Câu Chuyện Ngày Xuân
Quyển 2 - Chương 8: Cuộc sống như vậy còn gì hạnh phúc bằng

Chiều thứ bảy được nghỉ học, Tư Tồn trở về ký túc thu dọn đồ đạc và tạm biệt các chị em trong phòng.

Vừa ra khỏi cổng trường, cô đã thấy bóng dáng Mặc Trì đang chống nạng gỗ đứng đó chờ. Cô gọi tên Mặc Trì rồi lao về phía anh. Mặc Trì mỉm cười giơ tay đỡ lấy cô.

Mấy cậu bé học sinh tiểu học đi ngang qua, khuôn mặt lấm tấm mồ hôi sau một hồi đùa nghịch. Nhìn thấy Mặc Trì, chúng thì thầm với nhau điều gì đó rồi đột nhiên đồng thanh hét lớn: “Thằng què, thiếu một cái chân, đi đường tha hồ mà ngã nhé!” Chúng còn nhặt đá trên đường ném về phía Mặc Trì và cùng bật lên những tràng cười khoái trá.

Nụ cười trên môi Mặc Trì vụt tắt Tư Tồn bất giác cũng cảm thấy như bị ai đó đánh vào đầu. Cô liền đuổi đám trẻ con đi: “Mau đi ra chỗ khác, đừng có ở đây mà nói năng lung tung”.

Đúng lúc ấy, một nam sinh từ cổng trường bước ra, chứng kiến cảnh này, không nén nổi bực tức liền tóm lấy đứa béo nhất trong hội, nhấc bổng nó lên rồi hỏi: “Nhóc này học trường nào? Ba mẹ làm ở đâu?”

Thằng bé tầm mười tuổi, chỉ cao bằng một nửa người lớn nhưng không hề tỏ ra sợ hãi, hất cằm đáp: “Tôi ở đâu thì liên quan gì đến anh? Tên kia đúng là bị què còn gì. Thằng què thôi tha!”

Đám trẻ phía sau thằng béo lại cười ồ lên, rồi lặp lại bài vè của chúng.

Mặc Trì tái mặt, vừa kéo Tư Tồn đi vừa thấp giọng nói: “Thôi, mình về đi em”.

“Đợi đã!” Nói rồi cô tiến về phía thằng nhóc béo, nghiêm giọng nói với nó: “Mau xin lỗi anh ấy!”

Thằng béo nhìn Mặc Trì với ánh mắt khinh thường: “Không xin lỗi đấy!”

“Này em, anh ấy không làm hại đến ai, hơn nữa anh ấy cũng là người có ích trong xã hội. Em nói anh ấy như thế là sai rồi. Em mau xin lỗi anh ấy đi”, Tư Tồn nói.

Những người xung quanh đều cho rằng Tư Tồn nói đúng. Thằng béo nhìn trước nhìn sau, không thây có ai bênh vực liền đột nhiên lăn ra đất giãy giụa: “Không xin lỗi đấy! Đám người lớn các người hùa vào bắt nạt một đứa trẻ con”.

Những người hiếu kì vây quanh đông dần, họ sôi nổi bàn tán.

“Con cái nhà ai mà hỗn hào thế này?”

“Người lớn cũng thật là, ai lại đi chấp nhặt một đứa trẻ con chứ”.

“Thằng bé này vô cớ chửi người ta là thằng què, còn ném đá vào người ta. Thật quá đáng lắm!”

Mặc Trì không muốn nghe thêm nữa, anh kéo tay Tư Tồn nói: “Đi thôi!”

Tư Tồn nhìn đứa trẻ giãy giụa trên nền đất mà không biết phải làm gì, lại đau xót nhìn Mặc Trì. Mặc Trì cố" nặn ra một nụ cười: “Không sao đâu, chúng mình về đi”.

Họ bước qua đám đông, nhưng mới đi được vài bước đã nghe thấy tiếng một đứa trẻ hét lên: “Trương béo, mẹ mày đến rồi kìa!” Sau đó là một âm thanh chói tai, tiếp đó là tiếng khóc của đứa trẻ cùng lời mắng mỏ của người mẹ.

Tư Tồn sợ Mặc Trì không đứng vững, liền đỡ lấy cánh tay anh. Một lúc sau, cỗ mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Đứa bé đó nói năng lung tung, anh đừng để bụng nhé!”

Mặc Trì trầm mặc một lúc rồi khẽ nói: “Không sao đâu, người có thiện ý vẫn còn nhiều lắm em ạ”.

Tư Tồn đau lòng nhìn anh, như chực khóc tới nơi. Mặc Trì vuốt nhẹ lên má cô, chậm rãi nói: “Thật sự là không sao mà. Bây giờ anh không muốn để ý xem người khác nói gì nữa. Con người quan trọng nhất là vượt qua chính bản thân mình. Có thể đối diện với nỗi sợ hãi trong lòng mình thì không còn gì phải sợ nữa”.

Mặc Trì tuy miệng nói không vấn đề gì nhưng trên đưòng về anh ít nói hơn hẳn. về đến nhà, anh nói có văn kiện cần phải chỉnh sửa gấp rồi nhốt mình trong thư phòng. Tư Tồn biết, trong lòng anh cũng đang rất buồn bực nên cũng không muốn làm phiền. Cô vào bếp, thấy cô giúp việc đang làm cơm, nhân thể lén đem ngâm chỗ bách hợp mới mua vào nưốc, đợi đến ngày mai sẽ nấu cháo cho Mặc Trì, tạo cho anh một bất ngờ nho nhỏ.

Tới giờ ăn tối, Mặc Trì mới ra khỏi thư phòng. Nụ cười đã xuất hiện trở lại trên khuôn mặt anh. Tư Tồn mỉm cười, thấy bớt lo lắng đi phần nào, cô ân cần dìu anh xuống tầng: “Hôm nay anh phải ăn nhiều một chút đấy. Có món đậu phụ do chính tay em làm. Cô còn hầm canh sườn với đậu vàng, thơm cực kì nhé!” Mặc Trì chỉ ăn được nửa bát canh nhưng lại ăn hết món đậu phụ mà Tư Tồn làm. Anh lên tiếng tán tụng: “Tay nghề của em không ngờ cũng khá đấy chứ!”

“Từ năm tám tuổi em đã bắt đầu nấu cơm rồi.”, Tư Tồn nói: “Hồi trước ở quê, ba mẹ phải ra đồng làm việc, em toàn phải nấu cơm rồi mang cho ba mẹ thôi”.

“Thế em đi học vào lúc nào?”, Mặc Trì tròn mắt hỏi.

Tư Tồn lườm yêu anh một cái rồi bảo: “Người thành phố các anh đúng là chẳng biết gì. Ớ quê có hai vụ là vụ xuân và vụ thu. Trẻ con đều phải ra đồng giúp đỡ ba mẹ lúc gieo hạt vào hai vụ này”.

Mặc Trì nắm lấy bàn tay nõn nà của Tư Tồn. Anh không ngờ đôi bàn tay này đã từng phải làm những công việc đồng áng nặng nhọc như thế. “Sức em yếu nên ba mẹ không cho ra đồng làm.”, Tư Tồn nói: “Em chủ yếu làm công tác “hậu cần” trong nhà như hấp bánh bao, nướng bánh hay nấu ăn thôi”.

Cô giúp việc đứng một bên xen vào: “Tư Tồn thường xuyên giúp tôi nâu ăn. Cô ấy làm khá lắm, chỉ có điều không biết thái thịt”.

“Hồi ở quê, chỉ đến Tết em mới được ăn thịt. Ba mẹ sợ em làm không ngon nên không cho em động đến thịt bao giờ”, Tư Tồn vội giải thích.

Mặc Trì chẳng hiểu nghĩ thế nào mà liên tay gắp cho cô đầy cả một bát thịt. Tư Tồn hét lên: “Anh làm gì thế? Anh cho heo ăn sao?”

Mặc Trì chỉ im lặng không nói. Trước đây, ngoại trừ mấy năm phải sống trong ngục tù, anh luôn được sống với một điều kiện vật chất tốt hơn nhiều so với những người bình thường khác. Anh không thể tưởng tượng nổi tuổi thơ của Tư Tồn lại thiếu thốn vật chất, còn phải iao động lam lũ như vậy. Anh xót cô, muốn đem hết sức mình để chăm sóc và che chở cho cô. Tư Tồn như đọc được suy nghĩ của Mặc Trì, mỉm cười nhẹ nhàng nói: “Nông dân cả nước đều sống như vậy, tuy hơi khổ một chút, nhưng mọi người đều vui vẻ. Bao giờ có cơ hội, anh cùng em về quê chơi mấy ngày nhé”.

Đêm đến, khi đang say giấc nồng thì đột nhiên cả người Tư Tồn run lên bần bật, thế rồi cô ú ớ kêu lên mấy hồi. Mặc Trì lập tức tỉnh giấc, nắm lấy bàn tay cô vừa lạnh vừa ướt. Anh vội ngồi dậy, bật đèn và thấy khuôn mặt cô đang dần tái nhợt đi, hơi thở dồn dập, toàn thân toát mồ hôi.

Mặc Trì lo lắng vỗ nhẹ tay vào má và không ngừng gọi tên cô. Tư Tồn gắng gượng hé mở đôi mắt, mơ hồ nhìn anh. “Em sao thế? Gặp phải ác mộng à? Có chỗ nào trong người không ổn sao?”

Tư Tồn dụi mắt, sau đó thở hắt ra: “Em không sao. Chỉ cảm thấy hơi tức ngực thôi”.

Mặc Trì ra khỏi giường, vội tới phòng tắm lấy một chiếc khăn mặt, lau sạch mồ hôi cho Tư Tồn rồi giúp cô thay bộ đồ ngủ khác. Anh nói với vẻ đầy lo lắng: “Lúc ở trường em cũng bị như thế này à? Bao lâu rồi?”

Tư Tồn buồn ngủ tới mức cứ gật gà gật gù, cô nói hàm hồ: “Có đôi lúc”.

Mặc Trì nhẹ nhàng xoa ngực cho Tư Tồn, hôn lên má cô, dịu dàng trấn an: “Không sao đâu, em ngủ tiếp đi”, sau đó anh nhẹ nhàng ôm cô vào lòng. Tư Tồn lại nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Còn Mặc Trì lại không dám ngủ, cứ nằm thức chong chong, trông cô đến tận khi trời sáng.

Sáng sớm hôm sau, Tư Tồn tỉnh dậy, quên hết chuyện xảy ra đêm hôm trước. Cô vui vẻ vào bếp nấu món canh bách hợp đường phèn đã được Lưu Anh truyền thụ. Một lúc sau, cả nhà đã thơm ngát mùi hương dịu ngọt. Mặc Trì vào bếp quan sát cô. Cô cười hì rồi xua anh ra ngoài: “Anh cứ đợi ở ngoài đi, sắp được rồi”.

Mặc Trì thấy Tư Tốn đã gầy tới mức gió thổi cũng có thể bay mất, sắc mặt có phần nhợt nhạt, nên vừa thương xót vừa lo lắng. Anh âm thầm quay về thư phòng, mở sách y khoa ra đọc. Tục ngữ có nói, mang bệnh lâu tất trở thành bác sĩ. Mặc Trì chưa từng học đại học nhưng đã đọc qua không ít sách vở, cộng thêm bản thân có nhiều vấn đề về sức khỏe nên anh đã tự học toàn bộ giáo trình của sinh viên trường y. Anh biết, gần đây, Tư Tồn phải chịu nhiều xúc động mạnh, lại đang trong giai đoạn dậy thì, cơ thể cũng như tinh thần chắc chắn chịu không ít tổn thương. Những ngày trên núi Lư, cô bận rộn chăm sóc cho anh nhưng lại quên hẳn việc bồi bổ cho chính mình. Anh mới nghĩ tới đó thì Tư Tồn đã bưng vào một bát cháo thơm nức mũi, giọng đầy khoan khoái: “Cháo chín rồi, bách hợp nấu với đường phèn và gạo nếp, món ăn tô"t nhất cho phổi đây”.

Mặc Trì thấy Tư Tốn đã gầy tới mức gió thổi cũng có thể bay mất, sắc mặt có phần nhợt nhạt, nên vừa thương xót vừa lo lắng. Anh âm thầm quay về thư phòng, mở sách y khoa ra đọc. Tục ngữ có nói, mang bệnh lâu tất trở thành bác sĩ. Mặc Trì chưa từng học đại học nhưng đã đọc qua không ít sách vở, cộng thêm bản thân có nhiều vấn đề về sức khỏe nên anh đã tự học toàn bộ giáo trình của sinh viên trường y. Anh biết, gần đây, Tư Tồn phải chịu nhiều xúc động mạnh, lại đang trong giai đoạn dậy thì, cơ thể cũng như tinh thần chắc chắn chịu không ít tổn thương. Những ngày trên núi Lư, cô bận rộn chăm sóc cho anh nhưng lại quên hẳn việc bồi bổ cho chính mình. Anh mới nghĩ tới đó thì Tư Tồn đã bưng vào một bát cháo thơm nức mũi, giọng đầy khoan khoái: “Cháo chín rồi, bách hợp nấu với đường phèn và gạo nếp, món ăn tô"t nhất cho phổi đây”.

Mặc Trì kéo cô ngồi vào lòng mình: “Em có mệt không?”

“Không mệt.”, Tư Tồn múc một thìa cháo đưa lên miệng Mặc Trì: “Anh nếm thử xem có ngon không?”

Mặc Trì nếm một miếng, quả nhên hương thơm lưu lại trong từng gai vị giác. Anh đưa tay vuốt ve khuôn mặt Tư Tồn: “Em chỉ lo bồi dưỡng cho anh, còn bản thân mình lại không chịu nghỉ ngơi ăn uống đầy đủ là sao?”

Tư Tồn dịu giọng: “Em rất khỏe mà”.

“Thế sao tối qua em lại đổ mồ hôi?”

“À...”, Nói tới đó Tư Tồn không nhớ nổi thêm gì thêm. Tối qua cô đổ mồ hôi lúc nào nhỉ?

Mặc Trì thở dài vẻ bất lực. Sao anh lại có thể quên mất cô vợ xinh đẹp đáng yêu của anh vẫn chỉ là một cô gái bé bỏng cơ chứ? “Đêm qua em còn nói với anh, ở trường thỉnh thoảng em cũng bị ra mồ hôi trộm còn gì”.

“Anh đừng lo, em khỏe lắm, lần nào khám sức khỏe cũng đạt loại A cơ đấy”.

Mặc Trì không để cô nói tiếp, vội vã ngắt lời: “Ngày mai em xin nghỉ học đi, anh sẽ đưa em đi khám”.

Cả ngày Chủ nhật, Tư Tồn cứ mãi dùng dằng về việc đi khám. Cô không thích tới bệnh viện chút nào, nhưng Mặc Trì thì rất dứt khoát: “Em không thích bệnh viện, anh còn ghét hơn em. Nhưng, dù thế nào em cũng cần phải khám xét cẩn thận một lần xem sao. Để như vậy anh không yên tâm chút nào. Anh đã gọi điện cho chú Trình rồi, chú ấy hứa sẽ giới thiệu cho mình vài vị bác sĩ Trung y”.

Mặc Trì dỗ dành Tư Tồn, sau đó còn đưa cổ đi xem phim. Tư Tồn thấy mình có “kháng nghị” cũng bất thành, đành tận dụng cơ hội đòi thêm một xâu kẹo hồ lô. Ngày hôm sau, cả hai người cùng xin nghỉ để tới Khoa Trung y của Bệnh viện Nhân dân.

Sau một hồi thăm khám, bác sĩ Đường kê giấy để Tư Tồn đi làm xét nghiệm. Cô hồi hộp tới nỗi nổi da gà, liền năn nỉ với Mặc Trì: “Em không làm sao đâu, sức khỏe của em rất tốt mà”. Mặc Trì cũng lo lắng nhưng anh đã dứt khoát rồi, không thể thay đổi được nữa, bèn an ủi cô: “Ai đến bệnh viện cũng phải kiểm tra, em đừng sợ”. Nói đoạn, tay anh nắm chặt lấy tay cô như tiếp thêm sức mạnh. Phòng làm việc của bác sĩ Đường ở tầng một, còn Phòng Hóa nghiệm nằm trên tầng bốn. Mặc Trì vẫn nhất quyết đòi đi lên cũng Tư Tồn. Anh còn nói với giọng tự trào: “Ai không biết còn tưởng em đưa anh tới khắm bệnh đấy”.

Tư Tồn nhăn mũi: “Mùi ở bệnh viện khó chịu quá!”

Mặc Trì cũng hùa vào: “Mỗi lần nghĩ tới mùi thuốc khử trùng ở bệnh viện là anh lại cảm thấy buồn nôn”.

Tư Tồn làm xong các xét nghiệm thì cũng vừa vặn đến giờ nghỉ trưa. Mặc Trì đưa Tư Tồn tới một nhà hàng gần bệnh viện ăn một bữa thật ngon. Tư Tồn ủ rũ nhìn Mặc Trì đang ngồi trên ghế đối diện, lo lắng hỏi: “Mặc Trì, liệu người ta có xét nghiệm cho người không mắc bệnh thành có bệnh không?”

Mặc Trì không nhịn được cười: “Không có bệnh thì làm sao xét nghiệm ra bệnh được. Mau ăn đi, gần đây em vất vả quá nhiều rồi”.

Tư Tồn nhanh nhảu gắp cho anh một miếng sườn: “Anh cũng khác gì em chứ”.

Buổi chiều, họ quay lại bệnh viện lấy kết quả xét nghiệm rồi đến gặp bác sĩ Đường. Bác sĩ Đường đeo kính lão, xem kĩ kết quả xét nghiệm và bắt mạch cho Tư Tồn lần nữa. Sau một hồi xem xét kĩ lưỡng, ông kết luận: “Khí huyết lưỡng hư, tây y gọi là “chứng thiếu máu tuổi dậy thì”, không có vấn đề gì lớn, chỉ cần hằng ngày bổ sung dinh dưỡng, rèn luyện sức khỏe là ổn”.

Mặc Trì thở phào nhẹ nhõm. Tư Tồn vẫn chưa hết tức giận, cô không ngờ mình thật sự có bệnh.

Mặc Trì trêu cô: “Em còn bé quá nhỉ, vẫn đang dậy thì cơ đấy”.

“Chứng bệnh này thường gặp ở những cô gái dưới hai mươi tuổi.”, bác sĩ Đường giải thích cặn kẽ: “Nếu không có gì đặc biệt thì tới năm hai mươi hai tuổi bệnh sẽ tự hết. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng và việc luyện tập hằng ngày vẫn rất quan trọng”. Đoạn, ông bắt đầu kê ra một đơn thuốc dài và nói: “Tôi sẽ kê cho cô một vài vị thuốc Trung y, kết hợp với việc bổ sung dinh dưỡng, chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt”.

Tư Tồn nhớ lại, trước kia cô đã từng thử nhấp một ngụm nhỏ thuốc Trung y của Mặc Trì. Cái vị đắng ngắt ấy, cô không thể nào quên, liền lắc đầu quầy quậy: “Cháu không uống Trung y đâu”.

Bác sĩ Đường ôn tồn nói: “Không uống cũng không sao, nhưng phải chú ý giữ gìn, không được để cơ thể quá mệt mỏi hay căng thẳng. Lúc nào cũng phải giữ tinh thần thoải mái, chú ý tẩm bổ. Hai năm sau hết tuổi dậy thì sẽ không có gì đang ngại nữa”.

Tư Tồn yên tâm hơn, gật đầu lia lịa, nhưng Mặc Trì lại phản đối: “Không được, em uống thuốc vẫn tốt hơn. Tuổi nhỏ thế này, nếu không cẩn thận để lại mầm bệnh thì làm thế nào?”

Mặc cho Mặc Trì dắt mình đi bốc thuốc, toàn bộ tâm trí Tư Tồn chỉ dồn vào việc làm thế nào để khỏi phải uống thuốc: “Mặc Trì của em ơi, chúng mình đừng bốc thuốc nữa. Em ở trong kí túc, không được đun thuốc đâu”.

Mặc Trì gật đầu nói: “Cũng đúng”.

Tư Tồn thấy đắc ý vô cùng, tự cho rằng mình đã nghĩ ra diệu kế để khỏi phải uống thuốc, không ngờ Mặc Trì lại nói tiếp: “Vậy thì hằng ngày tan làm anh sẽ qua trường đón em về nhà rồi đun thuốc cho em”.

Tư Tồn nghe thế vội vàng che miệng lại, ỉắc đầu liên tục. Mặc Trì không cho cô cơ hội phản kháng, anh nói như ra thánh chỉ: “Cứ quyết định như thế đi!”

Mặc Trì đưa cô về trường, lại còn đích thân lên phòng để báo cho các chị em trong phòng Tư Tồn biết, từ bây giờ đến trước khi nghỉ đông, Tư Tồn sẽ về nhà nghỉ ngơi vào buổi tối.

Mặc Trì tan sở lúc năm rưỡi chiều, tiết học muộn nhất của Tư Tồn kết thúc lúc sáu giờ tốì. 

Thế là mỗi tối, Mặc Trì đều đến trường đón Tư Tồn về nhà. Hai người không muốn ngồi xe buýt, cũng không muốn đạp xe mà cùng thong dong chậm rãi thả bộ trên đường, cứ như thế vừa đi vừa chuyện trò. Mặc Trì, sau khi trở về từ núi Lư, trở nên tự tin hơn bao giờ hết vào mỗi bước chân của mình. Chân phải dù có hơi nhức một chút nhưng anh cũng chẳng thấy hề hấn gì. Đến núi Lư anh còn leo được, huống hồ là đường xá bằng phẳng.

Trời mỗi lúc mỗi lạnh, lo Tư Tồn bị nhiễm lạnh, Mặc Trì kéo bàn tay cô vào túi áo mình. Còn bàn tay chống nạng của anh do phải “làm nhiệm vụ”, hứng chịu sương gió, lại đầy những vết rạn nẻ. Tư Tồn thấy thế không khỏi xót xa. về đến nhà, cô vội bưng nước ấm để anh ngâm tay, cho đến khi đôi tay tê dại trở nên sạch sẽ, mềm mại như ban đầu. Xong xuôi, cô lại nhẹ nhàng lau khô tay cho anh và thoa thuốc lên đó.

“Anh đường đường là một trang nam nhi, việc gì phải bôi kem dưỡng da tay?”, Mặc Trì cười nói.

Tư Tồn nhẹ nhàng vuốt ve đôi bàn tay của chồng: “Tất cả những gì thuộc về anh, với em đều là bảo bối. Em tuyệt đối không để bất cứ một vết thương nào ở lại trên người anh”.

Ngày hôm sau, Tư Tồn xòe ra một đôi găng tay len màu đen tặng anh. Lớp len vừa dày vừa mềm, bên trong còn đệm thêm một lốp vải bông, giúp người mang nó cảm thấy dễ chịu và ấm áp. Mặc Trì vừa mừng rỡ, vừa ngạc nhiên hỏi: “Em mua ở đâu thế?”

Tư Tồn nghiêng nghiêng đầu ranh mãnh, ra vẻ thần bí: “Bí mật!” “Là đan thủ công phải công? Nếu không phải em đan thì còn ai vào đây nữa?”, Mặc Trì mỉm cười hỏi.

Tư Tồn không tin vào tai mình, cô nói: “Sao anh biết là đan thủ công? Lẽ nào chất lượng không tốt hay sao?”

Mặc Trì vừa buồn cười vừa nói: “Găng tay mua ở ngoài không được dày dặn thế này, hơn nữa bên ngoài cũng không có nhãn mác gì cả. Có phải em nhờ Lưu Anh đan không?”

Tư Tồn bĩu môi nói: “Lẽ nào trong mắt anh, em ngốc nghếch vụng về đến thế sao?”

Mặc Trì lập tức đổi lời, nói với giọng vui mừng: “Thật sự là em đan à?”

Tư Tồn gật đầu đáp: “Em nhờ Lưu Anh dạy đan đấy”.

Mặc Trì lập tức tháo găng tay ra và nhét vào túi áo. Tư Tồn cuông quýt: “Anh làm gì thế?”

“Găng tay của vợ đan, anh không nỡ đeo. Anh phải cất lại để sưu tầm”.

Tư Tồn vừa cười vừa lôi găng tay ra, đeo lại vào cho anh: “Anh đúng là ngốc mà, em đan là để anh mang cho ấm. Nếu anh thích, năm nào em cũng đan cho anh”.

Phương Bắc mới vào đầu đông, cảnh tượng đã có phần tiêu điều vì giá lạnh. Hồ như bỏ quên hết thảy những dòng người vội vã, Mặc Trì và Tư Tồn vẫn ngày ngày dìu nhau chậm rãi trên đường và cùng chuyện trò ríu rít, vui vẻ như một đôi chim vô tư tự. Lúc hứng khởi, Mặc Trì còn xoa đầu cô. Còn Tư Tồn, cứ ôm rịt lấy cánh tay anh, vừa đi vừa nhún nhảy. Quãng đường giữa Đại học Phương Bắc và nhà họ Mặc không thể gọi ngắn, nhưng lại trở thành con đường hạnh phúc của đôi lứa ấy. Khung đường vắng vẻ này, cũng nhờ đôi vợ chồng nhỏ mà bớt phần quạnh quẽ.

Căn nhà của họ từ hôm Tư Tồn đi khám về ngập tràn mùi thuốc bắc. Tư Tồn may mắn hơn Mặc Trì vì thuốc bổ máu không quá đắng, còn thoang thoảng hương thơm dìu dịu của táo đỏ. Sức khỏe của Tư Tồn cũng được cô giúp việc hết sức chăm lo, cô thường xuyên đổi những món ngon, vừa bổ dưỡng, vừa lạ miệng: nào là thịt bò hầm cà rốt, sườn ninh đu đủ, canh thịt dê hầm... Tư Tồn ngày nào cũng được tẩm bổ, chẳng mấy chốc đã lại sức, sắc mặt hồng hào, da dẻ căng mịn, sinh lực tràn trề, lại còn mũm mĩm ra thêm chút ít.

Tư Tồn vừa véo nhúm thịt thừa ở eo vừa nói với Mặc Trì: “Anh xem này, em sắp thành heo rồi”.

Mặc Trì dịu dàng âu yếm xoa khuôn mặt bầu bĩnh của cô: “Mũm mĩm thế này trông mới xinh!”

Tư Tồn nghiêng đầu, chăm chú nhìn anh một hồi lâu rồi nói: “Anh mà béo lên thì cũng đẹp trai hơn bây giờ nhiều”.

Mặc Trì cốc nhẹ lên trán cô: “Anh là đàn ông, xấu đẹp có quan trọng gì?”     

Sau Tết Dương lịch, cô giúp việc xin nghỉ dài. Con gái cô vừa sinh một cậu con trai trắng trẻo, bụ bẫm, cô phải về quê chăm sóc con gái ở cữ và cháu ngoại. Cô giúp việc đã làm ở đây được năm sáu năm nay, cũng tận tâm hết sức vì nhà họ Mặc, Trần Ái Hoa cho cô nghỉ tận ba tháng.

Cô giúp việc vừa rời đi, Trần Ái Hoa đã phải chau mày suy nghĩ.

Hôm đó, Mặc Trì và Tư Tồn vừa về đến nhà, bước vào phòng khách đã thấy mùi khói nồng nặc xộc vào mũi, cộng thêm tiếng xoong nồi loẻng xoẻng trong bếp vọng ra. Hai người cùng chạy vào thì thấy cảnh tượng Trần Ái Hoa một tay cầm vung nồi, một tay cầm kìm đang cố bắt con cá đang lăn lộn trên sàn bếp. Thức ăn trong nồi đã cháy xém hết cả, chân tay bà càng luống cuống, phòng bếp nom khồng khác gì bãi chiến trường.

“Sao mẹ lại xuống bếp vậy?”, Mặc Trì cười hỏi mẹ.

Bà lên tiếng giải thích: “Thì mẹ muốn nấu cho mọi người một bữa cơm ngon, nấu xong mẹ còn phải tới cơ quan họp nữa”.

Tư Tồn giúp Trần Ái Hoa tóm gọn con cá rồi xung phong đứng ra nhận việc: “Cô giúp việc không có ở nhà, việc bếp núc mẹ cứ để đó cho con”.

“Con làm được không đấy?”, Trần Ái Hoa ngạc nhiên hỏi.

Tư Tồn tự tin: “Những món ăn thường ngày trong gia đình con đều biết nấu. Cá thì con chưa làm bao giờ nhưng làm nhiều khắc quen, chắc cũng không khác so với nấu cà tím đâu mẹ nhỉ?”

Trần Ái Hoa vừa không biết làm cá, lại không biết nấu cà tím nên cũng không hiểu cái mà Tư Tồn gọi là “làm nhiều khắc quen” là như thế nào. Mặc Trì trấn an: “Mẹ cứ làm việc của mẹ đi, con bảo đảm tối nay mẹ sẽ được thưởng thức món cá kho tuyệt vời”. Trần Ái Hoa vội vã rời khỏi bếp. Tư Tồn liền hỏi Mặc Trì: “Anh biết làm món cá kho à?”

Mặc Trì tỉnh bơ: “Chẳng phải em vừa nói, món này không khác mấy so với nấu cà tím hay sao?”

Tư Tồn giậm chân nũng nịu: “Đúng là không khác mấy nhưng em không biết làm sạch cá”.

Mặc Trì chăm chăm nhìn con cá đang vùng vẫy vẻ thích thú ra trò trong bồn nước. Khoác lác cũng đã khoác lác rồi, không thể để mẹ về tới nhà mà vẫn thấy cá bơi tung tăng được. Mặc Trì đưa tay vớt con cá lên. Anh nhớ, hồi nhỏ cùng bạn bè ra sông bắt cá, còn tự làm món “cá nướng đồng quê” nữa kia mà. Lần đó, họ chỉ đơn giản lấy đá cuội đập vào đầu con cá, rồi dùng một hòn đá nhọn rạch bụng nó ra, sau đó rửa sạch sẽ. Nghĩ tới đó anh liền bắt tay làm ngay. Anh đặt con cá lên thớt, dùng con dao cỡ vừa đập liền hai nhát lên đầu con cá đen đủi, một lúc sau thấy nó đã không còn vùng vẫy nữa.

Tư Tồn tròn mắt ngạc nhiên, phấn khích nhìn Mặc Trì đầy ngưỡng mộ: “Anh biết làm cá sao?”

“Đó gọi là tự học thành tài”. Mặc Trì cười nói, rồi với vẻ thành thạo, chặt bỏ đầu đuôi, mổ bụng cá ra, lột bỏ nội tạng rồi rửa lại sạch sẽ, đoạn quay lại Tư Tồn, giọng điệu đầy kiêu hãnh: “Đồng chí vợ. Anh đã làm sạch “cà tím” cho em rồi. Bây giờ tất cả giao cho em đấy”.

Tư Tồn nhanh nhẹn đổ dầu vào chảo, đợi dầu sôi cho cá vào rán. Sau khi trở cho cả hai mặt đều chín vàng rộm, cô vớt ra, sau đó cho gừng, tỏi, hành vào phi vàng, tạo mùi thơm nức mũi. Cuối cùng, cô lại cho cá vào nồi, nêm gia vị rồi đổ rượu vào om. Tận mắt thấy một chuỗi động tác nom rất chuyên nghiệp và thuần thục của Tư Tồn, Mặc Trì tưởng như đang được thưởng thức một màn biểu diễn nghệ thuật vậy. Anh nắm chặt cây nạng, tựa người vào cửa, ngắm nhìn cô vợ nhỏ đang bận rộn với bếp núc. Anh nửa đùa nửa thật: “Đồng chí vợ ơi, anh có giúp được gì không? Anh làm bếp phó cho em nhé?”

“Anh mang đường trắng với dấm lại đãy cho em”, Tư Tồn lập tức “ra lệnh”.

Nhưng một hồi sau, cô vẫn không thấy động tĩnh gì của Mặc Trì. Hình như anh đang bị chôn chân trước tủ đựng gia vị. Tư Tồn thấy trên tay anh đang cầm một lọ hạt tiêu, liền hét lên: “Không được ngửi!”

Nhưng báo hiệu “khẩn” của cô đã chậm mất một nhịp. Liền một lúc, Mặc Trì hắt hơi bảy hồi y như có động đất, thế rồi nước mũi nước mắt cứ thế chảy ra. Tư Tồn vội vã cho thêm nước vào nồi, sau đó chạy đến trước mặt Mặc Trì, lấy tay áo lau mặt cho anh: “Không có việc gì để làm hay sao mà anh lại lôi hạt tiêu ra ngửi?”

Mặc Trì xoa xoa mũi, nói với giọng ấm ức: “Đó là hạt tiêu à? Chẳng phải em đang cần đường trắng sao?”

Tư Tồn giơ lọ hạt tiêu lên: “Nhưng cái này với đường trắng có liên quan gì tới nhau không hả đồng chí Mặc Trì?”

“Đường trắng không phải cũng màu trắng sao?”, Mặc Trì ngớ ngẩn hỏi.

Tư Tồn dở khóc dở cười: “Thiếu gia Mặc Trì, anh đúng là công tử đấy, đến đường với hạt tiêu cũng không phân biệt nổi”.

Mặc Trì gãi đầu: “Anh thấy nó tương tự nhau, đều màu trắng, làm sao mà phân biệt được?”

Tư Tồn cầm lên một bình khác: “Khó đến thế sao? Thế anh đã bao giờ nhầm nước tương với dấm chưa?”

Mặc Trì ngượng nghịu: “Đương nhiên dấm có vị chua”.

“Ý anh là phải nếm thử mới biết được sao?”

Mặc Trì bỗng nhiên tự tin, trả lời đầy khẳng khái: “Không nếm thử làm sao phân biệt được?”

Tư Tồn lườm Mặc Trì một cái rồi đẩy anh ra khỏi phòng bếp: “Thôi, mời thiếu gia ra ngoài, đừng ở đây làm vướng chân em nữa!”

Mặc Trì cười tít mắt, thong thả ra phòng khách ngồi, vểnh tai lên nghe ngóng động tĩnh trong bếp. Trong bếp, nồi niêu xoong chảo như đang tấu nhạc vậy. Các loại gia vị như gừng, tỏi, hành cũng phụ họa cùng, chẳng bao lâu sau, hương thơm đã lan ra tận phòng khách.

Cũng với từng ấy nguyên liệu, nhưng cách chế biến của Tư Tồn hoàn toàn khác với cô giúp việc. Cô giúp việc thích làm món tôm xào rau cần, còn Tư Tồn chỉ xào chay. Cô giúp việc thường làm tôm hùm sốt cà chua, còn Tư Tồn lại biến tấu thành món cà chua xào trứng.

“Bữa cơm hôm nay có cá, có rau, có cả canh nữa”. Tư Tồn nhanh nhẹn bày bát đũa ra, cuối cùng bưng ra món cá kho làm theo phương pháp nấu cà tím. Mặc Trì tiến lại bàn ăn, lén nhón một miếng rau lên miệng.

“Không được ăn vụng! Đợi mẹ về rồi cùng ăn!”, Tư Tồn nghiêm mặt nói với Mặc Trì.

Mặc Trì vừa chóp chép nhai vừa nói: “Có người muốn lấy lòng mẹ chồng, không thèm để ý gì đến chồng kìa”.

Tư Tồn xấu hổ dựa vào vai Mặc Trì, cười cầu hòa: “Đây là lần đầu tiên em nấu cơm cho gia đình, đương nhiên phải đợi mẹ về cùng ăn rồi, nhưng em không để anh bị thiệt đâu”. Cô lấy ra hai quả trứng luộc còn nóng hôi hổi đưa cho anh: “Anh ăn lót dạ trước nhé!”

“Thế còn tạm được”. Mặc Trì vẻ hí hửng như trẻ thơ, cười sung sướng rồi tiện tay lấy nạng đập vỏ trứng, bóc xong liền dúi vào miệng cô một quả.

Kì nghỉ đông chẳng mấy chốc đã tới. Tư Tồn không phải đến trường, cả ngày chỉ quanh quẩn trong nhà cùng Mặc Trì, lúc thì luyện thư pháp trong thư phòng, khi lại cầm cuốn Sổ tay nấu ăn để nghiên cứu món mới. Những món rau cô làm thường được Trần Ái Hoa khen ngợi. Bà bảo, cứ ăn rau đơn giản thế này là dễ chịu nhất. Đó là lần đầu tiên Trần Ái Hoa khen ngợi con dâu. Tư Tồn được khen mà trong lòng vẫn không khỏi phập phồng lo lắng. Mặc Trì thì đương nhiên không ngớt lời tán thưởng món ăn vợ nấu, lần nào cũng phát huy quá khả năng, mỗi bữa đều ăn hết hai bát cơm đầy. Tư Tồn vui ra mặt, cô tự nhủ sẽ “luyện tay nghề” nấu ăn ngon hơn nữa, quyết tâm biến Mặc Trì thành chàng béo dễ thương.

Tịnh Nhiên mới từ Bắc Kinh trở về. Ba người trẻ lại túm tụm với nhau, ai nấy mặt mày đều vui vẻ, rạng rỡ. Tư Tồn vồn vã hỏi Tịnh Nhiên muôn ăn gì nhưng Tịnh Nhiên chỉ cười đáp: “Chị dâu tốt của em, chị càng ngày càng đảm đang đấy! Nhưng không cần phải thế đâu, em chỉ ở nhà bảy ngày, đến mùng Hai Tết em phải đi rồi”.

“Sao em chỉ ở nhà có bảy ngày? Nhà trường cho nghỉ những hơn hai mươi ngày cơ mà.”, Tư Tồn ngạc nhiên hỏi lại.

Tịnh Nhiên bỗng nhiên đỏ mặt, cúi đầu nói: “Mùng Ba em phải đi dự sinh nhật bạn học”.

Mặc Trì lờ mờ đoán ra, hẳn em gái mình đã có bạn trai. Anh liền kéo cô em lại và bắt đầu màn thẩm vấn: “Mau thành thật khai báo, có phải em có người yêu rồi không?”

Tịnh Nhiên ngượng ngùng quay mặt đi, tảng lờ câu hỏi của anh trai. Hành động này chẳng khác nào nói cho Mặc Trì biết rằng, suy đoán của anh là đúng. Anh mỉm cười nhìn Tịnh Nhiên. Tư Tồn vui tới mức phấn khích, nhảy lên và hét to: “Thích quá, Tịnh Nhiên có người yêu rồi!”

Tịnh Nhiên quay đầu lại, cười ngượng nghịu: “Nhìn anh chị hạnh phúc như vậy ai mà chẳng ghen tị, em đương nhiên cũng muốn có người yêu. Nhưng mà anh chị đừng nói với ba mẹ vội. Trước ngày em đi học đại học ba mẹ đã dặn dò, chưa tốt nghiệp thì chưa được yêu đương...”.

Tư Tồn nghe thế vội vàng im lặng, đặt ngón tay trỏ lên môi ra vẻ phải giữ bí mật. Cô rón rén hỏi Tịnh Nhiên: “Thế anh chàng kia là người như thế nào? Được Tịnh Nhiên nhà ta để mắt tới chắc phải là người xuất sắc lắm!”

Tịnh Nhiên cười đáp: “Anh ấy mời anh chị tới Bắc Kinh chơi. Bao giờ anh chị tới sẽ được gặp mặt”.

Mặc Trì vui ra mặt, vừa cười vừa đáp: “Được, nhất định là như thế! ”

Tư Tồn nghe thế lại thêm phần sung sướng tới mức nhảy cẫng lên, bởi từ bé tới giờ, cô chưa từng đặt chân tới Bắc Kinh!

Sau Tết Nguyên Đán, Tư Tồn bước sang năm cuối đại học. Họ chưa đến được Bắc Kinh vì Tư Tồn còn bận đi thực tập.

Đơn vị cô đến thực tập là tòa soạn báo Hoa sơn văn học của thành phố X. Nơi này chỉ cách Cục Dân chính có một con phố, Tư Tồn cảm thây rất hài lòng bởi hằng ngày cô được cùng Mặc Trì đi làm. Mặc Trì mất hai mươi phút để đưa cô tới cổng tòa soạn, sau đó anh phải đi qua một con phố nữa mới đến cơ quan của mình.

Buổi trưa, Mặc Trì và Tư Tồn đều không về nhà ăn cơm. Cục Dân chính có bếp ăn chung cho nhân viên, mọi người có thể ăn uống cùng đồng nghiệp ngay tại đây. Nơi này còn đặc biệt chào đón những đôi vợ chồng cùng là công chức. Vừa tới bữa trưa, cả người lớn. và trẻ con đều ào tới nhà ăn. Họ giữ chỗ, gọi cơm, khuôn mặt ai nấy đều vui vẻ. Trước đây, Mặc Trì thường nhờ Trương Vệ Binh mua giúp bánh bao hay thứ gì đố về văn phòng ăn cho xong bữa. Nhưng từ khi Tư Tồn thực tập ở tòa soạn báo gần đó, anh muốn cô đến đây cùng ăn trưa với mình, nhân thể để cô có thể lựa chọn đồ ăn cho ngon miệng hơn.

Nhà ăn ở đây to như một lễ đường, với những món ăn thường ngày như rau xào, canh miến, thịt hầm cà rốt, đậu phụ rán, bánh bao nhân rau... Trong nhà ăn, từng dãy bàn ghế được sắp xếp gọn gàng ngay ngắn. Ai mua cơm xong có thể tùy ý ngồi vào chỗ còn trống. Mặc Trì chiếm hai chỗ, còn Tư Tồn xếp hàng đi mua thức ăn. Đồ ăn ở nhà ăn đương nhiên không thể so sánh được như ở nhà họ Mặc, cũng may cả hai đều không quá kén ăn, chỉ cần được dùng bữa cùng nhau là đã cảm thây ngon miệng rồi. Có lần, Trương Vệ Binh bảo Mặc Trì tới nhà ăn nhỏ dành riêng cho các công chức cấp Sở trỏ lên, Thị trưởng Mặc và Trần Ái Hoa đều tới đó dùng bữa, nhưng Mặc Trì lắc đầu từ chối: “Tôi không phải nhân viên cấp Sở, ăn ở nhà ăn chung đã tốt lắm rồi”.

Mỗi buổi chiều, Mặc Trì tan ca sớm hơn Tư Tồn nửa tiếng đồng hồ. Anh chống nạng, thong thả chậm bước tới tòa soạn rồi đứng đợi cô trước cổng lớn. Tiết xuân mỗi lúc một nồng đậm, trong lúc đứng đợi, Mặc Trì ngắm nhìn phong cảnh, cảm nhận thời tiết dần trở nên ấm áp, cành cây khẳng khiu cũng bắt đầu đâm chồi nảy lộc, mặt đất trở nên tươi xốp, hoa cỏ đua nhau bung ra. Đợi tới khi Tư Tồn ra đến cửa, Mặc Trì nở một nụ cười, nhìn cô chào tạm biệt đồng nghiệp rồi tung tăng chạy về phía anh.

Trong buổi chiều tối tháng Tư ấy, trong làn gió xuân thoang thoảng, họ sánh bước bên nhau, chậm rãi về nhà, trong lòng một cảm giác thư thái dễ chịu lan tỏa.

Mặc Trì mới nhận được một tin tốt. Lãnh đạo của Cục Dân chính đã tìm anh nói chuyện. Trưởng ban Mã của nhóm anh sắp về hưu, Phó ban sắp được thăng chức làm Trưởng ban, do đó sẽ trống vị trí Phó ban. Mặc Trì mấy năm gần đây làm việc rất cần mẫn, lại đạt nhiều kết quả xuất sắc nên Cục dự định đặc cách đề bạt anh lên làm Phó ban.

Biết tin này, Tư Tồn vui mừng còn hơn cả anh: “Thế thì tốt quá, mấy hôm trước Chủ biên của em còn bảo, trước đây chưa từng có Phó ban nào dưới ba mươi tuổi cả”.

“Thế nhưng khả năng anh đắc cử không cao đâu”, Mặc Trì cười đáp.

“Sao lại thế? Vì anh còn trẻ tuổi sao?”, Tư Tồn băn khoăn hỏi. Cô biết mấy năm nay Mặc Trì đã nỗ lực rất nhiều trong công việc, cũng biết anh đã giúp đỡ được không ít người.

Mặc Trì ngập ngừng, nói vẻ chua chát: “Không phải. Thành phố mình chưa từng xuất hiện Phó ban một chân”.

Lòng Tư Tồn bỗng trĩu buồn. Cô nắm lấy cánh tay anh mà không biết nên an ủi anh thế nào. Mặc Trì kéo tay cô lại, cười nói: “Không có gì phải buồn cả. Có trở thành Phó ban hay không, anh vẫn sẽ hoàn thành tốt công việc của mình”.

Tư Tồn liên tiếp gật đầu: “Em cũng sẽ cố gắng làm một biên tập viên giỏi!”

Hôm đó, Tư Tồn gặp Chủ biên Ngưu Vũ ở chân cầu thang tòa soạn, ông nói: “Tiểu Chung, một lúc nữa hãy tới phòng làm việc của tôi”. Năm nay Ngưu Vũ ngoài bốn mươi tuổi, do hoàn cảnh xuất thân nên đã chịu đủ sự hành hạ trong thời kì Cách mạng Văn hóa. Bây giờ, cuối cùng, ông cũng có thể lên được vị trí thích hợp để phát huy tài hoa của bản thân. Khả năng làm việc của ông không kém gì những thanh niên như Tư Tồn.

Tư Tồn mới đến đây thực tập được hơn một tháng, lúc nào cũng e dè lo sợ, đi theo chạy việc cho biên tập viên chính. Công việc hằng ngày của cô là bóc thư tín, gửi lại bản thảo nhưng chưa từng có cơ hội nói chuyện với Chủ biên. Tim cô đập thình thịch khi nghe Ngưu Vũ nói thế. Chủ biên tìm cô có việc gì nhỉ? Có khi nào cô đã đắc tội gì mà không biết? Trước khi bước vào đợt thực tập, giáo viên có nói với cô, nhất định phải trân trọng cơ hội thực tập lần này vì đánh giá của đơn vị thực tập sẽ ảnh hưởng tới việc phân công công tác sau này.

Tư Tồn đi vào phòng Chủ biên với tâm trạng bất an. Ngưu Vũ đang cầm trên tay một bình trà sứ lớn. Tư Tồn lặng lẽ ngồi xuống đối diện ông, hồi hộp đợi Ngưu Vũ mở lời.

Ngưu Vũ chuyển cho cô một trang báo, chỉ vào một bài văn: “Cô đã từng đọc tiểu thuyết này chưa?”

Tư Tồn nhìn chăm chú. Đây là tiểu thuyết mang tên Vết thương được đăng tải trên “Nhật báo thành phố X”. Cô đã đọc nó từ ba năm trước. Từ lúc vết thương xuất hiện, văn đàn Trung Hoa đã nổi lên một dòng văn học mới, được gọi với cái tên là “Văn học vết thương”. Những sinh viên Khoa Trung văn như cô đã đọc một lượng lớn tác phẩm thuộc dòng văn học này, từ Lớp trưởng, Linh hồn và thể xác, Góc khuất bị tình yêu lãng quên cho đến Trạm cuối của đoàn xe lửa, từ đó viết bài thu hoạch cũng như phê phán những tác phẩm quá đà.

“Tiểu thuyết này đăng tải lần đầu tiên năm 1978 trên tờ “Văn hội báo” của Thượng Hải, đến nay đã được ba năm rồi”, Tư Tồn bình tĩnh trả lời.

“Hiện nay, dòng văn học vết thương vẫn có sức lan tỏa lớn trên văn đàn.”, Ngưu Vũ nói: “Tạp chí của chúng ta cũng nhận được một số bài viết, nhưng chất lượng không cao. Chồng cô cũng từng trải qua nỗi đau của Cách mạng Văn hóa, liệu có thể nhờ anh ấy viết một bài cho tạp chí của chúng ta được không?”

Tư Tồn lắc đầu, nói chắc như đinh đóng cột: “Bây giờ anh ấy đang sống rất tốt, không cần thiết phải đào xới lại những chuyện trong quá khứ”.

Ngưu Vũ nhấp một ngụm trà rồi nói: “Suy cho cùng, đây là bi kịch do một thời đại gây ra, rất đáng để suy ngẫm, rất có tính điển hình”.

Tư Tồn nhìn thẳng vào Ngưu Vũ, ngập ngừng: “Chủ biên, cuộc sô"ng là phải nhìn về phía trước, lúc nào cũng chìm đắm trong nỗi tang thương của quá khứ liệu có ích gì?”

Ngưu Vũ không ngờ một cô thực tập sinh nhỏ bé như Tư Tồn lại không nể mặt mình như vậy, ông đành mượn ly trà lấp liếm đi vẻ ngại ngùng trên khuôn mặt: “Cô cứ về suy nghĩ kĩ đi”.

Tư Tồn trở về chỗ làm việc của mình, chống cằm suy nghĩ. Mặc Trì không dễ dàng gì mới bước qua được nỗi ám ảnh của thời kì đau đớn ấy, cô có chết cũng không muốn anh phải thêm một lần nữa sống lại kí ức về quãng thời gian đen tối đó. Cô lật nhanh đống Tạp chí Văn học trước mặt, những bài viết hé lộ “vết thương” nhiều vô kể. Từng đấy câu chuyện bi thương cũng đủ khiến cô cảm thấy ngột ngạt lắm rồi. Những năm tháng đau khổ ấy đã trôi qua, chính sách của thời kì mở cửa đang đưa đất nước tiến gần hơn tới sự phồn vinh. Tư Tồn đột nhiên có cảm hứng, cô cầm bút và viết một tiêu đề Tình yêu mùa xuân.

Một tháng sau, Tư Tồn kết thúc kì thực tập. Ngưu Vũ không chấp nhặt chuyện cũ, vẫn đánh giá cô loại “Ưu”.

Ngày quay lại trường học, Tư Tồn nhận được lời nhắn tới gặp Lưu Trí Hạo. Anh đưa cho cô một văn kiện: “Có một tin tốt dành cho em. Do em đạt thành tích xuất sắc trong học tập và biểu hiện nổi bật trong quá trình thực tập, nhà trường quyết định gỡ bỏ mọi lỗi phạt với em”.

Quyết định ấy dù không khiến cô phải vui mừng đến nỗi nhảy cẫng lên nhưng cũng phần nào mang lại cảm giác nhẹ nhõm hơn. Gánh nặng vô hình giờ đây đã được gỡ bỏ, trong cô chỉ còn lại một chút ấm ức. Bây giờ, cuối tuần nào nhà trường cũng tổ chức vũ hội ngoài trời, sinh viên tụ tập, cùng học múa tự do, có người còn học múa ba lê. Trong mắt những sinh viên lớp dưới, chuyện ba năm trước mọi người phải lén lút tổ chức vũ hội chỉ là chuyện trẻ con, một câu chuyện cổ tích từ thời xa xửa xa xưa nào đó mà thôi.

Lưu Trí Hạo đứng dựa vào bàn làm việc, tiếp tục nói: “Còn một chuyện nữa cần thông báo với em, năm nay Khoa Trung văn sẽ chọn ra một sinh viên ở lại trường làm giảng viên. Thành tích của em rất tốt, vốn dĩ đủ để ở lại, nhưng do tin đồn thất thiệt quá nhiều, nên trường đã dành suất này cho người khác. Người đó em cũng biết, đó là Tô Hồng Mai, bạn cùng phòng với em. Từ học kì sau, cô ấy sẽ trở thành giảng viên Khoa Trung văn của trường”.

Tim Tư Tồn bỗng đập mạnh, nhưng cô nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, im lặng không nói gì.

“Tô Hồng Mai thông minh hơn em, hai năm trước đã tận dụng quan hệ của gia đình, gỡ bỏ mọi lỗi phạt. Ba chồng em là Thị trưởng, em lại không biết tận dụng, chỉ cần ông ấy đồng ý đứng ra nói một câu, em cũng không đến nỗi phải mang lỗi phạt suốt ba năm liền”.

“Em chỉ là một sinh viên bình thường, không muốn lợi dụng bất cứ mối quan hệ nào. Hơn nữa lần đó trường đã phạt em quá nặng, em không phục”, Tư Tồn bình tĩnh đáp trả Lưu Trí Hạo.

“Tôi chưa từng thấy ai cứng đầu như em. Lần này nếu không phải tôi đấu tranh với nhà trường thì còn lâu em mới được gỡ bỏ lỗi phạt. Mang theo nó, việc phân công công tác của em sắp tới cũng khó khăn hơn nhiều. Liệu có đơn vị nào dám nhận một sinh viên theo Chủ nghĩa Tư bản đòi tự do hóa như em? Em đã từng nghĩ về việc sẽ được phân công về đâu chưa?”

“Em chưa nghĩ đến việc đó, phân đến đâu cũng được, miễn là ở trong thành phố này”.

“Tôi có ý kiến thế này. Thành tích học tập của em rất nổi bật, hay là em thử suy nghĩ đến việc thi nghiên cứu sinh xem sao. Với khả năng của em, việc thi cử có lẽ không phải là vấn đề”.

“Em không muôn thi”, Tư Tồn vội vã ngắt lời Lưu Trí Hạo.

“Vì chồng em sao?” Đến giờ, anh vẫn không muốn tin cô em khóa dưới đã là phụ nữ có chồng.

Tư Tồn gật đầu. Lưu Trí Hạo lập tức chuyển sang phong thái của bậc đàn anh, đưa lời khuyên bảo cô: “Em không thể vì đã kết hôn mà không cầu tiến. Khóa em có biết bao nhiêu sinh viên đã kết hôn, phần lớn họ đều sống xa vợ, xa chồng của mình. Lưu Anh lớp em, chồng người ta ở tận Tân Cương, mỗi năm chỉ gặp mặt một lần nhưng người ta vẫn vượt qua mấy năm đại học đó thôi”.

Tư Tồn không muốn tiếp tục cuộc nói chuyện thêm nữa, cô dứt khoát: “Đằng nào đó cũng là chuyện của học kì sau, em chưa nghĩ xa đến thế”. Sau đó, cô lấy cớ có việc bận xin cáo từ luôn.

Lịch học ở trường hiện giờ chỉ còn lại ba môn nên sinh viên khá thoải mái về thời gian. Lúc không có tiết, Tư Tồn về nhà từ sớm, ngày càng ít xuất hiện trong kí túc.

Sau bữa cơm, Mặc Trì và Tư Tồn cùng nằm trên giường nói chuyện. Khi nghe cô nói đến chuyện phân công công tác sau khi tốt nghiệp, Mặc Trì thủng thẳng: “Hay em thi nghiên cứu sinh đi. Em vẫn còn nhỏ tuổi, đi làm sớm làm gì? Chi bằng cứ học thêm mấy năm nữa”.

Tư Tồn áp má mình vào má anh, tay cô nắm lấy tay anh, thủ thỉ: “Em đã đợi bao năm nay, cuối cùng cũng đến lúc tốt nghiệp để được ngày ngày ở bên cạnh anh. Em không muốn học thêm nữa đâu”.

Mặc Trì yêu thương vỗ về khuôn mặt cô: “Anh cũng muốn ngày ngày ở bên cạnh em, nhưng thi nghiên cứu sinh là chuyện cả đời. Chỉ học ở Đại học Phương Bắc cũng đã thiệt thồi cho em rồi, em nên nỗ lực hơn, tới Bắc Đại học nghiên cứu sinh chẳng hạn”.

Tư Tồn giãy nảy: “Anh cứ làm như dễ dàng lắm ấy, thi vào Bắc Đại đâu có đơn giản như thi giữa kì chứ”.

“Anh tin em có khả năng thi đỗ. Thi vào Bắc Đại không có gì khó khăn cả, chỉ cần em muốn thôi”.

Tư Tồn cảm khái nói: “Lúc đầu, nếu không phải anh ép em thì đến thi vào đại học em còn không dám nghĩ đến, chứ đừng nói là Bắc Đại”.

Mặc Trì được cớ động viên thêm: “Bây giờ đã khác rồi, em là người của nhà họ Mặc. Trước nay, người nhà họ Mặc đều dám nghĩ dám làm. Em có dám thi vào trường Bắc Đại không?”

“Có gì mà không dám! Tịnh Nhiên có thể thi đỗ, em đương nhiên cũng làm được. Vấn đề là em không muốn, em chỉ muốn được ở bên cạnh anh thôi”.

Mặc Trì nói với vẻ nghiêm túc: “Chẳng nhẽ em thi đỗ rồi sẽ không được ở bên cạnh anh sao? Chúng mình chỉ chuyển từ một tuần gặp mặt một lần sang thành một học kì gặp một lần thôi mà. Mình đã kiên trì được bốn năm rồi, sợ gì ba năm nữa chứ”.

“Em không muốn kiên trì nữa. Em chỉ thi ở Đại học Phương Bắc thôi, nếu thi đỗ thì học tiếp, nếu không thì thôi”.

Nhưng lúc này, kì thi nghiên cứu sinh còn ở đâu đó rất xa phía trước. Song, cũng không lâu sau đó, Trần Ái Hoa đã bắt đầu sốt sắng chuyện công việc của Tư Tồn. Bà hỏi Mặc Trì: “Tư Tồn thực tập ở bộ phận biên tập hai tháng, hay đợi nó tốt nghiệp rồi cho nó tới đó làm việc luôn? Hoặc là làm cô giáo, được nghỉ hè nghỉ đông, như vậy Ĩ1Ó cũng tiện chăm sóc con”.

Mặc Trì không thích nghe những câu như thế, anh nhíu mày đáp: “Mẹ, con là một người lao động tự đứng được trên đôi chân của mình. Sao mẹ lại cứ nghĩ cách để người khác chăm sóc con?” Trần Ái Hoa lo lắng: “Ban đầu mẹ cho nó về nhà này là để con có người chăm sóc sớm khuya. Nhưng con cứ nhất nhất bắt nó đi học đại học, làm lãng phí mất bốn năm trời. Nếu không bây giờ mẹ đã có cháu bồng rồi cũng nên”.

Mặc Trì chưa từng nghĩ về việc có con, nhất thời không biết nên đáp lại lời của mẹ như thế nào, chỉ còn cách đánh lạc hướng cuộc nói chuyện: “Cô ấy còn phải thi nghiên cứu sinh”. 

Nghe đến đó, giọng nói của Trần Ái Hoa bỗng trở nên đanh thép: “Nghiên cứu sinh ư? Ôi, con trai ngốc của mẹ, Tư Tồn bây giờ sắp tốt nghiệp đại học, còn con đến cấp hai cũng chưa học xong, con thây khoảng cách giữa con với nó còn chưa đủ lớn sao? Để nó đi học nghiên cứu sinh ư? Con có muốn nó làm vợ con nữa không đấy?”

Mặc Trì bị chạm vào nỗi đau, mặt tím lại: “Cô ấy có khả năng học hành, cô ấy đi học cũng như con đi học, đâu có khác gì”.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương