Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà
-
Chương 35
Thu nói với Ba>
- Anh để em xuống, em đi được, anh chạy nhanh đi, mẹ sẽ giao anh cho đội dân phòng đấy.
- Đừng sợ, để anh đưa em vào mẹ bảo anh vào nói chuyện cơ mà.
Thu bối rối:
- Tại sao anh ngốc thế? Từ lâu mẹ em bảo em không được quan hệ với anh, bảo anh lừa dối con gái. Bây giờ mẹ em bắt được, chắc chắn sẽ giao anh cho đội dân phòng. Anh cứ để em xuống, anh chạy đi.
Anh đẩy Thu vào trong trường học:
- Em bảo anh bỏ chạy, mẹ lại không mắng em à? Cứ để anh vào nhà, giống như Á Dân nói, chúng ta không làm gì, liệu ai làm gì được chúng ta?
Thu đành để Ba đưa mình vào tận cửa, anh dựng chân chống xe, dìu Thu xuống, Thu vào trước, anh khóa xe rồi theo vào.
Mẹ bảo Thu đóng cửa, mời Ba vào nhà, để anh ngồi ở ghế. Trong nhà vừa nóng vừa ngột ngạt, anh mặc áo vào từ lúc nào không hay, lại cài kín cúc, toàn thân ướt đẫm mồ hôi. Mẹ đưa cho anh cái quạt anh không dám dùng, chỉ phe phấy nhè nhẹ trước ngực nên không khô được mồ hôi.
Em gái biết ý bỏ ra ngoài, bưng vào một chậu nước lạnh, thấy tay trái của Ba bị băng, liền đưa cho anh cái khăn rửa mặt. Ba không nhận. Chỉ nhìn mẹ Thu, chờ thánh chỉ.
Mẹ nói:
- Nóng quá, anh rửa mặt đi, rửa cho mát.
Ba rất cảm kích, vâng mệnh thánh chỉ, đưa một bên tay còn lại nhận cái khăn của em gái Thu đưa để lau mặt, cảm thấy đỡ hơn. Anh ngồi vào cái ghế đã được chỉ định, rất cung kính nhìn mẹ Thu, chờ được phỏng vấn.
Thu hồi hộp đứng kia, nhìn ba người còn lại biểu diễn. Thu chỉ có một ý nghĩ, mình chưa bao giờ ở cùng Ba trên giường, chưa bao giờ ở cùng phòng với Ba. Thu chuẩn bị như Á Dân, xem tình hình diễn biến thế nào sẽ mời mẹ đưa mình đến bệnh viện kiểm tra, để thanh minh cho Ba, cứu anh ấy thoát khỏi nỗi oan.
Thu không biết vừa rồi ở phòng thường trực mẹ có gọi điện cho đội dân phòng hay không, có thể là không, vì cả hai người theo sát mẹ vào trường, không thấy mẹ gọi điện. Nhưng Thu vẫn căng tai nghe ngóng ngoài kia, nếu có tiếng động sẽ bảo Ba cưỡi xe bỏ chạy.
Thấy Thu đứng kia, Ba vội nhường ghế:
- Thu ngồi đi, chân đau, đứng không tốt. Anh đứng không sao.
Mẹ nói:
- Thu, con vào phòng trong, để mẹ nói chuyện.
Thu về nửa gian phòng của mình, không biết mẹ đuổi vì lý do gì. Hai phòng thất ra cũng là một, tổng cộng mười bốn mét vuông, ở giữa có một bức tường ngăn chỉ cao bằng đầu, không cách âm, nếu không cho Thu nghe mẹ sẽ đuổi Thu ra ngoài. Thu ngồi ở góc giường sát cửa có thể trông thấy Ba nhưng không trông thấy mẹ ngồi đối diện với Ba.
Em gái bị đuổi ra ngoài, nó làm mặt xấu với chị, Thu mặc kệ nó, chỉ vểnh tai nghe ngóng những lời “thẩm vấn” bên cạnh. Em gái đứng ngoài của nhìn vào như xem kịch.
Thu nghe mẹ nói:
- Anh Tân, tôi thấy anh là con người hiểu biết, rất kiên nhẫn với em Thu. Hôm nay anh đưa em đi bệnh viện, tôi rất cảm kích, nghe nói anh còn giúp đỡ em rất nhiều, cảm ơn anh.
Thu nghe Ba nói khẽ:
- Thưa mẹ, cũng là chuyện nên làm thôi ạ.
Thu cảm thấy anh như đang khom lưng quỳ gối, bợ đỡ nịnh hót.
Mẹ lại nói:
- Cũng có thể như thế, trong chuyện em Thu, anh và tôi cùng chung một tiêu chí, tâm trạng giống nhau, ít nhất tôi cho là thế, vì cái chuyện hôm nay anh đối với em Thu tôi thấy anh …rất chân thành.
Thu thấy Ba liếc nhìn về phái này, tưởng chừng thấy Thu đã nghe rõ câu nói của mẹ, Thu cười với anh. Câu chuyện mở đầu của mẹ không phát triển theo hướng trình báo đội dân phòng, chỉ sợ mẹ làm động tác giả, sau câu chuyện mở đầu mẹ sẽ “nhưng mà”…
Thu nghe Ba bộc bạch:
- Con với Thu rất chân thành, việc này xin mẹ tin ở con…
Mẹ nói:
- Mọi người gọi tôi là cô giáo Trương, anh cũng nên gọi như thế.
Ba vội cải chính:
- Điều này xin cô hãy tin ở cháu.
Em gái Thu thấy Ba tỏ ra rụt rè sợ hãi, nói muốn cười nhưng không dám, mặt nó đỏ lên, cuối cùng phải bỏ ra ngoài, không biết chạy đi đâu để cười.
Thu không dám cười, chỉ hồi hộp nghe xem mẹ nói gì tiếp theo:
- Tôi tin anh, cho nên mới cảm thấy cần nói chuyện với anh, nếu không, tôi với anh chẳng có chuyện gì để nói.
Ba vội gật đầu:
- Đúng vậy, đúng vậy đấy ạ. – Hình như anh rất cảm kích vì được mẹ Thu coi anh như chiến hữu cùng chiến hào.
Mẹ nói:
- Chúng tôi quan tâm đến em Thu, yêu quý nó, suy nghĩ về lâu về dài cho em, không thể chỉ trước mắt. Con người không lo về lâu dài sẽ có ngày phải buồn phiền. Em Thu được thế chỗ của tôi, có nhiều người đỏ con mắt, nói xấu sau lưng nó. Việc thế chỗ đến giờ vẫn chưa thành, nếu những người kia thấy anh với em nó đi cùng nhau sẽ bất lợi cho công việc của em nó.
Ba gật đầu lia lịa:
- Đúng vậy, đúng vậy đấy ạ.
Im lặng một lúc, hình như Ba cảm thấy mẹ đang đợi anh chủ động bày tỏ thái độ, vậy là anh hắng giọng, nói:
- Thưa cô, xin cô yên tâm, cháu sẽ không tìm đến Thu nữa, chờ Thu xong việc thế chỗ của cô cháu sẽ đến.
Thấy Ba tỏ vẻ chần chừ nhìn mẹ, hình như đang chờ mẹ khen. Nhưng Thu lại nghe mẹ nói:
- Việc thế chỗ xong cũng còn nhiều việc khác, trước khi chuyển chính thức, nhà trường bất cứ lúc nào cũng không cần em Thu.
Ba im lặng hồi lâu, rồi rất thoải mái, thẳng thắn:
Vậy cháu sẽ chờ cho Thu được chuyển chính thức rồi mới đến. Thời gian thử thách là một năm phải không ạ? Vậy một năm sau cháu sẽ đến tìm Thu. – Anh nhẩm tính rồi khẳng định: - Khoảng một năm một tháng, vì hiện tại Thu vẫn chưa được vào làm việc.
Không biết mẹ cảm động vì anh chủ động phối hợp hay vì sự tính toán chính xác, mẹ rất dịu dàng:
- Anh có biết câu nói này không: “Tình cảm hai người đâu cần phải tính ngày tính tháng”, nếu anh có tình cảm với em nó, cũng không cần phải một năm không gặp nhau, đúng không?
Vẻ mặt Ba vừa buồn vừa vui, vội nói:
- Vâng, vâng, cô nói đúng lắm. – Anh nói thêm, không biết để thuyết phục ai: - Cũng phải hơn một năm, cháu vẫn còn trẻ, còn nhiều…một năm…hơn…
Mẹ khen:
- Tôi thấy anh là con người hiểu lẽ phải, trống kêu không cần đánh mạnh, chuyện khác tôi không phải nói nhiều. Tôi không phải người mẹ phong kiến nặng nề, rất hiểu tình cảm thanh niên, nhưng hiện thực không như vậy, miệng lưỡi thế gian thật đáng sợ, chúng ta không thể không thận trọng.
- Cháu hiểu, cô cũng vì tụi cháu. – Ba nói.
Hình như mẹ đã đứng dậy, lặng lẽ ra lệnh đuổi khách, Thu thấy Ba cũng đứng dậy, nói như cầu xin:
- Cháu đi lấy nước giúp Thu rửa chân, dưới chân Thu bị nhiều tổn, trong vết thương đầy xỉ than. Thu không trông thấy dưới gan bàn chân, khó làm, cháu sẽ giúp Thu lấy hết xỉ than ra, bôi thuốc rồi cháu về ngay, cháu nhờ cô trông coi Thu trong thời gian một năm một tháng.
Anh xuất hiện ở đây không tiện, để tôi đi lấy nước.
Em gái Thu về từ lúc nào không ai hay, nghe thấy vậy nó liền nói:
- Để em, để em đi lấy.
Một lúc sau nó bưng chậu nước vào đặt gần giường chị. Thu thấy mình như phụ sản đang được mọi người chăm sóc. Thu muốn xuống, nhưng cả ba người đều ngăn lại.
Ba tháo băng ở chân Thu, mẹ ghé nhìn, tưởng như bà sắp khóc, đứng sang một bên, nói với Ba:
- Phiền anh, tôi với em Tư đi ra kia hóng mát.
Mẹ đưa em gái đi, trong nhà chỉ còn Thu với Ba. Thu không để anh rửa chân cho mình, sợ làm ướt tay bên trái của anh. Thu tự rửa, anh giúp Thu lau khô, kéo thấp đèn xuống, hỏi mượn Thu kim, dùng đuôi kim để khều xỉ than trong vết thương. Anh hỏi:
- Có đau không? Nếu anh cho kim vào sâu quá thì bảo anh nhé.
Thu nghĩ lại chuyện vừa rối, cười anh:
- Vừa rồi tại sao anh giống tên phải bội Bồ Chí Cao như vậy? Khom lưng quỳ gối, gật đầu lia lịa, miệng nói đúng vậy, đúng vậy.
Anh cũng cười với Thu:
- Sợ quá, chỉ biết nói như thế.
- Anh có sợ mẹ giao anh cho đội dân phòng không?
- Chuyện ấy anh không sợ, chỉ sợ mẹ không cho anh đợi em, sợ mẹ mắng em. – Anh nói đùa. – May mà không sinh cùng thời với Bồ Chí Cao, nếu khoomg anh cũng là một tên phản bội. Nếu kẻ địch bắt em làm con tin để đe dọa, chắc chắn anh sẽ phản bội. Hồi ấy Bồ Chí Cao cũng vì sợ phải xa vợ nên mới phản bội, thật đáng thương.
Thu hỏi:
- Anh…có giận mẹ em không?
Anh ngạc nhiên:
- Giận gì mẹ? – Rồi anh khen mẹ: - Mẹ nói, tiêu chí của anh giống tiêu chí của mẹ. Em có cảm thấy thật ra là mẹ rất quý anh, đồng ý cho anh một năm một tháng lại đến với em, còn nói em với anh tình cảm hai người dài lâu.
- Anh lạc quan cách mạng lắm.
- Mao chủ tịch nói: Đồng chí của chúng ta trong lúc khó khăn phải nhìn vào thành tích, phải nhìn vào ánh mắt sáng, phải đề cao dũng khí.
Anh chăm sóc vết thương cho Thu, Thu nhìn anh không chớp mắt, nghĩ đến sau một năm một tháng mới được gặp anh, cảm thấy rất buồn, không biết sẽ sống thế nào trong một năm đó. Thu hỏi:
- Anh thấy sự chờ một năm một tháng mới gặp em à?
Anh gật đầu:
- Anh đã hứa với mẹ rồi, nếu nói lời mà không giữ lời sau này mẹ sẽ không tin anh.
Thấy Thu lặng lẽ không nói gì, anh dừng tay, nhìn mắt Thu, chỉ thấy Thi đang chăm chú nhìn vào mắt anh. Anh nhìn Thu một lúc, thăm dò>
- Em…muốn anh đến thăm em không? Em không muốn chờ lâu à?
Thu gật đầu.
- Vậy thì anh không chờ lâu như thế, anh sẽ lén đến thăm em, được không? Dù sao thì anh làm một kẻ phản bội, hứa quyết tâm với Đảng, kẻ địch không hơn em.
Thu vui mừng, nói:
- Phản bội thì phản bội, chỉ cần không ai phát hiện ra chúng ta.
Anh đã rửa sạch vết thương, bôi thuốc vào chân Thu, bưng chậu nước đi đổ, quay lại ngồi bên giường với Thu, nói:
- Cho anh một tấm ảnh của em, lúc nhớ em anh sẽ lấy ra nhìn.
Thu cảm thấy ảnh của mình không đẹp, mà Thu cũng ít chụp ảnh, tìm một lúc mới tìm ra được bức ảnh hồi sáu tuổi. Thu trong ảnh cắt tóc ngắn như em gái bây giờ, trước trán là một hàng tóc thẳng tắp, mặc cái váy màu xanh nước biển, vốn là ảnh trắng đen, bố tô màu, có những chỗ tô không đẹp, màu xanh nhòe cả ra ngoài váy. Thu cho anh tấm ảnh ấy, hứa sẽ cho anh tấm khác.
Anh đã cho Thu hai tấm ảnh nửa người kẹp vào sách, kèm theo thư. Anh lấy ra một tấm ảnh chụp phong cảnh, anh mặc áo trắng với cái quần màu nhạt, tay cầm một vật như cuộn giấy, đứng dưới gốc cây. Thu nhận ra đây là cây sơ trà. Trong ảnh trông anh rất trẻ, rất tuấn tú, đang mỉm cười. Thu rất thích tấm ảnh này. Bây giờ mẹ đã biết chuyện hai người, Thu để ảnh ở nhà không còn sợ mẹ.
Anh hỏi:
- Em có thích tấm ảnh này không? – Thấy Thu gật đầu, anh tự khen: - Anh phải đến gốc cây ấy chụp đấy. Anh hứa: - Chờ cho emào làm thế chỗ mẹ, chuyển chính thức, anh sẽ đưa em đi xem hoa sơn trà, chúng ta sẽ chụp ảnh ở đấy. Anh có máy ảnh, còn biết tráng phim, in ảnh nữa. Anh sẽ chụp nhiều ảnh cho em, chụp mọi tư thế, mọi góc độ, phóng to, sẽ treo đầy phòng anh.
Anh lấy ra một ít tiền, để trên mặt bàn gàn giường Thu, nói:
- Anh để tiền cho em, nếu em không muốn anh tự cắt đứt tay nữa thì nhận cho anh. Em đừng đến lao động ở chỗ lão Thịnh gù nữa, làm việc trong xưởng bao bì thì được. Nếu em không nghe lời, đến lao động ở chỗ lão Thịnh gù, hoặc làm những việc nguy hiểm anh giận đấy, anh không để mặc em, mà sẽ rạch tay anh. Em có tin không?
Thu gật đầu, hứa:
- Em sẽ không đến lao động chỗ lão Thịnh gù nữa đâu.
- Thế thì tốt. Bây giờ mẹ biết chuyện chúng ta rồi, về cơ bản mẹ đã đồng ý, chỉ có vấn đề tạm thời không gặp mặt, cho nên em cứ bảo đây là tiền của anh, chắc chắn mẹ không mắng em đâu.
Anh nhìn đồng hồ, nói:
- Muộn rồi, anh về nhé, để mẹ và em gái không phải chờ mãi ngoài kia. Anh quỳ xuống ôm Thu đang ngồi trên giường dặn dò: - Em nhớ thay thuốc hàng ngày, nếu hết thuốc mà vẫn chưa khỏi, em nhớ đến bệnh viện.
Hai người lưu luyến nhau một lúc, anh dứt khoát đứng dậy, nói:
- Anh về, em cứ ngồi đấy, đừng đứng dậy, chân em vừa bôi thuốc, đừng làm bẩn.
Thu ngồi ngây, nghe tiếng anh mở khóa xe, đẩy xe, lên xe, rồi tất cả trở về yên tĩnh.
- Anh để em xuống, em đi được, anh chạy nhanh đi, mẹ sẽ giao anh cho đội dân phòng đấy.
- Đừng sợ, để anh đưa em vào mẹ bảo anh vào nói chuyện cơ mà.
Thu bối rối:
- Tại sao anh ngốc thế? Từ lâu mẹ em bảo em không được quan hệ với anh, bảo anh lừa dối con gái. Bây giờ mẹ em bắt được, chắc chắn sẽ giao anh cho đội dân phòng. Anh cứ để em xuống, anh chạy đi.
Anh đẩy Thu vào trong trường học:
- Em bảo anh bỏ chạy, mẹ lại không mắng em à? Cứ để anh vào nhà, giống như Á Dân nói, chúng ta không làm gì, liệu ai làm gì được chúng ta?
Thu đành để Ba đưa mình vào tận cửa, anh dựng chân chống xe, dìu Thu xuống, Thu vào trước, anh khóa xe rồi theo vào.
Mẹ bảo Thu đóng cửa, mời Ba vào nhà, để anh ngồi ở ghế. Trong nhà vừa nóng vừa ngột ngạt, anh mặc áo vào từ lúc nào không hay, lại cài kín cúc, toàn thân ướt đẫm mồ hôi. Mẹ đưa cho anh cái quạt anh không dám dùng, chỉ phe phấy nhè nhẹ trước ngực nên không khô được mồ hôi.
Em gái biết ý bỏ ra ngoài, bưng vào một chậu nước lạnh, thấy tay trái của Ba bị băng, liền đưa cho anh cái khăn rửa mặt. Ba không nhận. Chỉ nhìn mẹ Thu, chờ thánh chỉ.
Mẹ nói:
- Nóng quá, anh rửa mặt đi, rửa cho mát.
Ba rất cảm kích, vâng mệnh thánh chỉ, đưa một bên tay còn lại nhận cái khăn của em gái Thu đưa để lau mặt, cảm thấy đỡ hơn. Anh ngồi vào cái ghế đã được chỉ định, rất cung kính nhìn mẹ Thu, chờ được phỏng vấn.
Thu hồi hộp đứng kia, nhìn ba người còn lại biểu diễn. Thu chỉ có một ý nghĩ, mình chưa bao giờ ở cùng Ba trên giường, chưa bao giờ ở cùng phòng với Ba. Thu chuẩn bị như Á Dân, xem tình hình diễn biến thế nào sẽ mời mẹ đưa mình đến bệnh viện kiểm tra, để thanh minh cho Ba, cứu anh ấy thoát khỏi nỗi oan.
Thu không biết vừa rồi ở phòng thường trực mẹ có gọi điện cho đội dân phòng hay không, có thể là không, vì cả hai người theo sát mẹ vào trường, không thấy mẹ gọi điện. Nhưng Thu vẫn căng tai nghe ngóng ngoài kia, nếu có tiếng động sẽ bảo Ba cưỡi xe bỏ chạy.
Thấy Thu đứng kia, Ba vội nhường ghế:
- Thu ngồi đi, chân đau, đứng không tốt. Anh đứng không sao.
Mẹ nói:
- Thu, con vào phòng trong, để mẹ nói chuyện.
Thu về nửa gian phòng của mình, không biết mẹ đuổi vì lý do gì. Hai phòng thất ra cũng là một, tổng cộng mười bốn mét vuông, ở giữa có một bức tường ngăn chỉ cao bằng đầu, không cách âm, nếu không cho Thu nghe mẹ sẽ đuổi Thu ra ngoài. Thu ngồi ở góc giường sát cửa có thể trông thấy Ba nhưng không trông thấy mẹ ngồi đối diện với Ba.
Em gái bị đuổi ra ngoài, nó làm mặt xấu với chị, Thu mặc kệ nó, chỉ vểnh tai nghe ngóng những lời “thẩm vấn” bên cạnh. Em gái đứng ngoài của nhìn vào như xem kịch.
Thu nghe mẹ nói:
- Anh Tân, tôi thấy anh là con người hiểu biết, rất kiên nhẫn với em Thu. Hôm nay anh đưa em đi bệnh viện, tôi rất cảm kích, nghe nói anh còn giúp đỡ em rất nhiều, cảm ơn anh.
Thu nghe Ba nói khẽ:
- Thưa mẹ, cũng là chuyện nên làm thôi ạ.
Thu cảm thấy anh như đang khom lưng quỳ gối, bợ đỡ nịnh hót.
Mẹ lại nói:
- Cũng có thể như thế, trong chuyện em Thu, anh và tôi cùng chung một tiêu chí, tâm trạng giống nhau, ít nhất tôi cho là thế, vì cái chuyện hôm nay anh đối với em Thu tôi thấy anh …rất chân thành.
Thu thấy Ba liếc nhìn về phái này, tưởng chừng thấy Thu đã nghe rõ câu nói của mẹ, Thu cười với anh. Câu chuyện mở đầu của mẹ không phát triển theo hướng trình báo đội dân phòng, chỉ sợ mẹ làm động tác giả, sau câu chuyện mở đầu mẹ sẽ “nhưng mà”…
Thu nghe Ba bộc bạch:
- Con với Thu rất chân thành, việc này xin mẹ tin ở con…
Mẹ nói:
- Mọi người gọi tôi là cô giáo Trương, anh cũng nên gọi như thế.
Ba vội cải chính:
- Điều này xin cô hãy tin ở cháu.
Em gái Thu thấy Ba tỏ ra rụt rè sợ hãi, nói muốn cười nhưng không dám, mặt nó đỏ lên, cuối cùng phải bỏ ra ngoài, không biết chạy đi đâu để cười.
Thu không dám cười, chỉ hồi hộp nghe xem mẹ nói gì tiếp theo:
- Tôi tin anh, cho nên mới cảm thấy cần nói chuyện với anh, nếu không, tôi với anh chẳng có chuyện gì để nói.
Ba vội gật đầu:
- Đúng vậy, đúng vậy đấy ạ. – Hình như anh rất cảm kích vì được mẹ Thu coi anh như chiến hữu cùng chiến hào.
Mẹ nói:
- Chúng tôi quan tâm đến em Thu, yêu quý nó, suy nghĩ về lâu về dài cho em, không thể chỉ trước mắt. Con người không lo về lâu dài sẽ có ngày phải buồn phiền. Em Thu được thế chỗ của tôi, có nhiều người đỏ con mắt, nói xấu sau lưng nó. Việc thế chỗ đến giờ vẫn chưa thành, nếu những người kia thấy anh với em nó đi cùng nhau sẽ bất lợi cho công việc của em nó.
Ba gật đầu lia lịa:
- Đúng vậy, đúng vậy đấy ạ.
Im lặng một lúc, hình như Ba cảm thấy mẹ đang đợi anh chủ động bày tỏ thái độ, vậy là anh hắng giọng, nói:
- Thưa cô, xin cô yên tâm, cháu sẽ không tìm đến Thu nữa, chờ Thu xong việc thế chỗ của cô cháu sẽ đến.
Thấy Ba tỏ vẻ chần chừ nhìn mẹ, hình như đang chờ mẹ khen. Nhưng Thu lại nghe mẹ nói:
- Việc thế chỗ xong cũng còn nhiều việc khác, trước khi chuyển chính thức, nhà trường bất cứ lúc nào cũng không cần em Thu.
Ba im lặng hồi lâu, rồi rất thoải mái, thẳng thắn:
Vậy cháu sẽ chờ cho Thu được chuyển chính thức rồi mới đến. Thời gian thử thách là một năm phải không ạ? Vậy một năm sau cháu sẽ đến tìm Thu. – Anh nhẩm tính rồi khẳng định: - Khoảng một năm một tháng, vì hiện tại Thu vẫn chưa được vào làm việc.
Không biết mẹ cảm động vì anh chủ động phối hợp hay vì sự tính toán chính xác, mẹ rất dịu dàng:
- Anh có biết câu nói này không: “Tình cảm hai người đâu cần phải tính ngày tính tháng”, nếu anh có tình cảm với em nó, cũng không cần phải một năm không gặp nhau, đúng không?
Vẻ mặt Ba vừa buồn vừa vui, vội nói:
- Vâng, vâng, cô nói đúng lắm. – Anh nói thêm, không biết để thuyết phục ai: - Cũng phải hơn một năm, cháu vẫn còn trẻ, còn nhiều…một năm…hơn…
Mẹ khen:
- Tôi thấy anh là con người hiểu lẽ phải, trống kêu không cần đánh mạnh, chuyện khác tôi không phải nói nhiều. Tôi không phải người mẹ phong kiến nặng nề, rất hiểu tình cảm thanh niên, nhưng hiện thực không như vậy, miệng lưỡi thế gian thật đáng sợ, chúng ta không thể không thận trọng.
- Cháu hiểu, cô cũng vì tụi cháu. – Ba nói.
Hình như mẹ đã đứng dậy, lặng lẽ ra lệnh đuổi khách, Thu thấy Ba cũng đứng dậy, nói như cầu xin:
- Cháu đi lấy nước giúp Thu rửa chân, dưới chân Thu bị nhiều tổn, trong vết thương đầy xỉ than. Thu không trông thấy dưới gan bàn chân, khó làm, cháu sẽ giúp Thu lấy hết xỉ than ra, bôi thuốc rồi cháu về ngay, cháu nhờ cô trông coi Thu trong thời gian một năm một tháng.
Anh xuất hiện ở đây không tiện, để tôi đi lấy nước.
Em gái Thu về từ lúc nào không ai hay, nghe thấy vậy nó liền nói:
- Để em, để em đi lấy.
Một lúc sau nó bưng chậu nước vào đặt gần giường chị. Thu thấy mình như phụ sản đang được mọi người chăm sóc. Thu muốn xuống, nhưng cả ba người đều ngăn lại.
Ba tháo băng ở chân Thu, mẹ ghé nhìn, tưởng như bà sắp khóc, đứng sang một bên, nói với Ba:
- Phiền anh, tôi với em Tư đi ra kia hóng mát.
Mẹ đưa em gái đi, trong nhà chỉ còn Thu với Ba. Thu không để anh rửa chân cho mình, sợ làm ướt tay bên trái của anh. Thu tự rửa, anh giúp Thu lau khô, kéo thấp đèn xuống, hỏi mượn Thu kim, dùng đuôi kim để khều xỉ than trong vết thương. Anh hỏi:
- Có đau không? Nếu anh cho kim vào sâu quá thì bảo anh nhé.
Thu nghĩ lại chuyện vừa rối, cười anh:
- Vừa rồi tại sao anh giống tên phải bội Bồ Chí Cao như vậy? Khom lưng quỳ gối, gật đầu lia lịa, miệng nói đúng vậy, đúng vậy.
Anh cũng cười với Thu:
- Sợ quá, chỉ biết nói như thế.
- Anh có sợ mẹ giao anh cho đội dân phòng không?
- Chuyện ấy anh không sợ, chỉ sợ mẹ không cho anh đợi em, sợ mẹ mắng em. – Anh nói đùa. – May mà không sinh cùng thời với Bồ Chí Cao, nếu khoomg anh cũng là một tên phản bội. Nếu kẻ địch bắt em làm con tin để đe dọa, chắc chắn anh sẽ phản bội. Hồi ấy Bồ Chí Cao cũng vì sợ phải xa vợ nên mới phản bội, thật đáng thương.
Thu hỏi:
- Anh…có giận mẹ em không?
Anh ngạc nhiên:
- Giận gì mẹ? – Rồi anh khen mẹ: - Mẹ nói, tiêu chí của anh giống tiêu chí của mẹ. Em có cảm thấy thật ra là mẹ rất quý anh, đồng ý cho anh một năm một tháng lại đến với em, còn nói em với anh tình cảm hai người dài lâu.
- Anh lạc quan cách mạng lắm.
- Mao chủ tịch nói: Đồng chí của chúng ta trong lúc khó khăn phải nhìn vào thành tích, phải nhìn vào ánh mắt sáng, phải đề cao dũng khí.
Anh chăm sóc vết thương cho Thu, Thu nhìn anh không chớp mắt, nghĩ đến sau một năm một tháng mới được gặp anh, cảm thấy rất buồn, không biết sẽ sống thế nào trong một năm đó. Thu hỏi:
- Anh thấy sự chờ một năm một tháng mới gặp em à?
Anh gật đầu:
- Anh đã hứa với mẹ rồi, nếu nói lời mà không giữ lời sau này mẹ sẽ không tin anh.
Thấy Thu lặng lẽ không nói gì, anh dừng tay, nhìn mắt Thu, chỉ thấy Thi đang chăm chú nhìn vào mắt anh. Anh nhìn Thu một lúc, thăm dò>
- Em…muốn anh đến thăm em không? Em không muốn chờ lâu à?
Thu gật đầu.
- Vậy thì anh không chờ lâu như thế, anh sẽ lén đến thăm em, được không? Dù sao thì anh làm một kẻ phản bội, hứa quyết tâm với Đảng, kẻ địch không hơn em.
Thu vui mừng, nói:
- Phản bội thì phản bội, chỉ cần không ai phát hiện ra chúng ta.
Anh đã rửa sạch vết thương, bôi thuốc vào chân Thu, bưng chậu nước đi đổ, quay lại ngồi bên giường với Thu, nói:
- Cho anh một tấm ảnh của em, lúc nhớ em anh sẽ lấy ra nhìn.
Thu cảm thấy ảnh của mình không đẹp, mà Thu cũng ít chụp ảnh, tìm một lúc mới tìm ra được bức ảnh hồi sáu tuổi. Thu trong ảnh cắt tóc ngắn như em gái bây giờ, trước trán là một hàng tóc thẳng tắp, mặc cái váy màu xanh nước biển, vốn là ảnh trắng đen, bố tô màu, có những chỗ tô không đẹp, màu xanh nhòe cả ra ngoài váy. Thu cho anh tấm ảnh ấy, hứa sẽ cho anh tấm khác.
Anh đã cho Thu hai tấm ảnh nửa người kẹp vào sách, kèm theo thư. Anh lấy ra một tấm ảnh chụp phong cảnh, anh mặc áo trắng với cái quần màu nhạt, tay cầm một vật như cuộn giấy, đứng dưới gốc cây. Thu nhận ra đây là cây sơ trà. Trong ảnh trông anh rất trẻ, rất tuấn tú, đang mỉm cười. Thu rất thích tấm ảnh này. Bây giờ mẹ đã biết chuyện hai người, Thu để ảnh ở nhà không còn sợ mẹ.
Anh hỏi:
- Em có thích tấm ảnh này không? – Thấy Thu gật đầu, anh tự khen: - Anh phải đến gốc cây ấy chụp đấy. Anh hứa: - Chờ cho emào làm thế chỗ mẹ, chuyển chính thức, anh sẽ đưa em đi xem hoa sơn trà, chúng ta sẽ chụp ảnh ở đấy. Anh có máy ảnh, còn biết tráng phim, in ảnh nữa. Anh sẽ chụp nhiều ảnh cho em, chụp mọi tư thế, mọi góc độ, phóng to, sẽ treo đầy phòng anh.
Anh lấy ra một ít tiền, để trên mặt bàn gàn giường Thu, nói:
- Anh để tiền cho em, nếu em không muốn anh tự cắt đứt tay nữa thì nhận cho anh. Em đừng đến lao động ở chỗ lão Thịnh gù nữa, làm việc trong xưởng bao bì thì được. Nếu em không nghe lời, đến lao động ở chỗ lão Thịnh gù, hoặc làm những việc nguy hiểm anh giận đấy, anh không để mặc em, mà sẽ rạch tay anh. Em có tin không?
Thu gật đầu, hứa:
- Em sẽ không đến lao động chỗ lão Thịnh gù nữa đâu.
- Thế thì tốt. Bây giờ mẹ biết chuyện chúng ta rồi, về cơ bản mẹ đã đồng ý, chỉ có vấn đề tạm thời không gặp mặt, cho nên em cứ bảo đây là tiền của anh, chắc chắn mẹ không mắng em đâu.
Anh nhìn đồng hồ, nói:
- Muộn rồi, anh về nhé, để mẹ và em gái không phải chờ mãi ngoài kia. Anh quỳ xuống ôm Thu đang ngồi trên giường dặn dò: - Em nhớ thay thuốc hàng ngày, nếu hết thuốc mà vẫn chưa khỏi, em nhớ đến bệnh viện.
Hai người lưu luyến nhau một lúc, anh dứt khoát đứng dậy, nói:
- Anh về, em cứ ngồi đấy, đừng đứng dậy, chân em vừa bôi thuốc, đừng làm bẩn.
Thu ngồi ngây, nghe tiếng anh mở khóa xe, đẩy xe, lên xe, rồi tất cả trở về yên tĩnh.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook