Thứ Năm, 19 tháng Sáu

Chủ nhật, 29 tháng Sáu

Trong khi chờ tin Vanger có qua khỏi hay không, Blomkvist bỏ thì giờ ra xem lại các tài liệu. Anh giữ liên hệ chặt chẽ với Frode. Tối thứ Năm, Frode mang đến cho anh tin cơn đau tim trước mắt hình như đã qua.

- Hôm nay tôi đã được phép nói chuyện một lúc với ông ấy. Ông ấy muốn gặp anh càng sớm càng tốt.

Do đó khoảng 1 giờ chiều trước Đêm Giữa Mùa hè, Blomkvist lái xe đến bệnh viện Hedestad. Anh gặp một lão Birger Vanger cáu kỉnh chắn đường.

- Henrik không thể gặp một ai hết. – Ông ta nói.

- Thế thì lạ. – Blomkvist nói. – Henrik nhắn tôi là ông ấy đặc biệt muốn gặp tôi hôm nay mà.

-Anh không phải là người trong gia đình, anh không có việc ở đây.

- Ông nói đúng. Tôi không phải là thành viên gia đình. Nhưng tôi đang làm việc cho Henrik Vanger và tôi chỉ nhận lệnh của ông ấy mà thôi.

Chuyện đã có thể thành ra đôi co nếu lúc đó Frode không ở trong buồng của Henrik Vanger đi ra.

- Ô, anh đây rồi. Henrik đang hỏi anh.

Frode giữ cửa mở cho Blomkvist đi qua Birger vào buồng. Henrik Vanger trông như già thêm mười tuổi. Ông nằm mắt nhắm lim dim, một ống dưỡng khí cắm ở mũi và tóc ông lại càng bù rối hơn. Một nữ y tá ngăn Blomvist lại, một tay giữ chặt lấy cánh tay anh.

- Hai phút. Không hơn. Và không làm kinh động.

Blomkvist ngồi lên một chiếc ghế của khách để có thể nhìn thấy mặt Henrik. Anh cảm thấy một nỗi trìu mến khiến anh cũng ngạc nhiên và anh chìa tay ra để nắm nhè nhẹ bàn tay ông già.

- Tin gì không? – giọng yếu ớt.

Blomkvist gật đầu.

- Ông khỏe lên là tôi sẽ báo cáo cho ông ngay. Tôi chưa giải được bí mật nhưng tôi đã tìm ra những cái mới mẻ hơn và tôi đang lần theo một số đầu mối. Một tuần nữa, có thể hai, tôi có thể đưa ra kết quả.

Vanger chỉ có thể nhay nháy mắt, ra ý hiểu.

- Tôi phải đi một vài ngày.

Vanger nhướng lông mày lên.

- Tôi không nhảy tàu bỏ cuộc đâu. Tôi phải làm một số điều tra. Tôi đã thỏa thuận với Frode là tôi sẽ báo cáo với ông ấy. Ông thấy có được không?

- Frode là… người của tôi… trong mọi vấn đề.

Blomkvist lại bóp tay Vanger một cái.

- Mikael… nếu tôi không… tôi muốn anh làm xong công việc.

- Tôi sẽ làm xong công việc.

- Frode có… đầy…

- Henrik, tôi muốn ông khỏe lên. Tôi sẽ phát điên lên nếu ông đi và chết ngon ơ thế sau khi tôi đã có được những tiến bộ như thế này.

- Hai phút. – Cô y tá nói.

- Lần sau chúng ta sẽ nói dài dài.

Anh đi ra thì Birger Vanger đã chờ anh. Ông đặt một tay lên vai anh giữ lại.

- Tôi không muốn anh làm phiền Henrik nữa. Ông ấy rất mệt và bác sĩ dặn là chớ để cho ông ấy bị kích động hay quấy rầy.

- Tôi hiểu nỗi lo lắng của ông và tôi thông cảm. Tôi sẽ không làm phiền ông ấy.

- Ai cũng biết anh được Henrik thuê để chọc ngoáy vào cái thú vui nho nhỏ của riêng ông ấy… Harriet. Frode nói là sau khi nghe một câu chuyện của anh, ông ấy đã rất kích động và rồi thì lên cơn đau tim. Thậm chí Frode còn nói rằng anh cũng nghĩ anh đã gây ra cơn đau này.

- Tôi không còn nghĩ như thế nữa. Henrik bị tắc động mạch vành nặng. Chỉ đi đái thôi là ông ấy cũng có thể lên cơn đau tim. Tôi chắc bây giờ ông đã hiểu được như thế.

- Tôi muốn chấm dứt hẳn cái chuyện điên rồ kia đi. Anh đang quấy rối gia đình tôi.

- Tôi đã bảo ông rồi, tôi làm việc cho Henrik Vanger chứ không phải cho gia đình ông.

Rõ là Birger Vanger chưa quen với việc có người đứng cãi lại. Ông nhìn trừng trừng Blomkvist một lúc, vẻ mặt như đang đòi phải được kính trọng thì lại làm cho ông nom càng giống một con nai sừng tấm đang phồng mang trợn mắt. Ông quay đi vào buồng Henrik.

Blomkvist cố nén cười phá lên. Đây không phải là chỗ để cười to, trong hành lang bên ngoài phòng bệnh của Henrik, nơi cũng có thể biến ra thành buồng chết của ông. Nhưng anh nhớ đến một câu thơ của Lennart Hyland lấy vần theo bảng chữ cái. Đó là chữ N, nai. Và con nai sừng tấm trơ trọi mỗi mình bèn cười vang trong khu rừng đốn trụi.

Anh đâm bổ phải Cecilia Vanger ở sảnh bệnh viện. Từ khi chị bỏ dở cuộc du lịch trở về, anh đã gọi vào di động của chị có tới chục lần nhưng chị không nhận và cũng không gọi lại. Và chị cũng không bao giờ ở nhà – trên đảo Hedeby, bất cứ lúc nào anh qua đó và gõ cửa.

- Chào, Cecilia, - anh nói. – Henrik bị thế này tôi rất buồn.

- Cảm ơn. – Chị nói.

- Chúng ta cần nói chuyện.

- Tôi xin lỗi đã đóng cửa im ỉm như thế với anh. Tôi hiểu là chắc anh sẽ cáu nhưng những ngày ấy tôi không rảnh.

Mikael mỉm cười, để tay lên cánh tay chị.

- Khoan, chị hiểu lầm rồi. Tôi không cáu tí nào cả. Tôi đang mong chúng ta có thể là bạn. Chúng ta có thể uống cà phê được không? – Anh hất đầu về phía quán cà phê trong bệnh viện.

Cecilia ngập ngừng.

- Hôm nay thì không, tôi cần phải gặp Henrik.

- OK. Nhưng tôi vẫn cần nói chuyện với chị. Thuần túy về nghiệp vụ thôi.

- Thế nghĩa là làm sao? – Chị thình lình cảnh giác.

- Chị có nhớ lần đầu tiên chúng ta gặp nhau, hôm chị đến căn nhà gỗ hồi tháng Giêng không? Tôi nói là chúng ta đang nói những chuyện không được ghi nhớ và nếu tôi thật sự cần hỏi chị một câu nào đó thì tôi sẽ bảo chị. Chuyện liên quan đến Harriet.

Cecilia bỗng cáu đỏ mặt lên.

- Anh đúng thật là những cái bẫy chết rấp.

- Cecilia, tôi tìm ra một điều mà tôi thật sự cần nói với chị về nó.

Chị ra xa anh một bước.

- Anh không nhận thấy với Henrik thì việc săn lùng khốn kiếp cái cô Harriet đáng nguyền rủa kia chỉ là cách để cho đầu óc hoạt động lên rồi phải chữa bệnh hay sao? Anh không thấy là ông ấy có thể ngay ở đây và điều cuối cùng mà ông ấy cần là được ngất ngư phen nữa và được chất cho đầy hy vọng giả tạo và…

- Đó có thể là cái thú vui riêng của Henrik nhưng trước kia một ai đó từng phải loay hoay mất nhiều thời gian thì hiện đang có nhiều tư liệu hơn nữa để đi tiếp đây. Có những câu hỏi hiện đang cần được trả lời.

- Nếu Henrik chết, cuộc điều tra này sẽ chấm dứt lập tức ngay. Lúc ấy anh sẽ đi ra ở trên cái mông đít bẩn thỉu đa sầu đa cảm sính điều tra của anh. – Cecilia nói và đi.

Mọi thứ đều đóng kín. Hedestad thực tế vắng tanh, người dân hình như đã lui cả về với những cây nêu được dựng lên vào lễ Giữa Mùa hè ở những căn nhà gỗ mùa hè của họ. Blomkvist đến sân trời. Stadhotel đang mở cửa và anh có thể gọi cà phê, bánh mì kẹp và đọc báo buổi chiều ở đó. Chả có trò gì quan trọng xảy ra ở cái thế giới này.

Anh đặt báo xuống, nghĩ đến Cecilia Vanger. Anh chưa hề nói với ai – trừ mỗi với Salander - rằng chị là người đã mở cửa sổ buồng Hariet. Anh sợ như thế sẽ làm cho chị bị nghi ngờ và anh thì không muốn làm tổn thương chị. Nhưng câu hỏi thì sớm muộn cũng vẫn sẽ đặt ra thôi.

Anh ngồi ở sân trời một giờ đồng hồ rồi quyết định xếp tất cả vấn đề này sang bên để dành Đêm Giữa Mùa hè cho một cái gì đó chứ không phải là gia đình Vanger. Di động của anh im lặng. Berger ở tít xa đang vui vầy với chồng tại một nơi nào đó và anh thì chả có ai mà chuyện trò với cả.

Anh quay về đảo Hedeby vào quãng 4 giờ chiều và có một quyết định khác nữa – cai thuốc. Anh vẫn tập tành đều đặn ngay từ lúc làm nghĩa vụ quân sự, ở nhà thể dục thể thao lẫn ở dọc đường Soder Malarstrand, nơi anh chạy bộ nhưng lại đã để tuột mất thói quen này khi có các vấn đề với Wennerstrom. Anh lại bắt đầu rèn luyện thân thể ở nhà tù Rullaker, phần lớn coi như để điều trị. Nhưng từ khi ra tù hầu như anh không tập nữa. Đã đến lúc lại bắt đầu lại thôi. Anh mặc quần áo chạy vào, đi lững thững dọc con đường dẫn đến căn nhà gỗ của Gottfried, quay ra Pháo đài rồi làm một cuốc chạy điền dã gay go hơn. Từ khi làm lính anh đã chạy không có định hướng nhưng anh luôn nghĩ rằng chạy qua vùng rừng cây thì thú vị hơn là chạy trên đường đua bằng phẳng. Anh men theo hàng rào vòng qua Ostergarden quay về làng. Anh đau nhừ người và thở đứt cả hơi lúc làm nốt những bước cuối cùng về nhà khách.

6 giờ, anh tắm. Anh luộc mấy củ khoai tây và có bánh sandwich với cá trích dầm trong sốt mù tạt cùng rau thơm và trứng ở trên một cái bàn ọp ẹp bên ngoài căn nhà gỗ, trông sang cầu. Anh rót một cốc rượu aquavit và uống tự chúc mừng mình. Sau đó anh mở một truyện án mạng của Val McDermind có tên là Những nàng tiên cá ca hát.

Quãng 7 giờ, Frode lái xe đến, ngồi phịch xuống đối diện anh ở bên kia bàn. Blomkvist rót cho ông một li aquavit Skane.

- Hôm nay anh khuấy lên vài cơn xúc động khá là mạnh đấy. – Frode nói.

- Tôi có thể thấy được.

- Birger là một lão ngu vênh váo ta đây.

- Tôi biết.

- Cecilia thì không ngu mà là phát khùng lên.

- Tôi hiểu được. Thế ông bảo gì với chị ấy?

Frode nhìn cốc pha lê rượu Skane rồi uống hết một hơi.

- Tôi trả lời là Henrik đã cho tôi những chỉ thị rõ ràng về công việc mà ông ấy muốn anh làm. Chừng nào ông ấy chưa thay đổi các chỉ thị ấy thì anh còn cứ được mướn theo đúng các điều khoản trong hợp đồng của anh. Tôi mong anh hết sức cố gắng làm trọn phần của anh ở trong hợp đồng.

Blomkvist ngửa mặt nhìn trời, các đám mây mưa đã bắt đầu tụ lại.

- Vẻ như đang ủ bão. – Frode nói. – Nếu gió quá mạnh thì đừng ngại, tôi sẽ lo liệu cho anh.

- Cảm ơn ông.

Họ ngồi im lặng một lúc.

- Có thể cho tôi uống được nữa không?

Chỉ vài phút sau khi Frode lái xe đi, Martin Vanger lái xe đến đỗ vào bên đường trước căn nhà gỗ nhỏ. Anh vừa bước tới vừa chào. Mikael chúc anh ta một kỳ nghỉ giữa hè vui vẻ rồi hỏi anh ta có thích uống không.

- Không. Tôi không uống thì tốt hơn. Tôi đến đây chỉ là để thay quần áo rồi tôi sẽ quay về thị trấn qua tối với Eva.

Blomkvist chờ.

- Tôi đã nói chuyện với Cecilia. Chị ấy bây giờ hơi căng đầu chút chút, chị ấy với Henrik vốn luôn thân nhau. Tôi mong anh bỏ qua cho nếu chị ấy có nói cái gì đó … không được dễ chịu.

- Tôi rất mến Cecilia.

- Tôi biết thế. Nhưng chị ấy có thể khó tính. Tôi chỉ muốn anh biết rằng chị ấy rất phản đối việc anh tiếp tục đào sâu vào quá khứ của chúng tôi.

Blomkvist thở dài. Hinh như ai ở Hedestad cũng đều hiểu tại sao Henrik Vanger đã mướn anh.

- Anh thấy sao?

- Việc với Harriet này là nỗi ám ảnh của Henrik đã hàng chục năm nay. Tôi không biết… Harriet là em tôi nhưng không hiểu sao cứ cảm thấy tất cả đã xa xôi lắm rồi. Frode nói anh có một hợp đồng mà chỉ có Henrik mới hủy được và tôi sợ trong tình hình của chú ấy hiện nay thì việc đó sẽ có hại hơn là có lợi.

- Vậy anh muốn tôi tiếp tục?

- Anh đã có thêm tiến bộ nào chưa?

- Tôi xin lỗi, Martin, nếu tôi nói với anh một điều gì mà không có sự cho phép của Henrik thì tôi vi phạm hợp đồng.

- Tôi hiểu.- Thình lình Martin mỉm cười. – Henrik có tí nào cái chất người tạo phản cuồng tín. Nhưng trên hết tôi không muốn anh nống không cần thiết các hy vọng của chú ấy lên.

- Tôi không làm thế.

- Tốt… Nhân đây, để thay đề tài, chúng tôi hiện đang có một hợp đồng khác cần xem xét. Ta biết rằng nếu Henrik ốm không thể trong một thời gian ngắn làm trọn phận sự của chú ấy trong ban lãnh đạo của Millennium thì trách nhiệm của tôi là thay thế chú ấy.

Mikael chờ.

- Tôi cho là chúng ta nên có một hội nghị ban lãnh đạo để xem tình hình.

- Ý kiến ấy hay. Nhưng như tôi biết thì đã quyết định là tới tháng Tám mới họp ban lãnh đạo.

- Tôi biết thế nhưng có lẽ chúng ta nên họp sớm lên?

Blomkvist mỉm cười lịch sự.

- Anh đúng là đang nói lầm phải đối tượng. Lúc này tôi không ở trong ban lãnh đạo. Anh nên liên hệ với Erika Berger. Chị ấy biết Henrik đã bị ốm.

Martin Vanger không ngờ tới câu trả lời này.

- Anh đúng, dĩ nhiên. Tôi sẽ nói với chị ấy. – Anh vỗ vai Blomkvist, chào tạm biệt rồi đi.

Chưa nói ra cái gì cụ thể nhưng đe dọa đã lượn lờ trong không khí. Martin đã đặt Millennium lên bàn cân. Một lát sau, Blomkvist rót cho mình một ly nữa rồi nhặt quyển của Van McDermind lên.

Con mèo nâu đốm đến chào và cọ người vào chân anh. Anh nhấc nó lên, gãi vào sau tai nó.

- Hai ta có một Đêm Giữa Mùa hè đáng ngán, đúng không? – anh nói.

Khi trời mưa, anh vào nhà, lên giường. Con mèo thích ở bên ngoài.

Đêm giữa mùa hè, Salander đem chiếc Kawasaki ra rồi bỏ cả ngày trông nom sửa sang cho nó. Một chiếc 125 phân phối hạng nhẹ không phải là một xe máy mạnh nhất thế giới nhưng nó là của cô, và cô điều khiển được nó. Cô đã phục hồi nó, từng đắm say một thời, và cô đã sửa cho nó vượt khỏi giới hạn chỉ một chút. Chiều, cô đội mũ bảo hiểm và mặc bộ đồ da vào rồi lái nó đi Nhà Dưỡng lão Appelviken, ở đây cô qua buổi tối cùng với mẹ tại quảng trường. Cô cảm thấy băn khoăn và tội lỗi cắn rứt. Mẹ cô xem ra xa vời hơn trước. Cả ba tiếng đồng hồ buổi tối hai mẹ con nói với nhau được có vài lời và khi nói thì mẹ hình như không biết là đang nói với ai.

Blomkvist phí toi mấy ngày cố nhận dạng chiếc xe mang các biển số AC. Sau nhiều rắc rối và cuối cùng nhờ hỏi một thợ cơ khí về hưu ở Hedestad, anh đã đi tới kết luận chiếc xe ấy là một chiếc Ford Anglia trong năm 1966 mà mang biển đăng ký bắt đầu bằng AC3. Cuối cùng người ta bảo rằng anh có thể làm được một cuộc “khai quật khảo cổ học” như vậy trong sổ đăng ký nhưng rất mất thời gian và vượt ra ngoài ranh giới của cái việc có thể được coi là thông tin công cộng.

Phải vài ngày sau Ngày Giữa Mùa hè, Blomkvist mới ngồi vào chiếc Volvo mượn đi lên phía bắc trên đường số E4. Anh đi thư nhàn. Ngay sau cầu Harnodsand, anh dừng lại để uống cà phê ở một hiệu bánh ngọt tại Vesterlund.

Chỗ đỗ sau là Umea, ở đây anh cho xe vào một quán trọ và có tờ nhật báo số đặt biệt. Anh mua một bản đồ đường sá, rồi đi tiếp tới Skelleftea, ở đây anh rẽ sang Norsjo. Quãng 6 giờ tối anh lấy một buồng ở khách sạn Norsjo.

Anh bắt đầu cuộc tìm kiếm sáng sớm hôm sau. Cửa hàng đồ mộc Norsjo không có ở trong danh bạ điện thoại. Một nhân viên tiếp tân ở khách sạn Polar, một cô gái trạc hai mươi tuổi chưa hề nghe thấy cái món kinh doanh này bao giờ.

- Tôi nên hỏi ai?

Cô nhân viên bối rối vài giây cho tới khi mặt cô bừng sáng lên và bảo rằng cô sẽ gọi bố cô. Hai phút sau cô trở lại nói cửa hàng mộc kia đã đóng cửa từ đầu những năm 80. Nếu anh muốn nói chuyện với một ai đó biết nhiều hơn về việc này thì anh nên đi gặp một người Miến Điện nào đó, người này là một đốc công và hiện đang sống ở một phố gọi là Solvandan.

Norsjo là một thị trấn nhỏ với một phố chính, có cái tên gọi Storgatan khá thích hợp, chạy xuyên qua cộng đồng này. Các cửa hàng nằm dọc hai bên đường với những phổ ở bên cách biệt ra gồm các nhà ở của dân. Ở đầu đằng đông có một khu công nghiệp nhỏ và một chuồng ngựa; ở đầu đằng tây sừng sững một nhà thờ bằng gỗ đẹp khác thường. Blomkvist để ý thấy ngôi làng cũng có một nhà thờ Truyền giáo và một nhà thờ Pentecost. Một biểu ngữ ở bảng tin tại trạm xe buýt quảng cáo cho một bảo tàng về săn bắn và một bảo tàng về trượt tuyết. Một tờ quảng cáo còn sót lại thông báo Veronika sẽ hát ở bãi đất hội chợ vào Ngày Giữa Mùa hè. Anh có thể đi từ đầu làng đằng kia mất chưa đầy hai chục phút.

Gồm những nhà cho gia đình độc thân, cái phố này có tên Solvandan và ở cách khách sạn chỉ chừng năm phút. Khi Blomkvist bấm chuông không có ai trả lời. Lúc này 9 rưỡi sáng, anh cho rằng người Miến Điện đã đi làm, hay nếu đã về hưu thì đang ra ngoài loanh quanh. Chỗ đỗ sau là một cửa hàng ngũ kim ở Storgatan. Anh lý sự rằng bất kỳ ai ở Norsjo đây thì sớm muộn ắt đều phải đến viếng thăm nhà ngũ kim. Có hai nhân viên bán hàng trong cửa hiệu. Blomkvist chọn người nhiều tuổi hơn, có lẽ năm chục hay hơn.

- Tôi đang tìm một cặp chắc là đã sống ở Norsjo ta trong những năm 60. Người đàn ông chắc là làm cho cửa hàng đồ mộc Norsjo, tôi không biết tên của họ nhưng tôi có hai bức ảnh chụp năm 1966.

Nhân viên này xem ảnh một lúc lâu nhưng cuối cùng lắc đầu nói ông không nhận ra được cả hai người trong ảnh. Bữa trưa, anh ăn một cái bánh burger với xúc xích nóng gần trạm xe buýt. Anh thôi không hỏi các cửa hàng mà đi qua nhà thị chính, thư viện và hiệu thuốc. Đồn cảnh sát trống không và anh bắt đầu cầu âu đến gặp những người nhiều tuổi. Đầu buổi chiều anh hỏi hai người phụ nữ trẻ: Họ không nhận ra được hai người trong ảnh nhưng đã có một ý hay.

- Nếu ảnh chụp năm 1966 thì người trong ảnh nay cũng cỡ sáu chục rồi. Sao ông không đến nhà nghỉ hưu ở Solbacka mà hỏi ở đấy xem?

Blomkvist tự giới thiệu với người phụ nữ trực ở nhà dành cho người nghỉ hưu, nói rõ điều anh muốn biết. Bà nghi ngờ nhìn anh lừ lừ nhưng cuối cùng thì tự cho phép là có thể cho lời của anh lọt vào tai bà được. Bà dẫn anh đến phòng sinh hoạt chung, ở đây anh bỏ nửa giờ ra cho một nhóm những người có tuổi xem các bức ảnh. Họ rất muốn giúp đỡ nhưng không ai nhận ra được cặp đàn ông đàn bà này.

5 giờ chiều anh quay về Solvandan, gõ cửa nhà người Miến Điện. Lần này anh may mắn hơn. Hai vợ chồng người Miến Điện đều đã về hưu và cả ngày họ ra ngoài. Họ mời anh vào trong bếp, người chồng nhanh nhẹn pha cà phê trong khi Blomkvist nói về việc đi quẩn đi quanh của mình. Giống như mọi mưu toan hôm đó, anh lại hay tay trắng. Người Miến Điện gãi gãi đầu, châm tẩu thuốc, rồi sau một lúc thì kết luận ông ta không nhận ra hai người trong ảnh. Hai người Miến Điện nói với nhau rành rành bằng tiếng địa phương. Norsjo và Blomkvist thỉnh thoảng có chỗ không hiểu họ nói gì. Người vợ nhận xét người phụ nữ trong ảnh có knovelhara tức là có “tóc uốn quăn”.

- Nhưng ông nói đúng, đúng đấy là một quảng cáo của cửa hiệu đồ mộc, - chồng bà ta nói. – Ông nhận ra được là thông minh đấy. Nhưng vấn đề là chúng ta hãy nên đem đi chìa cái quảng cáo này cho khắp mọi nơi. Cho những nhà đấu thầu, những người mua hay cung cấp gỗ xúc, thợ làm đồ nội thất, thợ máy, mọi kiểu.

- Tìm cái đôi này hóa ra lại gay hơn tôi tưởng.

- Tại sao ông lại muốn tìm họ?

Blomkvist đã quyết định nói sự thật nếu có ai đó hỏi anh. Đặt ra chuyện gì về cặp đàn ông đàn bà trong ảnh này thì nghe cũng đều giả và gây ra hoang mang.

- Chuyện này dài. Tôi đang điều tra một vụ án mạng xảy ra ở Hedestad năm 1966 và tôi nghĩ là có một khả năng, tuy rất nhỏ thôi, là hai người trong ảnh này có thể đã trông thấy cái điều xảy ra. Họ không phải là những người bị tình nghi và tôi nghĩ có khi họ cũng không biết là họ lại có thông tin có thể giải quyết được vụ án mạng này.

- Án mạng?

- Án mạng thế nào?

- Tôi xin lỗi, nhưng tôi không thể bảo hơn cho ông bà được nữa. Tôi biết là sau gần bốn chục năm một người đến tận đây cố tìm ra hai người trong ảnh này thì nghe là chuyện rất kỳ, nhưng vụ này vẫn chưa được giải quyết và phải muộn hơn nữa sau này thì các sự việc mới sẽ ra được với ánh sáng.

- Tôi hiểu. Đúng, cái việc ông đang làm này chắc chắn là nó lạ rồi.

- Bao nhiêu người đã làm việc ở cửa hàng gỗ ấy?

- Nhân công bình thường là bốn chục hay hơn. Tôi làm ở đây năm tôi mười bảy, hồi giữa những năm 50, cho đến khi cửa hiệu đóng cửa. Rồi tôi làm chủ thầu. – Ông Miến Điện nghĩ một lúc. – Tôi có thể nói với ông nhiều đến như vậy đấy. Người đàn ông trong ảnh không làm ở đó bao giờ. Có thể ông ta là một người thầu nhưng nếu thế thì tôi nhận ra được chứ. Nhưng có thể có một khả năng khác. Có thể bố ông ta hay một họ hàng nào của ông ta đã làm ở cửa hiệu và chiếc xe thì không phải là của ông ta.

Mikael gật.

- Tôi nhận ra thấy nhiều khả năng. Ông có gợi ý về một ai đó mà tôi có thể nói chuyện được với không?

- Có. – người Miến Điện gật đầu nói. – Sáng mai ông đến đây rồi chúng ta đi gặp và nói chuyện với một số người già.

Salander đang đối mặt với một vấn đề về phương pháp luận có một tầm quan trọng nào đó. Cô là một chuyên gia đào bới thông tin về một người nào đó nhưng với một con người đang sống thì điểm xuất phát của cô luôn là một tên gọi và một con số bảo hiểm xã hội. Nếu cá nhân có tên trong một hồ sơ máy tính, mà mấy ai tránh khỏi được chuyện đó, thì cá nhân đó liền nhanh chóng đổ bộ ngay vào tầm lưới mạng nhện của cô. Nếu cá nhân sở hữu một máy tính với một kết nối Internet, một địa chỉ email, và có thể cả một chỗ trên trang web nữa thì gần như cầm chắc là hắn đã phải chịu một kiểu điều tra đặc biệc của cô, không chóng thì chày các bí mật sâu đến tận củ tỉ của hắn cũng sẽ bị cô moi ra bằng hết. Việc cô nhận làm cho Blomkvist lại gần như khác hẳn. Nói đơn giản thì công việc này là nhận dạng ra bốn con số bảo hiểm xã hội, dựa trên một dữ liệu cực kỳ mơ hồ. Thêm vào, phần lớn các cá nhân này đều đã chết vài thập niên trước. Vậy chắc là họ không có ở trong một hồ sơ máy tính nào.

Dựa trên vụ Rebecka Jacobsson, lập luận của Blomkvist là các cá nhân này đã là nạn nhân của một tên giết người. Có nghĩa là những cuộc điều tra không kết quả của cảnh sát cũng đã có phát hiện ra họ. Các vụ án mạng này lại không có các đầu mối về địa điể và thời gian xảy ra, trừ đó là vào năm 1966. Xét về nghiệp vụ điều tra mà nói, cô đang đối mặt với một tình hình hoàn toàn mới.

Vậy ta làm việc này như thế nào đây?

Cô kéo ô tìm kiếm của Google lên, đánh máy các từ khóa [Magda] + [án mạng]. Đây là hình thức tìm kiếm đơn giản nhất cô có thể làm. Cô ngạc nhiên thấy ngay tức thì đã mở được đột phá ở cuộc điều tra. Thắng lợi đầu tiên của cô là các danh sách liệt kê chương trình cho kênh truyền hình Varmland ở Karlstad, quảng cáo một đoạn trong các xê ri “Các Vụ án mạng Varmland” được phát đi trong năm 1999. Sau đó cô tìm thấy ở trong Varmlands Folkblad một ghi nhận ngắn ngủn về danh sách liệt kê chương trình tivi.

Trong các xê ri “Các Vụ án mạng ở Varmland”, chủ đề chú ý bây giờ quay vào Magda Lovisa Sjoberg ở Ranmotrask, một bí mật về vụ án mạng khủng khiếp từng làm cảnh sát Karstad bắn lên nhiều chục năm trước đây.

Tháng Tư năm 1966, người ta tìm thấy người vợ bốn mươi sáu tuổi của một chủ trại bị giết ở trong nhà kho của gia đình. Phóng viên Claes Gunnars miêu tả những giờ cuối cùng của bà và việc cảnh sát tìm kiếm vô hiệu tên sát nhân. Vụ án đã khuấy động dư luận xã hội lúc đó, người ta đã trình bày nhiều lập luận về kẻ gây ác là ai. Một người họ hàng sẽ xuất hiện trên màn hình để nói về cuộc đời của người ấy đã bị hủy hoại làm sao khi bị kết tội là thủ phạm. 8 giờ tối.

Cô tìm được nhiều thông tin thực chất hơn ở trong bài báo “Vụ Lovisa làm chấn động toàn bộ đồng quê” đăng trên tạp chí Varmlandskultur. Tất cả các bài viết của tạp chí đã được đưa lên Net. Rõ ràng là viết với một giọng văn hoạt, chuyện trò và xúi giục, bài báo miêu tả việc chồng của Lovisa Sjoberg, người đốn gỗ Holger Sjoberg đã tìm thấy vợ chết khi ông đi làm về vào khoảng 5 giờ. Bà đã bị xâm hại tình dục tàn bạo, bị đâm và cuối cùng bị giết bằng những răng đinh ba. Vụ án mạng xảy ra trong nhà kho của gia đình nhưng cái khơi gợi chú ý nhất là sau khi giết, kẻ gây ác đã trói bà ở tư thế quỳ bên cạnh chuồng ngựa. Về sau còn phát hiện một trong những gia súc trong nhà, một con bò, đã bị đâm một nhát vào bên cổ.

Ban đầu người chồng bị nghi là thủ phạm nhưng từ 6 giờ sáng hôm ấy ông cùng làm việc với các thợ đốn gỗ tại một khu rừng thưa cách nhà ông hai mươi lăm dặm. Có thể xác minh bà Lovisa Sjoberg vẫn còn sống vào; khu trại ở cách nhà láng giềng gần nhất non nửa cây số.

Sau khi buông người chồng nghi can, điều tra của cảnh sát tập trung vào người cháu hai mươi ba tuổi của nạn nhân. Anh ta hay bị pháp luật hỏi han, nghèo xác xơ, nhiều lần đã phải vay bà dì mình những món tiền còm. Bằng chứng ngoại phạm của người cháu hơi bị yếu, anh ta đã bị bắt tạm giam một thời gian nhưng được tha vì thiếu bằng chứng. Tuy thế, dân làng nhiều người vẫn nghĩ chắc chắn nhiều phần anh cháu là thủ phạm.

Cảnh sát theo một đầu mối khác. Một phần điều tra dành cho tìm kiếm một người bán hàng rong đã được trông thấy ở trong khu vực; cũng có đồn rằng một nhóm “người Digan ăn cắp” đã làm một loạt đột nhập. Không bao giờ giải thích tại sao gây ra một vụ án mạng dã man, liên quan đến hãm hiếp mà họ lại không tháu đi một thứ gì cả.

Một dạo, nghi ngờ lại chĩa vào một người hàng xóm ở trong làng, một người độc thân thời trẻ đã bị nghi về một vụ án mạng cho là có liên quan đến tính dục cùng giới – lúc ấy còn là thói trừng phạt tính dục cùng giới – và theo nhiều xác nhận thì anh ta có vẻ “ngô ngố”. Cũng không giải thích nốt tại sao một người được coi là làm tình với đàn ông mà lại gây ra một vụ án tính dục với một phụ nữ. Các đầu mối này, kể cả các cái khác nữa, đều không dẫn đến một kết án nào.

Salander nghĩ có một liên hệ rõ ràng với bản danh sách ở trong quyển sổ tay của Harriet. Leviticus 20:16 nói: “Nếu một người đàn bà lại gần và nằm với một con thú thì ngươi phải giết người đàn bà cùng con thú; chúng phải bị xử chết, chúng phải bị nhuốm máu chính chúng”. Không thể là một trùng hợp ngẫu nhiên việc vợ một chủ trại với tên là Magda lại được tìm thấy bị giết ở trong một nhà kho, thân thể được xếp đặt như thế, và bị trói ở trong một chuồng ngựa.

Vấn đề là tại sao Harriet viết tên Magda chứ không phải là Lovisa dù rõ ràng Lovisa là tên của nạn nhân. Nếu tên họ của bà ta không được đưa đầy đủ lên trong chương trình tivi thì Salander cũng đã để lọt mắt.

Và câu hỏi quan trọng hơn nữa dĩ nhiên là: có mối liên hệ nào giữa vụ giết Rebecka năm 1949, vụ giết Magda Lovisa năm 1960 và vụ Harriet mất tích năm 1966 không?

Sáng thứ bảy, người Miến Điện đưa Blomkvist đi một tua nhiều nơi ở Norsjo. Buổi sáng họ đến năm người làm công trước kia nhưng hiện sống gần nhà người Miến Điện, đi bộ có thể đến được nhau. Ai cũng mời họ cà phê. Tất cả đều xem kỹ ảnh rồi lắc đầu.

Sau bữa cơm trưa đơn giản ở nhà người Miến Điện, họ lên xe đi. Họ thăm bốn ngôi làng gần Norsjo, nhiều người làm công trước kia của cửa hiệu đồ gỗ hiện sống ở đây. Ở chỗ đỗ nào người Miến Điện cũng được chào đón nồng nhiệt nhưng không ai có thể giúp được họ. Blomkvist bắt đầu nản.

4 giờ chiều, người Miến Điện đỗ xe ở bên ngoài một trang trại màu đỏ điển hình của Vasterbotten gần Norsjovallen, ngay mạn bắc Norsjo rồi giới thiệu Mikael với Henning Forsman, sư phụ nghề mộc.

- Đúng, đấy là thằng bé nhà Assar Brannlund. – Foreman nói ngay khi Blomkvist đưa ảnh cho ông ta xem. Bingo.

- A, thế ra là con trai Assar. – Người Miến Điện nói. – Assar là một người mua gỗ.

- Tôi tìm anh ta thế nào nhỉ? – Blomkvist nói.

- Thằng bé ấy ư? Ồ, anh phải đào lên đấy. Tên nó là Gunnar và nó làm ở mỏ Boliden. Nó chết trong một vụ nổ hầm mỏ hồi giữa những năm 70 rồi.

Ngực Blomkvist hẫng một cái.

- Nhưng vợ thì còn sống. Đây, người trong ảnh này đây. Tên cô ta là Mildred và nay sống ở Bjursele.

- Bjursele?

- Xuôi xuống đường đi Bastutrask chừng sáu cây số. Cô ấy sống trong một ngôi nhà dài màu đỏ ở bên tay phải khi các ông đi vào làng. Nhà thứ ba. Tôi rất biết nhà ấy.

- Chào, tôi là Lisbeth Salander, tôi đang viết luận văn về tội phạm học bạo hành với phụ nữ trong thế kỷ XX. Tôi muốn thăm cảnh sát quận Landskrona và đọc các tư liệu về một vụ án được 1957. Nó liên quan tới một phụ nữ có tên là Rakel Lunde bị giết. Ông có biết các tư liệu đó hiện ở đâu không?

Bjursele giống như một bích trương cho làng quê ở Vasterbotten. Nó gồm khoảng hai chục ngôi nhà tương đối gần nhau trong một bán nguyệt ở cuối một cái hồ. Giữa làng là một ngã tư với một mũi tên chỉ đi Hemmingen, khoảng 17 kilômét và một mũi tên khác chỉ đi Bastutrask, khoảng 11 kilômét. Gần ngã tư là một cái cầu nhỏ với một nhánh sông. Vào chính mùa hè, nó đẹp như một tấm bưu ảnh.

Anh đỗ xe ở trong sân trước một cửa hàng Khôngnsum không còn mở nữa, gần như đối lại với ngôi nhà thứ ba ở bên tay phải. Khi anh gõ cửa không có ai trả lời.

Anh đi một giờ đồng hồ dọc con đường tới Hemmingen. Anh đi qua một chỗ dòng nước trở thành thác ào ào. Anh gặp hai con mèo và một con nai nhưng không một bóng người trước khi anh quay đầu lại. Cửa nhà Mildred Brannlund vẫn im ỉm. Ở một cột điện gần cầu, anh thấy một tờ quảng cáo mỏng dính thông báo BTCC, một câu có thể giải mã ra là Giải vô địch Xe hơi Tukting Bjursele năm 2002. “Tukting” một xe hơi có vẻ là một trò thể thao mùa đông trong đó người đua cho đè bẹp một chiếc xe ở trên mặt hồ đóng băng.

Anh chờ đến 10 giờ tối rồi bỏ cuộc lái về Norsjo, anh ăn tối muộn ở đây và lên giường đọc đoạn kết của cuốn tiểu thuyết của Val McDermid.

Kết ghê rợn.

10 giờ, Salander thêm một tên nữa vào danh sách của Harriet Vanger. Cô điền có đôi chút do dự.

Cô đã tìm ra một lối đi tắt. Các bài báo đã được đăng lên với những quãng cách đều đặn về những vụ án mạng không được giải quyết, trong một phụ san Chủ nhật báo buổi chiều cô đã tìm thấy một bài báo từ 1999 với đầu đề “Nhiều tên giết hại phụ nữ vẫn đi lại tự do”. Bài báo ngắn nhưng có nêu các tên và ảnh của vài nạn nhân bị giết đáng được ghi nhận. Có vụ Solveig ở Norrtalje, vụ án mạng Anita ở Norrkhôngping, Margareta ở Helsinborg và một số vụ khác.

Vụ lâu nhất cần kể lại là từ những năm 60 và không có vụ nào sánh được với bản danh sách của Salander mà Blomkvist đưa cho cô. Nhưng một vụ đã bắt cô phải chú ý.

Tháng Sáu năm 1962, một cô điếm có tên Lea Persson ở Goteborg đã đi đến Uddevalla để thăm mẹ đẻ và đứa con trai lên chín của mình lúc ấy nhờ bà trông nom. Một tối Chủ nhật, mấy ngày sau chuyến thăm, Lea ôm mẹ, chào tạm biệt và bắt xe lửa về Goteborg. Hai ngày sau người ta tìm thấy cô ở sau một côngtenơ tại một địa điểm công nghiệp hoang phế. Cô đã bị hiếp và cô đã phải chịu một trận bạo hành khác thường về thân xác.

Vụ án mạng Lea đã thành ra một truyện kể nhiều kỳ trên báo ngày hè do đó dấy lên một sự chú ý to lớn nhưng vẫn không dò ra được hung thủ. Trong bản danh sách của Harriet Vanger không có Lea. Cách chết của cô cũng không trùng với bất cứ khổ thơ nào mà Harriet trích dẫn.

Mặt khác, có một trùng hợp lạ lùng là ăng ten của Salander lập tức kêu lúc đó. Cách chỗ Lea nằm gần mười mét lăn lóc một bình hoa trong có một con chim bồ câu. Ai đó đã buộc một sợi dây vào cổ con chim và kéo nó qua một cái lỗ ở đáy một cái nồi. Cái nồi đã được đặt đun lim dim trên hai viên gạch. Không chắc chắn rằng sự độc ác này là có dính đến vụ án mạng Lea. Có thể là trò chơi tai quái của trẻ con song báo chí đã mệnh danh vụ án này là Vụ án mạng Bồ câu.

Salander không phải là người đọc Kinh thánh – cô chả có quyển nào – nhưng tối hôm ấy cô đến nhà thờ Hogalid để cố mượn không phải là dễ một cuốn Kinh thánh. Cô ngồi trên ghế vườn hoa bên ngoài nhà thờ đọc Leviticus. Khi đọc đến

Và nếu người phụ nữ không có một con cừu thì cô ta sẽ lấy hai con cu gáy hay hai con bồ câu non, một con để hỏa thiêu dâng cúng, một con để dâng cúng lỗi lầm; và thày tế sẽ làm một lễ chuộc tội cho cô ta và cô ta sẽ sạch.

Lea rất có thể đi vào khuýp trong bản danh sách của Harriet Vanger là: Lea – 31208.

Salander nghĩ không cuộc điều tra nghiên cứu nào cô làm trước đây lại có được một mẩu cơ hội phát huy bản lĩnh như ở trong nhiệm vụ lần này.

Mildred Brannlund tái hôn và nay là Mildred Berggren, mở cửa khi Blomkvist gõ cửa vào khoảng 10 giờ sáng Chủ nhật. Người phụ nữ nom già hơn, dĩ nhiên, và đẫy đà ra nhiều nhưng anh nhận ra ngay.

- Chào, tôi là Mikael Blomkvist. Chắc bà là Mildred Berggren.

- Đúng.

- Tôi xin lỗi là đã gõ cửa nhà ta như thế này nhưng tôi đã cố tìm bà, việc này nói rõ ra thì cũng là phức tạp đây. – Anh mỉm cười với bà. – Tôi nghĩ là tôi có thể vào làm bà mất một chút thời gian được không ạ.

Chồng và anh con trai cỡ chừng ba mươi lăm của Mildred đều có nhà. Không do dự, bà mời Blomkvist vào và họ đến ngồi ở trong bếp. Anh bắt tay từng người. Anh đã uống cà phê trong hai mươi tư giờ qua nhiều hơn bất cứ lúc nào trong đời, nhưng bây giờ anh được biết rằng ở Norrland ai mà nói không thì là kẻ thô thiển. Khi các tách cà phê đã ở trên bàn, Mildred ngồi xuống, hơi tò mò hỏi bà thì giúp được anh chuyện gì đây. Rõ ràng là anh không dễ mà hiểu được phương ngữ Norsjo của bà nên đã chuyển sang nói tiếng Thụy Điển chuẩn.

Blomkvist hít một hơi dài.

- Chuyện này dài và lạ, - anh nói. – Tháng Chín năm 1966, bà đã ở Hedestad với Gunnar Brannlund, chồng bà lúc bấy giờ.

Nom bà ngạc nhiên. Anh chờ bà gật đầu rồi mới để tấm ảnh ở Jarnvagsgatan lên bàn ở trước mặt bà.

- Bức ảnh này chụp ở đâu? Bà có nhớ lúc đó không?

- Ô, trời. – Mildred Berggren nói. – Lâu lắm rồi.

Chồng và con trai bà đến đứng ở gần bà để xem bức ảnh.

- Chúng tôi đang đi trăng mật. Chúng tôi lái xuống Stockholm và Sigtuna đang trên đường về nhà thì tình cờ đỗ lại ở một chỗ nào đó. Là ở Hedestad như ông nói phải không?

- Vâng, ở Hedestad. Bức ảnh này chụp vào khoảng 1 giờ chiều. Thời gian qua tôi cố tìm bà và tìm không dễ.

- Ông xem một bức ảnh cũ của tôi rồi dò lần ra được chỗ tôi, ông đã phải mất công như thế nào, điều này thật tình tôi không thể tưởng tượng ra được.

Blomkvist để bức ảnh chụp ở bãi đỗ xe lên bàn.

- Tôi tìm được bà là nhờ ảnh này, nó chụp sau bức kia một ít. Trong ngày hôm đó. - Anh giải thích anh đã qua cửa hàng đồ mộc Norjo tìm ra người Miến Điện như thế nào, ông này đến lượt lại dẫn anh đến Henning Forsman ở Norsjovallen.

- Ông phải có lý do gì thì mới cất công tìm như thế chứ?

- Có ạ. Cô gái đứng ở gần bà đây là Harriet Vanger. Cô ta đã mất tích trong ngày hôm ấy, không còn nghe và trông thấy cô ấy bao giờ nữa. Ý kiến chung cho là cô ấy đã là mồi của một kẻ giết người. Tôi có thể đưa bà xem một ít ảnh nữa không?

Anh lấy iBook ra và giải thích các cảnh trong khi máy tính cho hình ảnh hiện lên.

Rồi anh cho bà xem loạt ảnh cho thấy vẻ mặt của Harriet thay đổi.

- Trong khi xem lại các ảnh này tôi đã tìm thấy bà, đứng với một máy ảnh ở ngay sau lưng Harriet và nom vẻ bà như đang chụp một cái về hướng mà Harriet đang nhìn đến, một cái gì đó đã làm cho cô ấy phản ứng ra như thế này. Tôi biết hôm ấy bà chụp rất nhiều nhưng lý do tôi tìm bà là để hỏi liệu nhờ một phép màu nào đó mà bà vẫn còn có được các bức ảnh bà chụp lúc ấy không?

Anh đã chuẩn bị nghe bà chủ thoái thác mà bảo rằng từ lâu đã chẳng còn các bức ảnh ấy rồi. Nhưng bà đã nhìn anh bằng đôi mắt xanh lơ và nói, tựa như đây là cái điều tự nhiên nhất đời, bà dĩ nhiên vẫn còn các bức ảnh trăng mật của bà chứ.

Bà sang một phòng khác, vài phút sau quay lại với một cái hộp bà cất giữ ở trong đó một số ảnh trong các album khác nhau. Mất một lúc để tìm. Bà chụp ba bức ở Hedestad. Một cái bị nhòa cho thấy đường phố chính. Một cái cho thấy chồng bà hồi ấy. Bức thứ ba cho thấy những anh hề trong đám diễu hành.

Blomkvist háo hức cúi xuống. Anh có thể thấy một người ở bên kia đường phố, ở sau một anh hề. Nhưng bức ảnh tuyệt đối không nói được cho anh một điều gì cả.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương