Cô Dâu Bé Nhỏ
-
Chương 6
Khi Mrinmayi về ở nhà mẹ, cô thấy tất cả giờ đây đã khác hẳn với những gì còn giữ lại trong ký ức. Như thể tất cả đã thay đổi. Dường như thời gian không hề trôi. “Làm gì đây? Đi đâu? Đến thăm những ai?” cô không biết nghĩ ra sao nữa.
Thốt nhiên, cô gái thấy ngôi nhà và cả làng nữa vắng tanh vắng ngắt. Cứ như là có nhật thực giữa trưa. Mrinmayi không thể hiểu điều gì đã xảy ra và muốn đi Cancơta ngay hôm đó. Cô bé không biết rằng trong cái đêm cuối cùng ấy, quãng đời quá khứ non trẻ của cô, cái cô cứ níu lấy, đã thay đổi dáng vẻ mà cô không hay. Giờ đây, Mrinmayi có thể dễ dàng rũ bỏ đi những kỷ niệm như cái cây trút lá khô.
Trong truyền thuyết có câu chuyện về một người thợ đúc khí giới lão luyện, có thể làm những thanh gươm sắc đến nỗi người bị chặt làm đôi vẫn không hay biết, nhưng khi lắc mạnh, hai mảnh cuộc đời cô đã rời ra khỏi nhau và cô bé vừa ngạc nhiên vừa buồn.
Cô gái trước kia ở trong căn phòng cũ kỹ của ngôi nhà này không còn khóc nữa. Tất cả những hồi ức của cô bây giờ lảng vảng quanh một ngôi nhà khác, một căn phòng khác, một cái giường khác.
Người ta không gặp Mrinmayi ở ngoài nhà, người ta không nghe thấy tiếng cô cười. Rakan cũng thấy sợ cô vì giờ đây cô không thiết đến các trò chơi nữa.
Một hôm, cô gái tìm đến mẹ đẻ và nói với bà: “Mẹ ơi, xin mẹ đưa con trở lại nhà mẹ chồng con”.
Về phần bà mẹ chồng cũng thấy não lòng mỗi khi nhớ lại gương mặt buồn bã của con trai lúc ra đi. Giận mẹ lắm, nó đã để vợ ở bên ngoại, ý nghĩ đó khiến bà khổ tâm.
Cho nên, một buổi sáng, khi thấy Mrinmayi lại phía bà, cúi người, chán chạm chân bà để chào, thì bà rất ngạc nhiên. Bà mẹ chồng liền nâng con dâu dậy, ôm vào lòng, nước mắt rưng rưng. Trong một lúc hai mẹ con hoàn toàn hoà hợp. Bà ngỡ ngàng nhìn mặt con dâu. Cô đã thay đổi hẳn. Một sự thay đổi như vậy không phải diễn ra ở tất cả mọi người. Phải có sức mạnh bên trong rất lớn mới chuyển biến như vậy được.
Trước đây, bà mẹ chồng đã định lần lượt sửa dần những thói xấu của Mrinmayi. Nhưng một nhà cải tạo vô hình, bằng một phương sách bí mật và ngắn gọn, đã cho cô gái một cuộc đầu thai mới.
Giờ đây, cô bé hiểu tấm lòng mẹ chồng và bà cũng hiểu con dâu. Hai mẹ con gắn bó không rời nhau như hai cành trên cùng một cây.
Khi bản năng phụ nữ, hiền dịu, sâu sắc, rộng lớn đã nhập vào thể xác và tâm hồn Mrinmayi, cô cảm thấy đau.
Như đám mây tháng tám đầy nước mưa, một thứ oán giận mênh mông đầy nước mắt dâng lên trong lòng cô gái. Nỗi oán giận ấy còn rủ một bóng tối dầy đặc hơn lên cặp mắt vốn dĩ đã u tối sẵn. Trong tâm trí Mrinmayi nói với chồng: “Chính em cũng không hiểu em, tại sao anh lại không hiểu em? Tại sao anh lại không bắt em phải làm theo ý muốn của anh? Khi em từ chối không theo anh đến Cancơta, tại sao anh lại không bắt buộc em phải vâng lời? Tại sao anh lại nghe theo em? Tại sao anh đã chấp thuận để cho em ở lại đây? Tại sao anh đã nhượng bộ em?”
Cô nhớ lại cái hồi con đường nhỏ, mặt trời ban mai và đôi mắt nhìn sâu thẳm của Apơcbô buổi sáng hôm ấy, khi anh nắm tay cô ở chỗ gần cái ao làng, rồi khi anh nhìn vào mặt cô không nói năng gì. Thốt nhiên, Mrinmayi hiểu ra ý nghĩa của tất cả những cái đó. Và sau đấy là chuyện cái hôn. Cái hôn ấy, sau khi đã đến sát gần mặt Apơcbô, lại rút ra xa. Cái hôn dở dang đó ở trong cô như một con chim khát nước bay về phía một ốc đảo, nhưng cơn khát vẫn còn đấy. Thỉnh thoảng cô lại nghĩ thầm: “Nếu ta xử sự cách khác, hẳn mọi sự đã khác đi”.
Về phần Apơcbô, anh thấy buồn khi nghĩ đến Mrinmayi đã không hiểu anh. Và Mrinmayi hôm nay tự hỏi anh đang nghĩ gì về cô. Cô gái buồn vì vừa tiếc vừa xấu hổ. Apơcbô chỉ biết ở cô một cô bé ngốc dại, tính khí bất thường, tai ác, chứ không phải một người phụ nữ có thể thoả mãn tất cả nỗi thèm khát yêu thương ở anh với chất mật nhuỵ từ đáy tim cô. Cái gối là người bạn tâm sự để cô giãi bày tất cả những gì cô muốn nói với anh Apơcbô. Tình trạng đó kéo dài mấy ngày.
Rồi Mrinmayi chợt nhớ Apơcbô đã nói là sẽ chưa trở về chừng nào cô chưa viết thư cho anh. Cô liền vào buồng đóng chặt cửa lại, ngồi viết một bức thư. Cô bé lấy ở hộp ra một tờ giấy màu, có mép thiếp vàng và hết sức cẩn thận bắt đầu viết, nét bút vụng về, chữ to chữ nhỏ, mực giây đầy ngón tay. Cô đi thẳng vào vấn đề không hề mào đầu và cũng không ghi địa chỉ Apơcbô. Co gái viết: “Tại sao anh không viết thư cho em? Anh có khoẻ không? Em xin anh về nhà đi”.
Mrinmayi không thể nghĩ thêm được gì để nói. Tuy tin quan trọng đã viết rồi, nhưng trong xã hội con người phải tinh luyện tư duy của mình hơn nữa, do đó cô cố vắt óc để nghĩ thêm mấy câu vào những điều cô đã viết: “Lần này anh phải nhớ viết thư cho em và cho em biết sức khoẻ của anh ra sao. Anh về nhé. Mẹ rất khoẻ và các chú em cũng vậy. Con bò cái đen nhà ta đêm hôm qua đẻ một con bê”. Và với tất cả tấm lòng yêu thương cô nắn nót đề tên anh: “Srijukhu Babu Apơcbô Kritxna Roy”. Cô gái không biết là còn phải viết thêm nữa mới trọn vẹn địa chỉ. Tuy cô đã viết bức thư với tất cả tấm lòng yêu thương, các dòng chữ vẫn không được thẳng, vẫn nhiều chữ sai chính tả. Mrinmayi gọi một đứa ở gái nhờ bỏ thư hộ vì sợ bà mẹ chồng hay một người khác phát hiện ra. Khỏi phải nói là lá thư của cô không bao giờ tới tay người nhận và Apơcbô không trở về nhà.
Thốt nhiên, cô gái thấy ngôi nhà và cả làng nữa vắng tanh vắng ngắt. Cứ như là có nhật thực giữa trưa. Mrinmayi không thể hiểu điều gì đã xảy ra và muốn đi Cancơta ngay hôm đó. Cô bé không biết rằng trong cái đêm cuối cùng ấy, quãng đời quá khứ non trẻ của cô, cái cô cứ níu lấy, đã thay đổi dáng vẻ mà cô không hay. Giờ đây, Mrinmayi có thể dễ dàng rũ bỏ đi những kỷ niệm như cái cây trút lá khô.
Trong truyền thuyết có câu chuyện về một người thợ đúc khí giới lão luyện, có thể làm những thanh gươm sắc đến nỗi người bị chặt làm đôi vẫn không hay biết, nhưng khi lắc mạnh, hai mảnh cuộc đời cô đã rời ra khỏi nhau và cô bé vừa ngạc nhiên vừa buồn.
Cô gái trước kia ở trong căn phòng cũ kỹ của ngôi nhà này không còn khóc nữa. Tất cả những hồi ức của cô bây giờ lảng vảng quanh một ngôi nhà khác, một căn phòng khác, một cái giường khác.
Người ta không gặp Mrinmayi ở ngoài nhà, người ta không nghe thấy tiếng cô cười. Rakan cũng thấy sợ cô vì giờ đây cô không thiết đến các trò chơi nữa.
Một hôm, cô gái tìm đến mẹ đẻ và nói với bà: “Mẹ ơi, xin mẹ đưa con trở lại nhà mẹ chồng con”.
Về phần bà mẹ chồng cũng thấy não lòng mỗi khi nhớ lại gương mặt buồn bã của con trai lúc ra đi. Giận mẹ lắm, nó đã để vợ ở bên ngoại, ý nghĩ đó khiến bà khổ tâm.
Cho nên, một buổi sáng, khi thấy Mrinmayi lại phía bà, cúi người, chán chạm chân bà để chào, thì bà rất ngạc nhiên. Bà mẹ chồng liền nâng con dâu dậy, ôm vào lòng, nước mắt rưng rưng. Trong một lúc hai mẹ con hoàn toàn hoà hợp. Bà ngỡ ngàng nhìn mặt con dâu. Cô đã thay đổi hẳn. Một sự thay đổi như vậy không phải diễn ra ở tất cả mọi người. Phải có sức mạnh bên trong rất lớn mới chuyển biến như vậy được.
Trước đây, bà mẹ chồng đã định lần lượt sửa dần những thói xấu của Mrinmayi. Nhưng một nhà cải tạo vô hình, bằng một phương sách bí mật và ngắn gọn, đã cho cô gái một cuộc đầu thai mới.
Giờ đây, cô bé hiểu tấm lòng mẹ chồng và bà cũng hiểu con dâu. Hai mẹ con gắn bó không rời nhau như hai cành trên cùng một cây.
Khi bản năng phụ nữ, hiền dịu, sâu sắc, rộng lớn đã nhập vào thể xác và tâm hồn Mrinmayi, cô cảm thấy đau.
Như đám mây tháng tám đầy nước mưa, một thứ oán giận mênh mông đầy nước mắt dâng lên trong lòng cô gái. Nỗi oán giận ấy còn rủ một bóng tối dầy đặc hơn lên cặp mắt vốn dĩ đã u tối sẵn. Trong tâm trí Mrinmayi nói với chồng: “Chính em cũng không hiểu em, tại sao anh lại không hiểu em? Tại sao anh lại không bắt em phải làm theo ý muốn của anh? Khi em từ chối không theo anh đến Cancơta, tại sao anh lại không bắt buộc em phải vâng lời? Tại sao anh lại nghe theo em? Tại sao anh đã chấp thuận để cho em ở lại đây? Tại sao anh đã nhượng bộ em?”
Cô nhớ lại cái hồi con đường nhỏ, mặt trời ban mai và đôi mắt nhìn sâu thẳm của Apơcbô buổi sáng hôm ấy, khi anh nắm tay cô ở chỗ gần cái ao làng, rồi khi anh nhìn vào mặt cô không nói năng gì. Thốt nhiên, Mrinmayi hiểu ra ý nghĩa của tất cả những cái đó. Và sau đấy là chuyện cái hôn. Cái hôn ấy, sau khi đã đến sát gần mặt Apơcbô, lại rút ra xa. Cái hôn dở dang đó ở trong cô như một con chim khát nước bay về phía một ốc đảo, nhưng cơn khát vẫn còn đấy. Thỉnh thoảng cô lại nghĩ thầm: “Nếu ta xử sự cách khác, hẳn mọi sự đã khác đi”.
Về phần Apơcbô, anh thấy buồn khi nghĩ đến Mrinmayi đã không hiểu anh. Và Mrinmayi hôm nay tự hỏi anh đang nghĩ gì về cô. Cô gái buồn vì vừa tiếc vừa xấu hổ. Apơcbô chỉ biết ở cô một cô bé ngốc dại, tính khí bất thường, tai ác, chứ không phải một người phụ nữ có thể thoả mãn tất cả nỗi thèm khát yêu thương ở anh với chất mật nhuỵ từ đáy tim cô. Cái gối là người bạn tâm sự để cô giãi bày tất cả những gì cô muốn nói với anh Apơcbô. Tình trạng đó kéo dài mấy ngày.
Rồi Mrinmayi chợt nhớ Apơcbô đã nói là sẽ chưa trở về chừng nào cô chưa viết thư cho anh. Cô liền vào buồng đóng chặt cửa lại, ngồi viết một bức thư. Cô bé lấy ở hộp ra một tờ giấy màu, có mép thiếp vàng và hết sức cẩn thận bắt đầu viết, nét bút vụng về, chữ to chữ nhỏ, mực giây đầy ngón tay. Cô đi thẳng vào vấn đề không hề mào đầu và cũng không ghi địa chỉ Apơcbô. Co gái viết: “Tại sao anh không viết thư cho em? Anh có khoẻ không? Em xin anh về nhà đi”.
Mrinmayi không thể nghĩ thêm được gì để nói. Tuy tin quan trọng đã viết rồi, nhưng trong xã hội con người phải tinh luyện tư duy của mình hơn nữa, do đó cô cố vắt óc để nghĩ thêm mấy câu vào những điều cô đã viết: “Lần này anh phải nhớ viết thư cho em và cho em biết sức khoẻ của anh ra sao. Anh về nhé. Mẹ rất khoẻ và các chú em cũng vậy. Con bò cái đen nhà ta đêm hôm qua đẻ một con bê”. Và với tất cả tấm lòng yêu thương cô nắn nót đề tên anh: “Srijukhu Babu Apơcbô Kritxna Roy”. Cô gái không biết là còn phải viết thêm nữa mới trọn vẹn địa chỉ. Tuy cô đã viết bức thư với tất cả tấm lòng yêu thương, các dòng chữ vẫn không được thẳng, vẫn nhiều chữ sai chính tả. Mrinmayi gọi một đứa ở gái nhờ bỏ thư hộ vì sợ bà mẹ chồng hay một người khác phát hiện ra. Khỏi phải nói là lá thư của cô không bao giờ tới tay người nhận và Apơcbô không trở về nhà.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook