Các Trận Đấu Quan Trọng Trong Lịch Sử Việt Nam
-
Chương 10: Trận Tốt Động – Chúc Động (7-11-1426)
Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động năm 1426 là 1 trong những điển hình rực rỡ về quyết tâm tiêu diệt địch, về tinh thần chiếnđấu dũng cảm và nghệ thuật quân sự tuyệt vời của nghĩa quân Lam Sơn. … Các tướng chỉ huy của nghĩa quân Lam Sơn đoán định rằng Vương Thông sau khi dò biết vị trí đóng quân mới của quân ta sẽ mở cuộc hành quân nhằm bao vây, tiêu diệt quân ta ở Cao Bộ. Từ Ninh Kiều đánh lên Cao Bộ quân Minh phải hành quân theo 1 trong 2 con đường: - Đường thứ nhất: Ninh Kiều – Chúc Động – Tốt Động – Yên Duyệt – Cao Bộ. - Đường thứ 2: Ninh Kiều – Chúc Động – Đại Ơn – Cao Bộ. Bỏ Ninh Kiều rút về Cao Bộ, nghĩa quân không những buộc Vương Thông phải bị động thay đổi kế hoạch tiến công mà còn dụ địch hành quân theo đường quân ta đã chọn và bố trí sẵn trận địa mai phục. Đây là kết quả lớn bước đầu trong nghệ thuật điều động địch của nghĩa quân Lam Sơn. Theo kế hoạch của Vương Thông, từ Ninh Kiều chúng sẽ chia làm 2 đạo: - Đạo Kỳ binh, có số quân ít, xuất kỳ bất ý đến phía sau doanh trại của ta ở Cao Bộ. Đạo quân này có nhiệm vụ đặt pháo ở phía sau quân ta rồi bất ngờ nổ pháo nhằm đánh lạc hướng quân ta và làm hiệu lệnh cho các cánh quân địch đồng thời đánh khép lại. - Đạo chính binh, tức đạo quân chủ lực do Vương Thông trực tiếp chỉ huy từ phía đông Ninh Kiều vượt sông Ninh Giang tiến đến phía trước căn cứ Cao Bộ. Đạo quân này có nhiệm vụ khi nghe pháo hiệu của đ ạo kỳ binh sẽ tiến công mãnh liệt vào mặt trước Cao Bộ.
Dựa trên cơ sở nắm được kế hoạch hành quân cụ thể của Vương Thông, bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn quyết định bố trí 2 trận địa mai phục ở Tốt Động và Chúc Động trên đường tiến quân của địch nhằm đập tan hoàn toàn cuộc hành quân của chúng. Tốt Động được chọn làm trận địa mai phục chính của nghĩa quân, (xã Tụy An, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Cánh đồng Tốt Động khá sâu và lầy lội, cỏ lác rậm rạp. Con đường “lai khinh” chạy ngang qua phía tây cánh đồng Tốt Động, ở giữa 2 thôn Tốt Động và Yên Duyệt. Đạo quân chủ lực của Vương Thông muốn tiến lên Cao Bộ phải theo con đường “lai khinh” qua cánh đồng Tốt Động rồi qua Yên Duyệt lên Cao Bộ. Nghĩa quân đã tận dụng vị trí và địa hình vùng Tốt Động bố trí 1 trận địa mai phục kỹ lưỡng, nhằm đánh qụy đạo quân chủ lực của Vương Thông Trận địa mai phục thứ 2 được bố trí ở vùng Chúc Động (thuộc xã Ngọc Sơn, Chương Mỹ, Hà Tây).
Cánh đồng Chúc Động không lầy như Tốt Động, nhưng lại nằm ngay dưới chân núi Chúc Sơn sát bên núi Ngọc Giả và Ninh Sơn. Dòng sông Đáy chảy vòng sát chân núi Chúc Sơn và gân Chúc Động. Đây là 1 vùng địa hình phức tạp và hiểm yếu. Quân ta đã lợ dụng địa hình núi rừng ở vùng này để bố trí mai phục sẵn ở 2 bên đường. Cả 2 con đường từ Ninh kiều đến Cao Bộ đều phải men theo chân núi Ninh Sơn và Chúc Sơn đi qua vùng Chúc Động. Trận địa mai phục Chúc Động có nhiệm vụ phối hợp với trận địa chính Tốt Động nhằm đánh vào hậu quân của đạo chính binh Vương Thông, đồng thời chặn đường rút lui của cả 2 đạo quân địch rút chạy về Đông Quan. Cánh chính binh do Vương Thông chỉ huy có số lượng quân lớn, hành quân theo đội hình kéo dài. Khi tiền quân của chúng tới Tốt Động thì hậu quân mới vượt khỏi sông Ninh Giang tức lọt vào trận địa mai phục Chúc Động. Để tập trung binh lực ở mức cao nhất, nghĩa quân không rải quân ra đánh toàn bộ đội hình địch mà đánh vào tiền quân và hậu quân của chúng. Sự bố trí trận địa mai phục thể hiện rõ quyết tâm khóa chặt, tiêu diệt đạo quân Vương Thông.
Đối với đạo kỳ binh của địch, nghĩa quân không đón đánh khí chúng tiến quân, mà chỉ chặc đường rút lui tiêu diệt tại Chúc Động. Đêm 6-11, công việc bố trí mai phục ở Tốt Động, Chúc Động được tiến hành 1 cách khẩn trương và bí mật. Quân địch đóng ở bên kia Ninh Kiều tuy cách Chúc Động không xa nhưng không hay biết gì về trận địa của quân ta Diễn biến: Theo kế hoạch đã vạch ra, sáng ngày 7-11, quân địch từ đông Ninh Kiều chia làm 2 đạo xuất phát tiến đánh nghĩa quân ở Cao Bộ. Khi đạo quân chủ lực do Vương Thông chỉ huy đến vùng Tốt Động thì quân ta bắn pháo hiệu đánh lừa địch. Quân địch nghe tiếng pháo tưởng là pháo hiệu của cánh kỳ binh vội đổ xô đi chiếm lấy những địa điểm thuận lợi theo hiệu lệnh trước lúc tiến quân. Việc nổ pháo hiệu của ta có tác dụng đánh lừa quân địch tiến sâu vào trận địa mai phục của quân ta. Trong khi đó, quân mai phục của ta vẫn “nằm yên không động”.
Khi tiền quân của địch đã lọt vào trận địa mai phục ở Tốt động và hậu quân đã qua hết sông Ninh Giang, quân mai phục của ta mới nhất tề xông ra đánh mãnh liệt. Tại Tốt Động, 1 bộ phận lớn qâun địch đã bị quân ta và voi chiến dồn vào cánh đồng lầy lội rồi bị chia cắt ra tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác; đồng thời lúc ấy trời lại mưa to, cánh đồng Tốt Động và đường xá càng lầy lội. Hàng ngũ của địch rối loạn và hoảng hốt. Địch bị đánh bất ngờ (kỵ binh và bộ binh) lại bị sa lầy nên mất hết khả năng chiến đấu.
Từ những gò đất, lùm cây quân ta dùng giáo, lao, đặc biệt là cung nỏ giết chết hàng loạt quân địch. Tổng binh Vương Thông hoàn toàn bất lực trước cảnh hỗn loạn và khiếp sợ của quân lính. Bản thân Vương Thông cũng bị 1 mũi tên bắn bị thương cạnh sườn. Viên thượng thư bộ binh Trần Hiệp định tự sát nhưng bị quân ta xông tới chém chết. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt khoảng 4-5 tiếng đồng hồ (từ 10 giờ đến 15 giờ ngày 7-11). Quân ta đã chặn đứng và đập nát bộ phận tiền quân của địch. Hàng vạn quân địch bỏ xác trên chiến trường Tốt Động.
Vương Thông và bọn sống sót tìm đường tháo chạy về Ninh Kiều. Trong khi tiền quân đang bị giáng những đòn sấm sét bất ngờ ở Tốt Động thì trung quân và hậu quân của địch bị ùn lại trên quãng đường từ Tốt Động đến Chúc Động. Khi được tin tiền quân bị thua và thấy bọn tàn binh hoảng hốt tháo chạy, trung quân và hậu quân cũng nhốn nháo tìm đường rút lui. Hiều khối quân địch ở đạo chính binh chưa bị đánh đã tan vỡ cả hàng ngũ và mất hết tinh thần chiến đấu. Đạo kỳ binh lúc bấy giờ đang trên đường tiến về phía sau Cao Bộ bỗng nhiên nghe tiếng súng nổ ở Cao Bộ. Viên chỉ huy kinh ngạc vì tín hiệu đáng lẽ do cánh kỳ binh phát ra.
Ngay sau đó cánh kỳ binh được tin khủng khiếp, tổng binh Vương Thông bị rơi vào trận địa mai phục ở Tốt Động, không thể tiến về phía trước Cao Bộ được. Biết đã mắc mưu quân ta, Vương Thông vội vã ra lệnh cho cánh kỳ binh chạy về Chúc Động. Đúng lúc đó, tại trận địa Chúc Động quân mai phục của ta lại vùng lên đánh những đòn quyết liệt vào cán h kỳ binh ậvà h u quân của cánh chính binh cùng với số thoát chết ở Tốt Động chạy về. Từ núi Ninh Sơn, Chúc Sơn và các cánh đồng 2 bên đường, quân ta xông ra chặn đánh ngang đường rút lui, chia cắt quân địch ra nhiều mảnh mà tiêu diệt. cầu Ninh Kiều lập tức bị quân ta phá hủy, và dòng sông biến thành chiến tuyến cản đường rút chạy của địch về Đông Quan.
Hàng vạn quân địch bị giết và bị bắt. Bọn sống sót liều lĩnh vượt qua Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến nỗi “… nước Ninh Kiều vì thế mà tắc nghẽn” (Đại Việt SKTT). Bọn tàn quân địch phải khó khăn lắm mới thoát chết cùng Vương Thông, Mã Kỳ, Phương Chính chạy vè Đông Quan. Chiến trận Tốt Động – Chúc Động, quân ta đã tiêu diệt trên 6 vạn quân địch, trong đó 5 vạn tên bị giết, 1 vạn bị bắt. Binh bộ thượng thư Trần Hiệp và nội quan Lý Lượng, tướng Lý Đằng bị chém tại trận. Quân ta “… thu được ngựa, quân tư khí giới, xe cộ nhiều không kể xiết” (Đại việt SKTT) Diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động
------
Nghệ thuật chiến trận: Thắng lợi của trận phục kích Tốt Động – Chúc Động đã thể hiện 1 cách thành công của lối đánh “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của nghĩa quân Lam Sơn. Nghiên cứu diễn biến trận tập kích Tốt Động – Chúc Động chúng ta thấy rằng sự vận động và cơ động nhanh của nghĩa quân đã tạo ra những bất ngờ lớn cho quân địch và là 1 trong những nhân tố quân trọng giúp nghĩa quân khắc phục được điểm yếu về số lượng so với địch để giữ vững quyền chủ động tiến công và tiếu diệt địch. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động thể hiện Nghệ thuật chỉ đạo tác chiến, chiến thuật tài giỏi của nghĩa quân Lam Sơn. Nghĩa quân đã quán triệt tư tưởng quyết tâm tiêu diệt địch cao độ, là tinh thần chủ động, tích cực và liên tục tiến công, phát huy mọi chỗ mạnh của mình, nhằm đánh vào mọi chỗ yếu của địch mà đánh.
Đứng trước 1 thách thức lớn, 1 cuộc hành quân quy mô của 10 vạn quân địch, nghĩa quân tuy ít hơn nhiều về số lượng, nhưng không nao núng tinh thần, kiên quyết giữ vững quyền chủ động tiến công để tiêu diệt địch. Quân địch tuy đông và hiếu chiến nhưng đã mất hết quyền chủ động chiến lược và phải tiến quân vào những khu vực ngoài dự kiến. Trong toàn bộ cuộc chiến, quân địch luôn bị nghĩa quân điều động và phải bị động đối phó từ đầu chí cuối. Mở đầu cuộc chiến, nghĩa quân đã nhử địch từ cầu thanh oai lên Cổ Lãm để đánh bại giữa cánh đồng lầy. Một đạo quân mạnh gần 10 vạn của Vương Thông cũng bị nghĩa quân điều từ Cổ Sở xuống Ninh Kiều rồi lại từ Ninh Kiều vào những trận địa mai phục ở Tốt Động – Chúc Động để bị tiêu diệt. Nghệ thuật điều động quân địch của nghĩa quân lam Sơn đã đạt đến mức hoàn hảo.
Do bị điều động như vậy nên quân địch không phát huy được sức mạnh của chúng mà phải đánh theo cách đánh của ta, tại những chiến trường bất lợi nhất cho chúng do ta chọn sẵn. Nghệ thuật như địch và mai phục vận động đã được nghĩa quân sử dụng 1 cách tài tình và mưu trí. Quân Minh có sở trường lối đánh bao vây tiến công ào ạt và trận địa chiến. bằng cách đánh mai phục lợi hại của mình, nghĩa quân đón đánh 1 cách bất ngờ ngay trên đường hành quân của địch. Nghĩa quân không những khéo lợi dụng địa hình núi rừng ở Chúc Động mà còn sử dụng cả địa bàn đầm lầy Tốt Động để bố trí trận địa mai phục. Với địa hình hiểm yếu, bộ binh và kỵ binh của địch bị dồn vào tình trạng sa lầy, không phát huy được sở trường, rồi bị chia cắt đội hình ra tiêu diệt. Trước khi vào cuộc chiến chiến lược Tốt Động – Chúc Động, toàn bộ lực lượng của ta tập trung về Cao Bộ. Để đảm bảo nguyên tắc tập trung binh lực ở mức cao nhất, nghĩa quân bố trí 2 trận địa mai phục Tốt Động – Chúc Động nhằm đánh vào tiền quân và hậu quân của đạo quân chủ lực Vương Thông.
Đạo kỳ binh và trung quân của đạo chủ lực tuy không bị đánh nhưng cũng bị tan ra và tháo chạy. trên đường tháo chạy với tinh thần hoảng loạn đó, bộ phận quân địch này bị chặn đánh ở Chúc Động. Như vậy là nghĩa quân vừa tập trung được lực lượng để giáng những đòn quyết định vào bộ phận chủ yếu của đạo quân chủ lực, vừa đảm bảo tiêu diệt đến mức cao nhất cả 2 đạo chính, kỳ của Vương Thông. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động biểu hiện ý chí và bản lĩnh chiến đấu của nghĩa quân, trình độ tổ chức và chỉ huy.
Chiến thắng đó đã đưa cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc lên 1 giai đoạn phát triển mới.
Dựa trên cơ sở nắm được kế hoạch hành quân cụ thể của Vương Thông, bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn quyết định bố trí 2 trận địa mai phục ở Tốt Động và Chúc Động trên đường tiến quân của địch nhằm đập tan hoàn toàn cuộc hành quân của chúng. Tốt Động được chọn làm trận địa mai phục chính của nghĩa quân, (xã Tụy An, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Cánh đồng Tốt Động khá sâu và lầy lội, cỏ lác rậm rạp. Con đường “lai khinh” chạy ngang qua phía tây cánh đồng Tốt Động, ở giữa 2 thôn Tốt Động và Yên Duyệt. Đạo quân chủ lực của Vương Thông muốn tiến lên Cao Bộ phải theo con đường “lai khinh” qua cánh đồng Tốt Động rồi qua Yên Duyệt lên Cao Bộ. Nghĩa quân đã tận dụng vị trí và địa hình vùng Tốt Động bố trí 1 trận địa mai phục kỹ lưỡng, nhằm đánh qụy đạo quân chủ lực của Vương Thông Trận địa mai phục thứ 2 được bố trí ở vùng Chúc Động (thuộc xã Ngọc Sơn, Chương Mỹ, Hà Tây).
Cánh đồng Chúc Động không lầy như Tốt Động, nhưng lại nằm ngay dưới chân núi Chúc Sơn sát bên núi Ngọc Giả và Ninh Sơn. Dòng sông Đáy chảy vòng sát chân núi Chúc Sơn và gân Chúc Động. Đây là 1 vùng địa hình phức tạp và hiểm yếu. Quân ta đã lợ dụng địa hình núi rừng ở vùng này để bố trí mai phục sẵn ở 2 bên đường. Cả 2 con đường từ Ninh kiều đến Cao Bộ đều phải men theo chân núi Ninh Sơn và Chúc Sơn đi qua vùng Chúc Động. Trận địa mai phục Chúc Động có nhiệm vụ phối hợp với trận địa chính Tốt Động nhằm đánh vào hậu quân của đạo chính binh Vương Thông, đồng thời chặn đường rút lui của cả 2 đạo quân địch rút chạy về Đông Quan. Cánh chính binh do Vương Thông chỉ huy có số lượng quân lớn, hành quân theo đội hình kéo dài. Khi tiền quân của chúng tới Tốt Động thì hậu quân mới vượt khỏi sông Ninh Giang tức lọt vào trận địa mai phục Chúc Động. Để tập trung binh lực ở mức cao nhất, nghĩa quân không rải quân ra đánh toàn bộ đội hình địch mà đánh vào tiền quân và hậu quân của chúng. Sự bố trí trận địa mai phục thể hiện rõ quyết tâm khóa chặt, tiêu diệt đạo quân Vương Thông.
Đối với đạo kỳ binh của địch, nghĩa quân không đón đánh khí chúng tiến quân, mà chỉ chặc đường rút lui tiêu diệt tại Chúc Động. Đêm 6-11, công việc bố trí mai phục ở Tốt Động, Chúc Động được tiến hành 1 cách khẩn trương và bí mật. Quân địch đóng ở bên kia Ninh Kiều tuy cách Chúc Động không xa nhưng không hay biết gì về trận địa của quân ta Diễn biến: Theo kế hoạch đã vạch ra, sáng ngày 7-11, quân địch từ đông Ninh Kiều chia làm 2 đạo xuất phát tiến đánh nghĩa quân ở Cao Bộ. Khi đạo quân chủ lực do Vương Thông chỉ huy đến vùng Tốt Động thì quân ta bắn pháo hiệu đánh lừa địch. Quân địch nghe tiếng pháo tưởng là pháo hiệu của cánh kỳ binh vội đổ xô đi chiếm lấy những địa điểm thuận lợi theo hiệu lệnh trước lúc tiến quân. Việc nổ pháo hiệu của ta có tác dụng đánh lừa quân địch tiến sâu vào trận địa mai phục của quân ta. Trong khi đó, quân mai phục của ta vẫn “nằm yên không động”.
Khi tiền quân của địch đã lọt vào trận địa mai phục ở Tốt động và hậu quân đã qua hết sông Ninh Giang, quân mai phục của ta mới nhất tề xông ra đánh mãnh liệt. Tại Tốt Động, 1 bộ phận lớn qâun địch đã bị quân ta và voi chiến dồn vào cánh đồng lầy lội rồi bị chia cắt ra tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác; đồng thời lúc ấy trời lại mưa to, cánh đồng Tốt Động và đường xá càng lầy lội. Hàng ngũ của địch rối loạn và hoảng hốt. Địch bị đánh bất ngờ (kỵ binh và bộ binh) lại bị sa lầy nên mất hết khả năng chiến đấu.
Từ những gò đất, lùm cây quân ta dùng giáo, lao, đặc biệt là cung nỏ giết chết hàng loạt quân địch. Tổng binh Vương Thông hoàn toàn bất lực trước cảnh hỗn loạn và khiếp sợ của quân lính. Bản thân Vương Thông cũng bị 1 mũi tên bắn bị thương cạnh sườn. Viên thượng thư bộ binh Trần Hiệp định tự sát nhưng bị quân ta xông tới chém chết. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt khoảng 4-5 tiếng đồng hồ (từ 10 giờ đến 15 giờ ngày 7-11). Quân ta đã chặn đứng và đập nát bộ phận tiền quân của địch. Hàng vạn quân địch bỏ xác trên chiến trường Tốt Động.
Vương Thông và bọn sống sót tìm đường tháo chạy về Ninh Kiều. Trong khi tiền quân đang bị giáng những đòn sấm sét bất ngờ ở Tốt Động thì trung quân và hậu quân của địch bị ùn lại trên quãng đường từ Tốt Động đến Chúc Động. Khi được tin tiền quân bị thua và thấy bọn tàn binh hoảng hốt tháo chạy, trung quân và hậu quân cũng nhốn nháo tìm đường rút lui. Hiều khối quân địch ở đạo chính binh chưa bị đánh đã tan vỡ cả hàng ngũ và mất hết tinh thần chiến đấu. Đạo kỳ binh lúc bấy giờ đang trên đường tiến về phía sau Cao Bộ bỗng nhiên nghe tiếng súng nổ ở Cao Bộ. Viên chỉ huy kinh ngạc vì tín hiệu đáng lẽ do cánh kỳ binh phát ra.
Ngay sau đó cánh kỳ binh được tin khủng khiếp, tổng binh Vương Thông bị rơi vào trận địa mai phục ở Tốt Động, không thể tiến về phía trước Cao Bộ được. Biết đã mắc mưu quân ta, Vương Thông vội vã ra lệnh cho cánh kỳ binh chạy về Chúc Động. Đúng lúc đó, tại trận địa Chúc Động quân mai phục của ta lại vùng lên đánh những đòn quyết liệt vào cán h kỳ binh ậvà h u quân của cánh chính binh cùng với số thoát chết ở Tốt Động chạy về. Từ núi Ninh Sơn, Chúc Sơn và các cánh đồng 2 bên đường, quân ta xông ra chặn đánh ngang đường rút lui, chia cắt quân địch ra nhiều mảnh mà tiêu diệt. cầu Ninh Kiều lập tức bị quân ta phá hủy, và dòng sông biến thành chiến tuyến cản đường rút chạy của địch về Đông Quan.
Hàng vạn quân địch bị giết và bị bắt. Bọn sống sót liều lĩnh vượt qua Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến nỗi “… nước Ninh Kiều vì thế mà tắc nghẽn” (Đại Việt SKTT). Bọn tàn quân địch phải khó khăn lắm mới thoát chết cùng Vương Thông, Mã Kỳ, Phương Chính chạy vè Đông Quan. Chiến trận Tốt Động – Chúc Động, quân ta đã tiêu diệt trên 6 vạn quân địch, trong đó 5 vạn tên bị giết, 1 vạn bị bắt. Binh bộ thượng thư Trần Hiệp và nội quan Lý Lượng, tướng Lý Đằng bị chém tại trận. Quân ta “… thu được ngựa, quân tư khí giới, xe cộ nhiều không kể xiết” (Đại việt SKTT) Diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động
------
Nghệ thuật chiến trận: Thắng lợi của trận phục kích Tốt Động – Chúc Động đã thể hiện 1 cách thành công của lối đánh “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của nghĩa quân Lam Sơn. Nghiên cứu diễn biến trận tập kích Tốt Động – Chúc Động chúng ta thấy rằng sự vận động và cơ động nhanh của nghĩa quân đã tạo ra những bất ngờ lớn cho quân địch và là 1 trong những nhân tố quân trọng giúp nghĩa quân khắc phục được điểm yếu về số lượng so với địch để giữ vững quyền chủ động tiến công và tiếu diệt địch. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động thể hiện Nghệ thuật chỉ đạo tác chiến, chiến thuật tài giỏi của nghĩa quân Lam Sơn. Nghĩa quân đã quán triệt tư tưởng quyết tâm tiêu diệt địch cao độ, là tinh thần chủ động, tích cực và liên tục tiến công, phát huy mọi chỗ mạnh của mình, nhằm đánh vào mọi chỗ yếu của địch mà đánh.
Đứng trước 1 thách thức lớn, 1 cuộc hành quân quy mô của 10 vạn quân địch, nghĩa quân tuy ít hơn nhiều về số lượng, nhưng không nao núng tinh thần, kiên quyết giữ vững quyền chủ động tiến công để tiêu diệt địch. Quân địch tuy đông và hiếu chiến nhưng đã mất hết quyền chủ động chiến lược và phải tiến quân vào những khu vực ngoài dự kiến. Trong toàn bộ cuộc chiến, quân địch luôn bị nghĩa quân điều động và phải bị động đối phó từ đầu chí cuối. Mở đầu cuộc chiến, nghĩa quân đã nhử địch từ cầu thanh oai lên Cổ Lãm để đánh bại giữa cánh đồng lầy. Một đạo quân mạnh gần 10 vạn của Vương Thông cũng bị nghĩa quân điều từ Cổ Sở xuống Ninh Kiều rồi lại từ Ninh Kiều vào những trận địa mai phục ở Tốt Động – Chúc Động để bị tiêu diệt. Nghệ thuật điều động quân địch của nghĩa quân lam Sơn đã đạt đến mức hoàn hảo.
Do bị điều động như vậy nên quân địch không phát huy được sức mạnh của chúng mà phải đánh theo cách đánh của ta, tại những chiến trường bất lợi nhất cho chúng do ta chọn sẵn. Nghệ thuật như địch và mai phục vận động đã được nghĩa quân sử dụng 1 cách tài tình và mưu trí. Quân Minh có sở trường lối đánh bao vây tiến công ào ạt và trận địa chiến. bằng cách đánh mai phục lợi hại của mình, nghĩa quân đón đánh 1 cách bất ngờ ngay trên đường hành quân của địch. Nghĩa quân không những khéo lợi dụng địa hình núi rừng ở Chúc Động mà còn sử dụng cả địa bàn đầm lầy Tốt Động để bố trí trận địa mai phục. Với địa hình hiểm yếu, bộ binh và kỵ binh của địch bị dồn vào tình trạng sa lầy, không phát huy được sở trường, rồi bị chia cắt đội hình ra tiêu diệt. Trước khi vào cuộc chiến chiến lược Tốt Động – Chúc Động, toàn bộ lực lượng của ta tập trung về Cao Bộ. Để đảm bảo nguyên tắc tập trung binh lực ở mức cao nhất, nghĩa quân bố trí 2 trận địa mai phục Tốt Động – Chúc Động nhằm đánh vào tiền quân và hậu quân của đạo quân chủ lực Vương Thông.
Đạo kỳ binh và trung quân của đạo chủ lực tuy không bị đánh nhưng cũng bị tan ra và tháo chạy. trên đường tháo chạy với tinh thần hoảng loạn đó, bộ phận quân địch này bị chặn đánh ở Chúc Động. Như vậy là nghĩa quân vừa tập trung được lực lượng để giáng những đòn quyết định vào bộ phận chủ yếu của đạo quân chủ lực, vừa đảm bảo tiêu diệt đến mức cao nhất cả 2 đạo chính, kỳ của Vương Thông. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động biểu hiện ý chí và bản lĩnh chiến đấu của nghĩa quân, trình độ tổ chức và chỉ huy.
Chiến thắng đó đã đưa cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc lên 1 giai đoạn phát triển mới.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook