Cái Xiềng Của Tostearad
-
C22: Phần 2- Chương 4
Khối núi Ar Taijiyad là vùng đất tốt nhất ở Arabiapan, ở đó có thành đô Gumaunten. Gumaunten chỉ dành cho những kẻ hiểu biết kinh Korad. Người Otman gọi những người không biết kinh Korad là những kẻ tăm tối. Nhưng họ ngoan đạo, không bao giờ nói thẳng bất kì ai là kẻ mọi rợ. Trong vòng hơn 200 năm, giống xâm lược làm được điều người bản địa chưa từng làm là xây dựng được một thành thị rực rỡ. Người Otman sống ở vùng đất cao nhất đại mạc và di chuyển bằng thảm bay, trừ quân đội, thường dân chỉ được dùng thảm bay ở nội thành. Người bản địa bị đẩy ra hoang mạc khô cằn. Cuộc xung đột đa thế lực ở Arabiapan đã diễn ra hàng trăm năm. Sau cái chết của thiên hoàng Musuiayatb đệ XVI, kẻ thống trị hùng mạnh cuối cùng của vương quốc Tahaldanja, mâu thuẫn vốn có chỉ trở nên ngột ngạt hơn. Có bốn thế lực lớn chia cắt Arabiapan: người Otman, dân dị giáo, những người Naizakhs cực đoan và người Arabiapan vô đạo(1). Chưa kể lũ cướp ở mọi tuyến đường buôn và người ngước ngoài.
Đi bộ hàng trăm dặm xuyên vùng cát cứ là điều tồi tệ. Từ rìa Tây Nam Lihal, con đường phù hợp nhất tới Bashibaq là men theo rặng núi Hemfiq đổ về hướng Tây. Yoal Layl trông thất vọng khi anh rũ chiếc thảm bay lậu mua từ một tay lai Do Thái. Nó chở được một người bay tà tà cách mặt đất một thân lạc đà. Nếu lật ngược tấm thảm, những vật kim loại sẽ bị bắt dính vào mặt trái vải. Đó là bí mật của những mũi gươm run rẩy bị kéo trì xuống. Anh đã chỉ ngồi trên chiếc thảm bay lật ngược chôn dưới gò cát. Tin tốt là hành lí chất vừa thảm và không ai phải khuân vác đồ. Tin xấu là trọng tải tấm thảm đã tới giới hạn.
Hai mươi lăm ngày hành trình, những người đồng hành thay đến tấm vải bọc chân thứ 12 (2). Dọc đường là cát khô, đá sỏi và những cây bụi thấp. Bên phải là vách đá dựng đứng, và bên trái là vùng hoang mạc Najzakhs rộng lớn cằn cỗi. Luôn phải tránh tai mắt những toán phiến quân cực đoan tuần tra vùng rìa. Thỉnh thoảng họ bắt gặp vài bộ tộc đối lập đóng trại gần nhau hơn vùng an toàn thông thường. Arabiapan đã nguy hiểm hơn sau sự kiện người Ai Cập, bất kì lúc nào chiến tranh có thể bắt đầu, điều đó khiến các phiến quân cực đoan thận trọng. Vì nhiều lẽ, nhóm Laahad quyết định di chuyển vào giữa trưa. Lần lượt từng người ngồi thảm để lên trên mặt nhẵn hơn của khối núi đá cao, đi trên đó và xuống thấp vào buổi tối để kiếm thức ăn và nước. Trên cao tránh được gió cát nhưng không có bóng râm. Họ lấy lá cọ palm đan thành những tấm bạt to che đầu. Tránh việc trước khi đến được Bashibaq, họ sẽ bị đánh bại bởi cái nóng và mất nước hơn là những lưỡi gươm tuốt trần.
Đêm đầu tháng 12, Laahad và Amahr phụ trách tìm bữa tối. Cô gái nhỏ giỏi phát hiện dấu vết. Vũ công ghìm ngang lưng con thằn lằn cát, buộc con vật bằng một sợi cỏ khô. Họ đào rãnh cạn dưới khe núi để lấy đất ẩm. Amahr thấy trong cả cuộc hành trình rằng Laahad luôn quan sát sa mạc. Giống như anh đã thấy ở anh em Tostearad vào đêm Athrayir tháng 8, lần đầu tiên họ gặp. Họ sẽ có cuộc hành trình an toàn. Việc anh cần làm là bảo vệ cô trước những nguy hiểm trực tiếp.
Amahr đã hỏi Laahad về sự đáng tin của Yoal Layl.
"Em nghĩ anh ấy đến từ phía Đông. Thật lạ anh không hỏi tại sao chúng ta đi cùng một vị khách du lịch nguy hiểm."
Anh bạn vũ công tin tưởng quyết định của Laahad có lí do. Không nghi ngờ điều cô chọn. Lần đầu tiên họ gặp, Yoal ngồi giữa hoang mạc cạnh một con lạc đà chết khát bị mổ bụng. Laahad giải thích những con lạc đà ở Gumaunten luôn được uống đầy nước. Anh ta du hành vào mùa mưa, không kể cỏ khô và các hốc trữ nước dọc đường. Vì vậy một con lạc đà không thể chết khát. Thông thường không ai chọn một vùng đất xung đột để đi du lịch. Yoal Layl, một người đi lạc ngồi an toàn giữa lãnh địa của những tên cướp. Nếu anh ta thoát khỏi chúng như cách giống với đoàn buôn nô, nếu họ đồng hành, điều đó đem lại an toàn cao hơn cho cả bốn người.
Yoal Layl có thể nói dối về việc du lịch. Sau sự kiện người Ai Cập, không ngạc nhiên nếu anh có thể là một kẻ do thám. Anh phải có một người chủ. Người Otman ở Gumaunten sẽ chọn một người ngoại quốc cuối cùng để làm việc cho họ. Nếu Yoal đã đến đại mạc bằng cách cập cảng Tây Teinuwrubiya, có khả năng anh bị người Najzakhs mượn tay để đột nhập vào Gumaunten như một kẻ tuồn tin. Nhưng con đường từ Najzakhs đến Bashibaq gần hơn nhiều, Yoal có thể được cung cấp một thương đoàn để lấy giấy thông hành vào Kinh đô. Việc đi vòng đến Gumaunten dừng chân ở Lihal và lại quay lại Bashibaq là tốn kém vô ích. Cảng Đông Othohus là con đường phổ biến để người ngoại quốc vào Arabiapan. Cô gái nhỏ chỉ không dám chắc Yoal Layl đến từ vương quốc nào.
Amahr đảm bảo anh vẫn đang trông chừng hành trình. Đôi mắt anh sáng nhẹ nhõm. Họ bắt được thêm một con thằn lằn nhỏ và lấy được đầy một bao cát ẩm.
---
Anh em Itraudra gọi túi hành lí của Yoal Layl là "chiếc túi phép thuật của Djinn" (4). Họ đếm người khách du lịch đã lôi từ đó rất nhiều lọ nước màu và hàng tá bột giống nhau. Yoal có thể tạo ra cả đá lạnh. Dadru đã khỏe hoàn toàn, anh em bản địa bắt đầu sáng tác thơ về người ngoại quốc bằng tất cả sự nhiệt tình của họ vào thời gian rảnh.
"Ngài vĩ đại có ba màu tóc. "Thuốc nhuộm thôi"- ngài nói, như chúng ta bôi Lasu (5) lên mặt vào lễ Adiha (6). Một tay ngài giữ ngọn lửa và tay kia biến sa mạc thành băng. Layl như trong Af layla wa layla, ngàn đêm huyền bí."
Trong hang đá, Yoal lẩm bẩm bắt nhịp trong khi mổ con thằn lằn Merol(7) bằng một con dao lạ. Anh tách não của nó, xếp theo một thứ tự chỉ mình biết. Dadru ăn xiên thịt thằn lằn với tất cả sự thành kính. Người anh Jashar đang thuộc đoạn da rắn thành sợi đai bịt đầu. Họ ngồi quanh một chiếc chảo chưng cất cát ẩm và những thứ ngấm nước. Một tấm vải phết sáp ong căng trên cùng, nước đọng chảy theo góc mép vải nhỏ xuống một nửa mảnh sọ dừa. Mùa đông đại mạc, lúc nửa đêm đủ lạnh để tuyết đóng thành từng bãi bên ngoài vùng cát. Họ đã bố trí dụng cụ trữ nước uống cho ngày hôm sau.
Laahad ăn nửa phần thân của con thằn lằn nướng, cô trông nhỏ bé trong chiếc áo choàng lữ hành. Amahr ngồi cạnh Laahad chắn gió lùa qua khe đá hẹp. Một đêm như rất nhiều đêm của người du mục, trừ việc họ ngồi cùng một vị khách du lịch kì lạ. Amahr vẫn dè chừng Yoal Layl. Anh nghĩ về chuyến hành trình từ Athrayir, tách khỏi đoàn buôn nô lệ, đến việc lang thang dưới chân dốc núi Hemfiq. Một chuyến đi không dễ dàng. Họ đáng đã bị bán cùng những người da đen và người bản địa cho nhóm cướp như phí mãi lộ. Những người da đen được mặc áo và đội khăn, trong khi giá chỉ bằng một phần mười người da trắng. Những kẻ buôn nô không quan tâm nếu một vài người da đen bị nắng thiêu chết. Lữ đoàn vòng vèo qua Lihal. Samahunda đã phản bội họ, gã lao về hướng kẻ chỉ huy con chim ưng do thám, những tên cướp thỏa thuận bảo vệ chuyến đi của gã thông suốt đến Gumaunten. Trong nhóm nhỏ cướp bị giết có xác thủ lĩnh của chúng. Samahunda đi thoải mái hơn cho một lộ trình mới. Laahad nhận ra và tìm một lộ trình khác, chấp nhận ít rủi ro hơn.
Anh bạn lớn bảo vệ Laahad, nhưng chưa làm gì ngoài mang danh nghĩa người giám hộ. Điều đó khiến anh giận dữ bất lực. Anh chỉ thành thạo các điệu nhảy và không phải một chiến binh. Xiên gỗ bị bẻ đến đoạn cuối, quá cứng để bị bẻ tiếp. Trong tay vũ công nắm những mẩu gỗ vụn. Lửa vẫn nổ lách tách.
"Laahad, bọn anh có bất ngờ cho em."
Những người đồng hành đã dùng xong bữa. Sau xiên nướng cuối cùng, Dadru hắng giọng đầy trịnh trọng. Anh nở nụ cười tươi bừng sáng khuôn mặt đen sạm. Jashar đổi tay dùng mảnh kim loại, vẫn nạo mỏng lớp da nhớt dày, nở nụ cười cùng một kiểu như người em. Người khách du lịch vừa lau xong con dao anh ta dùng mổ thằn lằn và cất nó vào túi áo. Anh em Itraudra gỡ giá chưng cất nước, họ rắc thứ bột gì đó vào đống lửa làm lửa cháy nhỏ lại và chuyển màu xanh sậm như một đám Djinn (8) nhảy múa. Cô gái nhỏ ngồi bó gối, đôi mắt cô chăm chú giống tuổi thật, chờ đợi.
"Xưa kia ở Arabiapan từng có một nhà luyện kim vĩ đại đã chế tạo ra thuốc trường sinh và đá tạo vàng. Ông lang thang ngoài vùng cát giúp đỡ bất cứ ai cần sự giúp đỡ của ông. Kể cả người bản địa, người Digan hay người Do thái. Nhưng lũ Otman đến xâm lược, quân đội của chúng lùng sục tìm nhà luyện kim. Người đàn ông vĩ đại thất vọng vì ông là nguyên nhân của xung đột và phá hủy. Ông hủy cả hai món phép thuật, tự chôn vùi mình dưới một ngọn núi. Những người nghèo khổ căm hận bọn xâm lược. Lũ Otman bao che tội lỗi của chúng, chúng rằng đá tạo vàng không có thật. Chúng bắt người Arabiapan đào núi để lấy quặng vàng, và nung chảy quặng để chứng minh sự dối trá của chúng. Các bộ lạc Najzakhs truyền tai nhau rằng có một chiến binh bản địa đã tận mắt thấy nhà luyện kim đập vỡ chai thuốc trường sinh, và ném viên đá thần kì xuống tận cùng vùng biển phía Đông. Sau quá lâu không ai nhớ vị trí của các món phép thuật nữa."
"Nhưng rồi có một học trò của nhà luyện kim, người duy nhất truyền lại cho con cháu ông bí mật của phép thuật vĩ đại. Rồi người cháu truyền cho người cháu và người cháu. Đến một ngày, một người tìm ra gợi ý của tổ tiên và biến đá thành vàng. Từ đó anh ta giàu có, du hành khắp các vùng đất giúp đỡ những người cần anh giống như nhà luyện kim đã từng."
Anh em Itraudra hạ giọng mỗi khúc bí mật. Họ thổi hồn vào câu chuyện. Ngọn lửa xanh sẫm le lói soi những đôi mắt nâu xoáy sâu vào tận cùng truyền thuyết lục địa. Dadru mở lòng bàn tay, chậm rãi thả rơi khối rắn xuống lòng bàn tay Laahad. Đó là một khối vuông sáu mặt, mỗi mặt có chấm lõm lần lượt từ 1 đến 6. Cô gái nhỏ nhận ra đó là một khối Lunurd (9) bằng vàng.
"Em hiểu rồi! Ta sẽ vào Ensaldam (10) bằng cách này ạ? Nó tốt hơn nhiều phải đóng giả thành người bị cướp. Em cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. Cảm ơn các anh!"
"Hả??? Cô gái dễ thương không thể ngạc nhiên hơn sao?!"
Và Laahad biểu lộ sự ngạc nhiên của cô bằng cách hơi mở lớn mắt và huơ tay khoa trương. Đó là một trò thành công. Một tuần nữa họ sẽ đến được ốc đảo lớn nhất của Bashibaq và tìm cách lập một đoàn buôn, cách duy nhất để có được giấy thông hành vào Gumaunten. Họ không đem theo tiền lúc đóng giả là nô lệ. Họ đã sẵn sàng cho việc phải trở nên rách rưới để vào được ốc đảo Ensaldam. Ở đó có hội đồng Majlas (11), dân Bashibaq phải tuân thủ điều răn cứu giúp người hoạn nạn. Cả nhóm sẽ tìm cách gây vốn bằng việc làm thuê và thu hoạch lá Gai dầu. Sớm nhất nửa năm họ sẽ có một thương đoàn đủ để nhận giấy thông hành.
Yoal Layl lấy một mẩu cây có đầu bọc vải nhúng ngập lọ nước màu trong suốt. Anh xát nó lên một miếng Sagaat. Một lúc sau phần được xát biến thành vàng.
"Cô không biết Đồng thau (12) đâu, chúng thường bị nhầm thành vàng. Nhưng ở chỗ tôi chúng rẻ hơn nhiều. Một túi đồng thau là một túi nam châm hút rắc rối. Vì vậy, cô sẽ thấy cái tiện của Aurum patella (12) cho một vài mánh khóe. Nhưng tôi chỉ dùng thứ này khi thật sự cần."
Họ có mười lăm mảnh vàng lá giống nhau. Miếng sắt mỏng khiến việc cạo tróc chỉ để lộ phần bên trong có màu vàng hơi xỉn. Màu giống những đồng Diraf nấu trong lò thủ công của người bản địa. Amahr ném mảnh của anh vào lửa, và phép màu biến mất, những mảnh Sagaat trở lại màu xám xỉn của sắt.
Laahad yên lặng, cô gái nhỏ đang nghĩ vài thứ về Ensaldam. Từ sau khi cảng Tây Teinuwrubiya bị chiếm giữ, Bashibaq không thể tiếp tục buôn bán với thương nhân phương Tây. Những người ngoại quốc thích thú với đồ dùng của người bản địa. Nhưng Amahr nói sớm muộn kim loại thô sẽ bị đem đi chế tác, họ sẽ bị gô cổ vì tội gian dối.
"Hi vọng họ không nung trang sức đã được chế tác tốt."
"Anh có thể cán mỏng những miếng Sagaat này lúc chúng nóng. Không đủ dụng cụ, nhưng anh sẽ thử cố uốn nó thành cái gì dùng được."
Amahr đan hai tay, cố nói vài điều tích cực. Anh em Itraudra trông thất vọng. Họ quay trở lại cân nhắc kế hoạch ban đầu. Phải có cách vượt qua được sự kiểm soát của Ensaldam. Nơi khó khăn hơn nhiều Athrayir, khi bất cứ ai cũng có thể vào thánh địa chỉ bằng vài đồng vàng.
-------
1. Các thế lực cát cứ Arabiapan:
Người Otman Phía Đông: Dãy núi Ar Taijiyad nằm ở phía Đông Arabiapan. Thành đô Gumaunten của người Otman xây dựng ở rìa phía Tây của khối núi Ar Taijiyad. Tường thành của Gumaunten chạy dài khắp rặng phía Tây thành phần chắn bảo vệ kinh đô, ba mặt còn lại được núi bao bọc. Sâu trong thành đô, vượt qua nơi ở của thường dân và các tòa lâu đài, sâu bên trong khối núi là điền trang, mỏ khai thác quặng và doanh trại chính của quân đội Otman. Khối núi Ar Taijiyad kéo dài đến tận gần sát biển phía Đông, nơi có cảng Đông Othohus và các cảng quân sự bao quanh nó.
Phiến quân Najzakhs Phía Tây: Hoang mạc Najzakhs là hoang mạc trung tâm Arabiapan, trải rộng đến tận bờ biển phía Tây. Hoang mạc Najzakhs là nơi ở của những phiến quân bản địa cực đoan. Họ có nguồn gốc từ những nô lệ nổi dậy trốn khỏi khối núi Ar Taijiyad và những nô lệ khai thác đất sét và muối ở Najzakhs, tập hợp thành những bộ tộc thờ thần Karamr. Mỗi bộ tộc thờ một loài động vật sa mạc làm vật tổ riêng. Người Najzakhs có cách sống hướng theo đức tính của vật tổ. Các bộ tộc phân bố rải rác khắp hoang mạc, bố trí như các nhóm độc lập. Họ tránh việc gây xung đột với các bộ tộc thờ vật tổ xung khắc.
Người dị giáo: Cách người Otman gọi những người ngoại đạo Chishamga. Phần lớn người dị giáo sống ở thánh địa Athrayir. Phần còn lại là những người chạy trốn khỏi Gumaunten sau sự kiện người Ai Cập.
Người Arabiapan vô đạo: Phần lớn ám chỉ cư dân ở sa mạc Arkmakar. Arkmakar là sa mạc khô cằn nhất ở Arabiapan, ít người sống được ở đây, vì thế họ tin những gì khiến họ sống sót được hơn là phép màu từ thần linh. Họ không có một hệ thống giáo lý hay điều răn bắt buộc. Người Arkmakar có niềm tin tương đối vào thần Sahral, vị thần sa mạc cổ xưa.
2. Lasu (Từ cụm lawn almashuq nghĩa là Bột màu): Lasu là tên gọi loại bột dùng để bôi lên mặt và cơ thể trong lễ Adiha. Bột Lasu có ba màu cơ bản là vàng, đỏ và xanh. Vàng tượng trưng cho đất, xanh của lá cây và đỏ của quả chín. Tùy từng vùng, bột Lasu có thể được lấy từ đất sét, bùn hoặc bột đá, quả mọng, nhựa cây.
3. Lễ Adiha: Lễ ăn mừng thu hoạch nông sản nói chung. Các loại nông sản phổ biến ở Arabiapan thu hoạch vào giữa tháng 1- đầu tháng 2. Nông sản chính vẫn là cây lúa. Vì thế lễ Adiha, tùy từng vùng, bắt đầu vào đêm sau ngày cây lúa cuối cùng được gặt khỏi ruộng.
4. Thằn lằn Merol (Meroles ctenodactylus hay thằn lằn sa mạc khổng): Merol là tên gọi một loài thằn lằn sống trong cát thuộc họ Lacertidae . Nó phân bố ở cực tây Nam Phi và tây Namibia. Một con thằn lằn Merol trưởng thành nặng khoảng 1,3 kg. (Nguồn: https://en.m.wikipedia.org/wiki/Meroles_ctenodactylus)
5. Djinn: Djinn trong thần thoại Arabic là một loài sinh vật siêu nhiên, giống như ma quỷ, nhưng không đồng nhất hoàn toàn với quỷ dữ. Djinn có thể vừa tốt vừa xấu. Chúng sở hữu những sức mạnh siêu nhiên đặc biệt và có thể được triệu hồi qua nghi thức ma thuật để thực hiện việc được giao, phụng sự con người.
6. Lunurd (Từ cụm luebat alnurd nghĩa là xúc sắc).
7. Ensaldam (Dựa trên cụm ealamat alqadam alkhamisa/ Go-Banme no ashiato nghĩa là Dấu chân thứ năm): Ốc đảo lớn nhất thuộc cụm các ốc đảo Bashibaq. Ensaldam là ốc đảo duy nhất mà hội đồng Majlas nắm quyền được phép cấp giấy thông hành cho những thương đoàn đủ lớn hoặc đủ uy tín để buôn bán ở Gumaunten.
8. Hội đồng Majlas (Từ hội đồng Majlis và cụm Kashikoi hito nghĩa là những người sáng suốt): Hội đồng tập hợp những bô lão có uy tín. Hội đồng Majlas gồm 12 người, trong đó phải có ít nhất 6 người Otman. Có 23 hội đồng Majlas quản lý 23 ốc đảo của Bashibaq. Quyền lực của hội đồng Majlas tùy thuộc vào lượng cống vật và giá trị của cống vật hàng năm đưa đến Gumaunten.
9. Sagaat: Tên gọi miếng chũm chọe của trống Riq. Riq có hai bộ năm cặp chũm chọe đồng (đường kính xấp xỉ 5 cm) khoảng cách đồng đều xung quanh khung.
10. Diraf: Tên gọi của đồng Diras vàng sản xuất từ lò luyện kim của người bản địa.
11. Aurum patella: Xi mạ vàng
12. Đồng thau (Brass): Những người Arabiapan và cả người Otman đều chưa biết đến Đồng thau. Yoal Layl phát âm Đồng thau là Brass.
Lược khảo tiền tệ Arabiapan: Trong thương mại, người bản địa chủ yếu đổi hàng hóa lấy hàng hóa. Loại tiền duy nhất của họ là đồng Adid bằng sắt. Sau khi người Otman cầm quyền, hệ thống tiền tệ 3 loại được áp dụng gồm đồng Diras vàng, Girid bạc và Ahas đồng. Đồng Adid sắt cuối cùng được xếp vào hệ thống tiền tệ chính thức, nhưng giá trị ở mức thấp nhất (30 Adid = 1 Girid bạc). Người Otman duy trì định chế tiền bằng cách ban lệnh cấm tiêu thụ những đồng tiền ngoài hệ thống tiền chính quy Otman. Vì thế, một thời gian người bản địa sở hữu vàng và bạc thô nấu tiền-hợp-pháp trong khuôn tự đúc. Loại tiền chui này được chấp nhận tiêu thụ nhưng được gọi bằng tên lóng. (Diraf vàng, Gida bạc và Ahan Đồng).
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook