Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà
-
Chương 2
BA CÔ HỌC SINH ĐƯA MẮT NHÌN NHAU, không muốn để một cô
tách đàn ở nhà ông Trương ngủ cùng giường với con gái ông ta. Tĩnh Thu thấy khó
giải quyết, chủ động nói:
- Hai bạn ở với nhau, tớ ở đây.
Hai cô học sinh vui mừng đồng ý ngay.
Hôm ấy không có hoạt động gì, mọi người ổn định chỗ ở, nghỉ ngơi, buổi tối tập trung tại nhà ông Trương cùng ăn cơm và bàn công việc của ngày hôm sau: phần lớn thời gian sẽ đi thăm hỏi, nói chuyện với bà con trong thôn, biên soạn tài liệu giáo khoa, nhưng cũng cần sắp xếp thời gian ra đồng làm việc với bà con nông dân.
Ông Trương đưa mọi người đến chỗ ở, chỉ còn một mình Tĩnh Thu cùng với vợ ông ta. Bà Trương đưa Thu vào buồng cô con gái thứ hai, bảo Thu để hành lí vào đấy. Căn buồng này giống như những căn buồng của các làng quê khác Thu đã từng đến, chỉ có một cửa sổ nhỏ không lắp kính mà dán giấy bóng.
Bà Trương bật đèn, đèn điện rất tối, cố gắng lắm mới nhìn rõ mọi thứ. Căn buồng chừng mười lăm mét vuông, thu xếp gọn gàng, cái giường lớn hơn giường một, nhỏ hơn giường đôi, hai người ngơi chật nhưng cũng vừa. Khăn trải giường trắng tinh, vừa giặt hồ còn cứng, sờ tay lên như sờ mặt giấy, không giống sờ lên vải. Chăn gấp thành hình tam giác, ruột chăn trắng lòi ra hai đầu, mặt chăn hoa đỏ. Thu suy nghĩ hồi lâu, nhưng vẫn không nghĩ ra phải bằng cách nào để tung chăn, cô không khỏi bối rối, quyết định tối nay đắp chăn của mình để sáng mai không phải gấp đúng kiểu. Theo yêu cầu hồi đó, học sinh về nông thông trong các gai đình trung nông lớp dưới, phải giống như Bát lộ quân thời xưa, sau khi dùng đồ dùng của gia chủ phải trả về đúng nguyên dạng.
Trên chiếc bàn bên cửa sổ có tấm kính lớn dùng để ép ảnh được coi như thứ xa xỉ thời đó. Dưới tấm kính lót mảnh vải nâu, ảnh để trên vải, tấm kính đặt lên trên. Tĩnh Thu tò mò ghé vào xem ảnh.
Có thể bà Trương thường xuyên tiếp khách cho nên rất hay chuyện, cũng rất hòa nhã, thân tình. Bà chỉ vào từng tấm ảnh giới thiệu với Thu. Trong ảnh là Trương Trường Sâm, con trai cả của ông bà, người cao lớn, không thể nghĩ đấy là con của vợ chồng ông Trương, có thể đấy là sự biến dị trong gia đình. Anh này làm việc ở bưu điện Nghiêm Gia Hà, một tuần lễ mới về thăm nhà một lần. Nàng dâu cả là Dư Mẫn, dạy tiểu học trường làng, dáng người mảnh mai, xinh xắn, rất xứng đôi với chồng.
Con gái lớn tên là Trương Trường Phần cũng rất xinh đẹp, sau khi tốt nghiệp trung học về lao động tại địa phương. Con gái thứ hai là Trương Trường Phương, dung nhan hoàn toàn ngược lại với chị, miệng dẩu, mắt cũng nhỏ hơn mắt chị gái. Phương đang học trung học ở Nghiêm Gia Hà, mỗi tuần lễ về nhà hai lần.
Đang nói chuyện thì anh con trai thứ hai của ông Trương về, cha gọi anh ta về gánh nước, thổi cơm sớm, nghe nói có khách trên tỉnh về, khách sẽ ăn cơm ở nhà.
Tĩnh Thu ra chào công tử thứ hai của ông Trương, thấy cậu ta không giống anh trai, nhưng lại giống cha như đúc, thấp lùn, các đường nét hình như cũng không cân đối. Thu hơi giật mình, tại sao trong nhà hai anh em, hai chị em lại khác nhau như vậy? Hình như cha mẹ sinh con trai và con gái đầu phải dốc toàn bộ phẩm chất tốt đẹp để tạo nên, đến lứa sau thì đâm uể oải, biếng nhác, tùy ý trời thế nào cũng xong.
Bà Trương nói chuyện rất thân thiết, hai người chào hỏi nhau xong khách cảm thấy như trong một nhà. Bà chỉ vào cậu con thứ hai nói với Tĩnh Thu:
- Đây là anh Hai của con, tên là Lâm.
Thu không biết nên xưng hô thế nào, cô chỉ nói:
- Đi gánh nước à? Để em giúp.
Lâm tỏ ra xấu hổ, nói khẽ:
- Gánh được không?
- Có gì mà gánh không được? Em vẫn về nông thôn học tập bà con nông dân.
Bà Trương nói:
- Cô giúp được à? Để tôi ra sau vườn nhổ mấy cây rau, cô mang ra sông rửa giúp. – Nói xong bà cầm cái làn ra sau vườn.
Trong nhà chỉ còn Tĩnh Thu và Lâm, Lâm tay chân ngượng ngùng không biết để vào đâu, cậu liền ra sau nhà lấy thùng gánh nước. Một lúc sau bà Trương mang hai cây rau vào, đưa cho Thu để cô theo Lâm ra sông.
Lâm không nhìn Thu, chỉ nói trống không: “Đi thôi”, rồi bước đi trước. Thu xách làn rau theo sau, hai người men theo con đường nhỏ ra sông. Dọc đường, họ thanh niên trong thôn, các cậu này chọc Lâm: “Lâm, cha mày hỏi vợ cho mày đấy à?” “Ôi, con gái thành phố cơ đấy!” “Súng bắn chim đổi được trọng pháo!”
Lâm bực mình, đặt thùng xuống, đuổi theo lũ bạn. Tĩnh Thu gọi to: “Đi thôi, mặc kệ họ”. Lâm quay lại, gánh đôi thùng đi nhanh ra bờ sông. Thu lòng dạ bồn chồn, không biết đám thanh niên kia nói năng với ý gì? Tại sao lại đùa chuyện ấy?
Ra đến bờ sông, Lâm nhất định không cho Thu rửa rau, bảo nước rất lạnh, sẽ làm cô cóng tay. Thu không thể cưỡng lại, đành đứng nhìn Lâm rửa rau. Lâm rửa xong rau rồi múc đầy hai thùng nước, Thu giành lấy để gánh:
- Vừa rồi anh không để em rửa rau, bây giờ phải để em gánh nước.
Lâm không chịu, cậu ta gánh nước chạy như bay về phía trước.
Về đến nhà, Lâm lại đi gánh tiếp, Thu giúp bà Trương thổi cơm, nhưng bà không để cô làm. Vừa lúc ấy thằng cháu cả Lâm là Hoan Hoan dậy, bà Trương dặn cháu:
- Hoan, cháu đưa cô đi mới bố Ba về ăn cơm.
Lúc này Tĩnh Thu mới biết bà còn một người con trai nữa, cô hỏi Hoan Hoan:
- Cháu biết bố ở đâu không?
- Cháu biết, ở đội tham tham.
- Đội tham th
Bà Trương giải thích:
- Ở đội thăm dò, cháu nó nói không rõ.
Thằng Hoan lôi tay Thu:
- Đi, đi đến đội tham tham, bố Ba có kẹo cho cháu.
Tĩnh Thu theo thằng Hoan, vừa đi được một quãng thì thằng nhỏ không chịu đi, nó đưa hai tay ra đòi bế:
- Cháu mỏi chân, không đi được!
Thu cười, bế thằng nhỏ lên. Trông nó nhỏ con, nhưng rất nặng. Hôm nay Thu đã phải đi xa, bây giờ bế thằng nhỏ, cô cảm thấy như bê tải thóc. Nhưng nó không chịu đi, cô đành đi một đoạn lại nghỉ một lúc, liên tiếp hỏi:
- Đến chưa? Đến chưa? Cháu có quên đường không?
Đi rất lâu mà vẫn chưa tới, Tĩnh Thu lại nghỉ, bỗng nghe thấy có tiếng đàn accordéon vọng lại, cô không ngờ ở cái thôn miền núi nhỏ bé này mà cũng có người chơi accordéon, bất giác Thu đứng lại lắng nghe. Đúng là âm thanh accordéonđang chơi bài Kị binh tiến hành khúc, tiết tấu nhanh, Thu cũng đã từng tập bài này, nhưng tập chưa đâu vào đâu, tay phải tương đối thành thạo, nhưng tay trái vẫn chưa ổn. Cô cảm thấy người chơi đàn này tay phải rất thành thạo, tay trái cũng rất dẻo, những đoạn sôi nổi đúng như đàn ngựa đang phi nhanh, gió cuốn mây bay.
Tiếng đàn từ trong lán số một vọng ra, những dãy lán không giống với nhà của bà con trong thôn, mà là một dãy dài, nhất định đây là lán của đội thăm dò.
Tĩnh Thu hỏi Hoan Hoan:
- Có phải bố ở kia không?
- Vâng! – Thằng Hoan thấy đã đến nơi, nó sôi nổi hẳn lên, chân cũng không còn mỏi nữa, nó muốn thoát khỏi tay Thu.
Thu dắt thằng Hoan đi về phía cái lán kia. Lúc này cô nghe rõ tiếng accordéon, tiếng đàn chuyển sang bài Cây sơn tra, có thêm mấy giọng nam hòa chung. Họ hát bằng tiếng Trung Quốc, tưởng như tay đang bận việc nhưng miệng vẫn hát, tiếng hát chậm rãi lúc hát lúc dừng, lúc hạ giọng khe khẽ, khiến cho tiếng hát hay hơn.
Thu nghe say sưa, tưởng chừng như lạc vào thế giới thần thoại. Bóng tối dần buông, khói bếp lan tỏa, hương thơm đặc trưng của miền sơn cước hòa vào không gian, bên tai là tiếng đàn accordéon và tiếng hát của những chàng trai, cái thôn xóm xa lạ bỗng trở nên thân thuộc, một không khí chỉ có thể cảm nhận chứ không thể nói ra bằng lời, tưởng chừng như mọi giác quan đều thấm đẫm không khí chỉ có thể gọi đấy là những tình cảm của giai cấp tiểu tư sản.
Thằng Hoan thoát ra khỏi bàn tay Tĩnh Thu, nó chạy về phía cái lán, vào cửa thứ ba, tiếng đàn cũng theo đó ùa ra. Tĩnh Thu đoán, rất có thể người kéo đàn là bố của nó, cũng tức là con trai thứ ba của ông Trương.
Thu có phần hiếu kỳ, cậu con trai thứ ba này liệu có giống anh Cả hay là giống anh Hai? Không biết tại sao cô mong anh này giống Sâm, bởi tiếng đàn hay như vậy không có lí gì lại phát ra từ bàn tay một người con trai giống như Lâm. Thu biết nghĩ như thế là không công bằng đối với Lâm, nhưng cô vẫn>
- Hai bạn ở với nhau, tớ ở đây.
Hai cô học sinh vui mừng đồng ý ngay.
Hôm ấy không có hoạt động gì, mọi người ổn định chỗ ở, nghỉ ngơi, buổi tối tập trung tại nhà ông Trương cùng ăn cơm và bàn công việc của ngày hôm sau: phần lớn thời gian sẽ đi thăm hỏi, nói chuyện với bà con trong thôn, biên soạn tài liệu giáo khoa, nhưng cũng cần sắp xếp thời gian ra đồng làm việc với bà con nông dân.
Ông Trương đưa mọi người đến chỗ ở, chỉ còn một mình Tĩnh Thu cùng với vợ ông ta. Bà Trương đưa Thu vào buồng cô con gái thứ hai, bảo Thu để hành lí vào đấy. Căn buồng này giống như những căn buồng của các làng quê khác Thu đã từng đến, chỉ có một cửa sổ nhỏ không lắp kính mà dán giấy bóng.
Bà Trương bật đèn, đèn điện rất tối, cố gắng lắm mới nhìn rõ mọi thứ. Căn buồng chừng mười lăm mét vuông, thu xếp gọn gàng, cái giường lớn hơn giường một, nhỏ hơn giường đôi, hai người ngơi chật nhưng cũng vừa. Khăn trải giường trắng tinh, vừa giặt hồ còn cứng, sờ tay lên như sờ mặt giấy, không giống sờ lên vải. Chăn gấp thành hình tam giác, ruột chăn trắng lòi ra hai đầu, mặt chăn hoa đỏ. Thu suy nghĩ hồi lâu, nhưng vẫn không nghĩ ra phải bằng cách nào để tung chăn, cô không khỏi bối rối, quyết định tối nay đắp chăn của mình để sáng mai không phải gấp đúng kiểu. Theo yêu cầu hồi đó, học sinh về nông thông trong các gai đình trung nông lớp dưới, phải giống như Bát lộ quân thời xưa, sau khi dùng đồ dùng của gia chủ phải trả về đúng nguyên dạng.
Trên chiếc bàn bên cửa sổ có tấm kính lớn dùng để ép ảnh được coi như thứ xa xỉ thời đó. Dưới tấm kính lót mảnh vải nâu, ảnh để trên vải, tấm kính đặt lên trên. Tĩnh Thu tò mò ghé vào xem ảnh.
Có thể bà Trương thường xuyên tiếp khách cho nên rất hay chuyện, cũng rất hòa nhã, thân tình. Bà chỉ vào từng tấm ảnh giới thiệu với Thu. Trong ảnh là Trương Trường Sâm, con trai cả của ông bà, người cao lớn, không thể nghĩ đấy là con của vợ chồng ông Trương, có thể đấy là sự biến dị trong gia đình. Anh này làm việc ở bưu điện Nghiêm Gia Hà, một tuần lễ mới về thăm nhà một lần. Nàng dâu cả là Dư Mẫn, dạy tiểu học trường làng, dáng người mảnh mai, xinh xắn, rất xứng đôi với chồng.
Con gái lớn tên là Trương Trường Phần cũng rất xinh đẹp, sau khi tốt nghiệp trung học về lao động tại địa phương. Con gái thứ hai là Trương Trường Phương, dung nhan hoàn toàn ngược lại với chị, miệng dẩu, mắt cũng nhỏ hơn mắt chị gái. Phương đang học trung học ở Nghiêm Gia Hà, mỗi tuần lễ về nhà hai lần.
Đang nói chuyện thì anh con trai thứ hai của ông Trương về, cha gọi anh ta về gánh nước, thổi cơm sớm, nghe nói có khách trên tỉnh về, khách sẽ ăn cơm ở nhà.
Tĩnh Thu ra chào công tử thứ hai của ông Trương, thấy cậu ta không giống anh trai, nhưng lại giống cha như đúc, thấp lùn, các đường nét hình như cũng không cân đối. Thu hơi giật mình, tại sao trong nhà hai anh em, hai chị em lại khác nhau như vậy? Hình như cha mẹ sinh con trai và con gái đầu phải dốc toàn bộ phẩm chất tốt đẹp để tạo nên, đến lứa sau thì đâm uể oải, biếng nhác, tùy ý trời thế nào cũng xong.
Bà Trương nói chuyện rất thân thiết, hai người chào hỏi nhau xong khách cảm thấy như trong một nhà. Bà chỉ vào cậu con thứ hai nói với Tĩnh Thu:
- Đây là anh Hai của con, tên là Lâm.
Thu không biết nên xưng hô thế nào, cô chỉ nói:
- Đi gánh nước à? Để em giúp.
Lâm tỏ ra xấu hổ, nói khẽ:
- Gánh được không?
- Có gì mà gánh không được? Em vẫn về nông thôn học tập bà con nông dân.
Bà Trương nói:
- Cô giúp được à? Để tôi ra sau vườn nhổ mấy cây rau, cô mang ra sông rửa giúp. – Nói xong bà cầm cái làn ra sau vườn.
Trong nhà chỉ còn Tĩnh Thu và Lâm, Lâm tay chân ngượng ngùng không biết để vào đâu, cậu liền ra sau nhà lấy thùng gánh nước. Một lúc sau bà Trương mang hai cây rau vào, đưa cho Thu để cô theo Lâm ra sông.
Lâm không nhìn Thu, chỉ nói trống không: “Đi thôi”, rồi bước đi trước. Thu xách làn rau theo sau, hai người men theo con đường nhỏ ra sông. Dọc đường, họ thanh niên trong thôn, các cậu này chọc Lâm: “Lâm, cha mày hỏi vợ cho mày đấy à?” “Ôi, con gái thành phố cơ đấy!” “Súng bắn chim đổi được trọng pháo!”
Lâm bực mình, đặt thùng xuống, đuổi theo lũ bạn. Tĩnh Thu gọi to: “Đi thôi, mặc kệ họ”. Lâm quay lại, gánh đôi thùng đi nhanh ra bờ sông. Thu lòng dạ bồn chồn, không biết đám thanh niên kia nói năng với ý gì? Tại sao lại đùa chuyện ấy?
Ra đến bờ sông, Lâm nhất định không cho Thu rửa rau, bảo nước rất lạnh, sẽ làm cô cóng tay. Thu không thể cưỡng lại, đành đứng nhìn Lâm rửa rau. Lâm rửa xong rau rồi múc đầy hai thùng nước, Thu giành lấy để gánh:
- Vừa rồi anh không để em rửa rau, bây giờ phải để em gánh nước.
Lâm không chịu, cậu ta gánh nước chạy như bay về phía trước.
Về đến nhà, Lâm lại đi gánh tiếp, Thu giúp bà Trương thổi cơm, nhưng bà không để cô làm. Vừa lúc ấy thằng cháu cả Lâm là Hoan Hoan dậy, bà Trương dặn cháu:
- Hoan, cháu đưa cô đi mới bố Ba về ăn cơm.
Lúc này Tĩnh Thu mới biết bà còn một người con trai nữa, cô hỏi Hoan Hoan:
- Cháu biết bố ở đâu không?
- Cháu biết, ở đội tham tham.
- Đội tham th
Bà Trương giải thích:
- Ở đội thăm dò, cháu nó nói không rõ.
Thằng Hoan lôi tay Thu:
- Đi, đi đến đội tham tham, bố Ba có kẹo cho cháu.
Tĩnh Thu theo thằng Hoan, vừa đi được một quãng thì thằng nhỏ không chịu đi, nó đưa hai tay ra đòi bế:
- Cháu mỏi chân, không đi được!
Thu cười, bế thằng nhỏ lên. Trông nó nhỏ con, nhưng rất nặng. Hôm nay Thu đã phải đi xa, bây giờ bế thằng nhỏ, cô cảm thấy như bê tải thóc. Nhưng nó không chịu đi, cô đành đi một đoạn lại nghỉ một lúc, liên tiếp hỏi:
- Đến chưa? Đến chưa? Cháu có quên đường không?
Đi rất lâu mà vẫn chưa tới, Tĩnh Thu lại nghỉ, bỗng nghe thấy có tiếng đàn accordéon vọng lại, cô không ngờ ở cái thôn miền núi nhỏ bé này mà cũng có người chơi accordéon, bất giác Thu đứng lại lắng nghe. Đúng là âm thanh accordéonđang chơi bài Kị binh tiến hành khúc, tiết tấu nhanh, Thu cũng đã từng tập bài này, nhưng tập chưa đâu vào đâu, tay phải tương đối thành thạo, nhưng tay trái vẫn chưa ổn. Cô cảm thấy người chơi đàn này tay phải rất thành thạo, tay trái cũng rất dẻo, những đoạn sôi nổi đúng như đàn ngựa đang phi nhanh, gió cuốn mây bay.
Tiếng đàn từ trong lán số một vọng ra, những dãy lán không giống với nhà của bà con trong thôn, mà là một dãy dài, nhất định đây là lán của đội thăm dò.
Tĩnh Thu hỏi Hoan Hoan:
- Có phải bố ở kia không?
- Vâng! – Thằng Hoan thấy đã đến nơi, nó sôi nổi hẳn lên, chân cũng không còn mỏi nữa, nó muốn thoát khỏi tay Thu.
Thu dắt thằng Hoan đi về phía cái lán kia. Lúc này cô nghe rõ tiếng accordéon, tiếng đàn chuyển sang bài Cây sơn tra, có thêm mấy giọng nam hòa chung. Họ hát bằng tiếng Trung Quốc, tưởng như tay đang bận việc nhưng miệng vẫn hát, tiếng hát chậm rãi lúc hát lúc dừng, lúc hạ giọng khe khẽ, khiến cho tiếng hát hay hơn.
Thu nghe say sưa, tưởng chừng như lạc vào thế giới thần thoại. Bóng tối dần buông, khói bếp lan tỏa, hương thơm đặc trưng của miền sơn cước hòa vào không gian, bên tai là tiếng đàn accordéon và tiếng hát của những chàng trai, cái thôn xóm xa lạ bỗng trở nên thân thuộc, một không khí chỉ có thể cảm nhận chứ không thể nói ra bằng lời, tưởng chừng như mọi giác quan đều thấm đẫm không khí chỉ có thể gọi đấy là những tình cảm của giai cấp tiểu tư sản.
Thằng Hoan thoát ra khỏi bàn tay Tĩnh Thu, nó chạy về phía cái lán, vào cửa thứ ba, tiếng đàn cũng theo đó ùa ra. Tĩnh Thu đoán, rất có thể người kéo đàn là bố của nó, cũng tức là con trai thứ ba của ông Trương.
Thu có phần hiếu kỳ, cậu con trai thứ ba này liệu có giống anh Cả hay là giống anh Hai? Không biết tại sao cô mong anh này giống Sâm, bởi tiếng đàn hay như vậy không có lí gì lại phát ra từ bàn tay một người con trai giống như Lâm. Thu biết nghĩ như thế là không công bằng đối với Lâm, nhưng cô vẫn>
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook