Chiếc Ô
-
Chương 41: Giấy không gói được lửa
Biên tập: B3
Vốn dĩ Mạc Hàm còn đang lo sau kỳ nghỉ tết muốn trở về Đồng Quan sẽ rất đông đúc, không thể mua được vé, có khi phải qua mùng ba mới đi được.
Như thế này lại tốt, cô đi trước mấy ngày, vừa vặn tránh khỏi thời gian cao điểm, cũng kịp mua được hai vé còn lại cuối cùng.
Vào buổi trưa, tàu lửa lắc lư khởi hành trên tuyến đường sắt.
Người ngồi trong toa tàu đều cảm thấy an toàn thoải mái, không hề cảm nhận được chút dao động này.
Ngoài cửa sổ là trời xanh mây trắng, đồng ruộng bát ngát.
Xa xa là những dãy núi trông như một bức hoạ mực tàu, hình dáng mờ ảo.
Nhưng Mạc Hàm không có lòng dạ nào mà thưởng thức.
Trong tay cô cầm một chiếc hộp nhỏ màu tím, điêu khắc hoa trắng, tản mát ra hương thơm nhàn nhạt.
Lâu lắm rồi không đánh nhau với người khác, thuốc mỡ này chỉ còn một chút ít nhưng vẫn không dùng hết.
Trí nhớ quay lại khoảng thời gian khi vẫn còn ở phòng vẽ.
Ngày hôm đó sau khi Chu Viễn An trực nhật, trùng hợp người trực nhật ngay sau đó lại là cô.
Ngoài ý muốn cô lại phát hiện ra hộp thuốc mỡ cô đưa cho Chu Viễn An, nhưng lúc đó cô cũng không suy nghĩ nhiều, chỉ cho rằng anh vô tình đánh rơi.
Dù sao cũng là hàng xịn, một hộp nhỏ cũng có giá không rẻ, cô nhặt nó lên, lau lau cho hết bụi, tiếp tục cất đi để sử dụng.
Bây giờ nhìn lại, hoá ra ngay từ lúc đó anh đã sớm biểu lộ ý đồ của mình.
Mạc Hàm khẽ thở dài.
Người thanh niên phương Nam nhìn qua có vẻ ôn hoà tốt bụng đó, trên thực tế đầu óc lại xấu xa hơn nhiều.
Quyết định rời khỏi Phu Châu đột ngột, người nuối tiếc nhất chính là Mạc Tiểu Dương.
Mạc Hàm giải thích với cậu nửa ngày, cậu vẫn không hiểu rõ lý do.
"Đào Duyệt là ai?"
"Chị với anh Tiểu An làm sao vậy?"
Từ khi lên xe đến giờ cậu bé hỏi đi hỏi lại hai vấn đề này không dưới mười lần.
Mạc Hàm bị bám lấy thì cảm thấy phiền vô cùng phiền, cô cũng không biết phải trả lời thế nào.
***
Thời niên thiếu của mỗi người đều sẽ phạm phải những sai lầm, có những chuyện đã sớm bị quên lãng, có những chuyện khác mặc dù nhớ khắc cốt ghi tâm, nhưng cũng vẫn không có cách nào sửa lại.
Đối với Mạc Hàm mà nói, Đào Duyệt chính là người có thể tra hỏi lương tâm của cô.
Tuổi thanh xuân luôn gắn liền với sự mê muội cùng hồ đồ, ở cái tuổi mười lăm mười sáu đó, Mạc Hàm cũng giống như những người xung quanh, vừa vấp ngã vừa trưởng thành, ranh giới giữa phải trái trắng đen vẫn còn vô cùng mơ hồ.
Khi bước vào cái tuổi dễ dàng đi lầm đường nhất, lại không gặp được một giáo viên tốt có thể chỉ đường cho mình.
Giáo viên chủ nhiệm năm thứ ba trung học cơ sở của Mạc Hàm họ Bùi, là một người đàn ông gần bốn mươi tuổi, chỉ giỏi nịnh bợ, mặt mũi khó ưa.
Bất kể trong lớp phát sinh ra tranh cãi gì, ông ta cũng đều mặc kệ đúng sai, chỉ giúp nhà nào có nhiều tiền hơn.
Không hiểu tại sao, khi đó bọn học sinh lại đều vô cùng sùng bái kính yêu cái nghề nhà giáo này. Thế nên thầy Bùi khoác lên người cái vỏ đạo đức, nhận được rất nhiều quà cáp của phụ huynh.
Mạc Hàm vừa mới chuyển đến không lâu, không hiểu tại sao luôn bị ông ta nhắm vào, trong giờ học bị ông ta ném phấn vào người, tan học thì bị phạt đứng.
Cô bị gọi đến phòng giáo viên rất nhiều, mấy lần thầy Bùi cố tình ám chỉ rõ ràng, nhưng cô vẫn ngốc nghếch không hiểu được.
Sau khi về nhà cô kể lại chuyện này cho Mạc Hạo nghe, nhưng Mạc Hạo cũng chỉ là một người nông dân thật thà trung thực, không hiểu sự đời, nên chỉ cho rằng tại Mạc Hàm nghịch ngợm gây chuyện nên mới bị thầy giáo phê bình mà thôi.
Trong một năm này, Mạc Hàm bắt đầu tô son, kẻ lông mày, chạy theo hàng hiệu.
Cô không mua nổi hàng hiệu xịn, nên chỉ dùng hàng nhái bán ở vỉa hè, khoảng bốn, năm mươi đồng là có thể mua được một đôi giày, vừa đẹp lại vừa tiện nghi.
Vào thời điểm đó, loại giày phổ biến nhất là giày Clover và giày vải Converse, khắp trường đâu đâu cũng có thể thấy hai loại giày này, nhiều đến hoa cả mắt, dường như chỉ cần không có một đôi thì sẽ trở nên quê mùa lạc hậu.
Chẳng có ai đi tìm hiểu xem giày của người khác là thật hay giả, bởi vì thực sự có quá nhiều người đi.
Nhưng Mạc Hàm không nghĩ tới có một ngày, mình lại phải đối mặt với một vấn đề: "Đôi giày này cậu mua bao nhiêu tiền?"
Câu hỏi của bạn gái cũng không có gì ác ý, chỉ vì cô ấy đi đôi giày giống của cô, cho nên mới tới hỏi giá một chút.
Thực ra nói thật với cô ấy cũng không phải là chuyện gì xấu hổ, hai người nhìn nhau cười một tiếng là sẽ qua.
Thế nhưng miệng của Mạc Hàm lại trả lời nhanh hơn suy nghĩ: "Hơn năm trăm."
Nói xong cô lập tức lắc đầu, ra vẻ như mình không nhớ rõ lắm: "Không phải, hình như là hơn bốn trăm, giảm giá."
"Ừm." Bạn gái tiếc rẻ gật đầu, lẩm bẩm: "Xem ra mình bị mua đắt rồi."
Nhiều người giỏi ăn mặc có thể luyện ra kỹ xảo bậc nhất, chính là trên người mặc một bộ quần áo bốn mươi đồng nhưng lại giống như đang mặc một bộ có giá bốn trăm vậy.
Đối với những người có thể mua được bộ quần áo bốn trăm đồng mà nói, thì đây chính là một loại khí chất hiếm có.
Thế nhưng đối với những người chỉ có bốn mươi đồng, thì bị vạch trần chân tướng sẽ cảm thấy tự ti vô cùng.
Không có gì sai khi muốn ganh đua sĩ diện, hầu hết con người ai cũng như vậy.
Nếu như Mạc Hàm đã cầm trên tay một lá bài tẩy, thì chắc chắn phải chuẩn bị tốt tâm lý sẽ bị lật ra bất cứ lúc nào.
Ở gần nhà cô có một con phố chuyên bán hàng nhái, trong trường không ai biết, vì thế Mạc Hàm thường đến đây tìm đồ.
Nhưng đi đêm lắm sẽ có ngày gặp ma.
Ngày hôm đó cô và Đào Duyệt không hẹn mà gặp, bởi vì cô trả giá với nhân viên cửa hàng hơi to tiếng.
Giọng tranh cãi thu hút những người xung quanh xúm lại gần, trùng hợp mẹ của Đào Duyệt lại làm ở một cửa hàng khác, hôm đó Đào Duyệt cũng ở đây.
Không thể mua được giày, sau khi thấy bạn cùng lớp, Mạc Hàm gần như là trốn chui trốn lủi bỏ chạy khỏi hiện trường.
Cô vốn không quen với Đào Duyệt, chỉ khi trong lớp chia thành từng nhóm nhỏ để làm bài tập thì mới nói chuyện với cô ấy vài câu.
Đối với người bạn học yên lặng, luôn cô độc một mình này, Mạc Hàm không hiểu rõ lắm, cũng không biết rằng liệu cô ấy có mang chuyện của cô ra nói hay không.
Mạc Hàm đi tìm cô ấy một lần, uy hiếp bảo cô ấy liệu mà giữ miệng cho tốt, Đào Duyệt run run rẩy gật đầu đáp ứng.
Nhưng dù sao thì giấy cũng không gói được lửa, Mạc Hàm dùng hàng nhái giả hàng hiệu cuối cùng cũng bị phát hiện.
Lời đồn đại "Mạc Hàm dùng đồ hàng chợ" không biết là từ trong miệng ai nói ra, bị loan truyền khắp nơi.
Liên tục có người đến hỏi cô, Mạc Hàm vốn dĩ chẳng có vàng thật để ném vào lửa, thế nên chỉ có thể cắn chặt răng im lặng chờ cho sóng gió qua đi.
Sau đó nhờ có Lê Khả đứng ra, giúp cô giải quyết chuyện này.
"Mình không hay mua giày lắm nên mình với Mạc Hàm hay đi giày của nhau, mình dùng hàng nhái, cậu ấy dùng hàng thật, chắc là các cậu bị nhầm lẫn rồi."
Lời giải thích này của cô ấy được mọi người truyền tai nhau.
Lê Khả vốn là một người tốt bụng, mọi người đều hiểu rõ hoàn cảnh gia đình của cô ấy, vì vậy đối với cô ấy cũng không quá khắc nghiệt.
Bài học này cũng đã khiến Mạc Hàm nhận thức được đâu là người bạn đáng để kết giao.
Tuy rằng mãi về sau đó biết được chuyện này không phải do Đào Duyệt làm, nhưng khi xảy ra chuyện Mạc Hàm chỉ có thể nghi ngờ cô ấy.
Cô không nuốt trôi cục tức này, tìm Đào Duyệt tra hỏi không ít lần.
Ném con gián, túm tóc, vứt giẻ lau... Đều là những trò đùa dai thường gặp, không đến mức quá đáng.
Mọi việc chỉ thực sự thay đổi vào một ngày thứ sáu, sau khi tan học Mạc Hàm đến phòng giáo viên tìm thầy Bùi.
Đào Duyệt cũng đang ở đây.
Cô vô tình gặp phải một chuyện xấu xa.
Không thể nghĩ tới thầy Bùi lại là một kẻ lưu manh đến vậy, thậm chí còn khốn kiếp hơn.
Đào Duyệt là người khi gặp chuyện đều bấm bụng im lặng, nhẫn nhục chịu đựng, vì thế liền dễ dàng trở thành mục tiêu để ra tay.
Khi bàn tay đen đúa kia sắp thò vào trong váy của cô ấy, Đào Duyệt ngẩng đầu lên nhìn Mạc Hàm, dùng ánh mắt cầu xin sự giúp đỡ.
Mạc Hàm vừa mới thoát ra khỏi cơn ác mộng Từ Đào, vì thế lúc này hoảng sợ vô cùng, xoay người bỏ chạy như điên.
***
Mấy ngày sau đó, mẹ của Đào Duyệt tìm tới trường học, đòi nhà trường phải đưa ra một lời giải thích rõ ràng, nhưng lại bị Hiệu trưởng "tiếp tay cho giặc" chặn ở ngoài cửa.
Mẹ Đào khóc lóc than thở van xin Mạc Hàm đứng ra làm chứng.
Mặt khác, thầy Bùi cứ thế gán cho Mạc Hàm một cái tội danh đẩu đâu, phạt cô nghỉ học một tuần.
Hai mẹ con thế lực đơn bạc, sau mấy ngày ầm ĩ, vẫn không thể giải quyết được chuyện này.
Vì để che giấu tai mắt của người đời, chờ cho sóng gió qua đi, thầy Bùi bị trường học lấy lý do "Nhận quà cáp" rồi đuổi việc.
Nhưng cuộc sống của Đào Duyệt cũng không bởi vì vậy mà tốt hơn.
Người bị hại lại bị bóp méo thành người không biết tự trọng, từ những đồng cảm ban đầu, dần dần lại biến thành những tiếng cười nhạo, những con người xa lạ lạnh lùng chỉ biết đứng ngoài xem kịch vui, rõ ràng là không thù không oán, thế nhưng lại đứng ở sau lưng đâm từng vết dao vào người cô ấy.
Có một số người đứng ra bênh vực cô ấy, thế nhưng những tiếng nói ấy ngày một ít đi, rồi bị nuốt chửng, bị đồng hoá.
Tất cả mọi người cùng xúm vào đẩy sập bức tường ấy, sau khi phá xong thì đồng loạt cùng vỗ tay. Những thói hư tật xấu của nhân dân Trung Quốc hoá ra không phải chỉ tồn tại dưới ngòi bút của nhà văn Lỗ Tấn.
Mọi người đều say chỉ có mình ta tỉnh, nhưng nhìn từ góc độ của họ, ta mới chính là người say.
Một tội lỗi to lớn được chia đều ra cho hàng triệu người, cuối cùng tội lỗi đó cũng sẽ trở thành cỏn con.
Những thanh niên đang ở độ tuổi này, họ không hề nhận thức được lỗi lầm của mình, tuổi trẻ là vốn liếng của bọn họ, vì thế bọn họ có thể cho phép bản thân mình không tim không phổi, tuỳ ý phung phí, cho nên dù gặp phải chuyện lớn hơn nữa thì chỉ cần sau vài ngày là họ sẽ ném chuyện đó lên chín tầng mây.
Mạc Hàm cũng là một trong số những thanh niên đó.
Khi đó cô không hề có dù chỉ một chút lòng trắc ẩn, bởi cô không có năng lực, cũng không có quan điểm muốn cứu bất kỳ ai.
Cô dứt khoát bỏ mặc lương tâm, trở thành cá mè một lứa với những người kia.
Mỗi người nhổ một bãi nước miếng cũng có thể nhấn người khác chết chìm, Đào Duyệt nhu nhược hiền lành, ngay cả dũng khí để phản kháng cũng không có, chứ đừng nói đến chuyện trả thù.
Sau khi Đào Duyệt bỏ học, cuộc sống của Mạc Hàm vẫn thong dong tự tại như cũ.
Nhưng bây giờ nếu như cẩn thận nhớ lại, thật ra thì vẫn có thể thấy một chút dấu vết không đúng lắm.
Năm ấy cô tham gia thi đấu nhảy xa trong đại hội của trường, lúc đang tung mình nhảy lên giữa không trung, đột nhiên trong tầm mắt xuất hiện một tiểu Mầm đậu khí thế hung hăng, dùng hết sức lực đẩy mạnh cô, khiến cô ngã xuống ăn phải một miệng cát.
Lúc đấy vẫn không biết, cho rằng là một cậu em khoá dưới nào đó không có mắt.
Bây giờ nghĩ kỹ lại, đó hẳn là Chu Viễn An hồi vẫn chưa trổ mã.
***
Suy nghĩ bị cắt đứt, tàu tiến vào ga, dừng lại trong năm phút.
Mạc Hàm liền vứt hộp thuốc mỡ nhỏ trong tay đi, cảm thấy đây thực sự là một đồ vật đáng sợ.
Trước kia đẩy cô trên cát, bây giờ thì đẩy cô ở trên giường.
Anh thật là xứng với câu nói: "Có chí thì nên."
Chu Viễn An ngồi cùng bàn với Đào Duyệt suốt ba năm, quan hệ thân thiết, có lẽ người mà anh thường xuyên nhắn tin kia chính là cô ấy.
Điện thoại anh lưu những hình kia, cũng là để gửi cho Đào Duyệt xem sao?
Mạc Hàm không dám nghĩ nữa.
Cô hổ thẹn với Đào Duyệt, tất nhiên sẽ thành tâm xin lỗi, sẽ dùng hết sức để đền bù.
Nhưng Chu Viễn An với cô lại là chuyện khác.
Không thể nào có chuyện anh không biết rõ những chuyện đã xảy ra giữa cô và Đào Duyệt... Ở bên cạnh cô, cuối cùng thì có mấy phần là do Đào Duyệt?
***
Chuẩn bị giao thừa, nhà nhà vui mừng đoàn viên, nơi nơi đều tràn ngập sắc đỏ.
Đôi câu đối dán trên cửa nhà Mạc Hàm từ năm kia, năm nay đã bị rách mất mấy chỗ, nhưng vẫn lười đổi.
Mãi không tìm được người thuê chung nhà, cô không muốn phải hoang phí tốn thêm một nghìn tiền nhà, vì vậy đã liên lạc với chủ nhà mới, sang năm sẽ dọn đi.
Mấy ngày nay Mạc Hạo thường xuyên gọi điện thoại cho cô, bảo cô đưa Mạc Tiểu Dương trở về ăn tết.
Người ích kỷ không muốn về nhà chỉ có mỗi mình Mạc Hàm, thực ra Mạc Tiểu Dương rất nhớ ba.
Mạc Hàm hỏi ý kiến của cậu bé, nghĩ đi nghĩ lại một phen, cuối cùng mới quyết định đưa cậu bé về quê mấy ngày.
Quê của Mạc Hàm là một thị trấn nhỏ gần Đồng Quan, hẻo lánh hoang vu, thâm sơn cùng cốc.
Vé xe buýt hết bốn mươi đồng một người, chỉ đưa đến chợ trên thị trấn, còn đâu đường xá gồ ghề rất khó đi, phải ngồi xe ba gác về nhà.
Vùng nông thôn toàn gió và cát, Mạc Hàm bôn ba suốt cả chặng đường, lúc về đến nhà thì mặt mũi toàn bụi, người ngợm bẩn thỉu.
Cô dắt Mạc Tiểu Dương bước qua ngưỡng cửa cao cao, nhìn quanh bốn phía.
Đập vào mắt là nền đất vàng vọt cùng với tường gạch mục nát, những đồ đạc sắp xếp ngổn ngang đều đã bám một lớp bụi, nhìn qua là biết lâu rồi chưa lau dọn.
Là nơi chốn quen thuộc của cô, nhưng lại thiếu đi một chút thoải mái và tự nhiên, không giống như trở về nhà mình.
Mẹ kế đang ngồi khâu áo lông trên ghế, nhìn thấy Mạc Hàm và Mạc Tiểu Dương bước vào, chỉ ngẩng đầu lên một cái, sắc mặt vẫn tệ như cũ.
Thế nhưng Mạc Hạo lại rất nhớ hai người, chỉ vì đón bọn họ trở về mà đã đặc biệt chỉnh trang một phen, cạo sạch râu ria.
Ông bảo hai người ngồi xuống, sau đó chạy vào phòng bếp, bưng lên bát canh gà cùng một mâm bánh bao lớn, giục bọn họ nhân lúc còn nóng hãy ăn thật nhiều.
Mạc Hàm có một người anh trên danh nghĩa, tên là Tiểu Vũ, là con riêng của mẹ kế.
Người này lớn hơn Mạc Hàm vài tuổi, đã đến tuổi lập gia đình.
Mặt mũi của Tiểu Vũ không có gì để phàn nàn, chỉ là dáng người hơi thấp, mắt lại nhỏ. Tốt nghiệp trung học xong thì ra ngoài tìm việc, hiện giờ hắn đang làm thuê ở trên huyện.
Điều kiện như vậy muốn có một mối hôn sự tốt thì khá khó khăn.
Mạc Hàm ở nhà mấy ngày, không ít lần nghe mẹ kế ồn ào với Mạc Hạo cũng bởi vì chuyện này, muốn ông cho hắn nhiều tiền hơn, để con trai bà ta có thể thuận lợi tìm được vợ.
Thật khó cho Mạc Hạo chỉ là một hộ nuôi heo, lấy đâu ra nhiều tiền đến như vậy.
Ý của Mạc Hạo là long phượng xứng đôi, Tiểu Vũ tìm một cô gái gia cảnh ổn định là được rồi, không cần phải chọn người quá tốt.
Mẹ kế không chịu, mắng ông là đồ nghèo rớt mùng tơi, không chí tiến thủ.
Sau mỗi lần cãi vã, trong nhà đều ầm ĩ gà bay chó sủa, chướng khí mịt mù.
Mạc Hàm không khuyên can không xen vào, yên lặng nhẫn nhịn mấy ngày, chuẩn bị chờ đến ngày mùng ba sẽ rời khỏi cái nơi rách nát này.
***
Đêm ba mươi, Mạc Hàm chẳng có tâm tình nào ngồi đón giao thừa, sau khi cơm nước xong, cô liền về phòng chui vào giường sưởi ấm.
Tín hiệu ở nông thôn rất kém, điện thoại không có tí sóng nào để lên mạng, không có việc gì làm khiến cho đồng hồ sinh học của Mạc Hàm bị đảo lộn, mỗi ngày không ngủ mười tiếng thì mệt mỏi không chịu được.
Lúc chuẩn bị ngủ, đột nhiên mẹ kế đẩy cửa ra, tươi cười đi vào.
Trong tay bà ta cầm hai phong bao lì xì, Mạc Hàm kỳ quái ngồi dậy, nhìn bà ta: "Chuyện gì vậy?"
Mẹ kế dúi phong bao lì xì vào lòng Mạc Hàm, vẫn cười rạng rỡ như cũ: "Mừng tuổi cho con với Mạc Tiểu Dương, không có nhiều lắm, chỉ là một chút tâm ý của dì."
Cáo chúc tết gà, khẳng định không có chuyện gì tốt.
Mạc Hàm không biết bà ta đang muốn giở trò gì, không dám tuỳ tiện nhận phong bao.
Mẹ kế ngồi lại một hồi, sau đó dò hỏi: "Năm nay Hàm Hàm bao nhiêu tuổi?"
Mạc Hàm đáp: "Hai mươi."
"À... Cũng không còn nhỏ nữa rồi."
Mẹ kế chậm rãi nói: "Chỉ khoảng hai năm nữa thôi con cũng đến tuổi lấy chồng rồi đúng không? Con nhìn xem, ba con muốn tổ chức hôn lễ cho Tiểu Vũ thì phải tốn không ít tiền, sau này đến lượt con, lại tốn thêm một khoản không nhỏ nữa, cái này..."
Mạc Hàm mặt không đổi sắc, nói: "Chuyện này bà không cần phải quan tâm, tôi sẽ tự chuẩn bị đồ cưới cho mình, không lấy một xu nào của nhà."
"Không không không, ý của dì không phải như thế." Mẹ kế vội vã xua tay, giải thích: "Dì gả cho ba con, con với Tiểu Vũ vốn chính là người một nhà, nếu như hai con kết hôn, chính là thân lại càng thêm thân. Chúng ta có thể miễn được những thứ lễ vật đám hỏi đồ cưới kia, dùng khoản tiền đó để tổ chức một hôn lễ thật hoành tráng, như thế không phải sẽ vẹn cả đôi đường sao?"
Mạc Hàm không tin được trợn mắt nhìn bà ta: "Bà muốn tôi gả cho con trai bà?"
Mẹ kế gật đầu một cái, càng nói càng đắc ý: "Con với Tiểu Vũ tuổi tác không chênh lệch lắm, lại chẳng có quan hệ máu mủ gì, tại sao lại không thể ở cùng một chỗ chứ? Chẳng phải như thế thì nước phù sa không chảy ruộng ngoài..."
Mạc Hàm tức giận, không đợi bà ta nói xong đã cầm phong bao đập mạnh vào mặt bà ta: "Bà về mà nằm mơ đi!"
Hết chương 41.
Tác giả có lời muốn nói: Không nên quá lo sợ, lần này chẳng qua chỉ là một thử nghiệm nho nhỏ thôi...
Lời của Bê Ba: Edit chương này cực muốn chết, toàn mấy câu văn vẻ.
Vốn dĩ Mạc Hàm còn đang lo sau kỳ nghỉ tết muốn trở về Đồng Quan sẽ rất đông đúc, không thể mua được vé, có khi phải qua mùng ba mới đi được.
Như thế này lại tốt, cô đi trước mấy ngày, vừa vặn tránh khỏi thời gian cao điểm, cũng kịp mua được hai vé còn lại cuối cùng.
Vào buổi trưa, tàu lửa lắc lư khởi hành trên tuyến đường sắt.
Người ngồi trong toa tàu đều cảm thấy an toàn thoải mái, không hề cảm nhận được chút dao động này.
Ngoài cửa sổ là trời xanh mây trắng, đồng ruộng bát ngát.
Xa xa là những dãy núi trông như một bức hoạ mực tàu, hình dáng mờ ảo.
Nhưng Mạc Hàm không có lòng dạ nào mà thưởng thức.
Trong tay cô cầm một chiếc hộp nhỏ màu tím, điêu khắc hoa trắng, tản mát ra hương thơm nhàn nhạt.
Lâu lắm rồi không đánh nhau với người khác, thuốc mỡ này chỉ còn một chút ít nhưng vẫn không dùng hết.
Trí nhớ quay lại khoảng thời gian khi vẫn còn ở phòng vẽ.
Ngày hôm đó sau khi Chu Viễn An trực nhật, trùng hợp người trực nhật ngay sau đó lại là cô.
Ngoài ý muốn cô lại phát hiện ra hộp thuốc mỡ cô đưa cho Chu Viễn An, nhưng lúc đó cô cũng không suy nghĩ nhiều, chỉ cho rằng anh vô tình đánh rơi.
Dù sao cũng là hàng xịn, một hộp nhỏ cũng có giá không rẻ, cô nhặt nó lên, lau lau cho hết bụi, tiếp tục cất đi để sử dụng.
Bây giờ nhìn lại, hoá ra ngay từ lúc đó anh đã sớm biểu lộ ý đồ của mình.
Mạc Hàm khẽ thở dài.
Người thanh niên phương Nam nhìn qua có vẻ ôn hoà tốt bụng đó, trên thực tế đầu óc lại xấu xa hơn nhiều.
Quyết định rời khỏi Phu Châu đột ngột, người nuối tiếc nhất chính là Mạc Tiểu Dương.
Mạc Hàm giải thích với cậu nửa ngày, cậu vẫn không hiểu rõ lý do.
"Đào Duyệt là ai?"
"Chị với anh Tiểu An làm sao vậy?"
Từ khi lên xe đến giờ cậu bé hỏi đi hỏi lại hai vấn đề này không dưới mười lần.
Mạc Hàm bị bám lấy thì cảm thấy phiền vô cùng phiền, cô cũng không biết phải trả lời thế nào.
***
Thời niên thiếu của mỗi người đều sẽ phạm phải những sai lầm, có những chuyện đã sớm bị quên lãng, có những chuyện khác mặc dù nhớ khắc cốt ghi tâm, nhưng cũng vẫn không có cách nào sửa lại.
Đối với Mạc Hàm mà nói, Đào Duyệt chính là người có thể tra hỏi lương tâm của cô.
Tuổi thanh xuân luôn gắn liền với sự mê muội cùng hồ đồ, ở cái tuổi mười lăm mười sáu đó, Mạc Hàm cũng giống như những người xung quanh, vừa vấp ngã vừa trưởng thành, ranh giới giữa phải trái trắng đen vẫn còn vô cùng mơ hồ.
Khi bước vào cái tuổi dễ dàng đi lầm đường nhất, lại không gặp được một giáo viên tốt có thể chỉ đường cho mình.
Giáo viên chủ nhiệm năm thứ ba trung học cơ sở của Mạc Hàm họ Bùi, là một người đàn ông gần bốn mươi tuổi, chỉ giỏi nịnh bợ, mặt mũi khó ưa.
Bất kể trong lớp phát sinh ra tranh cãi gì, ông ta cũng đều mặc kệ đúng sai, chỉ giúp nhà nào có nhiều tiền hơn.
Không hiểu tại sao, khi đó bọn học sinh lại đều vô cùng sùng bái kính yêu cái nghề nhà giáo này. Thế nên thầy Bùi khoác lên người cái vỏ đạo đức, nhận được rất nhiều quà cáp của phụ huynh.
Mạc Hàm vừa mới chuyển đến không lâu, không hiểu tại sao luôn bị ông ta nhắm vào, trong giờ học bị ông ta ném phấn vào người, tan học thì bị phạt đứng.
Cô bị gọi đến phòng giáo viên rất nhiều, mấy lần thầy Bùi cố tình ám chỉ rõ ràng, nhưng cô vẫn ngốc nghếch không hiểu được.
Sau khi về nhà cô kể lại chuyện này cho Mạc Hạo nghe, nhưng Mạc Hạo cũng chỉ là một người nông dân thật thà trung thực, không hiểu sự đời, nên chỉ cho rằng tại Mạc Hàm nghịch ngợm gây chuyện nên mới bị thầy giáo phê bình mà thôi.
Trong một năm này, Mạc Hàm bắt đầu tô son, kẻ lông mày, chạy theo hàng hiệu.
Cô không mua nổi hàng hiệu xịn, nên chỉ dùng hàng nhái bán ở vỉa hè, khoảng bốn, năm mươi đồng là có thể mua được một đôi giày, vừa đẹp lại vừa tiện nghi.
Vào thời điểm đó, loại giày phổ biến nhất là giày Clover và giày vải Converse, khắp trường đâu đâu cũng có thể thấy hai loại giày này, nhiều đến hoa cả mắt, dường như chỉ cần không có một đôi thì sẽ trở nên quê mùa lạc hậu.
Chẳng có ai đi tìm hiểu xem giày của người khác là thật hay giả, bởi vì thực sự có quá nhiều người đi.
Nhưng Mạc Hàm không nghĩ tới có một ngày, mình lại phải đối mặt với một vấn đề: "Đôi giày này cậu mua bao nhiêu tiền?"
Câu hỏi của bạn gái cũng không có gì ác ý, chỉ vì cô ấy đi đôi giày giống của cô, cho nên mới tới hỏi giá một chút.
Thực ra nói thật với cô ấy cũng không phải là chuyện gì xấu hổ, hai người nhìn nhau cười một tiếng là sẽ qua.
Thế nhưng miệng của Mạc Hàm lại trả lời nhanh hơn suy nghĩ: "Hơn năm trăm."
Nói xong cô lập tức lắc đầu, ra vẻ như mình không nhớ rõ lắm: "Không phải, hình như là hơn bốn trăm, giảm giá."
"Ừm." Bạn gái tiếc rẻ gật đầu, lẩm bẩm: "Xem ra mình bị mua đắt rồi."
Nhiều người giỏi ăn mặc có thể luyện ra kỹ xảo bậc nhất, chính là trên người mặc một bộ quần áo bốn mươi đồng nhưng lại giống như đang mặc một bộ có giá bốn trăm vậy.
Đối với những người có thể mua được bộ quần áo bốn trăm đồng mà nói, thì đây chính là một loại khí chất hiếm có.
Thế nhưng đối với những người chỉ có bốn mươi đồng, thì bị vạch trần chân tướng sẽ cảm thấy tự ti vô cùng.
Không có gì sai khi muốn ganh đua sĩ diện, hầu hết con người ai cũng như vậy.
Nếu như Mạc Hàm đã cầm trên tay một lá bài tẩy, thì chắc chắn phải chuẩn bị tốt tâm lý sẽ bị lật ra bất cứ lúc nào.
Ở gần nhà cô có một con phố chuyên bán hàng nhái, trong trường không ai biết, vì thế Mạc Hàm thường đến đây tìm đồ.
Nhưng đi đêm lắm sẽ có ngày gặp ma.
Ngày hôm đó cô và Đào Duyệt không hẹn mà gặp, bởi vì cô trả giá với nhân viên cửa hàng hơi to tiếng.
Giọng tranh cãi thu hút những người xung quanh xúm lại gần, trùng hợp mẹ của Đào Duyệt lại làm ở một cửa hàng khác, hôm đó Đào Duyệt cũng ở đây.
Không thể mua được giày, sau khi thấy bạn cùng lớp, Mạc Hàm gần như là trốn chui trốn lủi bỏ chạy khỏi hiện trường.
Cô vốn không quen với Đào Duyệt, chỉ khi trong lớp chia thành từng nhóm nhỏ để làm bài tập thì mới nói chuyện với cô ấy vài câu.
Đối với người bạn học yên lặng, luôn cô độc một mình này, Mạc Hàm không hiểu rõ lắm, cũng không biết rằng liệu cô ấy có mang chuyện của cô ra nói hay không.
Mạc Hàm đi tìm cô ấy một lần, uy hiếp bảo cô ấy liệu mà giữ miệng cho tốt, Đào Duyệt run run rẩy gật đầu đáp ứng.
Nhưng dù sao thì giấy cũng không gói được lửa, Mạc Hàm dùng hàng nhái giả hàng hiệu cuối cùng cũng bị phát hiện.
Lời đồn đại "Mạc Hàm dùng đồ hàng chợ" không biết là từ trong miệng ai nói ra, bị loan truyền khắp nơi.
Liên tục có người đến hỏi cô, Mạc Hàm vốn dĩ chẳng có vàng thật để ném vào lửa, thế nên chỉ có thể cắn chặt răng im lặng chờ cho sóng gió qua đi.
Sau đó nhờ có Lê Khả đứng ra, giúp cô giải quyết chuyện này.
"Mình không hay mua giày lắm nên mình với Mạc Hàm hay đi giày của nhau, mình dùng hàng nhái, cậu ấy dùng hàng thật, chắc là các cậu bị nhầm lẫn rồi."
Lời giải thích này của cô ấy được mọi người truyền tai nhau.
Lê Khả vốn là một người tốt bụng, mọi người đều hiểu rõ hoàn cảnh gia đình của cô ấy, vì vậy đối với cô ấy cũng không quá khắc nghiệt.
Bài học này cũng đã khiến Mạc Hàm nhận thức được đâu là người bạn đáng để kết giao.
Tuy rằng mãi về sau đó biết được chuyện này không phải do Đào Duyệt làm, nhưng khi xảy ra chuyện Mạc Hàm chỉ có thể nghi ngờ cô ấy.
Cô không nuốt trôi cục tức này, tìm Đào Duyệt tra hỏi không ít lần.
Ném con gián, túm tóc, vứt giẻ lau... Đều là những trò đùa dai thường gặp, không đến mức quá đáng.
Mọi việc chỉ thực sự thay đổi vào một ngày thứ sáu, sau khi tan học Mạc Hàm đến phòng giáo viên tìm thầy Bùi.
Đào Duyệt cũng đang ở đây.
Cô vô tình gặp phải một chuyện xấu xa.
Không thể nghĩ tới thầy Bùi lại là một kẻ lưu manh đến vậy, thậm chí còn khốn kiếp hơn.
Đào Duyệt là người khi gặp chuyện đều bấm bụng im lặng, nhẫn nhục chịu đựng, vì thế liền dễ dàng trở thành mục tiêu để ra tay.
Khi bàn tay đen đúa kia sắp thò vào trong váy của cô ấy, Đào Duyệt ngẩng đầu lên nhìn Mạc Hàm, dùng ánh mắt cầu xin sự giúp đỡ.
Mạc Hàm vừa mới thoát ra khỏi cơn ác mộng Từ Đào, vì thế lúc này hoảng sợ vô cùng, xoay người bỏ chạy như điên.
***
Mấy ngày sau đó, mẹ của Đào Duyệt tìm tới trường học, đòi nhà trường phải đưa ra một lời giải thích rõ ràng, nhưng lại bị Hiệu trưởng "tiếp tay cho giặc" chặn ở ngoài cửa.
Mẹ Đào khóc lóc than thở van xin Mạc Hàm đứng ra làm chứng.
Mặt khác, thầy Bùi cứ thế gán cho Mạc Hàm một cái tội danh đẩu đâu, phạt cô nghỉ học một tuần.
Hai mẹ con thế lực đơn bạc, sau mấy ngày ầm ĩ, vẫn không thể giải quyết được chuyện này.
Vì để che giấu tai mắt của người đời, chờ cho sóng gió qua đi, thầy Bùi bị trường học lấy lý do "Nhận quà cáp" rồi đuổi việc.
Nhưng cuộc sống của Đào Duyệt cũng không bởi vì vậy mà tốt hơn.
Người bị hại lại bị bóp méo thành người không biết tự trọng, từ những đồng cảm ban đầu, dần dần lại biến thành những tiếng cười nhạo, những con người xa lạ lạnh lùng chỉ biết đứng ngoài xem kịch vui, rõ ràng là không thù không oán, thế nhưng lại đứng ở sau lưng đâm từng vết dao vào người cô ấy.
Có một số người đứng ra bênh vực cô ấy, thế nhưng những tiếng nói ấy ngày một ít đi, rồi bị nuốt chửng, bị đồng hoá.
Tất cả mọi người cùng xúm vào đẩy sập bức tường ấy, sau khi phá xong thì đồng loạt cùng vỗ tay. Những thói hư tật xấu của nhân dân Trung Quốc hoá ra không phải chỉ tồn tại dưới ngòi bút của nhà văn Lỗ Tấn.
Mọi người đều say chỉ có mình ta tỉnh, nhưng nhìn từ góc độ của họ, ta mới chính là người say.
Một tội lỗi to lớn được chia đều ra cho hàng triệu người, cuối cùng tội lỗi đó cũng sẽ trở thành cỏn con.
Những thanh niên đang ở độ tuổi này, họ không hề nhận thức được lỗi lầm của mình, tuổi trẻ là vốn liếng của bọn họ, vì thế bọn họ có thể cho phép bản thân mình không tim không phổi, tuỳ ý phung phí, cho nên dù gặp phải chuyện lớn hơn nữa thì chỉ cần sau vài ngày là họ sẽ ném chuyện đó lên chín tầng mây.
Mạc Hàm cũng là một trong số những thanh niên đó.
Khi đó cô không hề có dù chỉ một chút lòng trắc ẩn, bởi cô không có năng lực, cũng không có quan điểm muốn cứu bất kỳ ai.
Cô dứt khoát bỏ mặc lương tâm, trở thành cá mè một lứa với những người kia.
Mỗi người nhổ một bãi nước miếng cũng có thể nhấn người khác chết chìm, Đào Duyệt nhu nhược hiền lành, ngay cả dũng khí để phản kháng cũng không có, chứ đừng nói đến chuyện trả thù.
Sau khi Đào Duyệt bỏ học, cuộc sống của Mạc Hàm vẫn thong dong tự tại như cũ.
Nhưng bây giờ nếu như cẩn thận nhớ lại, thật ra thì vẫn có thể thấy một chút dấu vết không đúng lắm.
Năm ấy cô tham gia thi đấu nhảy xa trong đại hội của trường, lúc đang tung mình nhảy lên giữa không trung, đột nhiên trong tầm mắt xuất hiện một tiểu Mầm đậu khí thế hung hăng, dùng hết sức lực đẩy mạnh cô, khiến cô ngã xuống ăn phải một miệng cát.
Lúc đấy vẫn không biết, cho rằng là một cậu em khoá dưới nào đó không có mắt.
Bây giờ nghĩ kỹ lại, đó hẳn là Chu Viễn An hồi vẫn chưa trổ mã.
***
Suy nghĩ bị cắt đứt, tàu tiến vào ga, dừng lại trong năm phút.
Mạc Hàm liền vứt hộp thuốc mỡ nhỏ trong tay đi, cảm thấy đây thực sự là một đồ vật đáng sợ.
Trước kia đẩy cô trên cát, bây giờ thì đẩy cô ở trên giường.
Anh thật là xứng với câu nói: "Có chí thì nên."
Chu Viễn An ngồi cùng bàn với Đào Duyệt suốt ba năm, quan hệ thân thiết, có lẽ người mà anh thường xuyên nhắn tin kia chính là cô ấy.
Điện thoại anh lưu những hình kia, cũng là để gửi cho Đào Duyệt xem sao?
Mạc Hàm không dám nghĩ nữa.
Cô hổ thẹn với Đào Duyệt, tất nhiên sẽ thành tâm xin lỗi, sẽ dùng hết sức để đền bù.
Nhưng Chu Viễn An với cô lại là chuyện khác.
Không thể nào có chuyện anh không biết rõ những chuyện đã xảy ra giữa cô và Đào Duyệt... Ở bên cạnh cô, cuối cùng thì có mấy phần là do Đào Duyệt?
***
Chuẩn bị giao thừa, nhà nhà vui mừng đoàn viên, nơi nơi đều tràn ngập sắc đỏ.
Đôi câu đối dán trên cửa nhà Mạc Hàm từ năm kia, năm nay đã bị rách mất mấy chỗ, nhưng vẫn lười đổi.
Mãi không tìm được người thuê chung nhà, cô không muốn phải hoang phí tốn thêm một nghìn tiền nhà, vì vậy đã liên lạc với chủ nhà mới, sang năm sẽ dọn đi.
Mấy ngày nay Mạc Hạo thường xuyên gọi điện thoại cho cô, bảo cô đưa Mạc Tiểu Dương trở về ăn tết.
Người ích kỷ không muốn về nhà chỉ có mỗi mình Mạc Hàm, thực ra Mạc Tiểu Dương rất nhớ ba.
Mạc Hàm hỏi ý kiến của cậu bé, nghĩ đi nghĩ lại một phen, cuối cùng mới quyết định đưa cậu bé về quê mấy ngày.
Quê của Mạc Hàm là một thị trấn nhỏ gần Đồng Quan, hẻo lánh hoang vu, thâm sơn cùng cốc.
Vé xe buýt hết bốn mươi đồng một người, chỉ đưa đến chợ trên thị trấn, còn đâu đường xá gồ ghề rất khó đi, phải ngồi xe ba gác về nhà.
Vùng nông thôn toàn gió và cát, Mạc Hàm bôn ba suốt cả chặng đường, lúc về đến nhà thì mặt mũi toàn bụi, người ngợm bẩn thỉu.
Cô dắt Mạc Tiểu Dương bước qua ngưỡng cửa cao cao, nhìn quanh bốn phía.
Đập vào mắt là nền đất vàng vọt cùng với tường gạch mục nát, những đồ đạc sắp xếp ngổn ngang đều đã bám một lớp bụi, nhìn qua là biết lâu rồi chưa lau dọn.
Là nơi chốn quen thuộc của cô, nhưng lại thiếu đi một chút thoải mái và tự nhiên, không giống như trở về nhà mình.
Mẹ kế đang ngồi khâu áo lông trên ghế, nhìn thấy Mạc Hàm và Mạc Tiểu Dương bước vào, chỉ ngẩng đầu lên một cái, sắc mặt vẫn tệ như cũ.
Thế nhưng Mạc Hạo lại rất nhớ hai người, chỉ vì đón bọn họ trở về mà đã đặc biệt chỉnh trang một phen, cạo sạch râu ria.
Ông bảo hai người ngồi xuống, sau đó chạy vào phòng bếp, bưng lên bát canh gà cùng một mâm bánh bao lớn, giục bọn họ nhân lúc còn nóng hãy ăn thật nhiều.
Mạc Hàm có một người anh trên danh nghĩa, tên là Tiểu Vũ, là con riêng của mẹ kế.
Người này lớn hơn Mạc Hàm vài tuổi, đã đến tuổi lập gia đình.
Mặt mũi của Tiểu Vũ không có gì để phàn nàn, chỉ là dáng người hơi thấp, mắt lại nhỏ. Tốt nghiệp trung học xong thì ra ngoài tìm việc, hiện giờ hắn đang làm thuê ở trên huyện.
Điều kiện như vậy muốn có một mối hôn sự tốt thì khá khó khăn.
Mạc Hàm ở nhà mấy ngày, không ít lần nghe mẹ kế ồn ào với Mạc Hạo cũng bởi vì chuyện này, muốn ông cho hắn nhiều tiền hơn, để con trai bà ta có thể thuận lợi tìm được vợ.
Thật khó cho Mạc Hạo chỉ là một hộ nuôi heo, lấy đâu ra nhiều tiền đến như vậy.
Ý của Mạc Hạo là long phượng xứng đôi, Tiểu Vũ tìm một cô gái gia cảnh ổn định là được rồi, không cần phải chọn người quá tốt.
Mẹ kế không chịu, mắng ông là đồ nghèo rớt mùng tơi, không chí tiến thủ.
Sau mỗi lần cãi vã, trong nhà đều ầm ĩ gà bay chó sủa, chướng khí mịt mù.
Mạc Hàm không khuyên can không xen vào, yên lặng nhẫn nhịn mấy ngày, chuẩn bị chờ đến ngày mùng ba sẽ rời khỏi cái nơi rách nát này.
***
Đêm ba mươi, Mạc Hàm chẳng có tâm tình nào ngồi đón giao thừa, sau khi cơm nước xong, cô liền về phòng chui vào giường sưởi ấm.
Tín hiệu ở nông thôn rất kém, điện thoại không có tí sóng nào để lên mạng, không có việc gì làm khiến cho đồng hồ sinh học của Mạc Hàm bị đảo lộn, mỗi ngày không ngủ mười tiếng thì mệt mỏi không chịu được.
Lúc chuẩn bị ngủ, đột nhiên mẹ kế đẩy cửa ra, tươi cười đi vào.
Trong tay bà ta cầm hai phong bao lì xì, Mạc Hàm kỳ quái ngồi dậy, nhìn bà ta: "Chuyện gì vậy?"
Mẹ kế dúi phong bao lì xì vào lòng Mạc Hàm, vẫn cười rạng rỡ như cũ: "Mừng tuổi cho con với Mạc Tiểu Dương, không có nhiều lắm, chỉ là một chút tâm ý của dì."
Cáo chúc tết gà, khẳng định không có chuyện gì tốt.
Mạc Hàm không biết bà ta đang muốn giở trò gì, không dám tuỳ tiện nhận phong bao.
Mẹ kế ngồi lại một hồi, sau đó dò hỏi: "Năm nay Hàm Hàm bao nhiêu tuổi?"
Mạc Hàm đáp: "Hai mươi."
"À... Cũng không còn nhỏ nữa rồi."
Mẹ kế chậm rãi nói: "Chỉ khoảng hai năm nữa thôi con cũng đến tuổi lấy chồng rồi đúng không? Con nhìn xem, ba con muốn tổ chức hôn lễ cho Tiểu Vũ thì phải tốn không ít tiền, sau này đến lượt con, lại tốn thêm một khoản không nhỏ nữa, cái này..."
Mạc Hàm mặt không đổi sắc, nói: "Chuyện này bà không cần phải quan tâm, tôi sẽ tự chuẩn bị đồ cưới cho mình, không lấy một xu nào của nhà."
"Không không không, ý của dì không phải như thế." Mẹ kế vội vã xua tay, giải thích: "Dì gả cho ba con, con với Tiểu Vũ vốn chính là người một nhà, nếu như hai con kết hôn, chính là thân lại càng thêm thân. Chúng ta có thể miễn được những thứ lễ vật đám hỏi đồ cưới kia, dùng khoản tiền đó để tổ chức một hôn lễ thật hoành tráng, như thế không phải sẽ vẹn cả đôi đường sao?"
Mạc Hàm không tin được trợn mắt nhìn bà ta: "Bà muốn tôi gả cho con trai bà?"
Mẹ kế gật đầu một cái, càng nói càng đắc ý: "Con với Tiểu Vũ tuổi tác không chênh lệch lắm, lại chẳng có quan hệ máu mủ gì, tại sao lại không thể ở cùng một chỗ chứ? Chẳng phải như thế thì nước phù sa không chảy ruộng ngoài..."
Mạc Hàm tức giận, không đợi bà ta nói xong đã cầm phong bao đập mạnh vào mặt bà ta: "Bà về mà nằm mơ đi!"
Hết chương 41.
Tác giả có lời muốn nói: Không nên quá lo sợ, lần này chẳng qua chỉ là một thử nghiệm nho nhỏ thôi...
Lời của Bê Ba: Edit chương này cực muốn chết, toàn mấy câu văn vẻ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook