Có Thần Tình Sử Thành Ốc
-
1: Mỵ Nương Âu Lạc
LỜI TRƯỚC
Thời Hồng Bàng, tộc người Bách Việt sinh sống ở phía nam, hình thành nên nước Văn Lang, được trị vì bởi các đời vua Hùng.
Sau, đến đời hùng vương thứ mười tám (Hùng Duệ Vương) thì quân Tần sang xâm lược.
Lúc này Thục Vương (Thục Phán) đứng ra lãnh đạo Văn Lang, nhờ có tài thao lược của Ngài và tinh thần bất khuất của người dân mà thành công chống lại sự xâm lăng của quân Tần.
Hùng Duệ Vương cảm khái người hiền tài trung nghĩa, lại vì không có con trai nên quyết định nhường ngôi lại cho Phán.
Phán lên ngôi, lấy hiệu là An Dương Vương.
Đổi Văn Lang thành Âu Lạc.
Cho xây thành Cổ Loa và thực hiện các chính sách tiến bộ.
Từ đây người Bách Việt lại sống chan hòa như trước.
***
Mùa hè đã qua lâu nhưng vẫn còn nóng nực.
Hiếm lắm mới có một hôm trời *** mát và có gió nhẹ.
Dưới bóng cây cổ thụ lâu đời nhất trong thành Cổ Loa, một thiếu nữ đang nằm nghiêng, nửa người đè trên chiếc sạp tre nhỏ, vây quanh là mười mấy nữ bộc cùng luân phiên hầu hạ.
Thiếu nữ đang nằm trên sạp là con gái thứ hai của An Dương Vương Thục Phán, Mỵ Dung.
Mỵ Dung tên gọi Thục Tú Vân, là con gái của Đệ Nhất Vương Phi, cùng mẹ với nàng còn có một Quan Lang, tên gọi Thục Thế Huân.
Để tưởng nhớ công đức của Hùng Vương các đời, sau khi lên ngôi, Ngài đã ban cho Thế Huân hiệu là Duệ, tức Quan Duệ Lang.
Mỵ Dung, người cùng như tên.
Diện mạo của nàng quả nhiên xinh đẹp diễm lệ, đoan trang hào phóng, rực rỡ như thái dương ban trưa, uy nghiêm khiến người khác không dám ngước nhìn.
Trong mắt tất cả nhân dân Âu Lạc dù cho nàng là đứa trẻ được Lạc Thần ưu ái, là sự tồn tại không thể xúc phạm hay một kẻ kiêu ngạo, hoang phí dựa quyền cậy thế mà ngang ngược cũng không quá quan trọng.
Bởi sự kính trọng của bọn họ dành cho nàng chắc chắn không được ít hơn vị Mị Nương hiền lành hòa nhã, Mị Châu, con gái út của Thục Vương.
Mỵ Châu, năm nay chắc đã mười lăm tuổi, tên gọi Thục Tân Nguyệt.
Tuy nàng không có vẻ đẹp làm lòng người kinh ngạc như Mỵ Dung, nhưng đổi lại dung mạo cũng thanh tú, ôn nhu.
Tính tình hết sức bình dị, vô cùng gần gũi với các Lạc dân.
An Dương Vương yêu quý nhất là Mỵ Châu nhưng tin tưởng nhất lại là Mỵ Dung.
Cưng chiều, yêu quý Mỵ Châu là thuận theo lòng dân, còn Mỵ Dung lại khác, nàng đối với Thục Phán không chỉ là con gái mà còn là tri kỉ, là người mà Ngài tín nhiệm hơn cả.
Dưới bóng cổ thụ nọ vô cùng yên tĩnh, có thoáng qua cũng chỉ là cơn gió, nhẹ nhàng cuốn theo chiếc lá bay tốc lên.
Mỵ Dung trầm mình vào cảnh vật, làn váy thêu chim hạc khẽ quét xuống đất, rồi an ổn lại ngay.
Đang muốn nghỉ ngơi một lát thì tiếng bước chân huỳnh huỵch của một nô bộc từ xa chạy tới đã lọt vào tai nàng.
Người đến là Phạm Á, kẻ khá thân cận với An Dương Vương, lần này hắn được sai sử đến đây ắt phải có sự lớn nào.
Phạm Á đến trước mặt Mỵ Dung quỳ xuống, tay để lên ngực, sắc mặt nghiêm trọng nói: Triệu đường đột bái kiến không báo trước sẽ chịu phạt với Mỵ Dung sau, nhưng Vương cho đòi, nương không thể chậm trễ.
Lông mi nàng giật hai cái, mở mắt ra.
Con ngươi đen nhanh, tỉnh táo sáng suốt làm người khác nghĩ rằng kẻ vừa ngả nghiêng nằm trên chõng tre chắc chắn phải là một ai khác.
Chuyện gì?
Phạm Á nghe giọng nàng bình thản mà cả người khẩn trương hẳn lên, nói năng có chút gấp gáp: Vương muốn Mỵ Nương tới điện nghị sự.
Mỵ Dung nghe thấy nói là Thục Phán triệu liền định đứng dậy.
Cánh tay vừa mới vươn ra, một nữ bộc nhanh chóng đi tới đỡ lấy nàng.
Mỵ Dung nương theo mà đứng dậy chậm chạp.
Sau khi chỉnh lại tóc tai, lúc này nàng mới để ý tới Phạm Á vẫn đang quỳ dưới đất.
"Đứng dậy đi, triệu trở về nói với Ngài tôi sẽ đến trong chốc lát.
Dứt lời nàng xoay người hướng cung của mình mà đi tới.
- ----
Lúc này không khí tại phòng nghị sự hết sức căng thẳng, các Lạc Hầu Lạc Tướng lòng nóng như nồi nước đang sôi, chỉ muốn xông tới cung điện của Mỵ Dung ngay lập tức để bắt người.
Phạm Á vừa từ chỗ Mỵ Dung trở về, kinh hãi chưa kịp qua đi đã bị khuôn mặt như hung thần của các vị Lạc Hầu Lạc Tướng dọa cho hồn bay phách lạc.
Thục Phán lúc này hơi sức đâu để ý việc Phạm Á có sợ hãi hay không, chỉ chăm chăm để ý chuyện khác, câu nói đầu tiên khi mở miệng là hỏi về Mỵ Dung: Thế nào, Mỵ Nương có đến không?
Thật sự Phán sợ đứa con gái này của ông sẽ không đến.
Từ nhỏ Dung thông minh lạ thường, ngoài việc có thiên phú về chính trị quân sự thì nàng cũng có nhiều tài lẻ khác trong mọi mặt về cải cách ruộng đất, nâng cấp nông cụ, thông thương hàng hải.
Hay nói đâu xa, ngay cả kiến trúc thành Cổ Loa cũng là nàng vẽ nên và tiến hành xây dựng.
Thế nhưng kẻ tài năng thì thường quái gở.
Nàng mang tính cách vô cùng lập dị, nóng nảy thất thường, không cúi đầu trước bất kì ai, muốn đoán ra tâm tình e là điều không thể.
Vì không muốn người khác biết được ẩn tình trong đó mà câu chuyện về Sứ Thanh Giang giúp Vương dựng nước đã được ra đời, lưu truyền mãi trong dân gian..
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook