Cô Gái Và Hoa Cẩm Chướng
-
Chương 19
Cũng buổi chiều hôm đó, khoảng ba giờ rưỡi Nancy trở về khách sạn. Nàng những tưởng sẽ rời hý viện lúc năm giờ, vì Bertram đã gọi mọi người trong đoàn diễn đi tập dượt lần cuối cùng cho buổi tối khai mạc. Thật ra nàng cũng đã báo với Katharine rằng nàng sẽ không về nhà kịp cho bữa trà. Nhưng gã sản xuất, với một cử chỉ thân ái, bất thần thay đổi ý kiến và cho họ ra về sớm, với chỉ thị nghiêm khắc là họ phải nghỉ ngơi đặng có sức diễn vào lúc tám giờ.
Tuân lời, Nancy về nhà để nghỉ ngơi, và khi thang máy đưa nàng tới lầu mười, nàng không vào phòng đàng hoàng mà đi thẳng vào phòng ngủ của mình bằng cửa bên với ý định nằm vật xuống giường ngay. Nàng vào phòng lặng lẽ, vì nàng còn suy nghĩ đâu đây, trí óc nàng hoàn toàn để vào buổi diễn quan trọng. Và rồi thình lình nàng nghe văng vẳng tiếng người vọng ra từ phòng bên cạnh.
Để lắng nghe, nàng đứng im ngay ở giữa phòng ngủ của mình. Thoạt đầu nàng có vẻ ngạc nhiên. Nàng không tưởng là có ai đó trong phòng, và giọng nói lại chính là của Katharine và Madden. Rồi dần dần, nàng biến sắc mặt. Giọng nói ngày càng rõ hơn đối với nàng, không thể nào lầm lẫn được nữa. Madden và Katharine rõ ràng đã về trước nàng vài khắc, và bây giờ họ đang chào tạm biệt nhau. Đó là một cuộc chia tay kỳ lạ, vì rằng nó hàm chứa một ý nghĩa khác thường, và từng chữ một như búa gõ vào đầu Nancy. Vẫn đứng yên không nhúch nhích, nàng nghe thấy Madden rời khỏi phòng. Năm phút sau, Katharine cũng đi ra ngoài.
Một âm thanh thoát ra từ cổ họng Nancy nửa như thổn thức nửa như bất mãn có tính trẻ con trong lúc nhõng nhẽo. Người ngần ngật lắc lư nàng vào phòng khách, cố lẩn tránh tất cả mọi thứ nhưng vẫn không gạt bỏ được những lời đối thoại vừa lén nghe được. Nàng nhìn đăm đăm vào xung quanh. Mọi thứ quen thuộc chung quanh vẫn bình thường - nhưng có vẻ xa cách làm sao! Chris yêu dì Katharine. Đúng vậy, Chris, người sẽ làm đám cưới với nàng vào thứ Bảy này, thật sự yêu dì Katharine. Cơn giận dữ chợt trào lên trong Nancy rồi lại nguôi đi, để lại trong nàng nỗi cô đơn lạnh lẽo. Nàng vật mình nằm xuống divan, răng nghiến chặt vào môi dưới. Nàng đã nhìn thấy tất cả - dì Katharine và Madden, những nỗ lực đồng tâm của họ để duy trì hạnh phúc cho nàng. Lòng kiêu hãnh của nàng bùng lên một cách giận dữ. Nàng thấy mình thật không xứng và hẹp hòi quá. Nàng đã từng chắc chắn, quá tự kiêu và quá tự mãn. Đúng vậy, trọn cuộc đời nàng đã như thế, nhận lãnh mọi thứ vô điều kiện, không làm gì hết để đền ơn. Bây giờ, như thể có một ánh chớp loé sáng, nàng nhìn thấy mình, nhìn thấy rõ vị trí nàng phải đứng. Nàng bật khóc nức nở.
Nàng khóc được bao lâu cũng không rõ, nhưng ít ra là cơn bão trong lòng cũng đã vơi đi. Nàng trở mình nhè nhẹ, đôi mắt nàng chợt ánh lên nét kỳ lạ, thân hình rắn chắt thon thả rũ ra không sức kháng cự. Ý nghĩ của nàng xoay chuyển không mạch lạc, nhưng sức chứa đựng dường như tăng lên và mãnh liệt gấp đôi. Như thể có một phép màu, lớp vỏ của những tính khí trẻ con được nhấc ra khỏi nàng. Nàng không còn ngây thơ vặt nữa mà đã trưởng thành thật sự. Căn phòng như nổi bồng bềnh xung quanh nàng. Một cách thụ động, nàng ngắm nhìn những vạt nắng nhạt màu nhảy múa trên tường, thần trí của nàng như ngưng trệ hẳn vì những nhát đau đâm liên miên. Trong lòng nàng hoàn toàn tỉnh táo, nhưng lại chán chường biểu hiện của một sự thấu đáo chậm chạp, một sự thấu hiểu tâm linh mà nó lan tràn ra như ánh mặt trời trong phòng, và dần dần đem lại cảm giác ấm cúng cho nàng.
Cuối cùng, nàng thở dài thật sâu và cử động thân hình. Nàng ngó đồng hồ - đã gần năm giờ chiều. Với tay nàng nhấn chuông gọi đem trà tới. Khi trà đem lên, nàng uống một tách, rồi châm một điếu thuốc lá. Một lát sau, cửa phòng mở ra, và Katharine bước vào.
"Tại sao thế!" Katharine kêu lên, gỡ mũ ra và vất nó lên bàn. "Con về rồi à."
Nancy gật đầu đáp lại. "Con vừa mới về. Dì dùng trà đi." Làm cách nào mà nàng thốt ra được những lời nhẹ nhàng như thế, nàng cũng không biết nữa, nhưng nỗi trầm tĩnh đó đúng là của nàng.
Nàng rót trà, lắng tai nghe Katharine kể chuyện cập bến của chiếc tàu Europa. Upton, người mà Katharine vừa rước và đưa về khách sạn của anh ta, đang trong trạng thái hưng phấn nhất và hoàn toàn háo hức chờ đợi xem vở kịch.
Không gian ngưng đọng, rồi Katharine hỏi với một nụ cười nhạt: "Tiện thể chúng đang nói chuyện về nó, con cảm thấy tối nay diễn thế nào?"
Nancy nhìn đăm đăm lên trần nhà. "Con thấy hoàn toàn bình thường." Nàng ngừng lại. "Dì nghĩ khác sao?"
Katharine đặt tách trà xuống. "Ồ, dì không biết nữa. Dì nghĩ rằng dì có thể giúp được cho con cái gì đó."
Lại ngưng đọng. Nancy dụi điếu thuốc lá, vẫn không ngoảnh đầu lại. "Con không có gì phải chộn rộn với rượu xêret (một loại rượu trắng ở miền nam Tây Ban Nha) và bánh quy mặn cả," nàng nhận xét với nụ cười nhạt khó hiểu. "Nó thuộc về thời đại của váy phồng. Đi đôi với sự run sợ khi ra trình diễn (lần đầu tiên) và lông chim cháy xém và khóc như mưa lũ cùng với những cơn bất tỉnh." Nàng ngưng lại. "Con sẽ diễn tốt. Hy vọng là thế. Và chỉ có như thế thôi!"
Thế là Katharine phải ngưng câu chuyện ở đó. Nàng có cảm nhận ngạc nhiên về tính khí bất thường của Nancy. Nàng đã chuẩn bị tâm lý sẵn cho những cơn tính khí của buổi diễn đầu tiên. Nhưng Nancy không có dấu hiệu gì là hồi hộp cả. Nàng thật ra có hơi im lặng một cách khác thường, gần như là bất cần hậu quả.
Katharine chỉ quan tâm duy nhất tới hạnh phúc của Nancy. Chỉ vì thế nên nàng hoàn toàn không để ý tới việc thành công hay thất bại của vở kịch. Dường như đó chỉ là điểm phụ bên cạnh những vấn đề trọng đại hơn. Nàng phải đi dự lễ khai mạc vì Nancy, nhưng khi nó xong rồi, nàng phải tự mình tách khỏi mối tương quan đau khổ kia. Nàng đã quyết định xong xuôi. Con tàu Pindaric sẽ ra khơi vào thứ Bảy. Một khi đã yên vị trên tàu, nàng sẽ đóng lại chương thất tình dại dột này. Nàng có nhận xét chắc chắn, có hơi sầu thảm mà công nhận rằng Nancy và Madden sẽ tự mình giải quyết những khó khăn và nhanh chóng quên nàng đi.
Bây giờ, Katharine phải đứng dậy thay đồ. Nàng đã sắp xếp để đi ăn tối sớm với Upton tại tiệm Pierre. Đồng hồ gõ bảy tiếng, và đã đến giờ nàng phải đi. Trước khi đi, nàng hôn Nancy thắm thiết và cầu chúc cho nàng những điều tốt đẹp nhất. Một lần nữa, nàng có vẻ bối rối vì cử chỉ nhạt nhẽo vô hồn của Nancy. "Chắc con bé hồi hộp," Katharine nghĩ với vẻ cảm thông rõ rệt, "vậy mà con bé còn bày đặt để che dấu nữa chứ."
Buổi ăn tối chỉ có vài người thân hữu - ngài Đại tá Ogden và phu nhân và Bà Moran ngoài Charley và nàng ra. Katharine đã nhấn mạnh với Upton là nàng không muốn đông đảo vì nàng biết Charley là người có nhiều bạn bè ở Manhattan cũng như ở Mayfair thể nào anh ta cũng mời thật nhiều khách. Mặc dù không có gì có thể làm nguôi ngoai cơn nhức đầu dai dẳng, tại bữa tối với cung cách phục vụ chu đáo, thức ăn và rượu hảo hạng, hơn tất cả là sự dễ dãi trong giao thiệp cũng phần nào gợi nhớ cho nàng cơn đau vẫn còn đó. Họ nhà Ogden là những nhân vật quan trọng - Đại tá Ogden là một trong những ông chủ nhà băng kỳ cựu của New York; và Bà Moran, gầy gò, đen đủi, và sắc sảo là vợ của - hay như tự bà ấy hóm hỉnh tuyên bố là vợ goá của ngài pôlô - Ralph Moran, ngôi sao sáng chói của Meadowbrook và All American International (Liên Đoàn Quốc tế Mỹ). Katharine đoán là có chuyện dây dưa tình ái giữa Charley và Bà Moran, mà bây giờ chỉ đơn thuần là tình bạn hữu ở mức thấp nhất, vậy mà đây, trong cái xã hội này, sự thật đó dường như khó chấp nhận và thất bại trong việc làm nàng đau khổ không thể nào giải thích được.
Charley dường như vượt trội hơn tối hôm nay. Tạo ra một kỷ lục mới, anh xem chắc là ly của nàng lúc nào cũng đầy sâm-banh. Không bao giờ chịu im lặng lấy một giây, cuộc nói chuyện tào lao cùng với câu chuyện dễ dãi làm bàn ăn sống động hẳn ra. Đến lúc ăn tráng miệng, nụ cười của anh ta trở nên cợt nhả và những lời anh ta nói không được nghiêm túc cho lắm, nhưng đó cũng chỉ là tính cách của Charley - rộng rãi và vô hại và tự nhiên. Anh ta cứ dai dẳng trong một cuộc đàm thoại với người chiêu đãi viên về rượu về một chai rượu từ Tokay tới chuyện về cà-phê, loại hiếm và - nếu Charley và người phục vụ tin chắc - những chai rượu vang nổi tiếng cổ xưa từ hầm rượu của ngài Đại Quận Công Ferdinand. Thứ chất lỏng vàng óng thơm lừng như ngấm với chất ête hoàn toàn làm tê liệt những cảm giác tan nát của Katharine. Khi họ đứng lên chuẩn bị đi, nàng cảm thấy hơi cay đắng rằng những giây phút trong cuộc đời ô trọc này lại được trả giá để vui sướng và mất đi cảm giác, chỉ để đê mê.
Hý viện gần như đông nghẹt khi họ tới nơi, chỉ nhìn thoáng từ phòng giải lao cũng đủ biết đông đến nghẹt thở. Betram, là người theo chủ nghĩa thế giới danh tiếng và móc nối quốc tế, có đông khán giả ở New York, luôn ủng hộ ông ta - không phải là nhóm người vỗ tay thuê, bởi vì hơn một lần phòng trưng bày đã chấp thuận những yêu cầu của ông ta - nhưng ít ra, đêm khai mạc, khán giả là những nhà phê bình cũng như bạn hữu gần xa.
Từ ghế của mình ngay chính giữa cùng với dàn nhạc, Katharine nhìn xung quanh, nhận ra một vài người chuyên đi xem buổi khai mạc. Rồi ngay lập tức mắt Katharine cụp xuống. Chỗ cuối cùng trong dãy ghế của nàng, cạnh ghế của Bertram là Madden. Bì giằng xé vì buổi chiều tối bận rộn, nỗi thống khổ như đâm vào ngực nàng còn hơn cả chứng đau thắt ngực. Máu chảy đi, rồi lại chảy về đấy trên lông mày nàng. Cầm tờ chương trình trong tay mà run lẩy bẩy, nàng cúi đầu và giả vờ đọc nó. Chàng chưa nhìn thấy nàng. Chàng đi cùng với nhóm của Bertram. Chàng ăn tối ở đâu nàng cũng không biết, nhưng từ Nancy nàng biết rằng chàng sẽ đến một khi vỡ diễn kết thúc.
Rồi đèn đuốc cũng được tắt đi, và những câu chuyện trò ngưng hẳn. Với cảm giác được hồi sinh đúng lúc, Katharine ngẩng đầu lên và nhìn chăm chú lên sân khấu mà bây giờ để lộ ra khung cảnh nội thất của căn phòng ăn trong một ngôi nhà ở vùng Sussex, không có vẻ giống cho lắm. Katharine đã quá quen thuộc với vở kịch, vì nàng đã đọc qua kịch bản trong chuyến viễn du vượt đại dương rồi.
Câu chuyện thuật về một người thương gia trung niên tên là Renton, vẫn còn yêu thương thắm thiết với vợ - được Paula Brent thủ vai – là một nhân vật thiếu sinh động có hơi nham hiểm và hay xúc động vô cớ vì những chuyện tình ướt át. Vở kịch được bắt đầu lúc cô ta đang ngoại tình. Thật ra màn Một chủ yếu để phơi bày một giai đoạn lãng mạn tình tứ cùng với sự ghen tuông của Renton.
Cảnh được diễn xuất sắc, diễn viên vào vai rất hay. Mặc dù khán giả chưa thấy có gì là gay cấn. Có lẽ cảnh đầu được diễn hơi chậm. Paula Brent, đóng vai chính, được xếp hạng nhất. Cô vào vai Bà Renton như thật, xinh đẹp và ẻo lả, xôn xao mơ hồ và xuất sắc hơn mọi khi, trong tấm áo dùng trà và ánh đèn dìu dịu, với ánh mắt rực cháy và bàn tay cử động nhẹ nhàng. Nhưng Paula, trong vai trò của mình, không có gì lạ lẫm hay bối rối. Cô đã từng diễn vai đó nhiều lần. Có tiếng vỗ tay tế nhị, không gì hơn, khi màn được hạ ở cảnh một.
"Thật là hay," Upton tán thưởng nhiệt liệt. "Nhưng chúng ta chưa thấy Nancy gì hết."
Bà Ogden dướn người về trước. "Đúng là một thiếu sót, không được diễn ở cảnh một."
"Tôi không hiểu," chồng bà ta đáp lại ngụ ý. "Dường như tôi đang chờ đợi một thứ thuốc chống lại người đàn bà Brent kia. Cô ta diễn hay tuyệt, nhưng theo tôi thì, cô ấy khiến cho tôi muốn tát tai cô ấy một cái thật mạnh."
Cảnh Hai được dàn dựng ở văn phòng của Renton, vào ngày thứ Hai kế tiếp. Và tại đây, trong vai Madge Rogers, thư ký của Renton, Nancy vào sàn diễn lần đầu tiên. Khi nàng mới bước lên sân khấu, một cảm giác kỳ lạ pha trộn giữa thích thú và kiêu hãnh chợt dâng lên trong lòng Katharine. Ngay lập tức nàng thấy ngài Đại tá Ogden là đúng. Khán giả đang chờ đợi, nếu không phải là chờ Nancy, thì ít nhất cũng là một người đàn bà khác, một người đối lập với Bà Renton, và tất cả những sự cố có thể cô ấy sẽ mang đến. Hơn thế nữa, sau câu thoại đầu tiên mà Nancy diễn đạt có hơi cẩu thả, Katharine có cảm tưởng rằng cô cháu gái chưa bao giờ có một vai diễn xuất sắc như vai này. Cháu nàng luôn nhập vai tốt với nhân vật thời hiện đại, nhưng vai này dường như được sắp sẵn cho nàng. Vẻ bối rối của nàng gần như biến mất. Nàng thâu nhận tính cách của một cô thư ký bé nhỏ xinh đẹp mà cứng rắn và chau chuốt nó thành một thứ ánh sáng chói loà gần như có thể làm loá mắt mọi người. Ngược lại với vẻ cẩu thả của Bà Renton, vẻ bề ngoài của nàng sắc sảo lạ thường như cạnh của thanh thép nung.
Nàng đã phải lòng với Renton. Và khi anh chàng giản dị làm ăn chăm chỉ nhỏ bé này, với cảnh xuất hiện bơ phờ, thố lộ tình cảnh gia đình, nàng đã chủ động tấn công không khách sáo, cho anh ta biết rằng thái độ đó là sai lầm. Anh ta quá yếu lòng. Anh phải, nàng tuyên bố, trả đũa nhẹ nhàng bằng cách đi xa một khoảng thời gian với một người đàn bà khác. Không có gì có thể làm một người vợ ngờ nhanh như thế. Và với tính tự chủ táo bạo cao độ, nàng tình nguyện làm người đồng hành trong chuyến viễn du của anh ta.
"Lạy chúa tôi," Upton thì thào với Katharine. "Anh thật là không biết cô Nancy bé bỏng kia của chúng ta lại táo bạo như vậy."
Khi cảnh được diễn tiếp tục, có thể nhận thấy rằng khán giả như ngồi dựng thẳng người lên. Sự nghỉ ngơi chút đỉnh lúc ban đầu đã trôi qua. Thay vào đó, một sự căng thẳng như bao trùm cả toà nhà. Và một lần nữa, một sự lâng lâng nhanh chóng kia lại xâm chiếm lấy Katharine. Nàng bị thuyết phục bởi sự chắc chắn mà Nancy đã tuyên bố đây là cơ hội của nàng. Và bây giờ, nàng nắm bắt lấy nó. Nàng dàn trải nó ra, nàng giữ chặt chúng. Nàng làm chấn động sự nhận biết của toà nhà với vẻ thờ ơ mạnh mẽ, niềm yêu thương nồng cháy lẫn ích kỷ cho Renton, ý nguyện rực cháy của nàng là lấy tất cả những gì trong cuộc sống mà sắc đẹp và trí thông minh của nàng có thể gom lại được.
Katharine bấu lấy thành ghế nhè nhẹ. Nàng chưa bao giờ thấy Nancy diễn tốt như bây giờ. Hoàn toàn quên đi chính mình, khuôn mặt nàng ẩn hiện nhè nhẹ dưới ánh sáng dịu của thính phòng, môi nàng hé mở nho nhỏ, nàng tin rằng Nancy sẽ có một thành công đáng kể.
Màn Một được đóng lại khi Renton nửa hãnh diện nửa ngỡ ngàng chấp nhận lời đề xuất, trong tiếng vỗ tay ròn rã lớn vang mãi cho đến khi Nancy đi vào hậu trường. Thế rồi nhiều giọng nó trỗi lên. Mọi người đứng dậy, co duỗi chân tay, vẫn còn thấy hứng thú, và hỏi thăm lẫn nhau câu hỏi đầy sửng sốt bên tai Katharine.
"Cô gái ấy là ai thế?" họ bàn tán lẫn nhau. "Cô ấy là ai?" Câu hỏi đó được vang lên từ mọi phía.
Nàng là Nancy Sherwood, nàng là khám phá của Bertram. Đoạn văn quảng cáo sự hiện diện của Nancy trên tàu Pindaric lại được đề cập nhắc nhở. Tại khách sảnh và hành lang chờ đợi, chủ đề được tiếp diễn thêm, kéo rộng ra tới giới hạn của nhiều điều phỏng đoán lý thú. Chính Bertram, khuôn mặt bóng lưỡng nổi bật lên hẳn trong bộ cánh cắt tỉa khéo léo, bị bao quanh bởi một đám đông hiếu kỳ, sôi động. Khi Katharine đi ngang qua ông ta để trở về chỗ của mình, ông ta ném theo nàng một nụ cười ngụ ý.
"Không phải là tôi đã nói với cô hay sao!" ông ta thì thầm, rồi tiếp tục với vẻ bí hiểm, "và những thứ đó đều từ một cái răng nhỏ mà ra."
Mọi người đã trở lại chỗ của mình trước khi tiếng chuông thứ hai báo hiệu giờ nghi giải lao đã hết.
"Thật là một vẻ lý thú dai dẳng," Charley tuyên bố, "không có lấy cả thời gian để hút một điếu cigar."
"Cigar ư, không gì hết!" Ngài Ogden kêu lên. "Tôi muốn biết kết cục như thế nào!"
Phần lớn khán giả đều có ý nghĩ chung như vậy. Sự mong đợi chung chung như được nâng cao hẳn lên. Màn được vén lên trong sự yên lặng tuyệt đối. Tại một phòng sang trọng thuộc khách sạn Beach Hotel ở khu Littleton-on-Sea, là nơi mà Renton đi nghỉ mát cuối tuần với cô thư ký. Qua cửa sổ mở rộng, mùa hè đã đến với trời trong xanh và biển cả xa xa. Nhưng Nancy lại không có ở trên sân khấu. Bốn phút trôi qua khi Renton đang có cuộc hội đàm không lấy gì là vui vẻ lắm với người quản lý khách san. Một cảnh buồn chán như được lan ra từ phía khán giả. Và rồi Nancy xuất hiện. Một vài tiếng vỗ tay vang lên và ngưng ngay lại. Thế là quá rõ ràng, nàng đã nắm trọn khán giả ở đây.
Nàng mặc một cái áo khoác bãi biển, sọc sáng và đập vào mắt, và trong mỗi cử chỉ như ngầm chứa đựng nét tà giáo một cách vô ý. Châm một điếu thuốc lá, nàng nằm duỗi thẳng người trên sofa và trầm ngâm suy nghĩ, không giấu được vẻ thoả mãn trong lớp sơn móng chân. Rồi với giọng nói không khách khí, nàng thông báo cho Renton biết rằng vợ anh ta sẽ ly dị anh. Renton, có vẻ như chựng lại vì câu nói, tưởng rằng nàng chỉ nói đùa. Nhưng nàng không có đùa. Trong khoảng thời gian đó nàng nhận ra sự trốn chạy của Renton, không thể nào giảng hoà được với vợ anh ta, chỉ đủ thực thi yêu cầu của Bà Renton cho việc ly thân, với đầy đủ chu cấp tài chính và tinh thần mà bà ta hằng mong mỏi. Và đúng lúc đó, Bà Renton bước vào.
Cảnh kế tiếp được diễn ra bởi hai người đàn bà, Renton tạm thời bị gục ngã, là một trong những đỉnh cao của vở kịch, nhanh mạnh, lâm ly, và đầy hồi hộp. Theo như chủ ý của tác giả và người sản xuất lúc đầu, thì đoạn diễn này được thể hiện sẽ là vai diễn để đời hoàn toàn của Paula Brent trong vai Bà Renton. Cô ta, theo đúng định nghĩa của lý lẽ và kịch nghệ, là một người đàn bà thống trị, hay thù oán và đắc thắng. Nhưng một lần nữa, lý luận không thể nào lý giải được. Nancy, nổi bật lên từng hồi trong vẻ sáng tạo bí mật, đã định sẵn, từ chối ẩn mình sau nhân vật chính. Cho mỗi sự xô đẩy nàng nhận được, nàng lại bình tĩnh đối phó lại. Những câu đối thoại của nàng không được hay cho lắm như của Bà Renton, nhưng nàng lại truyền thêm cho chúng với một độc tố lạnh lùng và như chắp thêm cánh cho chúng với vẻ ác tâm ma quái làm chúng như được bay bổng trong toà nhà một cách chính xác. Cái yếu tố xung đột được đặt ra theo yêu cầu bởi cảnh này được nhân đôi và nhân lên mãi bởi một ánh chớp bất thần của những tính cách này. Cái cảm giác đó được lan truyền tới khán giả, trở nên gần như không thể xác minh được.
"Lạy Chúa tôi! Cái con quỷ bé nhỏ kia!" một vài người thì thầm sau lưng Katharine. "Cô ta hoàn toàn làm chủ vở kịch rồi."
Câu nói đó được lan ra, một luồng điện ngầm như nổi lên trên bề mặt của cảm xúc. Khi Paula Brent rời sân khấu, chỉ có vài tiếng vỗ tay rải rác. Mọi cặp mắt đều đổ dồn vào Nancy. Với người vợ đã loại ra khỏi bức tranh, nàng sử dụng tất cả ảnh hưởng của mình để chịu đựng với anh chàng Renton sầu khổ. Giải pháp rõ ràng nhất, nàng lạnh lùng đề nghị rằng anh ta nên lấy nàng. Và vào phòng ngủ để thay đồ, nàng để anh chàng suy ngẫm với tối hậu thư của nàng đặt ra.
Nhưng Renton ít ra cũng nhận ra ý định có tính toán kỹ lưỡng của nàng. Nàng đã có ý định lấy anh ta ngay từ phút ban đầu. Đứng lại nơi đây một cách mềm yếu, anh ta như chùng hẳn xuống khi nhận ra mình chỉ là nạn nhân của hai người đàn bà - vợ và tình nhân của mình. Tình trạng tiến thoái lưỡng nan này là do họ gây ra. Nhưng anh ta không thể nào chấp nhận nó được. Tuyệt vọng một cách nhanh chóng lẫn đang trên đà của sự tan vỡ ảo mộng, anh ta rút từ trong túi ra một khẩu súng lục ổ quay và tự kết liễu đời mình.
Đúng ra đó phải là đỉnh điểm của vở kịch. Nhưng bây giờ nó lại chẳng là đỉnh điểm nào hết. Nancy bước vào sân khấu lần nữa. Bertram đã nhận ra quá rõ ràng, ông thay đổi kết cục của màn Hai với thủ đoạn xảo quyệt ma mãnh có tay ấn cao. Nancy nghe được tiếng súng nổ. Nàng tiến vào từ từ, vẫn mặc áo choàng tắm, tìm thấy Renton nằm sõng xoài ở trên sàn nhà. Nàng dừng lại, khám phá ra là anh ta đã chết. Rồi theo sau là một đoạn độc diễn được thể hiện hay hơn đỉnh điểm lần đầu tiên để rồi truyền đạt nó tới mức điềm tĩnh đến lãng quên.
Trong vai diễn của Nancy, vở kịch thật là ngu xuẩn, chậm chạp với đoạn diễn kịch câm thảm thương đã làm xúc động đến đỉnh điểm cao nhất của nghệ thuật. Trước tình cảnh của một người đàn ông chết nằm đó, tính vô liêm sỉ rẻ tiền của nàng như tan vỡ ra. Nàng quỳ xuống bên cạnh anh. Những đường nét thay đổi; gương mặt, vết trang điểm và những thứ thông thường khác, được chấn động bởi nỗi đau khổ vô bờ. Nàng đã từng yêu anh. Giờ anh đã chết. Sự thật phũ phàng ập xuống như một mũi tên xuyên qua cái vỏ giả vờ bọc đồng thau. Một cách mù quáng, nàng cầm lấy tay anh và ấn vào môi mình, một cử chỉ đau thương lẫn lắng đọng làm rung cảm tới những người được mục kích. Nàng không nói một lời nào cho tới khi nàng làm một cử chỉ đầu hàng, nàng để rơi cánh tay của người đàn ông nằm chết kia, chụp lấy điện thoại và nói với giọng đứt đoạn:
"Các ông hãy đến đây nhanh lên. Có người vừa mới tự tử."
oOo
Thật là tuyệt vời. Màn nhung được đóng lại với sự yên lặng tuyệt đối, và trong ba mươi giây lòng tôn kính vô tình tạo nên sự im lặng kia được duy trì. Đỉnh cao của vở kịch quá thật và có một cảm xúc khó quên như hoà vào không mong đợi từ một cái vỏ cứng ngắc của kịch nghệ được thấm nhuần vào cổ họng của khán giả. Nhiều người ngồi không phản ứng. Rồi một tràng pháo tay như lệnh vỡ, âm nhạc được trỗi lên nhanh dần hoà trong tiếng kêu cuồng loạn tới Nancy. Cảnh tượng như một cuộc nổi loạn. Rất nhiều nhà báo đã vội chụp lấy mũ và lẻn ra khỏi ghế ngồi nhận ra đúng là một cuộc náo loạn, hơn thế nữa, là một thành công ly kỳ. Phải có một hàng tít về vụ này nếu họ biết được chuyện nào đó.
Nancy ra chào tạm biệt khán giả, tay trong tay với ngôi sao tái xanh mờ nhạt Paula Brent, và rồi một mình cúi chào đáp lại những tràng vỗ tay, vòng tay trĩu nặng hoa là hoa. Màn nhung được kéo xuống lần cuối cùng. Mọi người trong thính phòng sáng rực đang nói cười, chào hỏi lẫn nhau. Không có gì nghi ngờ quần chúng xúc động mãnh liệt như vậy. Katharine, như được nhấc ra khỏi ghế bởi thành công rực rỡ của Nancy, tim nàng vẫn còn đập mãnh liệt bởi trích đoạn đau thương đó, quay sang Upton và những người xung quanh.
"Mọi người nghĩ sao?" nàng hỏi với giọng hổn hển. "Nàng quá tuyệt, phải không?"
"Chúa Tôi!" Charley nói, sỉ mũi thật mạnh. "Phải có xem mới tin được. Tôi chưa bao giờ thấy Nancy diễn hay như vậy."
"Cô ấy thật là tuyệt vời," Bà Ogden kêu lên, mắt bà ướt đẫm nước, "tuyệt vời quá!"
Và khi khán giả đi ra khỏi ghế để ra về, tên của Nancy được nhắc đi nhắc lại trên môi từng người. Và rồi Katharine chợt cảm thấy một nhà phê bình kịch nghệ nổi tiếng ở đằng trước mặt, chen lấn trong đám đông, trao đổi trong cung cách khinh khỉnh của mình với một nhà phê bình khác thuộc tờ báo cạnh tranh đối đầu.
"Cô ta đóng hay quá," Grey đang nói chuyện. "Anh nghĩ sao hả, Saul?"
"Có lẽ vậy," Izzard cong môi lên công nhận. "Nhưng thế nào đi nữa thì cô ta chỉ là một con mèo con hỗn hào và láo xược."
"Lấy vai của Brent như thế à?"
"Chắc thế!"
"À! Brent cũng đã tới thời đi xuống rồi Saul."
"Có lẽ vậy."
"Và cô bé này cũng hay đấy chứ."
"Vâng, Walters," Izzard nhún vai sau một vài suy nghĩ cân nhắc kỹ. "Tôi có cảm giác là cô bé này sẽ hay đấy. Anh không biết đó thôi, chúng ta có rất nhiều ngôi sao sáng rực lên chói loà rồi lại đi xuống thật nhanh. Nhưng với cô này thì sẽ không có kết cục như vậy. Không, thưa ngài. Cô ta có cảm xúc thật sự và nhạy cảm quá đỗi. Và với lứa tuổi của cô ấy, ngày nay, cứ như là bắp ở Ai-Cập vậy."
Những nhà báo cũng tiến lên, có hai người đàn ông trong đó. Nhưng những câu nói sói óc của Izzard như đọng lại trong Katharine. Khi họ quẹo ra ngoài hành lang dẫn đến cửa hậu trường, họ đụng phải Madden, Bertram và một đám đông những người khác cũng vào hậu trường.
Khi họ đi qua khỏi ngưỡng cửa, nàng liếc nhìn Madden và với giọng nói hoàn toàn nhiệt tình, nàng kêu lên:
"Thật là một buổi trình diễn tuyệt hay, đúng không!"
"Vâng, nó thật là tuyệt," chàng đáp lại với tính cách hoàn toàn phù hợp với nàng. "Ngay cả Bertram cũng phải sửng sốt cao độ. Ông ta nói ông ta mong đợi nhiều, nhưng hoàn toàn không giống như thế này."
Từ làn sóng ngầm trong giọng nói của chàng và cách nhìn đó, nàng có cảm giác một mục đích rõ rệt của chàng. Một làn sóng của giải thoát hoà lẫn với u sầu trào lên trong lòng nàng. Nàng biết rằng chàng sẽ không thay đổi lời nói chàng đã thố lộ với nàng sớm trong ngày, rằng sự chấp nhận của chàng cho tình cảnh này, sự nhận thức của chàng với lòng biết ơn của chàng và của nàng là không thể huỷ bỏ được. Bên ngoài cánh cửa phòng thay đồ của Nancy họ ngừng lại, dùng dằng hồi lâu trước khi bước vào phòng như những người khác và Bertram đang ngăn chặn họ lại. Cái vẻ mặt nhân từ của Bertram đã nói rõ là bình thường, chỉ đơn giản là một phản ứng đơn giản và hơi căng thẳng cao độ của tính nghệ sĩ. Nhưng có ai ngờ trong phòng thay đồ, tại thời điểm này, phút giây huy hoàng của thành công này, chỉ còn vẳng lại tiếng nức nở nghẹn ngào của Nancy.
Tuân lời, Nancy về nhà để nghỉ ngơi, và khi thang máy đưa nàng tới lầu mười, nàng không vào phòng đàng hoàng mà đi thẳng vào phòng ngủ của mình bằng cửa bên với ý định nằm vật xuống giường ngay. Nàng vào phòng lặng lẽ, vì nàng còn suy nghĩ đâu đây, trí óc nàng hoàn toàn để vào buổi diễn quan trọng. Và rồi thình lình nàng nghe văng vẳng tiếng người vọng ra từ phòng bên cạnh.
Để lắng nghe, nàng đứng im ngay ở giữa phòng ngủ của mình. Thoạt đầu nàng có vẻ ngạc nhiên. Nàng không tưởng là có ai đó trong phòng, và giọng nói lại chính là của Katharine và Madden. Rồi dần dần, nàng biến sắc mặt. Giọng nói ngày càng rõ hơn đối với nàng, không thể nào lầm lẫn được nữa. Madden và Katharine rõ ràng đã về trước nàng vài khắc, và bây giờ họ đang chào tạm biệt nhau. Đó là một cuộc chia tay kỳ lạ, vì rằng nó hàm chứa một ý nghĩa khác thường, và từng chữ một như búa gõ vào đầu Nancy. Vẫn đứng yên không nhúch nhích, nàng nghe thấy Madden rời khỏi phòng. Năm phút sau, Katharine cũng đi ra ngoài.
Một âm thanh thoát ra từ cổ họng Nancy nửa như thổn thức nửa như bất mãn có tính trẻ con trong lúc nhõng nhẽo. Người ngần ngật lắc lư nàng vào phòng khách, cố lẩn tránh tất cả mọi thứ nhưng vẫn không gạt bỏ được những lời đối thoại vừa lén nghe được. Nàng nhìn đăm đăm vào xung quanh. Mọi thứ quen thuộc chung quanh vẫn bình thường - nhưng có vẻ xa cách làm sao! Chris yêu dì Katharine. Đúng vậy, Chris, người sẽ làm đám cưới với nàng vào thứ Bảy này, thật sự yêu dì Katharine. Cơn giận dữ chợt trào lên trong Nancy rồi lại nguôi đi, để lại trong nàng nỗi cô đơn lạnh lẽo. Nàng vật mình nằm xuống divan, răng nghiến chặt vào môi dưới. Nàng đã nhìn thấy tất cả - dì Katharine và Madden, những nỗ lực đồng tâm của họ để duy trì hạnh phúc cho nàng. Lòng kiêu hãnh của nàng bùng lên một cách giận dữ. Nàng thấy mình thật không xứng và hẹp hòi quá. Nàng đã từng chắc chắn, quá tự kiêu và quá tự mãn. Đúng vậy, trọn cuộc đời nàng đã như thế, nhận lãnh mọi thứ vô điều kiện, không làm gì hết để đền ơn. Bây giờ, như thể có một ánh chớp loé sáng, nàng nhìn thấy mình, nhìn thấy rõ vị trí nàng phải đứng. Nàng bật khóc nức nở.
Nàng khóc được bao lâu cũng không rõ, nhưng ít ra là cơn bão trong lòng cũng đã vơi đi. Nàng trở mình nhè nhẹ, đôi mắt nàng chợt ánh lên nét kỳ lạ, thân hình rắn chắt thon thả rũ ra không sức kháng cự. Ý nghĩ của nàng xoay chuyển không mạch lạc, nhưng sức chứa đựng dường như tăng lên và mãnh liệt gấp đôi. Như thể có một phép màu, lớp vỏ của những tính khí trẻ con được nhấc ra khỏi nàng. Nàng không còn ngây thơ vặt nữa mà đã trưởng thành thật sự. Căn phòng như nổi bồng bềnh xung quanh nàng. Một cách thụ động, nàng ngắm nhìn những vạt nắng nhạt màu nhảy múa trên tường, thần trí của nàng như ngưng trệ hẳn vì những nhát đau đâm liên miên. Trong lòng nàng hoàn toàn tỉnh táo, nhưng lại chán chường biểu hiện của một sự thấu đáo chậm chạp, một sự thấu hiểu tâm linh mà nó lan tràn ra như ánh mặt trời trong phòng, và dần dần đem lại cảm giác ấm cúng cho nàng.
Cuối cùng, nàng thở dài thật sâu và cử động thân hình. Nàng ngó đồng hồ - đã gần năm giờ chiều. Với tay nàng nhấn chuông gọi đem trà tới. Khi trà đem lên, nàng uống một tách, rồi châm một điếu thuốc lá. Một lát sau, cửa phòng mở ra, và Katharine bước vào.
"Tại sao thế!" Katharine kêu lên, gỡ mũ ra và vất nó lên bàn. "Con về rồi à."
Nancy gật đầu đáp lại. "Con vừa mới về. Dì dùng trà đi." Làm cách nào mà nàng thốt ra được những lời nhẹ nhàng như thế, nàng cũng không biết nữa, nhưng nỗi trầm tĩnh đó đúng là của nàng.
Nàng rót trà, lắng tai nghe Katharine kể chuyện cập bến của chiếc tàu Europa. Upton, người mà Katharine vừa rước và đưa về khách sạn của anh ta, đang trong trạng thái hưng phấn nhất và hoàn toàn háo hức chờ đợi xem vở kịch.
Không gian ngưng đọng, rồi Katharine hỏi với một nụ cười nhạt: "Tiện thể chúng đang nói chuyện về nó, con cảm thấy tối nay diễn thế nào?"
Nancy nhìn đăm đăm lên trần nhà. "Con thấy hoàn toàn bình thường." Nàng ngừng lại. "Dì nghĩ khác sao?"
Katharine đặt tách trà xuống. "Ồ, dì không biết nữa. Dì nghĩ rằng dì có thể giúp được cho con cái gì đó."
Lại ngưng đọng. Nancy dụi điếu thuốc lá, vẫn không ngoảnh đầu lại. "Con không có gì phải chộn rộn với rượu xêret (một loại rượu trắng ở miền nam Tây Ban Nha) và bánh quy mặn cả," nàng nhận xét với nụ cười nhạt khó hiểu. "Nó thuộc về thời đại của váy phồng. Đi đôi với sự run sợ khi ra trình diễn (lần đầu tiên) và lông chim cháy xém và khóc như mưa lũ cùng với những cơn bất tỉnh." Nàng ngưng lại. "Con sẽ diễn tốt. Hy vọng là thế. Và chỉ có như thế thôi!"
Thế là Katharine phải ngưng câu chuyện ở đó. Nàng có cảm nhận ngạc nhiên về tính khí bất thường của Nancy. Nàng đã chuẩn bị tâm lý sẵn cho những cơn tính khí của buổi diễn đầu tiên. Nhưng Nancy không có dấu hiệu gì là hồi hộp cả. Nàng thật ra có hơi im lặng một cách khác thường, gần như là bất cần hậu quả.
Katharine chỉ quan tâm duy nhất tới hạnh phúc của Nancy. Chỉ vì thế nên nàng hoàn toàn không để ý tới việc thành công hay thất bại của vở kịch. Dường như đó chỉ là điểm phụ bên cạnh những vấn đề trọng đại hơn. Nàng phải đi dự lễ khai mạc vì Nancy, nhưng khi nó xong rồi, nàng phải tự mình tách khỏi mối tương quan đau khổ kia. Nàng đã quyết định xong xuôi. Con tàu Pindaric sẽ ra khơi vào thứ Bảy. Một khi đã yên vị trên tàu, nàng sẽ đóng lại chương thất tình dại dột này. Nàng có nhận xét chắc chắn, có hơi sầu thảm mà công nhận rằng Nancy và Madden sẽ tự mình giải quyết những khó khăn và nhanh chóng quên nàng đi.
Bây giờ, Katharine phải đứng dậy thay đồ. Nàng đã sắp xếp để đi ăn tối sớm với Upton tại tiệm Pierre. Đồng hồ gõ bảy tiếng, và đã đến giờ nàng phải đi. Trước khi đi, nàng hôn Nancy thắm thiết và cầu chúc cho nàng những điều tốt đẹp nhất. Một lần nữa, nàng có vẻ bối rối vì cử chỉ nhạt nhẽo vô hồn của Nancy. "Chắc con bé hồi hộp," Katharine nghĩ với vẻ cảm thông rõ rệt, "vậy mà con bé còn bày đặt để che dấu nữa chứ."
Buổi ăn tối chỉ có vài người thân hữu - ngài Đại tá Ogden và phu nhân và Bà Moran ngoài Charley và nàng ra. Katharine đã nhấn mạnh với Upton là nàng không muốn đông đảo vì nàng biết Charley là người có nhiều bạn bè ở Manhattan cũng như ở Mayfair thể nào anh ta cũng mời thật nhiều khách. Mặc dù không có gì có thể làm nguôi ngoai cơn nhức đầu dai dẳng, tại bữa tối với cung cách phục vụ chu đáo, thức ăn và rượu hảo hạng, hơn tất cả là sự dễ dãi trong giao thiệp cũng phần nào gợi nhớ cho nàng cơn đau vẫn còn đó. Họ nhà Ogden là những nhân vật quan trọng - Đại tá Ogden là một trong những ông chủ nhà băng kỳ cựu của New York; và Bà Moran, gầy gò, đen đủi, và sắc sảo là vợ của - hay như tự bà ấy hóm hỉnh tuyên bố là vợ goá của ngài pôlô - Ralph Moran, ngôi sao sáng chói của Meadowbrook và All American International (Liên Đoàn Quốc tế Mỹ). Katharine đoán là có chuyện dây dưa tình ái giữa Charley và Bà Moran, mà bây giờ chỉ đơn thuần là tình bạn hữu ở mức thấp nhất, vậy mà đây, trong cái xã hội này, sự thật đó dường như khó chấp nhận và thất bại trong việc làm nàng đau khổ không thể nào giải thích được.
Charley dường như vượt trội hơn tối hôm nay. Tạo ra một kỷ lục mới, anh xem chắc là ly của nàng lúc nào cũng đầy sâm-banh. Không bao giờ chịu im lặng lấy một giây, cuộc nói chuyện tào lao cùng với câu chuyện dễ dãi làm bàn ăn sống động hẳn ra. Đến lúc ăn tráng miệng, nụ cười của anh ta trở nên cợt nhả và những lời anh ta nói không được nghiêm túc cho lắm, nhưng đó cũng chỉ là tính cách của Charley - rộng rãi và vô hại và tự nhiên. Anh ta cứ dai dẳng trong một cuộc đàm thoại với người chiêu đãi viên về rượu về một chai rượu từ Tokay tới chuyện về cà-phê, loại hiếm và - nếu Charley và người phục vụ tin chắc - những chai rượu vang nổi tiếng cổ xưa từ hầm rượu của ngài Đại Quận Công Ferdinand. Thứ chất lỏng vàng óng thơm lừng như ngấm với chất ête hoàn toàn làm tê liệt những cảm giác tan nát của Katharine. Khi họ đứng lên chuẩn bị đi, nàng cảm thấy hơi cay đắng rằng những giây phút trong cuộc đời ô trọc này lại được trả giá để vui sướng và mất đi cảm giác, chỉ để đê mê.
Hý viện gần như đông nghẹt khi họ tới nơi, chỉ nhìn thoáng từ phòng giải lao cũng đủ biết đông đến nghẹt thở. Betram, là người theo chủ nghĩa thế giới danh tiếng và móc nối quốc tế, có đông khán giả ở New York, luôn ủng hộ ông ta - không phải là nhóm người vỗ tay thuê, bởi vì hơn một lần phòng trưng bày đã chấp thuận những yêu cầu của ông ta - nhưng ít ra, đêm khai mạc, khán giả là những nhà phê bình cũng như bạn hữu gần xa.
Từ ghế của mình ngay chính giữa cùng với dàn nhạc, Katharine nhìn xung quanh, nhận ra một vài người chuyên đi xem buổi khai mạc. Rồi ngay lập tức mắt Katharine cụp xuống. Chỗ cuối cùng trong dãy ghế của nàng, cạnh ghế của Bertram là Madden. Bì giằng xé vì buổi chiều tối bận rộn, nỗi thống khổ như đâm vào ngực nàng còn hơn cả chứng đau thắt ngực. Máu chảy đi, rồi lại chảy về đấy trên lông mày nàng. Cầm tờ chương trình trong tay mà run lẩy bẩy, nàng cúi đầu và giả vờ đọc nó. Chàng chưa nhìn thấy nàng. Chàng đi cùng với nhóm của Bertram. Chàng ăn tối ở đâu nàng cũng không biết, nhưng từ Nancy nàng biết rằng chàng sẽ đến một khi vỡ diễn kết thúc.
Rồi đèn đuốc cũng được tắt đi, và những câu chuyện trò ngưng hẳn. Với cảm giác được hồi sinh đúng lúc, Katharine ngẩng đầu lên và nhìn chăm chú lên sân khấu mà bây giờ để lộ ra khung cảnh nội thất của căn phòng ăn trong một ngôi nhà ở vùng Sussex, không có vẻ giống cho lắm. Katharine đã quá quen thuộc với vở kịch, vì nàng đã đọc qua kịch bản trong chuyến viễn du vượt đại dương rồi.
Câu chuyện thuật về một người thương gia trung niên tên là Renton, vẫn còn yêu thương thắm thiết với vợ - được Paula Brent thủ vai – là một nhân vật thiếu sinh động có hơi nham hiểm và hay xúc động vô cớ vì những chuyện tình ướt át. Vở kịch được bắt đầu lúc cô ta đang ngoại tình. Thật ra màn Một chủ yếu để phơi bày một giai đoạn lãng mạn tình tứ cùng với sự ghen tuông của Renton.
Cảnh được diễn xuất sắc, diễn viên vào vai rất hay. Mặc dù khán giả chưa thấy có gì là gay cấn. Có lẽ cảnh đầu được diễn hơi chậm. Paula Brent, đóng vai chính, được xếp hạng nhất. Cô vào vai Bà Renton như thật, xinh đẹp và ẻo lả, xôn xao mơ hồ và xuất sắc hơn mọi khi, trong tấm áo dùng trà và ánh đèn dìu dịu, với ánh mắt rực cháy và bàn tay cử động nhẹ nhàng. Nhưng Paula, trong vai trò của mình, không có gì lạ lẫm hay bối rối. Cô đã từng diễn vai đó nhiều lần. Có tiếng vỗ tay tế nhị, không gì hơn, khi màn được hạ ở cảnh một.
"Thật là hay," Upton tán thưởng nhiệt liệt. "Nhưng chúng ta chưa thấy Nancy gì hết."
Bà Ogden dướn người về trước. "Đúng là một thiếu sót, không được diễn ở cảnh một."
"Tôi không hiểu," chồng bà ta đáp lại ngụ ý. "Dường như tôi đang chờ đợi một thứ thuốc chống lại người đàn bà Brent kia. Cô ta diễn hay tuyệt, nhưng theo tôi thì, cô ấy khiến cho tôi muốn tát tai cô ấy một cái thật mạnh."
Cảnh Hai được dàn dựng ở văn phòng của Renton, vào ngày thứ Hai kế tiếp. Và tại đây, trong vai Madge Rogers, thư ký của Renton, Nancy vào sàn diễn lần đầu tiên. Khi nàng mới bước lên sân khấu, một cảm giác kỳ lạ pha trộn giữa thích thú và kiêu hãnh chợt dâng lên trong lòng Katharine. Ngay lập tức nàng thấy ngài Đại tá Ogden là đúng. Khán giả đang chờ đợi, nếu không phải là chờ Nancy, thì ít nhất cũng là một người đàn bà khác, một người đối lập với Bà Renton, và tất cả những sự cố có thể cô ấy sẽ mang đến. Hơn thế nữa, sau câu thoại đầu tiên mà Nancy diễn đạt có hơi cẩu thả, Katharine có cảm tưởng rằng cô cháu gái chưa bao giờ có một vai diễn xuất sắc như vai này. Cháu nàng luôn nhập vai tốt với nhân vật thời hiện đại, nhưng vai này dường như được sắp sẵn cho nàng. Vẻ bối rối của nàng gần như biến mất. Nàng thâu nhận tính cách của một cô thư ký bé nhỏ xinh đẹp mà cứng rắn và chau chuốt nó thành một thứ ánh sáng chói loà gần như có thể làm loá mắt mọi người. Ngược lại với vẻ cẩu thả của Bà Renton, vẻ bề ngoài của nàng sắc sảo lạ thường như cạnh của thanh thép nung.
Nàng đã phải lòng với Renton. Và khi anh chàng giản dị làm ăn chăm chỉ nhỏ bé này, với cảnh xuất hiện bơ phờ, thố lộ tình cảnh gia đình, nàng đã chủ động tấn công không khách sáo, cho anh ta biết rằng thái độ đó là sai lầm. Anh ta quá yếu lòng. Anh phải, nàng tuyên bố, trả đũa nhẹ nhàng bằng cách đi xa một khoảng thời gian với một người đàn bà khác. Không có gì có thể làm một người vợ ngờ nhanh như thế. Và với tính tự chủ táo bạo cao độ, nàng tình nguyện làm người đồng hành trong chuyến viễn du của anh ta.
"Lạy chúa tôi," Upton thì thào với Katharine. "Anh thật là không biết cô Nancy bé bỏng kia của chúng ta lại táo bạo như vậy."
Khi cảnh được diễn tiếp tục, có thể nhận thấy rằng khán giả như ngồi dựng thẳng người lên. Sự nghỉ ngơi chút đỉnh lúc ban đầu đã trôi qua. Thay vào đó, một sự căng thẳng như bao trùm cả toà nhà. Và một lần nữa, một sự lâng lâng nhanh chóng kia lại xâm chiếm lấy Katharine. Nàng bị thuyết phục bởi sự chắc chắn mà Nancy đã tuyên bố đây là cơ hội của nàng. Và bây giờ, nàng nắm bắt lấy nó. Nàng dàn trải nó ra, nàng giữ chặt chúng. Nàng làm chấn động sự nhận biết của toà nhà với vẻ thờ ơ mạnh mẽ, niềm yêu thương nồng cháy lẫn ích kỷ cho Renton, ý nguyện rực cháy của nàng là lấy tất cả những gì trong cuộc sống mà sắc đẹp và trí thông minh của nàng có thể gom lại được.
Katharine bấu lấy thành ghế nhè nhẹ. Nàng chưa bao giờ thấy Nancy diễn tốt như bây giờ. Hoàn toàn quên đi chính mình, khuôn mặt nàng ẩn hiện nhè nhẹ dưới ánh sáng dịu của thính phòng, môi nàng hé mở nho nhỏ, nàng tin rằng Nancy sẽ có một thành công đáng kể.
Màn Một được đóng lại khi Renton nửa hãnh diện nửa ngỡ ngàng chấp nhận lời đề xuất, trong tiếng vỗ tay ròn rã lớn vang mãi cho đến khi Nancy đi vào hậu trường. Thế rồi nhiều giọng nó trỗi lên. Mọi người đứng dậy, co duỗi chân tay, vẫn còn thấy hứng thú, và hỏi thăm lẫn nhau câu hỏi đầy sửng sốt bên tai Katharine.
"Cô gái ấy là ai thế?" họ bàn tán lẫn nhau. "Cô ấy là ai?" Câu hỏi đó được vang lên từ mọi phía.
Nàng là Nancy Sherwood, nàng là khám phá của Bertram. Đoạn văn quảng cáo sự hiện diện của Nancy trên tàu Pindaric lại được đề cập nhắc nhở. Tại khách sảnh và hành lang chờ đợi, chủ đề được tiếp diễn thêm, kéo rộng ra tới giới hạn của nhiều điều phỏng đoán lý thú. Chính Bertram, khuôn mặt bóng lưỡng nổi bật lên hẳn trong bộ cánh cắt tỉa khéo léo, bị bao quanh bởi một đám đông hiếu kỳ, sôi động. Khi Katharine đi ngang qua ông ta để trở về chỗ của mình, ông ta ném theo nàng một nụ cười ngụ ý.
"Không phải là tôi đã nói với cô hay sao!" ông ta thì thầm, rồi tiếp tục với vẻ bí hiểm, "và những thứ đó đều từ một cái răng nhỏ mà ra."
Mọi người đã trở lại chỗ của mình trước khi tiếng chuông thứ hai báo hiệu giờ nghi giải lao đã hết.
"Thật là một vẻ lý thú dai dẳng," Charley tuyên bố, "không có lấy cả thời gian để hút một điếu cigar."
"Cigar ư, không gì hết!" Ngài Ogden kêu lên. "Tôi muốn biết kết cục như thế nào!"
Phần lớn khán giả đều có ý nghĩ chung như vậy. Sự mong đợi chung chung như được nâng cao hẳn lên. Màn được vén lên trong sự yên lặng tuyệt đối. Tại một phòng sang trọng thuộc khách sạn Beach Hotel ở khu Littleton-on-Sea, là nơi mà Renton đi nghỉ mát cuối tuần với cô thư ký. Qua cửa sổ mở rộng, mùa hè đã đến với trời trong xanh và biển cả xa xa. Nhưng Nancy lại không có ở trên sân khấu. Bốn phút trôi qua khi Renton đang có cuộc hội đàm không lấy gì là vui vẻ lắm với người quản lý khách san. Một cảnh buồn chán như được lan ra từ phía khán giả. Và rồi Nancy xuất hiện. Một vài tiếng vỗ tay vang lên và ngưng ngay lại. Thế là quá rõ ràng, nàng đã nắm trọn khán giả ở đây.
Nàng mặc một cái áo khoác bãi biển, sọc sáng và đập vào mắt, và trong mỗi cử chỉ như ngầm chứa đựng nét tà giáo một cách vô ý. Châm một điếu thuốc lá, nàng nằm duỗi thẳng người trên sofa và trầm ngâm suy nghĩ, không giấu được vẻ thoả mãn trong lớp sơn móng chân. Rồi với giọng nói không khách khí, nàng thông báo cho Renton biết rằng vợ anh ta sẽ ly dị anh. Renton, có vẻ như chựng lại vì câu nói, tưởng rằng nàng chỉ nói đùa. Nhưng nàng không có đùa. Trong khoảng thời gian đó nàng nhận ra sự trốn chạy của Renton, không thể nào giảng hoà được với vợ anh ta, chỉ đủ thực thi yêu cầu của Bà Renton cho việc ly thân, với đầy đủ chu cấp tài chính và tinh thần mà bà ta hằng mong mỏi. Và đúng lúc đó, Bà Renton bước vào.
Cảnh kế tiếp được diễn ra bởi hai người đàn bà, Renton tạm thời bị gục ngã, là một trong những đỉnh cao của vở kịch, nhanh mạnh, lâm ly, và đầy hồi hộp. Theo như chủ ý của tác giả và người sản xuất lúc đầu, thì đoạn diễn này được thể hiện sẽ là vai diễn để đời hoàn toàn của Paula Brent trong vai Bà Renton. Cô ta, theo đúng định nghĩa của lý lẽ và kịch nghệ, là một người đàn bà thống trị, hay thù oán và đắc thắng. Nhưng một lần nữa, lý luận không thể nào lý giải được. Nancy, nổi bật lên từng hồi trong vẻ sáng tạo bí mật, đã định sẵn, từ chối ẩn mình sau nhân vật chính. Cho mỗi sự xô đẩy nàng nhận được, nàng lại bình tĩnh đối phó lại. Những câu đối thoại của nàng không được hay cho lắm như của Bà Renton, nhưng nàng lại truyền thêm cho chúng với một độc tố lạnh lùng và như chắp thêm cánh cho chúng với vẻ ác tâm ma quái làm chúng như được bay bổng trong toà nhà một cách chính xác. Cái yếu tố xung đột được đặt ra theo yêu cầu bởi cảnh này được nhân đôi và nhân lên mãi bởi một ánh chớp bất thần của những tính cách này. Cái cảm giác đó được lan truyền tới khán giả, trở nên gần như không thể xác minh được.
"Lạy Chúa tôi! Cái con quỷ bé nhỏ kia!" một vài người thì thầm sau lưng Katharine. "Cô ta hoàn toàn làm chủ vở kịch rồi."
Câu nói đó được lan ra, một luồng điện ngầm như nổi lên trên bề mặt của cảm xúc. Khi Paula Brent rời sân khấu, chỉ có vài tiếng vỗ tay rải rác. Mọi cặp mắt đều đổ dồn vào Nancy. Với người vợ đã loại ra khỏi bức tranh, nàng sử dụng tất cả ảnh hưởng của mình để chịu đựng với anh chàng Renton sầu khổ. Giải pháp rõ ràng nhất, nàng lạnh lùng đề nghị rằng anh ta nên lấy nàng. Và vào phòng ngủ để thay đồ, nàng để anh chàng suy ngẫm với tối hậu thư của nàng đặt ra.
Nhưng Renton ít ra cũng nhận ra ý định có tính toán kỹ lưỡng của nàng. Nàng đã có ý định lấy anh ta ngay từ phút ban đầu. Đứng lại nơi đây một cách mềm yếu, anh ta như chùng hẳn xuống khi nhận ra mình chỉ là nạn nhân của hai người đàn bà - vợ và tình nhân của mình. Tình trạng tiến thoái lưỡng nan này là do họ gây ra. Nhưng anh ta không thể nào chấp nhận nó được. Tuyệt vọng một cách nhanh chóng lẫn đang trên đà của sự tan vỡ ảo mộng, anh ta rút từ trong túi ra một khẩu súng lục ổ quay và tự kết liễu đời mình.
Đúng ra đó phải là đỉnh điểm của vở kịch. Nhưng bây giờ nó lại chẳng là đỉnh điểm nào hết. Nancy bước vào sân khấu lần nữa. Bertram đã nhận ra quá rõ ràng, ông thay đổi kết cục của màn Hai với thủ đoạn xảo quyệt ma mãnh có tay ấn cao. Nancy nghe được tiếng súng nổ. Nàng tiến vào từ từ, vẫn mặc áo choàng tắm, tìm thấy Renton nằm sõng xoài ở trên sàn nhà. Nàng dừng lại, khám phá ra là anh ta đã chết. Rồi theo sau là một đoạn độc diễn được thể hiện hay hơn đỉnh điểm lần đầu tiên để rồi truyền đạt nó tới mức điềm tĩnh đến lãng quên.
Trong vai diễn của Nancy, vở kịch thật là ngu xuẩn, chậm chạp với đoạn diễn kịch câm thảm thương đã làm xúc động đến đỉnh điểm cao nhất của nghệ thuật. Trước tình cảnh của một người đàn ông chết nằm đó, tính vô liêm sỉ rẻ tiền của nàng như tan vỡ ra. Nàng quỳ xuống bên cạnh anh. Những đường nét thay đổi; gương mặt, vết trang điểm và những thứ thông thường khác, được chấn động bởi nỗi đau khổ vô bờ. Nàng đã từng yêu anh. Giờ anh đã chết. Sự thật phũ phàng ập xuống như một mũi tên xuyên qua cái vỏ giả vờ bọc đồng thau. Một cách mù quáng, nàng cầm lấy tay anh và ấn vào môi mình, một cử chỉ đau thương lẫn lắng đọng làm rung cảm tới những người được mục kích. Nàng không nói một lời nào cho tới khi nàng làm một cử chỉ đầu hàng, nàng để rơi cánh tay của người đàn ông nằm chết kia, chụp lấy điện thoại và nói với giọng đứt đoạn:
"Các ông hãy đến đây nhanh lên. Có người vừa mới tự tử."
oOo
Thật là tuyệt vời. Màn nhung được đóng lại với sự yên lặng tuyệt đối, và trong ba mươi giây lòng tôn kính vô tình tạo nên sự im lặng kia được duy trì. Đỉnh cao của vở kịch quá thật và có một cảm xúc khó quên như hoà vào không mong đợi từ một cái vỏ cứng ngắc của kịch nghệ được thấm nhuần vào cổ họng của khán giả. Nhiều người ngồi không phản ứng. Rồi một tràng pháo tay như lệnh vỡ, âm nhạc được trỗi lên nhanh dần hoà trong tiếng kêu cuồng loạn tới Nancy. Cảnh tượng như một cuộc nổi loạn. Rất nhiều nhà báo đã vội chụp lấy mũ và lẻn ra khỏi ghế ngồi nhận ra đúng là một cuộc náo loạn, hơn thế nữa, là một thành công ly kỳ. Phải có một hàng tít về vụ này nếu họ biết được chuyện nào đó.
Nancy ra chào tạm biệt khán giả, tay trong tay với ngôi sao tái xanh mờ nhạt Paula Brent, và rồi một mình cúi chào đáp lại những tràng vỗ tay, vòng tay trĩu nặng hoa là hoa. Màn nhung được kéo xuống lần cuối cùng. Mọi người trong thính phòng sáng rực đang nói cười, chào hỏi lẫn nhau. Không có gì nghi ngờ quần chúng xúc động mãnh liệt như vậy. Katharine, như được nhấc ra khỏi ghế bởi thành công rực rỡ của Nancy, tim nàng vẫn còn đập mãnh liệt bởi trích đoạn đau thương đó, quay sang Upton và những người xung quanh.
"Mọi người nghĩ sao?" nàng hỏi với giọng hổn hển. "Nàng quá tuyệt, phải không?"
"Chúa Tôi!" Charley nói, sỉ mũi thật mạnh. "Phải có xem mới tin được. Tôi chưa bao giờ thấy Nancy diễn hay như vậy."
"Cô ấy thật là tuyệt vời," Bà Ogden kêu lên, mắt bà ướt đẫm nước, "tuyệt vời quá!"
Và khi khán giả đi ra khỏi ghế để ra về, tên của Nancy được nhắc đi nhắc lại trên môi từng người. Và rồi Katharine chợt cảm thấy một nhà phê bình kịch nghệ nổi tiếng ở đằng trước mặt, chen lấn trong đám đông, trao đổi trong cung cách khinh khỉnh của mình với một nhà phê bình khác thuộc tờ báo cạnh tranh đối đầu.
"Cô ta đóng hay quá," Grey đang nói chuyện. "Anh nghĩ sao hả, Saul?"
"Có lẽ vậy," Izzard cong môi lên công nhận. "Nhưng thế nào đi nữa thì cô ta chỉ là một con mèo con hỗn hào và láo xược."
"Lấy vai của Brent như thế à?"
"Chắc thế!"
"À! Brent cũng đã tới thời đi xuống rồi Saul."
"Có lẽ vậy."
"Và cô bé này cũng hay đấy chứ."
"Vâng, Walters," Izzard nhún vai sau một vài suy nghĩ cân nhắc kỹ. "Tôi có cảm giác là cô bé này sẽ hay đấy. Anh không biết đó thôi, chúng ta có rất nhiều ngôi sao sáng rực lên chói loà rồi lại đi xuống thật nhanh. Nhưng với cô này thì sẽ không có kết cục như vậy. Không, thưa ngài. Cô ta có cảm xúc thật sự và nhạy cảm quá đỗi. Và với lứa tuổi của cô ấy, ngày nay, cứ như là bắp ở Ai-Cập vậy."
Những nhà báo cũng tiến lên, có hai người đàn ông trong đó. Nhưng những câu nói sói óc của Izzard như đọng lại trong Katharine. Khi họ quẹo ra ngoài hành lang dẫn đến cửa hậu trường, họ đụng phải Madden, Bertram và một đám đông những người khác cũng vào hậu trường.
Khi họ đi qua khỏi ngưỡng cửa, nàng liếc nhìn Madden và với giọng nói hoàn toàn nhiệt tình, nàng kêu lên:
"Thật là một buổi trình diễn tuyệt hay, đúng không!"
"Vâng, nó thật là tuyệt," chàng đáp lại với tính cách hoàn toàn phù hợp với nàng. "Ngay cả Bertram cũng phải sửng sốt cao độ. Ông ta nói ông ta mong đợi nhiều, nhưng hoàn toàn không giống như thế này."
Từ làn sóng ngầm trong giọng nói của chàng và cách nhìn đó, nàng có cảm giác một mục đích rõ rệt của chàng. Một làn sóng của giải thoát hoà lẫn với u sầu trào lên trong lòng nàng. Nàng biết rằng chàng sẽ không thay đổi lời nói chàng đã thố lộ với nàng sớm trong ngày, rằng sự chấp nhận của chàng cho tình cảnh này, sự nhận thức của chàng với lòng biết ơn của chàng và của nàng là không thể huỷ bỏ được. Bên ngoài cánh cửa phòng thay đồ của Nancy họ ngừng lại, dùng dằng hồi lâu trước khi bước vào phòng như những người khác và Bertram đang ngăn chặn họ lại. Cái vẻ mặt nhân từ của Bertram đã nói rõ là bình thường, chỉ đơn giản là một phản ứng đơn giản và hơi căng thẳng cao độ của tính nghệ sĩ. Nhưng có ai ngờ trong phòng thay đồ, tại thời điểm này, phút giây huy hoàng của thành công này, chỉ còn vẳng lại tiếng nức nở nghẹn ngào của Nancy.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook