Chiêu Ma
-
Chương 1
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
“Kinh Thánh – Khải Huyền” Chương 8, đoạn 11: Thiên sứ thứ ba thổi kèn lệnh, ngôi sao rực cháy từ trên trời giáng xuống, rơi xuống một phần ba các con sông và nguồn nước. Ngôi sao này tên là Absinthe, nó khiến một phần ba nước có mùi ngải cứu, khiến nước trở nên đắng, làm chết rất nhiều người.
Trong Phúc Âm của Chúa có nhắc đến ma vương từ trên trời sa đọa, trong Ngày Tận Thế, Tổng lãnh thiên thần Michael ném ma vương vào địa ngục, vậy nên Absinthe chính là thiên thần sa ngã, hắn là ma vương, là ma quỷ mang theo khổ độc và tử vong từ trên trời rơi xuống. Thánh Paul gọi hắn là “Quân vương của đại quân trên không”, hắn có thể vẩy tất cả khổ độc thối nát và sa đọa xuống nhân gian, khiến mọi người mất đi lòng từ bi và tín ngưỡng, vứt bỏ Thượng Đế, vĩnh viễn rơi xuống địa ngục.
Trong căn phòng tịch mịch, rèm cửa được kéo kín không chừa một khe hở, một chiếc đèn bão được treo trên vách tường, ngọn lửa trong ngọn đèn rọi sáng bàn làm việc bằng đồng được mạ vàng.
Một người đàn ông trẻ tuổi nằm sấp trên bàn, bóng lưng hơi gầy, đường cong rất đẹp, nhất là vòng eo nhỏ dưới lớp áo vest. Tóc của người này có màu đỏ, rất dày và tuyệt đẹp, mái tóc được một sợi dây màu đen buộc sau gáy.
Có người nói, người có mái tóc màu đỏ thường cực kỳ xinh đẹp, dù là nam hay nữ. Các họa sĩ rất vui sướng khi hạ bút vẽ nữ thần Muse của họ có mái tóc màu đỏ, phảng phất như đại biểu đây là một người phụ nữ trời sinh nhiệt tình và không câu nệ.
Mọi người luôn hy vọng linh cảm có thể vĩnh viễn dâng trào.
Có điều, trong thực tế, người có mái tóc đỏ thường không được chào đón. Từ xưa đến nay, mọi người thường nghĩ phụ nữ tóc đỏ là phù thủy sử dụng ma pháp hắc ám mà thẳng thừng bắt giết họ. Đương nhiên, ma quỷ cũng là những người có mái tóc màu đỏ.
Bàn tay trái André cầm một cây bút lông ngỗng, lọ mực dùng cạn khô, vì vậy cậu vừa gom mực, vừa kiểm tra bản tiểu thuyết trên bàn. Cậu chọn mấy từ sai, sau đó dùng dao cạo đi rồi tiếp tục vùi đầu sáng tác.
Viết được phân nửa, André bỗng dừng lại, cậu vo tờ giấy thành một cục rồi ném xuống sàn nhà. Mà lúc này, dưới sàn đã có bốn năm cục giấy. Dễ nhận ra cậu đang bị thiếu cảm hứng sáng tác.
Mười ngón tay thon dài của André cào lên da đầu, kéo mái tóc được cắt tỉa chỉnh tề. Dây cột tóc bị giật xuống, mái tóc đỏ buông xõa đến vai, mềm mại như lụa cao cấp – André từng thấy tơ lụa rồi, trong khuê phòng một phu nhân quý tộc.
Cậu ngẩng đầu lên, ánh lửa rọi lên mặt cậu, đủ để người ta thấy rõ dung mạo của cậu mà kinh ngạc. Ngũ quan với tỉ lệ hoàn mỹ, đôi mắt màu xám thâm thúy, cất giấu sự đa tình lưu luyến kéo dài vô tận, rồi lại dùng vẻ vô tội để che giấu.
Ai cũng biết André đa tình, nhưng dù đau thấu tim gan vẫn không nỡ trách cậu, bởi vì thoạt nhìn cậu rất vô tội. Muốn trách thì trách người đã cướp cậu đi chứ không nỡ trách cậu phóng đãng đa tình.
Cậu là André, là đóa hồng đẹp nhất trong vòng xã giao ở Paris, là Muse của các nhà thơ nhà văn ở tả ngạn sông Seine.
*Tả ngạn: Bờ bên trái con sông tính từ đầu nguồn.
Không vị tiểu thư phu nhân nào có thể đẹp hơn cậu, đương nhiên cũng không có quý ông hay thiếu niên nào hấp dẫn hơn cậu.
Cậu hoàn toàn xứng danh mỹ nhân hoa hồng.
Mỹ nhân người Pháp trời sinh lẳng lơ hơn người, khí chất mê người, tất cả ưu điểm đều tập trung trên người André, có lẽ Thượng Đế cũng luyến tiếc cướp đi.
André là mỹ nhân trong vòng xã giao, cũng là một nhà văn trẻ tuổi vừa bộc lộ tài năng trong giới văn học Paris. Cậu thích dùng những lời đường mật và hoa bướm châm biếm đám chính khách hiện tại một cách sâu cay, đương nhiên thỉnh thoảng cũng dùng những thủ pháp lạ lùng bóp méo để đạt mục đích giễu cợt.
Chuyện này rất bình thường, đối với một nhà văn trẻ tuổi nóng tính sắp thành niên mà nói, vừa khéo cậu là con cưng trong giới xã giao.
Có điều, André đang bị kẹt, cậu đang miêu tả ác ma, nhưng vì thiếu trí tưởng tượng mà gặp khó khăn. Cậu cảm thấy dù làm thế nào cũng không cách nào miêu tả rõ ràng được sự kinh khủng và tham lam của ác ma, không cách nào thuyết phục mọi người tin tưởng, ma vương tên là “Absinthe” có thể dễ dàng tiêu diệt sức mạnh ý chí kiên cường của mọi người.
André nhớ lại hôm nay, cậu gặp một người phụ nữ ở Procope.
*Café Procope là một trong những quán cà phê lâu đời nhất và nổi tiếng nhất của Paris. Quán nằm ở số 13 phố Ancienne-Comédie, thuộc quận 6. Hai mươi năm sau khi cà phê du nhập vào triều đình Pháp, năm 1686, một người Sicilia tên là Francesco Procopio Dei Coltelli (về sau đổi tên thành Procope) có ý tưởng mở cạnh Saint-Germain-des-Prés một nhà hàng nơi để người ta thưởng thức cà phê. Khi đó, ở đây chỉ có các quán rượu. Ba năm sau, Nhà hát kịch Pháp được mở trên cùng phố đã giúp quán cà phê thu hút thêm khách. Các tác giả như Voltaire hay Rousseau có thói quen tới đây và tạo nên những buổi “cà phê văn chương” đầu tiên. Người ta còn cho rằng Diderot đã soạn cuốn Từ điển bách khoa toàn thư của ông ở đây và Benjamin Franklin thì viết nên Hiến pháp Hoa Kỳ.
Bà ta vốn là một con chiên trung thành của đạo Thiên Chúa, nhưng đáng tiếc, vì theo đuổi cuộc sống sung sướng thoải mái mà bị áp lực đồng tiền làm sa đọa. Nhưng có lẽ nguyện vọng của bà ta đã được đáp ứng, vì gần đây bà ta luôn ra ra vào vào nhà hát, đồng thời lâm vào bể tình với một thanh niên trẻ tuổi.
Nếu không có tiền, tất cả đều mất hết.
Bà ta biết đề tài André sáng tác gần đây, cũng biết cậu đang thiếu linh cảm sáng tác.
Thế là bà ta nói với André: “Nếu đàn ông và phụ nữ không thể khiến cậu lấy lại cảm hứng sáng tác… Ôi chao, tôi quên mất, André bé nhỏ của tôi không quá nhiệt tình với ái tình, nói thế nào nhỉ? Mục đích cuối cùng của tình ái là lên giường, mà lên giường vì sẽ đạt được sự sung sướng, sau đó một tách cà phê có thể giải quyết mọi chuyện, cần gì lãng phí thời gian cho những con búp bê tinh tế có linh hồn? Ồ, được rồi, tôi muốn nói là… Sao cậu không thử đích thân đi tìm hiểu về ác ma?”
“Nếu trong lòng cậu đầy dục vọng và tham lam, ma quỷ sẽ xuất hiện trước mặt cậu.”
________Kéo cậu xuống địa ngục thối rữa, trở thành một bộ xương trắng mục nát trong đó.Hết chương 1
*”Nàng tiên xanh” là cái tên thân mật khi nhắc đến Absinthe – một loại đồ uống có cồn cất và hàm lượng cồn rất cao từ 45-74% ABV. Absinthe từng bị cấm tiêu thụ trong suốt thời gian dài vì gây ảo giác và tổn hại thần kinh khi sử dụng. Tuy nhiên, trước đây “Nàng tiên xanh” chính là nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật của nhiều văn nghệ sĩ huyền thoại như Rimbaud, Baudelaire, Paul Verlaine hay thậm chí là nhà văn Mỹ lừng danh Ernest Hemingway.
Ngải cứu (Absinthe) còn là tên ngôi sao sa xuống khi vị thiên sứ thứ ba thổi loa “biến nước ra như mùi ngải cứu và làm chết mất nhiều người ” (Khải huyền 8:11). Xưa, có người giải nghĩa những tiếng loa thổi là sự suy tàn của đế quốc La-mã và ngôi sao đó làm hình bóng về sự xâm lấn mọi rợ của Attila.
*Theo thần thoại Hy Lạp, những vị Muse, thường gọi là Muse thần nàng thơ, tiếng Hy Lạp: οι μούσες, i moúses – có lẽ bắt nguồn từ ngữ căn “men-” trong ngôn ngữ Sơ Âu-Ấn (Proto-Indo-European language) có nghĩa là “suy nghĩ” – gồm mấy nữ thủy thần chị em. Những nữ thủy thần này thường được nhắc đến với những con suối trên núi Helicon và núi Parnasse.
Ngày nay, trong tiếng Anh chẳng hạn, những Muse thần nàng thơ là biểu tượng của ngẫu hứng sáng tác thơ, văn, nhạc, họa, kịch, v.v…
“Kinh Thánh – Khải Huyền” Chương 8, đoạn 11: Thiên sứ thứ ba thổi kèn lệnh, ngôi sao rực cháy từ trên trời giáng xuống, rơi xuống một phần ba các con sông và nguồn nước. Ngôi sao này tên là Absinthe, nó khiến một phần ba nước có mùi ngải cứu, khiến nước trở nên đắng, làm chết rất nhiều người.
Trong Phúc Âm của Chúa có nhắc đến ma vương từ trên trời sa đọa, trong Ngày Tận Thế, Tổng lãnh thiên thần Michael ném ma vương vào địa ngục, vậy nên Absinthe chính là thiên thần sa ngã, hắn là ma vương, là ma quỷ mang theo khổ độc và tử vong từ trên trời rơi xuống. Thánh Paul gọi hắn là “Quân vương của đại quân trên không”, hắn có thể vẩy tất cả khổ độc thối nát và sa đọa xuống nhân gian, khiến mọi người mất đi lòng từ bi và tín ngưỡng, vứt bỏ Thượng Đế, vĩnh viễn rơi xuống địa ngục.
Trong căn phòng tịch mịch, rèm cửa được kéo kín không chừa một khe hở, một chiếc đèn bão được treo trên vách tường, ngọn lửa trong ngọn đèn rọi sáng bàn làm việc bằng đồng được mạ vàng.
Một người đàn ông trẻ tuổi nằm sấp trên bàn, bóng lưng hơi gầy, đường cong rất đẹp, nhất là vòng eo nhỏ dưới lớp áo vest. Tóc của người này có màu đỏ, rất dày và tuyệt đẹp, mái tóc được một sợi dây màu đen buộc sau gáy.
Có người nói, người có mái tóc màu đỏ thường cực kỳ xinh đẹp, dù là nam hay nữ. Các họa sĩ rất vui sướng khi hạ bút vẽ nữ thần Muse của họ có mái tóc màu đỏ, phảng phất như đại biểu đây là một người phụ nữ trời sinh nhiệt tình và không câu nệ.
Mọi người luôn hy vọng linh cảm có thể vĩnh viễn dâng trào.
Có điều, trong thực tế, người có mái tóc đỏ thường không được chào đón. Từ xưa đến nay, mọi người thường nghĩ phụ nữ tóc đỏ là phù thủy sử dụng ma pháp hắc ám mà thẳng thừng bắt giết họ. Đương nhiên, ma quỷ cũng là những người có mái tóc màu đỏ.
Bàn tay trái André cầm một cây bút lông ngỗng, lọ mực dùng cạn khô, vì vậy cậu vừa gom mực, vừa kiểm tra bản tiểu thuyết trên bàn. Cậu chọn mấy từ sai, sau đó dùng dao cạo đi rồi tiếp tục vùi đầu sáng tác.
Viết được phân nửa, André bỗng dừng lại, cậu vo tờ giấy thành một cục rồi ném xuống sàn nhà. Mà lúc này, dưới sàn đã có bốn năm cục giấy. Dễ nhận ra cậu đang bị thiếu cảm hứng sáng tác.
Mười ngón tay thon dài của André cào lên da đầu, kéo mái tóc được cắt tỉa chỉnh tề. Dây cột tóc bị giật xuống, mái tóc đỏ buông xõa đến vai, mềm mại như lụa cao cấp – André từng thấy tơ lụa rồi, trong khuê phòng một phu nhân quý tộc.
Cậu ngẩng đầu lên, ánh lửa rọi lên mặt cậu, đủ để người ta thấy rõ dung mạo của cậu mà kinh ngạc. Ngũ quan với tỉ lệ hoàn mỹ, đôi mắt màu xám thâm thúy, cất giấu sự đa tình lưu luyến kéo dài vô tận, rồi lại dùng vẻ vô tội để che giấu.
Ai cũng biết André đa tình, nhưng dù đau thấu tim gan vẫn không nỡ trách cậu, bởi vì thoạt nhìn cậu rất vô tội. Muốn trách thì trách người đã cướp cậu đi chứ không nỡ trách cậu phóng đãng đa tình.
Cậu là André, là đóa hồng đẹp nhất trong vòng xã giao ở Paris, là Muse của các nhà thơ nhà văn ở tả ngạn sông Seine.
*Tả ngạn: Bờ bên trái con sông tính từ đầu nguồn.
Không vị tiểu thư phu nhân nào có thể đẹp hơn cậu, đương nhiên cũng không có quý ông hay thiếu niên nào hấp dẫn hơn cậu.
Cậu hoàn toàn xứng danh mỹ nhân hoa hồng.
Mỹ nhân người Pháp trời sinh lẳng lơ hơn người, khí chất mê người, tất cả ưu điểm đều tập trung trên người André, có lẽ Thượng Đế cũng luyến tiếc cướp đi.
André là mỹ nhân trong vòng xã giao, cũng là một nhà văn trẻ tuổi vừa bộc lộ tài năng trong giới văn học Paris. Cậu thích dùng những lời đường mật và hoa bướm châm biếm đám chính khách hiện tại một cách sâu cay, đương nhiên thỉnh thoảng cũng dùng những thủ pháp lạ lùng bóp méo để đạt mục đích giễu cợt.
Chuyện này rất bình thường, đối với một nhà văn trẻ tuổi nóng tính sắp thành niên mà nói, vừa khéo cậu là con cưng trong giới xã giao.
Có điều, André đang bị kẹt, cậu đang miêu tả ác ma, nhưng vì thiếu trí tưởng tượng mà gặp khó khăn. Cậu cảm thấy dù làm thế nào cũng không cách nào miêu tả rõ ràng được sự kinh khủng và tham lam của ác ma, không cách nào thuyết phục mọi người tin tưởng, ma vương tên là “Absinthe” có thể dễ dàng tiêu diệt sức mạnh ý chí kiên cường của mọi người.
André nhớ lại hôm nay, cậu gặp một người phụ nữ ở Procope.
*Café Procope là một trong những quán cà phê lâu đời nhất và nổi tiếng nhất của Paris. Quán nằm ở số 13 phố Ancienne-Comédie, thuộc quận 6. Hai mươi năm sau khi cà phê du nhập vào triều đình Pháp, năm 1686, một người Sicilia tên là Francesco Procopio Dei Coltelli (về sau đổi tên thành Procope) có ý tưởng mở cạnh Saint-Germain-des-Prés một nhà hàng nơi để người ta thưởng thức cà phê. Khi đó, ở đây chỉ có các quán rượu. Ba năm sau, Nhà hát kịch Pháp được mở trên cùng phố đã giúp quán cà phê thu hút thêm khách. Các tác giả như Voltaire hay Rousseau có thói quen tới đây và tạo nên những buổi “cà phê văn chương” đầu tiên. Người ta còn cho rằng Diderot đã soạn cuốn Từ điển bách khoa toàn thư của ông ở đây và Benjamin Franklin thì viết nên Hiến pháp Hoa Kỳ.
Bà ta vốn là một con chiên trung thành của đạo Thiên Chúa, nhưng đáng tiếc, vì theo đuổi cuộc sống sung sướng thoải mái mà bị áp lực đồng tiền làm sa đọa. Nhưng có lẽ nguyện vọng của bà ta đã được đáp ứng, vì gần đây bà ta luôn ra ra vào vào nhà hát, đồng thời lâm vào bể tình với một thanh niên trẻ tuổi.
Nếu không có tiền, tất cả đều mất hết.
Bà ta biết đề tài André sáng tác gần đây, cũng biết cậu đang thiếu linh cảm sáng tác.
Thế là bà ta nói với André: “Nếu đàn ông và phụ nữ không thể khiến cậu lấy lại cảm hứng sáng tác… Ôi chao, tôi quên mất, André bé nhỏ của tôi không quá nhiệt tình với ái tình, nói thế nào nhỉ? Mục đích cuối cùng của tình ái là lên giường, mà lên giường vì sẽ đạt được sự sung sướng, sau đó một tách cà phê có thể giải quyết mọi chuyện, cần gì lãng phí thời gian cho những con búp bê tinh tế có linh hồn? Ồ, được rồi, tôi muốn nói là… Sao cậu không thử đích thân đi tìm hiểu về ác ma?”
“Nếu trong lòng cậu đầy dục vọng và tham lam, ma quỷ sẽ xuất hiện trước mặt cậu.”
________Kéo cậu xuống địa ngục thối rữa, trở thành một bộ xương trắng mục nát trong đó.Hết chương 1
*”Nàng tiên xanh” là cái tên thân mật khi nhắc đến Absinthe – một loại đồ uống có cồn cất và hàm lượng cồn rất cao từ 45-74% ABV. Absinthe từng bị cấm tiêu thụ trong suốt thời gian dài vì gây ảo giác và tổn hại thần kinh khi sử dụng. Tuy nhiên, trước đây “Nàng tiên xanh” chính là nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật của nhiều văn nghệ sĩ huyền thoại như Rimbaud, Baudelaire, Paul Verlaine hay thậm chí là nhà văn Mỹ lừng danh Ernest Hemingway.
Ngải cứu (Absinthe) còn là tên ngôi sao sa xuống khi vị thiên sứ thứ ba thổi loa “biến nước ra như mùi ngải cứu và làm chết mất nhiều người ” (Khải huyền 8:11). Xưa, có người giải nghĩa những tiếng loa thổi là sự suy tàn của đế quốc La-mã và ngôi sao đó làm hình bóng về sự xâm lấn mọi rợ của Attila.
*Theo thần thoại Hy Lạp, những vị Muse, thường gọi là Muse thần nàng thơ, tiếng Hy Lạp: οι μούσες, i moúses – có lẽ bắt nguồn từ ngữ căn “men-” trong ngôn ngữ Sơ Âu-Ấn (Proto-Indo-European language) có nghĩa là “suy nghĩ” – gồm mấy nữ thủy thần chị em. Những nữ thủy thần này thường được nhắc đến với những con suối trên núi Helicon và núi Parnasse.
Ngày nay, trong tiếng Anh chẳng hạn, những Muse thần nàng thơ là biểu tượng của ngẫu hứng sáng tác thơ, văn, nhạc, họa, kịch, v.v…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook