Chỉ Là Anh Giấu Đi
-
Chương 1
“Mọi việc xảy ra trên đời đều do duyên số cả”, đó chính là câu nói của má Ba, mà phải đến sau này, Duy Thanh mới hiểu và chiêm nghiệm được ý nghĩa của nó. Tất nhiên đó là Duy Thanh của sau này, còn bây giờ thì Duy Thanh mới sáu tuổi và chuẩn bị bước vào lớp một.
Mấy anh chị thường bảo, bảy tuổi sẽ học lớp một, nhưng Duy Thanh không hiểu vì sao mình mới sáu tuổi lại đi học. Ngồi một mình trước hiên phòng của má Ba, chống cằm suy nghĩ, Duy Thanh thắc mắc có phải mấy anh chị không thương anh nữa, nên cho anh đi học sớm hay không. Hay là do anh chưa ngoan nên mới bị bắt đi học. Hoặc chắc chắn là do anh đếm nhầm rồi. Thế là Duy Thanh xòe mười ngón tay của mình ra, đếm đi, đếm lại và thấy đúng thật là anh mới sáu tuổi.
Vì sao sáu tuổi lại đi học, Duy Thanh chả thích. Anh không thích đi học một chút nào, bởi vì khi đi học, anh không thể ở bên cạnh má Ba nữa. Anh không muốn, vô cùng không muốn. Thậm chí khi anh nghe được mình phải đi học, lúc nhổ răng xong, anh đã đem chiếc răng về nhà. Người ta bảo, răng ở hàm dưới thì ném lên mái nhà. Răng ở hàm trên thì ném xuống dưới gầm giường. Thế là anh cầm chiếc răng ném lên mái nhà và ước rằng mình sẽ không bao giờ phải đi học.
Mấy anh chị bảo, mỗi cái răng ném đi thì anh sẽ được một điều ước. Anh không biết có khi nào nhiều răng quá nên mấy ông tiên, bà tiên bỏ quên cái răng của anh không. Chắc răng anh nhỏ quá nên họ không thấy cũng có khi. Cứ vậy, anh ngồi suy nghĩ mãi mà vẫn không hiểu. Sau này khi lớn lên anh mới biết rằng, hóa ra là mấy anh chị nói xạo với mình.
Má Ba đi về phòng, thấy cục cưng của mình đăm chiêu chả khác gì ông cụ non, má phải bật cười. “Sao vậy con?” Má ngồi xuống hôn lên đầu cu cậu.
“Má.” Duy Thanh quay lại và ôm chằm lấy má Ba.
“Sao con buồn vậy? Mấy anh chị ăn hiếp con hả?” Má Ba vút ve tấm lưng của cu cậu.
Duy Thanh đứng dậy vùi mặt vào cổ của má. “Con không thích đi học.”
“Sao con lại không thích đi học? Đi học vui mà.” Má Ba cảm thấy sự ngô nghê của Duy Thanh chả khác gì mình hồi nhỏ.
Duy Thanh nói. “Con thích ở nhà với má.”
Má Ba đẩy Duy Thanh ra và bếu má cu cậu. “Con đi học xong thì về nhà chơi với má.” Bà vuốt đầu của Duy Thanh. “Đi học vui lắm nè. Con sẽ được gặp nhiều bạn mới, và cả thầy cô mới nữa.” Thật ra chữ “nè” chính là chữ “này”, nhưng do má Ba nói theo chất giọng địa phương nên như vậy.
Duy Thanh ngước đôi mắt sáng long lanh và đen nhánh của mình lên nhìn má Ba. “Con chỉ thích ở nhà với má thôi.”
Má Ba thật sự thấy cặp mắt của Duy Thanh rất đẹp. Bà hôn nhẹ lên trán cu cậu. “Con có thương má không?”
“Có.” Duy Thanh khẳng định. “Con thương má nhất trên đời.” Cậu đưa hai tay lên bếu cặp má của bà.
Má Ba khẽ cười. “Nếu con thương má thì con phải đi học, như vậy má mới vui, má mới không buồn.”
Duy Thanh nhíu cặp mày lại ngẫm nghĩ giây lát. “Vậy con sẽ đi học.” Anh thương má nên anh sẽ đi học.
Má Ba hôn “chụt chụt” lên mặt Duy Thanh. “Ngốc lắm, ngốc lắm.” Má Ba đứng dậy. “Thôi vào phòng, má lấy bánh cho con ăn ha.”
“Dạ.” Duy Thanh mừng quýnh lên.
Trước giờ anh thương má nhất trên đời. Má là người đã dạy cho anh học và đọc truyện cho anh nghe. Không như những anh chị em khác, Duy Thanh đã sớm biết mình được má Ba nhận về nuôi. Và cũng không như các anh chị em, anh không bao giờ hỏi ba mẹ mình là ai. Má nhận nuôi mọi người bằng cách nào, hay tại sao ba mẹ lại bỏ rơi tụi anh. Duy Thanh không muốn hỏi những câu đó, bởi đơn giản anh thương má Ba, anh chỉ cần má Ba thôi, anh không cần ai hết. Anh chỉ muốn má Ba là má của mình và anh là con của má Ba.
Thật ra trong một buổi sáng sớm, một buổi sáng như mọi buổi sáng khác, má Ba đang tụng kinh trong phòng thì chợt nghe thấy tiếng khóc của trẻ con. Tiếng khóc khiến bà nhận ra đây không phải là tiếng khóc của những đứa con của mình. Linh tính có chuyện gì đó, bà nhanh chóng rời khỏi phòng và đi ra cổng, nơi tiếng khóc ngày càng lớn hơn.
Đúng như bà nghĩ, một em bé đang nằm òa khóc trong một cái rổ tre, cái rổ mà từ ngữ dân địa phương của nơi bà ở, hay gọi là cái “trẹt”. Mặc dù trời còn tối nhưng bà lại thấy em bé “sáng trưng”. Sợ em bé bị lạm gió và sương lạnh, nên bà nhanh chóng bế lên. Bà vừa vút ve, vừa đảo mắt nhìn xung quanh nhưng chả thấy ai.
Đem em bé vào lại trong phòng, bà để bé nằm trên giường và đi tìm áo quần với khăn mới để thay. Thay quần áo xong, lúc này thì bà đã biết em bé là con trai. Vừa vút ve, bà vừa bồng cu cậu sang phòng kế bên để kêu nhóc Ngọc Minh dậy pha sữa.
Ngọc Minh cũng là cô nhóc bị ba mẹ bỏ rơi ở cô nhi viện của bà. Sau khi lớn lên, Ngọc Minh là một trong những người tình nguyện ở lại phụ bà nuôi các em cùng hoàn cảnh với mình. Ngọc Minh và những anh chị em khác, chính là anh chị mà Duy Thanh nhắc đến.
Một lúc sau khi trời sáng, lúc này cu cậu đã ngủ ngon giấc, má Ba mới chạy ra đồn công an và trình báo theo thủ tục như xưa nay. Rồi cũng như mọi sự sắp đặt của duyên số, cu cậu trở thành một thành viên của cô nhi viện như bao đứa trẻ bất hạnh khác.
Má Ba nhìn cu cậu và quyết định đặt cho một cái tên rất hay, Duy Thanh. Bà muốn cu cậu luôn giữ gìn tâm hồn mình trong sáng và sống một cuộc đời thanh tao, trong sạch. Nhưng có lẽ của như bao sự thật nghiệt ngã khác, đôi khi cái tên và cuộc đời luôn trái ngược lại hoàn toàn với nhau.
Trở lại với Duy Thanh, trời bắt đầu sáng, một ngày mới lại bắt đầu và cũng là lúc cu cậu phải tới trường. Bật dậy dụi mắt, Duy Thanh cuốn mùng lên, xếp chăn mền lại cho ngăn nắp, một việc mà ngay từ lúc nhỏ, các anh chị đã hướng dẫn cho mỗi người phải làm.
Phòng của Duy Thanh là một căn phòng tập thể với nhiều anh chị em khác. Khi còn nhỏ, tất cả sẽ ngủ trong phòng tập thể này. Lớn lên thì sẽ được ra ngủ riêng và tất nhiên là nam sẽ ở với nam, và nữ sẽ ở cùng với nữ. Lấy khăn, bốt và kem đánh răng ở trên kệ gần cửa phòng, Duy Thanh lật đật chạy ra máy bơm nước ở ngoài sân để vệ sinh mặt mũi.
Không như những gia đình khác dùng nước thủy cục. Cô nhi viện không có nhiều tiền, nên má Ba thuê người về bắt một cái máy bơm nước để dùng cho sinh hoạt, còn nước thủy cục chỉ để dành cho ăn uống. Tất nhiên nước thủy cục không có “phèn” như nước giếng bơm.
Khu vực máy bơm này là nơi mọi người tắm rửa, giặt đồ, rửa chén, tưới tiêu và làm các công việc khác. Những anh chị và người lớn sẽ tắm trong phòng tắm. Chỗ này chỉ để anh và những anh chị em nhỏ khác tắm thôi.
Đang đánh răng thì Duy Thanh thấy má Ba, má đang cầm bộ đồ học sinh trên tay và đứng ở trước phòng nhìn anh. Biết ý, Duy Thanh liền vệ sinh mặt mũi nhanh rồi chạy về phòng cất đồ. Sau đó anh lật đật đi sang phòng má.
“Con sẽ đi học nên má đừng buồn nữa nha.” Duy Thanh muốn má vui.
Má Ba cài hàng cúc áo cuối cùng. “Ừm, má sẽ không buồn.” Bà hôn mấy cái liên tiếp lên má cu cậu. “Ngốc lắm, ngốc lắm.”
Sau khi được má Ba mang quần áo cho, Duy Thanh được má dẫn sang phòng ăn để dùng bữa sáng. Đây cũng là phòng ăn tập thể của mọi người, nơi có những chiếc bàn gỗ dài, cùng những chiếc ghế. Những anh chị khác cũng đi học, nên khi Duy Thanh bước vào thì đã thấy họ đang phụ lấy cơm.
“Con chào má. Chào má.” Những tiếng chào vang lên khi mọi người thấy má Ba bước vào.
Ăn xong, má Bá bắt đầu dẫn Duy Thanh đến trường, hôm nay là ngày nhập học của cu cậu, nói đúng hơn thì hôm nay là ngày khai giảng năm học mới. Má Ba vẫn như trước giờ, bà cặn dặn các con mình đủ điều, từ anh hai, anh ba đến chị tư, chị bảy. Mọi người dắt xe đạp ra và chào bà trước khi đi.
Trường tiểu học của Duy Thanh cách cô nhi viện không xa lắm, chỉ tầm khoảng vài trăm mét. Nhưng vì không muốn cu cậu khổ, nên má Ba mới dắt chiếc xe máy cũ của mình ra. Đặt cậu lên yên, bảo cậu ôm chặt mình, bà bắt đầu nổ máy, nhấn số và lên ga.
Xe chạy ra khỏi cổng và bon bon trên đoạn đường bê tông. Duy Thanh vừa ôm chặt má Ba, vừa quay đầu sang phải ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng của mặt hồ vào buổi sáng tinh mơ. Cái hồ nằm đối diện với cô nhi viện và Duy Thanh nhiều lần được má Ba dắt ra đây chơi. Tất nhiên là má chỉ dắt anh đi trên đồng cỏ xanh mướt và ngăn cấm anh cùng mọi người đi tới sát mặt hồ vì nguy hiểm.
Xe chạy thêm một đoạn và Duy Thanh tiếp tục ngắm nhìn hai cánh đồng lúa ở hai bên. Rồi Duy Thanh thấy những ngôi nhà nhỏ ở ven đường, so với nhà anh thì nó có chút xíu à. Duy Thanh tiếp tục lướt qua những người đi đường khác và anh thấy rất nhiều người cũng đi học như anh, vừa đạp xe, vừa trò chuyện.
“Duy Thanh à.” Má Ba nói.
“Dạ.” Duy Thanh đáp.
Má Ba khẽ cười. “Nãy giờ con có nhớ đường không?”
“Dạ nhớ.” Duy Thanh hớn hở.
“Vậy từ nhà của chúng ta, má con mình phải đi như thế nào?” Má Ba muốn biết trí nhớ của con mình.
Duy Thanh lục lại trí nhớ siêu phàm của mình rồi khẳng khái đáp. “Dạ má con mình đi ra khỏi nhà. Qua cái hồ lớn ơi là lớn. Rồi má con mình rẽ phải. Sau đó đi qua cánh đồng dài thật dài.”
Má Ba mỉm cười. “Duy Thanh cầm bút bằng tay gì nè?”
“Dạ tay phải.” Duy Thanh đáp.
Má Ba gặng hỏi. “Vậy ngược với tay phải là tay gì?”
“Dạ là tay trái.” Duy Thanh cảm thấy mình thông minh kinh khủng.
“Vậy lúc nãy má con mình rẽ tay cầm bút, hay tay không cầm bút?” Má Ba khẽ cười.
Duy Thanh nhíu mày rồi ngập ngừng đáp. “Dạ, tay không cầm bút.”
“Đúng rồi. Vậy thì má con mình rẽ trái hay rẽ phải?” Má Ba tiếp tục hỏi.
“Dạ.” Duy Thanh lúc này mới nhận ra. “Rẽ trái.”
Má Ba dừng xe lại. “Đúng rồi. Con trai má giỏi quá.” Bà đá chân chống rồi bế cu cậu xuống đất. “Tới trường của con trai má rồi.”
Duy Thanh lúc này mới đứng nhìn ngôi trường của mình. Ngôi trường cũng không to lắm như anh nghĩ. So với khu đất của nhà anh thì nó nhỏ hơn nhiều nhiều. Trên cổng trường, Duy Thanh thấy một tấm bảng màu xanh, nó cũ như cái tấm che nhà xe của nhà anh. Trên bảng có viết những hàng chữ màu trắng và anh đọc được là “trương tểu họ lan P”.
Má Ba ngồi xuống vuốt đầu của cu cậu. “Duy Thanh biết tên trường của mình chưa?”
Duy Thanh bặm môi cười. “Dạ rồi.”
“Vậy trường của Duy Thanh là trường gì?” Má Ba giả vờ hỏi.
Duy Thanh đọc đúng những gì mình nghĩ. “Dạ trường trương tểu họ lan P.” Cu cậu đọc rõ từng chữ một.
Má Ba nghe xong rồi nhìn sang cổng trường. Bà bật cười vì sự ngô nghê của cậu nhóc. “Trường của Duy Thanh là trường tiểu học làng P.” Bà chỉ tay lên cổng. “Do cái bảng bị mất chữ nên con đọc nhầm rồi.” Bà hôn lên má Duy Thanh. “Con trai má đi học ha.”
Duy Thanh bếu mặt của má Ba. “Má đừng buồn nữa nha.” Ý cu cậu muốn bảo mình đi học rồi nên bà đừng buồn nữa.
Má Ba gật đầu. “Ừm, má sẽ không buồn nữa. Thôi con trai má vào trường đi. Trưa, má sẽ đứng đây chờ Duy Thanh nha.”
“Dạ.” Duy Thanh đáp.
“Nhớ má dặn đó. Đứng ở đây nha. Nếu Duy Thanh không thấy má thì cũng đứng đây chờ. Đừng đi đâu hết.” Bà cảm thấy lo lắng cho cu cậu. Mặc dù khoảng cách từ nhà đến trường khá gần nhau.
Duy Thanh gật đầu. “Dạ.”
Sau đó anh lật đật đi vào trường. Trước khi bước vào cổng, anh quay lại vẫy tay tạm biệt với má Ba. Thật sự thì anh chỉ muốn ở bên má mà thôi, anh chả muốn đi học chút nào. Đưa bộ mặt méo xệch bước tới, anh như đối lập lại với tất cả mọi người. Ngay cả những người bước vào lớp một như anh cũng không có vẻ mặt như vậy.
Má Ba đứng nhìn cu cậu bước vào trường với cái mặt cúi gầm xuống, mà má lại chạnh lòng thay. Thật ra bà muốn dắt cậu vào lớp, tới ngay chỗ ngồi rồi bà mới đi về. Nhưng vì nhà trường muốn các cháu tự lập ngay từ nhỏ, nên các bậc phụ huynh bắt buộc phải ở lại hết bên ngoài cổng. Bên trong, nhà trường đã phân công các cô giáo đứng hướng dẫn cho những bé ngày đầu tiên đi học.
Duy Thanh cũng được một cô mang chiếc áo gì đó màu trắng có in bông hoa dẫn đi nhận lớp. Anh không biết áo gì mà dài từ đầu đến chân. Sau này khi lớn lên thì anh mới biết đó chính là áo dài. Cũng chính vì vẻ đẹp của người con gái khi mang áo dài, mà suốt nhiều năm trôi đi, anh vẫn không thể nào quên được.
Vì những ngày nhập học đầu tiên, Duy Thanh không đi. Nên giờ cô giáo chủ nhiệm của lớp phân đại anh ngồi vào một chỗ còn trống. Và giờ thì anh biết mình ngồi ở tổ bốn, lớp 1/3 ở phòng số ba.
So với những bạn cùng lớp, ai nấy đều mang những bộ quần áo mới, những chiếc áo sơ mi trắng tinh với chiếc quần dài màu xanh, thì Duy Thanh khoác lên mình chiếc áo học sinh bạc màu và chiếc quần dài màu xanh đã phai lợt. Một phần là vì Duy Thanh mang lại quần áo cũ của những anh chị em. Hai là do cô nhi việc dùng nước bơm để giặt đồ, nên chất “phèn” trong nước khiến những màu trắng mau ố vàng và cũ đi. Ngay cả bảng tên đính trước ngực thì Duy Thanh cũng không ghi tên lên. Vì anh biết sau mình thì các em khác sẽ mang lại áo này.
Ngồi bên cạnh Duy Thanh là một nữ, anh cũng không muốn nhìn xem tên bạn ấy là gì. Buổi học bắt đầu và Duy Thanh bắt đầu cắm cúi ghi chép. Anh chỉ mong tới trưa thật nhanh để về với má Ba.
Mấy anh chị thường bảo, bảy tuổi sẽ học lớp một, nhưng Duy Thanh không hiểu vì sao mình mới sáu tuổi lại đi học. Ngồi một mình trước hiên phòng của má Ba, chống cằm suy nghĩ, Duy Thanh thắc mắc có phải mấy anh chị không thương anh nữa, nên cho anh đi học sớm hay không. Hay là do anh chưa ngoan nên mới bị bắt đi học. Hoặc chắc chắn là do anh đếm nhầm rồi. Thế là Duy Thanh xòe mười ngón tay của mình ra, đếm đi, đếm lại và thấy đúng thật là anh mới sáu tuổi.
Vì sao sáu tuổi lại đi học, Duy Thanh chả thích. Anh không thích đi học một chút nào, bởi vì khi đi học, anh không thể ở bên cạnh má Ba nữa. Anh không muốn, vô cùng không muốn. Thậm chí khi anh nghe được mình phải đi học, lúc nhổ răng xong, anh đã đem chiếc răng về nhà. Người ta bảo, răng ở hàm dưới thì ném lên mái nhà. Răng ở hàm trên thì ném xuống dưới gầm giường. Thế là anh cầm chiếc răng ném lên mái nhà và ước rằng mình sẽ không bao giờ phải đi học.
Mấy anh chị bảo, mỗi cái răng ném đi thì anh sẽ được một điều ước. Anh không biết có khi nào nhiều răng quá nên mấy ông tiên, bà tiên bỏ quên cái răng của anh không. Chắc răng anh nhỏ quá nên họ không thấy cũng có khi. Cứ vậy, anh ngồi suy nghĩ mãi mà vẫn không hiểu. Sau này khi lớn lên anh mới biết rằng, hóa ra là mấy anh chị nói xạo với mình.
Má Ba đi về phòng, thấy cục cưng của mình đăm chiêu chả khác gì ông cụ non, má phải bật cười. “Sao vậy con?” Má ngồi xuống hôn lên đầu cu cậu.
“Má.” Duy Thanh quay lại và ôm chằm lấy má Ba.
“Sao con buồn vậy? Mấy anh chị ăn hiếp con hả?” Má Ba vút ve tấm lưng của cu cậu.
Duy Thanh đứng dậy vùi mặt vào cổ của má. “Con không thích đi học.”
“Sao con lại không thích đi học? Đi học vui mà.” Má Ba cảm thấy sự ngô nghê của Duy Thanh chả khác gì mình hồi nhỏ.
Duy Thanh nói. “Con thích ở nhà với má.”
Má Ba đẩy Duy Thanh ra và bếu má cu cậu. “Con đi học xong thì về nhà chơi với má.” Bà vuốt đầu của Duy Thanh. “Đi học vui lắm nè. Con sẽ được gặp nhiều bạn mới, và cả thầy cô mới nữa.” Thật ra chữ “nè” chính là chữ “này”, nhưng do má Ba nói theo chất giọng địa phương nên như vậy.
Duy Thanh ngước đôi mắt sáng long lanh và đen nhánh của mình lên nhìn má Ba. “Con chỉ thích ở nhà với má thôi.”
Má Ba thật sự thấy cặp mắt của Duy Thanh rất đẹp. Bà hôn nhẹ lên trán cu cậu. “Con có thương má không?”
“Có.” Duy Thanh khẳng định. “Con thương má nhất trên đời.” Cậu đưa hai tay lên bếu cặp má của bà.
Má Ba khẽ cười. “Nếu con thương má thì con phải đi học, như vậy má mới vui, má mới không buồn.”
Duy Thanh nhíu cặp mày lại ngẫm nghĩ giây lát. “Vậy con sẽ đi học.” Anh thương má nên anh sẽ đi học.
Má Ba hôn “chụt chụt” lên mặt Duy Thanh. “Ngốc lắm, ngốc lắm.” Má Ba đứng dậy. “Thôi vào phòng, má lấy bánh cho con ăn ha.”
“Dạ.” Duy Thanh mừng quýnh lên.
Trước giờ anh thương má nhất trên đời. Má là người đã dạy cho anh học và đọc truyện cho anh nghe. Không như những anh chị em khác, Duy Thanh đã sớm biết mình được má Ba nhận về nuôi. Và cũng không như các anh chị em, anh không bao giờ hỏi ba mẹ mình là ai. Má nhận nuôi mọi người bằng cách nào, hay tại sao ba mẹ lại bỏ rơi tụi anh. Duy Thanh không muốn hỏi những câu đó, bởi đơn giản anh thương má Ba, anh chỉ cần má Ba thôi, anh không cần ai hết. Anh chỉ muốn má Ba là má của mình và anh là con của má Ba.
Thật ra trong một buổi sáng sớm, một buổi sáng như mọi buổi sáng khác, má Ba đang tụng kinh trong phòng thì chợt nghe thấy tiếng khóc của trẻ con. Tiếng khóc khiến bà nhận ra đây không phải là tiếng khóc của những đứa con của mình. Linh tính có chuyện gì đó, bà nhanh chóng rời khỏi phòng và đi ra cổng, nơi tiếng khóc ngày càng lớn hơn.
Đúng như bà nghĩ, một em bé đang nằm òa khóc trong một cái rổ tre, cái rổ mà từ ngữ dân địa phương của nơi bà ở, hay gọi là cái “trẹt”. Mặc dù trời còn tối nhưng bà lại thấy em bé “sáng trưng”. Sợ em bé bị lạm gió và sương lạnh, nên bà nhanh chóng bế lên. Bà vừa vút ve, vừa đảo mắt nhìn xung quanh nhưng chả thấy ai.
Đem em bé vào lại trong phòng, bà để bé nằm trên giường và đi tìm áo quần với khăn mới để thay. Thay quần áo xong, lúc này thì bà đã biết em bé là con trai. Vừa vút ve, bà vừa bồng cu cậu sang phòng kế bên để kêu nhóc Ngọc Minh dậy pha sữa.
Ngọc Minh cũng là cô nhóc bị ba mẹ bỏ rơi ở cô nhi viện của bà. Sau khi lớn lên, Ngọc Minh là một trong những người tình nguyện ở lại phụ bà nuôi các em cùng hoàn cảnh với mình. Ngọc Minh và những anh chị em khác, chính là anh chị mà Duy Thanh nhắc đến.
Một lúc sau khi trời sáng, lúc này cu cậu đã ngủ ngon giấc, má Ba mới chạy ra đồn công an và trình báo theo thủ tục như xưa nay. Rồi cũng như mọi sự sắp đặt của duyên số, cu cậu trở thành một thành viên của cô nhi viện như bao đứa trẻ bất hạnh khác.
Má Ba nhìn cu cậu và quyết định đặt cho một cái tên rất hay, Duy Thanh. Bà muốn cu cậu luôn giữ gìn tâm hồn mình trong sáng và sống một cuộc đời thanh tao, trong sạch. Nhưng có lẽ của như bao sự thật nghiệt ngã khác, đôi khi cái tên và cuộc đời luôn trái ngược lại hoàn toàn với nhau.
Trở lại với Duy Thanh, trời bắt đầu sáng, một ngày mới lại bắt đầu và cũng là lúc cu cậu phải tới trường. Bật dậy dụi mắt, Duy Thanh cuốn mùng lên, xếp chăn mền lại cho ngăn nắp, một việc mà ngay từ lúc nhỏ, các anh chị đã hướng dẫn cho mỗi người phải làm.
Phòng của Duy Thanh là một căn phòng tập thể với nhiều anh chị em khác. Khi còn nhỏ, tất cả sẽ ngủ trong phòng tập thể này. Lớn lên thì sẽ được ra ngủ riêng và tất nhiên là nam sẽ ở với nam, và nữ sẽ ở cùng với nữ. Lấy khăn, bốt và kem đánh răng ở trên kệ gần cửa phòng, Duy Thanh lật đật chạy ra máy bơm nước ở ngoài sân để vệ sinh mặt mũi.
Không như những gia đình khác dùng nước thủy cục. Cô nhi viện không có nhiều tiền, nên má Ba thuê người về bắt một cái máy bơm nước để dùng cho sinh hoạt, còn nước thủy cục chỉ để dành cho ăn uống. Tất nhiên nước thủy cục không có “phèn” như nước giếng bơm.
Khu vực máy bơm này là nơi mọi người tắm rửa, giặt đồ, rửa chén, tưới tiêu và làm các công việc khác. Những anh chị và người lớn sẽ tắm trong phòng tắm. Chỗ này chỉ để anh và những anh chị em nhỏ khác tắm thôi.
Đang đánh răng thì Duy Thanh thấy má Ba, má đang cầm bộ đồ học sinh trên tay và đứng ở trước phòng nhìn anh. Biết ý, Duy Thanh liền vệ sinh mặt mũi nhanh rồi chạy về phòng cất đồ. Sau đó anh lật đật đi sang phòng má.
“Con sẽ đi học nên má đừng buồn nữa nha.” Duy Thanh muốn má vui.
Má Ba cài hàng cúc áo cuối cùng. “Ừm, má sẽ không buồn.” Bà hôn mấy cái liên tiếp lên má cu cậu. “Ngốc lắm, ngốc lắm.”
Sau khi được má Ba mang quần áo cho, Duy Thanh được má dẫn sang phòng ăn để dùng bữa sáng. Đây cũng là phòng ăn tập thể của mọi người, nơi có những chiếc bàn gỗ dài, cùng những chiếc ghế. Những anh chị khác cũng đi học, nên khi Duy Thanh bước vào thì đã thấy họ đang phụ lấy cơm.
“Con chào má. Chào má.” Những tiếng chào vang lên khi mọi người thấy má Ba bước vào.
Ăn xong, má Bá bắt đầu dẫn Duy Thanh đến trường, hôm nay là ngày nhập học của cu cậu, nói đúng hơn thì hôm nay là ngày khai giảng năm học mới. Má Ba vẫn như trước giờ, bà cặn dặn các con mình đủ điều, từ anh hai, anh ba đến chị tư, chị bảy. Mọi người dắt xe đạp ra và chào bà trước khi đi.
Trường tiểu học của Duy Thanh cách cô nhi viện không xa lắm, chỉ tầm khoảng vài trăm mét. Nhưng vì không muốn cu cậu khổ, nên má Ba mới dắt chiếc xe máy cũ của mình ra. Đặt cậu lên yên, bảo cậu ôm chặt mình, bà bắt đầu nổ máy, nhấn số và lên ga.
Xe chạy ra khỏi cổng và bon bon trên đoạn đường bê tông. Duy Thanh vừa ôm chặt má Ba, vừa quay đầu sang phải ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng của mặt hồ vào buổi sáng tinh mơ. Cái hồ nằm đối diện với cô nhi viện và Duy Thanh nhiều lần được má Ba dắt ra đây chơi. Tất nhiên là má chỉ dắt anh đi trên đồng cỏ xanh mướt và ngăn cấm anh cùng mọi người đi tới sát mặt hồ vì nguy hiểm.
Xe chạy thêm một đoạn và Duy Thanh tiếp tục ngắm nhìn hai cánh đồng lúa ở hai bên. Rồi Duy Thanh thấy những ngôi nhà nhỏ ở ven đường, so với nhà anh thì nó có chút xíu à. Duy Thanh tiếp tục lướt qua những người đi đường khác và anh thấy rất nhiều người cũng đi học như anh, vừa đạp xe, vừa trò chuyện.
“Duy Thanh à.” Má Ba nói.
“Dạ.” Duy Thanh đáp.
Má Ba khẽ cười. “Nãy giờ con có nhớ đường không?”
“Dạ nhớ.” Duy Thanh hớn hở.
“Vậy từ nhà của chúng ta, má con mình phải đi như thế nào?” Má Ba muốn biết trí nhớ của con mình.
Duy Thanh lục lại trí nhớ siêu phàm của mình rồi khẳng khái đáp. “Dạ má con mình đi ra khỏi nhà. Qua cái hồ lớn ơi là lớn. Rồi má con mình rẽ phải. Sau đó đi qua cánh đồng dài thật dài.”
Má Ba mỉm cười. “Duy Thanh cầm bút bằng tay gì nè?”
“Dạ tay phải.” Duy Thanh đáp.
Má Ba gặng hỏi. “Vậy ngược với tay phải là tay gì?”
“Dạ là tay trái.” Duy Thanh cảm thấy mình thông minh kinh khủng.
“Vậy lúc nãy má con mình rẽ tay cầm bút, hay tay không cầm bút?” Má Ba khẽ cười.
Duy Thanh nhíu mày rồi ngập ngừng đáp. “Dạ, tay không cầm bút.”
“Đúng rồi. Vậy thì má con mình rẽ trái hay rẽ phải?” Má Ba tiếp tục hỏi.
“Dạ.” Duy Thanh lúc này mới nhận ra. “Rẽ trái.”
Má Ba dừng xe lại. “Đúng rồi. Con trai má giỏi quá.” Bà đá chân chống rồi bế cu cậu xuống đất. “Tới trường của con trai má rồi.”
Duy Thanh lúc này mới đứng nhìn ngôi trường của mình. Ngôi trường cũng không to lắm như anh nghĩ. So với khu đất của nhà anh thì nó nhỏ hơn nhiều nhiều. Trên cổng trường, Duy Thanh thấy một tấm bảng màu xanh, nó cũ như cái tấm che nhà xe của nhà anh. Trên bảng có viết những hàng chữ màu trắng và anh đọc được là “trương tểu họ lan P”.
Má Ba ngồi xuống vuốt đầu của cu cậu. “Duy Thanh biết tên trường của mình chưa?”
Duy Thanh bặm môi cười. “Dạ rồi.”
“Vậy trường của Duy Thanh là trường gì?” Má Ba giả vờ hỏi.
Duy Thanh đọc đúng những gì mình nghĩ. “Dạ trường trương tểu họ lan P.” Cu cậu đọc rõ từng chữ một.
Má Ba nghe xong rồi nhìn sang cổng trường. Bà bật cười vì sự ngô nghê của cậu nhóc. “Trường của Duy Thanh là trường tiểu học làng P.” Bà chỉ tay lên cổng. “Do cái bảng bị mất chữ nên con đọc nhầm rồi.” Bà hôn lên má Duy Thanh. “Con trai má đi học ha.”
Duy Thanh bếu mặt của má Ba. “Má đừng buồn nữa nha.” Ý cu cậu muốn bảo mình đi học rồi nên bà đừng buồn nữa.
Má Ba gật đầu. “Ừm, má sẽ không buồn nữa. Thôi con trai má vào trường đi. Trưa, má sẽ đứng đây chờ Duy Thanh nha.”
“Dạ.” Duy Thanh đáp.
“Nhớ má dặn đó. Đứng ở đây nha. Nếu Duy Thanh không thấy má thì cũng đứng đây chờ. Đừng đi đâu hết.” Bà cảm thấy lo lắng cho cu cậu. Mặc dù khoảng cách từ nhà đến trường khá gần nhau.
Duy Thanh gật đầu. “Dạ.”
Sau đó anh lật đật đi vào trường. Trước khi bước vào cổng, anh quay lại vẫy tay tạm biệt với má Ba. Thật sự thì anh chỉ muốn ở bên má mà thôi, anh chả muốn đi học chút nào. Đưa bộ mặt méo xệch bước tới, anh như đối lập lại với tất cả mọi người. Ngay cả những người bước vào lớp một như anh cũng không có vẻ mặt như vậy.
Má Ba đứng nhìn cu cậu bước vào trường với cái mặt cúi gầm xuống, mà má lại chạnh lòng thay. Thật ra bà muốn dắt cậu vào lớp, tới ngay chỗ ngồi rồi bà mới đi về. Nhưng vì nhà trường muốn các cháu tự lập ngay từ nhỏ, nên các bậc phụ huynh bắt buộc phải ở lại hết bên ngoài cổng. Bên trong, nhà trường đã phân công các cô giáo đứng hướng dẫn cho những bé ngày đầu tiên đi học.
Duy Thanh cũng được một cô mang chiếc áo gì đó màu trắng có in bông hoa dẫn đi nhận lớp. Anh không biết áo gì mà dài từ đầu đến chân. Sau này khi lớn lên thì anh mới biết đó chính là áo dài. Cũng chính vì vẻ đẹp của người con gái khi mang áo dài, mà suốt nhiều năm trôi đi, anh vẫn không thể nào quên được.
Vì những ngày nhập học đầu tiên, Duy Thanh không đi. Nên giờ cô giáo chủ nhiệm của lớp phân đại anh ngồi vào một chỗ còn trống. Và giờ thì anh biết mình ngồi ở tổ bốn, lớp 1/3 ở phòng số ba.
So với những bạn cùng lớp, ai nấy đều mang những bộ quần áo mới, những chiếc áo sơ mi trắng tinh với chiếc quần dài màu xanh, thì Duy Thanh khoác lên mình chiếc áo học sinh bạc màu và chiếc quần dài màu xanh đã phai lợt. Một phần là vì Duy Thanh mang lại quần áo cũ của những anh chị em. Hai là do cô nhi việc dùng nước bơm để giặt đồ, nên chất “phèn” trong nước khiến những màu trắng mau ố vàng và cũ đi. Ngay cả bảng tên đính trước ngực thì Duy Thanh cũng không ghi tên lên. Vì anh biết sau mình thì các em khác sẽ mang lại áo này.
Ngồi bên cạnh Duy Thanh là một nữ, anh cũng không muốn nhìn xem tên bạn ấy là gì. Buổi học bắt đầu và Duy Thanh bắt đầu cắm cúi ghi chép. Anh chỉ mong tới trưa thật nhanh để về với má Ba.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook