Con Dơi
-
Chương 2
Sau khi lễ tang cho bà kết thúc, hôm sau một nhà ba người chúng tôi quay về Đài Bắc.
Tâm tình Văn Hiền bình tĩnh hơn nhiều, cũng không len lén rơi nước mắt nữa, rốt cuộc tôi cũng có thể yên tâm.
Còn về chuyện con dơi, tôi không thể tiếp thu nhưng cũng khắc sâu vào trong đầu.
Hỏi thử mấy người bạn xem họ có từng nghe qua chuyện đó không?
"Người thân hay người yêu mất đi sẽ hóa thành dơi? Chưa từng nghe." Mấy người bạn đều vô cùng kinh ngạc.
"Quỷ hút máu mới hóa thành dơi được chứ?"
Tôi cũng lên mạng sưu tầm tin tức, kết quả thật giống với suy đoán của tôi.
Ở Trung Quốc, vì chứ "Bức" với chữ "phúc" đồng âm nên con dơi cũng là hạnh phúc, là tượng trưng cho phúc khí.
Còn có cả truyền thuyết dơi có thể giúp Chung Quỳ dẫn đường, để Chung Quỳ diệt yêu trừ ma.
Ở phương Tây, con dơi lại là tà ác, là tượng trưng cho bóng tối, hóa thân của quỷ hút máu.
Cho dù là phương Đông hay phương Tây, đều không có truyền thuyết nào liên quan đến chuyện người thân hay người yêu sau khi chết sẽ hóa thành dơi.
Có lẽ đúng như Văn Hiền nói, chuyện về con dơi đó thật ra chỉ là một loại tâm tình.
Một tâm tình muốn an ủi người còn sống và thương cảm cho người đã khuất.
Hai tuần sau, Văn Hiền lái xe đưa tôi và Tiểu Kiệt về nhà tôi.
Lộ trình xa hơn so với về nhà Văn Hiển, vì nhà tôi ở cực nam của Đài Loan.
Lần này tôi về là vì chuyện an táng lại cho cha.
Tuy cha đã khuất hai mươi năm rồi, nhưng hình bóng ông vẫn còn hiện rõ trong lòng tôi.
Khi cha tôi qua đời được vài năm, tôi thường mơ thấy ông, cũng thường vô duyên vô cớ nhớ tới ông.
Chỉ cần nghĩ đến hay mơ thấy cha, tôi luôn khóc không ngừng.
Từ sau khi kết hôn, số lần vô duyên vô cớ nhớ tới cha ít đi nhiều, cũng rất ít khi mơ thấy ông.
Nhưng mỗi khi cha xuất hiện trong giấc mộng, sau khi tỉnh lại luôn phát hiện gối với chăn đều đã ướt đẫm.
Cha tôi được an táng tại nghĩ trang công cộng vừa tròn hai mươi năm, đơn vị quản lý kiến nghị chúng ta đem di hài lên hỏa táng.
Mấy năm gần đây, đất đai ở Đài Loan càng lúc càng khan hiếm, việc thổ táng truyền thống cũng dần được thay thế bằng hỏa táng.
Mẹ tôi quyết định đem di cốt của cha đi hỏa táng, lại đem tro cốt của cha an táng trong chùa.
Ngày tôi về nhà thì di cốt của cha đã được đưa lên, cũng gần ngày hỏa táng.
Lần này là Văn Hiên ở lại nhà chăm sóc cho Tiểu Kiệt, em tôi lái xe đưa tôi với mẹ tới nơi hỏa táng.
Khi di cốt của cha được đẩy vào trong lò hỏa táng, tôi đột nhiên quỳ rạp xuống đất.
"Cha, lửa sắp tới rồi, cha đừng sợ, mau tránh đi. Sẽ nhanh thôi. Cha, phải cẩn thận đấy. Cha, xin lỗi, đã khiến cha phải chịu khổ rồi. Cha ơi. Cha..."
Trong cơn đau buồn, tôi gần như khóc không thành tiếng.
"Chị." Em trai đỡ tôi đứng dậy. "Đừng đau lòng nữa."
"Cha." Tôi mắt đẫm lệ nhìn nó, phảng phất như thực sự thấy được cha.
"Chị." Viền mắt nó đỏ lên. "Là em đây mà."
"Ừ." Tôi lấy lại tinh thầnh, nhanh chóng lau nước mắt đi.
Em trai tôi năm nay đã ba mươi tuổi rồi, khuôn mặt hình dáng cũng càng ngày càng giống cha.
"Tĩnh Tuệ." Mẹ đem đàn đựng tro của cha cho tôi. "Em trai con sẽ lái xe, giờ chúng ta phải tới Chùa Tây Như. Sau này cha con sẽ ở đó."
Tôi cẩn thận từng chút một ôm lấy tro cốt của cha, tay cầm nén hương, lên ngồi ghế trước.
"Dọc đường con cứ gọi cha càng tốt, vậy cha con mới theo chúng ta tới Chùa Tây Như được.
Mẹ ngồi dưới ghế sau dặn dò tôi.
"Mẹ." Tôi gật đầu. "Con biết.
Tôi cúi đầu nhìn đàn tro cốt, vô thức ôm chặt lấy nó.
Đã qua hai mươi năm rồi, không ngờ giờ tôi lại có thể thân cận với cha như vậy.
oOo
"Cha, con Tĩnh Tuệ đây. Giờ chúng ta sẽ tới Chùa Tây Như, đó là một ngôi chùa ở Lâm Viên Hương, huyện Cao Hùng. Ngôi chùa đó thờ đức Thích Ca Mâu Ni Phật, trong chùa có rất nhiều pháp sư. Cha, sau này ngày ngày cha đều có thể nghe các pháp sư niệm kinh phật rồi, tốt quá. Cha, cha nhất định phải theo sát nhé. Cha, cha nhất định phải theo sát nhé."
Xe đi rồi, tôi bắt đầu thì thào tự nói, dắt cha tôi đi theo.
Khi còn bé, cha mang tôi ra ngoài, sợ tôi lạc đường nên luôn dặn tôi phải theo thật sát.
Không ngờ giờ lại tới lượt tôi dặn cha phải theo sát.
Nhớ hồi học lớp một, có lẽ còn nhỏ hơn, lần đầu tiên cha mang tôi tới cửa hàng siêu thị Đại Thống chơi.
"Tĩnh Tuệ, trong siêu thị Đại Thống có rất nhiều người, con phải đi theo cha. Theo sát vào đấy."
Tôi gật đầu, bước sát theo ba, không dám đi xa.
Lần đầu tiên thấy thang cuốn, tôi sợ tới mức không dám bước lên, nhưng cha đã bước lên trước rồi.
"Cha." Mắt thấy bóng lưng cha càng lúc càng xa, trong lòng hoảng hốt, khóc ầm lên. "Cha."
Cha tôi quay đầu lại thấy tôi còn đang ở dưới, bất chấp thang cuốn đang đi lên, nhanh chóng lao xuống.
"Xin lỗi, xin lỗi." Ba tôi vừa nói vừa nhanh chóng tránh những người khác trên thang cuốn.
Còn khoảng bốn năm bậc thang thì cha tôi nhảy xuống, rồi ôm lấy tôi.
"Tĩnh Tuệ ngoan nào." Cha há miệng thở dốc. "Cha đây, cha đây, đừng sợ."
"Cha. Xin lỗi." Tôi khóc thút thít. "Con không dám bước lên."
"Không sao." Cha tôi mỉm cười. "Cha ôm con lên."
Cha ôm lấy tôi, lại bước lên thang cuốn, tới lầu hai.
"Để cha dắt tay con." Tới chỗ thang cuốn từ tầng hai lên tầng ba, cha nói:
"Chúng ta cùng lên nào."
"Cha..." Tôi nhìn cái thang cuốn một cái. "Con sợ lắm."
"Đừng sợ." Cha nói: "Sau này con còn phải lên thang cuốn một mình mà."
Tôi chỉ đành sợ hãi giơ tay phải lên, cha nắm chặt lấy tay tôi.
"Nhìn chân trái của cha này. Cha đếm một hai ba, chúng ta cùng bước chân trái lên nhé." Cha mỉm cười nói.
"Một... Hai... Ba!"
Tôi với cha gần như đồng thời giơ chân trái lên, bước lên thang cuốn.
"Đơn giản đúng không." Cha mỉm cười.
"Vâng." Tôi gật đầu.
Thật ra tôi vẫn hơi sợ, nhưng bàn tay to lớn của cha đã tiếp thêm dũng khí cho tôi.
Sau khi tôi tới Đài Bắc học đại học, thi thoảng lại một mình đi dạo trong siêu thị.
Khi sắp bước lên thang cuốn, thường thường không hiểu sao lại nhớ tới cha.
"Một... Hai... Ba!" Giọng nói của cha như vang lên bên tai tôi. "Đơn giản đúng không."
Tôi cũng bởi vậy mà ngây ngẩn đến mức làm cản trở người phía sau, điều này khiến tôi cảm thấy thật xấu hổ.
Sau này khi tới siêu thị, tôi chỉ đi thang máy, không bước lên thang cuốn nữa.
Mãi tới khi sau khi quen Văn Hiền, tôi mới lại đi thang cuốn.
oOo
"Cha, con đường này trước đây cha thường đèo con qua, nhưng giờ đường càng ngày càng rộng rồi. Có lẽ cha cũng không biết đường nữa rồi. Phía trước có ngã tư, chúng ta phải tạm dừng lại thôi. Cha, cha phải theo sát nhé. Cha, phải theo sát nhé."
Tôi càng nói, con mắt càng mơ hồ, nói xong những lời sau nước mắt đã chảy xuống bên môi.
Ôm ba trong lòng, tay phải cầm hương, tôi chỉ đành dùng ống tay áo chật vật lau đi dòng nước mắt.
Tôi phải giữ cho tầm mắt được rõ ràng, vì còn phải dẫn đường cho cha.
Con đường này tôi đã quá quen thuộc rồi, cho dù có được mở rộng tới đâu, ký ức trong tôi cũng sẽ không phai mờ.
Khi còn bé cha thường dùng những ngày nghỉ, giúp cửa hàng tạp hóa đem hàng tới Cao Hùng, kiếm thêm một khoản thu nhập trợ giúp cho gia đình.
Cha lái một chiếc xe tải nhỏ, phía sau trùm vải bạt, sau xe chất đầy hàng hóa, luôn đi qua con đường này.
Trước khi đi, cha luôn cười nói: "Ai muốn lên xe trước nào?"
Tôi với em trai tranh nhau lên xa, cha thường thường ôm tôi lên xe trước rồi lại ôm em trai tôi lên.
Hai đứa trẻ con chủ tiệm tạp hóa cũng muốn lên, cha cũng bế họ lên xe.
"Xuất phát thôi!" Khi xe khởi động, bốn cái miệng của đám trẻ con chúng tôi đồng thanh nói.
Chúng tôi dồn đống giữa chỗ hàng hóa, dọc đường nghịch hình dán, vừa trò chuyện vừa cười, chơi đùa rất thoải mái.
Mùi cà rốt, ớt, tỏi... trong đống tạp hóa luôn xộc ra khiến chúng tôi chảy nước mắt ròng ròng.
Cũng như tôi bây giờ vậy, nhớ tới cái mùi trước đây, không hiểu sao nước mắt cứ chảy dài.
Nếu là mùa hè, sau khi cha chuyển hàng xong sẽ luôn đem bốn đứa nhóc chúng tôi đi ăn kem.
Nếu là mùa đông, vậy sẽ dẫn chúng tôi đi ăn bát mỳ nóng hổi.
"Tĩnh Tuệ." Cha sẽ hỏi tôi. "Có ngon không."
"Vâng." Tôi luôn ra sức gật đầu rồi đáp: "Ngon lắm ạ!"
Cha mỉm cười hài lòng, ánh mắt ôn nhu, thần sắc thỏa mãn, sau đó vuốt ve đầu tôi.
Bất kể là hè hay đông, chỉ cần cùng cha đưa hàng tới Cao Hùng, tôi đều rất vui vẻ và hạnh phúc.
Sau này khi lớn lên, bạn học hay đồng nghiệp thường hẹn tôi tới những quán ăn nghe đồn có món ngon.
"Tĩnh Tuệ, có ngon không?" Khiến tôi không hiểu sao lại nhớ tới cha, liền lẩm bẩm nói
"Cũng khá ngon. Nhưng đi ăn kem hay ăn mỳ với cha mới thực sự là ngon."
"Tĩnh Tuệ." Bạn học hay đồng nghiệp luôn nghi hoặc hỏi lại: "Cậu điên rồi à?"
Tôi phải nhanh chóng nở nụ cười, nếu không nước mắt sẽ tràn qua đê.
oOo
"Cha, qua con đường này phải quẹo trái. Cha, đây là đường mới mở, trước đây cha chưa từng đi qua. Cha, cha đừng căng thẳng, cũng đừng sợ, chỉ cần đi theo, sẽ không lạc đâu. Cha, cha phải theo sát nhé. Cha, phải theo sát nhé."
Tôi nói xong, đột nhiên quay đầu nhìn lại phía sau, chỉ thấy mẹ ngồi ở ghế dưới.
Nhớ lại hồi học tiểu học, ngày đầu tiên tới trường, ăn sáng xong tôi không chịu đi giày ra ngoài.
"Tĩnh Tuệ." Cha ôn nhu hỏi tôi. "Sao lại không muốn tới trường?"
"Cha." Tôi cúi đầu, nhẹ giọng nói: "Con không dám đi xa một mình như thế."
Mẹ mắng tôi là nhút nhát, còn nói nếu tôi không chịu đi mau sẽ dùng roi đánh tôi.
"Con nhà mình còn nhỏ, có sợ cũng bình thường mà." Cha nắm lấy cây roi trong tay mẹ, nói:
"Tĩnh Tuệ đừng sợ, cha đưa con đi. Chỉ cần đi với cha, con sẽ không lạc đâu."
Trường học nông thôn luôn nằm ở nơi hẻo lánh, đi chừng mất chừng hai mươi phút, hơn nữa có một đoạn đường tôi chưa từng đi qua.
Cha nắm tay tôi tới trường, tôi cảm thấy như đi bộ đường xa chứ chẳng phải tới trường học.
"Tĩnh Tuệ." Cha nói: "Hôm nay cha đưa con đi, nhưng từ ngày mai con phải tự đi."
"Vâng." Tôi rất thất vọng.
Cha hẳn nhận ra tôi thất vọng, hôm sau trước khi đi học, cha nói với tôi:
"Hôm nay cha cũng đưa con đến trường."
"Hay quá!" Tôi rất vui vẻ, vỗ tay thốt lên.
"Có điều cha không thể dắt tay con được, cha đi phía sau." Cha mỉm cười nói.
"Con không được quay đầu lại đâu đấy."
Tuy biết cha nhất định sẽ đi theo sau tôi, nhưng tôi rốt cuộc không nhịn nổi, quay đầu lại.
"Không được quay đầu lại mà." Cha đứng cách tôi mười bước, mỉm cười nói.
"Vâng." Tôi cũng cười, lè lưỡi với cha.
Sau đó, ngày ngày, cha đều theo sau tôi đến trường, mà số lần tôi quay đầu lại cũng càng ngày càng ít.
Một tuần trôi qua, tôi đã chẳng hề quay đầu lại."
"Tĩnh Tuệ ngoan lắm." Sau khi tan học về nhà, cha nói: "Con đã có thể đi học một mình rồi đấy."
Cuối cùng tôi cũng đủ can đảm để một mình đến trường, suốt mấy ngày đều tự đi đến trường.
Nhưng có hôm đang trên đường đến trường, tôi đột nhiên quay đầu, không ngờ lại phát hiện ba vẫn ở phía sau, cách tôi chừng mười bước.
"Cha!" Tôi chạy về phía cha, giơ cao hai tay.
"Là cha sai." Cha ôm lấy tôi. "Cha vẫn thấy lo cho con."
"Cha." Tôi ôm chặt lấy cha. "Cha đừng lo mà, con có thể tự đến trường."
"Tĩnh Tuệ ngoan quá." Cha xoa xoa đầu tôi.
Khi học đại học và làm việc ở Đài Bắc, thường đi trên những con phố náo nhiệt.
Thi thoảng tôi đột nhiên quay đầu lại, dường như trong tiềm thức tôi vẫn luôn mong rằng, chỉ cần quay đầu lại là có thể thấy cha.
Nhưng mỗi lần quay đầu lại tôi luôn chỉ thấy những khuôn mặt xa lạ, bóng dáng cha vẫn chẳng thấy đâu.
Tâm tình Văn Hiền bình tĩnh hơn nhiều, cũng không len lén rơi nước mắt nữa, rốt cuộc tôi cũng có thể yên tâm.
Còn về chuyện con dơi, tôi không thể tiếp thu nhưng cũng khắc sâu vào trong đầu.
Hỏi thử mấy người bạn xem họ có từng nghe qua chuyện đó không?
"Người thân hay người yêu mất đi sẽ hóa thành dơi? Chưa từng nghe." Mấy người bạn đều vô cùng kinh ngạc.
"Quỷ hút máu mới hóa thành dơi được chứ?"
Tôi cũng lên mạng sưu tầm tin tức, kết quả thật giống với suy đoán của tôi.
Ở Trung Quốc, vì chứ "Bức" với chữ "phúc" đồng âm nên con dơi cũng là hạnh phúc, là tượng trưng cho phúc khí.
Còn có cả truyền thuyết dơi có thể giúp Chung Quỳ dẫn đường, để Chung Quỳ diệt yêu trừ ma.
Ở phương Tây, con dơi lại là tà ác, là tượng trưng cho bóng tối, hóa thân của quỷ hút máu.
Cho dù là phương Đông hay phương Tây, đều không có truyền thuyết nào liên quan đến chuyện người thân hay người yêu sau khi chết sẽ hóa thành dơi.
Có lẽ đúng như Văn Hiền nói, chuyện về con dơi đó thật ra chỉ là một loại tâm tình.
Một tâm tình muốn an ủi người còn sống và thương cảm cho người đã khuất.
Hai tuần sau, Văn Hiền lái xe đưa tôi và Tiểu Kiệt về nhà tôi.
Lộ trình xa hơn so với về nhà Văn Hiển, vì nhà tôi ở cực nam của Đài Loan.
Lần này tôi về là vì chuyện an táng lại cho cha.
Tuy cha đã khuất hai mươi năm rồi, nhưng hình bóng ông vẫn còn hiện rõ trong lòng tôi.
Khi cha tôi qua đời được vài năm, tôi thường mơ thấy ông, cũng thường vô duyên vô cớ nhớ tới ông.
Chỉ cần nghĩ đến hay mơ thấy cha, tôi luôn khóc không ngừng.
Từ sau khi kết hôn, số lần vô duyên vô cớ nhớ tới cha ít đi nhiều, cũng rất ít khi mơ thấy ông.
Nhưng mỗi khi cha xuất hiện trong giấc mộng, sau khi tỉnh lại luôn phát hiện gối với chăn đều đã ướt đẫm.
Cha tôi được an táng tại nghĩ trang công cộng vừa tròn hai mươi năm, đơn vị quản lý kiến nghị chúng ta đem di hài lên hỏa táng.
Mấy năm gần đây, đất đai ở Đài Loan càng lúc càng khan hiếm, việc thổ táng truyền thống cũng dần được thay thế bằng hỏa táng.
Mẹ tôi quyết định đem di cốt của cha đi hỏa táng, lại đem tro cốt của cha an táng trong chùa.
Ngày tôi về nhà thì di cốt của cha đã được đưa lên, cũng gần ngày hỏa táng.
Lần này là Văn Hiên ở lại nhà chăm sóc cho Tiểu Kiệt, em tôi lái xe đưa tôi với mẹ tới nơi hỏa táng.
Khi di cốt của cha được đẩy vào trong lò hỏa táng, tôi đột nhiên quỳ rạp xuống đất.
"Cha, lửa sắp tới rồi, cha đừng sợ, mau tránh đi. Sẽ nhanh thôi. Cha, phải cẩn thận đấy. Cha, xin lỗi, đã khiến cha phải chịu khổ rồi. Cha ơi. Cha..."
Trong cơn đau buồn, tôi gần như khóc không thành tiếng.
"Chị." Em trai đỡ tôi đứng dậy. "Đừng đau lòng nữa."
"Cha." Tôi mắt đẫm lệ nhìn nó, phảng phất như thực sự thấy được cha.
"Chị." Viền mắt nó đỏ lên. "Là em đây mà."
"Ừ." Tôi lấy lại tinh thầnh, nhanh chóng lau nước mắt đi.
Em trai tôi năm nay đã ba mươi tuổi rồi, khuôn mặt hình dáng cũng càng ngày càng giống cha.
"Tĩnh Tuệ." Mẹ đem đàn đựng tro của cha cho tôi. "Em trai con sẽ lái xe, giờ chúng ta phải tới Chùa Tây Như. Sau này cha con sẽ ở đó."
Tôi cẩn thận từng chút một ôm lấy tro cốt của cha, tay cầm nén hương, lên ngồi ghế trước.
"Dọc đường con cứ gọi cha càng tốt, vậy cha con mới theo chúng ta tới Chùa Tây Như được.
Mẹ ngồi dưới ghế sau dặn dò tôi.
"Mẹ." Tôi gật đầu. "Con biết.
Tôi cúi đầu nhìn đàn tro cốt, vô thức ôm chặt lấy nó.
Đã qua hai mươi năm rồi, không ngờ giờ tôi lại có thể thân cận với cha như vậy.
oOo
"Cha, con Tĩnh Tuệ đây. Giờ chúng ta sẽ tới Chùa Tây Như, đó là một ngôi chùa ở Lâm Viên Hương, huyện Cao Hùng. Ngôi chùa đó thờ đức Thích Ca Mâu Ni Phật, trong chùa có rất nhiều pháp sư. Cha, sau này ngày ngày cha đều có thể nghe các pháp sư niệm kinh phật rồi, tốt quá. Cha, cha nhất định phải theo sát nhé. Cha, cha nhất định phải theo sát nhé."
Xe đi rồi, tôi bắt đầu thì thào tự nói, dắt cha tôi đi theo.
Khi còn bé, cha mang tôi ra ngoài, sợ tôi lạc đường nên luôn dặn tôi phải theo thật sát.
Không ngờ giờ lại tới lượt tôi dặn cha phải theo sát.
Nhớ hồi học lớp một, có lẽ còn nhỏ hơn, lần đầu tiên cha mang tôi tới cửa hàng siêu thị Đại Thống chơi.
"Tĩnh Tuệ, trong siêu thị Đại Thống có rất nhiều người, con phải đi theo cha. Theo sát vào đấy."
Tôi gật đầu, bước sát theo ba, không dám đi xa.
Lần đầu tiên thấy thang cuốn, tôi sợ tới mức không dám bước lên, nhưng cha đã bước lên trước rồi.
"Cha." Mắt thấy bóng lưng cha càng lúc càng xa, trong lòng hoảng hốt, khóc ầm lên. "Cha."
Cha tôi quay đầu lại thấy tôi còn đang ở dưới, bất chấp thang cuốn đang đi lên, nhanh chóng lao xuống.
"Xin lỗi, xin lỗi." Ba tôi vừa nói vừa nhanh chóng tránh những người khác trên thang cuốn.
Còn khoảng bốn năm bậc thang thì cha tôi nhảy xuống, rồi ôm lấy tôi.
"Tĩnh Tuệ ngoan nào." Cha há miệng thở dốc. "Cha đây, cha đây, đừng sợ."
"Cha. Xin lỗi." Tôi khóc thút thít. "Con không dám bước lên."
"Không sao." Cha tôi mỉm cười. "Cha ôm con lên."
Cha ôm lấy tôi, lại bước lên thang cuốn, tới lầu hai.
"Để cha dắt tay con." Tới chỗ thang cuốn từ tầng hai lên tầng ba, cha nói:
"Chúng ta cùng lên nào."
"Cha..." Tôi nhìn cái thang cuốn một cái. "Con sợ lắm."
"Đừng sợ." Cha nói: "Sau này con còn phải lên thang cuốn một mình mà."
Tôi chỉ đành sợ hãi giơ tay phải lên, cha nắm chặt lấy tay tôi.
"Nhìn chân trái của cha này. Cha đếm một hai ba, chúng ta cùng bước chân trái lên nhé." Cha mỉm cười nói.
"Một... Hai... Ba!"
Tôi với cha gần như đồng thời giơ chân trái lên, bước lên thang cuốn.
"Đơn giản đúng không." Cha mỉm cười.
"Vâng." Tôi gật đầu.
Thật ra tôi vẫn hơi sợ, nhưng bàn tay to lớn của cha đã tiếp thêm dũng khí cho tôi.
Sau khi tôi tới Đài Bắc học đại học, thi thoảng lại một mình đi dạo trong siêu thị.
Khi sắp bước lên thang cuốn, thường thường không hiểu sao lại nhớ tới cha.
"Một... Hai... Ba!" Giọng nói của cha như vang lên bên tai tôi. "Đơn giản đúng không."
Tôi cũng bởi vậy mà ngây ngẩn đến mức làm cản trở người phía sau, điều này khiến tôi cảm thấy thật xấu hổ.
Sau này khi tới siêu thị, tôi chỉ đi thang máy, không bước lên thang cuốn nữa.
Mãi tới khi sau khi quen Văn Hiền, tôi mới lại đi thang cuốn.
oOo
"Cha, con đường này trước đây cha thường đèo con qua, nhưng giờ đường càng ngày càng rộng rồi. Có lẽ cha cũng không biết đường nữa rồi. Phía trước có ngã tư, chúng ta phải tạm dừng lại thôi. Cha, cha phải theo sát nhé. Cha, phải theo sát nhé."
Tôi càng nói, con mắt càng mơ hồ, nói xong những lời sau nước mắt đã chảy xuống bên môi.
Ôm ba trong lòng, tay phải cầm hương, tôi chỉ đành dùng ống tay áo chật vật lau đi dòng nước mắt.
Tôi phải giữ cho tầm mắt được rõ ràng, vì còn phải dẫn đường cho cha.
Con đường này tôi đã quá quen thuộc rồi, cho dù có được mở rộng tới đâu, ký ức trong tôi cũng sẽ không phai mờ.
Khi còn bé cha thường dùng những ngày nghỉ, giúp cửa hàng tạp hóa đem hàng tới Cao Hùng, kiếm thêm một khoản thu nhập trợ giúp cho gia đình.
Cha lái một chiếc xe tải nhỏ, phía sau trùm vải bạt, sau xe chất đầy hàng hóa, luôn đi qua con đường này.
Trước khi đi, cha luôn cười nói: "Ai muốn lên xe trước nào?"
Tôi với em trai tranh nhau lên xa, cha thường thường ôm tôi lên xe trước rồi lại ôm em trai tôi lên.
Hai đứa trẻ con chủ tiệm tạp hóa cũng muốn lên, cha cũng bế họ lên xe.
"Xuất phát thôi!" Khi xe khởi động, bốn cái miệng của đám trẻ con chúng tôi đồng thanh nói.
Chúng tôi dồn đống giữa chỗ hàng hóa, dọc đường nghịch hình dán, vừa trò chuyện vừa cười, chơi đùa rất thoải mái.
Mùi cà rốt, ớt, tỏi... trong đống tạp hóa luôn xộc ra khiến chúng tôi chảy nước mắt ròng ròng.
Cũng như tôi bây giờ vậy, nhớ tới cái mùi trước đây, không hiểu sao nước mắt cứ chảy dài.
Nếu là mùa hè, sau khi cha chuyển hàng xong sẽ luôn đem bốn đứa nhóc chúng tôi đi ăn kem.
Nếu là mùa đông, vậy sẽ dẫn chúng tôi đi ăn bát mỳ nóng hổi.
"Tĩnh Tuệ." Cha sẽ hỏi tôi. "Có ngon không."
"Vâng." Tôi luôn ra sức gật đầu rồi đáp: "Ngon lắm ạ!"
Cha mỉm cười hài lòng, ánh mắt ôn nhu, thần sắc thỏa mãn, sau đó vuốt ve đầu tôi.
Bất kể là hè hay đông, chỉ cần cùng cha đưa hàng tới Cao Hùng, tôi đều rất vui vẻ và hạnh phúc.
Sau này khi lớn lên, bạn học hay đồng nghiệp thường hẹn tôi tới những quán ăn nghe đồn có món ngon.
"Tĩnh Tuệ, có ngon không?" Khiến tôi không hiểu sao lại nhớ tới cha, liền lẩm bẩm nói
"Cũng khá ngon. Nhưng đi ăn kem hay ăn mỳ với cha mới thực sự là ngon."
"Tĩnh Tuệ." Bạn học hay đồng nghiệp luôn nghi hoặc hỏi lại: "Cậu điên rồi à?"
Tôi phải nhanh chóng nở nụ cười, nếu không nước mắt sẽ tràn qua đê.
oOo
"Cha, qua con đường này phải quẹo trái. Cha, đây là đường mới mở, trước đây cha chưa từng đi qua. Cha, cha đừng căng thẳng, cũng đừng sợ, chỉ cần đi theo, sẽ không lạc đâu. Cha, cha phải theo sát nhé. Cha, phải theo sát nhé."
Tôi nói xong, đột nhiên quay đầu nhìn lại phía sau, chỉ thấy mẹ ngồi ở ghế dưới.
Nhớ lại hồi học tiểu học, ngày đầu tiên tới trường, ăn sáng xong tôi không chịu đi giày ra ngoài.
"Tĩnh Tuệ." Cha ôn nhu hỏi tôi. "Sao lại không muốn tới trường?"
"Cha." Tôi cúi đầu, nhẹ giọng nói: "Con không dám đi xa một mình như thế."
Mẹ mắng tôi là nhút nhát, còn nói nếu tôi không chịu đi mau sẽ dùng roi đánh tôi.
"Con nhà mình còn nhỏ, có sợ cũng bình thường mà." Cha nắm lấy cây roi trong tay mẹ, nói:
"Tĩnh Tuệ đừng sợ, cha đưa con đi. Chỉ cần đi với cha, con sẽ không lạc đâu."
Trường học nông thôn luôn nằm ở nơi hẻo lánh, đi chừng mất chừng hai mươi phút, hơn nữa có một đoạn đường tôi chưa từng đi qua.
Cha nắm tay tôi tới trường, tôi cảm thấy như đi bộ đường xa chứ chẳng phải tới trường học.
"Tĩnh Tuệ." Cha nói: "Hôm nay cha đưa con đi, nhưng từ ngày mai con phải tự đi."
"Vâng." Tôi rất thất vọng.
Cha hẳn nhận ra tôi thất vọng, hôm sau trước khi đi học, cha nói với tôi:
"Hôm nay cha cũng đưa con đến trường."
"Hay quá!" Tôi rất vui vẻ, vỗ tay thốt lên.
"Có điều cha không thể dắt tay con được, cha đi phía sau." Cha mỉm cười nói.
"Con không được quay đầu lại đâu đấy."
Tuy biết cha nhất định sẽ đi theo sau tôi, nhưng tôi rốt cuộc không nhịn nổi, quay đầu lại.
"Không được quay đầu lại mà." Cha đứng cách tôi mười bước, mỉm cười nói.
"Vâng." Tôi cũng cười, lè lưỡi với cha.
Sau đó, ngày ngày, cha đều theo sau tôi đến trường, mà số lần tôi quay đầu lại cũng càng ngày càng ít.
Một tuần trôi qua, tôi đã chẳng hề quay đầu lại."
"Tĩnh Tuệ ngoan lắm." Sau khi tan học về nhà, cha nói: "Con đã có thể đi học một mình rồi đấy."
Cuối cùng tôi cũng đủ can đảm để một mình đến trường, suốt mấy ngày đều tự đi đến trường.
Nhưng có hôm đang trên đường đến trường, tôi đột nhiên quay đầu, không ngờ lại phát hiện ba vẫn ở phía sau, cách tôi chừng mười bước.
"Cha!" Tôi chạy về phía cha, giơ cao hai tay.
"Là cha sai." Cha ôm lấy tôi. "Cha vẫn thấy lo cho con."
"Cha." Tôi ôm chặt lấy cha. "Cha đừng lo mà, con có thể tự đến trường."
"Tĩnh Tuệ ngoan quá." Cha xoa xoa đầu tôi.
Khi học đại học và làm việc ở Đài Bắc, thường đi trên những con phố náo nhiệt.
Thi thoảng tôi đột nhiên quay đầu lại, dường như trong tiềm thức tôi vẫn luôn mong rằng, chỉ cần quay đầu lại là có thể thấy cha.
Nhưng mỗi lần quay đầu lại tôi luôn chỉ thấy những khuôn mặt xa lạ, bóng dáng cha vẫn chẳng thấy đâu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook