. Hơn nữa, cha mẹ Lọ Lem cũng không phải thành phần địa chủ hoặc con gia đình có lịch sử phản cách mạng.
Thu không nghĩ được mình có điểm nào đáng để Ba thích, nhất định vì buổi trưa rỗi rãi anh mới đến nhà bà Trương chơi. Có thể anh là chàng công tử trong sách, có chút tài vặt, lừa được các cô gái vào tay mình, ghi thêm một điểm vào Nhật ký người đi săn, coi như chiến tích huy hoàng rồi đến một nơi khác để lừa các>
Tĩnh Thu cảm thấy mình bị Ba lừa dối, vì cô không thể buông nổi anh, chắc chắn anh cũng đã nhìn ra. Có thể đấy là điều “một lần sẩy chân ôm hận suốt đời” mà mẹ vẫn thường nhắc nhở chăng? Tĩnh Thu nhớ lại một đoạn trong Jane Eyre[1]. Jane Eyre để từ bỏ tình yêu của Rochester ngày nào cũng soi gương và nói: “Mi là một cô gái nhan sắc bình thường, mi không xứng với tình yêu của chàng, mi đừng bao giờ quên điều ấy!”. Tĩnh Thu cũng muốn lấy gương ra soi và nói với mình câu ấy, nhưng làm như thế có nghĩa là Thu đã tự nhận mình yêu anh ấy rồi. Thu vẫn không dám tự nhận điều ấy. Cô vẫn còn là một học sinh trung học, người ta đã tốt nghiệp, đã ra đi làm, còn phải hôn nhân muộn, càng khỏi phải nói đang đi học. Thu tự nhủ: mình phải biết quên anh ấy, cho dù anh ấy có trở về mình cũng không thể đến với anh.
Trên trang cuối cùng của cuốn vở viết lịch sử thôn, Thu viết một quyết tâm thư: “Kiên quyết phân rõ ranh giới với mọi tư tưởng tiểu tư sản, toàn tâm toàn ý học tập, công tác, viết thật tốt tài liệu giáo khoa, dùng hành động thực tế để cảm ơn lãnh đạo nhà trường đã tin tưởng tôi”. Thu chỉ có thể viết lộn xộn, vì không có chỗ nào để cất giấu riêng tư cá nhân. Nhưng Thu biết, “tư tưởng tiểu tư sản” là chỉ điều gì.
Mấy hôm sau, “tư tưởng tiểu tư sản” lại xuất hiện. Đây là một buổi chiều, đã gần năm giờ, Tĩnh Thu đang viết trong buồng riêng, bỗng nghe thấy tiếng nói vui mừng của bà Trương:
- Anh về rồi đấy à? Về thăm người thân hay sao?
Sau đấy Thu lại nghe thấy giọng nói làm cho trái tim cô xao động:
- Không, con sang bên đội Hai.
- Thằng Hoan cứ hỏi anh mãi, chúng tôi cũng mong anh.
Thu bối rối nghĩ, bà Trương không nói mình cũng hỏi mấy lần, coi như thằng Hoan hỏi. Thu nghe thấy “con cừu chịu tội” vui mừng từ trong nhà chạy ra, một lúc sau mang vào cho Thu mấy cái kẹo, bảo của bố Ba cho. Thu cầm cái kẹo lại đưa cho “con cừu chịu tội”, mỉm cười nhìn nó bóc hai cái kẹo cho vào miệng, hai bên má phồng lên.
Thu kiềm chế bản thân, ngồi trong phòng không ra gặp Ba. Thu nghe anh nói chuyện với bà Trương, hình như nói bên đội Hai có sự cố kỹ thuật, anh phải sang giải quyết, đội Hai ở một thôn nào đó bên Nghiêm Gia Hà. Thu thở phào nhẹ nhõm, chỉ trong giây lát quên ngày quyết tâm của mình, chỉ muốn gặp anh, nói với anh vài ba câu. Thu không thể không lật quyết tâm thư của mình ra đọc lại, tự nhủ: Thu ơi, đã đến lúc thử thách mi rồi đó, xem lời mi nói có đúng không? Vậy là Thu ngồi ngây ra trước bàn viết.
Một lúc sau không còn nghe thấy tiếng anh, Thu biết anh đã đi, lại hối hận, nếu anh đi đâu đấy mấy hôm không về, vậy là Thu đã bỏ qua cơ hội hôm nay rồi chăng? Thu vội vã đứng dậy, muốn ra xem anh đi đâu, cho dù chỉ thấy cái bóng thôi cũng đủ yên tâm. Thu vừa đứng dậy quay người thì trông thấy anh nghiêng mình ở cửa buồng, nhìn Thu.
- Thu…định đi đâu đấy?
- Em đi …ra nhà sau.
Sau nhà có cái nhà vệ sinh, cho nên nói “ra nhà sau” có nghĩa là đi nhà vệ sinh. Anh cười:
- Đi đâu, đừng làm mất thì giờ của anh, anh chờ.
Thu đứng lại, ngẩn ngơ nhìn anh, mấy ngày không gặp, cảm thấy anh gầy đi chút ít: má hóp lại, râu dưới cằm tua tủa, chưa bao giờ Thu thấy anh như thế, cằm anh lúc nào cũng cạo nhẵn. Thu lo lắng hỏi:
- Anh ở bên ấy… làm việc có mệt không?
- Không mệt, công việc về kỹ thuật, không dùng nhiều sức lực. – Anh sờ mặt mình, nói. – Gầy phải không? Mất ngủ…
Anh nhìn Thu khiến lòng Thu bối rối, nghĩ bụng không biết má mình có hóp lại không nhỉ? Thu nói khẽ:
- Tại sao anh sang đội Hai mà không nói với em? Cháu Hoan lúc nào cũng nhắc đến anh.
Anh vẫn nhìn Thu, cũng nói khẽ:
- Hôm ấy đi vội, không đến nói với Thu… và mọi người được. Sau đấy, ở bến xe, anh đến bưu điện nói với anh Sâm, tưởng rằng anh ấy về nói với Thu, có thể anh ấy quên. Về sau không nhờ được ai, phải chờ anh về nói với Thu.
Thu giật mình, anh nói với ý gì nhỉ? Hình như anh nhìn thấu tâm tư mình, biết mình mấy hôm nay muốn tìm anh, Thu thanh minh:>
- Anh bảo với em để làm gì? Em biết anh đi đâu để làm gì?
- Thu không muốn biết anh đi đâu, nhưng anh muốn báo với Thu anh đi đâu, thế không được à? – Anh nghiêng đầu, nói như bất chấp lẽ phải.
Thu lúng túng không biết nói gì hơn, vội đi ra sau nhà. Thu đứng ở nhà sau một lúc rồi mới quay về, thấy anh ngồi trước bàn viết đang lật giở xem vở ghi của Thu. Thu giật cuốn vở, xếp lại, trách anh:
- Không xin phép mà đã xem!
Anh cười, học cách nói của Thu:
- Tại sao không xin phép đã viết về người ta?
Thu vội vã giải thích:
- Em đâu viết về anh? Em đâu có nhắc đến tên họ của anh? Em chỉ viết … quyết tâm thư.
Anh tỏ ra hiếu kỳ, nói:
- Anh đâu nói Thu viết về anh, chỉ nói Thu chưa được phép của những người anh hùng chống Nhật mà đã viết về họ. Thu viết về anh đấy à? Ở đâu? Tài liệu lịch sử mà Thu viết đấy chứ?
Tĩnh Thu không biết vừa rồi anh đã đọc quyết tâm thư của mình hay chưa, rất ân hận vì đã nói nhầm, có thể vừa rồi anh chỉ thấy phần viết về lịch sử ở đầu cuốn vở. Cũng may anh không truy hỏi tiếp, mà lấy ra một cây bút mới, nói:
- Thu dùng cây bút này đi, từ lâu muốn cho Thu một cây bút, nhưng không có dịp nào. Cây bút của Thu bị chảy mực, Thu nhìn xem ngón tay giữa đầy mực.
Tĩnh Thu nhớ, anh có lần nói sẽ mua cho Thu một cây bút mới. Vì anh cài mấy cây bút trên túi áo ngực, có lần Thu cười anh:
- Anh đúng là trí thức, lúc nào cũng cài nhiều bút trên túi.
Anh cười:
- Thu chưa nghe nói bao giờ à? Cài một cây bút là sinh viên, cài hai cây bút là giáo sư, cài ba cây bút là… - Anh buông lửng, không nóip.
- Là gì? Cài ba cây bút là gì? Là nhà văn à?
- Cài bà cây bút là thợ chữa bút.
Thu bật cười, hỏi:
- Vậy anh là thợ chữa bút à?
- Ôi, thích nghịch ngợm táy máy, chữa bút, chữa đồng hồ báo thức, chữa đủ thứ, đàn accordéon cũng tháo ra xem. Bút của Thu anh đã mở ra xem rồi, không chữa được nữa, thay linh kiện không bằng đổi cái mới, lúc nào có thời gian sẽ mua cho Thu. Thu dùng cây bút này không sợ dây mực lên mặt à? Con gái rất sợ xấu hổ.
Thu không nói gì, vì nhà Thu nghèo, không mua nổi bút, cây bút cũ này cũng của người khác cho.
Anh đưa cây bút mới cho Thu, hỏi:
- Thu có thích cây bút này không?
Tĩnh Thu cầm cây bút lên, cây bút Kim tinh rất đẹp, tiếc không dám bơm mực vào. Thu định nhận cây bút và sẽ trả tiền cho anh, nhưng Thu không có tiền, lần này về nông thôn mẹ cũng phải đi vay tiền ăn cho Thu, cho nên Thu trả cây bút cho anh:
- Em không cần, bút của em cũng viết được.
- Tại sao không cần? Thu không thích à? – Hình như anh có phần nôn nóng. – Lúc mua anh không nghĩ, có thể Thu không thích màu đen, nhưng không có màu khác. Anh thấy bút này tốt, nét nhỏ, chữ Thu viết đẹp, dùng cây bút nét nhỏ này tốt hơn. – Anh giải thích một lúc rồi nói. – Thu cứ dùng đi, lần sau anh mua cho Thu cái đẹp hơn.
- Đừng… đừng, không phải em chê bút xấu, mà là…đẹp. Đắt lắm phải không anh?
Anh như thở phào nhẹ nhõm:
- Không đắt, Thu thích là được rồi, bơm mực vào thử nhé?
Anh lấy lọ mực, hút mực vào bút. Lúc viết, anh thích cầm cây bút khẽ vẩy như đang suy nghĩ, sau đấy mới đặt bút viết.
Anh viết một câu thơ vào v của Thu, đại ý: hôm anh gặp em, lòng cầu mong nếu cuộc sống là lối đi hàng một, xin em hãy đi trước mặt anh, để anh lúc nào cũng được thấy em; nếu cuộc sống là lối đi song song, xin em hãy cho anh dắt tay em đi trong biển người mênh mông, sẽ không bao giờ mất em.
Thu rất thích cây thơ ấy, cô hỏi:
- Thơ của ai đấy?
- Chỉ viết linh tinh, đâu phải là thơ, nghĩ gì viết nấy, vậy thôi.
Hôm ấy, anh bắt Thu phải nhận cây bút, nếu Thu không chịu nhận, anh đành đưa cho nhóm của Thu, bảo đấy là tặng phẩm cho công việc cải cách giáo dục, để cho Thu viết lịch sử. Thu sợ anh mang đến cho nhóm công tác, mọi người biết chuyện, Thu đành phải nhận, hứa rằng sau này sẽ trả tiền cho anh.
Anh nói:
- Được, anh chờ.
Đây là trang sử đau thương nhất của Tây Thôn Bình, thành viên trong tổ cải cách giáo dục nghe đều phải rơi nước mắt. Tham quan xong, lẽ ra đã đến giờ ăn, nhưng mọi người nói các bậc tiên liệt cách mạng đã phải đầu rơi máu chảy, hi sinh cho cuộc sống hạnh phúc của chúng ta hôm nay, lẽ nào chúng ta không ăn muộn được một bữa hay sao? Vậy là mọi người không tính gì đến ăn uống, bắt đầu họp, thảo luận để viết sự việc này, mãi cho đến hai giờ chiều mới xong.
Thu về đến nhà bà Trương, không thấy Ba đâu, nghĩ bụng chắc chắn anh đến, nhưng bây giờ phải về làm việc. Thu ăn vội vài lưng cơm rồi ngồi viết chuyện hôm nay. Nhưng đến trưa hôm sau cũng không thấy Ba đến, Tĩnh Thu có phần lo lắng, hay là hôm qua anh đến không gặp mình, rồi giận, không đến nữa? Không thể, mình đâu có đủ bản lĩnh để làm Ba phải giận?
Liền mấy hôm sau cũng không thấy Ba xuất hiện. Thu bắt đầu như người mất hồn, cảm thấy có gì đó không nên không phải, viết lách cũng không nổi, ăn không ngon, chỉ nghĩ tại sao anh không đến. Thu muốn hỏi bà Trương và những người trong nhà Ba đi đâu, nhưng không dám, chỉ sợ mọi người nghĩ mình và anh có chuyện gì.
Đến tối, Thu đưa thằng Hoan ra làm bình phong, đến lán công nhân để tìm Ba. Đến gần lán đội thăm dò, Thu không nghe thấy tiếng đàn accordéon. Tĩnh Thu quanh quẩn ở đấy mãi, không dám vào hỏi Ba đi đâu, đành phải ra về. Sau đó, không thể chịu đựng được hơn, Thu phải hỏi khéo bà Trương:
- Vừa rồi cháu Hoan hỏi bố Ba của nó đi đâu mà mấy hôm nay không về…
Bà Trương cũng không biết, nói:
- Tôi cũng bảo tại sao mấy hôm nay không thấy anh ấy đến chơi, có thể về thăm nhà chăng.
Lòng Thu giá lạnh, anh về thăm nhà? Anh ấy đã có vợ chưa nhỉ? Thu chưa bao giờ hỏi, mà anh cũng không nói mình đã có gia đình hay chưa. Phương cũng không nói anh đã có gia đình, mà cũng không nói chưa có. nh nói, học đến trung học phổ thông thì gặp Cách mạng văn hóa, vậy anh hơn Thu sáu, bảy tuổi, vì Cách mạng văn hóa bắt đầu thì cô mới học lớp hai. Nếu không vì kêu gọi kết hôn muộn, sợ rằng anh đã lập gia đình rồi. Nghĩ đến chuyện anh đã có gia đình, lòng Thu chợt buồn, cảm thấy như anh nói dối mình. Nhưng Thu nghĩ kỹ lại những gì trong thời gian vừa rồi, cảm thấy anh không nói dối điều gì, hai người chỉ nói chuyện và viết lách, không nói gì khác, cũng không làm chuyện gì khác.
Dưới tấm kính kia có ảnh của anh, rất nhỏ, hình như ảnh làm giấy tờ gì đó. Những lúc không có người, Tĩnh Thu bần thần ngồi ngắm tấm ảnh. Thu cảm thấy từ ngày gặp anh, cái quan điểm thẩm mỹ của giai cấp vô sản bị anh thay đổi triệt để. Cô chỉ yêu khuôn mặt kia, yêu dáng người, lời nói và cử chỉ, yêu nụ cười của anh. Những là khuôn mặt đỏ au, dáng người như thép… tất cả đều bay biến!
Nhưng anh không còn xuất hiện, hay anh đã nhận ra điều gì nên tránh mặt chăng? Thu nghĩ, chỉ một thời gian nữa sẽ phải xa Tây Thôn Bình, vậy là sẽ không được gặp anh. Chỉ mới mấy hôm anh không xuất hiện đã làm Thu buồn, vậy sau này vĩnh viễn không gặp anh thì thế nào?
Nhiều lúc, một người phát hiện mình yêu một người, đến lúc phải chia tay, không được gặp lại, mới biết mình đã lưu luyến mãnh liệt với người kia.
Thu chỉ cảm thấy sợ hãi, tâm trạng lưu luyến ấy cô chưa bao giờ được thể nghiệm, giống như bất giác Thu đặt trái tim mình trong lòng bàn tay anh, bây giờ thì tùy anh xử lý. Anh muốn trái tim Thu đau chỉ cần bóp mạnh, anh muốn trái tim Thu vui sướng chỉ cần một nụ cười. Tĩnh Thu không biết tại sao mình thiếu thận trọng đến vậy, biết rõ hai con người không cùng một thế giới, vậy mà thiếu thận trọng yêu anh.
Có thể con gái, nhất là những cô gái nhà nghèo đều có những giấc mơ của nàng Lọ Lem, mơ tưởng sẽ có một ngày có một chàng hoàng tử tuấn tú yêu mình, không chê mình là con nhà nghèo, làm cho mình thoát cảnh nghèo khó, thoát khỏi bể khổ, sống trong thiên đường hạnh phúc. Nhưng Thu không dám mơ giấc mơ ấy, Thu biết mình không phải Lọ Lem, nàng Lọ Lem tuy nghèo nhưng rất xinh đẹp. Hơn nữa, cha mẹ Lọ Lem cũng không phải thành phần địa chủ hoặc con gia đình có lịch sử phản cách mạng.
Thu không nghĩ được mình có điểm nào đáng để Ba thích, nhất định vì buổi trưa rỗi rãi anh mới đến nhà bà Trương chơi. Có thể anh là chàng công tử trong sách, có chút tài vặt, lừa được các cô gái vào tay mình, ghi thêm một điểm vào Nhật ký người đi săn, coi như chiến tích huy hoàng rồi đến một nơi khác để lừa các>
Tĩnh Thu cảm thấy mình bị Ba lừa dối, vì cô không thể buông nổi anh, chắc chắn anh cũng đã nhìn ra. Có thể đấy là điều “một lần sẩy chân ôm hận suốt đời” mà mẹ vẫn thường nhắc nhở chăng? Tĩnh Thu nhớ lại một đoạn trong Jane Eyre[1]. Jane Eyre để từ bỏ tình yêu của Rochester ngày nào cũng soi gương và nói: “Mi là một cô gái nhan sắc bình thường, mi không xứng với tình yêu của chàng, mi đừng bao giờ quên điều ấy!”. Tĩnh Thu cũng muốn lấy gương ra soi và nói với mình câu ấy, nhưng làm như thế có nghĩa là Thu đã tự nhận mình yêu anh ấy rồi. Thu vẫn không dám tự nhận điều ấy. Cô vẫn còn là một học sinh trung học, người ta đã tốt nghiệp, đã ra đi làm, còn phải hôn nhân muộn, càng khỏi phải nói đang đi học. Thu tự nhủ: mình phải biết quên anh ấy, cho dù anh ấy có trở về mình cũng không thể đến với anh.
Trên trang cuối cùng của cuốn vở viết lịch sử thôn, Thu viết một quyết tâm thư: “Kiên quyết phân rõ ranh giới với mọi tư tưởng tiểu tư sản, toàn tâm toàn ý học tập, công tác, viết thật tốt tài liệu giáo khoa, dùng hành động thực tế để cảm ơn lãnh đạo nhà trường đã tin tưởng tôi”. Thu chỉ có thể viết lộn xộn, vì không có chỗ nào để cất giấu riêng tư cá nhân. Nhưng Thu biết, “tư tưởng tiểu tư sản” là chỉ điều gì.
Mấy hôm sau, “tư tưởng tiểu tư sản” lại xuất hiện. Đây là một buổi chiều, đã gần năm giờ, Tĩnh Thu đang viết trong buồng riêng, bỗng nghe thấy tiếng nói vui mừng của bà Trương:
- Anh về rồi đấy à? Về thăm người thân hay sao?
Sau đấy Thu lại nghe thấy giọng nói làm cho trái tim cô xao động:
- Không, con sang bên đội Hai.
- Thằng Hoan cứ hỏi anh mãi, chúng tôi cũng mong anh.
Thu bối rối nghĩ, bà Trương không nói mình cũng hỏi mấy lần, coi như thằng Hoan hỏi. Thu nghe thấy “con cừu chịu tội” vui mừng từ trong nhà chạy ra, một lúc sau mang vào cho Thu mấy cái kẹo, bảo của bố Ba cho. Thu cầm cái kẹo lại đưa cho “con cừu chịu tội”, mỉm cười nhìn nó bóc hai cái kẹo cho vào miệng, hai bên má phồng lên.
Thu kiềm chế bản thân, ngồi trong phòng không ra gặp Ba. Thu nghe anh nói chuyện với bà Trương, hình như nói bên đội Hai có sự cố kỹ thuật, anh phải sang giải quyết, đội Hai ở một thôn nào đó bên Nghiêm Gia Hà. Thu thở phào nhẹ nhõm, chỉ trong giây lát quên ngày quyết tâm của mình, chỉ muốn gặp anh, nói với anh vài ba câu. Thu không thể không lật quyết tâm thư của mình ra đọc lại, tự nhủ: Thu ơi, đã đến lúc thử thách mi rồi đó, xem lời mi nói có đúng không? Vậy là Thu ngồi ngây ra trước bàn viết.
Một lúc sau không còn nghe thấy tiếng anh, Thu biết anh đã đi, lại hối hận, nếu anh đi đâu đấy mấy hôm không về, vậy là Thu đã bỏ qua cơ hội hôm nay rồi chăng? Thu vội vã đứng dậy, muốn ra xem anh đi đâu, cho dù chỉ thấy cái bóng thôi cũng đủ yên tâm. Thu vừa đứng dậy quay người thì trông thấy anh nghiêng mình ở cửa buồng, nhìn Thu.
- Thu…định đi đâu đấy?
- Em đi …ra nhà sau.
Sau nhà có cái nhà vệ sinh, cho nên nói “ra nhà sau” có nghĩa là đi nhà vệ sinh. Anh cười:
- Đi đâu, đừng làm mất thì giờ của anh, anh chờ.
Thu đứng lại, ngẩn ngơ nhìn anh, mấy ngày không gặp, cảm thấy anh gầy đi chút ít: má hóp lại, râu dưới cằm tua tủa, chưa bao giờ Thu thấy anh như thế, cằm anh lúc nào cũng cạo nhẵn. Thu lo lắng hỏi:
- Anh ở bên ấy… làm việc có mệt không?
- Không mệt, công việc về kỹ thuật, không dùng nhiều sức lực. – Anh sờ mặt mình, nói. – Gầy phải không? Mất ngủ…
Anh nhìn Thu khiến lòng Thu bối rối, nghĩ bụng không biết má mình có hóp lại không nhỉ? Thu nói khẽ:
- Tại sao anh sang đội Hai mà không nói với em? Cháu Hoan lúc nào cũng nhắc đến anh.
Anh vẫn nhìn Thu, cũng nói khẽ:
- Hôm ấy đi vội, không đến nói với Thu… và mọi người được. Sau đấy, ở bến xe, anh đến bưu điện nói với anh Sâm, tưởng rằng anh ấy về nói với Thu, có thể anh ấy quên. Về sau không nhờ được ai, phải chờ anh về nói với Thu.
Thu giật mình, anh nói với ý gì nhỉ? Hình như anh nhìn thấu tâm tư mình, biết mình mấy hôm nay muốn tìm anh, Thu thanh minh:>
- Anh bảo với em để làm gì? Em biết anh đi đâu để làm gì?
- Thu không muốn biết anh đi đâu, nhưng anh muốn báo với Thu anh đi đâu, thế không được à? – Anh nghiêng đầu, nói như bất chấp lẽ phải.
Thu lúng túng không biết nói gì hơn, vội đi ra sau nhà. Thu đứng ở nhà sau một lúc rồi mới quay về, thấy anh ngồi trước bàn viết đang lật giở xem vở ghi của Thu. Thu giật cuốn vở, xếp lại, trách anh:
- Không xin phép mà đã xem!
Anh cười, học cách nói của Thu:
- Tại sao không xin phép đã viết về người ta?
Thu vội vã giải thích:
- Em đâu viết về anh? Em đâu có nhắc đến tên họ của anh? Em chỉ viết … quyết tâm thư.
Anh tỏ ra hiếu kỳ, nói:
- Anh đâu nói Thu viết về anh, chỉ nói Thu chưa được phép của những người anh hùng chống Nhật mà đã viết về họ. Thu viết về anh đấy à? Ở đâu? Tài liệu lịch sử mà Thu viết đấy chứ?
Tĩnh Thu không biết vừa rồi anh đã đọc quyết tâm thư của mình hay chưa, rất ân hận vì đã nói nhầm, có thể vừa rồi anh chỉ thấy phần viết về lịch sử ở đầu cuốn vở. Cũng may anh không truy hỏi tiếp, mà lấy ra một cây bút mới, nói:
- Thu dùng cây bút này đi, từ lâu muốn cho Thu một cây bút, nhưng không có dịp nào. Cây bút của Thu bị chảy mực, Thu nhìn xem ngón tay giữa đầy mực.
Tĩnh Thu nhớ, anh có lần nói sẽ mua cho Thu một cây bút mới. Vì anh cài mấy cây bút trên túi áo ngực, có lần Thu cười anh:
- Anh đúng là trí thức, lúc nào cũng cài nhiều bút trên túi.
Anh cười:
- Thu chưa nghe nói bao giờ à? Cài một cây bút là sinh viên, cài hai cây bút là giáo sư, cài ba cây bút là… - Anh buông lửng, không nóip.
- Là gì? Cài ba cây bút là gì? Là nhà văn à?
- Cài bà cây bút là thợ chữa bút.
Thu bật cười, hỏi:
- Vậy anh là thợ chữa bút à?
- Ôi, thích nghịch ngợm táy máy, chữa bút, chữa đồng hồ báo thức, chữa đủ thứ, đàn accordéon cũng tháo ra xem. Bút của Thu anh đã mở ra xem rồi, không chữa được nữa, thay linh kiện không bằng đổi cái mới, lúc nào có thời gian sẽ mua cho Thu. Thu dùng cây bút này không sợ dây mực lên mặt à? Con gái rất sợ xấu hổ.
Thu không nói gì, vì nhà Thu nghèo, không mua nổi bút, cây bút cũ này cũng của người khác cho.
Anh đưa cây bút mới cho Thu, hỏi:
- Thu có thích cây bút này không?
Tĩnh Thu cầm cây bút lên, cây bút Kim tinh rất đẹp, tiếc không dám bơm mực vào. Thu định nhận cây bút và sẽ trả tiền cho anh, nhưng Thu không có tiền, lần này về nông thôn mẹ cũng phải đi vay tiền ăn cho Thu, cho nên Thu trả cây bút cho anh:
- Em không cần, bút của em cũng viết được.
- Tại sao không cần? Thu không thích à? – Hình như anh có phần nôn nóng. – Lúc mua anh không nghĩ, có thể Thu không thích màu đen, nhưng không có màu khác. Anh thấy bút này tốt, nét nhỏ, chữ Thu viết đẹp, dùng cây bút nét nhỏ này tốt hơn. – Anh giải thích một lúc rồi nói. – Thu cứ dùng đi, lần sau anh mua cho Thu cái đẹp hơn.
- Đừng… đừng, không phải em chê bút xấu, mà là…đẹp. Đắt lắm phải không anh?
Anh như thở phào nhẹ nhõm:
- Không đắt, Thu thích là được rồi, bơm mực vào thử nhé?
Anh lấy lọ mực, hút mực vào bút. Lúc viết, anh thích cầm cây bút khẽ vẩy như đang suy nghĩ, sau đấy mới đặt bút viết.
Anh viết một câu thơ vào v của Thu, đại ý: hôm anh gặp em, lòng cầu mong nếu cuộc sống là lối đi hàng một, xin em hãy đi trước mặt anh, để anh lúc nào cũng được thấy em; nếu cuộc sống là lối đi song song, xin em hãy cho anh dắt tay em đi trong biển người mênh mông, sẽ không bao giờ mất em.
Thu rất thích cây thơ ấy, cô hỏi:
- Thơ của ai đấy?
- Chỉ viết linh tinh, đâu phải là thơ, nghĩ gì viết nấy, vậy thôi.
Hôm ấy, anh bắt Thu phải nhận cây bút, nếu Thu không chịu nhận, anh đành đưa cho nhóm của Thu, bảo đấy là tặng phẩm cho công việc cải cách giáo dục, để cho Thu viết lịch sử. Thu sợ anh mang đến cho nhóm công tác, mọi người biết chuyện, Thu đành phải nhận, hứa rằng sau này sẽ trả tiền cho anh.
Anh nói:
- Được, anh chờ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook