Cô Em Gái Tuổi Teen Của Tôi
Chương 166: Hùng biện trên giảng đường

Dịch giả: Lãng Nhân Môn

Sau khi chia tay với Trương Hân Di, Hứa Ngôn bình tĩnh vượt qua kì nghỉ đông.

Bình tĩnh đến độ không có sức sống.

Lộ Lăng rõ ràng cũng hiểu được tình hình của cậu nên từ đó, cô không còn tiếp tục quấy nhiễu cậu nữa.

Trong mơ hồ, thời gian thường sẽ trôi đi rất nhanh. Khi kì nghỉ đông kết thúc cũng là lúc học kì hai đến.

Cuối cùng, Hứa Ngôn đã được học lớp Triết học truyền thống Trung Hoa như ước nguyện.

Người dạy môn này là một nam giảng viên trung niên rất nho nhã. Ông để tóc ngắn chỉnh tề nhưng lại bắt chước người xưa mặc một bộ trường bào rộng kiểu cổ phong. Nhưng nghĩ tới việc môn mà ông dạy là triết học truyền thống thì trang phục như vậy cũng coi như hợp lý.

Đây là môn tự chọn chung nên trên lớp không chỉ có sinh viên cùng học viện mà còn hội tụ cả các chuyên ngành khác nhau, các khóa khác nhau. Trong đó, đa phần là người có hứng thú với triết học truyền thống, đương nhiên cũng có một số chỉ là tới học đủ học phần.

Giảng viên cầm phấn viết đề mục và đại cương của môn học lên bảng, điều khiến các sinh viên trong giảng đường bàn tán xôn xao chính là vị giảng viên này viết chữ phồn thể.

Có rất nhiều giảng viên lười viết bảng, chỉ hận không thể dùng máy chiếu để giảng từ đầu tới cuối, thế nhưng giảng viên của lớp triết học truyền thống này lại không chỉ không dùng tới máy chiếu, không dùng tới máy tính mà ngay cả viết bảng cũng sẽ dùng chữ phồn thể. Mỗi một chữ trên bảng đen, mỗi một nét móc đều tràn ngập sức mạnh.

- Ừm, thật kính nghiệp.

Hứa Ngôn khe khẽ cảm thán.

......

Giảng viên giảng bài rất nghiêm túc, hơn nữa cũng không nhàm chán. Thầy bắt đầu nói từ lịch sử thời kì thượng cổ trở đi, nói qua về tư tưởng của các phái thời Xuân Thu chiến quốc một lần, sau đó giảng kĩ về cuộc đời và tư tưởng chủ đạo của Lão Tử.

Gần cuối buổi học, giảng viên đặt phấn xuống, thả lại tay áo rồi nói:

- Thời kì Xuân Thu chiến quốc là thời đại tự do tư tưởng nhất trong lịch sử của nước ta, ngoại trừ học thuyết nổi tiếng của hai nhà Nho - Mặc, còn có Chư Tử bách gia đua tiếng. Trên lớp của tôi, yêu cầu cho sinh viên cũng rất đơn giản, không cần hiểu biết sâu sắc, chỉ mong các em có thể xem hết Chư Tử bách gia, hình thành suy nghĩ của bản thân. Trên lớp của tôi, tự do là một thứ vô cùng quan trọng, bởi vì bài xích bách gia mà độc tôn một phái thì hậu quá là muôn người im tiếng. Bây giờ các em có suy nghĩ gì thì cứ thẳng thắn nói ra. Các em có thể bắt đầu tự do thảo luận rồi.

Hai mắt Hứa Ngôn tỏa sáng. Phần tự do thảo luận cuối buổi mà vị giảng viên này đề ra làm cậu thấy hứng thú vô cùng. Thế nhưng cậu còn chưa kịp nghĩ ra vấn đề nào đáng để thảo luận nghiên cứu thì đã có người giành trước.

Trong giảng đường, một giọng nữ trong trẻo vang lên:

- Thưa thầy, trước đó thầy có nói qua triết học truyền thống của nước ta tập trung chủ yếu vào đạo đức và luân lý. Thấy có nói triết học cổ Hy Lạp lại tập trung vào quan hệ giữa tự nhiên và con người, triết học cổ Ấn Độ lại tập trung vào quan hệ giữa con người và thần linh, còn các bậc tiên hiền cổ đại nước ta lại quan tâm chủ yếu đến quan hệ giữa người với người.

Giảng viên gật đầu:

- Đúng là tôi đã nói như vậy, câu hỏi của em là gì?

- Em muốn hỏi, phải chăng vì các triết học gia đại diện cho triết học cổ nước ta đều đặt tầm mắt của mình vào vấn đề nhân luân và đạo đức, vậy nên đã làm cho bọn họ khuyết thiếu nhận biết về biến hóa trong giới tự nhiên, vậy nên hệ thống luân lý của họ mới ngày càng trở nên cứng nhắc hay không?

Giảng viên nhìn chăm chú vào thiếu nữ đang đặt câu hỏi rồi hỏi lại:

- Bạn học, em là...

Cô gái đáp lanh lảnh:

- Em là Lộ Lăng, sinh viên năm nhất của học viện sinh học ạ.

- À, về vấn đề mà em đề cập...

Giảng viên nhìn khắp một lượt sinh viên bên dưới:

- Có vẻ như quá trừu tượng. Em có thể nói cụ thể hơn một chút để có thêm nhiều bạn hiểu được không?

- Được ạ. Em muốn nói là các nhà triết học truyền thống của chúng ta có phải đã quá tập trung vào vấn đề luân lý và đạo đức, vậy nên mới khiến vấn đề luân lý và đạo đức trong lịch sử của chúng ta trở nên quá cứng nhắc hay không.

- Bạn Lộ Lăng, vấn đề của em tôi sẽ giảng ở phần sau. Đương nhiên những gì tôi giảng cũng chỉ là lý giải của tôi chứ không phải đáp án dành cho các em. Vậy hiện nay, liên quan tới vấn đề mà bạn Lộ Lăng hỏi, có bạn nào muốn tiến hành thảo luận nghiên cứu không?

Lời giảng viên còn chưa dứt thì Hứa Ngôn đã đứng lên.

- Bạn học, em là...

- Em là Hứa Ngôn, cũng là sinh viên năm nhất của học viện sinh học ạ.

Giảng viên cười nói:

- Tân sinh viên của học viện sinh học sôi nổi thật đấy.

Hứa Ngôn cười với giảng viên rồi quay về phía Lộ Lăng. Cậu ngồi ở bên trái phòng học còn Lộ Lăng ngồi ở bên phải, hai người cách nhau hơn nửa giảng đường, mắt đối mắt.

- Bạn Lộ Lăng, tôi muốn hỏi bạn. Từ góc độ logic mà nói thì luận điểm của bạn là gì?

Lộ Lăng đáp rành rọt:

- Khi nãy thầy cũng đã nói về Lão Tử: "Đức giả, đắc dã", mỗi người mỗi việc, đều có sắp xếp, chính là chí thiện. Việc này cũng nói mục tiêu cuối cùng của đạo đức và luân lý hẳn là để mỗi người đều có vị trí của mình chứ không phải cưỡng ép để cho ra một bộ luân lý nghiêm ngặt, yêu cầu mỗi người phải tuân thủ cẩn thận.

Hứa Ngôn lắc đầu:

- Đúng thế, trong lịch sử của chúng ta đã cường điệu vấn đề luân lý và đạo đức quá đáng, nhất là lý học Tống Minh "Tồn thiên lý diệt nhân dục". thế nhưng trong mắt tôi, việc này chủ yếu là do kẻ thống trị đã trục xuất bách gia, đồng thời vặn vẹo Nho gia thành Nho giáo mà thành. Nếu như vẫn giữ được trạng thái bách gia đua tiếng như thời chiến quốc, lễ giáo ngày sau sẽ không khắc nghiệt như vậy.

Lộ Lăng phản bác:

- Không, việc chỉ chú ý luân lý đạo đức giữa người với người rất dễ gây ra kết quả như vậy. Giống như triết học cổ Hy Lạp, nếu nhìn rộng ra, quan tâm đến tự nhiên nhiều hơn, thử thăm dò chân lý, vậy sẽ không tạo ra thứ luân lý đạo đức biến thái.

Hứa Ngôn thở dài:

- Ý bạn là... chỉ cần truy tìm chân lý thì sẽ không bị hãm trong nhân luân đạo đức không thể thoát ra?

- Bạn có thể hiểu là như vậy.

- Bạn muốn nói phải có suy nghĩ của Ionian về chân lý tự nhiên, phải có khoa học tự nhiên của Aristotle, phải có khoa học sinh ra... dùng khoa học để giải trừ những lễ giáo rườm rà, trói buộc?

- Có thể hiểu là thế. Sau khi đi truy tìm chân lý thế gian, các nhà triết học sẽ phát hiện được cái gọi là luân lý đạo đức chẳng qua chỉ là ảo ảnh trong mơ, là giới hạn mà con người tự quy định ra. Tôi cảm thấy ngoại trừ "Đức giả, đắc dã" của Lão Tử ra thì những hạn định về luân lý và đạo đức đều là những lo sợ không đâu.

Hứa Ngôn lại lắc đầu:

- Trong lịch sử, luân lý đạo đức đã phát huy vai trò rất lớn, nó ước thúc và quy phạm hành vi của con người ta.

Lộ Lăng híp mắt:

- Nhưng nó cũng trở thành gông xiềng trói buộc mọi người. Đếnngày nay, có rất nhiều thứ luân lý đạo đức đã không còn phù hợp với hiện thực nữa rồi.

- Ví dụ như?

- Ví dụ như sự ước thúc về yêu đương, quả thực đây là thứ phản nhân tính!

Giọng Lộ Lăng hùng hồn:

- Nếu đâu vào đấy là cảnh giới tối cao của đạo đức, vậy việc quyết định đủ loại quy định với việc yêu đương là rất buồn cười. Ví dụ như vì sao đồng giới lại không thể kết hôn? Mục địch của hôn nhân hiện đại là vì sinh hoạt gia đình hạnh phúc, việc sinh dục con cái không phải là lựa chọn bắt buộc, vậy cưỡng ép người ta phải "bình thường" là việc rất buồn cười.

Hứa Ngôn không biết phải nói thế nào, hơn nữa, càng hỏng bét là cậu đã có dự đoán về cậu nói tiếp theo của Lộ Lăng.

Quả nhiên, sau khi thở dốc, Lộ Lăng lớn tiếng chất vấn:

- Vậy nên mới hỏi, vì sao anh chị em lại không thể kết hôn?

Thiếu nữ nói hết câu, giảng đường lặng ngắt như tờ.

Chuông tan học reo vang.

Giảng viên lập tức giải vây:

- Hai bạn biện luận rất sôi nổi, rất tốt, rất tốt. Nhưng không cần phải thuyết phục đối phương, cố tìm điểm chung, gác lại bất đồng nhé.

Hứa Nông và Lộ Lăng lại làm như giảng viên không tồn tại, họ chỉ trừng mắt nhìn nhau. Họ đã hiểu ý nghĩ của đối phương nhưng không một ai chịu thua.

Giảng viên và các sinh viên ở đây không một ai biết hai người này không có đường để tìm kiếm cái chung, gác lại bất đồng.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương