Kì thi tốt nghiệp cuối cùng cũng đã đến.

Có thể chặn đường tiếp theo sẽ gian nan và khó khăn hơn đối với tôi.

Nhưng kệ tôi phải cố gắng để đạt được thành tích thật tốt mà bà ngoại và cậu đã mong chờ.

Ước mơ của tôi là sẽ làm một bác sĩ, để có thể chữa bệnh cho mọi người.
Ngày hôm nay, trường thi thì xa nên tôi phải dậy thật sớm ôn bài rồi còn ăn cơm và tới đó nữa.

Lúc thi xong tôi ra khỏi phòng cười hí hửng, hôm nay tôi tự tin về bài thi của mình.

Đang đạp xe đi về tới cổng làng, bỗng gặp anh Hưng.

Thấy tôi anh ngoắc tay ý bảo tôi đừng lại.
_ Dương thi về rồi à, hôm nay làm bài thế nào hả em?.
_ Very good luôn anh ơi.
_ Em nói cái gì anh không hiểu, cái gì mà gút gút.
Tôi được phen cười nghiêng ngả.

Tội nghiệp anh Hưng.
_ Dạ là em tự tin cảm thấy làm tốt đó anh.
_ Giỏi thế, vậy thì đậu chắc rồi còn gì nữa?.
_ Em cũng chưa biết.

Hy vọng là sẽ không làm ngoại với cậu thất vọng.
_ Ừ thôi về đi kẻo nắng.

Để anh kéo lưới cho hết có mớ cá ngon lắm tí anh đem qua thưởng cho.
_ Thôi anh để mà ăn đi.

Anh cứ cho hoài nhà em không cho anh được gì cả ngại lắm.
_ Anh cho người anh thương là không có sao hết.
Tôi nghe mơ hồ câu nói ấy của anh như có một hàm ý khác.

Tôi hỏi lại
_ Anh nói gì cơ?.
_ À anh có nói gì đâu.

Anh nói anh cho bà ngoại, thương bà già rồi ấy mà.
_ À vâng.

Thôi em về đây.
Tôi nói xong thì đạp xe đi thật nhanh để về còn báo tin tốt cho bà ngoại, chắc bà se vui lắm.

Đạp xe như bay vèo vèo trên đường.

Hai tà áo dài tôi không dám thả xuống mà cột lại với nhau qua một bên, khiến ai đi ngang nhìn bộ dạng tôi cũng cười.

Bác tư nói với ” Từ từ thôi con ơi, cái tà áo nó vướng vào xe đó”.

Tôi chỉ kịp trả lời ” Dạ cháu biết rồi bác tư ơi, bác về đi cả nắng”
Vừa về tới sân nhà, tôi nhanh chóng dựng xe rồi chạy vào trong tìm ngoại
_ Ngoại ơi, ngoại… ngoại ơi con về rồi nè.
Bà ngoại đang ở ngoài chuồng gà, nhà tôi chỉ có duy nhất ba con gà được hàng xóm cho nên bà ngoại trông nom kĩ lắm.

Bà nghe tiếng í ới của tôi nên vứt bỏ đồ mà đi vào luôn.
_ Dương về rồi hả con?.
_ Ngoại làm gì ngoài đó mà còn gọi hoài luôn thế, con sợ ngoại bỏ con đi rồi chứ?.
Tôi vừa nói mà nước mắt rơi lã chã hai bên má.

Tôi sợ lắm, sợ cảm giác bị bơ vơ lẻ loi ở lại một mình trên cuộc đời này.
_ Làm gì có chuyện đó, ôi trời coi kìa.

17 18 tuổi đầu rồi mà còn như con nít thế kia thì biết nào mới lấy chồng được đây.
_ Ai nói con sẽ lấy chồng, con sẽ ở vậy mãi để làm kiếm nhiều tiền chăm sóc cho bà ngoại với cậu nữa.

À quên cậu thì mai mốt sẽ có mợ lo còn con sẽ lo cho ngoại thôi.
_ Nghe mát ruột quá.

Cháu gái tui nay trưởng thành lắm rồi.
Bà nhớ sực lại chuyện thi cử, bà vội hỏi:
_ Thế con làm bài thi thế nào rồi?
_ Xin trịnh trọng thông báo với bà ngoại yêu dấu là con làm bài đủ hết, và con tự tin là mình sẽ đậu.
_ Ôi thế à, vậy là tốt rồi, tốt rồi.

Ba mẹ con trên trời chắc vui lắm đây.

Thôi thế để bà bắt con gà nấu cháo thương cho nhé.

Nghe bà nói tới việc làm gà, tôi vội can ngăn.
_ Bà ơi, không cần đâu.

Nhà mình được có 3 con gà, để cho nó đẻ trứng nữa.

Con ăn cơm bà nấu là con vui rồi.
Bà thương tôi ôm tôi vào lòng, rồi nghẹn ngào nói:
_ Ừ thế thôi, để nào bà có tiền bà mua cho một con ma ăn cho sướng.
_ Dạ.

Thôi con vào cất đồ đây.

Rồi bà cháu mình nấu cơm chờ cậu về nữa.

Cậu mà biết chắc vui lắm, giờ chỉ chờ kết quả thôi.
Tôi nói rồi thì chạy vào buồng cất sách vở.

Thấy bộ đồ bộ ra rồi đi ra bếp phụ ngoại nấu cơm.

Bữa ăn hôm đó tôi khoe với cậu là mình làm bài tốt lắm.

Cậu cười như địa chủ được mùa, tôi thấy trong đôi mắt kia hiện lên một niềm vui sướng và tự hào về tôi.

Nhưng chính tôi là người hiểu rõ nhất nỗi lo âu trong lòng cậu.

Nếu tôi đậu đại học thì đôi vai gầy của cậu lại nặng gánh thêm nữa.

Bởi số tiền học phí của đại học nó cao hơn gấp mấy lần học cấp ba này.

Tôi cũng khó thể để một mình cậu phải gánh vác như vậy chắc là tôi sẽ kiếm việc làm thêm để phụ giúp một tay.
2 tuần sau.
Nhà tôi nghèo nên làm gì có điện thoại để mà tra cứu điểm như những bạn khác.

Thế là chỉ biết chờ kết quả từ chú bưu điện.

Chờ từng ngày từng ngày, cho đến hôm nay.

Chú Thông làm bên bưu điện đi vào nhà rồi mới gọi:
_ Bác ơi, bác có nhà không?.

Có ai ở nhà không ra nhận giấy này.
Hai bà cháu đang nhổ cỏ sau vườn, nghe có tiếng người gọi.

Bà mới giục tôi
_ Dương con ra xem ai gọi đấy?.
_ Dạ để con đi
Tôi đứng dậy không kịp rửa tay nữa mà chạy vèo ra trước.

Nhìn thấy chú Thông tôi lịch sự lễ phép cuối đầu chào:
_ Con chào chú Thông.
_ Ừ Dương đấy à.

Nay lớn rồi đẹp gái dễ thương quá này.
_ Dạ hihi chú cứ quá khen.

Mà thằng Thịnh có điểm chưa chú?.
_ Nó vừa nói có đấy cháu.

Này kí vào đây rồi nhận giấy này cháu.
_ Giấy gì vậy ạ?.
_ Chắc là giấy báo điểm thi đó.

Thằng Thịnh nhà chú cũng vừa mới nhận xong.
_ Dạ
Tôi kí tên thật nhanh rồi nhận lấy bao thư ở trên tay chú Thông.

Trong lòng vừa run run vừa hồi hộp.

Mặc dù biết là mình tự tin là làm bài tốt nhưng khi cầm bảng điểm trên tay tôi vẫn chưa dám mở ra.
Chú Thông chào tôi rồi còn đi phát cho bưu phẩm tiếp nữa.
Đặt bao thư trên nắp giếng nước, tôi múc vội gáo nước để rửa tay sạch sẽ rồi mới dám cầm nó mở ra xem.

Mở bao thư ra, bàn tay tôi vẫn cứ run lẩy bẩy lên không thể ngừng lại.

Nhìn vào số điểm tuyệt đối ở trên đó mà lòng tôi vỡ òa sung sướng.

Ba con số 9, mà chín đến mức không bao giờ xanh.

Chín đến đỏ choét luôn ấy.


Tôi cầm tờ giấy chạy vèo ra sau vườn.

Miệng không ngừng kêu lớn như sắp khóc đến nơi.
_ Bà ngoại ơi… Ngoại ơi…
Bà ngoại nghe tiếng kêu khác thường của tôi, bà cứ tưởng tôi bị làm sao.

Vứt hết mọi thứ ở đó bà chạy vào.

Thấy tôi chạy ra bà giữ tôi rồi hỏi han:
_ Này cháu sao đấy.

Đau ở đâu hả.
Tôi vẫn chưa thể bình tĩnh để thốt ra được lời lẽ gì giờ này.

Bà thấy tôi khóc lớn lên bà lại lo lắng hỏi:
_ Dương, con nói gì đi.

Đừng làm bà sợ.

Con bình tĩnh nói cho bà nghe nào.
Tôi mếu máo nhìn bà rồi nói:
_ Bà ơi, cháu đậu rồi.

Đậu đại học rồi.
_ Thật không?.

Cháu bà giỏi lắm.
_ Đây nè bà.

Là ba con chín bà ạ.

Không được mười.
_ Không sao cháu.

Vậy là giỏi lắm rồi.

Nhà mình nghèo bà không cho con đủ đầy như người ta mà con thi được điểm tốt thế này là bà quá mãn nguyện rồi.
_ Dạ.

Hihi.

Cháu vui quá bà ơi.
Hai bà cháu ôm nhau khóc trong sung sướng và hạnh phúc.

Tối hôm đó cậu về, tôi đưa giấy cho cậu xem.

Cậu mừng đến nỗi khóc.

Nhưng mà hôm nay tôi thấy cậu cứ khác lạ kiểu gì đấy.

Trong lúc ăn cơm, cậu ăn cũng không ăn nhiều, cậu nói cậu mệt nên đi ngủ trước.

Bà ngoại lo lắng hỏi cậu:
_ Thằng Huy, hôm nay mẹ thấy sắc mặt con không được tốt vậy.

Đi làm mệt quá thì nghỉ một bữa đi con.
_ Dạ, con không sao đâu mẹ.

Chỉ là con thấy hơi đau đầu với choáng thôi.
_ Hay là con nghỉ một hôm rồi đi khám xem sao.

Chứ để vậy hoài không tốt.
Tôi thấy thế cũng nói vào:
_ Bà ngoại nói đúng đó cậu.

Hay để chiều con nhờ anh Hưng chở cậu lên huyện khám thử.
_ Con đừng lo.

Ít bữa nữa rồi cậu lãnh lương rồi đi.

Chiều ra mua thuốc tây uống đỡ là khỏe chứ gì.
Nhưng mọi chuyện không có gì cho đến khi một hôm đó, anh Hưng vội vàng chạy vào nhà tôi.Tiếng của anh Hưng hớt ha hớt hải từ ngoài cửa ngõ cho đến trong sân.
_ Bà ngoại ơi.


Dương ơi..

.

Dương…
Tôi đang nấu đồ ăn trong bếp thì nghe tiếng kêu.

Không biết ai mà kêu như thế, đi vội ra xem thử thì thấy anh Hưng.

Vừa nhìn thấy anh, tôi vội hỏi:
_ Anh Hưng, có chuyện gì mà anh kêu nhiều thế.

Anh gặp ma giữa ban ngày à?.
_ Dương… cậu…
Thấy Hưng vẫn chưa bình tĩnh, tôi vừa hỏi vừa rót cho anh ấy một ly nước lọc.

Uống một hơi cạn sạch ly nước Hưng mới lấy lại được bình tĩnh.

Nhưng anh ấy vẫn còn không quên quan sát xem bà ngoại tôi đâu rồi.
_ Anh tìm gì thế?.

Anh kiếm bà ngoại em hả?.
_ Ừ bà ngoại đâu rồi?.
_ Bà đi qua nhà bà Mười rồi.

Mà có chuyện gì anh nói lẹ đi
_ Chuyện là… cậu em…
Nghe anh Hưng nãy giờ cứ nhắc tới cậu Huy.

Bỗng trong lòng tôi cảm thấy có điều gì đó bất an.

Cậu tôi liệu đã xảy ra chuyện gì rồi sao.

Vội hỏi:
_ Cậu em làm sao?.

Có phải cậu ấy đã xảy ra chuyện gì rồi không?.
_ Cậu em đang đứng làm thì ngất xỉu rồi bị té từ trên giàn giáo xuống.

Giờ được mọi người đưa lên bệnh viện huyện rồi.
Từng câu từng chữ phát ra từ miệng của anh Hưng khiến tôi không thể nào tin được.

Đến độ tay chân run lẩy bẩy lên Tôi giường như không thể đứng vững được nữa.

Lúc sáng cậu đi làm vẫn bình thường mà.
_ Anh nói gì cơ?.

Cậu em…
Hơn bao giờ hết tôi lại bị ám ảnh chuyện cũ, cái chết của ba mẹ và em Bon vẫn còn đó, nó chưa bao giờ biến mất đi trong tâm trí của tôi.

Và bây giờ là cậu Huy, tôi lại sợ… nỗi bất an, lo lắng như cuộn sóng dữ dội trong lòng.

Tôi víu lấy tay anh rồi mếu máo nói:
_ Anh ơi … Mau, mau chở em đến đó đi.

Nhanh lên anh.
_ Được rồi em vào thay áo quần đi.

Rồi lấy nón chờ anh.

Anh chạy ù về nhà lấy cái xe rồi chúng ta đi
_ Dạ, nhanh đi anh.
Anh Hưng đi rồi, tôi cũng chạy vào thay đồ rồi lấy nón ra chờ anh.

Đến cả đồ ăn đang chuẩn bị nấu ở dưới bếp vẫn còn chưa nấu xong.
Năm phút sau, anh Hưng cũng qua tới.

Tôi chạy vèo qua nhà chú tư nhờ chú ấy nhắn lại với bà ngoại là tôi đi có công chuyện.
_ Chú tư canh chừng bà ngoại giúp con.

Bà con già rồi,con sợ bà nghe tin sẽ không chịu nổi mất.
_ Ừ được rồi con.

Mà nè cầm lấy để mà đi đường.

Chứ bây làm gì có tiền.
Chú tư tốt với nhà tôi lắm, lúc còn nhỏ tôi thường ở lại, ăn cơm nhà chú có khi còn nhiều hơn nhà ngoại ấy.

Chú tư nhét vào tay tôi tờ 200 nghìn.

Rồi bảo đi sớm đi.
_ Con cảm ơn chú.

Con đi đây.

_ Ừ.

Cẩn thận nghe hai đứa.

_ Dạ.
Ngồi trên xe, tôi luôn miệng khấn vái, cầu nguyện ông bà tổ tiên phù hộ cho cậu tại qua nạn khỏi.


Anh Hưng thấy vậy cũng chỉ biết an ủi tôi cố gắng lên.

Tôi được anh Hưng chở đi lên bệnh viện huyện.

Chờ anh ấy cất xe rồi hai anh em đi vào trong.

Chạy thẳng vào hỏi cô y tá thì sau lưng có tiếng gọi.
_ Dương phải không con?.
Tôi và anh Hưng quay lại thì thấy chú Hùng.

Ba của anh Hưng, chú ấy làm cùng với cậu Huy nhà tôi.

Thấy chú tôi với chạy tới hỏi gấp:
_ Chú ơi.

Cậu con sao rồi ạ?.
_ Con bình tĩnh.

Cậu con đang được bác sĩ cấp cứu trong kia.
_ Cậu con có bị làm sao không hả chú?.

Cậu ơi.

Cậu đừng có bị làm sao nếu không thì con với ngoại biết làm sao đây.
Tôi đến giờ phút này rất sợ.

Tôi sợ cậu sẽ rời xa hai bà cháu tôi cũng giống như ngày đó ba mẹ và em trai tôi rời xa tôi.

Nhìn khung cảnh bệnh viện người ra người vô, nào là bị tai nạn xe rồi nào là bị gãy tay gãy chân, nhìn thấy thôi là tôi đủ lạnh cả sống lưng rồi.
Anh Hưng đi tới vỗ vai tôi rồi dìu tôi lên ghế ngồi chờ.

Anh cũng cố an ủi tôi.
_ Dương đừng khóc nữa em.

Cậu Huy sẽ không sao đâu.
Vừa hay lúc này bác sĩ đi ra, ông ấy gấp gáp nói.

Bệnh nhân hiện tại não bị tụ máu bầm phải mổ gấp nên người nhà đi đóng tiền để làm thủ tục nhập viện gấp để ca mổ được tiến hành sớm.
Tôi nghe thế thì tay chân không vững nữa mà muốn khụy xuống.

Miệng tôi cứ lẩm nhẩm.
” Tiền đâu bây giờ đây.

Giờ con biết kiếm số tiền lớn đó đâu ra để phẫu thuật cho cậu đây”
Chú Hùng đi đến bên tôi rồi chú ngồi xuống ân cần nói.
_ Con đừng lo quá.

Từ từ rồi chúng ta sẽ tìm cách.

Trước mắt chú cũng còn ít tiền ở nhà để chú về lấy rồi mình đóng tạm.
_ Dạ con cảm ơn chú.
Lúc này chỉ còn tôi với anh Hưng ở lại bệnh viện.

Còn chú Hùng thì đi về nhà lấy tiền.

Nhưng số tiền đó cũng không đủ được.

Tôi ngồi suy nghĩ đủ kiểu đủ người để vay mượn.

Nhưng mà ai cũng khó khăn hết thì biết mượn ai bây giờ.

Bà con bên ngoại thì chẳng có mấy ai mà dư giả gì để cho tôi mượn.
Tôi liền nghĩ đến bà nội.

Tôi nghĩ chắc bà sẽ cho tôi mượn, sau này đi làm có tiền rồi thì tôi sẽ trả lại cho bà.

Chuyện bây giờ là cần gấp số tiền để đóng vào nên tôi sẽ thử một phen nhờ bà thử, dù sao tôi cũng là cháu nội ruột thịt của bà mà.

Biết là chuyện này cũng không dễ vì đó là tôi vẫn coi bà là bà nội.

Còn đối với bà thì tôi nào có được công nhận.

Tôi quay sang để nói với anh Hưng.
_ Anh Hưng ở đây xem tình hình giúp em.

Em đi đây có chút việc.
_ Em đi đâu?.

Ở trên đây em đâu có quen ai?
_ Anh quên là nhà nội em gần đây à.

Em thử về xin mượn bà thử xem.
_ Ừ hay là để anh chở em đi.
_ Không được.

Anh đi rồi thì ai ở đây trông coi tình hình của cậu em.

Với lại ở đây chờ chú Hùng đem tiền lên để đóng vào nữa.
_ Được rồi thôi em đi đi..

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương