Chỉ Gọi Tên Em
-
Chương 4
Ngày hôm sau tỉnh dậy, tôi nhảy một phát từ giường trên xuống, đây là thói quen hình thành từ hồi còn học đại học.
Một mặt có thể tức tốc tỉnh táo mà chạy cho kịp tiết đầu tiên, mặt khác, nhỡ may đáp xuống không thành công, cũng có đầy đủ lý do để không phải lên lớp.
Nhưng hôm nay tuy hạ cánh thành công, song hai chân lại mỏi nhừ.
Tôi gần như không đi được.
May mà đánh răng rửa mặt với ăn sáng không cần dùng đến chân, nhưng chặng đường đến giảng đường thì thật lê thê.
“Này.” Vừa bước vào giảng đường, Noãn Noãn liền đưa một lọ gì đó cho tôi.
Tôi cầm trên tay quan sát tỉ mỉ, là thuốc trắng Vân Nam dạng xịt.
“Hiệu nghiệm lắm đấy,” em lại nói.
Tôi xắn ống quần, xịt mỗi bên bắp chân ba phát, cảm giác mát lạnh, đau tê dường như cũng dần dần tan biến.
Trầm ngâm vài giây, tôi lập tức đứng dậy chạy khỏi giảng đường.
“Anh đi đâu đấy?” Tiếng Noãn Noãn với theo sau lưng. “Sắp vào giờ rồi.”
“Đùi cũng cần phải phun nữa,” tôi nói, đầu vẫn không ngoảnh lại.
“Thật là,” Noãn Noãn thấy tôi từ nhà vệ sinh quay lại bèn nói.
Thật là làm sao? Lẽ nào tôi có thể tụt quần giữa giảng đường phun thuốc lên đùi sao?
Hôm nay nghe nói người đứng lớp là một giáo sư đại học, sẽ giảng về đặc sắc ngôn ngữ của tiếng Hán.
Vốn nghĩ chắc sẽ là một học giả già nua, người như vậy thường có thể kiêm cả ảo thuật gia lẫn nhà thôi miên. Tức là vừa sẽ làm ảo thuật khiến mặt bàn có lực hấp dẫn, hút dính lấy mặt bạn; lại cũng là một nhà thôi miên dùng ngữ điệu giảng bài để ru bạn ngủ đi ngủ đi.
Thế nhưng vị giáo sư này tuy đã hơn 60 tuổi, song giảng bài lại rất hóm hỉnh thú vị, giọng điệu nhẹ nhàng không đao to búa lớn.
Bở đám sinh viên chúng tôi đến từ những khoa khác nhau, nên thầy hoàn toàn không giảng những lý luận uyên thâm.
Thầy nói từng âm từng chữ trong tiếng Trung đều có tính sắp xếp kết hợp mạnh, cách ngắt câu khác nhau, ý nghĩa cũng khác nhau. Thậm chí còn thường thấy những câu đọc xuôi cũng được, mà đọc ngược cũng xong.
Ví dụ như “Trẻ con ăn rau cải không thể hư hỏng” câu này sau khi sắp xếp tập hợp lại, có thể trở thành: “Trẻ con không thể ăn rau cải hư hỏng”, “Trẻ con hư hỏng không thể ăn rau cải” đều có nghĩa cả.
Lại có thể trở thành “Rau cải ăn trẻ con không thể hư hỏng”, tuy rằng câu này chỉ có thể xuất hiện trong mấy phim kinh dị.
Tiếng Anh phân làm các thời thì, là bởi coi trọng thời gian, vì vậy nó là ngôn ngữ mang tính khoa học; tiếng Trung không có thời thì, vì người Trung Quốc không chú trọng thời gian, không có quan niệm về thời gian.
“Đó là tán nhăng cuội thôi. Một động từ có ba cách viết, đúng là nhàn cư rửng mỡ. Thêm vào một từ biểu thị thời quá khứ chẳng phải là xong sao, hà tất phải khổ sở phân biệt. Đời người các thứ phải học nhiều vô vàn, đừng để động từ làm khó mình.” Thầy mỉm cười. “Đây chính là Phật.”
Tiếng Anh nói a book, a desk, a car, a tree, a man... đều chỉ có một chữ “a”, đơn giản; tiếng Trung lại có cách nói một cây, một hạt, một tờ, một cái, một quyển, một chiếc, một cỗ..., quá phức tạp.
“Đó là bởi người Trung Quốc biết vạn sự vạn vật đều có tính đặc trưng riêng, vì vậy đơn vị đo lường phải khác nhau, biểu thị sự tôn trọng.” Thầy cười lớn. “Đây chính là Đạo.”
Sức sống của tiếng Trung rất mạnh, một từ có thể có bao nhiêu nghĩa quan hệ mật thiết với từ tính của nó.
“Bạn sinh viên nào có thể lấy một ví dụ? Nếu lấy hay, tôi sẽ đích thân viết hai chữ ‘Tài tử’ tặng bạn đó.”
Thầy nói đùa: “Lên mạng bán, có lẽ cũng đáng mấy tiền đấy.”
“Chữ bút lông của vị giáo sư này cực kỳ đẹp,” Noãn Noãn thì thầm nói với tôi, “Lương Lương, thử xem?”
Tôi lắc đầu.
Tôi là người khiêm tốn, lẽ nào tài hoa của tôi cao tám đấu cũng phải để mọi người biết đến hay sao?
Cậu em khóa dưới đột nhiên giơ tay, làm tôi sợ thót tim, thầm nghĩ tên tiểu tử này điên rồi.
Chỉ thấy thầy giáo gật đầu nói: “Mời.”
“Sàng tiền minh nguyệt quang, mỹ nữ lai thưởng quang; y phục thoát quang quang, cộng độ hảo thời quang,” Cậu ta đứng dậy nói. “Bốn chữ ‘quang’ này đều có ý nghĩa khác nhau.”
“Bạn sinh viên này đến từ Đài Loan phải không?” thầy hỏi.
“Dạ.” Cậu ta gật đầu.
“Thật có dũng khí,” thầy giáo lại cười ha hả, “thiếu niên anh hùng.”
Xấu hổ quá, thật đáng xấu hổ. Tôi không ngẩng nổi đầu dậy.
“Vậy lát nữa thầy viết cho em chữ ‘tài tử’ hay ‘thiếu niên anh hùng’ nhỉ?” cậu ta nhỏ giọng hỏi tôi.
“Ngậm mồm vào,” tôi nghiến răng nói.
Thầy giáo tiếp tục để sinh viên Đài Loan cùng sinh viên Bắc Kinh thảo luận về sự khác biệt giữa cách nói hai v
Có người nói, sinh viên Đài Loan nói năng mềm mại nho nhã, ngữ điệu không quá lên bổng xuống trầm, thường dùng từ cảm thán; sinh viên Bắc Kinh nói năng hào khí, ngữ điệu cao, trầm bổng rõ ràng, dùng từ cũng khá tinh giản.
Ví dụ như sinh viên Đài Loan nói “Cậu thật là xinh ấy!”, sinh viên Bắc Kinh sẽ nói “Cậu xinh thật”.
Người ta nói cảm ơn, sinh viên Đài Loan sẽ nói “Đừng khách sáo”; người ta nói xin lỗi, sinh viên Đài Loan sẽ nói Không có gì.
Ngữ điệu luôn kéo bằng, nhỏ nhẹ chậm rãi.
Còn bất kể người ta nói cảm ơn hay xin lỗi, sinh viên Bắc Kinh đều nói “Không sao.”
Câu cuối lên giọng, ngắn gọn, khá có cảm giác hào hùng.
“Chúng ta thử làm một cuộc thử nghiệm nhỏ xem,” sau khi mọi người rào rào nói xong, thầy giáo nói.
Thầy đặt ra một tình huống: Bạn phải đi máy bay tới Bắc Kinh, muốn đi thăm Cố Cung và leo Trường Thành, trước khi ra khỏi nhà nói với mẹ xem phải ngồi máy bay mấy tiếng, mấy giờ tới Bắc Kinh, tới Bắc Kinh xong sẽ gọi về báo đã đến nơi an toàn.
Mọi người lần lượt nói xong, nội dung đều như nhau.
Kết quả phát hiện thấy một đoạn trần thuật gần 50 chữ này có vài chỗ khác nhau về cách nói.
Ví dụ, sinh viên Đài Loan sau cùng nói “Con sẽ gọi về nhà”; sinh viên Bắc Kinh lại nói “sẽ điện lại nhà”.
“Giờ dùng đầu ngón tay đếm xem các bạn vừa nói tổng cộng bao nhiêu chữ?” thầy nói.
Sau khi tính toán bình quân, sinh viên Đài Loan nói 52,4 chữ; sinh viên Bắc Kinh nói 48,
Để đánh giá khách quan, thầy giáo lại đưa ra ba tình huống nữa, kết quả cũng tương tự: trong một đoạn trần thuật gần 50 chữ, sinh viên Đài Loan bình quân dùng nhiều hơn 3 đến 4 chữ.
Tôi thấy không phục, nói với Noãn Noãn: “Mau ra bên ngoài giảng đường. Em nói thế nào?”
“Mau ra ngoài giảng đường.” Noãn Noãn nói.
Đếm ngón tay tính, em nói ít hơn tôi một chữ.
“Cái áo này không tệ,” tôi nói.
“Áo này đẹp đấy,” Noãn Noãn đáp lại.
“Cái áo này đẹp quá mất.”
“Áo này siêu đẹp.”
“Cái áo này quả thực quá tuyệt.”
“Áo này siêu siêu đẹp,” Noãn Noãn cười nói. “Em vẫn dùng ít chữ hơn anh.”
“Em cãi cố. Làm gì có ai nói siêu siêu đẹp.”
“Ở Bắc Kinh nói thế đấy.” Noãn Noãn cười he he.
Cuối cùng thầy giáo lấy tiểu thuyết kiếm hiệp ra làm ví dụ, kết thúc bài giảng buổi sáng hôm nay.
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp, đại hiệp Bắc Kinh vừa bước vào quán trọ đã hét: Đem rượu lại đây!
Còn đại hiệp Đài Loan lại nói: Tiểu nhị, cho ta một bình rượu.
Đã thấy rõ khác biệt chưa?
Đại hiệp Đài Loan thường không bỏ qua chủ từ và thụ từ trong câu, chính là “ta” và “tiểu nhị”; hơn nữa đơn vị đo lường cũng rất rõ ràng, một bình hay một vò, bắt buộc phải phân biệt rõ.
Đại hiệp Bắc Kinh lại đơn giản hơn nhiều, mặc ngươi có là tiểu nhị, tiểu tam hay là chủ tiệm, cứ đem rượu lại đây.
Rượu thì tay ai mang ra mà chả giống nhau.
Vì là ta nói, nên đương nhiên là mang ra cho ta, lẽ nào kêu ngươi đem đi tưới hoa?
Còn về đơn vị đo lường, bất kể dùng bình, vò, vại, chum, cốc, bát, nông hay sâu, cứ đựng được uống rượu là được.
Nếu như luyện đến cảnh giới cao nhất của võ công, đại hiệp Bắc Kinh sẽ chỉ nói: “Rượu!”
Còn đại hiệp Đài Loan dù có đạt đến cảnh giới cao nhất, có lẽ vẫn sẽ nói: “Cho bình rượu.”
Đương nhiên cũng vì vậy mà đại hiệp Đài Loan thường được các quán trọ đặc biệt chào đón.
Bởi chỉ lệnh của đại hiệp Đài Loan rõ ràng, đỡ khiến người ta nhầm lẫn.
Đại hiệp Bắc Kinh chỉ nói đem rượu, nhưng nếu tiểu nhị đem một vò rượu lớn cho đại hiệp Bắc Kinh, bạn đoán xem sẽ ra sao?
“Cái quái gì thế này!” đại hiệp Bắc Kinh tức tối gầm lên. “Ngươi định dìm chết ta đấy à?” Lúc đấy nhất định tiểu nhị sẽ lầm bầm rủa thầm trong miệng cái tên khốn nhà ngài cũng đâu có nói đem ra bao nhiêu rượu.
“Định làm phản hả?” Đại hiệp Bắc Kinh hừ một tiếng bèn rút kiếm ra.
Vì vậy trong tiểu thuyết kiếm hiệp, những trận đánh đấu trong quán trọ thông thường đều xảy ra ở miền Bắc.
Từ xưa Hà Bắc bao tráng sĩ bi ca khảng khái, thường là rượu vào mà đánh nhau, thế còn không bi sao?
“Vậy quán trọ ở Đài Loan thì sao ạ?” một sinh viên hỏi.
“Quán trọ Đài Loan đương nhiên diễn ra nhiều câu chuyện ái tình lâm ly,” thầy cười cười nói. “Các bạn không thấy bán rượu trong quán trọ Đài Loan thường là các tiểu cô nương sao.”
Thầy nói xong, cười rất mờ ám, rồi lập tức thu lại nụ cười, vỗ tay.
“Không tán nhăng cuội nữa, sáng mai chúng ta lại học tiếp phần Văn tự,” thầy nói. “Các bạn mau đi ăn trưa, ăn xong sẽ đi tham quan ngõ cổ.”
Ăn qua quýt bữa trưa trong nhà ăn trường, mọi người lên xe đến thẳng Cổ Lâu, leo lên lầu này có thể nhìn ra thành Bắc Kinh.
Đứng trên Cổ Lâu nhìn ra khu thành cổ Bắc Kinh và những ngõ cổ rối rắm phức tạp, tầm nhìn rất đẹp.
“Trước tiên chúng ta đi dạo gần Thập Sát Hải, cảm nhận một chút,” xuống khỏi Cổ Lâu, thầy Lý nói. “Lát nữa ngồi xe ba bánh dạo ngõ cổ, không cần cuốc bộ nữa.”
Thầy vừa nói dứt, tiếng hoan hô đã ầm ầm vang dội.
Tôi và Noãn Noãn tới cầu Ngân Định, cây cầu đá vòm nối liền Tiền Hải và Hậu Hải của Thập Sát Hải.
Cầu dài chưa đến mười mét, rộng gần tám mét, bên dưới còn có những con thuyền nhỏ xuôi dưới vòm cầu.
Đi từ cầu Ngân Định về phía Hậu Hải, bờ hồ cây cối sum sê, giữa vạt xanh của cây lá điểm xuyến những lầu gác đền chùa cổ kính.
Mặt hồ lặng như gương, phía xa xa, Tây Sơn như ẩn như hiện, vài con thuyền nhỏ lững lờ trôi trên mặt nước, tạo nên một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp.
Tôi cùng Noãn Noãn đi men theo con đường phủ kín bóng cây ven hồ, tuy đang giữa mùa hạ, nhưng lại cảm thấy rất mát mẻ.
Noãn Noãn mua hai bình sữa chua, chia cho tôi một bình, chúng tôi ngồi bệt xuống đất, cùng phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh hồ.
Dòng thời gian dường như chảy chậm lại, gần như ngưng đọng.
Tôi uống một ngụm sữa chua, mùi vị rất tuyệt, cảm giác giống yagurt của Đài Loan.
“Em từng trượt băng ở đây rồi đấy,” bẵng một lúc, Noãn Noãn lên tiếng.
“Trượt băng?” Nhìn nước hồ xanh vắt màu ngọc bích trước mắt, tôi không khỏi thắc mắc: “Ở đây có sân trượt băng sao?”
“Mùa đông đến, mặt hồ kết băng, chẳng phải là sân trượt băng thiên nhiên còn gì?” Noãn Noãn cười khúc khích.
“Quả nhiên ve hè không biết đến băng,” tôi nói, “một người sống ở Đài Loan như anh rất khó tưởng tượng nổi.”
“Anh biết trượt băng không?” Noãn Noãn hỏi.
“Anh chỉ biết ăn băng thôi, không biết trượt băng.” Tôi cười hì hì, “Đến sân trượt băng anh còn chưa thấy nữa là.”
“Bao giờ có cơ hội, anh về quê em, em dạy anh trượt băng.”
“Được thôi. Em phải dạy kiểu, dắt tay anh, rồi nói anh giỏi thật, anh là thiên tài ấy.”
“Mơ đấy à. Em sẽ xuống, rồi mặc kệ anh, còn đứng bên cạnh mắng anh ngốc, làm thế anh sẽ học nhanh lắm.”
“Em mà dạy như thế, anh không học nữa.”
“Không được, anh phải học.”
“Sao chứ?”
“Em muốn nhìn anh ngã.” Noãn Noãn nói xong liền cười rũ.
“Em thật là xấu gớm,” tôi nói.
“Tính từ này thì sát thực hơn rồi đấy.” Noãn Noãn vẫn cười không dứt.
Chúng tôi lại đứng dậy tùy hứng dạo bộ, đi dạo ở đây thật là thoải mái.
“Em đã ở Bắc Kinh năm mùa đông rồi, mùa đông nào cũng đến đây trượt băng,” Noãn Noãn nói.
“Em tốt nghiệp đại học rồi á?” tôi hỏi.
“Vâng,” Noãn Noãn gật đầu, “sắp nghiên cứu sinh năm hai rồi, giờ này năm sau là em đi làm rồi.”
“Làm ở Bắc Kinh à? Hay về quê?”
“Chắc là vẫn ở lại Bắc Kinh làm việc.” Noãn Noãn như thở dài, nói: “Thời gian xa nhà càng dài, đường về nhà càng xa.”
“Nếu như em ở Bắc Kinh làm việc, anh sẽ đến Bắc Kinh tìm em,” tôi nói.
“Thật không?” Noãn Noãn mắt sáng bừng.
“Ừ.” Tôi gật đầu.
“Thế thì tốt quá, ở Bắc Kinh còn nhiều thứ hay lắm, em sẽ chỉ anh xem.” Noãn Noãn rất hứng thú. “Hay nhất là chúng ta có thể lại đi ăn món Tứ Xuyên, món Trùng Khánh, để anh cay ngất đi, chắc chắn là rất vui.”
“Nếu như vậy, anh sẽ lập tức về Đài Loan.”
“Không được, em cứ không cho anh về.”
Noãn Noãn cười rất vui vẻ, nét buồn vừa nãy phảng phất qua mắt em thoắt cái đã tiêu tan.
Trong lòng tôi lại cứ nghĩ đến lần sau gặp lại em ở Bắc Kinh, không biết sẽ thế nào?
Cũng không biết là khi nào nữa?
Và chúng tôi lúc đó, còn có thể ngây thơ đơn giản như bây giờ được không?
“He, nếu như em về quê làm việc, thì anh không tới tìm em nữa à?” Noãn Noãn đột nhiên cất lời.
“Anh không biết Hắc Long Giang là nơi thế nào.” Tôi nghĩ ngợi một lúc, nói tiếp: “Có khi phải leo qua mấy ngọn núi tuyết, nhảy qua mấy con sông băng, chưa biết chừng đi đến hơn nửa tháng mới gặp một bóng người, hơn nữa người ở đó còn không biết nói tiếng phổ thông. Quan trọng là anh không biết săn bắn, không biết phải lấy gì nhét bụng đây.”
“Xem anh tưởng tượng về Hắc Long Giang thế nào kìa,” Noãn Noãn nói. “Hắc Long Giang cũng tiến bộ lắm đấy.”
Xem ra ấn tượng của tôi về Hắc Long Giang e rằng đã dừng lại ở cuối đời Thanh, mà có khi còn sớm hơn nữa.
“Nếu như Hắc Long Giang thật như anh hình dung, thì anh còn đến không?”
Noãn Noãn dừng bước, quay lại đối diện tôi.
“Noãn Noãn.” Tôi cũng dừng bước.
“Ưm?”
“Anh sẽ đến.” Tôi bật cười.
Noãn Noãn cũng cười, nụ cười thật rạng rỡ, như ánh mặt trời mùa đông, tươi sáng mà ấm áp.
Tôi thành thật tin rằng, để thấy lại nụ cười rực rỡ của Noãn Noãn, đến Himalaya tôi cũng sẽ đi.
“Nhưng em phải dạy anh săn bắn trước đã,” tôi nói.
“Cứ không đấy,” Noãn Noãn nói, “tốt nhất cứ để gấu đen cắn chết anh.”
“Gặp gấu đen thì giả chết chứ sao, gì chứ giả chết thì anh có nghề lắm.”
“Còn cả hổ Đông Bắc nữa.”
“Ờm...” tôi nói, “có khi anh không đi thì hơn.”
“Không được, anh vừa hứa sẽ tới mà.”
“Hứa bừa cũng có phạm pháp đâu.”
“Này.”
“Được rồi. Anh đi,” tôi nói. “Nhỡ may gặp phải hổ Đông Bắc, anh sẽ nói lý với nó.”
“Hổ Đông Bắc không hiểu tiếng người đâu.”
“Để gặp em, anh nghìn dặm xa xôi, vượt núi băng ghềnh, chắc chắn khiến ông Trời cảm động. Ông Trời đã thấm thía cảm động rồi, huống chi là hổ Đông Bắc. Có khi nó còn ngậm ngùi xúc động chỉ đường cho anh cũng nên.”
“Đấy là vì nó đói muốn xỉu rồi, đột nhiên thấy thức ăn dâng đến miệng, nên ngậm ngùi xúc thì có,” Noãn Noãn vừa nói vừa cười. Tôi thấy thú vị, cũng cười hùa theo.
Tôi với Noãn Noãn vừa đi vừa cười nói, lại trở về cầu Ngân Định.
Thầy Lý đã tìm được hơn hai mươi chiếc xe xích lô, cứ hai sinh viên ngồi một xe.
Thầy để sinh viên lên xe trước, rồi đi dặn dò từng xe một, không biết nói những việc gì.
Thầy đến bên xe chở tôi và Noãn Noãn, chào người lái xe là bác phu, rồi dặn dò: điểm cuối cùng là Cung Vương Phủ, dọc đường đi nếu chúng tôi thích có thể tùy lúc xuống xe thăm thú, nhưng không được quá lâu.
“Cứ dạo từ tốn, thảnh thơi tản bộ.” Thầy Lý mỉm cười với chúng tôi.
Xe xích lô vừa lăn bánh, Noãn Noãn bèn nói em đến Bắc Kinh lâu vậy rồi nhưng đây là lần đầu tiên được ngồi xe ba bánh đi dạo ngõ cổ.
“Giống cô gái lớn rồi ngồi kiệu hoa ấy,” tôi nói.
“Hả?”
“Đều gọi là lần đầu tiên.”
“Anh nhạt thật đấy.” Noãn Noãn trừng mắt lườm tôi.
“Thưa ông, nghe giọng ông, chắc là người miền Nam?” Bác phu đột nhiên lên tiếng.
“Bác cứ gọi cháu bình thường thôi ạ.” Nghe bác ta gọi ông mà tôi rủn hết cả người. “Cháu từ Đài Loan tới.”
“Thảo nào,” bác phu nói, “người Đài Loan các ngài lịch sự lễ phép lắm, con người rất tốt.”
Tôi ngượng ngùng cười, rồi quay sang Noãn Noãn nói: “He, bác ấy nói anh rất lịch sự lễ phép đấy.”
“Đấy là khách sáo thôi,” Noãn Noãn dửng dưng nói.
“Cô gái ơi, hoàn toàn không khách sáo đâu.” Bác phu cười cười.
“Nghe thấy chưa, cô gái?” Tôi lấy làm đắc ý.
Không ngờ gọi tôi là ông, mà gọi Noãn Noãn chỉ là cô gái, thoắt cái đã cách tới cả hai thế hệ, điều này khiến tôi rất đắc ý.
“Tôi thấy ông đây rất vui tính,” bác phu nói.
“Vì hôm nay thời tiết đẹp quá đấy ạ!” Thấy còn chưa đã, tôi không kìm nổi dang rộng hai tay hét lớn: “Quả thực quá đẹp ấy!”
“Trẻ con,” Noãn Noãn nói.
“Cô gái, cô nói gì?” tôi hỏi.
Noãn Noãn quay đi không thèm đếm xỉa đến tôi nữa, nhưng không lâu sau lại bật cười khúc khích.
“Đúng là trẻ con,” Noãn Noãn quay sang, nhắc lại.
Mấy trăm mét bên ngoài rợp trời nhà cao tầng chen chúc, trên đường tiếng còi xe huyên náo, đèn neon thi nhau nhấp nháy; nhưng chỉ cần rẽ vào ngõ cổ, ta liền như được trở về mấy trăm năm trước, bắt gặp cuộc sống đơn sơ, giản dị của người dân Bắc Kinh.
Bà lão ngồi nghỉ lim dim trước tứ hợp viện, ông lão ngồi kéo đàn nhị trong đại tạp viện, những con người này vẫn không hề bị cuốn đi theo dòng chảy của thời đại.
Từ đường cái rẽ vào ngõ cổ, tựa như đi qua đường hầm thời gian, chiêm ngưỡng hai thời đại khác nhau.
Ở đây không có tiếng xe, có chăng chỉ là những tiếng rao hàng trầm bổng réo rắt của những người bán rong.
Những bức tường và mái ngói phủ rêu xanh, những cánh cửa sơn đỏ loang lổ, những vòm cửa tróc lớp sơn vàng, những hốc trụ cửa sâu trũng, nét cổ xưa hiển hiện mọi nơi trong ngõ cổ.
Tôi và Noãn Noãn xuống xe, bước vào một đại tạp viện, những người sống trong đó rất thân thiện chuyện trò với chúng tôi vài câu.
Những thanh dầm mờ sơn, những bức tường sứt góc, đều khiến chúng tôi say mê nhìn ngắm.
Bác phu xe kể cho chúng tôi mọi thứ về ngõ cổ, bác nói còn có những con ngõ rộng chưa đầy nửa mét.
“Người hơi béo một chút là lách không nổi rồi,” bác cười nói.
“Vậy nếu như hai người gặp nhau trong ngõ thì phải làm thế nào?” tôi quay sang hỏi Noãn Noãn.
“Dùng khinh công vậy,” Noãn Noãn cười nói, “phóc một cái là nhảy qua luôn.”
“Nhỡ hai người đều biết khinh công thì sao?” tôi nói. “Thế chẳng phải phóc phóc hai cái rồi binh một tiếng à.”
Noãn Noãn mang vẻ mặt vừa tức vừa buồn cười; còn bác phu thì bật cười ha hả, tiếng cười vang mãi khắp con ngõ.
Trong lúc cười cười nói nói, tôi bị mùi thơm thức ăn xào nấu bên đường thu hút, Noãn Noãn cũng chăm chú nhìn.
“Em muốn ăn không?” tôi hỏi Noãn Noãn.
Noãn Noãn hơi ngượng nghịu, gật gật đầu.
Tôi bảo bác phu dừng xe, tiến lại gần bên cạnh chảo dầu có một khối bột lớn đã nhào kỹ.
Hỏi là gì, thím bán hàng mới nói đây là bánh rán sữa, rồi thím véo một ít bột, dùng tay nặn thành hình tròn, thả bột vào chảo dầu cho nở to thành hình quả bóng, đến khi quả bánh có màu vàng ươm thì vớt ra, lại cho lăn qua đường trắng.
Tôi mua một ít đem về xe, chia cho Noãn Noãn cùng ăn.
Bánh rán sữa ngoài giòn trong non, vừa mềm lại vừa mịn, cắn một miếng hương sữa tỏa ra thơm phức.
Bác phu đạp xe đều đều, thỉnh thoảng còn ngâm nga hát khẽ.
Tôi và Noãn Noãn vừa ăn vừa nói chuyện, vừa nhìn ngắm xung quanh.
Ở một góc ngõ hẻm thế này, rất khó có cảm giác thời gian đang trôi đi, tinh thần cũng dễ dàng tĩnh lặng lại.
“Đến Cung Vương Phủ rồi.” Bác phu dừng xe.
Thầy Lý đứng trước Cung Vương Phủ điểm lại số người, thấy vẫn thiếu hai người nữa.
Một lúc sau, một chiếc xích lô chở cậu em khóa dưới tôi và Vương Khắc được bác phu hùng hục đạp đến với tốc độ nhanh nhất.
Tôi bước lại cốc cho cậu ta một cái, cậu ta làm mặt khổ sở kêu không phải quên thời gian, mà là bị lạc đường.
Hóa ra cậu ta và Vương Khắc xuống xe đi bộ vào tham quan các ngõ, càng đi lại càng xa, càng xa lại càng rối rắm, càng rối rắm lại càng loạn, kết quả mệt lử giữa mấy con ngõ chằng chịt, Vương Khắc còn sợ quá bật khóc.
May mà về sau có một cụ già tốt bụng dẫn hai bọn họ
Cung Vương Phủ tuy nổi danh nhờ được vua Hàm Phong ban thưởng cho Cung Thân Vương Dịch Hân, nhưng thực sự khiến nơi đây trở nên nổi tiếng lại là vì đây từng là dinh cơ của vị sủng thần của vua Càn Long – Hòa Thân.
“Văn hóa Vương Phủ là sự kéo dài của văn hóa Cung đình, Cung Vương Phủ lại là tòa vương phủ được bảo tồn hoàn chỉnh nhất hiện nay. Bởi vậy còn có câu nói ‘Một tòa Cung Vương Phủ, nửa bộ sử Thanh triều’.” Thầy Lý mỉm cười nói tiếp: “Các bạn sinh viên cứ từ tốn thăm thú. Có hứng nghe chuyện thì lát nữa đi với tôi.”
Vừa nghe thầy Lý nói vậy, mọi người đều nhất loạt bám đuôi theo thầy.
Trên đường đi, cảnh vật thanh bình tuyệt đẹp, sắc xuân ngập tràn, ngoài phủ rõ ràng đang nóng oi ả, mà bên trong lại mát mẻ vô cùng. Thầy Lý kể về các kiểu kiến trúc, như cổng vòm kiểu Âu ở cửa hoa viên, vào thời đó ở Bắc Kinh chỉ có ba cánh cổng như vậy; các lầu kịch được xây toàn bằng gỗ, ngay đến một cái đinh cũng không dùng; Bát Sảnh với những mái ngói đầy họa tiết chữ Vạn 卍 của Phật giáo và hình vẽ con dơi (ý chỉ vạn phúc), ngay đến hình dáng bên ngoài cũng tựa như một con dơi đang sải cánh; Lưu Bôi Đình nơi Hòa Thân và các văn nhân nhã sĩ thưởng rượu, bên dưới đình có những rãnh hẹp uốn lượn, ly rượu trôi trên mặt nước, dừng trước mặt ai người đó phải làm thơ, không làm được liền bị phạt rượu; Yêu Nguyệt Đài trên giả sơn, lấy ý thơ “Cử yêu bôi minh nguyệt, đối ảnh thành tam nhân” của Lý Bạch; hai hành lang dốc đứng nối liền Yêu Nguyệt Đài gọi là “Thăng Quan Lộ”, Hòa Thân thường đi qua Thăng Quan Lộ, nên mới từng bước từng bước leo cao đến vậy. Cuối cùng là đến cửa Mật Vân Động, thầy Lý nói: “Tiếp theo là bia Phúc Tự. Hãy quan sát kỹ chữ Phúc trên bia, thử xem có thể nhìn ra mấy chữ.”
Đám chúng tôi từng người nối đuôi nhau bước vào động, Noãn Noãn đi trước đột nhiên vòng lại nấp sau tôi, nói: “Anh đi trước đi.”
“Vì sao?” tôi hỏi.
“Phía trước tối lắm, em sợ ngã,” Noãn Noãn cười nói.
“Anh cũng sợ chứ.”
“Đừng nhiều lời nữa.” Noãn Noãn khẽ huých nhẹ tôi. “Mau đi thôi.”
Mật Vân Động nằm dưới giả sơn, tuy có chút ánh đèn nhưng vẫn rất tối tăm.
Nơi sáng nhất trong động chính là tấm bia Phúc Tự, bởi dưới bia được lắp đèn vàng.
Tôi tiến gần lại xem, bia được che bằng một tấm kính, rất nhiều người không sờ được bia bèn sờ tấm kính cho thỏa nguyện vọng.
Tôi không sờ mà chỉ nhìn chăm chăm vào chữ Phúc một hồi, rồi đi ra.
“Em nhìn được mấy chữ?” tôi hỏi Noãn Noãn.
“Em tuệ căn mỏng, chỉ thấy một chữ thôi.” Noãn Noãn hỏi: “Thế còn anh?”
“He he.”
“Thôi đừng vờ vịt đi, anh cũng chỉ nhìn thấy một chữ Phúc thôi chứ gì,” Noãn Noãn nói.
“Bị em đoán trúng rồi.” Tôi bật cười.
Thầy Lý thấy mọi người đều đã ra đủ, kêu mọi người tập trung lại, rồi nói: Bia Phúc Tự có hơn ba trăm năm lịch sử, do đích thân vua Khang Hy chấp bút; bên trên còn có ấn tỷ của Khang Hy. Trong thành Bắc Kinh, Khang Hy chỉ đề có ba chữ, hai chữ còn lại chính là “Vô Vi” trên bức hoành trong điện Giao Thái của Tử Cấm Thành, nhưng Vô Vi lại không được đóng ấn tỷ của Khang Hy. Thái hậu Hiếu Trang mẹ vua Khang Hy, trước đại thọ sáu mươi đột nhiên lâm bệnh nặng, thái y bó tay hết cách, Khang Hy bèn viết chữ Phúc này để cầu phúc cho mẹ, Thái hậu Hiếu Trang nhận được chữ Phúc, quả nhiên khỏi bệnh. Tấm bia này là quốc bảo Đại Thanh, luôn được cất giữ trong Tử Cấm Thành, nhưng đã biến mất một cách thần bí vào thời Càn Long, không ngờ sau lại xuất hiện trong hoa viên sau của Hòa Thân. Vì sao Hòa Thân lại có nó trong tay vẫn là một bí ẩn không ai biết. Nhưng khi vua Gia Khánh lục soát nhà Hòa Thân, chắc chắn đã phát hiện ra vật quốc bảo bị mất này, vì cớ gì lại không mang đi?
Thầy Lý chỉ ngọn giả sơn, kêu mọi người quan sát tỉ mỉ hình dạng ngọn núi, rồi nói tiếp: Tương truyền kinh thành có hai dòng long mạch, một dòng nằm giữa Tử Cấm Thành, một dòng là sông Hộ Thành, Cung Vương Phủ nằm chính tại điểm giao nhau của hai dòng long mạch, do đó động bia có thể gây động long mạch. Lại nhìn ngọn giả sơn này, mọi người đã nhìn ra dáng rồng chưa? Trên giả sơn có hai miệng ang, có ống dẫn nước vào trong ang, nhưng ang có lỗ thủng. Nước từ đáy ang chảy xuống giả sơn, đá núi lâu năm ẩm ướt bèn mọc đầy rêu xanh, tạo thành Thanh Long, Thanh Long lại là rồng nhà Thanh. Bia Phúc Tự đặt ở động dưới núi, tuy chỉ cao hơn một mét, nhưng dài gần tám mét, gần như xuyên suốt cả ngọn giả sơn; nếu như đem tấm bia đi, ngọn giả sơn sẽ bị sụp, Thanh Long cũng sẽ bị hủy. Gia Khánh sao có thể cắt đứt long mạch Đại Thanh cũng như hủy hoại Thanh Long chứ? Vì vậy vua Gia Khánh ôm hận dùng đá lấp kín cửa Mật Vân Động. Năm 1962, khi trùng tu Cung Vương Phủ, các nhà khảo cổ mới vô tình phát hiện tấm bia Phúc Tự thất lạc đã lâu này trong động.
“Tới Cố Cung phải tận hưởng vương khí, tới Trường Thành phải tận hưởng bá khí, tới Cung Vương Phủ phải tận hưởng phúc khí. Mong rằng các bạn đều có thể hưởng được đầy mình phúc khí,” thầy Lý cười nói. “Còn về chữ Phúc này bao gồm bao nhiêu chữ? Cứ về rồi dần dần cân nhắc. Bây giờ mọi người tự do đi thăm quan, nửa tiếng sau tập trung ở cửa lớn.”
Cả đám sinh viên lần lượt tản ra, tôi và Noãn Noãn đi về phía xa vắng lặng, tới Mẫu Đơn Viện trong Thùy Hoa Môn.
Chính giữa Mẫu Đơn Viện có một cái hồ nhỏ, chúng tôi bèn ngồi nghỉ trên mấy tảng đá ven hồ.
“Chúng ta đều chỉ nhìn ra một chữ Phúc, như thế liệu có hưởng phúc được không?” Noãn Noãn nói.
“Ờ...” tôi thoáng nghĩ ngợi, “cũng không biết nữa.”
Mà tôi còn chẳng sờ vào tấm kính, không khéo tấm kính đã hút hết phúc khí của tấm bia Phúc Tự rồi cũng nên.
“Noãn Noãn,” tôi giơ má trái lại gần em, “làm đi, anh không ngại đâu.”
“Hả?”
“Vừa nãy em chắc chắn đã sờ vào tấm kính ấy, giờ lấy tay em sờ sờ mặt anh đi.”
“Anh mơ đấy à,” Noãn Noãn nói, “hơn nữa em cũng có sờ kính đâu.”
“Anh!” Cậu em khóa dưới tiến lại, nói: “Để em đến phục vụ anh.” Nói rồi, cậu ta chu mỏ, xồ vào tôi.
“Làm cái gì đấy?” Tôi đẩy cậu ta ra.
“Ở trong động em bị vồ ếch, vừa may hôn đúng vào tấm kính. Nào để em chia sẻ cho anh ít phúc khí.” Cậu ta lại chu mỏ xông tới.
“Muốn chết à.” Tôi lách qua, giơ chân đạp cho cậu ta một cái vào mông.
Cậu ta cười ha hả, vừa cười vừa chạy lại bên Vương Khắc.
“Ít nhiều gì thì cũng được hưởng chút phúc khí mà,” Noãn Noãn nói.
“Thực ra...”
Noãn Noãn ngắt lời tôi, nói: “Anh đừng có nói mấy câu kỳ quái nữa, kẻo làm phúc khí sợ quá chạy mất dép đấy.”
“Ờ.” Tôi ngậm miệng lại.
Noãn Noãn thấy tôi không nói gì nữa, bèn nói: “Thôi anh có gì thì nói đi.”
“Anh sợ nói ra mấy câu kỳ quái.”
“Nếu như kỳ thật, thì em đành chấp nhận vậy.” Noãn Noãn bật cười.
“Vừa rồi anh muốn nói, thực ra có đến Cung Vương Phủ hay không cũng chẳng thành vấn đề, vì đến Bắc Kinh lần này quen được em, đã là một cái phúc lớn rồi.”
Noãn Noãn mỉm cười ngượng nghịu, khẽ đưa mắt nhìn ra hồ.
Tôi thấy em không nói gì, cũng không nói nữa, ánh mắt cũng dần dần hướng ra hồ.
“Dưới hồ có cá đấy,” rất lâu sau, Noãn Noãn rốt cuộc cũng lên tiếng.
Trên mặt nước có năm sáu con cá nhỏ dài chừng ba xăng ti mét đang bơi lội tung tăng ven bờ, Noãn Noãn nhúng tay phải xuống nước, đùa giỡn theo đàn cá.
Tôi cũng nhúng tay phải xuống hồ, lúc thì đùa phía sau chúng, lúc lại vượt lên chặn đầu.
“Ấy, anh đừng có làm thế, làm cá sợ bây giờ,” Noãn Noãn cười nói.
“Thế em sợ rồi à?” tôi hỏi.
Noãn Noãn không trả lời, chỉ khẽ gật đầu.
“Ừm... vậy...” tôi hơi bứt rứt không yên, “anh chỉ là nói ra chút cảm nghĩ thôi, em đừng bận tâm nhé.”
“Không sao,” Noãn Noãn nói.
Tay phải của tôi và Noãn Noãn vẫn đang ngâm trong nước, khựng lại không động đậy, như thể trong không khí có một thứ cảm giác tinh khiết, chỉ cần khẽ khuấy động mặt nước hoặc thu lại tay về sẽ có thể phá hỏng sự tinh khiết ấy.
“Sao miệng anh hôm nay nói ngọt thế?” Noãn Noãn nói. “Anh nói thật xem, có phải vì ăn
“Cũng có thể,” tôi nói.
“Ăn xong bánh rán sữa, đến giờ hương vẫn còn lưu trong miệng em đây này.” Noãn Noãn nhoẻn miệng cười.
“Anh cũng thế,” tôi nói. “Nhưng dù anh có ăn một đĩa lớn đậu phụ thối, miệng thối thì cũng vẫn sẽ nói thế. Vì đấy không phải lời đầu môi chót lưỡi, mà xuất phát từ trong lòng anh.”
Sau đó là một quãng im lặng.
Tôi nhìn đồng hồ, quyết định phá vỡ bầu không khí im lặng, nói: “Noãn Noãn, cũng gần đến giờ tập trung rồi đấy.”
Noãn Noãn thu tay phải lại, đứng lên.
Tôi cũng đứng lên, xoay xoay cổ cho đỡ mỏi vì ngồi lâu.
Tay trái Noãn Noãn đang rút khăn giấy khỏi túi, tôi đột nhiên nói: “Đợi chút.”
“Hả?” Noãn Noãn dừng tay lại, nhìn tôi.
“Em xem,” tôi chỉ xuống hồ nước, “hồ nước này giống cái gì?”
Noãn Noãn quay đầu quan sát chăm chú hồ nước, rồi khẽ kêu thầm một tiếng: “Giống con dơi.”
“Cuối cùng chúng ta cũng hưởng được phúc khí rồi.” Tôi cười hả hê. “Đừng lau tay khô đấy.”
Đi được mấy bước, Noãn Noãn bỗng lấy tay phải búng nước lên mặt tôi, cười cười nói: “Cho mặt anh cũng được hưởng chút phúc khí.”
Những giọt nước làm mắt kính tôi bị lóa, gỡ kính xuống lau khô rồi đeo lại, Noãn Noãn đã chạy đi xa tít.
Đến khi tôi tới được cửa lớn Cung Vương Phủ tìm Noãn Noãn định báo thù, tay phải cũng đã khô cong.
Thầy Lý dẫn cả đoàn đến một khu ngõ cổ vắng vẻ, bữa tối sẽ là những món ăn thường ngày của người Bắc Kinh.
Cửa tiệm không lớn lắm bị đám sinh viên chúng tôi ngồi cho chật ních.
Bác chủ tiệm biết một nửa số chúng tôi là từ Đài Loan tới, bèn đi từng bàn hỏi: “Có ăn quen không?”
“Có phải ăn không quen thì không cần trả tiền không?” tôi quay sang hỏi Noãn Noãn.
“Nói bé thôi.” Noãn Noãn lấy cùi chỏ huých huých tôi.
“Có phải ăn không quen...” tôi tăng cao âm lượng.
“Này!” Noãn Noãn hốt hoảng, kéo mạnh tay áo tôi, làm đũa trên bàn rơi hết xuống đất, phát ra tiếng kêu khô khốc.
Bác chủ bước lại, hỏi tôi và Noãn Noãn: “Ăn có quen không?”
“Quen lắm, rất quen, cực kỳ quen bác ạ,” Noãn Noãn vội vàng trả lời.
“Thực ra là không quen lắm,” tôi nói. “Cháu không quen ăn mấy đồ ngon thế này, cứ thấy có gì đó không thật, cứ như trong mơ vậy.”
Bác chủ ngây người một lúc, rồi bật cười ha hả, vỗ vai tôi nói: “Chàng trai tốt, đúng là một chàng trai tốt.”
“Anh cứ phải nói linh tinh mới ăn được cơm đấy à?” Giọng Noãn Noãn có chút bất lực.
“Quen lắm, rất quen, cực kỳ quen,” tôi cười cười nói, “em lợi hại đấy, ba kiểu quen hợp nhất, đúng là vô địch”
Noãn Noãn và một miếng cơm, cũng tự thấy buồn cười, không nhịn nổi nữa, bật cười khúc khích.
Bữa cơm rất thịnh soạn, có bắp cải luộc, đậu phụ tiêu cay, tôm rang, chân giò tỏi, thịt thái chỉ xốt xì dầu đặc sản Bắc Kinh, vân vân, món nào hương vị cũng đậm đà lại rất trôi cơm, khiến tôi ăn liền ba bát.
Thầy Lý bước đến bàn chúng tôi, mỉm cười nói: “Ông chủ tiệm vừa nói với thầy hôm nay giảm giá vịt quay, có làm chút không?” Mọi người tức khắc đặt đũa xuống, vỗ tay rào rào. Cứ thế hết bàn này đến bàn khác dậy lên tiếng vỗ tay.
Xem ra bọn sinh viên chúng tôi quả thật đã được hưởng phúc rồi.
Ăn xong, rời khỏi tiệm, bác chủ tiệm còn ra tận cửa tiễn chúng tôi.
Tôi nói với bác: “Hoan nghênh lần sau lại tới chơi Bắc Kinh.”
Bác chủ tiệm lại cười ha hả nói: “Thằng nhóc này được lắm.”
Tôi ăn quá no, vừa lên xe đã ngồi phịch xuống ghế, bị Noãn Noãn mắng: “Đồ tham ăn.”
Lúc xuống xe, cũng phải nhờ cậu em khóa dưới kéo dậy, tôi mới đứng lên được.
Mọi người dường như đã thành nếp, kết thúc một ngày hoạt động, quay về trường tắm giặt xong, lại tập trung tại giảng đường.
Cậu em khóa dưới mua một cái áo phông có in chữ Phúc, đem trải lên bàn cho mọi người rầm rộ nghiên cứu cái chữ.
“Đã ngẫm nghĩ ra chưa?” thầy Lý bước vào hỏi.
“Vẫn chưa ạ,” mọi người đồng thanh trả lời.
“Bộ bên phải là cách viết chữ ‘Thọ’ trong Lan Đình Tự của vua Khang Hy,” thầy Lý vừa chỉ vừa nói. “Bộ bên trái giống chữ ‘Tử’ và chữ ‘Tài’, góc trên bên phải nét bút giống chữ ‘Đa’, góc dưới bên phải là chữ ‘Điền’, nhưng chữ Điền này lại không đóng bộ khẩu, thầm chỉ phúc lành vô biên.”
Mọi người gật đầu lia lịa, như đã ngộ ra chân lý.
“Chữ Phúc này bao gồm chữ Tử, Tài, Đa, Điền, Phúc, Thọ, ý chỉ đa tử, đa tài, đa điền, đa phúc, đa thọ,” thầy Lý cười, “đã hiểu chưa?”
“Tâm cơ của Khang Hy thật sâu xa,” tôi nói.
“Đừng nói linh tinh đi,” Noãn Noãn nói.
“Hòa Thân mới được gọi là có tâm kế, thông minh tuyệt đỉnh. Chỉ đáng tiếc, ông ta có hướng cầu phúc, có đạo hưởng phúc, nhưng lại không biết tích phúc. Do vậy tuy vinh hoa một đời, lại là người nhiều phúc, cuối cùng vẫn rơi vào kết cục tự vẫn, nhà cửa bị tịch thu.” Thầy Lý ngừng một lúc, nói tiếp: “Ý nghĩa thực sự của phúc, thực chất là tích phúc.”
Thầy Lý nói xong, đoạn dặn dò mọi người mau về nghỉ ngơi sớm, rồi rời khỏi giảng đường.
Đám chúng tôi buôn chuyện một chập nữa, mới ai về phòng nấy.
Cậu em khóa dưới vừa về đến phòng liền mặc ngay chiếc áo phông chữ Phúc. Từ Trì còn lại gần sờ một vòng.
“Thoải mái quá,” cậu em nói, “Anh, anh cũng ra đây sờ đi.”
Tôi chẳng buồn để ý đến cậu ta.
“Anh, em còn mặc cả quần sịp chữ Phúc đây này,” cậu ta lại nói. “Không sờ thật à?”
“Đồ biến thái!” tôi túm lấy gối đập cho cậu ta mấy cái vào đầu.
Cậu ta cười ha hả, Từ Trì và Cao Lượng cũng cười phá lên.
Tôi nằm trên giường, ngẫm nghĩ về lời thầy Lý vừa nói: Ý nghĩa thực sự của phúc, thực chất là tích phúc.
Nếu như nói quen với Noãn Noãn thật sự là cái phúc của tôi, vậy lại phải tích phúc thế nào đây?
Một mặt có thể tức tốc tỉnh táo mà chạy cho kịp tiết đầu tiên, mặt khác, nhỡ may đáp xuống không thành công, cũng có đầy đủ lý do để không phải lên lớp.
Nhưng hôm nay tuy hạ cánh thành công, song hai chân lại mỏi nhừ.
Tôi gần như không đi được.
May mà đánh răng rửa mặt với ăn sáng không cần dùng đến chân, nhưng chặng đường đến giảng đường thì thật lê thê.
“Này.” Vừa bước vào giảng đường, Noãn Noãn liền đưa một lọ gì đó cho tôi.
Tôi cầm trên tay quan sát tỉ mỉ, là thuốc trắng Vân Nam dạng xịt.
“Hiệu nghiệm lắm đấy,” em lại nói.
Tôi xắn ống quần, xịt mỗi bên bắp chân ba phát, cảm giác mát lạnh, đau tê dường như cũng dần dần tan biến.
Trầm ngâm vài giây, tôi lập tức đứng dậy chạy khỏi giảng đường.
“Anh đi đâu đấy?” Tiếng Noãn Noãn với theo sau lưng. “Sắp vào giờ rồi.”
“Đùi cũng cần phải phun nữa,” tôi nói, đầu vẫn không ngoảnh lại.
“Thật là,” Noãn Noãn thấy tôi từ nhà vệ sinh quay lại bèn nói.
Thật là làm sao? Lẽ nào tôi có thể tụt quần giữa giảng đường phun thuốc lên đùi sao?
Hôm nay nghe nói người đứng lớp là một giáo sư đại học, sẽ giảng về đặc sắc ngôn ngữ của tiếng Hán.
Vốn nghĩ chắc sẽ là một học giả già nua, người như vậy thường có thể kiêm cả ảo thuật gia lẫn nhà thôi miên. Tức là vừa sẽ làm ảo thuật khiến mặt bàn có lực hấp dẫn, hút dính lấy mặt bạn; lại cũng là một nhà thôi miên dùng ngữ điệu giảng bài để ru bạn ngủ đi ngủ đi.
Thế nhưng vị giáo sư này tuy đã hơn 60 tuổi, song giảng bài lại rất hóm hỉnh thú vị, giọng điệu nhẹ nhàng không đao to búa lớn.
Bở đám sinh viên chúng tôi đến từ những khoa khác nhau, nên thầy hoàn toàn không giảng những lý luận uyên thâm.
Thầy nói từng âm từng chữ trong tiếng Trung đều có tính sắp xếp kết hợp mạnh, cách ngắt câu khác nhau, ý nghĩa cũng khác nhau. Thậm chí còn thường thấy những câu đọc xuôi cũng được, mà đọc ngược cũng xong.
Ví dụ như “Trẻ con ăn rau cải không thể hư hỏng” câu này sau khi sắp xếp tập hợp lại, có thể trở thành: “Trẻ con không thể ăn rau cải hư hỏng”, “Trẻ con hư hỏng không thể ăn rau cải” đều có nghĩa cả.
Lại có thể trở thành “Rau cải ăn trẻ con không thể hư hỏng”, tuy rằng câu này chỉ có thể xuất hiện trong mấy phim kinh dị.
Tiếng Anh phân làm các thời thì, là bởi coi trọng thời gian, vì vậy nó là ngôn ngữ mang tính khoa học; tiếng Trung không có thời thì, vì người Trung Quốc không chú trọng thời gian, không có quan niệm về thời gian.
“Đó là tán nhăng cuội thôi. Một động từ có ba cách viết, đúng là nhàn cư rửng mỡ. Thêm vào một từ biểu thị thời quá khứ chẳng phải là xong sao, hà tất phải khổ sở phân biệt. Đời người các thứ phải học nhiều vô vàn, đừng để động từ làm khó mình.” Thầy mỉm cười. “Đây chính là Phật.”
Tiếng Anh nói a book, a desk, a car, a tree, a man... đều chỉ có một chữ “a”, đơn giản; tiếng Trung lại có cách nói một cây, một hạt, một tờ, một cái, một quyển, một chiếc, một cỗ..., quá phức tạp.
“Đó là bởi người Trung Quốc biết vạn sự vạn vật đều có tính đặc trưng riêng, vì vậy đơn vị đo lường phải khác nhau, biểu thị sự tôn trọng.” Thầy cười lớn. “Đây chính là Đạo.”
Sức sống của tiếng Trung rất mạnh, một từ có thể có bao nhiêu nghĩa quan hệ mật thiết với từ tính của nó.
“Bạn sinh viên nào có thể lấy một ví dụ? Nếu lấy hay, tôi sẽ đích thân viết hai chữ ‘Tài tử’ tặng bạn đó.”
Thầy nói đùa: “Lên mạng bán, có lẽ cũng đáng mấy tiền đấy.”
“Chữ bút lông của vị giáo sư này cực kỳ đẹp,” Noãn Noãn thì thầm nói với tôi, “Lương Lương, thử xem?”
Tôi lắc đầu.
Tôi là người khiêm tốn, lẽ nào tài hoa của tôi cao tám đấu cũng phải để mọi người biết đến hay sao?
Cậu em khóa dưới đột nhiên giơ tay, làm tôi sợ thót tim, thầm nghĩ tên tiểu tử này điên rồi.
Chỉ thấy thầy giáo gật đầu nói: “Mời.”
“Sàng tiền minh nguyệt quang, mỹ nữ lai thưởng quang; y phục thoát quang quang, cộng độ hảo thời quang,” Cậu ta đứng dậy nói. “Bốn chữ ‘quang’ này đều có ý nghĩa khác nhau.”
“Bạn sinh viên này đến từ Đài Loan phải không?” thầy hỏi.
“Dạ.” Cậu ta gật đầu.
“Thật có dũng khí,” thầy giáo lại cười ha hả, “thiếu niên anh hùng.”
Xấu hổ quá, thật đáng xấu hổ. Tôi không ngẩng nổi đầu dậy.
“Vậy lát nữa thầy viết cho em chữ ‘tài tử’ hay ‘thiếu niên anh hùng’ nhỉ?” cậu ta nhỏ giọng hỏi tôi.
“Ngậm mồm vào,” tôi nghiến răng nói.
Thầy giáo tiếp tục để sinh viên Đài Loan cùng sinh viên Bắc Kinh thảo luận về sự khác biệt giữa cách nói hai v
Có người nói, sinh viên Đài Loan nói năng mềm mại nho nhã, ngữ điệu không quá lên bổng xuống trầm, thường dùng từ cảm thán; sinh viên Bắc Kinh nói năng hào khí, ngữ điệu cao, trầm bổng rõ ràng, dùng từ cũng khá tinh giản.
Ví dụ như sinh viên Đài Loan nói “Cậu thật là xinh ấy!”, sinh viên Bắc Kinh sẽ nói “Cậu xinh thật”.
Người ta nói cảm ơn, sinh viên Đài Loan sẽ nói “Đừng khách sáo”; người ta nói xin lỗi, sinh viên Đài Loan sẽ nói Không có gì.
Ngữ điệu luôn kéo bằng, nhỏ nhẹ chậm rãi.
Còn bất kể người ta nói cảm ơn hay xin lỗi, sinh viên Bắc Kinh đều nói “Không sao.”
Câu cuối lên giọng, ngắn gọn, khá có cảm giác hào hùng.
“Chúng ta thử làm một cuộc thử nghiệm nhỏ xem,” sau khi mọi người rào rào nói xong, thầy giáo nói.
Thầy đặt ra một tình huống: Bạn phải đi máy bay tới Bắc Kinh, muốn đi thăm Cố Cung và leo Trường Thành, trước khi ra khỏi nhà nói với mẹ xem phải ngồi máy bay mấy tiếng, mấy giờ tới Bắc Kinh, tới Bắc Kinh xong sẽ gọi về báo đã đến nơi an toàn.
Mọi người lần lượt nói xong, nội dung đều như nhau.
Kết quả phát hiện thấy một đoạn trần thuật gần 50 chữ này có vài chỗ khác nhau về cách nói.
Ví dụ, sinh viên Đài Loan sau cùng nói “Con sẽ gọi về nhà”; sinh viên Bắc Kinh lại nói “sẽ điện lại nhà”.
“Giờ dùng đầu ngón tay đếm xem các bạn vừa nói tổng cộng bao nhiêu chữ?” thầy nói.
Sau khi tính toán bình quân, sinh viên Đài Loan nói 52,4 chữ; sinh viên Bắc Kinh nói 48,
Để đánh giá khách quan, thầy giáo lại đưa ra ba tình huống nữa, kết quả cũng tương tự: trong một đoạn trần thuật gần 50 chữ, sinh viên Đài Loan bình quân dùng nhiều hơn 3 đến 4 chữ.
Tôi thấy không phục, nói với Noãn Noãn: “Mau ra bên ngoài giảng đường. Em nói thế nào?”
“Mau ra ngoài giảng đường.” Noãn Noãn nói.
Đếm ngón tay tính, em nói ít hơn tôi một chữ.
“Cái áo này không tệ,” tôi nói.
“Áo này đẹp đấy,” Noãn Noãn đáp lại.
“Cái áo này đẹp quá mất.”
“Áo này siêu đẹp.”
“Cái áo này quả thực quá tuyệt.”
“Áo này siêu siêu đẹp,” Noãn Noãn cười nói. “Em vẫn dùng ít chữ hơn anh.”
“Em cãi cố. Làm gì có ai nói siêu siêu đẹp.”
“Ở Bắc Kinh nói thế đấy.” Noãn Noãn cười he he.
Cuối cùng thầy giáo lấy tiểu thuyết kiếm hiệp ra làm ví dụ, kết thúc bài giảng buổi sáng hôm nay.
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp, đại hiệp Bắc Kinh vừa bước vào quán trọ đã hét: Đem rượu lại đây!
Còn đại hiệp Đài Loan lại nói: Tiểu nhị, cho ta một bình rượu.
Đã thấy rõ khác biệt chưa?
Đại hiệp Đài Loan thường không bỏ qua chủ từ và thụ từ trong câu, chính là “ta” và “tiểu nhị”; hơn nữa đơn vị đo lường cũng rất rõ ràng, một bình hay một vò, bắt buộc phải phân biệt rõ.
Đại hiệp Bắc Kinh lại đơn giản hơn nhiều, mặc ngươi có là tiểu nhị, tiểu tam hay là chủ tiệm, cứ đem rượu lại đây.
Rượu thì tay ai mang ra mà chả giống nhau.
Vì là ta nói, nên đương nhiên là mang ra cho ta, lẽ nào kêu ngươi đem đi tưới hoa?
Còn về đơn vị đo lường, bất kể dùng bình, vò, vại, chum, cốc, bát, nông hay sâu, cứ đựng được uống rượu là được.
Nếu như luyện đến cảnh giới cao nhất của võ công, đại hiệp Bắc Kinh sẽ chỉ nói: “Rượu!”
Còn đại hiệp Đài Loan dù có đạt đến cảnh giới cao nhất, có lẽ vẫn sẽ nói: “Cho bình rượu.”
Đương nhiên cũng vì vậy mà đại hiệp Đài Loan thường được các quán trọ đặc biệt chào đón.
Bởi chỉ lệnh của đại hiệp Đài Loan rõ ràng, đỡ khiến người ta nhầm lẫn.
Đại hiệp Bắc Kinh chỉ nói đem rượu, nhưng nếu tiểu nhị đem một vò rượu lớn cho đại hiệp Bắc Kinh, bạn đoán xem sẽ ra sao?
“Cái quái gì thế này!” đại hiệp Bắc Kinh tức tối gầm lên. “Ngươi định dìm chết ta đấy à?” Lúc đấy nhất định tiểu nhị sẽ lầm bầm rủa thầm trong miệng cái tên khốn nhà ngài cũng đâu có nói đem ra bao nhiêu rượu.
“Định làm phản hả?” Đại hiệp Bắc Kinh hừ một tiếng bèn rút kiếm ra.
Vì vậy trong tiểu thuyết kiếm hiệp, những trận đánh đấu trong quán trọ thông thường đều xảy ra ở miền Bắc.
Từ xưa Hà Bắc bao tráng sĩ bi ca khảng khái, thường là rượu vào mà đánh nhau, thế còn không bi sao?
“Vậy quán trọ ở Đài Loan thì sao ạ?” một sinh viên hỏi.
“Quán trọ Đài Loan đương nhiên diễn ra nhiều câu chuyện ái tình lâm ly,” thầy cười cười nói. “Các bạn không thấy bán rượu trong quán trọ Đài Loan thường là các tiểu cô nương sao.”
Thầy nói xong, cười rất mờ ám, rồi lập tức thu lại nụ cười, vỗ tay.
“Không tán nhăng cuội nữa, sáng mai chúng ta lại học tiếp phần Văn tự,” thầy nói. “Các bạn mau đi ăn trưa, ăn xong sẽ đi tham quan ngõ cổ.”
Ăn qua quýt bữa trưa trong nhà ăn trường, mọi người lên xe đến thẳng Cổ Lâu, leo lên lầu này có thể nhìn ra thành Bắc Kinh.
Đứng trên Cổ Lâu nhìn ra khu thành cổ Bắc Kinh và những ngõ cổ rối rắm phức tạp, tầm nhìn rất đẹp.
“Trước tiên chúng ta đi dạo gần Thập Sát Hải, cảm nhận một chút,” xuống khỏi Cổ Lâu, thầy Lý nói. “Lát nữa ngồi xe ba bánh dạo ngõ cổ, không cần cuốc bộ nữa.”
Thầy vừa nói dứt, tiếng hoan hô đã ầm ầm vang dội.
Tôi và Noãn Noãn tới cầu Ngân Định, cây cầu đá vòm nối liền Tiền Hải và Hậu Hải của Thập Sát Hải.
Cầu dài chưa đến mười mét, rộng gần tám mét, bên dưới còn có những con thuyền nhỏ xuôi dưới vòm cầu.
Đi từ cầu Ngân Định về phía Hậu Hải, bờ hồ cây cối sum sê, giữa vạt xanh của cây lá điểm xuyến những lầu gác đền chùa cổ kính.
Mặt hồ lặng như gương, phía xa xa, Tây Sơn như ẩn như hiện, vài con thuyền nhỏ lững lờ trôi trên mặt nước, tạo nên một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp.
Tôi cùng Noãn Noãn đi men theo con đường phủ kín bóng cây ven hồ, tuy đang giữa mùa hạ, nhưng lại cảm thấy rất mát mẻ.
Noãn Noãn mua hai bình sữa chua, chia cho tôi một bình, chúng tôi ngồi bệt xuống đất, cùng phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh hồ.
Dòng thời gian dường như chảy chậm lại, gần như ngưng đọng.
Tôi uống một ngụm sữa chua, mùi vị rất tuyệt, cảm giác giống yagurt của Đài Loan.
“Em từng trượt băng ở đây rồi đấy,” bẵng một lúc, Noãn Noãn lên tiếng.
“Trượt băng?” Nhìn nước hồ xanh vắt màu ngọc bích trước mắt, tôi không khỏi thắc mắc: “Ở đây có sân trượt băng sao?”
“Mùa đông đến, mặt hồ kết băng, chẳng phải là sân trượt băng thiên nhiên còn gì?” Noãn Noãn cười khúc khích.
“Quả nhiên ve hè không biết đến băng,” tôi nói, “một người sống ở Đài Loan như anh rất khó tưởng tượng nổi.”
“Anh biết trượt băng không?” Noãn Noãn hỏi.
“Anh chỉ biết ăn băng thôi, không biết trượt băng.” Tôi cười hì hì, “Đến sân trượt băng anh còn chưa thấy nữa là.”
“Bao giờ có cơ hội, anh về quê em, em dạy anh trượt băng.”
“Được thôi. Em phải dạy kiểu, dắt tay anh, rồi nói anh giỏi thật, anh là thiên tài ấy.”
“Mơ đấy à. Em sẽ xuống, rồi mặc kệ anh, còn đứng bên cạnh mắng anh ngốc, làm thế anh sẽ học nhanh lắm.”
“Em mà dạy như thế, anh không học nữa.”
“Không được, anh phải học.”
“Sao chứ?”
“Em muốn nhìn anh ngã.” Noãn Noãn nói xong liền cười rũ.
“Em thật là xấu gớm,” tôi nói.
“Tính từ này thì sát thực hơn rồi đấy.” Noãn Noãn vẫn cười không dứt.
Chúng tôi lại đứng dậy tùy hứng dạo bộ, đi dạo ở đây thật là thoải mái.
“Em đã ở Bắc Kinh năm mùa đông rồi, mùa đông nào cũng đến đây trượt băng,” Noãn Noãn nói.
“Em tốt nghiệp đại học rồi á?” tôi hỏi.
“Vâng,” Noãn Noãn gật đầu, “sắp nghiên cứu sinh năm hai rồi, giờ này năm sau là em đi làm rồi.”
“Làm ở Bắc Kinh à? Hay về quê?”
“Chắc là vẫn ở lại Bắc Kinh làm việc.” Noãn Noãn như thở dài, nói: “Thời gian xa nhà càng dài, đường về nhà càng xa.”
“Nếu như em ở Bắc Kinh làm việc, anh sẽ đến Bắc Kinh tìm em,” tôi nói.
“Thật không?” Noãn Noãn mắt sáng bừng.
“Ừ.” Tôi gật đầu.
“Thế thì tốt quá, ở Bắc Kinh còn nhiều thứ hay lắm, em sẽ chỉ anh xem.” Noãn Noãn rất hứng thú. “Hay nhất là chúng ta có thể lại đi ăn món Tứ Xuyên, món Trùng Khánh, để anh cay ngất đi, chắc chắn là rất vui.”
“Nếu như vậy, anh sẽ lập tức về Đài Loan.”
“Không được, em cứ không cho anh về.”
Noãn Noãn cười rất vui vẻ, nét buồn vừa nãy phảng phất qua mắt em thoắt cái đã tiêu tan.
Trong lòng tôi lại cứ nghĩ đến lần sau gặp lại em ở Bắc Kinh, không biết sẽ thế nào?
Cũng không biết là khi nào nữa?
Và chúng tôi lúc đó, còn có thể ngây thơ đơn giản như bây giờ được không?
“He, nếu như em về quê làm việc, thì anh không tới tìm em nữa à?” Noãn Noãn đột nhiên cất lời.
“Anh không biết Hắc Long Giang là nơi thế nào.” Tôi nghĩ ngợi một lúc, nói tiếp: “Có khi phải leo qua mấy ngọn núi tuyết, nhảy qua mấy con sông băng, chưa biết chừng đi đến hơn nửa tháng mới gặp một bóng người, hơn nữa người ở đó còn không biết nói tiếng phổ thông. Quan trọng là anh không biết săn bắn, không biết phải lấy gì nhét bụng đây.”
“Xem anh tưởng tượng về Hắc Long Giang thế nào kìa,” Noãn Noãn nói. “Hắc Long Giang cũng tiến bộ lắm đấy.”
Xem ra ấn tượng của tôi về Hắc Long Giang e rằng đã dừng lại ở cuối đời Thanh, mà có khi còn sớm hơn nữa.
“Nếu như Hắc Long Giang thật như anh hình dung, thì anh còn đến không?”
Noãn Noãn dừng bước, quay lại đối diện tôi.
“Noãn Noãn.” Tôi cũng dừng bước.
“Ưm?”
“Anh sẽ đến.” Tôi bật cười.
Noãn Noãn cũng cười, nụ cười thật rạng rỡ, như ánh mặt trời mùa đông, tươi sáng mà ấm áp.
Tôi thành thật tin rằng, để thấy lại nụ cười rực rỡ của Noãn Noãn, đến Himalaya tôi cũng sẽ đi.
“Nhưng em phải dạy anh săn bắn trước đã,” tôi nói.
“Cứ không đấy,” Noãn Noãn nói, “tốt nhất cứ để gấu đen cắn chết anh.”
“Gặp gấu đen thì giả chết chứ sao, gì chứ giả chết thì anh có nghề lắm.”
“Còn cả hổ Đông Bắc nữa.”
“Ờm...” tôi nói, “có khi anh không đi thì hơn.”
“Không được, anh vừa hứa sẽ tới mà.”
“Hứa bừa cũng có phạm pháp đâu.”
“Này.”
“Được rồi. Anh đi,” tôi nói. “Nhỡ may gặp phải hổ Đông Bắc, anh sẽ nói lý với nó.”
“Hổ Đông Bắc không hiểu tiếng người đâu.”
“Để gặp em, anh nghìn dặm xa xôi, vượt núi băng ghềnh, chắc chắn khiến ông Trời cảm động. Ông Trời đã thấm thía cảm động rồi, huống chi là hổ Đông Bắc. Có khi nó còn ngậm ngùi xúc động chỉ đường cho anh cũng nên.”
“Đấy là vì nó đói muốn xỉu rồi, đột nhiên thấy thức ăn dâng đến miệng, nên ngậm ngùi xúc thì có,” Noãn Noãn vừa nói vừa cười. Tôi thấy thú vị, cũng cười hùa theo.
Tôi với Noãn Noãn vừa đi vừa cười nói, lại trở về cầu Ngân Định.
Thầy Lý đã tìm được hơn hai mươi chiếc xe xích lô, cứ hai sinh viên ngồi một xe.
Thầy để sinh viên lên xe trước, rồi đi dặn dò từng xe một, không biết nói những việc gì.
Thầy đến bên xe chở tôi và Noãn Noãn, chào người lái xe là bác phu, rồi dặn dò: điểm cuối cùng là Cung Vương Phủ, dọc đường đi nếu chúng tôi thích có thể tùy lúc xuống xe thăm thú, nhưng không được quá lâu.
“Cứ dạo từ tốn, thảnh thơi tản bộ.” Thầy Lý mỉm cười với chúng tôi.
Xe xích lô vừa lăn bánh, Noãn Noãn bèn nói em đến Bắc Kinh lâu vậy rồi nhưng đây là lần đầu tiên được ngồi xe ba bánh đi dạo ngõ cổ.
“Giống cô gái lớn rồi ngồi kiệu hoa ấy,” tôi nói.
“Hả?”
“Đều gọi là lần đầu tiên.”
“Anh nhạt thật đấy.” Noãn Noãn trừng mắt lườm tôi.
“Thưa ông, nghe giọng ông, chắc là người miền Nam?” Bác phu đột nhiên lên tiếng.
“Bác cứ gọi cháu bình thường thôi ạ.” Nghe bác ta gọi ông mà tôi rủn hết cả người. “Cháu từ Đài Loan tới.”
“Thảo nào,” bác phu nói, “người Đài Loan các ngài lịch sự lễ phép lắm, con người rất tốt.”
Tôi ngượng ngùng cười, rồi quay sang Noãn Noãn nói: “He, bác ấy nói anh rất lịch sự lễ phép đấy.”
“Đấy là khách sáo thôi,” Noãn Noãn dửng dưng nói.
“Cô gái ơi, hoàn toàn không khách sáo đâu.” Bác phu cười cười.
“Nghe thấy chưa, cô gái?” Tôi lấy làm đắc ý.
Không ngờ gọi tôi là ông, mà gọi Noãn Noãn chỉ là cô gái, thoắt cái đã cách tới cả hai thế hệ, điều này khiến tôi rất đắc ý.
“Tôi thấy ông đây rất vui tính,” bác phu nói.
“Vì hôm nay thời tiết đẹp quá đấy ạ!” Thấy còn chưa đã, tôi không kìm nổi dang rộng hai tay hét lớn: “Quả thực quá đẹp ấy!”
“Trẻ con,” Noãn Noãn nói.
“Cô gái, cô nói gì?” tôi hỏi.
Noãn Noãn quay đi không thèm đếm xỉa đến tôi nữa, nhưng không lâu sau lại bật cười khúc khích.
“Đúng là trẻ con,” Noãn Noãn quay sang, nhắc lại.
Mấy trăm mét bên ngoài rợp trời nhà cao tầng chen chúc, trên đường tiếng còi xe huyên náo, đèn neon thi nhau nhấp nháy; nhưng chỉ cần rẽ vào ngõ cổ, ta liền như được trở về mấy trăm năm trước, bắt gặp cuộc sống đơn sơ, giản dị của người dân Bắc Kinh.
Bà lão ngồi nghỉ lim dim trước tứ hợp viện, ông lão ngồi kéo đàn nhị trong đại tạp viện, những con người này vẫn không hề bị cuốn đi theo dòng chảy của thời đại.
Từ đường cái rẽ vào ngõ cổ, tựa như đi qua đường hầm thời gian, chiêm ngưỡng hai thời đại khác nhau.
Ở đây không có tiếng xe, có chăng chỉ là những tiếng rao hàng trầm bổng réo rắt của những người bán rong.
Những bức tường và mái ngói phủ rêu xanh, những cánh cửa sơn đỏ loang lổ, những vòm cửa tróc lớp sơn vàng, những hốc trụ cửa sâu trũng, nét cổ xưa hiển hiện mọi nơi trong ngõ cổ.
Tôi và Noãn Noãn xuống xe, bước vào một đại tạp viện, những người sống trong đó rất thân thiện chuyện trò với chúng tôi vài câu.
Những thanh dầm mờ sơn, những bức tường sứt góc, đều khiến chúng tôi say mê nhìn ngắm.
Bác phu xe kể cho chúng tôi mọi thứ về ngõ cổ, bác nói còn có những con ngõ rộng chưa đầy nửa mét.
“Người hơi béo một chút là lách không nổi rồi,” bác cười nói.
“Vậy nếu như hai người gặp nhau trong ngõ thì phải làm thế nào?” tôi quay sang hỏi Noãn Noãn.
“Dùng khinh công vậy,” Noãn Noãn cười nói, “phóc một cái là nhảy qua luôn.”
“Nhỡ hai người đều biết khinh công thì sao?” tôi nói. “Thế chẳng phải phóc phóc hai cái rồi binh một tiếng à.”
Noãn Noãn mang vẻ mặt vừa tức vừa buồn cười; còn bác phu thì bật cười ha hả, tiếng cười vang mãi khắp con ngõ.
Trong lúc cười cười nói nói, tôi bị mùi thơm thức ăn xào nấu bên đường thu hút, Noãn Noãn cũng chăm chú nhìn.
“Em muốn ăn không?” tôi hỏi Noãn Noãn.
Noãn Noãn hơi ngượng nghịu, gật gật đầu.
Tôi bảo bác phu dừng xe, tiến lại gần bên cạnh chảo dầu có một khối bột lớn đã nhào kỹ.
Hỏi là gì, thím bán hàng mới nói đây là bánh rán sữa, rồi thím véo một ít bột, dùng tay nặn thành hình tròn, thả bột vào chảo dầu cho nở to thành hình quả bóng, đến khi quả bánh có màu vàng ươm thì vớt ra, lại cho lăn qua đường trắng.
Tôi mua một ít đem về xe, chia cho Noãn Noãn cùng ăn.
Bánh rán sữa ngoài giòn trong non, vừa mềm lại vừa mịn, cắn một miếng hương sữa tỏa ra thơm phức.
Bác phu đạp xe đều đều, thỉnh thoảng còn ngâm nga hát khẽ.
Tôi và Noãn Noãn vừa ăn vừa nói chuyện, vừa nhìn ngắm xung quanh.
Ở một góc ngõ hẻm thế này, rất khó có cảm giác thời gian đang trôi đi, tinh thần cũng dễ dàng tĩnh lặng lại.
“Đến Cung Vương Phủ rồi.” Bác phu dừng xe.
Thầy Lý đứng trước Cung Vương Phủ điểm lại số người, thấy vẫn thiếu hai người nữa.
Một lúc sau, một chiếc xích lô chở cậu em khóa dưới tôi và Vương Khắc được bác phu hùng hục đạp đến với tốc độ nhanh nhất.
Tôi bước lại cốc cho cậu ta một cái, cậu ta làm mặt khổ sở kêu không phải quên thời gian, mà là bị lạc đường.
Hóa ra cậu ta và Vương Khắc xuống xe đi bộ vào tham quan các ngõ, càng đi lại càng xa, càng xa lại càng rối rắm, càng rối rắm lại càng loạn, kết quả mệt lử giữa mấy con ngõ chằng chịt, Vương Khắc còn sợ quá bật khóc.
May mà về sau có một cụ già tốt bụng dẫn hai bọn họ
Cung Vương Phủ tuy nổi danh nhờ được vua Hàm Phong ban thưởng cho Cung Thân Vương Dịch Hân, nhưng thực sự khiến nơi đây trở nên nổi tiếng lại là vì đây từng là dinh cơ của vị sủng thần của vua Càn Long – Hòa Thân.
“Văn hóa Vương Phủ là sự kéo dài của văn hóa Cung đình, Cung Vương Phủ lại là tòa vương phủ được bảo tồn hoàn chỉnh nhất hiện nay. Bởi vậy còn có câu nói ‘Một tòa Cung Vương Phủ, nửa bộ sử Thanh triều’.” Thầy Lý mỉm cười nói tiếp: “Các bạn sinh viên cứ từ tốn thăm thú. Có hứng nghe chuyện thì lát nữa đi với tôi.”
Vừa nghe thầy Lý nói vậy, mọi người đều nhất loạt bám đuôi theo thầy.
Trên đường đi, cảnh vật thanh bình tuyệt đẹp, sắc xuân ngập tràn, ngoài phủ rõ ràng đang nóng oi ả, mà bên trong lại mát mẻ vô cùng. Thầy Lý kể về các kiểu kiến trúc, như cổng vòm kiểu Âu ở cửa hoa viên, vào thời đó ở Bắc Kinh chỉ có ba cánh cổng như vậy; các lầu kịch được xây toàn bằng gỗ, ngay đến một cái đinh cũng không dùng; Bát Sảnh với những mái ngói đầy họa tiết chữ Vạn 卍 của Phật giáo và hình vẽ con dơi (ý chỉ vạn phúc), ngay đến hình dáng bên ngoài cũng tựa như một con dơi đang sải cánh; Lưu Bôi Đình nơi Hòa Thân và các văn nhân nhã sĩ thưởng rượu, bên dưới đình có những rãnh hẹp uốn lượn, ly rượu trôi trên mặt nước, dừng trước mặt ai người đó phải làm thơ, không làm được liền bị phạt rượu; Yêu Nguyệt Đài trên giả sơn, lấy ý thơ “Cử yêu bôi minh nguyệt, đối ảnh thành tam nhân” của Lý Bạch; hai hành lang dốc đứng nối liền Yêu Nguyệt Đài gọi là “Thăng Quan Lộ”, Hòa Thân thường đi qua Thăng Quan Lộ, nên mới từng bước từng bước leo cao đến vậy. Cuối cùng là đến cửa Mật Vân Động, thầy Lý nói: “Tiếp theo là bia Phúc Tự. Hãy quan sát kỹ chữ Phúc trên bia, thử xem có thể nhìn ra mấy chữ.”
Đám chúng tôi từng người nối đuôi nhau bước vào động, Noãn Noãn đi trước đột nhiên vòng lại nấp sau tôi, nói: “Anh đi trước đi.”
“Vì sao?” tôi hỏi.
“Phía trước tối lắm, em sợ ngã,” Noãn Noãn cười nói.
“Anh cũng sợ chứ.”
“Đừng nhiều lời nữa.” Noãn Noãn khẽ huých nhẹ tôi. “Mau đi thôi.”
Mật Vân Động nằm dưới giả sơn, tuy có chút ánh đèn nhưng vẫn rất tối tăm.
Nơi sáng nhất trong động chính là tấm bia Phúc Tự, bởi dưới bia được lắp đèn vàng.
Tôi tiến gần lại xem, bia được che bằng một tấm kính, rất nhiều người không sờ được bia bèn sờ tấm kính cho thỏa nguyện vọng.
Tôi không sờ mà chỉ nhìn chăm chăm vào chữ Phúc một hồi, rồi đi ra.
“Em nhìn được mấy chữ?” tôi hỏi Noãn Noãn.
“Em tuệ căn mỏng, chỉ thấy một chữ thôi.” Noãn Noãn hỏi: “Thế còn anh?”
“He he.”
“Thôi đừng vờ vịt đi, anh cũng chỉ nhìn thấy một chữ Phúc thôi chứ gì,” Noãn Noãn nói.
“Bị em đoán trúng rồi.” Tôi bật cười.
Thầy Lý thấy mọi người đều đã ra đủ, kêu mọi người tập trung lại, rồi nói: Bia Phúc Tự có hơn ba trăm năm lịch sử, do đích thân vua Khang Hy chấp bút; bên trên còn có ấn tỷ của Khang Hy. Trong thành Bắc Kinh, Khang Hy chỉ đề có ba chữ, hai chữ còn lại chính là “Vô Vi” trên bức hoành trong điện Giao Thái của Tử Cấm Thành, nhưng Vô Vi lại không được đóng ấn tỷ của Khang Hy. Thái hậu Hiếu Trang mẹ vua Khang Hy, trước đại thọ sáu mươi đột nhiên lâm bệnh nặng, thái y bó tay hết cách, Khang Hy bèn viết chữ Phúc này để cầu phúc cho mẹ, Thái hậu Hiếu Trang nhận được chữ Phúc, quả nhiên khỏi bệnh. Tấm bia này là quốc bảo Đại Thanh, luôn được cất giữ trong Tử Cấm Thành, nhưng đã biến mất một cách thần bí vào thời Càn Long, không ngờ sau lại xuất hiện trong hoa viên sau của Hòa Thân. Vì sao Hòa Thân lại có nó trong tay vẫn là một bí ẩn không ai biết. Nhưng khi vua Gia Khánh lục soát nhà Hòa Thân, chắc chắn đã phát hiện ra vật quốc bảo bị mất này, vì cớ gì lại không mang đi?
Thầy Lý chỉ ngọn giả sơn, kêu mọi người quan sát tỉ mỉ hình dạng ngọn núi, rồi nói tiếp: Tương truyền kinh thành có hai dòng long mạch, một dòng nằm giữa Tử Cấm Thành, một dòng là sông Hộ Thành, Cung Vương Phủ nằm chính tại điểm giao nhau của hai dòng long mạch, do đó động bia có thể gây động long mạch. Lại nhìn ngọn giả sơn này, mọi người đã nhìn ra dáng rồng chưa? Trên giả sơn có hai miệng ang, có ống dẫn nước vào trong ang, nhưng ang có lỗ thủng. Nước từ đáy ang chảy xuống giả sơn, đá núi lâu năm ẩm ướt bèn mọc đầy rêu xanh, tạo thành Thanh Long, Thanh Long lại là rồng nhà Thanh. Bia Phúc Tự đặt ở động dưới núi, tuy chỉ cao hơn một mét, nhưng dài gần tám mét, gần như xuyên suốt cả ngọn giả sơn; nếu như đem tấm bia đi, ngọn giả sơn sẽ bị sụp, Thanh Long cũng sẽ bị hủy. Gia Khánh sao có thể cắt đứt long mạch Đại Thanh cũng như hủy hoại Thanh Long chứ? Vì vậy vua Gia Khánh ôm hận dùng đá lấp kín cửa Mật Vân Động. Năm 1962, khi trùng tu Cung Vương Phủ, các nhà khảo cổ mới vô tình phát hiện tấm bia Phúc Tự thất lạc đã lâu này trong động.
“Tới Cố Cung phải tận hưởng vương khí, tới Trường Thành phải tận hưởng bá khí, tới Cung Vương Phủ phải tận hưởng phúc khí. Mong rằng các bạn đều có thể hưởng được đầy mình phúc khí,” thầy Lý cười nói. “Còn về chữ Phúc này bao gồm bao nhiêu chữ? Cứ về rồi dần dần cân nhắc. Bây giờ mọi người tự do đi thăm quan, nửa tiếng sau tập trung ở cửa lớn.”
Cả đám sinh viên lần lượt tản ra, tôi và Noãn Noãn đi về phía xa vắng lặng, tới Mẫu Đơn Viện trong Thùy Hoa Môn.
Chính giữa Mẫu Đơn Viện có một cái hồ nhỏ, chúng tôi bèn ngồi nghỉ trên mấy tảng đá ven hồ.
“Chúng ta đều chỉ nhìn ra một chữ Phúc, như thế liệu có hưởng phúc được không?” Noãn Noãn nói.
“Ờ...” tôi thoáng nghĩ ngợi, “cũng không biết nữa.”
Mà tôi còn chẳng sờ vào tấm kính, không khéo tấm kính đã hút hết phúc khí của tấm bia Phúc Tự rồi cũng nên.
“Noãn Noãn,” tôi giơ má trái lại gần em, “làm đi, anh không ngại đâu.”
“Hả?”
“Vừa nãy em chắc chắn đã sờ vào tấm kính ấy, giờ lấy tay em sờ sờ mặt anh đi.”
“Anh mơ đấy à,” Noãn Noãn nói, “hơn nữa em cũng có sờ kính đâu.”
“Anh!” Cậu em khóa dưới tiến lại, nói: “Để em đến phục vụ anh.” Nói rồi, cậu ta chu mỏ, xồ vào tôi.
“Làm cái gì đấy?” Tôi đẩy cậu ta ra.
“Ở trong động em bị vồ ếch, vừa may hôn đúng vào tấm kính. Nào để em chia sẻ cho anh ít phúc khí.” Cậu ta lại chu mỏ xông tới.
“Muốn chết à.” Tôi lách qua, giơ chân đạp cho cậu ta một cái vào mông.
Cậu ta cười ha hả, vừa cười vừa chạy lại bên Vương Khắc.
“Ít nhiều gì thì cũng được hưởng chút phúc khí mà,” Noãn Noãn nói.
“Thực ra...”
Noãn Noãn ngắt lời tôi, nói: “Anh đừng có nói mấy câu kỳ quái nữa, kẻo làm phúc khí sợ quá chạy mất dép đấy.”
“Ờ.” Tôi ngậm miệng lại.
Noãn Noãn thấy tôi không nói gì nữa, bèn nói: “Thôi anh có gì thì nói đi.”
“Anh sợ nói ra mấy câu kỳ quái.”
“Nếu như kỳ thật, thì em đành chấp nhận vậy.” Noãn Noãn bật cười.
“Vừa rồi anh muốn nói, thực ra có đến Cung Vương Phủ hay không cũng chẳng thành vấn đề, vì đến Bắc Kinh lần này quen được em, đã là một cái phúc lớn rồi.”
Noãn Noãn mỉm cười ngượng nghịu, khẽ đưa mắt nhìn ra hồ.
Tôi thấy em không nói gì, cũng không nói nữa, ánh mắt cũng dần dần hướng ra hồ.
“Dưới hồ có cá đấy,” rất lâu sau, Noãn Noãn rốt cuộc cũng lên tiếng.
Trên mặt nước có năm sáu con cá nhỏ dài chừng ba xăng ti mét đang bơi lội tung tăng ven bờ, Noãn Noãn nhúng tay phải xuống nước, đùa giỡn theo đàn cá.
Tôi cũng nhúng tay phải xuống hồ, lúc thì đùa phía sau chúng, lúc lại vượt lên chặn đầu.
“Ấy, anh đừng có làm thế, làm cá sợ bây giờ,” Noãn Noãn cười nói.
“Thế em sợ rồi à?” tôi hỏi.
Noãn Noãn không trả lời, chỉ khẽ gật đầu.
“Ừm... vậy...” tôi hơi bứt rứt không yên, “anh chỉ là nói ra chút cảm nghĩ thôi, em đừng bận tâm nhé.”
“Không sao,” Noãn Noãn nói.
Tay phải của tôi và Noãn Noãn vẫn đang ngâm trong nước, khựng lại không động đậy, như thể trong không khí có một thứ cảm giác tinh khiết, chỉ cần khẽ khuấy động mặt nước hoặc thu lại tay về sẽ có thể phá hỏng sự tinh khiết ấy.
“Sao miệng anh hôm nay nói ngọt thế?” Noãn Noãn nói. “Anh nói thật xem, có phải vì ăn
“Cũng có thể,” tôi nói.
“Ăn xong bánh rán sữa, đến giờ hương vẫn còn lưu trong miệng em đây này.” Noãn Noãn nhoẻn miệng cười.
“Anh cũng thế,” tôi nói. “Nhưng dù anh có ăn một đĩa lớn đậu phụ thối, miệng thối thì cũng vẫn sẽ nói thế. Vì đấy không phải lời đầu môi chót lưỡi, mà xuất phát từ trong lòng anh.”
Sau đó là một quãng im lặng.
Tôi nhìn đồng hồ, quyết định phá vỡ bầu không khí im lặng, nói: “Noãn Noãn, cũng gần đến giờ tập trung rồi đấy.”
Noãn Noãn thu tay phải lại, đứng lên.
Tôi cũng đứng lên, xoay xoay cổ cho đỡ mỏi vì ngồi lâu.
Tay trái Noãn Noãn đang rút khăn giấy khỏi túi, tôi đột nhiên nói: “Đợi chút.”
“Hả?” Noãn Noãn dừng tay lại, nhìn tôi.
“Em xem,” tôi chỉ xuống hồ nước, “hồ nước này giống cái gì?”
Noãn Noãn quay đầu quan sát chăm chú hồ nước, rồi khẽ kêu thầm một tiếng: “Giống con dơi.”
“Cuối cùng chúng ta cũng hưởng được phúc khí rồi.” Tôi cười hả hê. “Đừng lau tay khô đấy.”
Đi được mấy bước, Noãn Noãn bỗng lấy tay phải búng nước lên mặt tôi, cười cười nói: “Cho mặt anh cũng được hưởng chút phúc khí.”
Những giọt nước làm mắt kính tôi bị lóa, gỡ kính xuống lau khô rồi đeo lại, Noãn Noãn đã chạy đi xa tít.
Đến khi tôi tới được cửa lớn Cung Vương Phủ tìm Noãn Noãn định báo thù, tay phải cũng đã khô cong.
Thầy Lý dẫn cả đoàn đến một khu ngõ cổ vắng vẻ, bữa tối sẽ là những món ăn thường ngày của người Bắc Kinh.
Cửa tiệm không lớn lắm bị đám sinh viên chúng tôi ngồi cho chật ních.
Bác chủ tiệm biết một nửa số chúng tôi là từ Đài Loan tới, bèn đi từng bàn hỏi: “Có ăn quen không?”
“Có phải ăn không quen thì không cần trả tiền không?” tôi quay sang hỏi Noãn Noãn.
“Nói bé thôi.” Noãn Noãn lấy cùi chỏ huých huých tôi.
“Có phải ăn không quen...” tôi tăng cao âm lượng.
“Này!” Noãn Noãn hốt hoảng, kéo mạnh tay áo tôi, làm đũa trên bàn rơi hết xuống đất, phát ra tiếng kêu khô khốc.
Bác chủ bước lại, hỏi tôi và Noãn Noãn: “Ăn có quen không?”
“Quen lắm, rất quen, cực kỳ quen bác ạ,” Noãn Noãn vội vàng trả lời.
“Thực ra là không quen lắm,” tôi nói. “Cháu không quen ăn mấy đồ ngon thế này, cứ thấy có gì đó không thật, cứ như trong mơ vậy.”
Bác chủ ngây người một lúc, rồi bật cười ha hả, vỗ vai tôi nói: “Chàng trai tốt, đúng là một chàng trai tốt.”
“Anh cứ phải nói linh tinh mới ăn được cơm đấy à?” Giọng Noãn Noãn có chút bất lực.
“Quen lắm, rất quen, cực kỳ quen,” tôi cười cười nói, “em lợi hại đấy, ba kiểu quen hợp nhất, đúng là vô địch”
Noãn Noãn và một miếng cơm, cũng tự thấy buồn cười, không nhịn nổi nữa, bật cười khúc khích.
Bữa cơm rất thịnh soạn, có bắp cải luộc, đậu phụ tiêu cay, tôm rang, chân giò tỏi, thịt thái chỉ xốt xì dầu đặc sản Bắc Kinh, vân vân, món nào hương vị cũng đậm đà lại rất trôi cơm, khiến tôi ăn liền ba bát.
Thầy Lý bước đến bàn chúng tôi, mỉm cười nói: “Ông chủ tiệm vừa nói với thầy hôm nay giảm giá vịt quay, có làm chút không?” Mọi người tức khắc đặt đũa xuống, vỗ tay rào rào. Cứ thế hết bàn này đến bàn khác dậy lên tiếng vỗ tay.
Xem ra bọn sinh viên chúng tôi quả thật đã được hưởng phúc rồi.
Ăn xong, rời khỏi tiệm, bác chủ tiệm còn ra tận cửa tiễn chúng tôi.
Tôi nói với bác: “Hoan nghênh lần sau lại tới chơi Bắc Kinh.”
Bác chủ tiệm lại cười ha hả nói: “Thằng nhóc này được lắm.”
Tôi ăn quá no, vừa lên xe đã ngồi phịch xuống ghế, bị Noãn Noãn mắng: “Đồ tham ăn.”
Lúc xuống xe, cũng phải nhờ cậu em khóa dưới kéo dậy, tôi mới đứng lên được.
Mọi người dường như đã thành nếp, kết thúc một ngày hoạt động, quay về trường tắm giặt xong, lại tập trung tại giảng đường.
Cậu em khóa dưới mua một cái áo phông có in chữ Phúc, đem trải lên bàn cho mọi người rầm rộ nghiên cứu cái chữ.
“Đã ngẫm nghĩ ra chưa?” thầy Lý bước vào hỏi.
“Vẫn chưa ạ,” mọi người đồng thanh trả lời.
“Bộ bên phải là cách viết chữ ‘Thọ’ trong Lan Đình Tự của vua Khang Hy,” thầy Lý vừa chỉ vừa nói. “Bộ bên trái giống chữ ‘Tử’ và chữ ‘Tài’, góc trên bên phải nét bút giống chữ ‘Đa’, góc dưới bên phải là chữ ‘Điền’, nhưng chữ Điền này lại không đóng bộ khẩu, thầm chỉ phúc lành vô biên.”
Mọi người gật đầu lia lịa, như đã ngộ ra chân lý.
“Chữ Phúc này bao gồm chữ Tử, Tài, Đa, Điền, Phúc, Thọ, ý chỉ đa tử, đa tài, đa điền, đa phúc, đa thọ,” thầy Lý cười, “đã hiểu chưa?”
“Tâm cơ của Khang Hy thật sâu xa,” tôi nói.
“Đừng nói linh tinh đi,” Noãn Noãn nói.
“Hòa Thân mới được gọi là có tâm kế, thông minh tuyệt đỉnh. Chỉ đáng tiếc, ông ta có hướng cầu phúc, có đạo hưởng phúc, nhưng lại không biết tích phúc. Do vậy tuy vinh hoa một đời, lại là người nhiều phúc, cuối cùng vẫn rơi vào kết cục tự vẫn, nhà cửa bị tịch thu.” Thầy Lý ngừng một lúc, nói tiếp: “Ý nghĩa thực sự của phúc, thực chất là tích phúc.”
Thầy Lý nói xong, đoạn dặn dò mọi người mau về nghỉ ngơi sớm, rồi rời khỏi giảng đường.
Đám chúng tôi buôn chuyện một chập nữa, mới ai về phòng nấy.
Cậu em khóa dưới vừa về đến phòng liền mặc ngay chiếc áo phông chữ Phúc. Từ Trì còn lại gần sờ một vòng.
“Thoải mái quá,” cậu em nói, “Anh, anh cũng ra đây sờ đi.”
Tôi chẳng buồn để ý đến cậu ta.
“Anh, em còn mặc cả quần sịp chữ Phúc đây này,” cậu ta lại nói. “Không sờ thật à?”
“Đồ biến thái!” tôi túm lấy gối đập cho cậu ta mấy cái vào đầu.
Cậu ta cười ha hả, Từ Trì và Cao Lượng cũng cười phá lên.
Tôi nằm trên giường, ngẫm nghĩ về lời thầy Lý vừa nói: Ý nghĩa thực sự của phúc, thực chất là tích phúc.
Nếu như nói quen với Noãn Noãn thật sự là cái phúc của tôi, vậy lại phải tích phúc thế nào đây?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook