Cô Gà Mái Xổng Chuồng (Câu Chuyện Về Một Cô Gà Công Nghiệp Dám Đi Tìm Tự Do)
-
Chương 1: Lời bạt
Gửi đến các độc giả nhí của cuốn sách này
Câu chuyện về cô gà mái mang trong mình một tâm nguyện mãnh liệt và biến điều đó thành hiện thực
Kim Seo – Jung ( Nhà phê bình văn học thiếu nhi)
Trong Cô gà mái xổng chuồng có ba loại gà mái. Loại thứ nhất là gà mái bị nhốt ở trong lồng sắt, ăn no bụng rồi đẻ ra những quả trứng mà chẳng được ấp, sống không bằng suy nghĩ gì. Loại thứ hai là gà mái vừa sống cuộc sống đầy mãn nguyện với gà trống cùng gà con, vừa lo sợ có ai đó sẽ xen ngang vào và làm xáo trộn cuộc sống đó. Loại còn lại là gà mái ấp trứng và mang trong mình ước mong được sinh ra gà con và cuối cùng thực hiện điều đó. Trong số rất nhiều gà mái chỉ có duy nhất Mầm Lá mang trong mình ước vọng, nhân vật chính của câu chuyện này chính là Mầm Lá.
Nhân vật chính. Một từ rất tuyệt phải không nào? Liệu có ai trong thế giới này ghét trở thành nhân vật chính không nhỉ? Nhưng cần phải suy nghĩ một cách cẩn thận về ý nghĩa của từ nhân vật chính. Không phải chỉ những người như ca sỹ hay người biểu diễn đứng trên sân khấu, với ánh mắt của bao người theo dõi mới là nhân vật chính. Ngược lại, nhân vật chính thực sự là những người dù không cần người khác biết đến và khen ngợi vẫn sống một cách chăm chỉ và dũng cảm theo những gì mình mong muốn. Đó chính là Mầm Lá.
Nếu sống trong trại gà, cho bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu rồi đẻ trứng đều đặn có phải thật thoải mái không? Nhưng Mầm Lá nghĩ rằng sống như thế không phải cuộc sống của gà mái. Vì được sinh ra là một cô gà mái nên phải sống đúng nghĩa của gà mái-đây chính là lời thề của Mầm Lá. Thế nên Mầm Lá đã quyết định rời khỏi trại gà – nơi có thể được ăn uống no đủ.
Mầm Lá mong muốn được sống cuộc sống nuôi con cùng gà trống như những cô gà mái trong vườn. Nhưng đó là một việc không thể thực hiện được. Cuộc sống đó từ ban đầu đã không thuộc về Mầm Lá. Tuy cũng có oan ức nhưng cái đã không thuộc về mình thì không phải của mình. Nói vậy nhưng Mầm Lá không từ bỏ. Cô đã tìm ra con đường khác và quyết định rời bỏ sân vườn để được đi theo con đường đó.
Mầm Lá đã trở thành nhân vật chính của cuộc đời mình như thế đó. Đó không phải là một việc dễ dàng bình thường. Phải chịu đói, rét run trong giá lạnh, phải chịu đựng nỗi cô đơn khi bị các con vật khác tẩy chay, rồi nhiều lần bất chấp cái chết đối đầu với sự uy hiếp của mụ Chồn. Dù sống khắc khổ như vậy nhưng xem ra dường như Mầm Lá vẫn không nhận được gì. Phải đi lang thang không nhà không cửa, ấp quả trứng không phải của mình, mà lại là trứng vịt, nuôi nấng vịt trưởng thành, rồi Đầu Xanh lại cùng đàn rời đi xa. Già cả, gầy trơ xương, rụng hết lông và xấu xí thảm hại, rốt cuộc Mầm Lá cũng bị mụ Chồn – vốn rình mò lâu nay bắt ăn thịt.
Đó là gì vậy? Đó là nhân vật chính gì chứ? Bạn có suy nghĩ như thế không? Nếu bạn nghĩ vậy thì hãy im lặng so sánh xem. Gà trong chuồng suy nghĩ gì và sống cuộc sống như thế nào? Gà sống trong vườn thì sao? Và những cô gà mái rời khỏi vườn như Mầm Lá? Bạn hãy suy nghĩ về cuộc sống của con người theo cách đó xem. Những người sống như gà trong chuồng, những người sống như gà mái trong vườn, hay những người sống như Mầm Lá…Trong thế gian này có rất nhiều số phận. Bạn hãy nghĩ xem mình đang sống như thế nào, bạn muốn sống như thế nào.
Thế đấy. Cô gà mái xổng chuồng không đơn giản chỉ là câu chuyện về cô gà mái kỳ lạ nuôi nấng một chú vịt hoang. Đây là câu chuyện đưa ra câu hỏi liệu rằng ta là ai, ta phải sống như thế nào và tìm lời giải đáp cho câu hỏi đó.
Các em nhỏ sẽ thấy khó chăng? Không đâu. Đây là câu hỏi và lời giải đáp cần thiết với bất cứ ai, dù ở độ tuổi nào hay đang sống trong hoàn cảnh nào. Không có đáp án đúng, cũng không phải là câu hỏi dễ dàng trả lời, truyện chỉ đưa ra một ví dụ mà thôi. Các bạn cũng đừng suy nghĩ mông lung về điều đó rồi chứ? Việc sắp xếp và phát triển suy nghĩ đó sâu sắc thêm một chút chính là một trong những công việc của truyện thiếu nhi, hay nói cách khác là của văn học. Công việc tiếp tục đưa ra những câu hỏi không có lời đáp chính xác và những lời phản tỉnh. Đúng là một công việc rất quan trọng phải không? Cũng như Mầm Lá đã suy nghĩ xem mình muốn sống như thế nào với tư cách một cô gà mái và thực hiện điều đó, nhiệm cụ của các bạn là suy nghĩ xem mình là ai và mình phải sống như thế nào.
Ngoài ra còn có một quan điểm nữa trong cuốn truyện này. Đó là tài nghệ của tác giả trong việc khiến cho câu chuyện về Mầm Lá thú vị và căng thẳng, gợi trí tò mò, đau lòng và để lại nhiều suy nghĩ, có thể nói đó chính là nghệ thuật văn chương, Cô gà mái xổng chuồng quả là một cuốn truyện thiếu nhi có nhiều chi tiết nghệ thuật đan xen với nhau. Chúng ta thử tìm vài chi tiết nhé?
Điểm dễ dàng nhận thấy nhất chính là việc có nhiều câu chuyện nhỏ liên quan đến chuyện ăn và bị ăn thịt. Câu chuyện ăn và bị ăn thịt này vượt lên trên vấn đề chỉ là lấp đầy bụng, nối tiếp đến vấn đề cuộc sống và cái chết. Nhưng câu chuyện ăn chuyện sống – chuyện tốt hay chuyện bị ăn thịt – chuyên xấu, nhiều khi không phân định được đơn giản rạch ròi mà cứ kéo dài nối tiếp đầy phức tạp. Ví dụ Vịt Trời bị mụ Chồn bắt ăn thịt nhưng nhờ vào cái chết đó mà Mầm Lá và Đầu Xanh đã có thể an toàn sống sót. Mầm Lá chết, lũ chồn con lại cắn xé ăn thịt và tại sao Mầm Lá lại có cảm giác như mình đẻ quả trứng cuối cùng. Còn nữa, hãy nghĩ đến cảnh Mầm Lá bắt chuồn chuồn ăn. Mầm Lá không muốn ăn con chuồn chuồn có cái bụng dài ngoằng và mắt to đùng nhưng Mầm Lá vẫn phải ăn để có thể sống sót. Vì thế đọc cuốn truyện này xong, bạn sẽ hiểu hơn về quy luật tuần hoàn đầy khắc nghiệt của tự nhiên – nơi mà sự sống và cái chết, kẻ ăn và kẻ bị ăn thịt luôn luôn ràng buộc với nhau.
Thêm nữa, có một điểm đáng chú ý là thay đổi của nơi Mầm Lá sống. Từ trại gà đến khu vườn, từ khu vườn đến cánh đồng cỏ lau, và cuối cùng là bầu trời. Từ một nơi rất chập hẹp đến một nơi rộng rãi vô hạn. Mỗi khi địa điểm thay đổi là Mầm Lá lại đạt được cái mình muốn, trở nên tự do hơn và mạnh mẽ hơn. Những mối lúc ấy. sự đe dọa của cái chết cũng đi theo không một giây phút ngưng nghỉ. Đương nhiên không thể có chuyện đạt được ước mơ mà không phải trả giá phải không các bạn.
Dù cho Mầm Lá có sống ở đâu thì cũng luôn là mép ranh giới giữa nguy hiểm và cô đơn, với gió thổi lạnh buốt và mưa hắt vào chứ không phải là chỗ trú luôn luôn an toàn. Tuy nhiên Mầm Lá đã vừa “ chịu đựng không một lời than vãn” vừa sống. À không, trái ngược lại, Mầm Lá sau khi đã được thấy tận cùng của thế gian, và vì Mầm Lá đã bảo vệ được Đầu Xanh nên cô đã tự tìm đến cái mép cùng ấy. Khi ước vọng nẩy mầm ở một nơi khắc nghiệt như thế, lớn lên và nở hoa thì càng đẹp hơn phải không các bạn?
Âm thầm chống chọi ở mép gờ ấy, với cái tên Mầm Lá tự đặt ra, nuôi nấng đứa con có ngoại hình khác mình hoàn toàn bằng một tình yêu thương vô bờ bến, rồi để cho con mình bay đi xa, cuối cùng Mầm Lá cũng tách gió ra và bay trên một “ bầu trời xanh chói lòa” với “ đôi cánh to và đẹp.” Liệu các cô gà ở trại và trong vườn có thể làm được như vậy không? Có lẽ là không đâu.
Câu chuyện về cô gà mái mang trong mình một tâm nguyện mãnh liệt và biến điều đó thành hiện thực
Kim Seo – Jung ( Nhà phê bình văn học thiếu nhi)
Trong Cô gà mái xổng chuồng có ba loại gà mái. Loại thứ nhất là gà mái bị nhốt ở trong lồng sắt, ăn no bụng rồi đẻ ra những quả trứng mà chẳng được ấp, sống không bằng suy nghĩ gì. Loại thứ hai là gà mái vừa sống cuộc sống đầy mãn nguyện với gà trống cùng gà con, vừa lo sợ có ai đó sẽ xen ngang vào và làm xáo trộn cuộc sống đó. Loại còn lại là gà mái ấp trứng và mang trong mình ước mong được sinh ra gà con và cuối cùng thực hiện điều đó. Trong số rất nhiều gà mái chỉ có duy nhất Mầm Lá mang trong mình ước vọng, nhân vật chính của câu chuyện này chính là Mầm Lá.
Nhân vật chính. Một từ rất tuyệt phải không nào? Liệu có ai trong thế giới này ghét trở thành nhân vật chính không nhỉ? Nhưng cần phải suy nghĩ một cách cẩn thận về ý nghĩa của từ nhân vật chính. Không phải chỉ những người như ca sỹ hay người biểu diễn đứng trên sân khấu, với ánh mắt của bao người theo dõi mới là nhân vật chính. Ngược lại, nhân vật chính thực sự là những người dù không cần người khác biết đến và khen ngợi vẫn sống một cách chăm chỉ và dũng cảm theo những gì mình mong muốn. Đó chính là Mầm Lá.
Nếu sống trong trại gà, cho bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu rồi đẻ trứng đều đặn có phải thật thoải mái không? Nhưng Mầm Lá nghĩ rằng sống như thế không phải cuộc sống của gà mái. Vì được sinh ra là một cô gà mái nên phải sống đúng nghĩa của gà mái-đây chính là lời thề của Mầm Lá. Thế nên Mầm Lá đã quyết định rời khỏi trại gà – nơi có thể được ăn uống no đủ.
Mầm Lá mong muốn được sống cuộc sống nuôi con cùng gà trống như những cô gà mái trong vườn. Nhưng đó là một việc không thể thực hiện được. Cuộc sống đó từ ban đầu đã không thuộc về Mầm Lá. Tuy cũng có oan ức nhưng cái đã không thuộc về mình thì không phải của mình. Nói vậy nhưng Mầm Lá không từ bỏ. Cô đã tìm ra con đường khác và quyết định rời bỏ sân vườn để được đi theo con đường đó.
Mầm Lá đã trở thành nhân vật chính của cuộc đời mình như thế đó. Đó không phải là một việc dễ dàng bình thường. Phải chịu đói, rét run trong giá lạnh, phải chịu đựng nỗi cô đơn khi bị các con vật khác tẩy chay, rồi nhiều lần bất chấp cái chết đối đầu với sự uy hiếp của mụ Chồn. Dù sống khắc khổ như vậy nhưng xem ra dường như Mầm Lá vẫn không nhận được gì. Phải đi lang thang không nhà không cửa, ấp quả trứng không phải của mình, mà lại là trứng vịt, nuôi nấng vịt trưởng thành, rồi Đầu Xanh lại cùng đàn rời đi xa. Già cả, gầy trơ xương, rụng hết lông và xấu xí thảm hại, rốt cuộc Mầm Lá cũng bị mụ Chồn – vốn rình mò lâu nay bắt ăn thịt.
Đó là gì vậy? Đó là nhân vật chính gì chứ? Bạn có suy nghĩ như thế không? Nếu bạn nghĩ vậy thì hãy im lặng so sánh xem. Gà trong chuồng suy nghĩ gì và sống cuộc sống như thế nào? Gà sống trong vườn thì sao? Và những cô gà mái rời khỏi vườn như Mầm Lá? Bạn hãy suy nghĩ về cuộc sống của con người theo cách đó xem. Những người sống như gà trong chuồng, những người sống như gà mái trong vườn, hay những người sống như Mầm Lá…Trong thế gian này có rất nhiều số phận. Bạn hãy nghĩ xem mình đang sống như thế nào, bạn muốn sống như thế nào.
Thế đấy. Cô gà mái xổng chuồng không đơn giản chỉ là câu chuyện về cô gà mái kỳ lạ nuôi nấng một chú vịt hoang. Đây là câu chuyện đưa ra câu hỏi liệu rằng ta là ai, ta phải sống như thế nào và tìm lời giải đáp cho câu hỏi đó.
Các em nhỏ sẽ thấy khó chăng? Không đâu. Đây là câu hỏi và lời giải đáp cần thiết với bất cứ ai, dù ở độ tuổi nào hay đang sống trong hoàn cảnh nào. Không có đáp án đúng, cũng không phải là câu hỏi dễ dàng trả lời, truyện chỉ đưa ra một ví dụ mà thôi. Các bạn cũng đừng suy nghĩ mông lung về điều đó rồi chứ? Việc sắp xếp và phát triển suy nghĩ đó sâu sắc thêm một chút chính là một trong những công việc của truyện thiếu nhi, hay nói cách khác là của văn học. Công việc tiếp tục đưa ra những câu hỏi không có lời đáp chính xác và những lời phản tỉnh. Đúng là một công việc rất quan trọng phải không? Cũng như Mầm Lá đã suy nghĩ xem mình muốn sống như thế nào với tư cách một cô gà mái và thực hiện điều đó, nhiệm cụ của các bạn là suy nghĩ xem mình là ai và mình phải sống như thế nào.
Ngoài ra còn có một quan điểm nữa trong cuốn truyện này. Đó là tài nghệ của tác giả trong việc khiến cho câu chuyện về Mầm Lá thú vị và căng thẳng, gợi trí tò mò, đau lòng và để lại nhiều suy nghĩ, có thể nói đó chính là nghệ thuật văn chương, Cô gà mái xổng chuồng quả là một cuốn truyện thiếu nhi có nhiều chi tiết nghệ thuật đan xen với nhau. Chúng ta thử tìm vài chi tiết nhé?
Điểm dễ dàng nhận thấy nhất chính là việc có nhiều câu chuyện nhỏ liên quan đến chuyện ăn và bị ăn thịt. Câu chuyện ăn và bị ăn thịt này vượt lên trên vấn đề chỉ là lấp đầy bụng, nối tiếp đến vấn đề cuộc sống và cái chết. Nhưng câu chuyện ăn chuyện sống – chuyện tốt hay chuyện bị ăn thịt – chuyên xấu, nhiều khi không phân định được đơn giản rạch ròi mà cứ kéo dài nối tiếp đầy phức tạp. Ví dụ Vịt Trời bị mụ Chồn bắt ăn thịt nhưng nhờ vào cái chết đó mà Mầm Lá và Đầu Xanh đã có thể an toàn sống sót. Mầm Lá chết, lũ chồn con lại cắn xé ăn thịt và tại sao Mầm Lá lại có cảm giác như mình đẻ quả trứng cuối cùng. Còn nữa, hãy nghĩ đến cảnh Mầm Lá bắt chuồn chuồn ăn. Mầm Lá không muốn ăn con chuồn chuồn có cái bụng dài ngoằng và mắt to đùng nhưng Mầm Lá vẫn phải ăn để có thể sống sót. Vì thế đọc cuốn truyện này xong, bạn sẽ hiểu hơn về quy luật tuần hoàn đầy khắc nghiệt của tự nhiên – nơi mà sự sống và cái chết, kẻ ăn và kẻ bị ăn thịt luôn luôn ràng buộc với nhau.
Thêm nữa, có một điểm đáng chú ý là thay đổi của nơi Mầm Lá sống. Từ trại gà đến khu vườn, từ khu vườn đến cánh đồng cỏ lau, và cuối cùng là bầu trời. Từ một nơi rất chập hẹp đến một nơi rộng rãi vô hạn. Mỗi khi địa điểm thay đổi là Mầm Lá lại đạt được cái mình muốn, trở nên tự do hơn và mạnh mẽ hơn. Những mối lúc ấy. sự đe dọa của cái chết cũng đi theo không một giây phút ngưng nghỉ. Đương nhiên không thể có chuyện đạt được ước mơ mà không phải trả giá phải không các bạn.
Dù cho Mầm Lá có sống ở đâu thì cũng luôn là mép ranh giới giữa nguy hiểm và cô đơn, với gió thổi lạnh buốt và mưa hắt vào chứ không phải là chỗ trú luôn luôn an toàn. Tuy nhiên Mầm Lá đã vừa “ chịu đựng không một lời than vãn” vừa sống. À không, trái ngược lại, Mầm Lá sau khi đã được thấy tận cùng của thế gian, và vì Mầm Lá đã bảo vệ được Đầu Xanh nên cô đã tự tìm đến cái mép cùng ấy. Khi ước vọng nẩy mầm ở một nơi khắc nghiệt như thế, lớn lên và nở hoa thì càng đẹp hơn phải không các bạn?
Âm thầm chống chọi ở mép gờ ấy, với cái tên Mầm Lá tự đặt ra, nuôi nấng đứa con có ngoại hình khác mình hoàn toàn bằng một tình yêu thương vô bờ bến, rồi để cho con mình bay đi xa, cuối cùng Mầm Lá cũng tách gió ra và bay trên một “ bầu trời xanh chói lòa” với “ đôi cánh to và đẹp.” Liệu các cô gà ở trại và trong vườn có thể làm được như vậy không? Có lẽ là không đâu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook