Các Loại Việt Phục
-
2: | Việt Phục Thời Lê: Giao Lĩnh – Viên Lĩnh |
| VIỆT PHỤC THỜI LÊ: GIAO LĨNH – VIÊN LĨNH |
– – 0 – –
GIAO LĨNH
Giống với nhà Trần, vào thời kỳ nhà Lê, Giao lĩnh là loại trang phục phổ biến nhất của nước ta. Giao lĩnh là loại áo có sáu thân, cổ giao nhau và được mặc cùng thường (váy). Nhà Lê thịnh hành hai loại Giao lĩnh là Giao lĩnh vạt dài và Giao lĩnh vạt ngắn.
Giao lĩnh vạt dài có vạt dài quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ và khi mặc sẽ được phủ bên ngoài thường. Đặc biệt phụ nữ khi mặc Giao lĩnh vạt dài sẽ xoã tóc, chỉ buộc ở cuối đuôi tóc. Ngược lại, Giao lĩnh vạt ngắn có vạt chỉ dài đến ngang hông, khi mặc sẽ quây thường bên ngoài như Hakama của Nhật và tóc được búi thành búi Chuỵ Kế. Đặc biệt vào cuối thời Lê, Giao Lĩnh vạt ngắn được phủ bên ngoài thường thành nhiều lớp, kèm theo khăn lụa phủ đầu, trở thành một phong cách mới lạ thời bấy giờ.
Khác với các nước khác, Giao lĩnh vạt ngắn quây thường của Việt Nam có thường bên ngoài ngắn hơn thường bên trong, lộ ra hai lớp váy. Hay Giao lĩnh thời Lê có cổ cong võng, trên thường không có nếp gấp trong khi thường của Minh và Triều Tiên lại có.
VIÊN LĨNH
Một loại trang phục khác cũng được sử dụng vào thời Lê là Viên lĩnh, một loại áo dạng cổ tròn, khi mặc chỉ lộ ra cổ áo giao lĩnh lót bên trong. Giống với Giao lĩnh, Viên lĩnh cũng có hai loại là Viên lĩnh vạt dài và Viên lĩnh vạt ngắn với cách mặc tương tự. Duy chỉ Viên lĩnh có một dạng áo đặc biệt hơn là Viên lĩnh không tay, khi mặc sẽ để lộ ra lớp tay áo bên trong.
137582377_176730390908378_3241102122829920872_n
Vào thời nhà Lê, kiểu tiện phục quen thuộc của các hậu phi là chỉ mặc nội y bên trong rồi choàng thêm áo Đối Khâm bên ngoài và xoã tóc. Đối khâm là dạng áo có hai vạt trước song song nhau, thường để buông thõng. Hoặc có khi trời nóng, nội y sẽ được thả ra ngoài thường, tóc được búi cao bằng trâm cài
138152146_176730410908376_597413593997530466_n
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook