Chuyến Tàu Đêm
C8: Người tốt kẻ xấu

Trãi qua một đêm mệt nhoài trên xe, con tàu cuối cùng cũng tới bến, Nó bước xuống xe, nhìn dòng người hối hả chen chút nhau, người bán kẻ mua, người đi kẻ ở, không khí vô cùng náo nhiệt vậy mà nó thấy bản thân thật lạc lõng chơ vơ giữa dòng đời. Nó hiện tại không biết đi đâu về đâu.

“Con ơi ghé đây uống nước đi con!”

“Con đi đâu chú chở con đi”.

“Con ơi mua giúp cô túi bánh.”



Tiếng mời gọi liên tục vang lên bên tai nó càng khiến nó thêm phần bối rối. Ba bốn người vây quanh, nó lần lượt lắc đầu từ chối. Say xe làm nó chóng mặt, đầu óc vốn không được tỉnh táo, tay chân cũng không được linh hoạt, bất chợt nó bị một anh trai va vào, đứng không vững suýt ngã. May có cô đứng gần kéo nó lại, quan tâm hỏi: “Con không sao chứ?”

Nó lắc đầu nói tiếng cảm ơn người vừa giúp mình, trong đầu thì thầm rủa: “Đi đứng kiểu gì không biết đã vậy không có một tiếng xin lỗi. Cái người đó sớm muộn gì cũng gặp quả báo cho mà xem.”


Bà cô lúc nảy đỡ nó nói: “Nhìn con bơ phờ quá! Thôi đi tới chỗ cô ngồi ăn uống chút gì đi rồi đi tiếp. Được không?”

“Vâng thế cũng được ạ.” - Giờ cũng chưa biết phải đi đâu kiếm tạm cái gì lót bụng trước rồi tính tiếp. Nó thầm nghĩ.

“Có cần cô cầm giúp cái gì không?” - Bà cô nhiệt tình đon đả khi thấy nó tay xách nách mang.

Thật ra đồ đạc nó mang theo cũng không có thứ gì nhiều chỉ có cái ba lô và con gấu ôm anh tặng mà thôi. Nó liền lắc đầu từ chối: “Dạ không cần đâu ạ.”

Tiền trong túi không nhiều, nên nó không dám tiêu xài phung phí, chỉ dám gọi một ổ bánh mì kèm một chai nước. Trước khi gọi còn cẩn thận hỏi giá trước. Thấy giá cả hợp lý mới kêu ra.

Trong lúc ăn và uống nước nó cũng thật thà trần thuật lại lý do mình có mặt ở đây. Tất nhiên là không phải là tất cả. Nó chỉ nói với cô chủ quán, quê nó ở Gia Lai, ba mất sớm, nhà chỉ có mỗi mình mẹ và em trai. Nó vừa thi đại học xong, thấy mẹ vất vả nên nó muốn vào đây kiếm việc làm trước tự lo lấy thân, sau là phụ mẹ chăm lo cho em ăn học thành tài.

Nghe nó nói, cô chủ cũng thấy thiện cảm, mới nhỏ đã biết suy nghĩ cho người khác, nên cô cũng vui vẻ mà chỉ đường cho nó đến khu công nghiệp. Theo lời cô nói, ở đó quanh năm tuyển công nhân, nhận hồ sơ phỏng vấn là được đi làm ngay, lương tháng cũng ổn định. Nếu chi tiêu tiết kiệm mỗi tháng còn dư được một khoản.


Cô chủ tốt bụng còn ngỏ ý cho nó một chú xe ôm là cô quen biết với lời hứa hẹn đảm bảo người này sẽ chở nó đến tận nơi và lấy giá hữu nghị.

Nó liên tục cảm ơn rối rít, hứa ngày sau có dịp sẽ ghé lại chỗ cô để hậu tạ. Đến khi tính tiền nó bàng hoàng nhận ra trong túi không còn xu nào, đến cái điện thoại cũng không còn.

“Chết rồi tiền của con đâu mất rồi cả điện thoại cũng không còn nữa.”

“Con tìm kĩ lại xem có để trong ba lô không?”

Nó lục một hồi hết túi này đến túi kia rồi ngồi phịch xuống ghế đôi mắt ánh lệ rưng rưng: “Không cô à! Con nhớ rất rõ ràng là con để tiền và điện thoại ở túi quần, nảy giờ mãi nói chuyện với cô con cũng chưa từng rút ra.” - Hức hức…

Haiz… Bà cô thở dài não ruột nhớ lại lúc nó bị đụng, thanh niên kia nhìn rất bí ẩn, đầu đội nón lữ trai lụp xụp, mặt bịt kín, va vào nó không nói lời nào vội rời đi ắt hẳn là người hành nghề hai ngón.

“Chắc chắn là cái thằng đó, cái thằng đụng vào con đó, nhân lúc con không để ý đã móc túi con rồi. Thế mất có nhiều không? Bây giờ trong túi còn đồng nào không? Sao mà khổ vậy chứ? Đúng là lũ thất nhân ác đức mà.”




Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương