Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà
-
Chương 18
THU RẤT BUỒN, Phương càng
nói chuyện của Ba, Thu càng buồn. Trước đây Thu nghĩ Ba giúp là vì anh thích
mình, tuy Thu vì tính tự trọng không nhận nhưng trong lòng rất cảm động. Bây
giờ nghe chuyện của Tú, lòng Thu hoàn toàn băng giá.
Thu nghĩ, chắc chắn Ba đã ôm Tú rồi, anh chỉ mới quen biết Thu một thời ngắn đã ôm, vậy anh quen biết Tú một thời gian khá dài, liệu có thể ôm Tú không? Xem ra Ba như chàng công tử quyền quý trong sách, Thu hiểu ý nghĩa của những từ này, chẳng phải là đem mấy đồng tiền xấu xa ra chinh phục đám con gái hay sao?
Nghĩ đến đây, Thu cảm thấy mình đã bị Ba bôi bẩn lên người, nhất là đôi môi. Bị anh ôm cách mấy lớp áo quần, đã tắm giặt bao nhiêu lần, liệu đã sạch chưa? Nhưng lưỡi anh đưa vào tận chân răng vào môi, nghĩ mà buồn nôn. Thu phì phì nhổ nước bọt, mặt mày tái xanh, ngồi kia không nói được lời nào.
Phương định nhét tiền vào tay Thu, nói:
- Chị Thu cầm lấy, đồng ý với Phương đi, không thể không giữ lời hứa.
Thu như bị bỏng, tránh xa ra, tiền rơi xuống đất. Thu không nhặt, chỉ đứng từ xa nói:
- Thu đồng ý nhận tiền của Phương, nhưng không đồng ý nhận tiền bẩn của anh ấy, Phương đem tiền về trả cho anh ấy, đừng để vì số tiền này mà ngày mai Thu phải mất công về tận Tha>
Thu nói những lời này nét mặt và khẩu khí đều rất khó coi. Phương sợ hãi nhìn Thu, rụt rè nói:
- Số tiền này… bẩn thế ư?
Thu không dám nói ra chuyện Ba ôm mình, chỉ nói:
- Phương không hiểu thì thôi, đừng hỏi.
Phương ngồi xuống nhặt tiền, vừa lúng búng:
- Làm thế nào bây giờ? Phương dùng hết tiền đi đường của anh ấy, bây giờ việc không thành, chị Thu bảo Phương phải nói thế nào với anh ấy? Chị là người tốt, nhận tiền của anh ấy coi như sự giúp đỡ.
Thu không muốn để Phương phải khó xử, liền an ủi:
- Không sao, Phương về bảo với anh ấy Thu làm việc dán hộp giấy, tiền công cao, công việc không nặng nhọc, không cần đến tiền của anh ấy, cũng không cần anh ấy phải lo lắng. Phương nói như vậy anh ấy không trách đâu.
Phương suy nghĩ rồi đồng ý:
- Phương có thể giúp chị Thu nói dối, nhưng chị phải bảo Phương cách nói. Phương không biết nói dối, hễ nói dối là sợ, bị người ta hỏi này hỏi nọ vậy là lòi đuôi nói dối. Lần
Này anh Ba dặn đi dặn lại mãi, kết quả bị chị dỗ ngon dỗ ngọt, Phương sẽ nói ra mất thôi.
Thu bảo Phương cách nói dối, nói ra cả địa chỉ xưởng may, xưởng hướng về phía nào, bảo đã gặp Thu ở đấy, kỳ nghỉ hè năm nay Thu làm ở xưởng dán hộp giấy, không cần phải đi đâu.
Phương dặn:
- Vậy chị Thu đừng làm công việc nguy hiểm kia nữa, nếu xảy ra tai nạn, anh Ba sẽ biết Phương nói dối.
Tiễn Phương đi rồi, Thu không nỡ bỏ tiền ra đi xe buýt, cứ vậy đi bộ về, dọc đường luôn nghĩ đến ú. Thu chưa gặp Tú, nhưng trước mắt hiện lên thật rõ ràng một cô gái ăn mặt rách rưới nhưng rất thanh tú, xinh đẹp, rồi hình ảnh Ba, sau nữa là hình ảnh anh ôm Tú. Tú hàm ơn Ba, chắc chắn Ba muốn làm gì thì làm, có thể anh đã đưa lưỡi vào tận miệng Tú, Tú cũng không có phản ứng.
Về đến nhà, Thu thấy đầu đau nhức, không ăn uống gì, đi nằm luôn. Mẹ sợ Thu bị cảm nắng. Mẹ hỏi, Thu bực mình, mẹ không dám hỏi thêm.
Ngủ một lúc, Trường Sinh đến, nói bne6 A tối nay yêu cầu làm thêm giờ, vì thuyền chờ hôm nào là xưởng phải trả thêm tiền hôm ấy. Hôm nay làm thêm giờ từ sáu giờ đến chín giờ, ba tiếng đồng hồ sẽ dược tính nửa ngày công.
Vừa nghe nói, Thu bất chấp đau đầu, bất chấp tức giận, nói gì đi nữa thì Ba vẫn thuộc thượng tầng kiến trúc, vẫn nắm kinh tế. Thu cảm ơn Sinh, ăn vội vài bát cơm, quẩy gánh đi ngay. Ra đến bờ sông thấy người làm đã đông đủ, có người còn gọi thêm người nhà cùng làm. Làm ba tiếng đồng hồ được những nửa ngày công, liệu ai không muốn làm?
Tối hôm ấy không phải làm ba tiếng, mọi người gánh cho hết cát trên thuyền mới nghỉ. Bên A bảo mọi người vất vả, tối nay sẽ tính trọn một ngày tiền công. Coi như việc đã xong, ngày mai khỏi phải đi làm, sau này có việc gì gọi mọi đến làm.
Vui vì kiếm được tiền nhưng lại bị nỗi khổ thất nghiệp xóa sạch, Thu ngao ngán: Ngày mai lại đến cầu xin mẹ “cô em vợ”, chưa biết có việc làm hay không, Thu đang lê đôi chân nặng nề về nhà, bên A đuổi theo, hỏi cô có muốn sơn đồ hay không, anh ta còn một ít đồ phải sơn, nếu đồng ý, từ mai đến đội sửa chữa của xưởng để làm việc.
Thu không dám tin vào lỗ tai mình. Bên A hỏi lại, Thu mới nói:
- Anh nói thật không đấy? Em cứ nghĩ anh nói đùa.
Bên A nói:
- Tôi có đùa đâu? Tôi bảo cô đi sơn đồ, thấy cô làm chăm chỉ, tin ở cô. Hơn nữa, sơn đồ cô phải tỉ mỉ, con gái làm việc này rất thích hợp. – Bên A nói.
Thu mừng lắm, như thế gọi là “vận may đến không cửa nào ngăn nổi”. Hôm sau Thu đến đội duy tu làm thợ sơn, tuy nghe nói sơn có độc tính, được thêm một hào phụ cấp độc hại, Thu bất chấp độc hại.
Kỳ nghỉ hè ấy Thu gặp may, về sau mỗi lần khoác lác Thu bảo được đến xưởng bao bì dán hộp giấy hai tuần lễ, ngay cả Thu cũng không biết ra sao, đồn rằng ai nói dối sẽ bị sét đánh, Thu không bị sét đánh mà thật sự được đến xưởng bao bì dán hộp giấy, có thể lần ấy Thu nói dối gặp may.
Việc làm ở xưởng này không phải do bà Lí giới thiệu, xưởng bao bì ở bên kia sông, không thuộc khu vực bà Lí quản lí. Việc này là do thầy Vương của trường số Tám giới thiệu, con thầy là quan nhỏ ở xưởng này, kỳ nghỉ hè năm nào cũng giới thiệu người đến đây làm việc.
Thầy Vương khen Thu khéo tay, thường mua sợi nilông nhờ Thu đan vỏ bọc li trà, mua len nhờ Thu đan áo đan quần. Khăn trải bàn tròn, bàn trà, bàn vuông trong phòng khách của nhà thầy đều do Thu móc giúp, móc toàn bằng chỉ thường nhưng hoa văn do Thu thiết kế không giống của ai, khăn bàn Thu móc giống như đồ mỹ nghệ, ai trông thấy cũng khen hết lời, cứ nghĩ thầy Vương phải mua.
Mỗi lần có cơ hội việc làm, người đầu tiên thầy Vương thông báo là Thu. Lần này xưởng không dán hộp mà là thao tác giống như công nhân chính thức, được phát mũ trắng, trong xưởng máy có dây curoa, sợ công nhân nữ tóc dài bị cuốn vào máy. Công nhân chính thức còn được phát một cái tạp dề màu trắng mặc lên giống như công nhân máy dệt. Nhưng thợ phụ không có, cho nên nhìn là biết ngay ai là công nhân chính thức, ai là công nhân phụ việc. Thu muốn tìm một cái tạp dề trắng để có cảm giác mình là một công nhân thực thụ. Công việc cũng đơn giản, túc là cầm hai tấm bìa phẳng và một tấm bìa lượn sóng cho vào máy, máy sẽ quét hồ lên tấm bìa, mấy tấm bìa chạy qua máy được ép vào với nhau thành bìa lượn sóng, có thề dùng làm thùng giấy, hộp giấy. Kỹ thuật duy nhất là lúc cho bìa vào máy phải ngay ngắn, nếu không lớp bìa lượn sóng sẽ bị lệch, trở thành phế phẩm. Thu làm việc gì cũng cẩn thận, cố gắng làm thật tốt cho nên nhanh chóng thạo việc. Công nhân làm cùng rất thích Thu, vì Thu nhanh tay, chăm chỉ, không lười, công nhân để Thu làm, họ lĩnh ra ngoài, đến cửa hàng bách hóa gần đấy đi chơi. Ngày nào cũng vậy, máy của họ đều làm xong công việc trước tiên, chờ nhân viên nghiệm thu đến kiểm tra, họ chỉ còn ngồi trong phân xưởng chờ hết giờ.
Xưởng còn chia lê cho công nhân, công nhân chính thức được ba cân, thợ phụ được hai cân. Lê của thợ phụ quả bé, nhưng Thu rất phấn khởi, đấy là lê được chia, không mất tiền, bình thường làm gì có chuyện được chia lê.
Thu được chia lê, rất vui, những người khác đều ăn tại chỗ, Thu không nỡ, vẫn làm việc, một vài người lấy làm lạ, hỏi Thu lại sao không ăn. Hết giờ làm, Thu biến nhanh như làm xiếc, mang lê về cho em gái. Em gái Thu rất phấn khởi, vội cầm ba trái lê ra máy nước rửa sạch, đưa mỗi người một trái, Thu không ăn, bảo đã ăn ở xưởng nhiều rồi, không muốn ăn nữa.
Thu thấy em gái vừa ăn vừa đọc sách, nó cắn từng miếng nhỏ, nửa tiếng đồng hồ mới ăn hết trái lê, Thu xót xa tự nhủ: bao giờ có nhiều tiền sẽ mua hẳn một làn lê để em gái muốn ăn lúc nào thì ăn, ăn cho chán thì thôi.
Tiếc là, việc ở xưởng bao bì chỉ làm trong hai tuần, lúc người phụ trách thông báo ngày mai không phải đi làm nữa, Thu mới biết mình chỉ là một công nhân phụ động, chợt nhớ đến một câu trong sách Ba cho mượn: “Trong mơ không biết mình là khách, ham chơi một chiều”.
Sau đấy Thu lại đến chờ việc ở nhà bà Lí, lại lo không có việc làm, lại là công việc nặng nhọc, vào lúc ruột nóng như lửa và cơ thể mệt mỏi, chàng công tử con nhà giàu và tất cả cứ xa dần.
Sau ngày khai giảng, Thu rất bận, không bận vì việc học mà bận với những thứ linh tinh. Trong học kỳ ấy, Thu là đội viên đội bóng chuyện của trường, còn phải tập luyện bóng bàn, chuẩn bị thi đấu.
Nhà trường quy định, mỗi học sinh chỉ được tham gia một môn thể thao để tránh phân tán sức lực, không chơi tốt môn nào. Nhưng với Thu có chút đặc biệt, thầy Uông huấn luyện viên bóng bàn thương lượng với thầy Vạn huấn luyện viên đội bóng chuyền để Thu tham gia cả hai môn.
Thầy Uông rất coi trọng Thu, cả trường không có một nữ sinh nào chơi bóng bàn giỏi như Thu, ngoài ra còn một nguyên nhân nữa là, vấn đề lịch sử.
Lúc còn học trung học cơ sở, Thu là đội viên đội bóng bàn. Năm đó, trong cuộc thi bóng bàn học sinh toàn thành, Thu được xếp thư tư. Vào bán kết, Thu gặp một tuyển thủ khác cùng trường tên là Lưu Thập Xảo. Lúc Xảo viết tên mình thường tách rời hai phần của chữ Xảo trông như số 23, một thầy giáo dạy thể dục lúc điểm danh gọi Xảo là 6+23[1], vậy là thành cái biệt hiệu của Xảo.
Ở trường, những lúc tập luyện, Thu vẫn tập với 6+23, Thu cầm vợt dọc tấn công, 6+23 cầm vợ phòng thủ. Huấn luyện viên biết 6+23 đỡ bóng rất tốt, nhưng tấn công không manh, không có những tuyệt chiêu làm đối phương phải bó tay, không như Thu, lúc tiu bóng có thể tiu chết người, phát bóng cũng chết người. Cho nên, huấn luyện viện định cho 6+23 chiến thuật đẩy xa đối phương, làm đối phương yếu dần, không mong hạ được đối thủ, chờ cho đối phương mất kiên nhẫn, phạm sai lầm chết người.
Thu và 6+23 cùng đội, tất nhiên biết chỗ mạnh chỗ yếu của nhau, đồng thời cũng biết huấn luyện viên định chiến thuật nào cho mỗi bên, cho nên biết cách đối phó. Bình thường tập luyện với nhau Thu đều thắng.
Lúc ấy thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, hễ thua là bị loại. Vào vòng hai, Thu gặp một tay vợt của trường huấn luyện thể dục thể thao, nghiệp dư gặp chính thức. Thầy Uông không hi vọng ở Thu, bảo Thu đánh thật thoải mái, không để trắng tay, ý bảo không để thua ba séc là vinh dự lắm rồi. Thậm chí thấy Uông cũng không ngồi xem, vì xem cũng chẳng làm được gì, chỉ làm chết thêm tế bào.
Không ngờ, vì Thu không hi vọng nên đánh rất thoải mái, liên tục vụt phải vụt trái, ngay cả trọng tài ghi điểm cũng không muốn xem. Có thể Thu đánh không sức ép tâm lí làm đối phương phải chùn tay, cũng có thể cách đánh của Thu không chính quy, đối thủ không quen, cuối cùng Thu thắng đối thủ là học sinh trường huấn luyện thể dục thể thao.
Lần ấy thầy Uông phấn khởi vô cùng, những người chơi cùng phải nể sợ, đối thủ tiếp theo thua rất tự nhiên, Thu tiếp tục thắng. Bảng của 6+23 cũng rất thuận lợi, hai cây vợt cùng trường gặp nhau trong trận bán kết.
Bắt thăm lấy bàn giao bóng xong, quyết định ai đứng bên nào, thầy Uông đến bên Thu nói nhỏ:
- Để bên kia được, nghe rõ chưa?
Thu không biết tại sao lại để 6+23 được, nhưng cảm thấy có thể là chiến thuật của huấn luận viên nhằm giành toàn thắng về cho trường. Hồi ấy ai cũng biết Trung Quốc có truyền thống về bóng bàn, đầu tiên phải giành ngôi vị số một, có lúc nhường đối phương là người của mình thắng, ví dụ Từ Dần Sinh nhường cho Trang Tác Đống thắng. Thu nén đau khổ nhường 6+23 thắng. Có thể huấn luyện viên vẫn chưa yên tâm, đánh xong séc thứ nhất lại nhắc nhở, Thu cũng không nghĩ nhiều, đánh rất đại khái, nhường cho 6+23 thắng.
Sau đấy Thu mới hỏi thầy Uông hôm nay chơi chiến thuật gì, tại sao lại nhường 6+23 thắng. Thầy Uông giải thích:
- Người đã vào bán kết sẽ được trường thể dục thể thao triệu tập đi học, xuất thân gia đình của em không tốt, đến lúc ấy bị loại thì thật khó xử.
Thu tức đến chảy nước mắt, nghĩ bụng, cứ coi như trường thể dục thể thao loại, mình vẫn có thể giành quán quân hoặc á quân toàn thành, cớ gì lại bắt mình phải thua, như vậy còn ê hơn bị trường thể dục thể thao loại.
Về sau mẹ Thu biết chuyện cũng rất không vui, bà tìm thầy Uông nói chuyện, bà đưa câu nói của lãnh tụ tối cao “xuất thân không tự mình, đường đi có thể tự chọn” để nói thầy làm như vậy không đúng.
Thầy Uông cứ thanh minh đấy là ý tốt, sợ Thu đến lúc bị trường thể dục thể thao loại sẽ buồn; thầy Uông nói thầy cũng rất hối hận, bởi nếu không bảo Thu nhường thì rất có thể chức quán quân toàn thành đã về trường số Tám, 6+23 chỉ được á quân.
Thu bảo với mẹ chuyện đã qua rồi, nói cũng không để làm gì. Về sau Thu ra khỏi đội tuyển bóng bàn, chỉ chơi bóng chuyền.
Nhưng thầy Uống muốn bù đắp tổn thất cho Thu, hơn nữa cũng không tìm ai hơn được Thu, cho nên thầy bàn với đội tuyển bóng chuyền để Thu chơi bóng bàn, tham gia giải cuối năm của toàn thành phố. Đúng lúc đội tuyển bóng chuyền cũng phải tham gia giải cuối năm, vì vậy Thu rất bận, ngoài giờ lên lớp còn phải tập với đội tuyển.
Chiều thứ Năm, Thu đang tập, thầy Uông vào phòng tập, nói với Thu:
- Tôi thấy phía sau nhà ăn tập thể có một người đeo ba lô, bảo tìm “cô Tĩnh”, có thể tìm mẹ em. Tôi dẫn anh ấy về nhà em, nhưng mẹ em không có nhà, nhà cũng không có ai, chiều nay có giờ giáo viên đến thăm nhà học sinh, có thể mẹ em bận. thầy bảo anh ấy chờ ở nhà ăn, em về xem ai.
Thu vội chạy về nhà ăn gần đấy, thấy Lâm như pho tượng đá ngồi ở cửa nhà ăn, người ra vào hết sức hiếu kỳ nhìn anh. Thu vội chạy tới chào hỏi.
Lâm thấy Thu liền đứng dậy, chỉ vào cái túi to bên mình, nói:
- Đây là hồ đào đem cho mẹ cô. – Lại chỉ vào cái làn để gần đấy. – Đây là củi đem cho cô. Tôi về nhé.
Thu nghĩ, chắc chắn Ba đã ôm Tú rồi, anh chỉ mới quen biết Thu một thời ngắn đã ôm, vậy anh quen biết Tú một thời gian khá dài, liệu có thể ôm Tú không? Xem ra Ba như chàng công tử quyền quý trong sách, Thu hiểu ý nghĩa của những từ này, chẳng phải là đem mấy đồng tiền xấu xa ra chinh phục đám con gái hay sao?
Nghĩ đến đây, Thu cảm thấy mình đã bị Ba bôi bẩn lên người, nhất là đôi môi. Bị anh ôm cách mấy lớp áo quần, đã tắm giặt bao nhiêu lần, liệu đã sạch chưa? Nhưng lưỡi anh đưa vào tận chân răng vào môi, nghĩ mà buồn nôn. Thu phì phì nhổ nước bọt, mặt mày tái xanh, ngồi kia không nói được lời nào.
Phương định nhét tiền vào tay Thu, nói:
- Chị Thu cầm lấy, đồng ý với Phương đi, không thể không giữ lời hứa.
Thu như bị bỏng, tránh xa ra, tiền rơi xuống đất. Thu không nhặt, chỉ đứng từ xa nói:
- Thu đồng ý nhận tiền của Phương, nhưng không đồng ý nhận tiền bẩn của anh ấy, Phương đem tiền về trả cho anh ấy, đừng để vì số tiền này mà ngày mai Thu phải mất công về tận Tha>
Thu nói những lời này nét mặt và khẩu khí đều rất khó coi. Phương sợ hãi nhìn Thu, rụt rè nói:
- Số tiền này… bẩn thế ư?
Thu không dám nói ra chuyện Ba ôm mình, chỉ nói:
- Phương không hiểu thì thôi, đừng hỏi.
Phương ngồi xuống nhặt tiền, vừa lúng búng:
- Làm thế nào bây giờ? Phương dùng hết tiền đi đường của anh ấy, bây giờ việc không thành, chị Thu bảo Phương phải nói thế nào với anh ấy? Chị là người tốt, nhận tiền của anh ấy coi như sự giúp đỡ.
Thu không muốn để Phương phải khó xử, liền an ủi:
- Không sao, Phương về bảo với anh ấy Thu làm việc dán hộp giấy, tiền công cao, công việc không nặng nhọc, không cần đến tiền của anh ấy, cũng không cần anh ấy phải lo lắng. Phương nói như vậy anh ấy không trách đâu.
Phương suy nghĩ rồi đồng ý:
- Phương có thể giúp chị Thu nói dối, nhưng chị phải bảo Phương cách nói. Phương không biết nói dối, hễ nói dối là sợ, bị người ta hỏi này hỏi nọ vậy là lòi đuôi nói dối. Lần
Này anh Ba dặn đi dặn lại mãi, kết quả bị chị dỗ ngon dỗ ngọt, Phương sẽ nói ra mất thôi.
Thu bảo Phương cách nói dối, nói ra cả địa chỉ xưởng may, xưởng hướng về phía nào, bảo đã gặp Thu ở đấy, kỳ nghỉ hè năm nay Thu làm ở xưởng dán hộp giấy, không cần phải đi đâu.
Phương dặn:
- Vậy chị Thu đừng làm công việc nguy hiểm kia nữa, nếu xảy ra tai nạn, anh Ba sẽ biết Phương nói dối.
Tiễn Phương đi rồi, Thu không nỡ bỏ tiền ra đi xe buýt, cứ vậy đi bộ về, dọc đường luôn nghĩ đến ú. Thu chưa gặp Tú, nhưng trước mắt hiện lên thật rõ ràng một cô gái ăn mặt rách rưới nhưng rất thanh tú, xinh đẹp, rồi hình ảnh Ba, sau nữa là hình ảnh anh ôm Tú. Tú hàm ơn Ba, chắc chắn Ba muốn làm gì thì làm, có thể anh đã đưa lưỡi vào tận miệng Tú, Tú cũng không có phản ứng.
Về đến nhà, Thu thấy đầu đau nhức, không ăn uống gì, đi nằm luôn. Mẹ sợ Thu bị cảm nắng. Mẹ hỏi, Thu bực mình, mẹ không dám hỏi thêm.
Ngủ một lúc, Trường Sinh đến, nói bne6 A tối nay yêu cầu làm thêm giờ, vì thuyền chờ hôm nào là xưởng phải trả thêm tiền hôm ấy. Hôm nay làm thêm giờ từ sáu giờ đến chín giờ, ba tiếng đồng hồ sẽ dược tính nửa ngày công.
Vừa nghe nói, Thu bất chấp đau đầu, bất chấp tức giận, nói gì đi nữa thì Ba vẫn thuộc thượng tầng kiến trúc, vẫn nắm kinh tế. Thu cảm ơn Sinh, ăn vội vài bát cơm, quẩy gánh đi ngay. Ra đến bờ sông thấy người làm đã đông đủ, có người còn gọi thêm người nhà cùng làm. Làm ba tiếng đồng hồ được những nửa ngày công, liệu ai không muốn làm?
Tối hôm ấy không phải làm ba tiếng, mọi người gánh cho hết cát trên thuyền mới nghỉ. Bên A bảo mọi người vất vả, tối nay sẽ tính trọn một ngày tiền công. Coi như việc đã xong, ngày mai khỏi phải đi làm, sau này có việc gì gọi mọi đến làm.
Vui vì kiếm được tiền nhưng lại bị nỗi khổ thất nghiệp xóa sạch, Thu ngao ngán: Ngày mai lại đến cầu xin mẹ “cô em vợ”, chưa biết có việc làm hay không, Thu đang lê đôi chân nặng nề về nhà, bên A đuổi theo, hỏi cô có muốn sơn đồ hay không, anh ta còn một ít đồ phải sơn, nếu đồng ý, từ mai đến đội sửa chữa của xưởng để làm việc.
Thu không dám tin vào lỗ tai mình. Bên A hỏi lại, Thu mới nói:
- Anh nói thật không đấy? Em cứ nghĩ anh nói đùa.
Bên A nói:
- Tôi có đùa đâu? Tôi bảo cô đi sơn đồ, thấy cô làm chăm chỉ, tin ở cô. Hơn nữa, sơn đồ cô phải tỉ mỉ, con gái làm việc này rất thích hợp. – Bên A nói.
Thu mừng lắm, như thế gọi là “vận may đến không cửa nào ngăn nổi”. Hôm sau Thu đến đội duy tu làm thợ sơn, tuy nghe nói sơn có độc tính, được thêm một hào phụ cấp độc hại, Thu bất chấp độc hại.
Kỳ nghỉ hè ấy Thu gặp may, về sau mỗi lần khoác lác Thu bảo được đến xưởng bao bì dán hộp giấy hai tuần lễ, ngay cả Thu cũng không biết ra sao, đồn rằng ai nói dối sẽ bị sét đánh, Thu không bị sét đánh mà thật sự được đến xưởng bao bì dán hộp giấy, có thể lần ấy Thu nói dối gặp may.
Việc làm ở xưởng này không phải do bà Lí giới thiệu, xưởng bao bì ở bên kia sông, không thuộc khu vực bà Lí quản lí. Việc này là do thầy Vương của trường số Tám giới thiệu, con thầy là quan nhỏ ở xưởng này, kỳ nghỉ hè năm nào cũng giới thiệu người đến đây làm việc.
Thầy Vương khen Thu khéo tay, thường mua sợi nilông nhờ Thu đan vỏ bọc li trà, mua len nhờ Thu đan áo đan quần. Khăn trải bàn tròn, bàn trà, bàn vuông trong phòng khách của nhà thầy đều do Thu móc giúp, móc toàn bằng chỉ thường nhưng hoa văn do Thu thiết kế không giống của ai, khăn bàn Thu móc giống như đồ mỹ nghệ, ai trông thấy cũng khen hết lời, cứ nghĩ thầy Vương phải mua.
Mỗi lần có cơ hội việc làm, người đầu tiên thầy Vương thông báo là Thu. Lần này xưởng không dán hộp mà là thao tác giống như công nhân chính thức, được phát mũ trắng, trong xưởng máy có dây curoa, sợ công nhân nữ tóc dài bị cuốn vào máy. Công nhân chính thức còn được phát một cái tạp dề màu trắng mặc lên giống như công nhân máy dệt. Nhưng thợ phụ không có, cho nên nhìn là biết ngay ai là công nhân chính thức, ai là công nhân phụ việc. Thu muốn tìm một cái tạp dề trắng để có cảm giác mình là một công nhân thực thụ. Công việc cũng đơn giản, túc là cầm hai tấm bìa phẳng và một tấm bìa lượn sóng cho vào máy, máy sẽ quét hồ lên tấm bìa, mấy tấm bìa chạy qua máy được ép vào với nhau thành bìa lượn sóng, có thề dùng làm thùng giấy, hộp giấy. Kỹ thuật duy nhất là lúc cho bìa vào máy phải ngay ngắn, nếu không lớp bìa lượn sóng sẽ bị lệch, trở thành phế phẩm. Thu làm việc gì cũng cẩn thận, cố gắng làm thật tốt cho nên nhanh chóng thạo việc. Công nhân làm cùng rất thích Thu, vì Thu nhanh tay, chăm chỉ, không lười, công nhân để Thu làm, họ lĩnh ra ngoài, đến cửa hàng bách hóa gần đấy đi chơi. Ngày nào cũng vậy, máy của họ đều làm xong công việc trước tiên, chờ nhân viên nghiệm thu đến kiểm tra, họ chỉ còn ngồi trong phân xưởng chờ hết giờ.
Xưởng còn chia lê cho công nhân, công nhân chính thức được ba cân, thợ phụ được hai cân. Lê của thợ phụ quả bé, nhưng Thu rất phấn khởi, đấy là lê được chia, không mất tiền, bình thường làm gì có chuyện được chia lê.
Thu được chia lê, rất vui, những người khác đều ăn tại chỗ, Thu không nỡ, vẫn làm việc, một vài người lấy làm lạ, hỏi Thu lại sao không ăn. Hết giờ làm, Thu biến nhanh như làm xiếc, mang lê về cho em gái. Em gái Thu rất phấn khởi, vội cầm ba trái lê ra máy nước rửa sạch, đưa mỗi người một trái, Thu không ăn, bảo đã ăn ở xưởng nhiều rồi, không muốn ăn nữa.
Thu thấy em gái vừa ăn vừa đọc sách, nó cắn từng miếng nhỏ, nửa tiếng đồng hồ mới ăn hết trái lê, Thu xót xa tự nhủ: bao giờ có nhiều tiền sẽ mua hẳn một làn lê để em gái muốn ăn lúc nào thì ăn, ăn cho chán thì thôi.
Tiếc là, việc ở xưởng bao bì chỉ làm trong hai tuần, lúc người phụ trách thông báo ngày mai không phải đi làm nữa, Thu mới biết mình chỉ là một công nhân phụ động, chợt nhớ đến một câu trong sách Ba cho mượn: “Trong mơ không biết mình là khách, ham chơi một chiều”.
Sau đấy Thu lại đến chờ việc ở nhà bà Lí, lại lo không có việc làm, lại là công việc nặng nhọc, vào lúc ruột nóng như lửa và cơ thể mệt mỏi, chàng công tử con nhà giàu và tất cả cứ xa dần.
Sau ngày khai giảng, Thu rất bận, không bận vì việc học mà bận với những thứ linh tinh. Trong học kỳ ấy, Thu là đội viên đội bóng chuyện của trường, còn phải tập luyện bóng bàn, chuẩn bị thi đấu.
Nhà trường quy định, mỗi học sinh chỉ được tham gia một môn thể thao để tránh phân tán sức lực, không chơi tốt môn nào. Nhưng với Thu có chút đặc biệt, thầy Uông huấn luyện viên bóng bàn thương lượng với thầy Vạn huấn luyện viên đội bóng chuyền để Thu tham gia cả hai môn.
Thầy Uông rất coi trọng Thu, cả trường không có một nữ sinh nào chơi bóng bàn giỏi như Thu, ngoài ra còn một nguyên nhân nữa là, vấn đề lịch sử.
Lúc còn học trung học cơ sở, Thu là đội viên đội bóng bàn. Năm đó, trong cuộc thi bóng bàn học sinh toàn thành, Thu được xếp thư tư. Vào bán kết, Thu gặp một tuyển thủ khác cùng trường tên là Lưu Thập Xảo. Lúc Xảo viết tên mình thường tách rời hai phần của chữ Xảo trông như số 23, một thầy giáo dạy thể dục lúc điểm danh gọi Xảo là 6+23[1], vậy là thành cái biệt hiệu của Xảo.
Ở trường, những lúc tập luyện, Thu vẫn tập với 6+23, Thu cầm vợt dọc tấn công, 6+23 cầm vợ phòng thủ. Huấn luyện viên biết 6+23 đỡ bóng rất tốt, nhưng tấn công không manh, không có những tuyệt chiêu làm đối phương phải bó tay, không như Thu, lúc tiu bóng có thể tiu chết người, phát bóng cũng chết người. Cho nên, huấn luyện viện định cho 6+23 chiến thuật đẩy xa đối phương, làm đối phương yếu dần, không mong hạ được đối thủ, chờ cho đối phương mất kiên nhẫn, phạm sai lầm chết người.
Thu và 6+23 cùng đội, tất nhiên biết chỗ mạnh chỗ yếu của nhau, đồng thời cũng biết huấn luyện viên định chiến thuật nào cho mỗi bên, cho nên biết cách đối phó. Bình thường tập luyện với nhau Thu đều thắng.
Lúc ấy thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, hễ thua là bị loại. Vào vòng hai, Thu gặp một tay vợt của trường huấn luyện thể dục thể thao, nghiệp dư gặp chính thức. Thầy Uông không hi vọng ở Thu, bảo Thu đánh thật thoải mái, không để trắng tay, ý bảo không để thua ba séc là vinh dự lắm rồi. Thậm chí thấy Uông cũng không ngồi xem, vì xem cũng chẳng làm được gì, chỉ làm chết thêm tế bào.
Không ngờ, vì Thu không hi vọng nên đánh rất thoải mái, liên tục vụt phải vụt trái, ngay cả trọng tài ghi điểm cũng không muốn xem. Có thể Thu đánh không sức ép tâm lí làm đối phương phải chùn tay, cũng có thể cách đánh của Thu không chính quy, đối thủ không quen, cuối cùng Thu thắng đối thủ là học sinh trường huấn luyện thể dục thể thao.
Lần ấy thầy Uông phấn khởi vô cùng, những người chơi cùng phải nể sợ, đối thủ tiếp theo thua rất tự nhiên, Thu tiếp tục thắng. Bảng của 6+23 cũng rất thuận lợi, hai cây vợt cùng trường gặp nhau trong trận bán kết.
Bắt thăm lấy bàn giao bóng xong, quyết định ai đứng bên nào, thầy Uông đến bên Thu nói nhỏ:
- Để bên kia được, nghe rõ chưa?
Thu không biết tại sao lại để 6+23 được, nhưng cảm thấy có thể là chiến thuật của huấn luận viên nhằm giành toàn thắng về cho trường. Hồi ấy ai cũng biết Trung Quốc có truyền thống về bóng bàn, đầu tiên phải giành ngôi vị số một, có lúc nhường đối phương là người của mình thắng, ví dụ Từ Dần Sinh nhường cho Trang Tác Đống thắng. Thu nén đau khổ nhường 6+23 thắng. Có thể huấn luyện viên vẫn chưa yên tâm, đánh xong séc thứ nhất lại nhắc nhở, Thu cũng không nghĩ nhiều, đánh rất đại khái, nhường cho 6+23 thắng.
Sau đấy Thu mới hỏi thầy Uông hôm nay chơi chiến thuật gì, tại sao lại nhường 6+23 thắng. Thầy Uông giải thích:
- Người đã vào bán kết sẽ được trường thể dục thể thao triệu tập đi học, xuất thân gia đình của em không tốt, đến lúc ấy bị loại thì thật khó xử.
Thu tức đến chảy nước mắt, nghĩ bụng, cứ coi như trường thể dục thể thao loại, mình vẫn có thể giành quán quân hoặc á quân toàn thành, cớ gì lại bắt mình phải thua, như vậy còn ê hơn bị trường thể dục thể thao loại.
Về sau mẹ Thu biết chuyện cũng rất không vui, bà tìm thầy Uông nói chuyện, bà đưa câu nói của lãnh tụ tối cao “xuất thân không tự mình, đường đi có thể tự chọn” để nói thầy làm như vậy không đúng.
Thầy Uông cứ thanh minh đấy là ý tốt, sợ Thu đến lúc bị trường thể dục thể thao loại sẽ buồn; thầy Uông nói thầy cũng rất hối hận, bởi nếu không bảo Thu nhường thì rất có thể chức quán quân toàn thành đã về trường số Tám, 6+23 chỉ được á quân.
Thu bảo với mẹ chuyện đã qua rồi, nói cũng không để làm gì. Về sau Thu ra khỏi đội tuyển bóng bàn, chỉ chơi bóng chuyền.
Nhưng thầy Uống muốn bù đắp tổn thất cho Thu, hơn nữa cũng không tìm ai hơn được Thu, cho nên thầy bàn với đội tuyển bóng chuyền để Thu chơi bóng bàn, tham gia giải cuối năm của toàn thành phố. Đúng lúc đội tuyển bóng chuyền cũng phải tham gia giải cuối năm, vì vậy Thu rất bận, ngoài giờ lên lớp còn phải tập với đội tuyển.
Chiều thứ Năm, Thu đang tập, thầy Uông vào phòng tập, nói với Thu:
- Tôi thấy phía sau nhà ăn tập thể có một người đeo ba lô, bảo tìm “cô Tĩnh”, có thể tìm mẹ em. Tôi dẫn anh ấy về nhà em, nhưng mẹ em không có nhà, nhà cũng không có ai, chiều nay có giờ giáo viên đến thăm nhà học sinh, có thể mẹ em bận. thầy bảo anh ấy chờ ở nhà ăn, em về xem ai.
Thu vội chạy về nhà ăn gần đấy, thấy Lâm như pho tượng đá ngồi ở cửa nhà ăn, người ra vào hết sức hiếu kỳ nhìn anh. Thu vội chạy tới chào hỏi.
Lâm thấy Thu liền đứng dậy, chỉ vào cái túi to bên mình, nói:
- Đây là hồ đào đem cho mẹ cô. – Lại chỉ vào cái làn để gần đấy. – Đây là củi đem cho cô. Tôi về nhé.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook