Các Loại Việt Phục
8: | Áo Ngũ Thân Thời Nguyễn |

| ÁO NGŨ THÂN THỜI NGUYỄN |

– – 0 – –

Raw: Colere
Mỗi triều đại trong lịch sử đi qua đều để lại những dấu ấn riêng biệt được thể hiện qua trang phục, lối ăn mặc của người dân. Đặc biệt, trong số những bộ trang phục đặc sắc ấy không thể không nhắc đến Áo Ngũ Thân, Một loại áo mang trong mình vô vàn những ý nghĩa, những đạo lý mà người xưa muốn gửi gắm.
Qua bài đăng này, Colere sẽ cùng bạn khám phá về áo Ngũ Thân, một trong số những trang phục của nước Việt Nam ta nhé!
Tham khảo nguồn:


Áo ngũ thân là gì? Mẫu Áo ngũ thân đẹp

| CẤU TẠO ÁO NGŨ THÂN |

Áo ngũ thân là một loại trang phục truyền thống của người Việt Nam, ra đời năm 1744, sau cải cách trang phục đàng trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Loại áo này mang tên Ngũ thân bởi áo được ghép từ 5 thân áo, 2 thân trước, 2 thân sau và thân thứ 5 ở bên trong thân đầu tiên. Bốn thân áo của vạt trước – sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu” còn thân trong tượng trưng cho người con.

Áo mặc thường có màu sắc nhã nhặn, không có viền cổ hay viền tay áo, được mặc kèm với một chiếc áo lót màu trắng để làm nền cho áo ngoài, thể hiện sự sạch sẽ ở bên trong. Điều này tượng trưng cho quan niệm truyền thống tốt đẹp của người Việt: cái gì đẹp thì nên giấu vào trong.

Áo ngũ thân cũng có năm nút, tượng trưng cho ngũ thường: nhân – nghĩa – lễ – trí – tín và ngũ luân: quân thần vua – tôi, phụ tử cha – con, phu phụ chồng – vợ, huynh đệ anh – em, bằng hữu bạn bè. Khoác lên mình những chiếc áo Ngũ Thân cũng là đang mang những đạo lý làm người.

Áo cho nam có cổ cao hơn áo của nữ, thẳng và vuông tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử. Cách may, mặc của áo ngũ thân đặc biệt là áo dài nam, thể hiện rõ nét những đặc tính khiêm nhường, kín đáo, phong thái đĩnh đạc, thẩm mỹ tinh tế. Sự tinh tế còn thể hiện trên kỹ thuật may, như ghép hoa văn chỗ sóng áo thật khớp, đường kim thẳng, nhỏ, đều, có chỗ được giấu kín không thấy đường chỉ khâu. Đường tà lượn, chân vạt áo có đường cong hình cánh cung rất sống động. Về góc độ mỹ thuật, các đặc điểm tạo hình tà, cổ, khuy, tay áo đều được tính toán rất kỹ lưỡng vừa phù hợp với công năng sử dụng vừa có thẩm mỹ.


138874367_178944107353673_4128731241559476697_n

| ÁO TẤC VÀ ÁO NGŨ THÂN TAY CHẼN |

Ở thời nhà Nguyễn, áo Ngũ Thân có hai loại: áo Tấc và ngũ thân tay chẽn.

Trước hết là áo Tấc, áo Tấc hay còn được gọi là áo ngũ thân tay thụng lễ, áo lễ, áo thụng, thường được mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ với cổ đứng cài cúc bên phải (của người mặc), tà áo chắp từ năm mảnh vải.


Kế đến là Ngũ thân tay chẽn, áo tay chẽn có thân áo cũng tương tự như áo tấc. Tuy nhiên phần đoạn vải được nối từ khuỷu tay từ khuỷu tay tới quá cổ tay chừng 2cm thì được may kiểu ống tay hẹp (bó chẽn). Hai thân trước của áo được để dài quá đầu gối chừng 5 – 7cm.

Cách may, mặc của áo ngũ thân đặc biệt là áo dài nam, thể hiện rõ nét những đặc tính khiêm nhường, kín đáo, phong thái đĩnh đạc, thẩm mỹ tinh tế. Sự tinh tế còn thể hiện trên kỹ thuật may, như ghép hoa văn chỗ sóng áo thật khớp, đường kim thẳng, nhỏ, đều, có chỗ được giấu kín không thấy đường chỉ khâu. Đường tà lượn, chân vạt áo có đường cong hình cánh cung rất sống động. Về góc độ mỹ thuật, các đặc điểm tạo hình tà, cổ, khuy, tay áo đều được tính toán rất kỹ lưỡng vừa phù hợp với công năng sử dụng vừa có thẩm mỹ.

Đầu thế kỷ XX áo dài dần được cách tân do sự phát triển của xã hội và văn minh phương Tây du nhập vào đã chi phối lên trang phục của người Việt. Những nhà thiết kế đưa mẫu đồ Tây kết hợp vào chiếc áo dài, gọi là áo dài cách tân. Áo không còn rộng thùng thình mà được may nhỏ lại, được bóp eo, không còn may tay liền như áo dài truyền thống, tà áo nhỏ vừa người.Từ đó, áo dài ngày nay được ra đời

138690813_178944114020339_2130219351382677152_n

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương