Có Anh Đây Rồi!
9: Thành Quả


...!5 năm sau...
Học kỳ cuối cùng của Lớp 12 đã kết thúc, cũng đánh dấu một chặng đường sống xa nhà dài bảy năm của tôi.

Ngôi trường này là nơi đã thay đổi cuộc đời tôi, nơi tôi cảm thấy ẩn sâu trong tâm hồn mình, là một con người hoàn toàn khác, chỉ là tôi không đủ can đảm để thoát khỏi lớp vỏ bọc mà mình đã xây dựng bấy lâu nay.
Phải rời xa mái trường, khiến tôi có một chút gì đó nuối tiếc trong lòng.

Nơi đây đã lưu giữ rất nhiều kỷ niệm thời học trò của tôi.

Thời gian sắp tới, có lẽ sẽ là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với tôi.

Bỗng dưng tôi lại thấy mông lung về điều đó.

Tôi còn quá nhiều thứ cần phải suy nghĩ cho tương lai của mình.
Còn về Hạo Nam, tôi thật sự biết ơn cậu ấy vì những gì cậu ấy đã làm cho tôi trong thời gian ở chung ký túc xá.

Hạo Nam tuy không phải là một người giỏi thể hiện cảm xúc, nhưng cậu ấy luôn bên tôi.

Cậu ấy hiểu tôi đang gặp phải vấn đề gì và luôn an ủi tôi những khi cần.
Thời gian bảy năm cũng khiến cậu ấy thay đổi rất nhiều.

Từ một cậu ấm, cậu ấy đã trở thành một thanh niên thực thụ, có thể làm mọi việc mà không cần có người lớn bên cạnh.

Tôi có thể thấy cậu ấy trưởng thành từng ngày.

Sau này, nhất định cậu ấy sẽ là một người đàn ông tốt.
Hạo Nam cũng là một người rất kiên định với ước mơ của mình.

Cậu ấy quyết tâm sau này sẽ thi vào trường Thể dục thể thao để có thể theo đuổi ước mơ bấy lâu nay.


Tôi cũng không biết trước được tương lai sẽ như thế nào, nhưng tôi tin chắc cậu ấy nhất định sẽ thành công.
Sáng hôm sau, chúng tôi chia tay nhau trong sự nuối tiếc, không biết có cơ hội gặp lại hay không, nhưng chắc chắn cậu ấy sẽ luôn ở trong tôi, một người bạn, một người anh em tốt.
Trên đường về ba hỏi tôi có nguyện vọng học trường nào không.

Tôi lặng lẽ nhìn ba, bảy năm qua vì lo cho tôi ăn học xa mà ông ấy đã phải lao động rất vất vả, mái tóc giờ đã bạc đi nhiều.

Nhìn thấy đôi tay thô ráp còn dính lại phần dầu nhớt chưa rửa sạch, tôi tự nhận thấy ba đã già thật rồi.
“ Con đang cân nhắc một số trường thôi ạ”.

Tôi trả lời qua loa;
Ba mỉm cười, bảo tôi rằng ông ấy luôn tôn trọng quyết định của tôi.

Trên gương mặt ấy nếp nhăn đã xuất hiện khá nhiều, lâu lâu tôi còn thấy ba ho nhưng cố gắng nhịn.

Tôi biết sức khỏe của ông không tốt, những lúc như thế ông chỉ có thể cố gắng nhẫn nhịn, cắn răng không than nữa lời.
Ông không dám đi bệnh viện khám, một phần vì sợ tốn kém chi phí, một phần vì sợ nếu lỡ có chuyện gì ai sẽ là người thay ba chăm sóc tôi.

Có lẽ, tôi đã quá ích kỷ khi bỏ ông ấy trong bảy năm học ở đây, không thể chăm sóc và bên cạnh ông ấy, đó chỉ có thể là lỗi của tôi.
Tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều về việc sẽ phải chọn học trường nào để phù hợp với điều kiện hiện tại của gia đình.

Có lẽ, đây là một câu hỏi khó tìm lời giải nhất với tôi lúc này.
Về đến nhà, cảm giác thật thoải mái, đã lâu rồi không có được cảm giác này.

Tôi vội bỏ hành lý vào một góc, rồi chạy ùa vào chiếc giường thân yêu, cảm giác lúc này thật bình yên đến lạ.
“ Đúng là đi học xa, thói quen của con cũng thay đổi rất nhiều đó, Thanh Sang à.

Nếu là con của bảy năm trước, thì nhất định sẽ phải vào tắm rửa thay đồ sạch sẽ mới chịu lên cái giường ấy nằm.

Thấy con như vậy, ba không biết nên vui hay nên buồn đây, ha ha”.


Ba vừa cười vừa chọc tôi làm tôi thấy ngượng ngang;
“ Ba à, vì con quá nhớ nhà thôi, con vẫn là con của ngày xưa, Thanh Sang của ba đây mà”.

Tôi đáp lại lời ba.
Nằm một lúc tôi sực nhớ đến Tuệ Lâm.

Nếu là tôi của trước đây, chắc hẳn tôi sẽ ngồi chờ Tuệ Lâm qua nhà mới gặp, nhưng giờ tôi cảm thấy rất muốn gặp cô ấy.

Tôi vội phóng xuống giường, phi một mạch qua nhà Tuệ Lâm.
Cốc cốc cốc…
“ Thanh Sang à cháu, lâu rồi không gặp.

Cháu vẫn khỏe chứ, vào đây vào đây”.
Bác Châu hiếu khách mời tôi vào nhà.

Tôi cũng không ngại ngùng mà ghé vào chơi.

Tóc bác Châu bây giờ cũng bạc không thua kém gì ba tôi, nhưng do bác ấy làm trong môi trường văn phòng nên trông bác vẫn trẻ hơn so với tuổi thật.
Hai bác cháu cứ thế nói hết chuyện này đến chuyện khác.

Đây là lần đầu tiên tôi nói chuyện với bác ấy nhiều đến thế.

Bác hỏi dự định của tôi tính vào trường đại học nào, có cần bác tư vấn cho không.

Bác thấy tôi là một đứa con ngoan lại hiếu học nên rất muốn giúp đỡ tôi.
Bác nói: "Tuy không tiếp xúc nhiều với cháu, nhưng bác nghe Tuệ Lâm nhắc về cháu rất nhiều.

Tuệ Lâm còn lấy cháu ra làm tấm gương học tập.


Từ ngày cháu học ở tỉnh, xa nhà, xa gia đình nhưng thành tích học tập của cháu vẫn rất tốt, con bé hâm mộ lắm.

Con bé cũng chủ động siêng học ra, thấy tối nào cũng lôi sách ra học, đó là điều bác chưa bao giờ thấy lúc nó học tiểu học".

Đang nói chuyện thì Tuệ Lâm mua đồ cũng vừa về.
“ Thanh Sang, ông về lúc nào thế?”.

Tuệ Lâm mừng rỡ, lao vào nhà hỏi thăm tôi, quên cả việc đóng cửa.
Bác Châu hiểu ý nên để hai chúng tôi tự nhiên nói chuyện, bác sang nhà uống trà với ba tôi.
“ Thanh Sang, ông lên đó ăn cái gì mà bữa nay nhìn công tử phết, trắng trẻo hơn, cao ráo hơn.

Dạo này có bồ rồi đúng hem, nên mới thấy ông thay đổi nhiều như vậy?”.

Tuệ Lâm hỏi dồn dập khiến tôi không biết phải bắt đầu từ đâu.
“ Thôi được rồi, bà có thể hỏi từng câu được không, Tuệ Lâm”.

Tôi gằn giọng;
“ Uầy, Thanh Sang của chúng ta bây giờ đã khác, nói chuyện cũng mạnh mẽ hơn rồi đó.

Tốt tốt, sau này ông có thể bảo kê cho tôi được rồi đó”.

Tuệ Lâm đá xéo;
Tôi kể cho Tuệ Lâm nghe rất nhiều chuyện ở trường, về cách tôi thích nghi với môi trường mới và những thành tích mà tôi đã đạt được sau những sự nỗ lực ấy.

Tôi còn không quên kể về Hạo Nam và ước mơ của cậu ta.

Tuệ Lâm có vẻ rất thích nghe về Hạo Nam vì cô ấy rất ấn tượng với những người dám nghĩ dám làm, còn đòi tôi nhất định phải cho cô ấy gặp Hạo Nam một lần.

Không hiểu sao, tôi lại cảm thấy có chút khó chịu.

Rõ ràng, bác Châu nói cô ấy rất hâm mộ tôi, vậy mà chỉ mới nghe về người con trai khác, cô ấy đã không kìm được bản thân rồi.

Tôi cũng là một người dám nghĩ dám làm cơ mà.
“ Bà thì sao, kể tui nghe đi”.


Tôi vội đổi chủ đề.
Tuệ Lâm không ngại ngần kể lại toàn bộ những việc xảy ra sau khi tôi đi.

Từ việc cô ấy phải khổ sở như thế nào để làm quen với việc không có tôi bên cạnh.

Tôi không biết mình nên tin bao nhiêu phần trăm nữa.

Rồi đến việc, Tuệ Lâm phải cố gắng nỗ lực ra sao để chứng minh cho tôi thấy cô ấy là một người thông minh không thua kém gì tôi.

Nói thật, Tuệ Lâm là một người giận dai vì tôi còn không nhớ tôi đã hứa gì với cô ấy cả.
Tuệ Lâm còn tự vỗ ngực xưng tên vì đã hoàn thành lời hứa tốt nghiệp loại khá.

Cô ấy khoái chí tự thưởng cho mình một tràng pháo tay khiến tôi bất giác cũng vỗ tay theo cô ấy.

Tuệ Lâm nói sẽ đợi lúc nào đó phù hợp, để tôi có thể thực hiện lời hứa của mình.

Lúc này, tràng pháo tay của tôi cũng trở nên nhỏ dần đi.
Cô ấy còn kể cho tôi nghe về những người theo đuổi cô ấy suốt mấy năm qua.

Nghe bảo có ba, bốn người, anh nào cũng đẹp trai học giỏi, phong độ ngời ngời, có người còn tình nguyện qua chở cô ấy đi học mỗi ngày.

Nhìn Tuệ Lâm say sưa kể về những mối tình của cô ấy, tôi cũng không biết nên vui hay nên buồn.
Tôi nhìn lại Tuệ Lâm một lượt, tuy nhìn kỹ Tuệ Lâm là một cô gái có khuôn mặt dễ thương, nhưng xét về ngoại hình tổng thể thì cô ấy khá mũm mĩm nếu không phải nói là mập.

Tôi có thể tin việc cô ấy có người theo đuổi, còn lại đều khiến tôi có chút nghi ngờ.
Tuệ Lâm thấy tôi có vẻ bán tín bán nghi liền quay qua hỏi tôi: “Sao, ông không tin à, không tin thì chờ đi, hôm nào tui dắt ông đi ra mắt là biết à”;
“ Tin chứ, bà thấy mặt tui có điểm nào không tin không”.

Tôi cũng hài hước đáp lại Tuệ Lâm.
Nói xong cả hai cùng cười thật lớn, đúng là ở cạnh Tuệ Lâm vẫn là thoải mái nhất.

Tôi vẫn là tôi, cô ấy vẫn là cô ấy, chúng tôi vẫn là chúng tôi của cách đây bảy năm..

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương