Chờ Em Đến San Francisco
-
Chương 9: Bầu trời sao alder
Tôi không nhớ nổi mình đã lên bục trình bày như thế nào, các đồng nghiệp khắp nơi trên thế giới có vỗ tay khen ngợi hay không. Tôi trải qua nguyên một buổi sáng dự hội nghị của Tập đoàn KSA trong một trạng thái mơ màng vì thiếu ngủ. Trước khi bước chân vào khán phòng tôi đã uống một hơi hai tách cà phê đen, đến giờ giải lao tôi lại tranh thủ uống thêm ba tách cà phê nữa. Cà phê bên Mỹ rất nhẹ, uống mà như không uống dù quả thật có làm tôi khỏi đổ ụp xuống bàn mà ngủ gục.
_ Chào An – cô đồng nghiệp người Singapore lách người đến bên tôi – Bạn đến Chicago lúc nào vậy? Tôi mới đến khuya qua, giờ tôi đang buồn ngủ muốn chết, bị lệch múi giờ nè.
_ Xin chào – Ms.Kim đến từ Hàn Quốc bất ngờ xuất hiện – Mọi người buồn ngủ chứ? Trời ơi nãy giờ tôi có nghe được gì đâu, lệch múi giờ.
_ Tôi cũng buồn ngủ quá – cô nàng Mã Lai giơ cao tách cà phê – Giá mà ban tổ chức cho chúng ta đến Mỹ sớm một ngày để kịp lấy lại sức.
_ Tôi cũng vừa đến khuya hôm qua, sáng nay đã bắt vào họp luôn – ông bác sĩ già sắp về hưu của Thái Lan càm ràm – Họ bắt đám châu Á chúng ta bay nửa vòng Trái Đất đến Mỹ, mệt chết mà không cho nghỉ tí nào. Cái bọn Tài chính bần tiện đó kiểm soát ngân sách gắt gao, không chịu trả cho mình thêm một đêm khách sạn. Họp xong lại bắt check-out liền, lại bay nửa vòng Trái Đất về nước. Tụi mình là con người chứ có phải robot đâu chứ!
Mọi người nhao nhao lên phàn nàn ban tổ chức hội nghị. Mặt ai cũng đỏ lừ vì thiếu ngủ, trông mệt mỏi và bệ rạc. Tôi không dám nói mình đã đến Mỹ từ vài ngày nay, hôm qua đến Chicago khuya thật, nhưng không phải bay từ tận Việt Nam sang. Mọi người từ châu Á đến Chicago dự hội nghị trước, sau đó đa phần ở lại Mỹ thăm thân nhân ở các bang khác. Tôi làm ngược họ, đến Mỹ chơi trước, dự hội nghị ở Chicago sau rồi sẽ về Việt Nam luôn. Mặc dù vậy, với đôi mắt trĩu nặng, tôi hòa vào đám đông càm ràm mình cũng đang bị lệch múi giờ.
_ Chắc tôi phải bỏ ăn trưa lên phòng ngủ một giấc quá – Ông bác sĩ Thái Lan bóp trán mệt mỏi – Giờ giải lao của buổi chiều chắc có nhiều đồ ăn vặt, tôi sẽ ăn vào lúc đó vậy.
_ Chắc tôi cũng bỏ bữa trưa.
_ Chắc tôi cũng sẽ đi ngủ!
_ Tôi cố chịu đến giờ ăn trưa – Tôi phụ họa theo mọi người – Rồi tôi cũng lên phòng ngủ một giấc ngắn.
Hội nghị toàn cầu nên số người tham dự đến từ khắp năm châu bốn bể, đồng nghiệp đến từ Mỹ là đông nhất, họ từ đủ các tiểu bang đổ về cười nói rôm rả. Được đi dự hội nghị toàn cầu vừa là một vinh dự trong nghề nghiệp, vừa là một chuyến đi chơi miễn phí. Người này làm quen người kia, trao đổi danh thiếp, tay bắt mặt mừng. Trong một rừng người ồn ào đó, nhóm châu Á chúng tôi có ngáp trẹo quai hàm cũng chẳng ai quan tâm. Đến giờ ăn trưa, nhóm "bị lệch múi giờ" bỏ ăn, lục tục kéo nhau lên phòng ngủ thật. Tôi không chắc mấy người kia ngủ một giấc ngắn hay làm luôn một giấc dài, riêng tôi đóng sầm cửa lại, tắt điện thoại di động, kéo màn cửa sổ tối om rồi gieo mình xuống giường, không màng ngoài kia đang xảy ra chuyện gì nữa. Cái lợi của một hội nghị hàng vài trăm người là sẽ chẳng ai nhận ra đang thiếu vắng một vài đồng nghiệp châu Á bé nhỏ.
Dù tự trấn an sự vắng mặt của mình không ai quan tâm đến, tôi không ngủ được sâu mà cứ thon thót giật mình sao từng cơn mộng mị. Tiềm thức gọi tôi dậy với biết bao trách nhiệm nặng nề. Dù sao tôi đổ đường Việt Nam sang Mỹ lần này là để dự hội nghị toàn cầu, dù sao tôi đến Chicago với tư cách là trưởng phòng Y vụ, tôi đang sử dụng ngân sách của Tập đoàn KSA để đi công tác. Đây không phải là kỳ nghỉ phép, chiếc giường êm ái trong khách sạn năm sao này không do tiền túi tôi bỏ ra.
Thế là tôi ngồi dậy với ý chí mạnh mẽ phải thắng cơn buồn ngủ và trở xuống tầng dưới họp tiếp. Ráng lên, vài tiếng nữa là tới giờ Welcome Dinner, tôi sẽ được ăn tối ở một bảo tàng nhỏ nào đó rất đặc biệt ở Chicago.
Khi tôi "touche" lại nhan sắc, xách tập hồ sơ đàng hoàng bước ra thang máy để trở lại phòng họp, một tốp người ồn ào đột ngột đẩy cửa từ bên trong tràn ra. Tôi nghe họ ríu rít trao đổi với nhau sẽ trở lên phòng thay đồ thật đẹp để nửa tiếng nữa sẽ trở xuống sảnh, ra xe cùng đi Welcome Dinner.
_ Ê, cô đây rồi – Ông bác sĩ người Thái Lan chen đến bên tôi – Cô ngủ lâu thật đó, cô trốn luôn nguyên buổi chiều.
_ Sao? – Tôi ngớ người – Mấy giờ rồi?
_ Thôi đừng giả bộ nữa – Ông ta cười tít mắt – Chiều hôm nay mọi người chia nhóm ra thảo luận, nhóm các nước châu Á ngồi với nhau, thế là ai cũng phát hiện các đám lệch múi giờ của chúng ta trốn hết ba phần tư, ha ha ha...
_ Ông nói sao? – Tôi ú ớ - Chương trình ghi là chiều nay phải nghe tiến sĩ gì đó phát biểu mà!
_ Chương trình thay đổi vào giờ chót, nên ban tổ chức dời phần thảo luận theo nhóm của ngày mai lên – Ông đồng nghiệp Thái Lan lại cười khoái trá – Cô ngủ lâu thật đó. Mấy người kia từ từ lục tục rồi cũng vào, còn cô chờ đến giờ kết thúc mới xuống, ha ha ha
_ Chết tôi rồi, sao không ai chịu lên phòng gọi tôi dậy? – Tôi hoảng thật sự - Ông là trưởng nhóm châu Á, ông phải lên gọi tôi dậy chứ?
_ Tôi nói giúp với ban tổ chức cô bị trúng thực, buổi trưa đau bụng quá, cô xin phép tôi lên phòng nghỉ rồi – Ông bác sĩ nheo mắt nghịch ngợm – Tối nay cô phải cảm ơn tôi bằng cách uống với tôi cho say mèm đó! Thôi, trở lên phòng thay đồ đẹp đi, đây là chương trình tối nay nè. Nhớ xuống sảnh đúng giờ đó nhe, chờ tôi ở quầy bán hàng souvenir!
Làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia, có một thú vui là người ta sẽ có mối quan hệ với rất nhiều đồng nghiệp nước ngoài, dù những mối quan hệ đó cũng không sâu sắc gì. Ông bác sĩ Thái Lan này tôi gặp nhiều lần trong những kỳ họp vùng châu Á mà mãi vẫn không nhớ nổi tên. Và ngược lại tôi cho là ông cũng không nhớ tôi tên gì. Ông đặc biệt thích uống rượu, lần nào ăn tối chung ông cũng muốn tôi cạn ly nhưng tôi cương quyết nói mình không uống được. Nếu ai nghĩ bác sĩ là những người cự tuyệt đồ uống có cồn thì họ sai lầm to, bác sĩ uống rất khiếp. Cụ thể là cái ông Thái Lan này. Ông làm việc cũng lèn èn thôi vì sắp về hưu rồi nhưng có dịp ăn chơi thì ông tỏ ra vô cùng năng động. Nghe đồn ngày trước ông là một bác sĩ giỏi làm việc trong bệnh viện nhưng có một sự cố khiến ông bỏ ra ngoài, đi làm cho các hãng dược. Ông có nhiều mối quan hệ với quan chức Bộ Y tế nên Tập đoàn trọng vọng.
Tôi trở lên phòng, không muốn thay đồ gì đẹp cả mà sẽ mặc nguyên bộ vest màu beige kín cổng cao tường này. Tôi không thích làm theo lời yêu cầu của đàn ông, nhất là cái ông Thái Lan đó dường như tự cho là mình có khiếu tán tỉnh phụ nữ. Ông thấp bé, tóc hoa râm, bụng cũng không còn thon, chỉ có đôi mắt là ánh lên sự linh hoạt. Tôi không thích đàn ông có "nhan sắc" khiêm tốn mà cứ tưởng mình duyên dáng lắm. Nói như mấy em tuổi teen trường hợp này là "xấu nhất mà cứ tưởng mình đẹp nhì"
Tôi ngồi phịch xuống giường, mở hộp phần hồng thoa thêm một chút. Có thể bản tính duy mỹ khiến tôi luôn mê đàn ông đẹp. Không chỉ đẹp trai mà còn giỏi nữa, như Bình Alain Delon hay John-độc-thân tôi mới quen. Những người đàn ông đi qua đời tôi, dù là đi sướt qua hay đi chầm chậm trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, đều tuấn tú và cao hơn tôi một cái đầu cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nếu ai đó nghĩ rằng chỉ có những cô bé tuổi teen mới mê trai đẹp hoặc những cô nàng không có não mới ham trai đẹp thì họ sai rồi. Phụ nữ trí thức cũng mê vẻ đẹp hình thể không thua gì nam giới!
Tôi quyết định trở xuống sảnh dù chưa tới giờ. Và tôi cũng đứng ngay quầy bán souvenir dù không cố tình nghe theo lời dặn của ông bác sĩ Thái Lan. Một vài nhân viên của công ty tổ chức sự kiện cho hội nghị của tập đoàn KSA đi tới đi lui, tay cầm bảng giơ cao, ghi rõ giờ lên xe và nơi sẽ diễn ra buổi Welcome Dinner là Adler Planetarinum. Tôi sực nhớ lúc nãy ông Thái Lan có đưa tôi tờ brochure có giới thiệu về nơi này nên lục giỏ lấy ra đọc. Tôi đổi việc qua nhiều Tập đoàn dược phẩm, đi hội nghị ở nước ngoài cũng thường xuyên, chưa khi nào tôi thấy ban tổ chức lại chu đáo đến mức tỉ mỉ như lần này. Tối hôm qua khi tôi nhận phòng cô receptionist đã đưa tôi bộ hồ sơ chương trình hội nghị, khi lên đến phòng thì nhận được thư chào đón ghi rõ họ và tên tôi đặt trên giường. Buổi sáng xuống sảnh đã có những poster dựng ngay lối ra thang máy hướng dẫn chỗ ăn sáng, nhắc lại giờ sẽ vào khán phòng, thông báo yêu cầu người tham dự đeo bảng tên. Giờ chuẩn bị đi ăn tiệc Welcome Dinner thì được phát trước brochure giới thiệu nơi sắp đến.
Tôi từng đi hội nghị kết hợp ăn tối trong viện bảo tàng trưng bày tranh cổ hay các nhà hát giao hưởng đậm đặc chất nghệ thuật ở các nước châu Âu. Đây là lần đầu tiên tôi tham dự sự kiện ở một nơi được xem là bảo tàng Thiên văn nơi trưng bày các thứ về vũ trụ, cảm giác kỳ lạ và háo hức cứ như sắp được lên mặt trăng.
_ À cô đây rồi – Ông bác sĩ Thái Lan bất thần reo to sau lưng tôi – Cô đọc tờ chương trình chăm chú thế!
_ Họ sẽ cho mình đến một nơi có nhiều mô hình về phi thuyền, mình sẽ ăn tối dưới bầu trời đầy sao nhân tạo – Tôi cười – Chắc mình sẽ vừa ăn vừa bay lơ lửng.
_ Cô không thay đồ dự tiệc tối à? – Ông Thái Lan không hài lòng – Cứ đóng bộ thế này nóng bức lắm!
_ Tôi e là tối nay nhiệt độ xuống thấp đó – Tôi mím môi dọa ông già – Ông mặc áo ngắn tay cũn cỡn thế này rồi sẽ phải hối hận.
_ Bên cạnh cô, tôi không bao giờ thấy lạnh – Ông ta nở một nụ cười tự cho là quyến rũ – Hãy chờ xem...
Tôi bật cười. Những người đàn ông sắp đến tuổi hưu luôn vội vã tán tỉnh các cô đồng nghiệp trẻ hơn trước khi quá muộn. Ông biết tôi chưa có chồng, tôi lại không còn quá trẻ để hoặc là đeo theo ông cứng ngắt hoặc là liếc xéo ông một cái đầy kiêu ngạo. Tôi chỉ biết cười, vô thưởng vô phạt. Thật ra tôi không phải là người chưa lập gia đình duy nhất trong nhóm châu Á. Mấy cô nàng kia đa phần đều lớn tuổi hơn tôi, có người trong khắc khổ như chị Hồng Kông, chị Singapore, có người tươi như hoa như chị Nhật Bản và chị Hàn Quốc. Có trời mới biết vì sao họ chọn cuộc sống độc thân. Cũng có thể ở nước họ, phụ nữ học cao, có chức vụ quan trọng, làm việc trong tập đoàn lớn thì cũng khó kiếm đối tác như ở Việt Nam chăng? Riêng chị Nhật Bản nói rõ chị chủ động sống độc thân vì lấy chồng phiền quá.
Khi chúng tôi yên vị trên xe và bắt đầu đến Alder Planetarium, tôi nhận được tin nhắn từ John. Anh hỏi tôi có chút thời giờ nào giữa những lúc hội họp bận rộn để gặp lại, anh sẽ hướng dẫn tôi tham quan Chicago một chút. Tôi chẳng biết trả lời thế nào, bần thần nhìn ra ngoài cửa xe rồi bắt chước những đồng nghiệp khác, đưa điện thoại lên chụp hình
Chicago đang dần chìm vào hoàng hôn.
Alder Planetarium hiện ra có hình dáng giống... một ngôi đền Hồi giáo với mái che hình bán nguyệt, xung quanh là cờ Mỹ bay phần phật trong gió. Chúng tôi xuống xe thay phiên nhau chụp hình với bối cảnh Alder Planetarium sau lưng hoặc quay ngược lại để thấy hồ Michigan đang trong ráng chiều tà, mặt trời tỏ ánh sáng cam hắt xuống mặt hồ phản chiếu hàng vạn tia lửa nhỏ. Rất nhiều người diện áo đầm hở vai bắt đầu run lên trong gió, một số đồng nghiệp nam cởi áo vest đang mặc trên người đưa cho họ mượn rồi đám đông nhanh chóng lục tục chui vào bên trong.
Tôi không mấy vội và khoái chí đứng nhìn ông bác sĩ Thái Lan đang giả bộ can trường trong gió lạnh đứng khoanh tay tạo dáng chụp hình với mấy em đồng nghiệp trẻ người Đông Âu. Trông ông khôi hài vì quá nhỏ bé bên cạnh các cô nàng cao hơn ông cả cái đầu, họ líu ríu đùa giỡn rồi nhanh chóng mất hút vào bên trong tòa nhà tránh rét.
_ Này, ở lại chụp hình với tôi chứ! – Tôi chạy theo níu tay ông Thái Lan lại – Đứng hướng này, đúng rồi.
_ Trời ơi lạnh quá! – Ông bác sĩ gần như nhảy lò cò – Nãy giờ cô ở đâu, bây giờ mới đòi chụp hình.
_ Thêm một tấm lấy bối cảnh hồ Michigan phía sau nữa – Tôi kéo tay ông đứng hướng khác – Ráng chiều đẹp quá!
_ Thôi đủ rồi, đủ rồi – Ông Thái Lan không che giấu, tự ôm lấy vai mình co ro – Tôi cảm lạnh mất thôi, trời ơi tôi không còn trẻ như cô đâu, già rồi, già rồi.
Tôi cười nắc nẻ, níu tay ông già và cả hai cùng vào bên trong. Rõ ràng là ông vẫn đang lạnh run lên, thiếu điều tôi hối hận quá định cởi áo vest của mình cho ông mượn mà mặc. Tôi không đủ sức "hot" làm một ông già ấm lên nên chụp ngay lấy một ly rượu chát khai vị người phục vụ bưng ngang đưa cho ông Thái Lan uống.
_ Cô ác lắm nhé! Tôi già rồi mà bắt tôi ở ngoài trời gió – Ông bác sĩ hồng lên một chút sau khi uống cạn ly rượu – Chắc lúc trẻ cô nghịch ngợm lắm, bao nhiêu chàng trai chết với cô.
_ Giờ tôi vẫn còn trẻ đấy thôi – Tôi mỉm cười tự tin – Ông không nghĩ vậy sao?
_ Ý tôi là lúc cô trẻ hơn bây giờ - Ông ta phá lên cười – Này, đừng bao giờ lấy chồng nhé, uổng lắm. Hãy cứ độc thân và vui vẻ như thế này.
_ Nhưng ai sẽ chăm sóc tôi lúc tôi đã già yếu đây – Tôi hỏi lại, thành thật đến run giọng – Khi đó tôi không vui vẻ được nữa đâu.
_ Chứ cô nghĩ lấy chồng thì sẽ được chăm sóc à! – Ông bác sĩ cười khà – Chính cô mới là người phải chăm sóc lão chồng già với biết bao là bệnh tật.
_ Thật sao? – Tôi ngỡ ngàng.
_ Thôi uống với tôi, uống vì một tương lai ai rồi cũng phải già – Ông Thái Lan thở hắt – Sinh, lão, bệnh, tử. Cuộc đời làm bác sĩ trị bệnh và bác sĩ đi bán thuốc tây như tôi rõ chuyện này lắm!
Bên trong Alder Planetarium được phân làm nhiều gian phòng nhỏ, chúng tôi đi ngang những mô hình phi thuyền, những chiếc máy giúp người chơi có cảm giác mình đang bay trong không trung, những chiếc hộp thủy tinh trưng bày những mảnh đá mặt trăng. Buổi tiệc của Tập đoàn KSA được đặt trong một gian phòng mái vòm dưới ánh sáng xanh rất dịu, ngước lên như đang ở một nơi nào đó bồng bềnh, một cảm giác không có thực dù thừa biết trời-mây-trăng-sao đều là nhân tạo cả.
Mọi người bắt đầu chầm chậm sà vào các dãy bàn bày thức ăn và đứng tụm thành từng nhóm nhỏ chuyện trò. Trong khung cảnh nhộn nhịp của buổi tiệc, tôi thấy mình đứng một mình trong góc, lạc lõng, buồn tênh. Trong khán phòng này mọi người đều có nhiều điểm chung với tôi, cùng làm trong một tập đoàn, cùng là giới y khoa, cùng quan tâm đến những vấn đề chuyên môn trong hội nghị. Tôi nhìn ông bác sĩ người Đức có mái tóc dài ngang vai lãng tử, đôi mắt thật đẹp như một tài tử cinéma. Thật tiếc vì mọi người đồn ông đồng tính. Ông mà sống ở Việt Nam chắc không thể làm bác sĩ vì người đời mặc định bác sĩ không bao giờ để tóc dài và càng phải có vợ con đàng hoàng. Tôi ngắm cô bác sĩ người Rumani chân dài ngút mắt đang rất quyến rũ trong bộ đầm dạ hội hở vai. Tôi biết cô cũng chưa có chồng và đang lên kế hoạch thụ thai nhân tạo. Ông Thái Lan nói rằng có thể đây là hội nghị toàn cầu cuối cùng ông được dự trước khi về hưu. Ông sẽ đau khổ lắm nếu phải rời xa môi trường công việc và thấy mình không còn có ích nữa.
Tất cả những người đứng trong khán phòng này ai cũng có những vấn đề lo nghĩ, có ai thật sự hạnh phúc, có ai thật sự thong dong, có ai hoàn toàn đang tận hưởng buổi tiệc sang trọng?
Tôi nghĩ mình phải trả lời tin nhắn của John, không nên trì hoãn nữa. Một người không còn quá trẻ như tôi chẳng nên xử sự đỏng đảnh và nên biết quý trọng những tình cảm người khác dành cho mình, dù tình cảm đó rồi cũng sẽ không đi đến đâu.
"Tôi rất vui nhận được tin nhắn của anh. Tối nay tôi đang dự Welcome Dinner với công ty. Sáng sớm mai trước khi lại vào hội nghị, tôi muốn đi dạo hồ Michigan đối diện khách sạn. Nếu anh không phiền, tôi sẽ cùng đi dạo với anh lúc 6 giờ sáng. Hẹn tại sảnh khách sạn."
Tôi chắc John không thể thức vào giờ đó. Thế là tôi vừa thể hiện được sự cảm kích, vừa có thể khỏi gặp lại anh.
John nhắn lại tức thì, cứ như anh đang trong trạng thái chờ tôi trả lời vậy.
_
_ Chào An – cô đồng nghiệp người Singapore lách người đến bên tôi – Bạn đến Chicago lúc nào vậy? Tôi mới đến khuya qua, giờ tôi đang buồn ngủ muốn chết, bị lệch múi giờ nè.
_ Xin chào – Ms.Kim đến từ Hàn Quốc bất ngờ xuất hiện – Mọi người buồn ngủ chứ? Trời ơi nãy giờ tôi có nghe được gì đâu, lệch múi giờ.
_ Tôi cũng buồn ngủ quá – cô nàng Mã Lai giơ cao tách cà phê – Giá mà ban tổ chức cho chúng ta đến Mỹ sớm một ngày để kịp lấy lại sức.
_ Tôi cũng vừa đến khuya hôm qua, sáng nay đã bắt vào họp luôn – ông bác sĩ già sắp về hưu của Thái Lan càm ràm – Họ bắt đám châu Á chúng ta bay nửa vòng Trái Đất đến Mỹ, mệt chết mà không cho nghỉ tí nào. Cái bọn Tài chính bần tiện đó kiểm soát ngân sách gắt gao, không chịu trả cho mình thêm một đêm khách sạn. Họp xong lại bắt check-out liền, lại bay nửa vòng Trái Đất về nước. Tụi mình là con người chứ có phải robot đâu chứ!
Mọi người nhao nhao lên phàn nàn ban tổ chức hội nghị. Mặt ai cũng đỏ lừ vì thiếu ngủ, trông mệt mỏi và bệ rạc. Tôi không dám nói mình đã đến Mỹ từ vài ngày nay, hôm qua đến Chicago khuya thật, nhưng không phải bay từ tận Việt Nam sang. Mọi người từ châu Á đến Chicago dự hội nghị trước, sau đó đa phần ở lại Mỹ thăm thân nhân ở các bang khác. Tôi làm ngược họ, đến Mỹ chơi trước, dự hội nghị ở Chicago sau rồi sẽ về Việt Nam luôn. Mặc dù vậy, với đôi mắt trĩu nặng, tôi hòa vào đám đông càm ràm mình cũng đang bị lệch múi giờ.
_ Chắc tôi phải bỏ ăn trưa lên phòng ngủ một giấc quá – Ông bác sĩ Thái Lan bóp trán mệt mỏi – Giờ giải lao của buổi chiều chắc có nhiều đồ ăn vặt, tôi sẽ ăn vào lúc đó vậy.
_ Chắc tôi cũng bỏ bữa trưa.
_ Chắc tôi cũng sẽ đi ngủ!
_ Tôi cố chịu đến giờ ăn trưa – Tôi phụ họa theo mọi người – Rồi tôi cũng lên phòng ngủ một giấc ngắn.
Hội nghị toàn cầu nên số người tham dự đến từ khắp năm châu bốn bể, đồng nghiệp đến từ Mỹ là đông nhất, họ từ đủ các tiểu bang đổ về cười nói rôm rả. Được đi dự hội nghị toàn cầu vừa là một vinh dự trong nghề nghiệp, vừa là một chuyến đi chơi miễn phí. Người này làm quen người kia, trao đổi danh thiếp, tay bắt mặt mừng. Trong một rừng người ồn ào đó, nhóm châu Á chúng tôi có ngáp trẹo quai hàm cũng chẳng ai quan tâm. Đến giờ ăn trưa, nhóm "bị lệch múi giờ" bỏ ăn, lục tục kéo nhau lên phòng ngủ thật. Tôi không chắc mấy người kia ngủ một giấc ngắn hay làm luôn một giấc dài, riêng tôi đóng sầm cửa lại, tắt điện thoại di động, kéo màn cửa sổ tối om rồi gieo mình xuống giường, không màng ngoài kia đang xảy ra chuyện gì nữa. Cái lợi của một hội nghị hàng vài trăm người là sẽ chẳng ai nhận ra đang thiếu vắng một vài đồng nghiệp châu Á bé nhỏ.
Dù tự trấn an sự vắng mặt của mình không ai quan tâm đến, tôi không ngủ được sâu mà cứ thon thót giật mình sao từng cơn mộng mị. Tiềm thức gọi tôi dậy với biết bao trách nhiệm nặng nề. Dù sao tôi đổ đường Việt Nam sang Mỹ lần này là để dự hội nghị toàn cầu, dù sao tôi đến Chicago với tư cách là trưởng phòng Y vụ, tôi đang sử dụng ngân sách của Tập đoàn KSA để đi công tác. Đây không phải là kỳ nghỉ phép, chiếc giường êm ái trong khách sạn năm sao này không do tiền túi tôi bỏ ra.
Thế là tôi ngồi dậy với ý chí mạnh mẽ phải thắng cơn buồn ngủ và trở xuống tầng dưới họp tiếp. Ráng lên, vài tiếng nữa là tới giờ Welcome Dinner, tôi sẽ được ăn tối ở một bảo tàng nhỏ nào đó rất đặc biệt ở Chicago.
Khi tôi "touche" lại nhan sắc, xách tập hồ sơ đàng hoàng bước ra thang máy để trở lại phòng họp, một tốp người ồn ào đột ngột đẩy cửa từ bên trong tràn ra. Tôi nghe họ ríu rít trao đổi với nhau sẽ trở lên phòng thay đồ thật đẹp để nửa tiếng nữa sẽ trở xuống sảnh, ra xe cùng đi Welcome Dinner.
_ Ê, cô đây rồi – Ông bác sĩ người Thái Lan chen đến bên tôi – Cô ngủ lâu thật đó, cô trốn luôn nguyên buổi chiều.
_ Sao? – Tôi ngớ người – Mấy giờ rồi?
_ Thôi đừng giả bộ nữa – Ông ta cười tít mắt – Chiều hôm nay mọi người chia nhóm ra thảo luận, nhóm các nước châu Á ngồi với nhau, thế là ai cũng phát hiện các đám lệch múi giờ của chúng ta trốn hết ba phần tư, ha ha ha...
_ Ông nói sao? – Tôi ú ớ - Chương trình ghi là chiều nay phải nghe tiến sĩ gì đó phát biểu mà!
_ Chương trình thay đổi vào giờ chót, nên ban tổ chức dời phần thảo luận theo nhóm của ngày mai lên – Ông đồng nghiệp Thái Lan lại cười khoái trá – Cô ngủ lâu thật đó. Mấy người kia từ từ lục tục rồi cũng vào, còn cô chờ đến giờ kết thúc mới xuống, ha ha ha
_ Chết tôi rồi, sao không ai chịu lên phòng gọi tôi dậy? – Tôi hoảng thật sự - Ông là trưởng nhóm châu Á, ông phải lên gọi tôi dậy chứ?
_ Tôi nói giúp với ban tổ chức cô bị trúng thực, buổi trưa đau bụng quá, cô xin phép tôi lên phòng nghỉ rồi – Ông bác sĩ nheo mắt nghịch ngợm – Tối nay cô phải cảm ơn tôi bằng cách uống với tôi cho say mèm đó! Thôi, trở lên phòng thay đồ đẹp đi, đây là chương trình tối nay nè. Nhớ xuống sảnh đúng giờ đó nhe, chờ tôi ở quầy bán hàng souvenir!
Làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia, có một thú vui là người ta sẽ có mối quan hệ với rất nhiều đồng nghiệp nước ngoài, dù những mối quan hệ đó cũng không sâu sắc gì. Ông bác sĩ Thái Lan này tôi gặp nhiều lần trong những kỳ họp vùng châu Á mà mãi vẫn không nhớ nổi tên. Và ngược lại tôi cho là ông cũng không nhớ tôi tên gì. Ông đặc biệt thích uống rượu, lần nào ăn tối chung ông cũng muốn tôi cạn ly nhưng tôi cương quyết nói mình không uống được. Nếu ai nghĩ bác sĩ là những người cự tuyệt đồ uống có cồn thì họ sai lầm to, bác sĩ uống rất khiếp. Cụ thể là cái ông Thái Lan này. Ông làm việc cũng lèn èn thôi vì sắp về hưu rồi nhưng có dịp ăn chơi thì ông tỏ ra vô cùng năng động. Nghe đồn ngày trước ông là một bác sĩ giỏi làm việc trong bệnh viện nhưng có một sự cố khiến ông bỏ ra ngoài, đi làm cho các hãng dược. Ông có nhiều mối quan hệ với quan chức Bộ Y tế nên Tập đoàn trọng vọng.
Tôi trở lên phòng, không muốn thay đồ gì đẹp cả mà sẽ mặc nguyên bộ vest màu beige kín cổng cao tường này. Tôi không thích làm theo lời yêu cầu của đàn ông, nhất là cái ông Thái Lan đó dường như tự cho là mình có khiếu tán tỉnh phụ nữ. Ông thấp bé, tóc hoa râm, bụng cũng không còn thon, chỉ có đôi mắt là ánh lên sự linh hoạt. Tôi không thích đàn ông có "nhan sắc" khiêm tốn mà cứ tưởng mình duyên dáng lắm. Nói như mấy em tuổi teen trường hợp này là "xấu nhất mà cứ tưởng mình đẹp nhì"
Tôi ngồi phịch xuống giường, mở hộp phần hồng thoa thêm một chút. Có thể bản tính duy mỹ khiến tôi luôn mê đàn ông đẹp. Không chỉ đẹp trai mà còn giỏi nữa, như Bình Alain Delon hay John-độc-thân tôi mới quen. Những người đàn ông đi qua đời tôi, dù là đi sướt qua hay đi chầm chậm trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, đều tuấn tú và cao hơn tôi một cái đầu cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nếu ai đó nghĩ rằng chỉ có những cô bé tuổi teen mới mê trai đẹp hoặc những cô nàng không có não mới ham trai đẹp thì họ sai rồi. Phụ nữ trí thức cũng mê vẻ đẹp hình thể không thua gì nam giới!
Tôi quyết định trở xuống sảnh dù chưa tới giờ. Và tôi cũng đứng ngay quầy bán souvenir dù không cố tình nghe theo lời dặn của ông bác sĩ Thái Lan. Một vài nhân viên của công ty tổ chức sự kiện cho hội nghị của tập đoàn KSA đi tới đi lui, tay cầm bảng giơ cao, ghi rõ giờ lên xe và nơi sẽ diễn ra buổi Welcome Dinner là Adler Planetarinum. Tôi sực nhớ lúc nãy ông Thái Lan có đưa tôi tờ brochure có giới thiệu về nơi này nên lục giỏ lấy ra đọc. Tôi đổi việc qua nhiều Tập đoàn dược phẩm, đi hội nghị ở nước ngoài cũng thường xuyên, chưa khi nào tôi thấy ban tổ chức lại chu đáo đến mức tỉ mỉ như lần này. Tối hôm qua khi tôi nhận phòng cô receptionist đã đưa tôi bộ hồ sơ chương trình hội nghị, khi lên đến phòng thì nhận được thư chào đón ghi rõ họ và tên tôi đặt trên giường. Buổi sáng xuống sảnh đã có những poster dựng ngay lối ra thang máy hướng dẫn chỗ ăn sáng, nhắc lại giờ sẽ vào khán phòng, thông báo yêu cầu người tham dự đeo bảng tên. Giờ chuẩn bị đi ăn tiệc Welcome Dinner thì được phát trước brochure giới thiệu nơi sắp đến.
Tôi từng đi hội nghị kết hợp ăn tối trong viện bảo tàng trưng bày tranh cổ hay các nhà hát giao hưởng đậm đặc chất nghệ thuật ở các nước châu Âu. Đây là lần đầu tiên tôi tham dự sự kiện ở một nơi được xem là bảo tàng Thiên văn nơi trưng bày các thứ về vũ trụ, cảm giác kỳ lạ và háo hức cứ như sắp được lên mặt trăng.
_ À cô đây rồi – Ông bác sĩ Thái Lan bất thần reo to sau lưng tôi – Cô đọc tờ chương trình chăm chú thế!
_ Họ sẽ cho mình đến một nơi có nhiều mô hình về phi thuyền, mình sẽ ăn tối dưới bầu trời đầy sao nhân tạo – Tôi cười – Chắc mình sẽ vừa ăn vừa bay lơ lửng.
_ Cô không thay đồ dự tiệc tối à? – Ông Thái Lan không hài lòng – Cứ đóng bộ thế này nóng bức lắm!
_ Tôi e là tối nay nhiệt độ xuống thấp đó – Tôi mím môi dọa ông già – Ông mặc áo ngắn tay cũn cỡn thế này rồi sẽ phải hối hận.
_ Bên cạnh cô, tôi không bao giờ thấy lạnh – Ông ta nở một nụ cười tự cho là quyến rũ – Hãy chờ xem...
Tôi bật cười. Những người đàn ông sắp đến tuổi hưu luôn vội vã tán tỉnh các cô đồng nghiệp trẻ hơn trước khi quá muộn. Ông biết tôi chưa có chồng, tôi lại không còn quá trẻ để hoặc là đeo theo ông cứng ngắt hoặc là liếc xéo ông một cái đầy kiêu ngạo. Tôi chỉ biết cười, vô thưởng vô phạt. Thật ra tôi không phải là người chưa lập gia đình duy nhất trong nhóm châu Á. Mấy cô nàng kia đa phần đều lớn tuổi hơn tôi, có người trong khắc khổ như chị Hồng Kông, chị Singapore, có người tươi như hoa như chị Nhật Bản và chị Hàn Quốc. Có trời mới biết vì sao họ chọn cuộc sống độc thân. Cũng có thể ở nước họ, phụ nữ học cao, có chức vụ quan trọng, làm việc trong tập đoàn lớn thì cũng khó kiếm đối tác như ở Việt Nam chăng? Riêng chị Nhật Bản nói rõ chị chủ động sống độc thân vì lấy chồng phiền quá.
Khi chúng tôi yên vị trên xe và bắt đầu đến Alder Planetarium, tôi nhận được tin nhắn từ John. Anh hỏi tôi có chút thời giờ nào giữa những lúc hội họp bận rộn để gặp lại, anh sẽ hướng dẫn tôi tham quan Chicago một chút. Tôi chẳng biết trả lời thế nào, bần thần nhìn ra ngoài cửa xe rồi bắt chước những đồng nghiệp khác, đưa điện thoại lên chụp hình
Chicago đang dần chìm vào hoàng hôn.
Alder Planetarium hiện ra có hình dáng giống... một ngôi đền Hồi giáo với mái che hình bán nguyệt, xung quanh là cờ Mỹ bay phần phật trong gió. Chúng tôi xuống xe thay phiên nhau chụp hình với bối cảnh Alder Planetarium sau lưng hoặc quay ngược lại để thấy hồ Michigan đang trong ráng chiều tà, mặt trời tỏ ánh sáng cam hắt xuống mặt hồ phản chiếu hàng vạn tia lửa nhỏ. Rất nhiều người diện áo đầm hở vai bắt đầu run lên trong gió, một số đồng nghiệp nam cởi áo vest đang mặc trên người đưa cho họ mượn rồi đám đông nhanh chóng lục tục chui vào bên trong.
Tôi không mấy vội và khoái chí đứng nhìn ông bác sĩ Thái Lan đang giả bộ can trường trong gió lạnh đứng khoanh tay tạo dáng chụp hình với mấy em đồng nghiệp trẻ người Đông Âu. Trông ông khôi hài vì quá nhỏ bé bên cạnh các cô nàng cao hơn ông cả cái đầu, họ líu ríu đùa giỡn rồi nhanh chóng mất hút vào bên trong tòa nhà tránh rét.
_ Này, ở lại chụp hình với tôi chứ! – Tôi chạy theo níu tay ông Thái Lan lại – Đứng hướng này, đúng rồi.
_ Trời ơi lạnh quá! – Ông bác sĩ gần như nhảy lò cò – Nãy giờ cô ở đâu, bây giờ mới đòi chụp hình.
_ Thêm một tấm lấy bối cảnh hồ Michigan phía sau nữa – Tôi kéo tay ông đứng hướng khác – Ráng chiều đẹp quá!
_ Thôi đủ rồi, đủ rồi – Ông Thái Lan không che giấu, tự ôm lấy vai mình co ro – Tôi cảm lạnh mất thôi, trời ơi tôi không còn trẻ như cô đâu, già rồi, già rồi.
Tôi cười nắc nẻ, níu tay ông già và cả hai cùng vào bên trong. Rõ ràng là ông vẫn đang lạnh run lên, thiếu điều tôi hối hận quá định cởi áo vest của mình cho ông mượn mà mặc. Tôi không đủ sức "hot" làm một ông già ấm lên nên chụp ngay lấy một ly rượu chát khai vị người phục vụ bưng ngang đưa cho ông Thái Lan uống.
_ Cô ác lắm nhé! Tôi già rồi mà bắt tôi ở ngoài trời gió – Ông bác sĩ hồng lên một chút sau khi uống cạn ly rượu – Chắc lúc trẻ cô nghịch ngợm lắm, bao nhiêu chàng trai chết với cô.
_ Giờ tôi vẫn còn trẻ đấy thôi – Tôi mỉm cười tự tin – Ông không nghĩ vậy sao?
_ Ý tôi là lúc cô trẻ hơn bây giờ - Ông ta phá lên cười – Này, đừng bao giờ lấy chồng nhé, uổng lắm. Hãy cứ độc thân và vui vẻ như thế này.
_ Nhưng ai sẽ chăm sóc tôi lúc tôi đã già yếu đây – Tôi hỏi lại, thành thật đến run giọng – Khi đó tôi không vui vẻ được nữa đâu.
_ Chứ cô nghĩ lấy chồng thì sẽ được chăm sóc à! – Ông bác sĩ cười khà – Chính cô mới là người phải chăm sóc lão chồng già với biết bao là bệnh tật.
_ Thật sao? – Tôi ngỡ ngàng.
_ Thôi uống với tôi, uống vì một tương lai ai rồi cũng phải già – Ông Thái Lan thở hắt – Sinh, lão, bệnh, tử. Cuộc đời làm bác sĩ trị bệnh và bác sĩ đi bán thuốc tây như tôi rõ chuyện này lắm!
Bên trong Alder Planetarium được phân làm nhiều gian phòng nhỏ, chúng tôi đi ngang những mô hình phi thuyền, những chiếc máy giúp người chơi có cảm giác mình đang bay trong không trung, những chiếc hộp thủy tinh trưng bày những mảnh đá mặt trăng. Buổi tiệc của Tập đoàn KSA được đặt trong một gian phòng mái vòm dưới ánh sáng xanh rất dịu, ngước lên như đang ở một nơi nào đó bồng bềnh, một cảm giác không có thực dù thừa biết trời-mây-trăng-sao đều là nhân tạo cả.
Mọi người bắt đầu chầm chậm sà vào các dãy bàn bày thức ăn và đứng tụm thành từng nhóm nhỏ chuyện trò. Trong khung cảnh nhộn nhịp của buổi tiệc, tôi thấy mình đứng một mình trong góc, lạc lõng, buồn tênh. Trong khán phòng này mọi người đều có nhiều điểm chung với tôi, cùng làm trong một tập đoàn, cùng là giới y khoa, cùng quan tâm đến những vấn đề chuyên môn trong hội nghị. Tôi nhìn ông bác sĩ người Đức có mái tóc dài ngang vai lãng tử, đôi mắt thật đẹp như một tài tử cinéma. Thật tiếc vì mọi người đồn ông đồng tính. Ông mà sống ở Việt Nam chắc không thể làm bác sĩ vì người đời mặc định bác sĩ không bao giờ để tóc dài và càng phải có vợ con đàng hoàng. Tôi ngắm cô bác sĩ người Rumani chân dài ngút mắt đang rất quyến rũ trong bộ đầm dạ hội hở vai. Tôi biết cô cũng chưa có chồng và đang lên kế hoạch thụ thai nhân tạo. Ông Thái Lan nói rằng có thể đây là hội nghị toàn cầu cuối cùng ông được dự trước khi về hưu. Ông sẽ đau khổ lắm nếu phải rời xa môi trường công việc và thấy mình không còn có ích nữa.
Tất cả những người đứng trong khán phòng này ai cũng có những vấn đề lo nghĩ, có ai thật sự hạnh phúc, có ai thật sự thong dong, có ai hoàn toàn đang tận hưởng buổi tiệc sang trọng?
Tôi nghĩ mình phải trả lời tin nhắn của John, không nên trì hoãn nữa. Một người không còn quá trẻ như tôi chẳng nên xử sự đỏng đảnh và nên biết quý trọng những tình cảm người khác dành cho mình, dù tình cảm đó rồi cũng sẽ không đi đến đâu.
"Tôi rất vui nhận được tin nhắn của anh. Tối nay tôi đang dự Welcome Dinner với công ty. Sáng sớm mai trước khi lại vào hội nghị, tôi muốn đi dạo hồ Michigan đối diện khách sạn. Nếu anh không phiền, tôi sẽ cùng đi dạo với anh lúc 6 giờ sáng. Hẹn tại sảnh khách sạn."
Tôi chắc John không thể thức vào giờ đó. Thế là tôi vừa thể hiện được sự cảm kích, vừa có thể khỏi gặp lại anh.
John nhắn lại tức thì, cứ như anh đang trong trạng thái chờ tôi trả lời vậy.
_
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook