Cọ Xát
-
Chương 45: Cọ xát
52
Trong nhà bếp của nhà ăn ở nhà tù khu Thái An thuộc Lăng Thành.
"A Văn, A Văn!"
Bây giờ là 4:30 sáng. Nơi chân trời phía xa vẫn chưa sáng rõ, một tiếng nói to và dữ dội vang lên làm dấy lên một loạt tiếng chó sủa.
"Dạ, có đây." Cô gái tên A Văn có vẻ hơi chậm chạp, nghe thấy có người gọi tên mình, cô ấy ngây ra một lúc rồi mới đặt cục bột đang nhào trong tay xuống, dùng chiếc tạp dề cũ thắt bên hông để lau đôi bàn tay dính đầy bột, ấp a ấp úng đáp lời: "Tôi, tôi có ở đây! Chú Giang, có chuyện gì vậy?"
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Đáp lại câu hỏi của cô ấy là chất giọng khàn khàn của một người hay hút thuốc lá khoảng năm mươi tuổi, trong miệng đang ngậm một điếu thuốc lá, trên người khoác một chiếc áo khoác quân đội, chân đi một đôi giày vải Bắc Kinh lỗi thời đầy chắp vá. Trên khuôn mặt phủ đầy nếp nhăn là biểu cảm không kiên nhẫn, rõ ràng không phải là một người có tính tình thoải mái.
Chú Giang nói: "Rau củ do lão Tề đưa đến bị đổ hết ra đầy đất ở ngoài cửa sau kia kìa, chỗ nào cũng thấy khoai tây, củ cải, cà chua... cô mau đi thu dọn giúp một tay đi. Nếu không, lãnh đạo quản lý hậu cần mà nhìn thấy thì mấy người các cô lại phải ăn mắng nữa đấy."
A Văn có hơi gù lưng, cả người trông có vẻ rất gầy yếu, vô cùng nhút nhát. Cô ấy nhỏ giọng, nói: "Tôi biết rồi, chú Giang. Tôi đi giúp ngay bây giờ đây."
"Nhanh chân nhanh tay lên, dọn dẹp xong rồi còn phải trở lại làm bữa sáng nữa đấy." Tuy rằng giọng điệu của chú Giang có hơi ác liệt, nhưng trong ánh mắt khi ông nhìn về phía cô gái trẻ lại có thêm vài nét thương xót. Nói xong, ông cử động cánh vai để chỉnh chiếc áo khoác quân đội lên trên, quay người lại, cắn điếu thuốc lá rời đi luôn.
Lúc này, cùng làm việc với A Văn còn có vài nhân viên lâu năm của nhà ăn.
Trong số đó có một người phụ nữ trung niên vừa thấp vừa mập quay đầu lại, nhìn bóng lưng của cây thuốc di động quẹt lết đôi giày đi xa, khẽ tiếng than thở: "Cái lão Giang này, cả ngày cứ như là ăn nguyên một thùng thuốc nổ ấy, gặp ai cũng chẳng thấy bày ra vẻ mặt gì tốt đẹp cả." Sau khi nói xong, chị ta hơi khựng lại một lúc, nhìn sang A Văn, đổi sang giọng điệu an ủi, nói: "A Văn à, em đừng chấp nhặt với chú Giang của em làm gì nhé, ông ấy có cái tính xấu như vậy nhưng được cái bụng dạ không tồi chút nào đâu."
Người phụ nữ đó là chị Trần, đã quen biết và thường xuyên tiếp xúc với A Văn nhiều năm nay, đối mặt với chị Trần, A Văn mới cảm thấy có chút thả lỏng. Cô ấy lộ ra một nụ cười thẹn thùng, nói: "Em biết ạ. Chú Giang là sợ chúng ta bị lãnh đạo phê bình nên mới chuyên môn tới đây nhắc nhở chúng ta."
Vừa nói, cô ấy vừa nhanh chóng cởi cái tạp dề đang thắt trên eo ra, tiện tay treo nó lên cái móc ở kế bên, sắp xếp lại ngôn từ, chậm rãi nói: "Vậy... vậy thì chị Trần, chị cứ làm việc ở bên này trước đi, em đi giúp lão Tề một tay đây."
Chị Trần mỉm cười và gật đầu: "Đi đi."
A Văn không nói thêm gì nữa, gật đầu, lúc đi đến cửa lớn của nhà ăn thì lại hơi dừng bước, chỉnh lại phần tóc mái vừa dài vừa dày ở bên trái để rũ xuống mặt theo thói quen, che lại cho cẩn thận, sau đó cô ấy mới đi ra ngoài.
Trong sắc trời mập mờ, bóng lưng mảnh khảnh của cô gái trẻ rất nhanh đã đi xa dần theo con đường nhỏ và cuối cùng biến mất không thấy đâu nữa.
Nửa người của chị Trần đều chống ở trên bàn, dùng sức nhào bột, nhưng ánh mắt thì lại hoàn toàn nhìn về phương hướng mà cô gái nọ rời đi. Phải mất một lúc lâu, chị Trần mới thu lại ánh mắt rồi thở dài một tiếng.
Ông chú phụ trách thái đồ ăn ở bên cạnh nghe thấy tiếng thở dài này, nhìn chị Trần một cái, đùa cợt nói: "Mới sáng sớm tinh mơ đã thở dài, cô đang sầu cái gì thế? Lo Hổ Tử nhà cô chưa tìm được người yêu hả?"
"Ông biến đi." Chị Trần lườm ông chú phụ trách thái đồ ăn một cái: "Hổ Tử nhà tôi đã đưa bạn gái của nó về nhà từ tuần trước rồi. Cô bé đó là người Côn Thành, làm việc trong đơn vị xí nghiệp, có biên chức hẳn hoi. Điều kiện tốt không tả được!"
"Ái chà, Hổ Tử nhà chúng ta giỏi thật đấy." Ông chú phụ trách thái đồ ăn, mỗi tay cầm một con dao, thành thục băm nhân thịt, thuận miệng lại nói: "Vậy cô thở dài cái gì chứ?"
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Chị Trần khựng lại một lúc, nói: "Tôi là đang tiếc thay cho A Văn của chúng ta."
Câu nói này vừa thốt ra, cả gian nhà bếp của nhà ăn đều rơi vào tĩnh lặng. Mọi người không biết đã nghĩ tới điều gì, đối mắt nhìn nhau một cái, lại không hẹn mà cùng lắc lắc đầu, trong ánh mắt đều là thương tiếc.
Chị Trần là một người nhiệt tình và lương thiện, lại là một người nói nhiều, ngày thường coi như không có ai tán dóc với chị ta thì chị ta vẫn có thể tự mình lầm bầm lảm nhảm suốt cả ngày. Lúc này chị ta cũng tự nói chuyện với chính mình, trách móc: "A Văn vừa chăm chỉ lại vừa được việc, học việc cũng nhanh, lại chịu được khổ, là một cô gái tốt biết bao. Thật đáng tiếc, thật đáng tiếc…"
Ở cổng sau của nhà tù.
Bình minh còn chưa ló rạng, hai sĩ quan canh gác nhà tù được trang bị súng đứng ở hai bên cửa, đồng phục màu xanh lá cây, thắt lưng có thêm đai dự phòng, áo được sơ vin thật chặt, quần áo phẳng phiu, trên mặt không có chút biểu cảm dư thừa nào, giống như là một cây đinh vậy, dựa vào ánh sáng xám xịt mờ nhạt của sắc trời, từ xa nhìn lại trông giống như là hai vị quỷ La Sát trong truyền thuyết về địa ngục, làm cho người ta đứng nhìn từ xa thôi cũng cảm thấy sợ hãi rồi.
Sự hỗn loạn ở Lăng Thành rất nổi tiếng trong cả trăm dặm quanh đây, nhà tù Thái An là nơi giam giữ tất cả những tội phạm nghiêm trọng nhất địa phương. Để trông coi và quản lý một đám ác quỷ chân chính, chức trách của các sĩ quan coi ngục lớn hơn cả trời, nên tất nhiên chỉ có thể hung bạo hơn cả ác quỷ rồi.
Vào năm đầu tiên ở nhà tù Thái An, A Văn cả ngày đều lo lắng sợ hãi, thậm chí cô ấy còn không dám nhìn vào những sĩ quan cai ngục đó quá lâu. Cũng may là sau vài năm, cô ấy đã trở nên quen thuộc với các ngóc ngách của nhà tù rồi nên cũng không còn sợ hãi như trước nữa.
Lúc này đúng thật là còn quá sớm, tất cả mọi thứ đều mơ hồ dưới bầu trời.
Men theo ánh sáng của đèn tuần tra được chiếu xuống từ cổng nhà tù, A Văn vẫn nhìn thấy được một chiếc xe ba bánh chở hàng bị lật nghiêng ở trên đường bên ngoài cổng, các loại rau xanh, trái cây lăn lóc tán loạn đầy đất.
Một ông lão khoảng sáu mươi tuổi đang khom lưng cúi xuống, nhặt các loại trái cây và rau xanh lên, xếp chúng vào trong một cái bao đựng phân bón màu trắng sạch sẽ.
A Văn đi đến trước cửa buồng trực, nhìn vào bên trong một cái, một lúc lâu sau mới tập hợp đủ dũng khí, thăm dò gọi một tiếng: "Sĩ... Sĩ quan cảnh sát ơi?"
Tiếng nói của cô ấy không lớn, hơn nữa lại nói lắp một cách cực kỳ nhẹ nhàng, tình cờ ở bên ngoài lại có một chiếc xe cứu thương chạy ngang qua, tiếng còi báo hiệu đã làm cho giọng nói của cô ấy hoàn toàn bị che lấp. Sau khi gọi xong, ở phía trong cánh cửa phòng vẫn là một bầu không khí tĩnh lặng như cũ, không ai để ý tới cô ấy cả.
Bất đắc dĩ, A Văn chỉ đành phải bước tới gần hơn nữa, thấp tha thấp thỏm gõ gõ cánh cổng đang khép chặt kia, cất cao giọng gọi một tiếng: "Sĩ... Sĩ quan cảnh sát ơi?"
Lần này thì giọng nói của cô ấy đã truyền vào bên trong buồng trực một cách cực kỳ rõ ràng.
Ở đằng sau bức tường cao ngất của nhà tù dành cho nam giới toàn là đực rựa, ngay cả con vẹt mà trưởng cai ngục nuôi cũng là một con vẹt đực, giọng nói mềm mại nhẹ nhàng trong vắt như này cực kỳ hiếm thấy.
Người ở trong buồng trực đang chuẩn bị uống nước, động tác mở nắp bình giữ nhiệt rõ ràng đã khựng lại. Anh ấy im lặng trong hai giây, đặt cái ly xuống, bỏ cái chân dài mà mình tùy ý vắt lên xuống, chậm rãi thong thả đứng dậy, mở cửa rồi bước ra ngoài.
Trong cơn gió mùa thu xào xạc, A Văn lặng lẽ chờ đợi ở bên ngoài buồng trực.
Lăng Thành cái nơi này, nói kiểu gì nó cũng là nơi ngay cả thần Phật cũng không sống nổi. Mùa hè thì nóng như lò lửa, mùa đông thì lạnh như một động băng khổng lồ, là một luyện ngục trần gian cực kỳ chân thật.
Mới vào thu chưa được một tháng, nhiệt độ đã giảm xuống còn có mười mấy độ, vào lúc sáng sớm, không khí rõ ràng là mát tới tận xương.
A Văn ngày nào cũng thức khuya dậy sớm để làm việc trong nhà bếp, lửa lớn trong bếp lò hun tới đỏ cả người, nhiệt độ trong môi trường làm việc rất cao, lại thêm việc làm việc trong nhà ăn phải mặc quần áo đồng phục nên quần áo mà cô ấy mặc bên trong rất phong phanh.
Lúc này, gió vừa thổi qua một cái, quần áo đồng phục mỏng manh không đủ để bảo vệ cô ấy khỏi cái lạnh, ngay lập tức đã khiến cô ấy bị rét tới nỗi rùng cả mình.
Hai tay A Văn cọ xát vào nhau mấy cái, dậm chân tại chỗ, làm cho cơ thể của mình ấm lên một chút.
Cũng đúng lúc này, một loạt tiếng bước chân đột ngột vang lên, vô cùng vững vàng. Cô ấy ngơ ngác chậm rãi ngước mắt lên, nhìn thấy một người đàn ông bước ra khỏi cửa buồng trực.
Cũng giống như tất cả các sĩ quan cai ngục khác, trên người đối phương cũng mặc đồng phục cai ngục thẳng thắn, dáng người ước chừng cao khoảng một mét tám mấy, vai rộng chân dài, cơ thể vạm vỡ và cao lớn, tầm nhìn lại hướng lên một chút, nhờ vào ánh sáng trắng của chiếc đèn tuần tra, A Văn đã nhìn thấy rõ diện mạo của người đàn ông.
Một khuôn mặt rất đáng chú ý, màu da hơi sậm, có lông mày và mắt sâu, mũi cao và thẳng, đầu mũi có nét đặc trưng, là dạng mũi hình hộp rất hiếm thấy ở người phương Đông, cứ thế thêm một vài nét cao quý vào dáng vẻ cao lớn, điển trai và đoan chính đó.
Ánh mắt của người đàn ông rất thờ ơ, tĩnh lặng như một dòng nước chết không có một gợn sóng nào cả, nhìn cô ấy một cách rất hờ hững.
Trong vài giây ngắn ngủi, trong lòng A Văn đã sinh ra cảm giác hoảng sợ, trong sự sợ hãi lại kèm theo một chút tò mò.
A Văn làm việc ở đây đã vài năm rồi, cô ấy hầu như là đã từng gặp qua tất cả các sĩ quan ngục. Nhưng vị sĩ quan cảnh sát trẻ này lại trông rất lạ mặt.
Chỉ có điều, anh ấy trông cũng đẹp trai thật đấy.
Ngay khi cô ấy đang xuất thần, vị sĩ quan cảnh sát ở trước mặt đã mở lời. Anh ấy hỏi cô ấy một cách bình thản: "Cô có việc gì?"
"Dạ, anh… Xin chào anh sĩ quan cảnh sát, tôi là nhân viên làm ở nhà ăn ở đây." A Văn cố gắng làm cho lời nói của mình được mạch lạc. Cô ấy cố rặn ra một nụ cười, đưa tay chỉ chỉ ra ngoài cổng lớn: "Bên ngoài… Ông chú ở bên ngoài đưa rau củ đến cho chúng tôi, chiếc xe bị lật mất rồi. Có rất nhiều rau củ, rơi ra đầy đất, tôi muốn qua đó giúp một tay, nếu không thì tất cả mọi người trong nhà tù sẽ phải ăn cơm… ăn cơm không đúng giờ mất. Anh mở cổng ra một chút, để tôi đi ra, được không?"
Câu nói này, mặc dù từ ngữ không được sắp xếp phù hợp và cấu trúc câu cũng có chút vấn đề, nhưng A Văn đã cố gắng hết sức của mình rồi.
Cô ấy rất ít khi giao tiếp với người khác, cứ thế lâu dần, khả năng diễn đạt của ngôn ngữ đã bị suy giảm.
Ở bên này, sau khi nghe A Văn nói xong, viên sĩ quan cảnh sát quay đầu nhìn về hướng ngón tay của cô ấy đang chỉ, nhìn thấy một chiếc xe ba bánh bị lật bên lề đường và các loại rau củ quả bị vương đầy đất..
Anh ấy không nói thêm gì nữa, đi thẳng đến phía trước, quét mặt và mở cổng sắt ra.
"Cảm… Cảm ơn anh."
A Văn cảm kích gật đầu với vị sĩ quan cảnh sát nọ rồi nhanh chân bước ra khỏi nhà tù, giúp lão Tề nhặt chỗ rau củ quả trên nền đất lên.
"Ông Tề ơi, sao, sao ông lại bị lật xe thế này?" A Văn tìm một túi lớn ở bên cạnh, ngồi xổm xuống, vừa nhặt đồ vừa tùy tiện hỏi.
"Nhắc đến cái này lại thấy bực mình!" Lão Tề giận tới trừng mắt thổi râu, nói kháy: "Chắc chắn là do thằng nhãi xui xẻo nào đó giở trò quỷ, để viên gạch ở ngay giữa đường, ông vốn dĩ đã có chứng đục thủy tinh thể, mới tờ mờ sáng như này, cái gì cũng không nhìn rõ được, đang lái xe mới không để ý một cái đã bị lật mất rồi. Haizz... Chỗ cà chua này chắc là đã bị rơi nứt hết quá nửa luôn rồi."
"Không... Không sao đâu ạ. Bị nứt rồi cũng có sao đâu, rửa sạch đi rồi xào đồ ăn, ăn.. ăn vào trong bụng cũng giống nhau cả thôi."
A Văn ngây ngô mỉm cười, an ủi lão Tề hai câu, sau đó cúi đầu xuống và tập trung vào việc nhặt rau củ quả. Nhặt rồi lại nhặt, đột nhiên trong tầm mắt của cô ấy lại xuất hiện một bàn tay thon dài mảnh khảnh.
Bàn tay ấy nhặt mấy cây súp lơ xanh lên, đưa qua cho cô ấy.
A Văn ngây người, chậm chạp ngẩng đầu lên. Là vị sĩ quan cai ngục mở cổng cho cô ấy lúc nãy.
"Anh…" A Văn mở to đôi mắt, mấp máy đôi môi, muốn nói nhưng lại thôi.
Người đàn ông không nói một lời nào cả, tiếp tục nhặt rau xanh, hai quả thanh long, một quả cam, sau đó lại im lặng nhét chúng vào cái túi ở bên cạnh chân của cô ấy.
A Văn nhìn anh ấy một lúc, rốt cục cũng nhận ra rằng viên sĩ quan cảnh sát này đang có lòng tốt giúp đỡ mình và lão Tần, nhỏ giọng nói: "Cảm ơn anh nhé, anh sĩ quan cảnh sát."
Người đàn ông ấy nghe thấy giọng nói của A Văn, hướng tầm nhìn lên trên một chút, di chuyển lên trên khuôn mặt của cô ấy.
Tuổi tác của cô gái có lẽ là không quá 25 - 26 tuổi, mặc bộ đồng phục bình thường nhất của nhân viên trong nhà ăn, để chống bám dầu và tóc rụng, trên đầu có đội một chiếc mũ vải màu trắng như bà cụ non.
Khí chất của cô ấy không hề nổi bật, dáng vẻ cũng không được coi là tốt cho lắm, lưng cũng hơi cong. Được cái, khuôn mặt khá nhỏ nhắn, bên phải khuôn mặt trắng trẻo và sạch sẽ, hình dạng của con mắt giống như một vầng trăng khuyết, nhưng toàn bộ phía bên trái của khuôn mặt ấy lại bị che khuất dưới lớp tóc mái vừa đen vừa dày, nhìn thế nào cũng không thể nhìn rõ được.
Có hơi giống với kiểu tóc trong phim hoạt hình Nhật Bản.
Người đàn ông ấy nâng cằm của A Văn lên, giọng điệu tự nhiên tùy ý: "Hướng Hoài Viễn."
A Văn ngây ra như khúc gỗ, không biết rốt cuộc là anh ấy đang nói cái gì: "Hả?"
Hướng Hoài Viễn. Đó là cái gì?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook