Câu Chuyện Mà Tôi Đang Kể
-
Quyển 2 - Chương 2: Câu chuyện nhỏ 5
An nghĩ trong hơn 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, nếu không muốn kể đến những năm tháng học mẫu giáo thì có lẽ thời cấp 3 là khoảng thời gian vất vả nhất của chúngta.
Lúc đó mỗi đứatrong đầuđều sục sôi ý chí chiến đấu vô cùng, luôn miệng niệm câu này như niệm bùa chú mỗi tối:“ Đậu đại học! Bằng mọi giá phải đậu đại học!”, vì thế mà thời gian chạy xô ở những lớp học thêmmộtcàng tăng theo lê- vồ mát-xi-mum. An biết An vốn là một đứa có thể chất yếu ớt nhưng vì chạy không ngừng nghỉ theo lịch học mà cảm thấy bản thân “siêu nhơn” hơn hẳn.
An không có cảm tình mấy với các con số cho lắm, bởi lẽ tôi sở hữu cho mình trí nhớ của một chú cá vàng.Đó là một yếu điểm nhưng cũng là một ưu điểm của bản thân! Tôi cho là vậy …vì từ trước tới nay khi cải nhau với một ai đó tôithường không giận họ quá lâu. Đơn giản là tôi không nhớ được lý do vì sao chúng tôi tranh cải với nhau.
Như thế cũng tốt bớt cho bản thân thêm nỗi buồn phiền!
Những môn thi đại học của tôi cả khối A lẫn B đều lấy môn Toán làm môn chủ đạo. Lúc đó tôi rơi vào cảm giác phẫn uất cùng cam chịu, tôi đã nghĩ tất cả đành để mặc cho số phận định đoạt đi!
Nhưng mãi đến gần thi tôi vẫn chật vật với mấy bài toán nào sin, cosnào tích phân, rồi lại lượng giác, ngay cả đến hình học cũng là một nỗi ám ảnh to lớn đối với tôi.
Tôi, khi gặp một bài toán hình học phẳng đểgiải còn cảm thấy khó khăn, giờ lại bắt tưởng tượng ngoài không gian để giải toán. Đúng thật là làm khó cho bộ não cá vàng là tôi đây mà.
Hết cách, nên mẹ tôi đành tăng cường bổ túc cho trí tuệ của con gái cưng bằng cách đăng ký cho tôi lớp toán của thầy Đạt. Thầy là một người rất có năng lực sát thương sự ngu dốt của học trò bằng những câu mắng vô cùng có văn hóa.
Tôi cũng là một trong những tác nhân để thầy có cơ hội bộc lộ tài năng đó của bản thân.
Còn nhớ vào một ngày mưa năm ấy, tôi lò dò bước vào lớp, cái cảm giác nhèm nhẹp vì ước át làm cho tâm trạng của tôi không mấy thoải mái. Lại từng được nghe danh tiếng vang dội về thầy nên tôi càng thêmcăng thẳng hơn.
Tôi tìm một chỗ ngồi gần cuối dãy, sát mép tường, người tôi nhỏ mấy bạn ngồi trước tôi lại cao to nên có thể đảm bảo rằng thầy sẽ không tia trúng mình để bắt lên bảng giải bài tập.
Sau một lúc , chỗ trống bên cạnh tôi được lấp đầy, người con trai ngồi cùng bàn tôihắn ta … ướt như chuộtlột,những giọt nước mưa nhỏ tí tách từ quần áo hắn xuống nền nhà tạo thành vũng nước ngay sát chân tôi. Mùi cơ thể của phái nam cứ xộc thẳng vào mũi, tôi quả thực lúc đó …hít thở không thông, chỉ muốn ói!
Khó chịu dâng lên đến đỉnh điểm thì làm gì còn tâm trạng đâu mà giải bài được.Tôi loay hoay cả buổi, đến khi nghe thấy thầy Đạt kêu tên tôi lên bảng, lúc đó tôi chỉ muốn ngất đi cho xong:
-Em kia, lên bảng giải bài này cho tôi xem! Nãy giờ tôi để ý em loay hoay không nha, ngồi tít dưới góc đó thì học hành gì?
Thếđó , chục con mắt đồng loạt dồn về phía tôi, tôi ngại ngùng lê lết đôi chân dường như không còn chút khí lực nào lên bảng để làm bài.
Tôi thề là tôi biết làm … chỉ có điều không biết phải bắt đầu viết từ đâu thôi …nên tôi cứ viết rồi lại bôi, sau khi bôi đi thì lại viết. Vòng tuần hoàn này lập đi lập lại hơn 5 phút, tôi nghe giọng thầy nói, lúc đó tôi có cảm giác như mình là một đứa trẻ trộm đồ bị người khác phát hiện, nên xấu hổ cùng ngượng ngùng, hai má tôi bắt đầu nóng lên,lỗ tai cũng lùng bùng:
- Tôi thiệt là không biết em nghĩ như thế nào! Sao em lên lớp được cũng hay. Tôi nhìn cũng đủ biết tương lai của em chỉ có đi làm CAO BỒI miền Viễn Tâythôi. Bài toán này là bài toán hoàn toàn cơ bản, chỉ ôn tập lại kiến thức của lớp 11. Vậy mà em không giải được nghĩ cũng lạ.
Tôi nghĩ có gì lạ đâu chứ! Người ta vào phòng thi còn bị áp lực tâm lý dù có biết làm cũng còn luống cuống, huống chi tôi chỉ cần nhìn vào khuôn mặt khó đăm đăm của thầy là chữ nghĩa thay nhau bay ra khỏi đầu rồi.
Giờ thì tôi đã hiểu lý do vì sao mà phụ huynh lại chen chút nhau từ3, 4 giờ sáng để đăng ký lớp toán của thầy cho con mình. Áp lực phòng thi đã xá là gì so với áp lực bị thầy kêu lên bảng làm bài.
Tôi thi đại học mà tim còn không đập loạn xạ như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực bằng việc mỗi lần học ở lớp thầy đâu!
Về lại chỗ ngồi, vẫn chưa hết bị đả kích lại bị cái mùi ẩm cùng mùi cơ thể của hắn ta làm tôi bị tra tấn đến muốn phát điên lên được, đã vậy ánh mắt thầy Đạt không biết là tình cờ hay cố ý nhìn liếc qua tôi mấy lần, cái ánh mắt ấy giống như tôi là đứa ngu nhất thế gian,thật làm tôi muốn chửi bậy ngay lập tức.
Xoay qua nhìn hắn, tôi nói:
- Bạn! Cái bàn này còn rộng, làm ơn nhích ra xa tôi một chút. Càng xa…… càng tốt!
Hắn quay sang nhìn tôi, cười cười, rồi dùng tay ôm hết đống sách vở trượt một đường dài ra ngay đầu bàn.
Ngày đầu tiên, tôi gặp hắn là ngày tôi xui- xẻo- nhất!
Lúc đó mỗi đứatrong đầuđều sục sôi ý chí chiến đấu vô cùng, luôn miệng niệm câu này như niệm bùa chú mỗi tối:“ Đậu đại học! Bằng mọi giá phải đậu đại học!”, vì thế mà thời gian chạy xô ở những lớp học thêmmộtcàng tăng theo lê- vồ mát-xi-mum. An biết An vốn là một đứa có thể chất yếu ớt nhưng vì chạy không ngừng nghỉ theo lịch học mà cảm thấy bản thân “siêu nhơn” hơn hẳn.
An không có cảm tình mấy với các con số cho lắm, bởi lẽ tôi sở hữu cho mình trí nhớ của một chú cá vàng.Đó là một yếu điểm nhưng cũng là một ưu điểm của bản thân! Tôi cho là vậy …vì từ trước tới nay khi cải nhau với một ai đó tôithường không giận họ quá lâu. Đơn giản là tôi không nhớ được lý do vì sao chúng tôi tranh cải với nhau.
Như thế cũng tốt bớt cho bản thân thêm nỗi buồn phiền!
Những môn thi đại học của tôi cả khối A lẫn B đều lấy môn Toán làm môn chủ đạo. Lúc đó tôi rơi vào cảm giác phẫn uất cùng cam chịu, tôi đã nghĩ tất cả đành để mặc cho số phận định đoạt đi!
Nhưng mãi đến gần thi tôi vẫn chật vật với mấy bài toán nào sin, cosnào tích phân, rồi lại lượng giác, ngay cả đến hình học cũng là một nỗi ám ảnh to lớn đối với tôi.
Tôi, khi gặp một bài toán hình học phẳng đểgiải còn cảm thấy khó khăn, giờ lại bắt tưởng tượng ngoài không gian để giải toán. Đúng thật là làm khó cho bộ não cá vàng là tôi đây mà.
Hết cách, nên mẹ tôi đành tăng cường bổ túc cho trí tuệ của con gái cưng bằng cách đăng ký cho tôi lớp toán của thầy Đạt. Thầy là một người rất có năng lực sát thương sự ngu dốt của học trò bằng những câu mắng vô cùng có văn hóa.
Tôi cũng là một trong những tác nhân để thầy có cơ hội bộc lộ tài năng đó của bản thân.
Còn nhớ vào một ngày mưa năm ấy, tôi lò dò bước vào lớp, cái cảm giác nhèm nhẹp vì ước át làm cho tâm trạng của tôi không mấy thoải mái. Lại từng được nghe danh tiếng vang dội về thầy nên tôi càng thêmcăng thẳng hơn.
Tôi tìm một chỗ ngồi gần cuối dãy, sát mép tường, người tôi nhỏ mấy bạn ngồi trước tôi lại cao to nên có thể đảm bảo rằng thầy sẽ không tia trúng mình để bắt lên bảng giải bài tập.
Sau một lúc , chỗ trống bên cạnh tôi được lấp đầy, người con trai ngồi cùng bàn tôihắn ta … ướt như chuộtlột,những giọt nước mưa nhỏ tí tách từ quần áo hắn xuống nền nhà tạo thành vũng nước ngay sát chân tôi. Mùi cơ thể của phái nam cứ xộc thẳng vào mũi, tôi quả thực lúc đó …hít thở không thông, chỉ muốn ói!
Khó chịu dâng lên đến đỉnh điểm thì làm gì còn tâm trạng đâu mà giải bài được.Tôi loay hoay cả buổi, đến khi nghe thấy thầy Đạt kêu tên tôi lên bảng, lúc đó tôi chỉ muốn ngất đi cho xong:
-Em kia, lên bảng giải bài này cho tôi xem! Nãy giờ tôi để ý em loay hoay không nha, ngồi tít dưới góc đó thì học hành gì?
Thếđó , chục con mắt đồng loạt dồn về phía tôi, tôi ngại ngùng lê lết đôi chân dường như không còn chút khí lực nào lên bảng để làm bài.
Tôi thề là tôi biết làm … chỉ có điều không biết phải bắt đầu viết từ đâu thôi …nên tôi cứ viết rồi lại bôi, sau khi bôi đi thì lại viết. Vòng tuần hoàn này lập đi lập lại hơn 5 phút, tôi nghe giọng thầy nói, lúc đó tôi có cảm giác như mình là một đứa trẻ trộm đồ bị người khác phát hiện, nên xấu hổ cùng ngượng ngùng, hai má tôi bắt đầu nóng lên,lỗ tai cũng lùng bùng:
- Tôi thiệt là không biết em nghĩ như thế nào! Sao em lên lớp được cũng hay. Tôi nhìn cũng đủ biết tương lai của em chỉ có đi làm CAO BỒI miền Viễn Tâythôi. Bài toán này là bài toán hoàn toàn cơ bản, chỉ ôn tập lại kiến thức của lớp 11. Vậy mà em không giải được nghĩ cũng lạ.
Tôi nghĩ có gì lạ đâu chứ! Người ta vào phòng thi còn bị áp lực tâm lý dù có biết làm cũng còn luống cuống, huống chi tôi chỉ cần nhìn vào khuôn mặt khó đăm đăm của thầy là chữ nghĩa thay nhau bay ra khỏi đầu rồi.
Giờ thì tôi đã hiểu lý do vì sao mà phụ huynh lại chen chút nhau từ3, 4 giờ sáng để đăng ký lớp toán của thầy cho con mình. Áp lực phòng thi đã xá là gì so với áp lực bị thầy kêu lên bảng làm bài.
Tôi thi đại học mà tim còn không đập loạn xạ như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực bằng việc mỗi lần học ở lớp thầy đâu!
Về lại chỗ ngồi, vẫn chưa hết bị đả kích lại bị cái mùi ẩm cùng mùi cơ thể của hắn ta làm tôi bị tra tấn đến muốn phát điên lên được, đã vậy ánh mắt thầy Đạt không biết là tình cờ hay cố ý nhìn liếc qua tôi mấy lần, cái ánh mắt ấy giống như tôi là đứa ngu nhất thế gian,thật làm tôi muốn chửi bậy ngay lập tức.
Xoay qua nhìn hắn, tôi nói:
- Bạn! Cái bàn này còn rộng, làm ơn nhích ra xa tôi một chút. Càng xa…… càng tốt!
Hắn quay sang nhìn tôi, cười cười, rồi dùng tay ôm hết đống sách vở trượt một đường dài ra ngay đầu bàn.
Ngày đầu tiên, tôi gặp hắn là ngày tôi xui- xẻo- nhất!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook