Còn Có Thể Bên Người Bao Lâu Nữa
-
Chương 1: Tuổi thơ ngốc nghếch
Có người nói ai không làm điều gì ngốc nghếch thì không có tuổi thanh xuân; lại có người nói, người hay làm điều ngốc nghếch không đáng tin cậy. Điều này khiến rất nhiều bạn cảm thấy mâu thuẫn và khó xử, bởi vì chẳng ai muốn thừa nhận mình không có tuổi thanh xuân, đồng thời cũng không ai muốn người khác nghĩ mình không đáng tin cậy. Mỗi lúc như thế tôi vô cùng cảm ơn bà cố tôi. Nhờ sự giúp đỡ của bà cố, hồi nhỏ tôi đã gây ra cả rổ chuyện ngu ngốc, điều này chứng tỏ tôi có tuổi thanh xuân rất phong phú, đồng thời, bà cố che giấu một cách hoàn hảo những chuyện ngốc nghếch mà tôi đã làm, khiến mọi người cảm thấy tôi vừa thông minh vừa đáng tin cậy.
Các câu chuyện dân gian thường bắt đầu bằng “có một lần”, nếu suy xét kĩ thể loại của câu chuyện bà cố dạy tôi làm trò ngốc nghếch, thì vì nó xảy ra trong nội bộ nhân dân, tôi cảm thấy nên quy nó vào truyện dân gian.
Lần đó rốt cuộc là xảy ra vào tháng nào năm nào thậm chí ở đâu thì tôi không còn nhớ rõ nữa, trong ấn tượng của tôi khi đó mình chưa quá năm tuổi, cùng bà cố đứng trước một hòn non bộ, bắt đầu một cuộc đối thoại có ý nghĩa giáo dục vỡ lòng khoa học tự nhiên. Chắc tôi đã dùng thứ ngôn ngữ hạn hẹp của mình để khen ngợi vẻ đẹp của hòn non bộ cao lớn này, sau đó bà cố tôi thở dài đáp: “ muốn từ mầm non bộ nhỏ lớn lên thành hòn non bộ to thế này, chắc ít nhất cũng phải tưới nước cho nó sáu, bảy năm”.
Lúc đó tôi cũng vô cùng ngạc nhiên, hỏi lại một cách khó tin: “Những hòn non bộ này đều lớn lên nhờ tưới nước ạ?”. Bà cố mỉm cười sâu xa: “Không, có một số là tự nhiên, có một số do thợ thủ công đẽo gọt, còn có một loại vô cùng hiếm có, lớn tới một độ tuổi nhất định sẽ sinh ra những mầm non bộ nhỏ, có thể nuôi lớn thành hòn non bộ lớn. Mấy hôm nữa bà cố sẽ nhờ người mua mầm cho cháu nuôi xem thế nào”.
Mấy hôm sau quả nhiên bà cố tặng tôi một hòn non bộ nhỏ, bảo tôi trồng trong một cái bát nông to hơn bát canh một chút. Bà cố nói với tôi, nếu ai hỏi thì nhất định không được nói cho họ biết, bởi vì không mấy người biết chuyện mầm non bộ có thể lớn thành hòn non bộ lớn, nếu họ cứ hỏi tại sao tôi đặt cái này trên bàn, thì cứ nói làm vì thấy đẹp.
Hồi nhỏ tôi luôn là một đứa trẻ biết nghe lời, tôi nhận món quà với lòng thành kính và lòng cảm ơn sâu sắc với bà cố vì tặng nó cho tôi. Sau đó, cuộc đời tôi có chừng ba bốn năm phát rầu, khi hòn non bộ lớn lên tôi nên đặt nó ở đâu nhỉ. Đây là một mối lo lớn rất quan trọng trong thời thơ ấu của tôi.
Đợt Thanh Minh vừa rồi về nhà tảo mộ cho bà cố, tôi hỏi mẹ còn nhớ chuyện ngày nhỏ tôi rất yêu quý một chậu non bộ không. Mẹ nói nhớ chứ, khi đó con rất thích nó, đặt nó trên bậu cửa sổ, hàng ngày việc đầu tiên sau khi ngủ dậy là ngắm nó, mọi người đều thấy lạ không biết tại sao con thích như vậy, hôm nay ngắm mai cũng ngắm, chẳng phải vẫn như nhau sao? Tôi thở dài trong lòng, đương nhiên mọi người không hiểu rồi, mỗi ngày tôi ngắm nó một lần vì muốn quan sát xem nó có lớn hơn hôm qua chút nào không. Đương nhiên, cả đời này tôi không định nói cho họ biết điều đó.
Cuối năm lớp mười, khi tôi chọn phân ban xã hội, cô giáo chủ nhiệm cảm thấy khó hiểu nên gặp tôi nói chuyện. Cô nói thành tích môn tự nhiên và xã hội của tôi như nhau, học tự nhiên sẽ có tiền đồ hơn, tại sao lại chọn ban xã hội? Thực ra trong lòng tôi vẫn nghĩ một đứa học lớp ba vẫn tin hòn non bộ nhỏ sẽ lớn lên như em là người sinh ra để học tự nhiên sao? Nhưng tôi nghĩ làm người chẳng ai tự khoe cái dốt của mình ra để cô giáo biết mình ngốc nghếch như vậy, nên tôi nói chắc như đinh đóng cột rằng em lựa chọn như vậy hoàn toàn dựa trên tình yêu nồng nhiệt của em dành cho văn học, ước mơ của em là trở thành một người làm việc cần mẫn với những con chữ. Sau khi tốt nghiệp đại học, quả nhiên tôi trở thành một người làm việc cần mẫn với những con chữ, thường xuyên làm thêm, ngày ngày vùi đầu trong đại dương của các loại giấy tờ, thực sự muốn xuyên không về lúc đó tát cho tôi một cái rồi giẫm lên mặt cái nữa.
Khi còn nhỏ, tôi có một niềm tin khác, chính là tin rằng trẻ con vừa sinh ra đã biết trèo cây. Điều này cũng bắt nguồn từ sự khai sáng của bà cố tôi. Bà nói với tôi, sau khi tôi sinh ra trong bệnh viện, y tá bế tôi đi nhưng tôi rất muốn gặp người mẹ đã sinh ra mình , phải làm sao bây giờ, thế là nhân lúc các cô y tá không để ý tôi đã bò từ trên giường xuống. Cứ bò cứ bò, nhưng phòng sản mẹ tôi nằm trên tầng ba, tôi liền nghĩ ra cách trèo lên một cái cây bên cạnh phòng sản, vì thế tôi đã gặp được mẹ mình.
Khi đó thực ra tôi đã hơi hơi biết và nhớ được mọi chuyện rồi, chỉ là có thể do trí tuệ của tôi có chút khiếm khuyết, thế là tôi lại tin sái cổ câu chuyện này. Điều duy nhất tôi không hiểu đó là tại sao khi là em bé tôi biết trèo cây nhưng khi học mẫu giáo tôi lại không biết trèo cây nữa. Trên con đường trưởng thành, tôi đã quên kĩ năng trèo cây quan trọng này từ bao giờ không biết nữa. Vì thế có thời gian tôi vô cùng buồn bã, suýt chút nữa là bật khóc. Cũng may khi còn nhỏ tôi là đứa trẻ không biết ăn nói, không thích chia sẻ những chuyện mình biết cho người khác, do vậy mới tránh được để lộ trí tuệ của mình vì niềm tin ngốc nghếch này.
Bà cố thích chơi đùa cùng tôi bởi vì tôi là đứa chắt đầu tiên của bà. Tôi mang lại cho bà niềm vui tứ đại đồng đường, bà mang lại cho tôi một tuổi thơ thường xuyên làm những chuyện ngốc nghếch nhưng khi nhớ lại thì ngập tràn niềm vui.
Các câu chuyện dân gian thường bắt đầu bằng “có một lần”, nếu suy xét kĩ thể loại của câu chuyện bà cố dạy tôi làm trò ngốc nghếch, thì vì nó xảy ra trong nội bộ nhân dân, tôi cảm thấy nên quy nó vào truyện dân gian.
Lần đó rốt cuộc là xảy ra vào tháng nào năm nào thậm chí ở đâu thì tôi không còn nhớ rõ nữa, trong ấn tượng của tôi khi đó mình chưa quá năm tuổi, cùng bà cố đứng trước một hòn non bộ, bắt đầu một cuộc đối thoại có ý nghĩa giáo dục vỡ lòng khoa học tự nhiên. Chắc tôi đã dùng thứ ngôn ngữ hạn hẹp của mình để khen ngợi vẻ đẹp của hòn non bộ cao lớn này, sau đó bà cố tôi thở dài đáp: “ muốn từ mầm non bộ nhỏ lớn lên thành hòn non bộ to thế này, chắc ít nhất cũng phải tưới nước cho nó sáu, bảy năm”.
Lúc đó tôi cũng vô cùng ngạc nhiên, hỏi lại một cách khó tin: “Những hòn non bộ này đều lớn lên nhờ tưới nước ạ?”. Bà cố mỉm cười sâu xa: “Không, có một số là tự nhiên, có một số do thợ thủ công đẽo gọt, còn có một loại vô cùng hiếm có, lớn tới một độ tuổi nhất định sẽ sinh ra những mầm non bộ nhỏ, có thể nuôi lớn thành hòn non bộ lớn. Mấy hôm nữa bà cố sẽ nhờ người mua mầm cho cháu nuôi xem thế nào”.
Mấy hôm sau quả nhiên bà cố tặng tôi một hòn non bộ nhỏ, bảo tôi trồng trong một cái bát nông to hơn bát canh một chút. Bà cố nói với tôi, nếu ai hỏi thì nhất định không được nói cho họ biết, bởi vì không mấy người biết chuyện mầm non bộ có thể lớn thành hòn non bộ lớn, nếu họ cứ hỏi tại sao tôi đặt cái này trên bàn, thì cứ nói làm vì thấy đẹp.
Hồi nhỏ tôi luôn là một đứa trẻ biết nghe lời, tôi nhận món quà với lòng thành kính và lòng cảm ơn sâu sắc với bà cố vì tặng nó cho tôi. Sau đó, cuộc đời tôi có chừng ba bốn năm phát rầu, khi hòn non bộ lớn lên tôi nên đặt nó ở đâu nhỉ. Đây là một mối lo lớn rất quan trọng trong thời thơ ấu của tôi.
Đợt Thanh Minh vừa rồi về nhà tảo mộ cho bà cố, tôi hỏi mẹ còn nhớ chuyện ngày nhỏ tôi rất yêu quý một chậu non bộ không. Mẹ nói nhớ chứ, khi đó con rất thích nó, đặt nó trên bậu cửa sổ, hàng ngày việc đầu tiên sau khi ngủ dậy là ngắm nó, mọi người đều thấy lạ không biết tại sao con thích như vậy, hôm nay ngắm mai cũng ngắm, chẳng phải vẫn như nhau sao? Tôi thở dài trong lòng, đương nhiên mọi người không hiểu rồi, mỗi ngày tôi ngắm nó một lần vì muốn quan sát xem nó có lớn hơn hôm qua chút nào không. Đương nhiên, cả đời này tôi không định nói cho họ biết điều đó.
Cuối năm lớp mười, khi tôi chọn phân ban xã hội, cô giáo chủ nhiệm cảm thấy khó hiểu nên gặp tôi nói chuyện. Cô nói thành tích môn tự nhiên và xã hội của tôi như nhau, học tự nhiên sẽ có tiền đồ hơn, tại sao lại chọn ban xã hội? Thực ra trong lòng tôi vẫn nghĩ một đứa học lớp ba vẫn tin hòn non bộ nhỏ sẽ lớn lên như em là người sinh ra để học tự nhiên sao? Nhưng tôi nghĩ làm người chẳng ai tự khoe cái dốt của mình ra để cô giáo biết mình ngốc nghếch như vậy, nên tôi nói chắc như đinh đóng cột rằng em lựa chọn như vậy hoàn toàn dựa trên tình yêu nồng nhiệt của em dành cho văn học, ước mơ của em là trở thành một người làm việc cần mẫn với những con chữ. Sau khi tốt nghiệp đại học, quả nhiên tôi trở thành một người làm việc cần mẫn với những con chữ, thường xuyên làm thêm, ngày ngày vùi đầu trong đại dương của các loại giấy tờ, thực sự muốn xuyên không về lúc đó tát cho tôi một cái rồi giẫm lên mặt cái nữa.
Khi còn nhỏ, tôi có một niềm tin khác, chính là tin rằng trẻ con vừa sinh ra đã biết trèo cây. Điều này cũng bắt nguồn từ sự khai sáng của bà cố tôi. Bà nói với tôi, sau khi tôi sinh ra trong bệnh viện, y tá bế tôi đi nhưng tôi rất muốn gặp người mẹ đã sinh ra mình , phải làm sao bây giờ, thế là nhân lúc các cô y tá không để ý tôi đã bò từ trên giường xuống. Cứ bò cứ bò, nhưng phòng sản mẹ tôi nằm trên tầng ba, tôi liền nghĩ ra cách trèo lên một cái cây bên cạnh phòng sản, vì thế tôi đã gặp được mẹ mình.
Khi đó thực ra tôi đã hơi hơi biết và nhớ được mọi chuyện rồi, chỉ là có thể do trí tuệ của tôi có chút khiếm khuyết, thế là tôi lại tin sái cổ câu chuyện này. Điều duy nhất tôi không hiểu đó là tại sao khi là em bé tôi biết trèo cây nhưng khi học mẫu giáo tôi lại không biết trèo cây nữa. Trên con đường trưởng thành, tôi đã quên kĩ năng trèo cây quan trọng này từ bao giờ không biết nữa. Vì thế có thời gian tôi vô cùng buồn bã, suýt chút nữa là bật khóc. Cũng may khi còn nhỏ tôi là đứa trẻ không biết ăn nói, không thích chia sẻ những chuyện mình biết cho người khác, do vậy mới tránh được để lộ trí tuệ của mình vì niềm tin ngốc nghếch này.
Bà cố thích chơi đùa cùng tôi bởi vì tôi là đứa chắt đầu tiên của bà. Tôi mang lại cho bà niềm vui tứ đại đồng đường, bà mang lại cho tôi một tuổi thơ thường xuyên làm những chuyện ngốc nghếch nhưng khi nhớ lại thì ngập tràn niềm vui.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook