Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen
-
Chương 20
Bắt đầu xế bóng
Chúng ta tiến trên đường đời, và ngày tháng cũng trôi theo, cho tới khi chúng ta thấy trước mặt một đường phân cách ánh sáng và bóng tối nó báo cho ta rằng cái miền của tuổi xuân đã ở lại phía sau ta rồi.Conrad, tác giả câu đó, đặt con đường phân cách ấy vào cái quãng tứ tuần ; Emile Henriot , trong một tiểu thuyết có giá trị : Cái gì rồi cũng sắp hết, cho con đường đó ở gần cái tuổi ngũ tuần, và theo tôi, ông có lí. Nhân vật chính của ông tả "cái cảm giác đau đớn khi thấy rằng mình xuống dốc, rằng cái gì cũng là hư vô, rằng mình cứ tiến lần tới cái chết, không sao chống lại được"...
Nhân vật đó nói với viên y sĩ:
_ Ông lại sắp bảo rằng thần kinh tôi bị suy nhược. Không, không phải vậy. Thưa bác sĩ, suốt đời tôi mắc cái tật lạc quan bất trị. Tôi không muốn phàn nàn, không muốn an ủi tôi, tôi sợ cái đó lắm. Nhưng bây giờ thì quả tình có cái gì không ổn rồi.
Bác sĩ hỏi :
_ Ông bao nhiêu tuổi ?
_ Bốn mươi tám, sắp được bốn mươi chín...
_ Phải, vào khoảng tuổi đó thì bắt đầu có cảm giác đó...
Tôi cho rằng hầu hết mọi người , cả những người được thiên hạ cho là hớn hở, đắc ý, khi bước qua con đường phân cách ánh sáng và bóng tối, cũng có một tâm trạng khủng hoảng, thất vọng. Dù đời sống đã đẹp tới mức nào đi nữa thì cũng có một sự cách biệt mênh mông giữa cuộc đời ta mơ mộng hồi trẻ với cuộc đời thực sự. Không có người nào là không đi lệch ra khỏi con đường mình đã lựa. Các phân tử của một thứ khi, trên con đường của nó, luôn luôn bị vô số xung động làm cho chệch ra ngoài quĩ đạo, thì con ngườ cũng vậy, suốt đời lúc nào cũng gặp những cái ngẫu nhiên và phải chịu tuân theo những ngẫu nhiên đó.
Một người hồi còn trẻ bảo :"Dù có xảy ra gì thì xảy, tí nhất cũng có một điều mà không khi nào tôi làm..." Ba chục năm sau, gặp lại sẽ thấy người đó đã làm chính cái điều trước kia tự hứa không khi nào làm nọ. Ba chục năm trước, một thiếu nữ đẹp bảo :"Không khi nào tôi chịu làm một người vợ an phận rằng chồng có ngoại tình". Bây giờ đây, đã lớn tuổi, phục phịch, tóc đã bạc, bị chồng lần lần bỏ bê, và đàn an phận.
Stendhal rầu rĩ viết :"Tôi sắp tới tuổi ngũ tuần", và đếm lại những người đàn bà ông đã yêu. Mặc dầu ông ta tự dối mình, những người đàn bà đó quả là rất tầm thường. Hồi hai mươi tuổi ông ta tưởng tượng trong đời tình ái sau này sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ cao thượng nhất. Ông ta âu yếm, hiểu thấi ái tình, t đắc, đáng được hưởng những mối tình cao thượng chứ. Nhưng những nhân vật ông ta mong được gặp thì lại không tới, và không thể sống cái cuộc đời như trong tiểu thuyết của mình. Stendhal đành viết những tiểu thuyết đó vậy. Chỉ có điều là khi ông ta bước qua con đường phân cách ánh sáng và bóng tối thì ông ta khóc than những tình nhân mà ông không được gặp.
Một nhà văn nghĩ bụng :"Mình mới tới tuổi ngũ tuần đây". Đã hoàn thành được gì? Đã diễn tả được những cái gì? ". Người đó có cảm tưởng rằng vẫn chưa diễn tả được gì cả, và bắt đầu thấy mờ mờ những cuốn cần phải viết. Nhưng Trời còn cho làm việc được bao lâu nữa? Tim đã yếu, mắt đã ngại đọc sách. Được mườinăm nữa ? Hay mười lăm năm? "Nghệ thuật thì dài mà đời sống thì ngắn". Câu đó hồi xưa ông ta cho là nhàm, bây giờ hoá ra nhiều ý nghĩa. Ông ta còn có đủ thì giờ như Proust khởi hành đi tìm thời gian đã mất không?
Những người hãy còn trẻ, hoang phí thời giờ , phải đợi khi nghĩ tới con đường phân cách ánh sáng và bóng tối mà một ngày kia họ phải bước qua như chúng tôi. Còn về phần cô...
Nhưng các bà, các cô cơ hồ như không trông thấy con đường phân cách đó.
(1) Khu vườn ở Versailles, vua Louis XV đến đó với các tình nhân chốc lát của ông.
Chúng ta tiến trên đường đời, và ngày tháng cũng trôi theo, cho tới khi chúng ta thấy trước mặt một đường phân cách ánh sáng và bóng tối nó báo cho ta rằng cái miền của tuổi xuân đã ở lại phía sau ta rồi.Conrad, tác giả câu đó, đặt con đường phân cách ấy vào cái quãng tứ tuần ; Emile Henriot , trong một tiểu thuyết có giá trị : Cái gì rồi cũng sắp hết, cho con đường đó ở gần cái tuổi ngũ tuần, và theo tôi, ông có lí. Nhân vật chính của ông tả "cái cảm giác đau đớn khi thấy rằng mình xuống dốc, rằng cái gì cũng là hư vô, rằng mình cứ tiến lần tới cái chết, không sao chống lại được"...
Nhân vật đó nói với viên y sĩ:
_ Ông lại sắp bảo rằng thần kinh tôi bị suy nhược. Không, không phải vậy. Thưa bác sĩ, suốt đời tôi mắc cái tật lạc quan bất trị. Tôi không muốn phàn nàn, không muốn an ủi tôi, tôi sợ cái đó lắm. Nhưng bây giờ thì quả tình có cái gì không ổn rồi.
Bác sĩ hỏi :
_ Ông bao nhiêu tuổi ?
_ Bốn mươi tám, sắp được bốn mươi chín...
_ Phải, vào khoảng tuổi đó thì bắt đầu có cảm giác đó...
Tôi cho rằng hầu hết mọi người , cả những người được thiên hạ cho là hớn hở, đắc ý, khi bước qua con đường phân cách ánh sáng và bóng tối, cũng có một tâm trạng khủng hoảng, thất vọng. Dù đời sống đã đẹp tới mức nào đi nữa thì cũng có một sự cách biệt mênh mông giữa cuộc đời ta mơ mộng hồi trẻ với cuộc đời thực sự. Không có người nào là không đi lệch ra khỏi con đường mình đã lựa. Các phân tử của một thứ khi, trên con đường của nó, luôn luôn bị vô số xung động làm cho chệch ra ngoài quĩ đạo, thì con ngườ cũng vậy, suốt đời lúc nào cũng gặp những cái ngẫu nhiên và phải chịu tuân theo những ngẫu nhiên đó.
Một người hồi còn trẻ bảo :"Dù có xảy ra gì thì xảy, tí nhất cũng có một điều mà không khi nào tôi làm..." Ba chục năm sau, gặp lại sẽ thấy người đó đã làm chính cái điều trước kia tự hứa không khi nào làm nọ. Ba chục năm trước, một thiếu nữ đẹp bảo :"Không khi nào tôi chịu làm một người vợ an phận rằng chồng có ngoại tình". Bây giờ đây, đã lớn tuổi, phục phịch, tóc đã bạc, bị chồng lần lần bỏ bê, và đàn an phận.
Stendhal rầu rĩ viết :"Tôi sắp tới tuổi ngũ tuần", và đếm lại những người đàn bà ông đã yêu. Mặc dầu ông ta tự dối mình, những người đàn bà đó quả là rất tầm thường. Hồi hai mươi tuổi ông ta tưởng tượng trong đời tình ái sau này sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ cao thượng nhất. Ông ta âu yếm, hiểu thấi ái tình, t đắc, đáng được hưởng những mối tình cao thượng chứ. Nhưng những nhân vật ông ta mong được gặp thì lại không tới, và không thể sống cái cuộc đời như trong tiểu thuyết của mình. Stendhal đành viết những tiểu thuyết đó vậy. Chỉ có điều là khi ông ta bước qua con đường phân cách ánh sáng và bóng tối thì ông ta khóc than những tình nhân mà ông không được gặp.
Một nhà văn nghĩ bụng :"Mình mới tới tuổi ngũ tuần đây". Đã hoàn thành được gì? Đã diễn tả được những cái gì? ". Người đó có cảm tưởng rằng vẫn chưa diễn tả được gì cả, và bắt đầu thấy mờ mờ những cuốn cần phải viết. Nhưng Trời còn cho làm việc được bao lâu nữa? Tim đã yếu, mắt đã ngại đọc sách. Được mườinăm nữa ? Hay mười lăm năm? "Nghệ thuật thì dài mà đời sống thì ngắn". Câu đó hồi xưa ông ta cho là nhàm, bây giờ hoá ra nhiều ý nghĩa. Ông ta còn có đủ thì giờ như Proust khởi hành đi tìm thời gian đã mất không?
Những người hãy còn trẻ, hoang phí thời giờ , phải đợi khi nghĩ tới con đường phân cách ánh sáng và bóng tối mà một ngày kia họ phải bước qua như chúng tôi. Còn về phần cô...
Nhưng các bà, các cô cơ hồ như không trông thấy con đường phân cách đó.
(1) Khu vườn ở Versailles, vua Louis XV đến đó với các tình nhân chốc lát của ông.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook