Chu Du Cùng Hệ Thống
-
Chương 24: Món ăn khoái khẩu gắn kết tình thân!
Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên
Chương 24: Món ăn khoái khẩu gắn kết tình thân!
Đường Tư Kỳ lên mạng, tỉ mỉ sàng lọc, cẩn thận lựa chọn tới lui mãi mới chốt được một tiệm ăn vặt lâu đời. Cũng may cửa hàng này cách nhà cô không quá xa, có thể đi bộ đến đó được.
Một Thượng Hải hoa lệ hào nhoáng đã lui về cùng màn đêm nhường chỗ cho cảnh sắc trong trẻo, tinh khôi của buổi bình minh vừa ló dạng. Phố phường bừng tỉnh, chim chóc líu lo chuyền cảnh, mọi người hào hứng xuống đường chuẩn bị cho một ngày lao động hăng say và hiệu quả.
Đường Tư Kỳ thong thả tản bộ, tận hưởng bầu không khí trong lành của buổi sáng sớm. Hết rẽ trái rồi lại rẽ phải, men theo các con hẻm ngoằn ngoèo, cuối cùng Đường Tư Kỳ cũng đến được nơi mình cần đến.
Quán ăn nằm nép mình trong một con phố cổ. Cũng giống như bao tiệm ăn vặt thường thấy ở Thượng Hải, nơi này không quá rộng với mặt tiền hào nhoáng bắt mắt. Nó bình dị, đơn sơ với một quầy hàng khiêm tốn và vài ba bộ bàn ghế cho thực khách. Cũng giống như tiệm bánh bao vô danh hôm qua cô ghé, muốn mua đồ ăn ở đây cũng phải xếp hàng chờ đợi mà điều đặc biệt hơn cả chính là trong hàng người có cả những ông già bà lão người bản địa. Họ kiên nhẫn và bình tĩnh như thể đã làm việc này nhiều năm, đến mức trở thành thói quen luôn rồi.
Khoảng tầm ba mươi phút sau cũng đến lượt Đường Tư Kỳ. Cô gọi một phần sữa đậu nành mặn rồi ngồi vào bàn, yên lặng chờ đợi.
Ngồi trước cô là hai ông cháu dẫn nhau đi uống sữa đậu nành, một già râu tóc bạc phơ và một nhóc con ước chừng nhỏ hơn Lạc Tuấn Bảo.
Vì đang rảnh rỗi nên Đường Tư Kỳ cũng tò mò quan sát.
Hai ông cháu không ai nói câu gì, vùi đầu chuyên chú húp từng thìa sữa đậu, động tác cực kỳ nhất quán, từ cái nhấc tay cho tới điệu bộ xuýt xoa đều giống nhau như đúc. Thằng cháu cực kỳ nghiêm túc còn ông nội cũng chẳng chút phân tâm, mọi sự tập trung đều dồn hết vào bát sữa đậu ngon lành trước mặt.
Nhìn cảnh tượng này, trong đầu Đường Tư Kỳ tức khắc hiện lên hình ảnh gia đình đầm ấm, ông dắt cháu đi ăn các món ngon mà mình từng yêu thích. Có lẽ gia đình không chỉ di truyền nhóm máu, bộ gen, nhiễm sắc thể mà còn truyền thụ xuống những thú vui, sở thích, những bài học kinh nghiệm quý báu mà ông cha đã vất vả cả đời mới tích luỹ được. Sự gắn kết ấy, quả thực quá thiêng liêng và ấm áp!
Rất nhanh, phần ăn của Đường Tư Kỳ đã được bưng ra. Rút kinh nghiệm từ lần trước, hôm nay cô không dám hục đầu húp ngay mà từ tốn múc từng muỗng một, thổi nhẹ rồi mới khẽ uống một ngụm nhỏ.
Trong nháy mắt, mùi đậu nành thơm lừng béo ngậy cùng lúc đánh thức cả vị giác lẫn khứu giác, khơi dậy cảm giác thèm thuồng muốn ăn.
Sữa đậu bốc khói nghi ngút, Đường Tư Kỳ nhanh tay bẻ nhỏ cái bánh quẩy mới chiên, thả vào bát. Nhưng kinh nghiệm hai chục năm nói cho cô biết, giờ chưa phải thời khắc vàng để ăn. Phải đợi một lát nữa cho bánh quẩy ngấm sữa, mềm nhũn ra. Lúc ấy vừa bỏ vào miệng là tan ngay, cảm giác phải nói là trên cả tuyệt vời!
Trong lúc đợi quẩy mềm, Đường Tư Kỳ lại tiếp tục thưởng thức nước canh. Ngoài sữa đậu nành, người ta còn bỏ thêm cả rong biển và chút tôm khô. Một sự kết hợp mặn ngọt tưởng không hợp mà lại hợp không tưởng, hương vị hoà quyện, bổ khuyết cho nhau, tròn trịa và đầy đặn, đưa miệng vô cùng.
Thời khắc ăn bánh quẩy đã đến, Đường Tư Kỳ háo hức múc một miếng bánh kèm theo chút sữa đậu nành, nhắm mắt lại và cảm nhận vị ngon lấp đầy khoang miệng rồi trôi tuột qua cuống họng.
Phải công nhận, quán ăn này vẫn giữ được y nguyên hương vị truyền thống. Mùi vị giống hệt với bát sữa đậu mặn mà ngày bé cô ăn ở quê, không khác một tí nào.
Ngoài ra, tiệm còn phục vụ cả cơm nắm cùng bánh nướng vào buổi sáng nữa.
Trong lúc Đường Tư Kỳ đang mê mẩn xì xụp thì cậu nhóc ngồi đối diện đã xử lý xong phần ăn sáng của mình. Cậu gác đũa nhưng vẫn còn liếm liếm mép, bộ dáng chưa đã ghiền.
Không biết ngẫm nghĩ thế nào, cậu bé liền hỏi ông nội: “Ông ơi…ông có muốn ăn cơm nắm không?”
Ông lão ăn nốt thìa canh cuối cùng, ngầm nghĩ giây lát rồi nói: “Để ông đi mua một cái, hai ông cháu mình chia đôi, thế nào?”
Cậu nhóc thích thú reo lên: “Dạ được ạ!”
Nghe cuộc đối thoại của hai ông cháu, Đường Tư Kỳ cũng bất giác thèm ăn. Vậy nên ăn xong bát sữa đậu nành mặn, cô lại gọi thêm một phần cơm nắm nữa.
Bánh nướng, giò cháo quẩy, cơm nắm, sữa đậu nành được mệnh danh là “tứ đại kim cương” của bữa sáng Giang Nam.
Trong đó, cơm nắm được nấu bằng gạo nếp, trong nhân có bánh quẩy, cải bẹ xanh, ruốc thịt, ruốc cá, rau củ kho hoặc trứng ướp. Vị dẻo, mặn, ngọt kết hợp trong cùng một nắm cơm, rất đặc biệt và thơm ngon.
Ăn xong bữa sáng, Đường Tư Kỳ nhanh chóng về nhà hoàn thành nốt nhiệm vụ: Lấy bát sữa đậu nành mặn làm chủ đề, sáng tác một bức hoạ.
Thời gian còn lại không nhiều lắm, chỉ khoảng hơn năm giờ đồng hồ nữa là hết hạn thế nên Đường Tư Kỳ quyết định thể hiện nó dưới dạng một bức tranh minh hoạ với phong cách phẳng, vừa đơn giản lại mang đến cảm giác chân thực và gần gũi nhất.
Đường Tư Kỳ lập tức bắt tay vẽ sơ đồ phác thảo. Ban nãy trên đường về nhà, cô đã mường tượng ra kết cấu và bố cục cho bức tranh rồi, thế nên công đoạn phác thảo diễn ra rất thuận lợi và trôi chảy.
Không bao lâu sau, một bát sữa đậu nành mặn hiện lên trên màn hình. Nước canh trắng đục, sóng sánh, vài làn khói vấn vít bay lên. Gác ngang thành bát là một chiếc giò cháo quẩy mới chiên vàng ruộm. Phía bên tay phải là một nhúm rong biển và điểm xuyết vài ba con tôm khô đỏ au.
Ngồi đối diện là hai ông cháu đang xì xụp húp canh. Hai người hai thế hệ nhưng từ biểu cảm đến động tác đều đồng bộ, thể hiện sự say mê và yêu thích đối với món ăn.
Rất nhanh, sơ đồ phác thảo đã hoàn thành nhưng đến đoạn vẽ chi tiết thì Đường Tư Kỳ chợt cảm thấy có chút khiên cưỡng.
Phối cảnh chưa hợp lý, cử động của nhân vật hơi thiếu tự nhiên và đặc biệt là nét mặt của đứa trẻ quá cứng nhắc, không lột tả được vẻ sinh động cần có.
Tích tắc…tích tắc…
Từng phút từng giây cứ thế trôi qua, Đường Tư Kỳ bắt đầu thấy rối. Cô sửa tới sửa lui rất nhiều lần, cuối cùng phải sửa luôn bản thảo, sắp xếp lại bố cục thì mới tạm hài lòng.
May quá vẫn kịp giờ, Đường Tư Kỳ nhanh chóng đăng tải lên các diễn đàn và trang Weibo cá nhân. Đương nhiên không thể thiếu một đoạn giới thiệu chan chưa tình cảm: “Mình là một tín đồ cực mê đồ ngọt nhưng với món sữa đậu nành mặn này thì không thể cưỡng lại được. Nhiệt liệt đề cử tới anh em khu vực Giang Tô và Chiết Giang. Hãy đi nếm thử sữa đậu nành mặn ngay và luôn, đảm bảo sẽ không làm anh em phải thất vọng. Sữa đậu nành mặn cũng giống như súp cay của Hà Nam hay sữa đậu xanh của Bắc Kinh, đều là những món đặc sản trứ danh không nên bỏ lỡ. Nào, hãy mạnh dạn một lần thử thay đổi khẩu vị từ ngọt sang mặn, nhất định các bạn sẽ phải bất ngờ cho xem. Tin mình đi các bạn ơi, đảm bảo không ngon không lấy tiền!”
Bài vừa lên, đã có người nhảy vào bình luận ngay
“Oa, bình thường giật title kiểu này chắc chắn mình sẽ không click vào xem đâu. Nhưng thấy Kỳ Kỳ là phải xem liền cho nóng. Chưa bàn đến độ ngon dở của sữa đậu nành mặn, nhưng mình rất thích bức tranh này, rất đẹp, rất cảm xúc!”
“Ha ha ha ha, đúng là món ăn vặt trứ danh nhưng mình vẫn không thể tiếp thu được, cái vị nó kỳ cục sao sao ấy…”
“Kỳ Kỳ vẽ rất đẹp nhưng mình vẫn thích ngọt hơn. Phe đậu nành ngọt muôn năm!”
“Êrrr, mình ở phe khoái mặn đây, sữa đậu nành mặn là no.1. From Thiệu Hưng with love!”
“Chắc chỉ có những người có khẩu vị đặc biệt mới mê được món này, chứ mình từ bé đã quen uống ngọt rồi, nhắc tới sữa đậu nành là phải ngọt lịm tim mới chịu, đổi không được….”
Yên lặng ngồi đọc từng dòng bình luận, Đường Tư Kỳ chỉ biết thở dài thườn thượt. Chẳng lẽ thực sự không có cách nào phổ biến sữa đậu nành mặn tới đông đảo người dân hay sao?!
Đang thẫn thờ thì đoạn chat QQ lại nhảy lên
Đậu Mễ: [ !!!! Trời má, mày lấy sữa đậu nành mặn làm chủ đề thật đấy hả?!”]
Đường Tư Kỳ nhăn mặt, cái con nhỏ này, ban nãy rõ ràng kêu tiễn khách rồi mà giờ lại trồi lên chọc ghẹo cô. Đáng ghét!
Chương 24: Món ăn khoái khẩu gắn kết tình thân!
Đường Tư Kỳ lên mạng, tỉ mỉ sàng lọc, cẩn thận lựa chọn tới lui mãi mới chốt được một tiệm ăn vặt lâu đời. Cũng may cửa hàng này cách nhà cô không quá xa, có thể đi bộ đến đó được.
Một Thượng Hải hoa lệ hào nhoáng đã lui về cùng màn đêm nhường chỗ cho cảnh sắc trong trẻo, tinh khôi của buổi bình minh vừa ló dạng. Phố phường bừng tỉnh, chim chóc líu lo chuyền cảnh, mọi người hào hứng xuống đường chuẩn bị cho một ngày lao động hăng say và hiệu quả.
Đường Tư Kỳ thong thả tản bộ, tận hưởng bầu không khí trong lành của buổi sáng sớm. Hết rẽ trái rồi lại rẽ phải, men theo các con hẻm ngoằn ngoèo, cuối cùng Đường Tư Kỳ cũng đến được nơi mình cần đến.
Quán ăn nằm nép mình trong một con phố cổ. Cũng giống như bao tiệm ăn vặt thường thấy ở Thượng Hải, nơi này không quá rộng với mặt tiền hào nhoáng bắt mắt. Nó bình dị, đơn sơ với một quầy hàng khiêm tốn và vài ba bộ bàn ghế cho thực khách. Cũng giống như tiệm bánh bao vô danh hôm qua cô ghé, muốn mua đồ ăn ở đây cũng phải xếp hàng chờ đợi mà điều đặc biệt hơn cả chính là trong hàng người có cả những ông già bà lão người bản địa. Họ kiên nhẫn và bình tĩnh như thể đã làm việc này nhiều năm, đến mức trở thành thói quen luôn rồi.
Khoảng tầm ba mươi phút sau cũng đến lượt Đường Tư Kỳ. Cô gọi một phần sữa đậu nành mặn rồi ngồi vào bàn, yên lặng chờ đợi.
Ngồi trước cô là hai ông cháu dẫn nhau đi uống sữa đậu nành, một già râu tóc bạc phơ và một nhóc con ước chừng nhỏ hơn Lạc Tuấn Bảo.
Vì đang rảnh rỗi nên Đường Tư Kỳ cũng tò mò quan sát.
Hai ông cháu không ai nói câu gì, vùi đầu chuyên chú húp từng thìa sữa đậu, động tác cực kỳ nhất quán, từ cái nhấc tay cho tới điệu bộ xuýt xoa đều giống nhau như đúc. Thằng cháu cực kỳ nghiêm túc còn ông nội cũng chẳng chút phân tâm, mọi sự tập trung đều dồn hết vào bát sữa đậu ngon lành trước mặt.
Nhìn cảnh tượng này, trong đầu Đường Tư Kỳ tức khắc hiện lên hình ảnh gia đình đầm ấm, ông dắt cháu đi ăn các món ngon mà mình từng yêu thích. Có lẽ gia đình không chỉ di truyền nhóm máu, bộ gen, nhiễm sắc thể mà còn truyền thụ xuống những thú vui, sở thích, những bài học kinh nghiệm quý báu mà ông cha đã vất vả cả đời mới tích luỹ được. Sự gắn kết ấy, quả thực quá thiêng liêng và ấm áp!
Rất nhanh, phần ăn của Đường Tư Kỳ đã được bưng ra. Rút kinh nghiệm từ lần trước, hôm nay cô không dám hục đầu húp ngay mà từ tốn múc từng muỗng một, thổi nhẹ rồi mới khẽ uống một ngụm nhỏ.
Trong nháy mắt, mùi đậu nành thơm lừng béo ngậy cùng lúc đánh thức cả vị giác lẫn khứu giác, khơi dậy cảm giác thèm thuồng muốn ăn.
Sữa đậu bốc khói nghi ngút, Đường Tư Kỳ nhanh tay bẻ nhỏ cái bánh quẩy mới chiên, thả vào bát. Nhưng kinh nghiệm hai chục năm nói cho cô biết, giờ chưa phải thời khắc vàng để ăn. Phải đợi một lát nữa cho bánh quẩy ngấm sữa, mềm nhũn ra. Lúc ấy vừa bỏ vào miệng là tan ngay, cảm giác phải nói là trên cả tuyệt vời!
Trong lúc đợi quẩy mềm, Đường Tư Kỳ lại tiếp tục thưởng thức nước canh. Ngoài sữa đậu nành, người ta còn bỏ thêm cả rong biển và chút tôm khô. Một sự kết hợp mặn ngọt tưởng không hợp mà lại hợp không tưởng, hương vị hoà quyện, bổ khuyết cho nhau, tròn trịa và đầy đặn, đưa miệng vô cùng.
Thời khắc ăn bánh quẩy đã đến, Đường Tư Kỳ háo hức múc một miếng bánh kèm theo chút sữa đậu nành, nhắm mắt lại và cảm nhận vị ngon lấp đầy khoang miệng rồi trôi tuột qua cuống họng.
Phải công nhận, quán ăn này vẫn giữ được y nguyên hương vị truyền thống. Mùi vị giống hệt với bát sữa đậu mặn mà ngày bé cô ăn ở quê, không khác một tí nào.
Ngoài ra, tiệm còn phục vụ cả cơm nắm cùng bánh nướng vào buổi sáng nữa.
Trong lúc Đường Tư Kỳ đang mê mẩn xì xụp thì cậu nhóc ngồi đối diện đã xử lý xong phần ăn sáng của mình. Cậu gác đũa nhưng vẫn còn liếm liếm mép, bộ dáng chưa đã ghiền.
Không biết ngẫm nghĩ thế nào, cậu bé liền hỏi ông nội: “Ông ơi…ông có muốn ăn cơm nắm không?”
Ông lão ăn nốt thìa canh cuối cùng, ngầm nghĩ giây lát rồi nói: “Để ông đi mua một cái, hai ông cháu mình chia đôi, thế nào?”
Cậu nhóc thích thú reo lên: “Dạ được ạ!”
Nghe cuộc đối thoại của hai ông cháu, Đường Tư Kỳ cũng bất giác thèm ăn. Vậy nên ăn xong bát sữa đậu nành mặn, cô lại gọi thêm một phần cơm nắm nữa.
Bánh nướng, giò cháo quẩy, cơm nắm, sữa đậu nành được mệnh danh là “tứ đại kim cương” của bữa sáng Giang Nam.
Trong đó, cơm nắm được nấu bằng gạo nếp, trong nhân có bánh quẩy, cải bẹ xanh, ruốc thịt, ruốc cá, rau củ kho hoặc trứng ướp. Vị dẻo, mặn, ngọt kết hợp trong cùng một nắm cơm, rất đặc biệt và thơm ngon.
Ăn xong bữa sáng, Đường Tư Kỳ nhanh chóng về nhà hoàn thành nốt nhiệm vụ: Lấy bát sữa đậu nành mặn làm chủ đề, sáng tác một bức hoạ.
Thời gian còn lại không nhiều lắm, chỉ khoảng hơn năm giờ đồng hồ nữa là hết hạn thế nên Đường Tư Kỳ quyết định thể hiện nó dưới dạng một bức tranh minh hoạ với phong cách phẳng, vừa đơn giản lại mang đến cảm giác chân thực và gần gũi nhất.
Đường Tư Kỳ lập tức bắt tay vẽ sơ đồ phác thảo. Ban nãy trên đường về nhà, cô đã mường tượng ra kết cấu và bố cục cho bức tranh rồi, thế nên công đoạn phác thảo diễn ra rất thuận lợi và trôi chảy.
Không bao lâu sau, một bát sữa đậu nành mặn hiện lên trên màn hình. Nước canh trắng đục, sóng sánh, vài làn khói vấn vít bay lên. Gác ngang thành bát là một chiếc giò cháo quẩy mới chiên vàng ruộm. Phía bên tay phải là một nhúm rong biển và điểm xuyết vài ba con tôm khô đỏ au.
Ngồi đối diện là hai ông cháu đang xì xụp húp canh. Hai người hai thế hệ nhưng từ biểu cảm đến động tác đều đồng bộ, thể hiện sự say mê và yêu thích đối với món ăn.
Rất nhanh, sơ đồ phác thảo đã hoàn thành nhưng đến đoạn vẽ chi tiết thì Đường Tư Kỳ chợt cảm thấy có chút khiên cưỡng.
Phối cảnh chưa hợp lý, cử động của nhân vật hơi thiếu tự nhiên và đặc biệt là nét mặt của đứa trẻ quá cứng nhắc, không lột tả được vẻ sinh động cần có.
Tích tắc…tích tắc…
Từng phút từng giây cứ thế trôi qua, Đường Tư Kỳ bắt đầu thấy rối. Cô sửa tới sửa lui rất nhiều lần, cuối cùng phải sửa luôn bản thảo, sắp xếp lại bố cục thì mới tạm hài lòng.
May quá vẫn kịp giờ, Đường Tư Kỳ nhanh chóng đăng tải lên các diễn đàn và trang Weibo cá nhân. Đương nhiên không thể thiếu một đoạn giới thiệu chan chưa tình cảm: “Mình là một tín đồ cực mê đồ ngọt nhưng với món sữa đậu nành mặn này thì không thể cưỡng lại được. Nhiệt liệt đề cử tới anh em khu vực Giang Tô và Chiết Giang. Hãy đi nếm thử sữa đậu nành mặn ngay và luôn, đảm bảo sẽ không làm anh em phải thất vọng. Sữa đậu nành mặn cũng giống như súp cay của Hà Nam hay sữa đậu xanh của Bắc Kinh, đều là những món đặc sản trứ danh không nên bỏ lỡ. Nào, hãy mạnh dạn một lần thử thay đổi khẩu vị từ ngọt sang mặn, nhất định các bạn sẽ phải bất ngờ cho xem. Tin mình đi các bạn ơi, đảm bảo không ngon không lấy tiền!”
Bài vừa lên, đã có người nhảy vào bình luận ngay
“Oa, bình thường giật title kiểu này chắc chắn mình sẽ không click vào xem đâu. Nhưng thấy Kỳ Kỳ là phải xem liền cho nóng. Chưa bàn đến độ ngon dở của sữa đậu nành mặn, nhưng mình rất thích bức tranh này, rất đẹp, rất cảm xúc!”
“Ha ha ha ha, đúng là món ăn vặt trứ danh nhưng mình vẫn không thể tiếp thu được, cái vị nó kỳ cục sao sao ấy…”
“Kỳ Kỳ vẽ rất đẹp nhưng mình vẫn thích ngọt hơn. Phe đậu nành ngọt muôn năm!”
“Êrrr, mình ở phe khoái mặn đây, sữa đậu nành mặn là no.1. From Thiệu Hưng with love!”
“Chắc chỉ có những người có khẩu vị đặc biệt mới mê được món này, chứ mình từ bé đã quen uống ngọt rồi, nhắc tới sữa đậu nành là phải ngọt lịm tim mới chịu, đổi không được….”
Yên lặng ngồi đọc từng dòng bình luận, Đường Tư Kỳ chỉ biết thở dài thườn thượt. Chẳng lẽ thực sự không có cách nào phổ biến sữa đậu nành mặn tới đông đảo người dân hay sao?!
Đang thẫn thờ thì đoạn chat QQ lại nhảy lên
Đậu Mễ: [ !!!! Trời má, mày lấy sữa đậu nành mặn làm chủ đề thật đấy hả?!”]
Đường Tư Kỳ nhăn mặt, cái con nhỏ này, ban nãy rõ ràng kêu tiễn khách rồi mà giờ lại trồi lên chọc ghẹo cô. Đáng ghét!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook