Chuyện Tháng Tư
-
Chương 27
Biên dịch: 1309
Gần chạng vạng tối, rốt cuộc sự hiếu kỳ với khách nước ngoài của dân làng và bọn trẻ đã cạn sạch. Họ cùng kéo nhau rời đi, người lo xách túi nước đầy, người cẩn thận khiêng chậu inox, chẳng ai thèm ngoái đầu nhìn lấy một cái.
Thói đời đúng là bạc bẽo. Cậu nhóc đen nhẻm vừa rồi còn tiếc không thể dính luôn trên lưng anh, giờ cũng chẳng nói chẳng rằng chạy ù về nhà ăn tối.
Vệ Lai tự trào đứng lên, phủi phủi cát trên người, bắt đầu lọc nước.
Anh vặn mở nắp túi nước, đổ chút ít vào lòng bàn tay quan sát, vàng đục sóng sánh, đưa lên mũi ngửi, không có mùi lạ.
Nếu dân làng đã sống nhờ thứ nước này trong bao năm qua, hẳn là không nhiễm độc hại gì lớn, phương pháp lọc sẽ tương đối đơn giản, có thể dùng tạm viên lọc nước.
Anh áng chừng lượng nước trong túi, thả vài viên lọc vào thùng sắt mượn được từ trước, đoạn lấy một chiếc áo thun cotton sạch sẽ căng ra, bọc kín miệng thùng, sau đó nghiêng túi nước đổ dần vào.
Sầm Kim tới xem thử, trên tấm lọc là chút cát mịn và tạp chất, nước thấm qua vải nhỏ xuống đáy thùng, lách ta lách tách.
Vệ Lai cười: “Giờ có viên lọc nước nên tiện hơn nhiều. Trước kia tới mấy vùng hoang dã, tôi toàn phải làm bộ lọc cát, hoặc là tước gỗ, dùng sợi gỗ dẫn nước, rất phiền phức. Đợi chút nữa đun qua thì có thể dùng làm nước tắm rồi, hoặc uống luôn cũng được —— Nhưng em cứ uống nước từ thùng đem theo cho yên tâm.”
Sầm Kim hỏi: “Sao anh biết hôm nay tôi muốn tắm?”
Trong sa mạc, thực ra không chú trọng vấn đề này, có người đến mười ngày nửa tháng cũng chưa được tắm một lần.
“Trời nóng đổ đầy mồ hôi vậy, không tắm sẽ rất khó chịu. Cửa kính xe vỡ hết, tối qua chẳng phải hứng cát cả đêm sao? Vả lại, ngày mai đi đàm phán, em không muốn sửa soạn chỉn chu từ đầu đến chân à? Ở cổ đại, trước khi làm đại sự gì, người ta đều phải tắm gội, xông hương đấy.”
Sầm Kim nhìn anh: “Tiếng Trung của anh tốt nhỉ.”
“Em cũng vậy mà.”
Cô ngồi xuống mặt cát: “Tôi thì khác, cha mẹ nuôi tôi là giáo sư đại học, nghiên cứu về văn hóa và con người. Nhìn theo một góc độ nào đó thì tôi cũng là đối tượng nghiên cứu của họ — Một đứa bé trước tuổi đến trường, sống tại một quốc gia có môi trường văn hóa hoàn toàn khác biệt, làm thế nào để nó giữ được văn hóa gốc, đồng thời hòa nhập vào văn hóa ngoại quốc.”
Vệ Lai kinh ngạc nhìn cô.
Sầm Kim đoán ra anh đang nghĩ gì: “Đừng suy diễn, họ chưa từng coi tôi là vật thí nghiệm, luôn đối xử cực tốt với tôi —— Như anh nói đấy, làm một việc, mục đích có thể không đơn thuần.
“Tôi có giáo viên tiếng Trung, còn định kỳ theo học một khóa tiếng Trung. Cha mẹ nuôi thường xuyên mời du học sinh Trung Quốc tới nhà giao tiếp với tôi. Bạn trai tôi quen sau đó, Khương Mân, cũng là người Trung Quốc.
“Anh thì khác, từ nhỏ đã bị kéo đi vượt biên qua tận châu Âu, sinh hoạt liên tục biến chuyển, nhưng anh nhắc đến chuyện trong nước lại chẳng hề thấy xa lạ.”
Một túi nước đã rỗng, Vệ Lai xếp chồng mấy tảng đá làm bếp, tiện tay rút một khúc cây từ nhà tranh, bẻ thành vài đoạn, nhóm lửa, sau đó nhấc thùng sắt kê lên.
Nhà tranh lại nghiêng thêm, chắc nó không ngờ rằng ngoài gió và dê, bữa nay còn dính thêm một kiếp nạn.
Vệ Lai đáp: “Thưa quý cô, trên đời này có loại phố gọi là phố người Hoa, tôi đánh mạt chược nghề luôn đấy, em tin không?”
Đủ mọi hạng người, tàng long ngọa hổ, vô số bộ mặt, các loại ngóng trông… Chưa dám nói nhìn vào con phố sẽ thấu suốt trên dưới 5 ngàn năm lịch sử, nhưng muốn thấy hết nhân sinh muôn vẻ muôn màu thì tuyệt đối là không thành vấn đề.
“Thật ra sau khi nhờ tổ chức nhân đạo cứu khỏi nhà máy, tôi cũng được gửi nuôi. Nhưng không may mắn như em, từ xỏ kim, đạp máy khâu lại chuyển thành quét rác, lau cửa, rửa bồn cầu… Có lần tức quá, tôi bỏ trốn luôn.
“Kế đó là lăn lộn kiếm sống, làm thuê đổi cơm ở phố người Hoa. Tuy vẫn là làm công, nhưng có tự do. Chỗ nào không đàng hoàng tử tế thì bỏ qua chỗ khác, ghét quá còn lén ném đá vỡ cửa sổ được, dù sao cũng chẳng ai biết thủ phạm.
“Có một ông lão, ở trong nước là giáo viên, đeo kính tròn gọng đen, trông giống nhân viên kế toán. Nghe đâu lúc trước đã tốn kém rất nhiều, vượt mọi chướng ngại để xuất ngoại, nhưng người nhà lại không xin theo được —— Ông ấy chẳng thể tiếp tục nghề chính, phải đi làm thuê cho người khác, quét dọn, rửa chén, đoán chừng trong lòng rất cô quạnh. Sau khi biết tôi, đã nói: ‘Vệ Lai này, tôi dạy chữ cho cậu nhé.’
“Tôi bảo: ‘Đi đi, bố bận lắm.’”
Sầm Kim bật cười.
Vệ Lai nhìn cô một lúc, anh không nói dối, anh rất thích thấy cô cười —— Nhất là khi nhìn anh cười, trong mắt có hình bóng anh.
“Rồi thì ông ấy nói: ‘Thôi thế này, tôi sẽ nấu sẵn bữa tối ở nhà, cậu có thể đến ăn cùng, nhưng lúc dùng bữa thì phải nghe giảng bài, vậy nhé?"”
Anh quay qua Sầm Kim: “Ông ấy chịu lo cho tôi một bữa mỗi ngày đấy, em hiểu không? Ai lại từ chối chứ, ông ấy muốn tôi gọi cha thì tôi cũng đồng ý ngay.”
Có sữa là mẹ, có cơm là cha, tính ra còn đáng tin hơn cả cha mẹ ruột anh.
Thế là cứ tối tối Vệ Lai sẽ được ăn chùa, lắm khi bỏ cả bữa trưa, cố chịu cơn đói, nhịn tới tối ăn luôn một thể, ăn cho cái ông gàn này sạt nghiệp thì thôi.
Ông lão ấy lải nhải giảng bài bên tai anh, còn chuẩn bị cả bảng đen phấn trắng đúng quy chuẩn, nắn nót viết từng chữ lên bảng.
Mới đầu Vệ Lai không để ý, về sau thấy vui vui, vừa ăn vừa nghe, còn tranh cãi với ông lão: “Tam giác nhỏ này tổng ba góc 180 độ thì tôi đồng ý, nhưng cái tam giác bên cạnh kia to bằng đầu tôi rồi, tổng ba góc ít nhất cũng 200 độ!”
Sầm Kim suýt cười ra nước mắt: “Anh ngốc thế.”
Vệ Lai cúi đầu, khóe môi cong lên.
Em nghĩ tôi không biết tổng ba góc của một tam giác luôn là 180 độ à, đùa cho em cười đấy cô nhóc.
Trong thùng bắt đầu nghe lục bục, bong bóng chen nhau nổi lên vỡ bung trên bề mặt.
Nước sắp sôi rồi.
Dòng suy nghĩ của Vệ Lai chợt mông lung.
Anh nhớ rõ có một lần, ông lão cứ giảng, anh cứ ăn, bỗng nhiên ông lão gõ bảng đen: “Dạng đề này tôi đã hướng dẫn rất nhiều rồi, các trò có ai xung phong lên giải không, hử? Tôi nói trước nhé, hôm nay trò nào càng ít giơ tay càng dễ bị gọi…”
Miệng Vệ Lai vẫn đang nhai nhóp nhép, xém chút cười phun ra: “Chỉ có mình tôi thôi! Còn các trò mới sợ! Ông mộng du à.”
Ông lão kinh ngạc nhìn quanh, nhìn căn nhà nhỏ chật chội, như đang nhìn vào cả giấc mộng dài, rồi nắm chặt viên phấn trong tay, ngồi xuống, qua một lúc lâu, lại gỡ mắt kính ra —— Vệ Lai không nhớ rõ, đến cùng là ông ấy lau kính, hay cúi đầu lau mắt.
Sầm Kim nhẹ giọng nhắc: “Nước sôi rồi.”
Vệ Lai lấy lại tinh thần, thở dài một hơi, đi tới xách thùng xuống: “Một thùng to này đủ tắm chứ?”
Sầm Kim nghĩ ngợi, lắc đầu: “Đun thêm chút đi.”
Vệ Lai thấy chẳng cần thiết: “Một thùng vậy đủ rồi, cỡ này còn nhiều hơn lượng nước em dùng hôm qua đấy, đun nhiều lại bỏ phí…”
“Thêm chút thôi.”
Được rồi, cô là lớn nhất, cô nói đun thêm thì đun thêm. Vệ Lai không muốn tranh luận với cô, đi qua một nhà gần đấy, múa may quơ quào mượn tiếp được một chiếc thùng về.
***
Trời đã tối hẳn.
Sầm Kim vô lều tắm, Vệ Lai lại về vị trí canh cửa. Thực ra nhà tranh chẳng có cửa, chỉ đóng cái khung vừa đủ cho một người ra vào. Hình như dân làng cũng không quen lắp cửa, phần lớn đều căng một mảnh vải che ngang —— Trong làng chỉ có chừng chục hộ kia, bao nhiêu năm qua đi thì đều có quan hệ thân thích, lại cùng nghèo như nhau nên cũng không cần đề phòng ai cả.
Nhiệm vụ chính của Vệ Lai là đuổi dê.
Nơi này dê được thả rông, cứ chờ chiều tối mát trời là ra dạo bộ, gặm cỏ, chui vào nhà dân, rồi bị xua đi. Đây có thể xem là chuyện thường ngày ở huyện. Chỉ mới một lúc đã nghe các nhà gần đấy la hét ỏm tỏi mấy lần. Mỗi khi Vệ Lai thò đầu xem thử, đều thấy một con dê đang đủng đỉnh ra khỏi cửa.
Anh đuổi hai ba con, nhìn trời đã tối mù, xoay người lôi hai que phát sáng gắn lên cao làm đèn, vừa quay đầu, đã gặp ngay một con đang lò dò qua cửa.
Vệ Lai ấn vào giữa trán nó đẩy ra ngoài, mắng: “Biết có người tắm mà còn chui vào, không thấy ngượng à?”
Chưa dứt lời đã nghe soạt một tiếng ở cửa lều sau lưng, Sầm Kim bước ra, thân khoác khăn choàng lụa, đang cầm khăn lông lau tóc, vừa đi vừa nói: “Chưa dùng hết, còn dư hơn nửa thùng.”
Đã bảo không dùng nhiều vậy rồi mà, trên mặt Vệ Lai viết rõ “Biết ngay thế này”.
Trong góc có kê giường, làm bằng vài thanh gỗ đóng kín trên tảng đá, mấp ma mấp mô. Sầm Kim tới đó ngồi xuống, thờ ơ: “Anh tắm luôn đi, đừng lãng phí.”
Vệ Lai nói: “Tôi tắm đơn giản lắm, chỉ cần lau qua…”
Kịp thời dừng lại — Vẻ mặt Sầm Kim bỗng trầm xuống, còn hung tợn lạ lùng.
Thật là, chẳng phải tại ở sa mạc rất thiếu nước sao, nếu thừa mứa thì có ai không muốn tắm chứ —— Đã hít cát cả đêm, ngâm trong biển lên toàn thân đầy muối, hết dựng lều rồi nhóm lửa, anh cũng muốn tắm ngay cho thoải mái đấy.
Anh khom lưng chui vào lều.
Trong này que phát sáng không soi rõ được, ánh sáng xuyên qua lớp vải lều chỉ chiếu ra hai thùng sắt, một thùng đầy nước, gần như chưa dùng đến.
Đã nói một thùng là đủ, anh đâu cần đun thêm…
Vệ Lai cởi đồ, được nửa chừng, bất chợt lòng khẽ động.
Anh từ từ ngồi xuống, nhìn thùng nước —— Anh biết nhất định là mình đang cười.
Rõ là…
***
Sầm Kim ngồi trên giường, động tác lau tóc chậm dần, tập trung lắng nghe động tĩnh bên trong.
Có đúng là đang tắm không, đừng nói là vào đấy ngủ nhé? Hay là uống luôn nước rồi?
“Sầm Kim?”
Rốt cuộc tiếng nước dội ào ào đã vọng ra.
“Hả?”
“Ngày mai hải tặc sẽ tới đây… Đám hải tặc này, là hạng người gì?”
Sầm Kim chau mày: “Cái này sao nói rõ được.”
“Cứ tả sơ sơ cho tôi đi. Trước khi giáp mặt thì cũng phải biết đối thủ là hạng người nào chứ. Giống cướp biển Caribbe, hay cướp biển Viking? Trên thuyền có treo cờ không? Cái kiểu đầu lâu xương chéo ấy?”
Sầm Kim cười: “Nói linh tinh… Đa số hải tặc đều là ngư dân, là ngư dân cực nghèo.”
Cô ngẫm nghĩ nên giải thích thế nào cho tường tận.
Lúc ban đầu, cuộc sống của ngư dân Somalia vẫn khá ổn, dù sao cũng là quốc gia có bờ biển dài hơn 3.000 km, tài nguyên biển rất phong phú. Nhưng sau đó, đến thập niên 90, chính phủ cũ bị lật đổ, quốc gia rơi vào tình trạng nội chiến 10 năm, các thế lực quân sự chiếm đóng khắp nơi, trật tự quốc gia sụp đổ, dẫn đến hàng loạt vấn đề.
Đầu tiên là đồng tiền mất giá, đồng Somalia trở thành rẻ nhất thế giới, 2.000 đồng Somalia đổi qua đồng Euro… À không, so với đồng Euro thì chênh lệch quá xa rồi, ước chừng chỉ được 0,4 Nhân dân tệ thôi, và vẫn đang giảm dần.
Kế tiếp là tàu đánh bắt từ Âu Mỹ qua. Các thế lực quân sự chỉ lo hỗn chiến tranh lợi, cửa biển mở rộng, tàu đánh bắt của Âu Mỹ thừa cơ loạn lạc mà vào, áp dụng chính sách đánh bắt vô tội vạ ở vùng biển Somalia, thậm chí còn đuổi sạch ngư dân bản địa. Trong vùng biển nước mình mà mình lại không được bắt cá —— Chính phủ mất năng lực quản lý, bởi vì thực chất chẳng có chính phủ —— Mà ngư dân không bắt được cá, tức là mất đi nguồn sống.
Hơn nữa…
Ồ!
Một bạn dê bước vào.
Sầm Kim nhìn chằm chằm nó.
Nó cũng nhìn chằm chằm Sầm Kim, bộ dạng rất chi là lương thiện.
Sầm Kim chầm chậm co chân lên giường, lẩm nhẩm trong lòng: Đừng qua đây, tao vừa tắm xong.
Hình như đúng là dê kia chẳng mấy hứng thú với cô, sau một lúc lại nghiêng đầu qua, có vẻ hiếu kỳ tập trung vào cửa lều.
Tiếng nước vọng lại.
Phụ nữ là do nước kết thành, giờ khắc này, Sầm Kim cảm thấy, tới lượt mình chắc là thứ nước đen tối nhất rồi.
Cô nói thầm trong bụng: Đi đi, ngoan, vào đấy đi.
Tiếp đó, nó vào thật, thủng thẳng, khoan thai, chả có tí xíu áp lực tâm lý nào. Chắc nó tưởng vẫn giống như mấy lần xông cửa khác, lần này cùng lắm chỉ là một đêm say đắm với gió xuân.
Vệ Lai rống vang khắp nhà: “KHÔNG BIẾT NGƯỢNG À! ĐỒ LƯU MANH NÀY!”
Gần chạng vạng tối, rốt cuộc sự hiếu kỳ với khách nước ngoài của dân làng và bọn trẻ đã cạn sạch. Họ cùng kéo nhau rời đi, người lo xách túi nước đầy, người cẩn thận khiêng chậu inox, chẳng ai thèm ngoái đầu nhìn lấy một cái.
Thói đời đúng là bạc bẽo. Cậu nhóc đen nhẻm vừa rồi còn tiếc không thể dính luôn trên lưng anh, giờ cũng chẳng nói chẳng rằng chạy ù về nhà ăn tối.
Vệ Lai tự trào đứng lên, phủi phủi cát trên người, bắt đầu lọc nước.
Anh vặn mở nắp túi nước, đổ chút ít vào lòng bàn tay quan sát, vàng đục sóng sánh, đưa lên mũi ngửi, không có mùi lạ.
Nếu dân làng đã sống nhờ thứ nước này trong bao năm qua, hẳn là không nhiễm độc hại gì lớn, phương pháp lọc sẽ tương đối đơn giản, có thể dùng tạm viên lọc nước.
Anh áng chừng lượng nước trong túi, thả vài viên lọc vào thùng sắt mượn được từ trước, đoạn lấy một chiếc áo thun cotton sạch sẽ căng ra, bọc kín miệng thùng, sau đó nghiêng túi nước đổ dần vào.
Sầm Kim tới xem thử, trên tấm lọc là chút cát mịn và tạp chất, nước thấm qua vải nhỏ xuống đáy thùng, lách ta lách tách.
Vệ Lai cười: “Giờ có viên lọc nước nên tiện hơn nhiều. Trước kia tới mấy vùng hoang dã, tôi toàn phải làm bộ lọc cát, hoặc là tước gỗ, dùng sợi gỗ dẫn nước, rất phiền phức. Đợi chút nữa đun qua thì có thể dùng làm nước tắm rồi, hoặc uống luôn cũng được —— Nhưng em cứ uống nước từ thùng đem theo cho yên tâm.”
Sầm Kim hỏi: “Sao anh biết hôm nay tôi muốn tắm?”
Trong sa mạc, thực ra không chú trọng vấn đề này, có người đến mười ngày nửa tháng cũng chưa được tắm một lần.
“Trời nóng đổ đầy mồ hôi vậy, không tắm sẽ rất khó chịu. Cửa kính xe vỡ hết, tối qua chẳng phải hứng cát cả đêm sao? Vả lại, ngày mai đi đàm phán, em không muốn sửa soạn chỉn chu từ đầu đến chân à? Ở cổ đại, trước khi làm đại sự gì, người ta đều phải tắm gội, xông hương đấy.”
Sầm Kim nhìn anh: “Tiếng Trung của anh tốt nhỉ.”
“Em cũng vậy mà.”
Cô ngồi xuống mặt cát: “Tôi thì khác, cha mẹ nuôi tôi là giáo sư đại học, nghiên cứu về văn hóa và con người. Nhìn theo một góc độ nào đó thì tôi cũng là đối tượng nghiên cứu của họ — Một đứa bé trước tuổi đến trường, sống tại một quốc gia có môi trường văn hóa hoàn toàn khác biệt, làm thế nào để nó giữ được văn hóa gốc, đồng thời hòa nhập vào văn hóa ngoại quốc.”
Vệ Lai kinh ngạc nhìn cô.
Sầm Kim đoán ra anh đang nghĩ gì: “Đừng suy diễn, họ chưa từng coi tôi là vật thí nghiệm, luôn đối xử cực tốt với tôi —— Như anh nói đấy, làm một việc, mục đích có thể không đơn thuần.
“Tôi có giáo viên tiếng Trung, còn định kỳ theo học một khóa tiếng Trung. Cha mẹ nuôi thường xuyên mời du học sinh Trung Quốc tới nhà giao tiếp với tôi. Bạn trai tôi quen sau đó, Khương Mân, cũng là người Trung Quốc.
“Anh thì khác, từ nhỏ đã bị kéo đi vượt biên qua tận châu Âu, sinh hoạt liên tục biến chuyển, nhưng anh nhắc đến chuyện trong nước lại chẳng hề thấy xa lạ.”
Một túi nước đã rỗng, Vệ Lai xếp chồng mấy tảng đá làm bếp, tiện tay rút một khúc cây từ nhà tranh, bẻ thành vài đoạn, nhóm lửa, sau đó nhấc thùng sắt kê lên.
Nhà tranh lại nghiêng thêm, chắc nó không ngờ rằng ngoài gió và dê, bữa nay còn dính thêm một kiếp nạn.
Vệ Lai đáp: “Thưa quý cô, trên đời này có loại phố gọi là phố người Hoa, tôi đánh mạt chược nghề luôn đấy, em tin không?”
Đủ mọi hạng người, tàng long ngọa hổ, vô số bộ mặt, các loại ngóng trông… Chưa dám nói nhìn vào con phố sẽ thấu suốt trên dưới 5 ngàn năm lịch sử, nhưng muốn thấy hết nhân sinh muôn vẻ muôn màu thì tuyệt đối là không thành vấn đề.
“Thật ra sau khi nhờ tổ chức nhân đạo cứu khỏi nhà máy, tôi cũng được gửi nuôi. Nhưng không may mắn như em, từ xỏ kim, đạp máy khâu lại chuyển thành quét rác, lau cửa, rửa bồn cầu… Có lần tức quá, tôi bỏ trốn luôn.
“Kế đó là lăn lộn kiếm sống, làm thuê đổi cơm ở phố người Hoa. Tuy vẫn là làm công, nhưng có tự do. Chỗ nào không đàng hoàng tử tế thì bỏ qua chỗ khác, ghét quá còn lén ném đá vỡ cửa sổ được, dù sao cũng chẳng ai biết thủ phạm.
“Có một ông lão, ở trong nước là giáo viên, đeo kính tròn gọng đen, trông giống nhân viên kế toán. Nghe đâu lúc trước đã tốn kém rất nhiều, vượt mọi chướng ngại để xuất ngoại, nhưng người nhà lại không xin theo được —— Ông ấy chẳng thể tiếp tục nghề chính, phải đi làm thuê cho người khác, quét dọn, rửa chén, đoán chừng trong lòng rất cô quạnh. Sau khi biết tôi, đã nói: ‘Vệ Lai này, tôi dạy chữ cho cậu nhé.’
“Tôi bảo: ‘Đi đi, bố bận lắm.’”
Sầm Kim bật cười.
Vệ Lai nhìn cô một lúc, anh không nói dối, anh rất thích thấy cô cười —— Nhất là khi nhìn anh cười, trong mắt có hình bóng anh.
“Rồi thì ông ấy nói: ‘Thôi thế này, tôi sẽ nấu sẵn bữa tối ở nhà, cậu có thể đến ăn cùng, nhưng lúc dùng bữa thì phải nghe giảng bài, vậy nhé?"”
Anh quay qua Sầm Kim: “Ông ấy chịu lo cho tôi một bữa mỗi ngày đấy, em hiểu không? Ai lại từ chối chứ, ông ấy muốn tôi gọi cha thì tôi cũng đồng ý ngay.”
Có sữa là mẹ, có cơm là cha, tính ra còn đáng tin hơn cả cha mẹ ruột anh.
Thế là cứ tối tối Vệ Lai sẽ được ăn chùa, lắm khi bỏ cả bữa trưa, cố chịu cơn đói, nhịn tới tối ăn luôn một thể, ăn cho cái ông gàn này sạt nghiệp thì thôi.
Ông lão ấy lải nhải giảng bài bên tai anh, còn chuẩn bị cả bảng đen phấn trắng đúng quy chuẩn, nắn nót viết từng chữ lên bảng.
Mới đầu Vệ Lai không để ý, về sau thấy vui vui, vừa ăn vừa nghe, còn tranh cãi với ông lão: “Tam giác nhỏ này tổng ba góc 180 độ thì tôi đồng ý, nhưng cái tam giác bên cạnh kia to bằng đầu tôi rồi, tổng ba góc ít nhất cũng 200 độ!”
Sầm Kim suýt cười ra nước mắt: “Anh ngốc thế.”
Vệ Lai cúi đầu, khóe môi cong lên.
Em nghĩ tôi không biết tổng ba góc của một tam giác luôn là 180 độ à, đùa cho em cười đấy cô nhóc.
Trong thùng bắt đầu nghe lục bục, bong bóng chen nhau nổi lên vỡ bung trên bề mặt.
Nước sắp sôi rồi.
Dòng suy nghĩ của Vệ Lai chợt mông lung.
Anh nhớ rõ có một lần, ông lão cứ giảng, anh cứ ăn, bỗng nhiên ông lão gõ bảng đen: “Dạng đề này tôi đã hướng dẫn rất nhiều rồi, các trò có ai xung phong lên giải không, hử? Tôi nói trước nhé, hôm nay trò nào càng ít giơ tay càng dễ bị gọi…”
Miệng Vệ Lai vẫn đang nhai nhóp nhép, xém chút cười phun ra: “Chỉ có mình tôi thôi! Còn các trò mới sợ! Ông mộng du à.”
Ông lão kinh ngạc nhìn quanh, nhìn căn nhà nhỏ chật chội, như đang nhìn vào cả giấc mộng dài, rồi nắm chặt viên phấn trong tay, ngồi xuống, qua một lúc lâu, lại gỡ mắt kính ra —— Vệ Lai không nhớ rõ, đến cùng là ông ấy lau kính, hay cúi đầu lau mắt.
Sầm Kim nhẹ giọng nhắc: “Nước sôi rồi.”
Vệ Lai lấy lại tinh thần, thở dài một hơi, đi tới xách thùng xuống: “Một thùng to này đủ tắm chứ?”
Sầm Kim nghĩ ngợi, lắc đầu: “Đun thêm chút đi.”
Vệ Lai thấy chẳng cần thiết: “Một thùng vậy đủ rồi, cỡ này còn nhiều hơn lượng nước em dùng hôm qua đấy, đun nhiều lại bỏ phí…”
“Thêm chút thôi.”
Được rồi, cô là lớn nhất, cô nói đun thêm thì đun thêm. Vệ Lai không muốn tranh luận với cô, đi qua một nhà gần đấy, múa may quơ quào mượn tiếp được một chiếc thùng về.
***
Trời đã tối hẳn.
Sầm Kim vô lều tắm, Vệ Lai lại về vị trí canh cửa. Thực ra nhà tranh chẳng có cửa, chỉ đóng cái khung vừa đủ cho một người ra vào. Hình như dân làng cũng không quen lắp cửa, phần lớn đều căng một mảnh vải che ngang —— Trong làng chỉ có chừng chục hộ kia, bao nhiêu năm qua đi thì đều có quan hệ thân thích, lại cùng nghèo như nhau nên cũng không cần đề phòng ai cả.
Nhiệm vụ chính của Vệ Lai là đuổi dê.
Nơi này dê được thả rông, cứ chờ chiều tối mát trời là ra dạo bộ, gặm cỏ, chui vào nhà dân, rồi bị xua đi. Đây có thể xem là chuyện thường ngày ở huyện. Chỉ mới một lúc đã nghe các nhà gần đấy la hét ỏm tỏi mấy lần. Mỗi khi Vệ Lai thò đầu xem thử, đều thấy một con dê đang đủng đỉnh ra khỏi cửa.
Anh đuổi hai ba con, nhìn trời đã tối mù, xoay người lôi hai que phát sáng gắn lên cao làm đèn, vừa quay đầu, đã gặp ngay một con đang lò dò qua cửa.
Vệ Lai ấn vào giữa trán nó đẩy ra ngoài, mắng: “Biết có người tắm mà còn chui vào, không thấy ngượng à?”
Chưa dứt lời đã nghe soạt một tiếng ở cửa lều sau lưng, Sầm Kim bước ra, thân khoác khăn choàng lụa, đang cầm khăn lông lau tóc, vừa đi vừa nói: “Chưa dùng hết, còn dư hơn nửa thùng.”
Đã bảo không dùng nhiều vậy rồi mà, trên mặt Vệ Lai viết rõ “Biết ngay thế này”.
Trong góc có kê giường, làm bằng vài thanh gỗ đóng kín trên tảng đá, mấp ma mấp mô. Sầm Kim tới đó ngồi xuống, thờ ơ: “Anh tắm luôn đi, đừng lãng phí.”
Vệ Lai nói: “Tôi tắm đơn giản lắm, chỉ cần lau qua…”
Kịp thời dừng lại — Vẻ mặt Sầm Kim bỗng trầm xuống, còn hung tợn lạ lùng.
Thật là, chẳng phải tại ở sa mạc rất thiếu nước sao, nếu thừa mứa thì có ai không muốn tắm chứ —— Đã hít cát cả đêm, ngâm trong biển lên toàn thân đầy muối, hết dựng lều rồi nhóm lửa, anh cũng muốn tắm ngay cho thoải mái đấy.
Anh khom lưng chui vào lều.
Trong này que phát sáng không soi rõ được, ánh sáng xuyên qua lớp vải lều chỉ chiếu ra hai thùng sắt, một thùng đầy nước, gần như chưa dùng đến.
Đã nói một thùng là đủ, anh đâu cần đun thêm…
Vệ Lai cởi đồ, được nửa chừng, bất chợt lòng khẽ động.
Anh từ từ ngồi xuống, nhìn thùng nước —— Anh biết nhất định là mình đang cười.
Rõ là…
***
Sầm Kim ngồi trên giường, động tác lau tóc chậm dần, tập trung lắng nghe động tĩnh bên trong.
Có đúng là đang tắm không, đừng nói là vào đấy ngủ nhé? Hay là uống luôn nước rồi?
“Sầm Kim?”
Rốt cuộc tiếng nước dội ào ào đã vọng ra.
“Hả?”
“Ngày mai hải tặc sẽ tới đây… Đám hải tặc này, là hạng người gì?”
Sầm Kim chau mày: “Cái này sao nói rõ được.”
“Cứ tả sơ sơ cho tôi đi. Trước khi giáp mặt thì cũng phải biết đối thủ là hạng người nào chứ. Giống cướp biển Caribbe, hay cướp biển Viking? Trên thuyền có treo cờ không? Cái kiểu đầu lâu xương chéo ấy?”
Sầm Kim cười: “Nói linh tinh… Đa số hải tặc đều là ngư dân, là ngư dân cực nghèo.”
Cô ngẫm nghĩ nên giải thích thế nào cho tường tận.
Lúc ban đầu, cuộc sống của ngư dân Somalia vẫn khá ổn, dù sao cũng là quốc gia có bờ biển dài hơn 3.000 km, tài nguyên biển rất phong phú. Nhưng sau đó, đến thập niên 90, chính phủ cũ bị lật đổ, quốc gia rơi vào tình trạng nội chiến 10 năm, các thế lực quân sự chiếm đóng khắp nơi, trật tự quốc gia sụp đổ, dẫn đến hàng loạt vấn đề.
Đầu tiên là đồng tiền mất giá, đồng Somalia trở thành rẻ nhất thế giới, 2.000 đồng Somalia đổi qua đồng Euro… À không, so với đồng Euro thì chênh lệch quá xa rồi, ước chừng chỉ được 0,4 Nhân dân tệ thôi, và vẫn đang giảm dần.
Kế tiếp là tàu đánh bắt từ Âu Mỹ qua. Các thế lực quân sự chỉ lo hỗn chiến tranh lợi, cửa biển mở rộng, tàu đánh bắt của Âu Mỹ thừa cơ loạn lạc mà vào, áp dụng chính sách đánh bắt vô tội vạ ở vùng biển Somalia, thậm chí còn đuổi sạch ngư dân bản địa. Trong vùng biển nước mình mà mình lại không được bắt cá —— Chính phủ mất năng lực quản lý, bởi vì thực chất chẳng có chính phủ —— Mà ngư dân không bắt được cá, tức là mất đi nguồn sống.
Hơn nữa…
Ồ!
Một bạn dê bước vào.
Sầm Kim nhìn chằm chằm nó.
Nó cũng nhìn chằm chằm Sầm Kim, bộ dạng rất chi là lương thiện.
Sầm Kim chầm chậm co chân lên giường, lẩm nhẩm trong lòng: Đừng qua đây, tao vừa tắm xong.
Hình như đúng là dê kia chẳng mấy hứng thú với cô, sau một lúc lại nghiêng đầu qua, có vẻ hiếu kỳ tập trung vào cửa lều.
Tiếng nước vọng lại.
Phụ nữ là do nước kết thành, giờ khắc này, Sầm Kim cảm thấy, tới lượt mình chắc là thứ nước đen tối nhất rồi.
Cô nói thầm trong bụng: Đi đi, ngoan, vào đấy đi.
Tiếp đó, nó vào thật, thủng thẳng, khoan thai, chả có tí xíu áp lực tâm lý nào. Chắc nó tưởng vẫn giống như mấy lần xông cửa khác, lần này cùng lắm chỉ là một đêm say đắm với gió xuân.
Vệ Lai rống vang khắp nhà: “KHÔNG BIẾT NGƯỢNG À! ĐỒ LƯU MANH NÀY!”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook