Chỉ Là Anh Giấu Đi
-
Chương 40
“Anh Hai, nó ra kìa.” Một gã ngồi ở ghế phụ đằng trước khẽ nói.
Gần mười người đang ngồi trên chiếc Toyota mười sáu chỗ màu trắng, ai nấy đều cầm sẵn hung khí trên tay. Sau khi điều tra thám thính, anh Hai biết kẻ chủ mưu chặn đánh đàn em của anh là tên Tam, đại ca bảo kê khu vực quanh vũ trường X.
Được tin báo hắn đang ở club Z cùng với nhiều đàn em, anh Hai bí mật đậu xe bên ngoài để chờ đợi. Nghe đàn em bảo nó ra, anh Hai ngồi sau ghế phụ liền chồm tới quan sát. Gã Tam cùng với sáu, bảy thằng đàn em của mình đang đứng trước club trò chuyện, nhìn mấy ả đào ăn mặc hở hang, ông ngầm đoán bọn chúng sẽ tìm nơi nào đó để “bay” tiếp.
“Đi.” Anh Hai ra lệnh.
Gã đàn em lái xe liền nổ máy chạy tới và không quên nháy đèn báo hiệu. Tất nhiên phía bên kia, một chiếc xe mười sáu chỗ khác cũng bắt đầu nhích bánh. Không khí của đêm khuya mùa đông vốn đã lạnh và từng gương mặt trên xe càng khiến nó lạnh thêm.
Một tên đàn em của gã Tam đang đứng chà hai bàn tay với nhau, thì vô tình thấy chiếc xe khả nghi ở phía bên kia đường đang lao về phía mình. Có điều trong lúc y chưa kịp lên tiếng, thì chiếc còn lại đã phanh đứng lại ngay trước mặt. Cửa xe được kéo ra và hàng loạt tên liền tuôn xuống.
Tý là người đầu tiên nhảy ra khỏi xe và táng thẳng thanh “tuýp” vào đầu tên trước mặt. Không khí bắt đầu hoảng loạn và những ả đào bắt đầu hét toáng lên. Chiếc xe từ bên kia đường phóng qua và hàng loạt đàn em khác của anh Hai cũng ào xuống.
Bị truy sát quá bất ngờ, tên Tam cùng nhiều đàn em theo phản xạ, mà chạy ngược lại vào bên trong. Cả bọn hy vọng quán bar sẽ giúp mình thoát chết, hoặc hơn hết là tránh được những nhát chém đang cận kề ở phía sau. Có điều không như những gì bọn chúng nghĩ, anh Hai đã dự tính và bí mật sai đàn em trà trộn vào trong quán bar từ trước. Mục đích duy nhất chỉ để khóa trái cửa lại khi nghe lệnh qua điện thoại.
Gã Tam định thoái chạy vào bên trong nhưng khi biết đã bị khóa cửa, gã liền nhanh trí tuôn chạy về hướng khác. Thấy một tên đang vung tuýp tới, gã liền chắp thằng đàn em bên cạnh đẩy sang chịu đòn thay.
“Cháy nhà mới lòi ra mặt chuột”, có điều khi tên đàn em đó nhận ra sự bán đứng và hèn nhát của người từng làm đại ca mình, thì có lẽ là đã quá muộn.
Gã Tam tiếp tục đẩy một tên đàn em khác để tuôn chạy, vì hắn ta ngán đường của gã. Duy Thanh xuống xe sau những người anh em của mình, thấy gã Tam đang thoái chạy, anh liền đuổi theo. Có điều chỉ được một vài bước thì anh thấy gã Tam đã bị phang cho mấy gậy.
Mọi người sau đó lên xe và rút nhanh khỏi hiện trường. Trên đường ra khu ngoại ô phía tây thành phố, xe chở Duy Thanh và anh Hai rẽ vào một đoạn đường vắng để thay biển số và các logo dán trên xe. Chiếc còn lại thì chạy về phía đông và cũng làm các thao tác tương tự như vậy.
“Chú mày không sao chứ?” Anh Hai thấy trên mặt Duy Thanh vấy một ít máu.
Duy Thanh thật sự muốn nghiêm túc nhưng cũng phải bật cười. “Em thề là em chưa đụng được ai luôn ấy.”
“Vậy cũng tốt.” Anh Hai mỉm cười như toại nguyện.
Duy Thanh lắc đầu chả biết nói gì. Mang tiếng đi đánh nhau, mà toàn đứng nhìn người ta động thủ.
Vài ngày sau, bà Thúy Nga từ Úc trở về nước. Chuyện quán bar bị phá, tất nhiên bà đã được báo trước đó, chỉ có chuyện Duy Thanh đi trả thù là bà không biết gì. Thấy cách Duy Thanh xử lý tình huống bằng việc gọi người tới bảo vệ, bà rất là vui mừng. Vì trong suy nghĩ của bà, sau này quán bar sẽ được giao lại cho Duy Thanh quản lý. Việc anh chàng có thể đảm đương mọi việc trong lúc bà không có mặt, chứng tỏ một phần nào đó anh chàng có thừa năng lực. Nhưng vài ngày sau thì bà mới biết được sự thật mọi chuyện.
Trong lúc Duy Thanh đang chở bà đi gặp đối tác, thì anh chàng bỗng nhận được một cuộc điện thoại từ ai đó tên Nhị. Sau cuộc hội thoại, bà thấy cu cậu bỗng trở nên trầm mặc và u sầu đi. Ngầm đoán và gặng hỏi mãi thì cu cậu cũng trả lời thành thật với bà.
Sau khi anh Hai đánh cho tên Tam nhập viện, thì vài ngày sau, anh Hai đã bị trả thù. Người hạ sát lén anh Hai, không ai khác chính là “Lão Đại” của tên Tam. Nhập viện cấp cứu với nhiều nhát đâm trên người, anh Hai sau đó may mắn thoát qua được cơn nguy kịch. Đàn em của anh Hai thấy vậy liền tức tốc đi trả thù, có điều tên “Lão Đại” quá cáo già và mọi người đã bị cảnh sát phục kích tóm gọn ngay trên đường đi. Số khác thì nhập trại với nhiều tội danh khác.
Xin phép bà Thúy Nga về sớm, Duy Thanh liền đánh xe tới thẳng bệnh viện để thăm hỏi tình hình của anh Hai. Bước vào phòng cấp cứu với mùi “khử trùng” nồng nặc, Duy Thanh càng khó thở hơn khi thấy anh Hai đang “thở oxi” với đôi mắt nhắm khít.
“Tất cả là tại mày.” Đó là những lời đay nghiến từ một số đàn em của anh Hai dành cho anh.
Hóa ra, sau khi ra tù, anh Hai đã quyết định mai danh ẩn tích, gác kiếm giang hồ. Chính vì vậy, những “bọn nhóc” trước đây đã nghiễm nhiên lên mặt và chiếm cứ luôn nhiều địa bàn. Trong đó, Lão Đại là một trong những đối thủ trước kia của anh Hai, giờ trở thành “trùm” lớn.
Vì Duy Thanh, anh Hai miễn cưỡng phải trở lại con đường xưa mà ông đã từ bỏ. Kết cục và hậu quả hiện tại là điều không đáng xảy ra đối với ông. Giờ đại ca thì đang cấp cứu, những đàn em khác thì chuẩn bị vào “xó” để ngồi. Duy Thanh đứng nhìn mọi việc xảy ra mà không khỏi tức giận.
Với thời gian được anh Hai dẫn dắt, cộng với bản năng sinh ra để trở thành “ông trùm”, Duy Thanh sẽ trả thù, có điều không phải là trong giai đoạn “bỏng lửa” này. Bất chấp bị chửi mắng, anh vẫn khuyên những anh em khác nên bình tĩnh “án binh”. Một số cảm thấy hợp lý nên nghe theo, số khác thì liếc mắt, văng tục rồi rời đi, mà không thèm đếm xỉa đến lời “tham mưu” của một thằng nhóc mới lớn.
“Nhị.” Duy Thanh nói như ra lệnh. “Em với mọi người bí mật theo dõi bọn nó cho anh.” Phong thái của anh chả khác gì một tên trùm thực thụ. “Bọn nó ở đâu. Có bao nhiêu người. Ăn chỗ nào. Dậy mấy giờ. Thậm chí là đi phân màu gì. Anh đều muốn biết tất cả.” Nói xong anh bước đi.
Nhị với Tý nhìn nhau ngạc nhiên rồi đáp. “Dạ anh.”
Ngày hôm sau, bà Thúy Nga vừa lên xe thì đã hỏi Duy Thanh về tình hình “cái người” đang nằm viện. Tất nhiên là anh sợ bà lo lắng nên chỉ nói bị thương nhẹ. Điều bây giờ quan trọng với anh là sự “an nguy” của bà. Vì theo lẽ đơn thuần, sau khi “thịt” xong anh Hai, thì trước sau gì bọn chúng cũng tìm đến kẻ “đầu têu” gây ra mọi chuyện.
Tới công ty, bà Thúy Nga vừa bước ra xe thì liền hốt hoảng. “Có người theo dõi con kìa.” Bà nói lại Duy Thanh để tìm cách xử lý.
Anh nhìn bốn thằng em của mình đi trên hai chiếc xe máy. “Bọn em con đi theo bảo vệ đó cô.” Anh khẽ cười vì thấy bà Thúy Nga ngày càng tinh ý và nhạy bén hơn.
“Ủa vậy hả.” Bà cảm thấy hết hồn.
Thật ra thì bọn chúng có theo dõi, nhưng vì thấy có người đi theo bảo vệ nên đành rút lui. Tiếp cận bà không được, bọn chúng liền tìm cách khác, trong đó có việc “khủng bố tinh thần” hèn hạ.
Đầu tiên là rác thải, bọn chúng lần mò ra được nhà riêng và địa chỉ công ty của bà một cách dễ dàng. Những bịch rác sau đó được quăng đầy trong sân, hay trước công ty đến nhiều không xuể. Vì ném lén vào đêm khuya, cộng với sự bịt mặt nên camera không thu được gì nhiều.
Kế tiếp là đến sơn, bọn chúng không những xịt vẽ đầy ngoài cửa, mà còn viết nhiều lời “tục tĩu” lên trên tường. Nếu vụ rác thải không được nhiều người chú ý đến, thì vụ sơn lại khiến nhiều người bàn tán xôn xao, mà ác rằng, trong đó lại có “cánh” báo chí.
Vì những chuyện này xảy ra, bà Thúy Nga một lần nữa nhờ vả tới sự cứu giúp của “người thân”. Riêng Duy Thanh, vì thấy tình hình nguy hiểm nên anh liền dọn tới nhà bà Thúy Nga ở lại để nhằm bảo vệ. Mặt khác, anh đôn thúc anh em cần phải hoàn thành công việc nhanh hơn.
“Con nghĩ việc này có khi không phải do bọn chúng làm.” Duy Thanh ngồi ở phòng khách nhìn bà Thúy Nga. Anh không nghĩ chuyện này do “Lão Đại” chỉ đạo.
“Sao con biết?” Bà thắc mắc.
Anh nhún vai. “Con có linh cảm như vậy.” Anh nói. “Vì cô nghĩ đi. Mắc gì bọn chúng phải đi gây sự chú ý cho cảnh sát dòm ngó.” Hạ sát như kiểu anh Hai không phải hay hơn sao.
“Thế con nghĩ ai?” Bà thấy cũng hợp lý.
Anh đang dựa lưng ra sau ghế, thì liền chồm người tới phía trước. “Bạn cô.”
“Bạn cô?” Bà lặp lại một lần nữa như thế không tin.
Duy Thanh gật đầu. “Bộ cô không nghĩ đến người bạn ở vũ trường X sao?” Anh nói. “Bị cô chơi một vố đến mức phải đóng cửa vũ trường.”
Bà Thúy Nga trầm ngâm. “Cũng có thể.” Bà nhìn Duy Thanh. “Để cô gặp bà ấy nói chuyện cho ra lẽ.”
“Không được.” Anh phản ứng ngay. “Tình huống này mà cô đi gặp bà ta thì chỉ càng làm cho mọi chuyện xấu thêm hơn thôi.” Chẳng lẽ bà ta lại đi thừa nhận là do mình làm. Anh thấy hình như lo lắng đã làm cho bà Thúy Nga mất đi sự phân định nhạy bén của mình.
“Thế bây giờ cô phải làm gì?” Bà nhăn nhó. “Chẳng lẽ cứ ngồi nhìn bà ta phá mình như vậy sao?”
Anh ân cần khuyên nhủ. “Ý con không phải vậy. Nhưng đây cũng chỉ là sự phỏng đoán của con mà thôi. Đâu có bằng chứng hoặc cái gì chắc chắn để buộc tội bà ta được. Con đang nhờ mấy anh em giải quyết nên cô đừng có lo quá.”
Bây giờ mà manh động đi trả thù thì có khác gì xỏ trước một tay vào còng. Trong lúc đôi bên đang mâu thuẫn và cảnh sát đang chú ý, mọi hành động không đúng đều có thể bị liệt vào vòng nghi vấn. Tất nhiên khi đối phương gặp phải chuyện gì đó, dù làm hay không thì mọi người vẫn ngay lập tức trở thành đối tượng tình nghi.
Bà Thúy Nga bấm bụng nghe theo lời khuyên của Duy Thanh, mà không đả động đến “mụ” bạn cũ của mình. Có điều “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, chuyện lần này, nó quá sức tưởng tượng của bà và cũng phá luôn đi cái lằn ranh “hòa bình” vốn dĩ đang rất mỏng manh này.
“Cô không cần biết ai làm.” Bà Thúy Nga hét lớn ra lệnh. “Con phải tìm ra nó và đánh chết nó cho cô.” Bà trợn mắt. “Cô sẽ chịu mọi chuyện.”
Một vài phụ nữ khi tức điên lên thì thường không suy nghĩ, Duy Thanh nghĩ vậy. “Dạ.” Anh đáp cho vừa lòng bà Thúy Nga và anh hy vọng khi bà hết giận, bà sẽ nghĩ kỹ lại.
Mà thật sự thì chuyện vừa rồi bọn chúng làm, nó cũng khiến anh phải bàng hoàng. Anh không biết là “Lão Đại” làm, hay “mụ bạn” đó thực hiện, chỉ là con chó “becgie” yêu quý của bà Thúy Nga bị đâm chết. Anh nghĩ không đơn giản như vậy, con becgie này vốn rất to và thông minh, nên ngu gì hung thủ sẽ “giáp chiến” theo kiểu trực diện.
Do vậy, anh ngầm đoán rất có thể là bọn chúng sẽ “đánh thuốc” trước con chó. Sau đó lẻn trèo vào nhà, thấy cửa đóng chặt kín nên bực mình quay sang giết con chó. Hoặc cũng có thể ngay từ đầu con chó đã là mục tiêu, và bọn chúng muốn gởi “lời chào” tới chủ nhân của nó.
Duy Thanh hiểu vì sao bà Thúy Nga lại nổi điên lên khi thấy con becgie nằm trên vũng máu. Nhưng cái điều mà bây giờ anh lo nhất, đó chính là bọn chúng dám cả gan đột nhập vào biệt thự như vậy, thì liệu bao lâu nữa bọn chúng sẽ tìm tới gõ cửa phòng bà Thúy Nga.
Dần dần rồi anh vô thức bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực từ khi nào không hay. Dù muốn hay không thì giống như những gì má Ba từng nói, anh rất dễ bị lung lạc bởi hoàn cảnh. Và cũng giống như bà Thúy Nga, người trước đây từng nói với anh, đừng bao giờ dính líu tới xã hội đen, vì một ngày nào đó anh sẽ trả giá cho những việc mình làm. Một khi anh đã bước vào con đường bạo lực đó rồi, sau này muốn bước chân ra sẽ rất khó. Đó cũng chính là lý do vì sao bà có đủ điều kiện, cũng như đủ sức để tạo thế lực cho mình, nhưng bà vẫn nói “không”. Vậy mà giờ khi bị rơi vào hoàn cảnh như vậy, bị dồn vào thế đường cùng, thì bà lại ra lệnh và mở cửa chào đón những gì mình từng cấm cản.
Duy Thanh tất nhiên không phải ưa thích bạo lực, tất cả những gì anh làm bây giờ chỉ là muốn bảo vệ “người mẹ thứ hai”, người từng nuôi nấng và giúp đỡ, không những anh, mà còn rất nhiều anh chị em khác.
Tất nhiên, anh chỉ làm những gì mình cho là đúng ngay vào cái thời điểm đó. Vậy thì anh lung lạc ở chỗ nào. Sau này thì anh mới nhận ra, anh lung lạc ngay chính tại cái chỗ anh tự cho mình là đúng. Vì đúng sai không phải là chuyện anh có thể tự nói, mà là dựa vào hành động của anh làm.
Trong cuộc sống cũng như vậy, khi bình thường, ta có thể dễ dàng phân định đúng sai, tốt xấu, mà càng dễ hơn, khi ta phân định về người khác. Đến khi xảy ra chuyện, hay gặp phải một sự cố nào đó ảnh hưởng đến lợi ích của chính bản thân, thì liệu ta có giữ được chánh kiến của mình và phân định rõ trắng đen.
Đúng sai, tốt xấu, nó thể hiện rõ nhất vào cái quyết định ta sẽ làm gì để đối phó với khó khăn hay trở ngại, và bản tính của con người cũng sẽ được bộc lộ rõ nhất vào lúc đó.
Duy Thanh cũng thế, anh vẫn còn nhiều cách khác để giải quyết chuyện này và nếu như anh lựa chọn một con đường khác nói “không” với bạo lực, thì có lẽ sau này khi nghĩ lại, anh sẽ không hối hận về những chuyện năm xưa.
“Sao rồi con?” Bà Thúy Nga ngồi sau xe nhìn lên hỏi.
Duy Thanh nghĩ đã qua vài ngày rồi và bà vẫn giữ quyết định như vậy, chứng tỏ hoặc là bà vẫn còn giận, hoặc là bà muốn làm thật. “Dạ, tụi em con đang chờ thời điểm thích hợp.”
Anh nghĩ nói vậy sẽ hay, chứ nếu anh nói đang theo dõi thì chắc chắn anh sẽ bị mắng ngay. Vì “đang chờ thời điểm thích hợp” nghĩa là đã xác định được mục tiêu và sẵn sàng thực hiện. Còn “đang theo dõi” nghĩa là mọi chuyện vẫn chưa được tiến hành.
“Tụi nó cứ ở bên mình hoài vậy, thì thời gian đâu ra mà làm chuyện kia.” Ý bà Thúy Nga ám chỉ việc Nhị, với Tý cứ kè cặp bên cạnh bảo vệ, thì làm sao đi tìm bọn kia được.
Anh khẽ cười. “Anh em con đông mà cô.” Cái này thì anh nói thật. Anh Hai đã tỉnh lại và giờ giao hết lại cho anh.
Tất nhiên là anh ngỡ ngàng không chịu, nhưng anh Hai bảo giờ đang bị cảnh sát túc trực ở bên, nên không thể động đậy được gì. Những huynh đệ thân tín khác, người thì chuẩn bị vào tù, kẻ thì đang lẩn trốn, giờ anh Hai chỉ còn trông cậy tất cả vào anh.
Bà chậc lưỡi. “Hùng nó sắp về ăn Tết rồi.” Bà lo lắng con mình có thể gặp nguy hiểm.
Duy Thanh chợt “điếng” người. Té ra không như những gì anh nghĩ, bà Thúy Nga trước giờ chưa bao giờ lo lắng cho con “becgie” cả, tất là chỉ vì “con cún” của bà ở bên Úc sắp về nước. “Con biết phải làm gì.” Giờ thì anh đã hiểu vì sao bà lại phản ứng như vậy.
Duy Thanh dừng lại ở trước công ty, phía sau, một chiếc xe khác tấp theo vào lề và bốn thanh niên mặt mũi lạnh lùng bước ra ngoài. Từ khi xảy ra chuyện, Duy Thanh bảo tụi em về biệt thự ở lại với mình để bảo vệ cho nghiêm ngặt hơn. Xe dư, nên bà Thúy Nga đưa cho Nhị với Tý lái luôn cho tiện. Để “hợp thức hóa”, Nhị, Tý và mấy anh em cũng phải “sơ vin” cho nghiêm chỉnh như anh mình.
Thời gian ngày càng gần Tết, điều đó có nghĩa Mỹ Hạnh sắp về nước. Sau bao nhiêu ngày không gặp, vào những phút trống vắng, anh rất muốn biết giờ cô như thế nào, có ăn uống đầy đủ không, thật sự anh rất muốn biết. Chỉ cần thấy cô ổn, với anh như vậy là đủ rồi.
Tranh thủ đang lúc rãnh trước khi hành động, Duy Thanh xin phép về cô nhi viện để thăm các em, đồng thời ghé qua chào hỏi Mỹ Dung và thằng nhóc của mình. Tặng quà cho mấy em xong, Duy Thanh đánh ngược xe qua lại nhà Mỹ Dung, trên đường đi, đúng vào giờ tan trường nên có rất nhiều học sinh ra về.
Không muốn làm ảnh hưởng đến mấy em đang đạp xe, anh cứ chầm chậm lái xe theo sau. Nhìn các em gái mang áo dài, vừa đạp vừa trò chuyện với mấy bạn nam, những ký ức lúc xưa trong anh bỗng ùa về.
Anh cũng từng như vậy, cũng từng đạp xe đi theo Mỹ Hạnh về nhà. Những tà áo trắng, những nụ cười duyên dáng, anh chợt bật khóc khi nhớ lại ánh mắt trìu mến của cô. Quá khứ, xem ra chẳng thể quên được, khi anh cứ không ngừng dằn vặt bản thân mình hằng ngày như vậy.
Tới nhà Mỹ Hạnh, anh nhanh chóng lau nước mắt và chỉnh đốn lại một chút diện mạo. Bước ra mở cốp xe, anh xách vào nhà hai bịch quà lớn. Mỹ Dung đang ngồi trong nhà với mẹ mình, thấy anh thì liền hớn hở đứng dậy.
“Qua chơi được rồi, con cần gì mang theo nhiều quà vậy.” Bà Thùy Trang sau khi bảo Mỹ Dung mang quà đi cất thì liền nói.
Duy Thanh lúc này đang ngồi xuống bên cạnh “mẹ vợ” của mình. “Có gì đâu cô.” Anh vừa nói, vừa vút ve thằng nhóc đang ôm mình.
Bà ầm ờ. “Hạnh nó sắp về ăn Tết.”
“Dạ.” Anh gượng cười. “Con có nghe cô Nga nói.” Anh giả vờ lái sang chuyện khác. “Nhà mình năm nay không quét vôi lại hả cô?”
Bà Thùy Trang đáp. “Chú Tân đòi quét nhưng cô không cho.” Bà thấy chồng mình già rồi, trèo lên, trèo xuống nguy hiểm quá.
“Thế để con quét cho.” Anh liền gợi ý.
“Thôi.” Bà thấy làm phiền “con trai” mình như vậy là đủ rồi.
Duy Thanh xem như quyết định xong. “Để con quét cho.” Anh đưa nhóc Duy An lên cao. “Quét nhà cho Mít Thúi đón Tết.”
Gần mười người đang ngồi trên chiếc Toyota mười sáu chỗ màu trắng, ai nấy đều cầm sẵn hung khí trên tay. Sau khi điều tra thám thính, anh Hai biết kẻ chủ mưu chặn đánh đàn em của anh là tên Tam, đại ca bảo kê khu vực quanh vũ trường X.
Được tin báo hắn đang ở club Z cùng với nhiều đàn em, anh Hai bí mật đậu xe bên ngoài để chờ đợi. Nghe đàn em bảo nó ra, anh Hai ngồi sau ghế phụ liền chồm tới quan sát. Gã Tam cùng với sáu, bảy thằng đàn em của mình đang đứng trước club trò chuyện, nhìn mấy ả đào ăn mặc hở hang, ông ngầm đoán bọn chúng sẽ tìm nơi nào đó để “bay” tiếp.
“Đi.” Anh Hai ra lệnh.
Gã đàn em lái xe liền nổ máy chạy tới và không quên nháy đèn báo hiệu. Tất nhiên phía bên kia, một chiếc xe mười sáu chỗ khác cũng bắt đầu nhích bánh. Không khí của đêm khuya mùa đông vốn đã lạnh và từng gương mặt trên xe càng khiến nó lạnh thêm.
Một tên đàn em của gã Tam đang đứng chà hai bàn tay với nhau, thì vô tình thấy chiếc xe khả nghi ở phía bên kia đường đang lao về phía mình. Có điều trong lúc y chưa kịp lên tiếng, thì chiếc còn lại đã phanh đứng lại ngay trước mặt. Cửa xe được kéo ra và hàng loạt tên liền tuôn xuống.
Tý là người đầu tiên nhảy ra khỏi xe và táng thẳng thanh “tuýp” vào đầu tên trước mặt. Không khí bắt đầu hoảng loạn và những ả đào bắt đầu hét toáng lên. Chiếc xe từ bên kia đường phóng qua và hàng loạt đàn em khác của anh Hai cũng ào xuống.
Bị truy sát quá bất ngờ, tên Tam cùng nhiều đàn em theo phản xạ, mà chạy ngược lại vào bên trong. Cả bọn hy vọng quán bar sẽ giúp mình thoát chết, hoặc hơn hết là tránh được những nhát chém đang cận kề ở phía sau. Có điều không như những gì bọn chúng nghĩ, anh Hai đã dự tính và bí mật sai đàn em trà trộn vào trong quán bar từ trước. Mục đích duy nhất chỉ để khóa trái cửa lại khi nghe lệnh qua điện thoại.
Gã Tam định thoái chạy vào bên trong nhưng khi biết đã bị khóa cửa, gã liền nhanh trí tuôn chạy về hướng khác. Thấy một tên đang vung tuýp tới, gã liền chắp thằng đàn em bên cạnh đẩy sang chịu đòn thay.
“Cháy nhà mới lòi ra mặt chuột”, có điều khi tên đàn em đó nhận ra sự bán đứng và hèn nhát của người từng làm đại ca mình, thì có lẽ là đã quá muộn.
Gã Tam tiếp tục đẩy một tên đàn em khác để tuôn chạy, vì hắn ta ngán đường của gã. Duy Thanh xuống xe sau những người anh em của mình, thấy gã Tam đang thoái chạy, anh liền đuổi theo. Có điều chỉ được một vài bước thì anh thấy gã Tam đã bị phang cho mấy gậy.
Mọi người sau đó lên xe và rút nhanh khỏi hiện trường. Trên đường ra khu ngoại ô phía tây thành phố, xe chở Duy Thanh và anh Hai rẽ vào một đoạn đường vắng để thay biển số và các logo dán trên xe. Chiếc còn lại thì chạy về phía đông và cũng làm các thao tác tương tự như vậy.
“Chú mày không sao chứ?” Anh Hai thấy trên mặt Duy Thanh vấy một ít máu.
Duy Thanh thật sự muốn nghiêm túc nhưng cũng phải bật cười. “Em thề là em chưa đụng được ai luôn ấy.”
“Vậy cũng tốt.” Anh Hai mỉm cười như toại nguyện.
Duy Thanh lắc đầu chả biết nói gì. Mang tiếng đi đánh nhau, mà toàn đứng nhìn người ta động thủ.
Vài ngày sau, bà Thúy Nga từ Úc trở về nước. Chuyện quán bar bị phá, tất nhiên bà đã được báo trước đó, chỉ có chuyện Duy Thanh đi trả thù là bà không biết gì. Thấy cách Duy Thanh xử lý tình huống bằng việc gọi người tới bảo vệ, bà rất là vui mừng. Vì trong suy nghĩ của bà, sau này quán bar sẽ được giao lại cho Duy Thanh quản lý. Việc anh chàng có thể đảm đương mọi việc trong lúc bà không có mặt, chứng tỏ một phần nào đó anh chàng có thừa năng lực. Nhưng vài ngày sau thì bà mới biết được sự thật mọi chuyện.
Trong lúc Duy Thanh đang chở bà đi gặp đối tác, thì anh chàng bỗng nhận được một cuộc điện thoại từ ai đó tên Nhị. Sau cuộc hội thoại, bà thấy cu cậu bỗng trở nên trầm mặc và u sầu đi. Ngầm đoán và gặng hỏi mãi thì cu cậu cũng trả lời thành thật với bà.
Sau khi anh Hai đánh cho tên Tam nhập viện, thì vài ngày sau, anh Hai đã bị trả thù. Người hạ sát lén anh Hai, không ai khác chính là “Lão Đại” của tên Tam. Nhập viện cấp cứu với nhiều nhát đâm trên người, anh Hai sau đó may mắn thoát qua được cơn nguy kịch. Đàn em của anh Hai thấy vậy liền tức tốc đi trả thù, có điều tên “Lão Đại” quá cáo già và mọi người đã bị cảnh sát phục kích tóm gọn ngay trên đường đi. Số khác thì nhập trại với nhiều tội danh khác.
Xin phép bà Thúy Nga về sớm, Duy Thanh liền đánh xe tới thẳng bệnh viện để thăm hỏi tình hình của anh Hai. Bước vào phòng cấp cứu với mùi “khử trùng” nồng nặc, Duy Thanh càng khó thở hơn khi thấy anh Hai đang “thở oxi” với đôi mắt nhắm khít.
“Tất cả là tại mày.” Đó là những lời đay nghiến từ một số đàn em của anh Hai dành cho anh.
Hóa ra, sau khi ra tù, anh Hai đã quyết định mai danh ẩn tích, gác kiếm giang hồ. Chính vì vậy, những “bọn nhóc” trước đây đã nghiễm nhiên lên mặt và chiếm cứ luôn nhiều địa bàn. Trong đó, Lão Đại là một trong những đối thủ trước kia của anh Hai, giờ trở thành “trùm” lớn.
Vì Duy Thanh, anh Hai miễn cưỡng phải trở lại con đường xưa mà ông đã từ bỏ. Kết cục và hậu quả hiện tại là điều không đáng xảy ra đối với ông. Giờ đại ca thì đang cấp cứu, những đàn em khác thì chuẩn bị vào “xó” để ngồi. Duy Thanh đứng nhìn mọi việc xảy ra mà không khỏi tức giận.
Với thời gian được anh Hai dẫn dắt, cộng với bản năng sinh ra để trở thành “ông trùm”, Duy Thanh sẽ trả thù, có điều không phải là trong giai đoạn “bỏng lửa” này. Bất chấp bị chửi mắng, anh vẫn khuyên những anh em khác nên bình tĩnh “án binh”. Một số cảm thấy hợp lý nên nghe theo, số khác thì liếc mắt, văng tục rồi rời đi, mà không thèm đếm xỉa đến lời “tham mưu” của một thằng nhóc mới lớn.
“Nhị.” Duy Thanh nói như ra lệnh. “Em với mọi người bí mật theo dõi bọn nó cho anh.” Phong thái của anh chả khác gì một tên trùm thực thụ. “Bọn nó ở đâu. Có bao nhiêu người. Ăn chỗ nào. Dậy mấy giờ. Thậm chí là đi phân màu gì. Anh đều muốn biết tất cả.” Nói xong anh bước đi.
Nhị với Tý nhìn nhau ngạc nhiên rồi đáp. “Dạ anh.”
Ngày hôm sau, bà Thúy Nga vừa lên xe thì đã hỏi Duy Thanh về tình hình “cái người” đang nằm viện. Tất nhiên là anh sợ bà lo lắng nên chỉ nói bị thương nhẹ. Điều bây giờ quan trọng với anh là sự “an nguy” của bà. Vì theo lẽ đơn thuần, sau khi “thịt” xong anh Hai, thì trước sau gì bọn chúng cũng tìm đến kẻ “đầu têu” gây ra mọi chuyện.
Tới công ty, bà Thúy Nga vừa bước ra xe thì liền hốt hoảng. “Có người theo dõi con kìa.” Bà nói lại Duy Thanh để tìm cách xử lý.
Anh nhìn bốn thằng em của mình đi trên hai chiếc xe máy. “Bọn em con đi theo bảo vệ đó cô.” Anh khẽ cười vì thấy bà Thúy Nga ngày càng tinh ý và nhạy bén hơn.
“Ủa vậy hả.” Bà cảm thấy hết hồn.
Thật ra thì bọn chúng có theo dõi, nhưng vì thấy có người đi theo bảo vệ nên đành rút lui. Tiếp cận bà không được, bọn chúng liền tìm cách khác, trong đó có việc “khủng bố tinh thần” hèn hạ.
Đầu tiên là rác thải, bọn chúng lần mò ra được nhà riêng và địa chỉ công ty của bà một cách dễ dàng. Những bịch rác sau đó được quăng đầy trong sân, hay trước công ty đến nhiều không xuể. Vì ném lén vào đêm khuya, cộng với sự bịt mặt nên camera không thu được gì nhiều.
Kế tiếp là đến sơn, bọn chúng không những xịt vẽ đầy ngoài cửa, mà còn viết nhiều lời “tục tĩu” lên trên tường. Nếu vụ rác thải không được nhiều người chú ý đến, thì vụ sơn lại khiến nhiều người bàn tán xôn xao, mà ác rằng, trong đó lại có “cánh” báo chí.
Vì những chuyện này xảy ra, bà Thúy Nga một lần nữa nhờ vả tới sự cứu giúp của “người thân”. Riêng Duy Thanh, vì thấy tình hình nguy hiểm nên anh liền dọn tới nhà bà Thúy Nga ở lại để nhằm bảo vệ. Mặt khác, anh đôn thúc anh em cần phải hoàn thành công việc nhanh hơn.
“Con nghĩ việc này có khi không phải do bọn chúng làm.” Duy Thanh ngồi ở phòng khách nhìn bà Thúy Nga. Anh không nghĩ chuyện này do “Lão Đại” chỉ đạo.
“Sao con biết?” Bà thắc mắc.
Anh nhún vai. “Con có linh cảm như vậy.” Anh nói. “Vì cô nghĩ đi. Mắc gì bọn chúng phải đi gây sự chú ý cho cảnh sát dòm ngó.” Hạ sát như kiểu anh Hai không phải hay hơn sao.
“Thế con nghĩ ai?” Bà thấy cũng hợp lý.
Anh đang dựa lưng ra sau ghế, thì liền chồm người tới phía trước. “Bạn cô.”
“Bạn cô?” Bà lặp lại một lần nữa như thế không tin.
Duy Thanh gật đầu. “Bộ cô không nghĩ đến người bạn ở vũ trường X sao?” Anh nói. “Bị cô chơi một vố đến mức phải đóng cửa vũ trường.”
Bà Thúy Nga trầm ngâm. “Cũng có thể.” Bà nhìn Duy Thanh. “Để cô gặp bà ấy nói chuyện cho ra lẽ.”
“Không được.” Anh phản ứng ngay. “Tình huống này mà cô đi gặp bà ta thì chỉ càng làm cho mọi chuyện xấu thêm hơn thôi.” Chẳng lẽ bà ta lại đi thừa nhận là do mình làm. Anh thấy hình như lo lắng đã làm cho bà Thúy Nga mất đi sự phân định nhạy bén của mình.
“Thế bây giờ cô phải làm gì?” Bà nhăn nhó. “Chẳng lẽ cứ ngồi nhìn bà ta phá mình như vậy sao?”
Anh ân cần khuyên nhủ. “Ý con không phải vậy. Nhưng đây cũng chỉ là sự phỏng đoán của con mà thôi. Đâu có bằng chứng hoặc cái gì chắc chắn để buộc tội bà ta được. Con đang nhờ mấy anh em giải quyết nên cô đừng có lo quá.”
Bây giờ mà manh động đi trả thù thì có khác gì xỏ trước một tay vào còng. Trong lúc đôi bên đang mâu thuẫn và cảnh sát đang chú ý, mọi hành động không đúng đều có thể bị liệt vào vòng nghi vấn. Tất nhiên khi đối phương gặp phải chuyện gì đó, dù làm hay không thì mọi người vẫn ngay lập tức trở thành đối tượng tình nghi.
Bà Thúy Nga bấm bụng nghe theo lời khuyên của Duy Thanh, mà không đả động đến “mụ” bạn cũ của mình. Có điều “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, chuyện lần này, nó quá sức tưởng tượng của bà và cũng phá luôn đi cái lằn ranh “hòa bình” vốn dĩ đang rất mỏng manh này.
“Cô không cần biết ai làm.” Bà Thúy Nga hét lớn ra lệnh. “Con phải tìm ra nó và đánh chết nó cho cô.” Bà trợn mắt. “Cô sẽ chịu mọi chuyện.”
Một vài phụ nữ khi tức điên lên thì thường không suy nghĩ, Duy Thanh nghĩ vậy. “Dạ.” Anh đáp cho vừa lòng bà Thúy Nga và anh hy vọng khi bà hết giận, bà sẽ nghĩ kỹ lại.
Mà thật sự thì chuyện vừa rồi bọn chúng làm, nó cũng khiến anh phải bàng hoàng. Anh không biết là “Lão Đại” làm, hay “mụ bạn” đó thực hiện, chỉ là con chó “becgie” yêu quý của bà Thúy Nga bị đâm chết. Anh nghĩ không đơn giản như vậy, con becgie này vốn rất to và thông minh, nên ngu gì hung thủ sẽ “giáp chiến” theo kiểu trực diện.
Do vậy, anh ngầm đoán rất có thể là bọn chúng sẽ “đánh thuốc” trước con chó. Sau đó lẻn trèo vào nhà, thấy cửa đóng chặt kín nên bực mình quay sang giết con chó. Hoặc cũng có thể ngay từ đầu con chó đã là mục tiêu, và bọn chúng muốn gởi “lời chào” tới chủ nhân của nó.
Duy Thanh hiểu vì sao bà Thúy Nga lại nổi điên lên khi thấy con becgie nằm trên vũng máu. Nhưng cái điều mà bây giờ anh lo nhất, đó chính là bọn chúng dám cả gan đột nhập vào biệt thự như vậy, thì liệu bao lâu nữa bọn chúng sẽ tìm tới gõ cửa phòng bà Thúy Nga.
Dần dần rồi anh vô thức bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực từ khi nào không hay. Dù muốn hay không thì giống như những gì má Ba từng nói, anh rất dễ bị lung lạc bởi hoàn cảnh. Và cũng giống như bà Thúy Nga, người trước đây từng nói với anh, đừng bao giờ dính líu tới xã hội đen, vì một ngày nào đó anh sẽ trả giá cho những việc mình làm. Một khi anh đã bước vào con đường bạo lực đó rồi, sau này muốn bước chân ra sẽ rất khó. Đó cũng chính là lý do vì sao bà có đủ điều kiện, cũng như đủ sức để tạo thế lực cho mình, nhưng bà vẫn nói “không”. Vậy mà giờ khi bị rơi vào hoàn cảnh như vậy, bị dồn vào thế đường cùng, thì bà lại ra lệnh và mở cửa chào đón những gì mình từng cấm cản.
Duy Thanh tất nhiên không phải ưa thích bạo lực, tất cả những gì anh làm bây giờ chỉ là muốn bảo vệ “người mẹ thứ hai”, người từng nuôi nấng và giúp đỡ, không những anh, mà còn rất nhiều anh chị em khác.
Tất nhiên, anh chỉ làm những gì mình cho là đúng ngay vào cái thời điểm đó. Vậy thì anh lung lạc ở chỗ nào. Sau này thì anh mới nhận ra, anh lung lạc ngay chính tại cái chỗ anh tự cho mình là đúng. Vì đúng sai không phải là chuyện anh có thể tự nói, mà là dựa vào hành động của anh làm.
Trong cuộc sống cũng như vậy, khi bình thường, ta có thể dễ dàng phân định đúng sai, tốt xấu, mà càng dễ hơn, khi ta phân định về người khác. Đến khi xảy ra chuyện, hay gặp phải một sự cố nào đó ảnh hưởng đến lợi ích của chính bản thân, thì liệu ta có giữ được chánh kiến của mình và phân định rõ trắng đen.
Đúng sai, tốt xấu, nó thể hiện rõ nhất vào cái quyết định ta sẽ làm gì để đối phó với khó khăn hay trở ngại, và bản tính của con người cũng sẽ được bộc lộ rõ nhất vào lúc đó.
Duy Thanh cũng thế, anh vẫn còn nhiều cách khác để giải quyết chuyện này và nếu như anh lựa chọn một con đường khác nói “không” với bạo lực, thì có lẽ sau này khi nghĩ lại, anh sẽ không hối hận về những chuyện năm xưa.
“Sao rồi con?” Bà Thúy Nga ngồi sau xe nhìn lên hỏi.
Duy Thanh nghĩ đã qua vài ngày rồi và bà vẫn giữ quyết định như vậy, chứng tỏ hoặc là bà vẫn còn giận, hoặc là bà muốn làm thật. “Dạ, tụi em con đang chờ thời điểm thích hợp.”
Anh nghĩ nói vậy sẽ hay, chứ nếu anh nói đang theo dõi thì chắc chắn anh sẽ bị mắng ngay. Vì “đang chờ thời điểm thích hợp” nghĩa là đã xác định được mục tiêu và sẵn sàng thực hiện. Còn “đang theo dõi” nghĩa là mọi chuyện vẫn chưa được tiến hành.
“Tụi nó cứ ở bên mình hoài vậy, thì thời gian đâu ra mà làm chuyện kia.” Ý bà Thúy Nga ám chỉ việc Nhị, với Tý cứ kè cặp bên cạnh bảo vệ, thì làm sao đi tìm bọn kia được.
Anh khẽ cười. “Anh em con đông mà cô.” Cái này thì anh nói thật. Anh Hai đã tỉnh lại và giờ giao hết lại cho anh.
Tất nhiên là anh ngỡ ngàng không chịu, nhưng anh Hai bảo giờ đang bị cảnh sát túc trực ở bên, nên không thể động đậy được gì. Những huynh đệ thân tín khác, người thì chuẩn bị vào tù, kẻ thì đang lẩn trốn, giờ anh Hai chỉ còn trông cậy tất cả vào anh.
Bà chậc lưỡi. “Hùng nó sắp về ăn Tết rồi.” Bà lo lắng con mình có thể gặp nguy hiểm.
Duy Thanh chợt “điếng” người. Té ra không như những gì anh nghĩ, bà Thúy Nga trước giờ chưa bao giờ lo lắng cho con “becgie” cả, tất là chỉ vì “con cún” của bà ở bên Úc sắp về nước. “Con biết phải làm gì.” Giờ thì anh đã hiểu vì sao bà lại phản ứng như vậy.
Duy Thanh dừng lại ở trước công ty, phía sau, một chiếc xe khác tấp theo vào lề và bốn thanh niên mặt mũi lạnh lùng bước ra ngoài. Từ khi xảy ra chuyện, Duy Thanh bảo tụi em về biệt thự ở lại với mình để bảo vệ cho nghiêm ngặt hơn. Xe dư, nên bà Thúy Nga đưa cho Nhị với Tý lái luôn cho tiện. Để “hợp thức hóa”, Nhị, Tý và mấy anh em cũng phải “sơ vin” cho nghiêm chỉnh như anh mình.
Thời gian ngày càng gần Tết, điều đó có nghĩa Mỹ Hạnh sắp về nước. Sau bao nhiêu ngày không gặp, vào những phút trống vắng, anh rất muốn biết giờ cô như thế nào, có ăn uống đầy đủ không, thật sự anh rất muốn biết. Chỉ cần thấy cô ổn, với anh như vậy là đủ rồi.
Tranh thủ đang lúc rãnh trước khi hành động, Duy Thanh xin phép về cô nhi viện để thăm các em, đồng thời ghé qua chào hỏi Mỹ Dung và thằng nhóc của mình. Tặng quà cho mấy em xong, Duy Thanh đánh ngược xe qua lại nhà Mỹ Dung, trên đường đi, đúng vào giờ tan trường nên có rất nhiều học sinh ra về.
Không muốn làm ảnh hưởng đến mấy em đang đạp xe, anh cứ chầm chậm lái xe theo sau. Nhìn các em gái mang áo dài, vừa đạp vừa trò chuyện với mấy bạn nam, những ký ức lúc xưa trong anh bỗng ùa về.
Anh cũng từng như vậy, cũng từng đạp xe đi theo Mỹ Hạnh về nhà. Những tà áo trắng, những nụ cười duyên dáng, anh chợt bật khóc khi nhớ lại ánh mắt trìu mến của cô. Quá khứ, xem ra chẳng thể quên được, khi anh cứ không ngừng dằn vặt bản thân mình hằng ngày như vậy.
Tới nhà Mỹ Hạnh, anh nhanh chóng lau nước mắt và chỉnh đốn lại một chút diện mạo. Bước ra mở cốp xe, anh xách vào nhà hai bịch quà lớn. Mỹ Dung đang ngồi trong nhà với mẹ mình, thấy anh thì liền hớn hở đứng dậy.
“Qua chơi được rồi, con cần gì mang theo nhiều quà vậy.” Bà Thùy Trang sau khi bảo Mỹ Dung mang quà đi cất thì liền nói.
Duy Thanh lúc này đang ngồi xuống bên cạnh “mẹ vợ” của mình. “Có gì đâu cô.” Anh vừa nói, vừa vút ve thằng nhóc đang ôm mình.
Bà ầm ờ. “Hạnh nó sắp về ăn Tết.”
“Dạ.” Anh gượng cười. “Con có nghe cô Nga nói.” Anh giả vờ lái sang chuyện khác. “Nhà mình năm nay không quét vôi lại hả cô?”
Bà Thùy Trang đáp. “Chú Tân đòi quét nhưng cô không cho.” Bà thấy chồng mình già rồi, trèo lên, trèo xuống nguy hiểm quá.
“Thế để con quét cho.” Anh liền gợi ý.
“Thôi.” Bà thấy làm phiền “con trai” mình như vậy là đủ rồi.
Duy Thanh xem như quyết định xong. “Để con quét cho.” Anh đưa nhóc Duy An lên cao. “Quét nhà cho Mít Thúi đón Tết.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook