Bóng Hình Của Gió
-
Chương 45
SẼ KHÔNG CÓ CƠ HỘI THỨ HAI TRONG ĐỜI, ngoại trừ cơ hội để thấy ăn năn. Julián Carax và tôi gặp nhau vào mùa thu năm 1933. Lúc ấy tôi đang làm việc cho nhà Toni Cabestany, người đã phát hiện ra anh ấy năm 1927 trong một chuyến đi “săn-lùng-sách” của ông tới Paris. Julián kiếm sống nhờ chơi dương cầm tại một quán bar vào các buổi chiều, còn về đêm anh ấy viết. Chủ quán, một người tên Irene Marceau, quen biết hầu hết các nhà xuất bản ở Paris, và nhờ có bà nài xin các nhà xuất bản, dành ưu đãi cho họ hoặc đe dọa tiết lộ bí mật của họ mà Julián Carax có một số tiểu thuyết được xuất bản, dù với doanh số bán ra thảm hại. Bằng một giá cho không, Cabestany quyền xuất bản các tác phẩm của Carax ở Tây Ban Nha và Mỹ La tinh, việc dịch thuật từ bản gốc tiếng Pháp sang tiếng Tây Ban Nha do chính tác giả đảm nhiệm. Cabestany hy vọng bán được chừng ba đến bốn ngàn bản mỗi tác phẩm, nhưng hai đầu sách trước xuất bản ở Tây Ban Nha đã thất bại toàn diện: mỗi cuốn bán được chưa đầy trăm bản. Bất chấp những kết quả bi thảm này, cứ hai năm chúng tôi nhận được bản thảo mới của Julián, Cabestany đón nhận không một lời phản đối, bảo rằng ông đã ký thỏa thuận với tác giả, lợi nhuận không phải là tất cả, văn chương hay cần được ủng hộ với bất cứ giá nào.
Một ngày, tôi tò mò hỏi ông tại sao ông tiếp tục xuất bản các tiểu thuyết của Julián Carax như một chuyến phiêu lưu thua lỗ. Trả lời tôi, Cabestany trịnh trọng bước đến giá sách, lấy một cuốn của Julián, bảo tôi đọc. Tôi đã đọc. Hai tuần sau, tôi đã đọc hết tất cả sách của Carax. Lần này câu hỏi của tôi là, tại sao những tiểu thuyết như vậy lại bán được quá ít thế?
“Tôi không biết, Nuria thân mến,” Cabestany đáp. “Nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục cố gắng.”
Cử chỉ cao thượng và đáng ngưỡng mộ như vậy không hợp với hình dung của tôi về ông Cabestany. Có lẽ tôi đã đánh giá thấp ông ấy. Tôi nhận ra hình ảnh Julián Carax ngày càng gợi trí tò mò, bởi mọi thứ liên quan đến anh ấy dường như đều bị phủ dưới tấm màn bí ẩn. Ít nhất cứ hai tháng một lần, có người lại gọi điện hỏi địa chỉ anh ấy. Rồi tôi sớm nhận ra vẫn luôn là một người, mỗi lần lại xưng một tên khác. Nhưng tôi chỉ có thể cho hắn biết những điều được in trên bìa sau các tiểu thuyết của anh ấy, và rằng Julián sống ở Paris. Sau một thời gian, hắn thôi gọi điện. Để đề phòng, tôi đã xóa địa chỉ của Carax trong hồ sơ công ty. Tôi là người duy nhất viết thư cho anh ấy, và tôi đã thuộc lòng địa chỉ.
Nhiều tháng sau, tôi tình cờ bắt gặp những hóa đơn do nhà in gửi cho ông Cabestany. Khi liếc qua, tôi nhận ra chi phí biên tập cho sách của Julián Carax đã được thanh toán, toàn bộ, bởi một người ngoài công ty, mà tên tôi chưa từng nghe đến: Miquel Moliner. Hơn nữa, chi phí in ấn và vận chuyển những cuốn sách này thấp hơn rất nhiều so với tổng số tiền tính cho Moliner trên hóa đơn. Những con số không biết nói dối: công ty xuất bản kiếm tiền bằng cách in những cuốn sách một khi đã in ra xong là đi thẳng vào kho. Tôi không đủ can đảm để chất vấn những bất thường về tài chính của Cabestany. Tôi sợ mất việc. Điều tôi làm là ghi lại địa chỉ chúng tôi đã gửi hóa đơn cho Miquel Moliner, một dinh thự trên phố Puertaferrissa. Tôi giữ địa chỉ ấy trong nhiều tháng trước khi dồn hết dũng khí đến thăm anh ấy. Cuối cùng, lương tâm đã chiến thắ nhà anh ấy để bảo rằng ông Cabestany đang bịp anh ấy. Anh ấy mỉm cười bảo tôi rằng anh đã biết.
“Chúng ta đều làm điều chúng ta giỏi nhất.”
Tôi hỏi có phải anh ấy là người thường gọi điện hỏi địa chỉ Carax không. Anh ấy bảo không, và cho tôi biết với vẻ lo lắng rằng tôi không nên đưa địa chỉ cho bất cứ ai. Không bao giờ.
Miquel Moliner khá bí ẩn. Anh sống một mình trong một tòa nhà rộng thênh thang, tàn tạ, vốn là một phần di sản thừa kế từ người cha, nhà công nghiệp đã làm giàu nhờ sản xuất vũ khí và nghe đồn là buôn bán cả chiến tranh nữa. Cuộc sống của Miquel không hề xa hoa, mà như một thầy tu, chuyên tâm hoang phí tiền bạc của cha mình, mà anh cho là đồng tiền vấy máu, vào việc khôi phục viện bảo tàng, nhà thờ, trường học, thư viện, bệnh viện, và bảo đảm tác phẩm của người bạn thời thơ ấu, Julián Carax, được xuất bản trên quê hương.
“Anh có nhiều tiền hơn anh cần, nhưng không có nhiều người bạn như Julián,” anh chỉ giải thích có thế.
Anh không liên hệ gì với các anh chị em hay người còn lại trong gia đình, những người anh xem như xa lạ. Anh chưa kết hôn và hiếm khi rời khỏi dinh thự của mình, trong tòa nhà ấy anh chỉ sống trên tầng cao nhất. Ở đó anh lập một văn phòng, nơi anh làm việc điên cuồng, viết báo và giữ chuyên mục cho nhiều báo và tạp chí ở Madrid và Barcelona, dịch tài liệu kỹ thuật từ tiếng Đức và tiếng Pháp, sửa bản in cho sách bách khoa thư và sách giáo khoa. Miquel Moliner mắc căn bệnh sầu khổ của những người cảm thấy tội lỗi khi không làm việc; tuy anh tôn trọng và thậm chí ghen tị với sự nhàn rỗi mà những người khác hưởng thụ, song anh lẩn tránh nó. Anh không hả hê với lễ thói làm việc dị thường của mình, mà hay đùa cợt về cái hoạt động như bị ám này và coi đấy như một biểu hiện nhỏ nhặt của tính hèn nhát.
“Khi làm việc, ta không phải nhìn thẳng vào mắt cuộc đời.”
Chúng tôi dần trở thành bạn tốt của nhau mà không nhận ra. Chúng tôi có nhiều điểm chung, có lẽ quá nhiều. Miquel thích nói với tôi về những cuốn sách, về bác sĩ Freud yêu quý của anh ấy, về âm nhạc, nhưng trên hết là về người bạn cũ Julián. Chúng tôi gặp nhau gần như hằng tuần. Miquel kể cho tôi nghe những câu chuyện thời Julián còn học ở trường San Gabriel. Anh ấy giữ một bộ ảnh cũ, cùng những câu chuyện do Julián viết lúc còn niên thiếu. Miquel ngưỡng mộ Julián, và qua lời kể cùng những ký ức của anh, tôi d Julián, hay ít nhất là gây dựng một hình ảnh về anh ấy khi anh ấy không có mặt. Một năm sau ngày chúng tôi gặp nhau, Miquel thú nhận anh đã đem lòng yêu tôi. Tôi không muốn làm tổn thương anh, nhưng cũng không muốn lừa dối. Không thể nào lừa dối Miquel được. Tôi bảo tôi hết mực quý mến anh, và anh đã trở thành bạn thân nhất của tôi, nhưng tôi không yêu anh. Miquel bảo anh đã biết.
“Em yêu Julián nhưng em hãy còn tự chưa biết.”
Tháng Tám năm 1933, Julián viết thư cho tôi rằng anh ấy đã hoàn thành bản thảo của một cuốn tiểu thuyết khác là Tên trộm trong nhà thờ. Cabestany đã ký với Gallimard một số hợp đồng đến tháng Chín phải gia hạn. Ông đã bị liệt vài tuần nay vì bệnh gút, và để thưởng cho sự tận tình của tôi, ông đã quyết định cử tôi sang Pháp thay ông ấy đàm phán hợp đồng mới. Đồng thời, tôi có thể đến thăm Julián Carax và nhận tác phẩm mới. Tôi biên thư báo cho Julián chuyến thăm của tôi, dự kiến vào giữa tháng Chín, nhờ anh ấy tìm cho một khách sạn rẻ tiền, đáng tin cậy. Julián đáp rằng tôi có thể ở tại nhà anh ấy, một căn hộ khiêm nhường trong khu phố Saint-Germain, và để tiền khách sạn tiêu vào việc khác. Ngày lên đường, tôi đến gặp Miquel hỏi xem anh có nhắn gì Julián không. Một lúc lâu, anh ngập ngừng, rồi bảo anh không nhắn gì.
Lần đầu tôi gặp Julián là tại nhà ga Austerlitz. Tiết thu đã len lén về sớm với Paris, và nhà ga chìm trong lớp sương mù dày đặc. Tôi đợi trên sân ga trong khi những hành khách khác tiến về phía cổng. Tôi nhanh chóng bị bỏ lại một mình. Rồi tôi nhìn thấy một người đàn ông mặc áo choàng đen đang đứng ở cổng sân ga nhìn tôi qua làn khói thuốc. Trong suốt chuyến đi, tôi luôn băn khoăn làm cách nào để nhận ra Julián. Những bức ảnh tôi đã xem trong bộ ảnh của Miquel Moliner cũng cách nay ít nhất đã mười ba mười bốn năm rồi. Tôi nhìn lên nhìn xuống sân ga. Không có ai khác ngoài tôi và người đó. Tôi nhận ra người đàn ông ấy đang nhìn tôi tò mò: có lẽ anh ấy cũng đang đợi ai đó. Không thể là anh ấy được. Theo tôi ước tính, Julián chỉ tầm ba ba tuổi, còn người đàn ông kia già hơn. Anh ta tóc lấm chấm bạc, trông u sầu và mệt mỏi. Quá nhợt nhạt, quá gầy gò, hay có lẽ do màn sương và chuyến đi mệt mỏi, hay chỉ bởi vì những hình ảnh trong tâm trí tôi là về Julián thời niên thiếu. Tôi ngập ngừng bước đến người lạ và nhìn thẳng vào mắt anh.
“Julián phải không?”
Người lạ mỉm cười gật đầu. Julián Carax có nụ cười quyến rũ nhất thế giới. Đó là điều duy nhất còn lại ở anh ấy.
Julián sốngăn hộ trên gác mái ở Saint-Germain. Căn hộ chỉ có hai phòng: phòng khách với một gian bếp sơ sài và ban công nhỏ xíu từ đó có thể thấy những ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà sừng sững vươn lên giữa một khu rừng đầy những mái nhà và đám sương mờ, và một phòng ngủ không có cửa sổ, một chiếc giường đơn. Phòng tắm ở cuối hành lang tầng dưới, anh dùng chung phòng tắm với những người hàng xóm. Cả căn hộ còn nhỏ hơn phòng làm việc của ông Cabestany. Julián đã lau dọn phòng và chuẩn bị mọi thứ để chào đón tôi với sự khiêm nhường và giản dị. Tôi vờ ra vẻ hài lòng về căn hộ, vẫn còn mùi nước tẩy và mùi sáp đánh bóng đồ dùng, được Julián sử dụng với quyết tâm nhiều hơn là kỹ năng. Khăn trải giường còn mới. Chúng dường như có họa tiết những con rồng và tòa lâu đài. Loại dành cho trẻ con. Julián biện bạch: anh đã mua chúng với giá rất thấp, nhưng chất lượng hảo hạng. Loại khăn trải giường không có họa tiết giá gấp đôi, anh giải thích, và trông chúng chán ngắt.
Trong phòng khách, một chiếc bàn gỗ cũ quay mặt về phía tháp nhà thờ. Trên bàn là cái máy đánh chữ hiệu Underwood mà Julián mua với số tiền Cabestany cho ứng trước, cùng hai tập giấy, một tập trắng còn tập kia chữ kín đầy hai mặt. Julián sống trên căn phòng áp mái cùng một con mèo to tướng tên Kurtz. Con vật nhìn tôi đầy ngờ vực khi nó nằm dưới chân chủ, liếm móng vuốt. Tôi đếm được hai chiếc ghế, một cây móc áo, vài món đồ lặt vặt khác. Còn lại là sách. Sách xếp dọc tường, từ sàn lên trần, xếp hai hàng. Thấy tôi soi xét căn nhà, Julián thở dài.
“Cách đây hai dãy nhà có một khách sạn. Sạch sẽ, rẻ thôi, tử tế. Anh đặt phòng ở đấy nhé.”
Tôi đã nghĩ đến điều này, nhưng sợ làm anh phật lòng.
“Em ở đây cũng được, miễn là không phiền đến anh hay Kurtz.”
Kurtz và Julián liếc nhìn nhau. Julián lắc đầu, và con mèo bắt chước. Tôi đã không để ý họ giống nhau đến thế vậy. Julián một mực bắt tôi dùng phòng ngủ của anh ấy. Anh không mấy khi ngủ ở đây, anh giải thích, và anh sẽ nằm trong phòng khách trên chiếc giường gấp, một hàng xóm cho mượn, ông Darcieu – một thầy bói già chuyên xem chỉ tay các thiếu nữ đổi lấy một nụ hôn. Đêm đầu tiên tôi ngủ rất ngon, vì mệt mỏi sau chuyến đi. Tôi thức dậy lúc hửng sáng và phát hiện Julián đã ra ngoài rồi, Kurtz vẫn ngủ trên cái máy đánh chữ của chủ nó. Nó ngáy như con chó ngao. Tôi bước đến bàn và thấy bản thảo của tiểu thuyết mới mà tôi đến nhận.
TÊN TRỘM TRONG NHÀ THỜ
Trang đầu tiên, như trong mọi tiểu thuyết khác của Julián, là dòng chữ đề tặng viết tay:
Dành tặng P
Tôi náo nức muốn đọc tiếp. Tôi định cầm lên trang thứ hai thì nhận ra Kurtz đang nhìn tôi qua khóe mắt. Tôi lắc đầu theo cách tôi thấy Julián đã làm. Con mèo, để đáp lại, cũng lắc đầu, và tôi đặt trang giấy xuống. Một lúc sau Julián xuất hiện, mang theo món bánh mì mới nướng, một bình cà phê và ít pho mát. Chúng tôi ăn sáng ngoài ban công, Julián nói liên tù tì, nhưng lẩn tránh ánh mắt tôi. Dưới ánh ban mai, trông anh như một đứa trẻ già. Anh đã cạo râu và khoác lên bộ đồ tôi thiết tưởng là bộ tươm tất duy nhất của anh, chiếc áo màu kem đã cũ mòn nhưng rất lịch lãm. Tôi lắng nghe khi anh ấy kể về những bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà và về một chiếc sà lan ma quái nghe đồn đêm đêm nó rẽ mặt nước sông Seine để thu nhặt linh hồn những tình nhân vô vọng đã trầm mình xuống dòng sông buốt giá hòng kết liễu cuộc đời. Trong thời gian chúng tôi ở cùng nhau, tôi đã nghe một ngàn lẻ một câu chuyện ly kỳ anh ấy sáng tạo ra ngõ hầu tôi khỏi chất vấn anh. Tôi lặng lẽ ngắm nhìn anh, gật đầu, tìm kiếm trong anh người đàn ông đã viết những cuốn sách mà tôi đã thuộc làu vì đọc đi đọc lại quá nhiều lần, cậu bé mà Miquel Moliner thường mô tả cho tôi.
“Em ở Paris được bao lâu?” anh hỏi.
Công việc của tôi với Gallimard mất chừng vài ba ngày, tôi nói. Cuộc hẹn đầu tiên của tôi với họ là buổi chiều hôm ấy. Tôi bảo anh đã tính dành vài ngày đi thăm thú thành phố trước khi về Barcelona.
“Paris cần nhiều hơn hai ngày,” Julián nói. “Nó không chịu nghe theo lý lẽ đâu.”
“Em không có nhiều thời gian hơn đâu, Julián ạ. Ông Cabestany là một ông chủ rộng lượng, nhưng mọi thứ có giới hạn của nó.”
“Cabestany là một tên cướp, nhưng đến ông ta cũng biết rằng không thể đi xem Paris chỉ trong hai ngày, hay hai tháng, thậm chí hai năm.”
“Em không thể ở Paris hai năm được, Julián.”
Một hồi lâu, anh ấy nhìn tôi không nói, rồi anh ấy mỉm cười. “Sao lại không? Có người nào chờ em sao?”
Công việc với Gallimard và những chuyến thăm xã giao đến nhiều nhà xuất bản khác mà Cabestany có hợp đồng chiếm mất ba ngày trời, như tôi đã dự đoán. Julián đã cử cho tôi một hướng dẫn viên kiêm vệ sĩ, một cậu bé tên Hervé tầm mười ba tuổi biết tường tận thành phố này. Hervé sẽ đưa tôi đi đến nơi về đến chốn, chỉ cho tôi biết quán cà phê nào nên ghé, phố nào nên tránh, cảnh đẹp nào nên xem. Cậu bé sẽ đợi tôi hàng giờ ở cửa văn phòng các nhà xuất bản mà không đánh mất nụ cười trên môi và chấp nhận bất cứ khoản tiền bo nào. Hervé nói thứ tiếng Tây Ban Nha bập bõm nghe rất vui tai, mà cậu ta lẫn vào cả tiếng Ý và Bồ Đào Nha.
“Chú Carax, chú ấy đã trả công cho cháu rồi, hậu hĩnh lắm lắm ạ....”
Theo tôi tìm hiểu, Hervé là trẻ mồ côi, con của một cô gái làm việc cho Irene Marceau, cậu sống ở trên gác mái khu nhà thổ. Julián đã dạy cậu ta tập đọc, viết, chơi dương cầm. Vào các ngày Chủ nhật anh ấy đưa cậu đến nhà hát hoặc nghe hòa nhạc. Hervé thần tượng Julián và dường như sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho anh ấy, thậm chí dẫn tôi đến tận cùng thế giới nếu cần. Ngày thứ ba đi cùng nhau, cậu ấy hỏi tôi có phải là bạn gái của Signore Carax không. Tôi bảo không phải, mà chỉ là một người bạn đến thăm thôi. Cậu bé tỏ vẻ thất vọng.
Julián hầu như thức mọi đêm, ngồi nơi bàn với Kurtz trong lòng, lật qua nhiều trang sách hoặc đơn giản ngắm nhìn tháp nhà thờ đổ bóng xa xa. Một đêm, khi tôi không thể ngủ được vì tiếng mưa tí tách trên mái nhà, tôi bước vào phòng khách. Chúng tôi nhìn nhau không nói, và Julián mời tôi thuốc. Một lúc lâu, chúng tôi lặng lẽ nhìn cơn mưa. Sau đó, khi mưa thôi rơi, tôi hỏi anh ấy P là ai.
“Penélope,” anh ấy trả lời.
Tôi bảo anh kể về cô ấy, về mười bốn năm sống lưu vong ở Paris. Bằng giọng thì thầm, trong ánh sáng mờ nhạt nhòa, Julián bảo tôi Penélope là người phụ nữ duy nhất anh ấy yêu.
MỘT ĐÊM, VÀO MÙA ĐÔNG NĂM 1921, Irene Marceau bắt gặp Julián lang thang trên đường phố Paris, không thể nhớ nổi tên mình và đang ho ra máu. Anh chỉ có trong người vài xu lẻ và mấy tờ giấy gập chi chít chữ viết. Irene đọc chúng và nghĩ bà đang gặp một nhà văn nổi tiếng đang say rượu, và có lẽ một nhà xuất bản hào hiệp sẽ trả ơn bà khi anh tỉnh lại. Ít nhất thì đó là theo lời kể của bà, còn Julián biết bà cứu anh vì lòng thương. Anh ở sáu tháng trên căn phòng gác mái trong nhà thổ của Irene. Các bác sĩ cảnh báo Irene rằng nếu người đàn ông ấy tự đầu độc lần nữa, họ sẽ không chịu trách nhiệm. Anh ấy đã hủy hoại dạ dày và gan của mình, và suốt phần đời còn lại sẽ chỉ được uống sữa, ăn pho mát gạn kem và bánh mì mới. Khi Julián nói được trở lại, Irene hỏi anh ấy là ai.
“Không ai cả,” Julián trả lời.
“Chậc, ở đây chẳng ai ở không mà sống bằng tiền của tôi hết. Anh có thể làm được gì?”
Julián bảo anh có thể chơi dương cầm.
“Chứng minh xem nào.”
Julián ngồi xuống cây dương cầm ở sảnh, đối diện một đám khán giả chăm chú là những cô điếm mười lăm tuổi chi mặc mỗi đồ lót, rồi chơi một bản dạ khúc của Chopin. Tất cả mọi người đều vỗ tay, ngoại trừ Irene, bà bảo anh cái thứ bà vừa được nghe là loại nhạc cho người chết, mà họ thì đang làm ăn với người còn sống cơ. Julián cho bà nghe một giai điệu nhộn nhịp và vài khúc nhạc của Offenbach.
“Hay hơn đấy. Nhanh chút nữa.”
Công việc mới giúp anh đủ sống, có một mái nhà, và hai bữa ăn mỗi ngày.
Anh sống sót được ở Paris nhờ lòng hảo tâm của Irene, bà là người duy nhất động viên anh tiếp tục viết lách. Sách ưa thích của bà là tiểu thuyết diễm tình và tiểu sử các vị thánh và những đấng tuẫn đạo, mấy thể loại ấy vô cùng hấp dẫn bà. Theo ý bà, vấn đề của Julián là con tim anh đã bị đầu độc; ấy là lý do tại sao anh chỉ viết được những câu chuyện kinh dị và đen tối. Dù Irene có phản đối như vậy, song cũng chính nhờ bà mà Julián tìm được nhà xuất bản cho những tác phẩm đầu tiên của anh. Bà chính là người đã cho anh căn phòng áp mái để anh lẩn tránh khỏi thế giới, người đã mặc đồ cho anh và lôi anh ra ngoài hưởng chút ánh mặt trời và không khí trong lành, mua sách cho anh và bắt anh đi dự lễ mixa với bà vào mỗi Chủ nhật rồi sau đó tản bộ qua vườn Tuileries. Irene Marceau cưu mang anh mà không đòi hỏi anh đền đáp điều gì, ngoại trừ tình bạn của anh và lời hứa anh sẽ tiếp tục viết sách. Đôi khi bà cũng cho phép anh đưa một cô gái về phòng của anh, dù họ chỉ lên đấy ôm nhau ngủ. Irene cười đùa rằng các cô gáiấy cũng cô đơn như chính anh, và điều họ chỉ cần là một chút tình yêu.
“Hàng xóm của anh, ông Darcieu, nghĩ anh là gã phúc đức nhất trên đời,” anh ấy bảo tôi.
Tôi hỏi tại sao anh không bao giờ quay về Barcelona để tìm Penélope. Anh liền rơi vào một khoảng lặng dài, sâu, rồi khi tôi nhìn khuôn mặt anh trong bóng đêm, tôi thấy những giọt nước mắt chảy dài. Không biết mình đang làm gì, tôi quỳ xuống ôm lấy anh. Chúng tôi cứ như thế, ôm nhau, cho đến khi bị ánh ban mai bắt quả tang. Tôi không còn biết ai hôn ai trước, hay điều đó có quan trọng không. Tôi biết tôi đã tìm thấy đôi môi anh và để anh âu yếm tôi mà không nhận ra rằng chính tôi nữa cũng đang khóc mà không biết tại sao. Mờ sáng hôm ấy, và tất cả những ngày sau đó trong hai tuần tôi ở bên Julián, chúng tôi ân ái cùng nhau trên sàn nhà, không nói một lời. Sau này, khi ngồi trong quán cà phê hay tản bộ qua những con phố, tôi nhìn vào mắt anh và biết, dù không cần hỏi anh, rằng anh vẫn yêu Penélope. Tôi còn nhớ trong những ngày ấy tôi dần căm ghét cô gái mười bảy tuổi kia (vì với tôi Penélope luôn mười bảy) người tôi chưa bao giờ gặp mặt và giờ đây ám những giấc mơ của tôi. Tôi tìm cớ điện cho ông Cabestany kéo dài thời gian lưu trú. Tôi không còn bận tâm về chuyện mình có mất việc không hay về cuộc sống ảm đạm tôi đã bỏ lại ở Barcelona. Tôi thường tự vấn phải chăng tôi đã đến Paris với một cuộc đời trống rỗng như vậy và ngã vào vòng tay của Julián như những cô gái của Irene Marceau, những người khao khát thương yêu dù không hề tự biết. Tôi chỉ biết hai tuần sống cùng Julián là khoảng thời gian duy nhất trong đời tôi được là chính mình, ấy cũng chính là lúc tôi hiểu ra một cách rõ ràng và vô vọng điều không thể giải thích rằng tôi sẽ không bao giờ có thể yêu một người đàn ông khác như tôi yêu Julián, dù tôi có cố gắng cả đời.
Một ngày kia, Julián mệt mỏi thiếp đi trong vòng tay tôi. Chiều hôm trước, khi chúng tôi qua một hiệu cầm đồ, anh ấy dừng lại chỉ cho tôi xem một cây bút máy đã bày ở đó nhiều năm. Theo ông chủ hiệu cầm đồ, cây bút từng thuộc về Victor Hugo, Julián chưa bao giờ có tiền, dù chỉ một phần nhỏ, để mua cây bút ấy, nhưng anh dừng lại ngắm nhìn nó mỗi ngày. Tôi lặng lẽ mặc đồ và bước xuống hiệu cầm đồ. Cây bút đáng giá cả gia tài, mà tôi không có, nhưng ông chủ hiệu bảo ông chấp nhận séc bằng đồng peso của bất cứ ngân hàng Tây Ban Nha nào có chi nhánh ở Paris. Trước khi mẹ tôi mất, bà đã hứa dành đủ tiền mua cho tôi chiếc váy cưới. Cây bút của Victor Hugo sẽ thay cho nó, cả mạng che mặt và mọi thứ, dù biết thật là điên rồ, nhưng tôi chưa bao giờ tiêu một số tiền lớn nào mà lại cảm thấy thỏa lòng như vậy. Khi rời cửa hiệu với hộp bút đẹp đẽ, tôi nhận ra một người phụ nữ đang theo tôi. Đó là một phụ nữ tao nhã, với mái tóc ánh bạc và cặp mắt xanh biếc nhất tôi từng thấy. Bà đến chỗ tôi và tự giới thiệu. Bà là Irene Marceau, người bảo trợ của Julián. Hervé, cậu bé hướng dẫn viên, đã kể với bà về tôi. Bà chỉ muốn gặp tôi hỏi xem tôi có phải người phụ nữ mà Julián chờ đợi từng ấy năm không. Tôi không buộc phải trả lời. Irene gật đầu đồng cảm rồi hôn lên má tôi. Tôi nhìn bà bước đi dọc phố, và lúc ấy tôi hiểu ra Julián sẽ không bao giờ thuộc về tôi. Tôi quay về căn gác mái với cái hộp bút giấu trong túi xách. Julián đã thức chờ tôi. Anh lặng lẽ cởi đồ tôi ra , và chúng tôi ái ân lần cuối. Khi anh ấy hỏi tại sao tôi khóc, tôi bảo anh đó là những giọt nước mắt vui sướng. Lát sau, khi Julián xuống mua đồ ăn, tôi gói ghém đồ đạc và đặt hộp bút lên máy đánh chữ của anh ấy. Tôi cho bản thảo cuốn tiểu thuyết của anh ấy vào túi xách rồi ra đi trước khi anh quay lại. Ngoài chiếu nghỉ, tôi gặp ông Darcieu, ông thầy bói già chuyên đọc chỉ tay của các thiếu nữ để đổi lấy một nụ hôn. Ông nắm tay tôi rồi nhìn tôi ảo nảo.
“Vous aves du poison au coeur, mademoiselle[1].”
[1. Trái tim cô đã nhiễm độc, cô gái ạ.]
Khi tôi cố trả công, ông lắc đầu nhè nhẹ, và chính ông hôn bàn tay tôi.
***
TÔI ĐẾN NHÀ GA AUSTERLITZ kịp bắt chuyến tàu mười hai giờ đi Barcelona. Người soát vé đã bán vé cho tôi hỏi tôi có làm sao không. Tôi gật đầu và chui vào toa. Tàu đã chuyển bánh khi tôi nhìn ra cửa sổ và thoáng thấy Julián trên sân ga, ngay tại nơi tôi lần đầu gặp anh. Tôi nhắm mắt lại, và không mở mắt cho đến khi không còn thấy nhà ga và thành phố đầy mê hoặc ấy nơi tôi không bao giờ có thể quay lại. Hôm sau tàu đến Barcelona, khi trời vừa hửng sáng. Đó là sinh nhật thứ hai mươi tư của tôi, và tôi biết phần đời đẹp nhất của mình đã bị bỏ lại đằng sau.
Một ngày, tôi tò mò hỏi ông tại sao ông tiếp tục xuất bản các tiểu thuyết của Julián Carax như một chuyến phiêu lưu thua lỗ. Trả lời tôi, Cabestany trịnh trọng bước đến giá sách, lấy một cuốn của Julián, bảo tôi đọc. Tôi đã đọc. Hai tuần sau, tôi đã đọc hết tất cả sách của Carax. Lần này câu hỏi của tôi là, tại sao những tiểu thuyết như vậy lại bán được quá ít thế?
“Tôi không biết, Nuria thân mến,” Cabestany đáp. “Nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục cố gắng.”
Cử chỉ cao thượng và đáng ngưỡng mộ như vậy không hợp với hình dung của tôi về ông Cabestany. Có lẽ tôi đã đánh giá thấp ông ấy. Tôi nhận ra hình ảnh Julián Carax ngày càng gợi trí tò mò, bởi mọi thứ liên quan đến anh ấy dường như đều bị phủ dưới tấm màn bí ẩn. Ít nhất cứ hai tháng một lần, có người lại gọi điện hỏi địa chỉ anh ấy. Rồi tôi sớm nhận ra vẫn luôn là một người, mỗi lần lại xưng một tên khác. Nhưng tôi chỉ có thể cho hắn biết những điều được in trên bìa sau các tiểu thuyết của anh ấy, và rằng Julián sống ở Paris. Sau một thời gian, hắn thôi gọi điện. Để đề phòng, tôi đã xóa địa chỉ của Carax trong hồ sơ công ty. Tôi là người duy nhất viết thư cho anh ấy, và tôi đã thuộc lòng địa chỉ.
Nhiều tháng sau, tôi tình cờ bắt gặp những hóa đơn do nhà in gửi cho ông Cabestany. Khi liếc qua, tôi nhận ra chi phí biên tập cho sách của Julián Carax đã được thanh toán, toàn bộ, bởi một người ngoài công ty, mà tên tôi chưa từng nghe đến: Miquel Moliner. Hơn nữa, chi phí in ấn và vận chuyển những cuốn sách này thấp hơn rất nhiều so với tổng số tiền tính cho Moliner trên hóa đơn. Những con số không biết nói dối: công ty xuất bản kiếm tiền bằng cách in những cuốn sách một khi đã in ra xong là đi thẳng vào kho. Tôi không đủ can đảm để chất vấn những bất thường về tài chính của Cabestany. Tôi sợ mất việc. Điều tôi làm là ghi lại địa chỉ chúng tôi đã gửi hóa đơn cho Miquel Moliner, một dinh thự trên phố Puertaferrissa. Tôi giữ địa chỉ ấy trong nhiều tháng trước khi dồn hết dũng khí đến thăm anh ấy. Cuối cùng, lương tâm đã chiến thắ nhà anh ấy để bảo rằng ông Cabestany đang bịp anh ấy. Anh ấy mỉm cười bảo tôi rằng anh đã biết.
“Chúng ta đều làm điều chúng ta giỏi nhất.”
Tôi hỏi có phải anh ấy là người thường gọi điện hỏi địa chỉ Carax không. Anh ấy bảo không, và cho tôi biết với vẻ lo lắng rằng tôi không nên đưa địa chỉ cho bất cứ ai. Không bao giờ.
Miquel Moliner khá bí ẩn. Anh sống một mình trong một tòa nhà rộng thênh thang, tàn tạ, vốn là một phần di sản thừa kế từ người cha, nhà công nghiệp đã làm giàu nhờ sản xuất vũ khí và nghe đồn là buôn bán cả chiến tranh nữa. Cuộc sống của Miquel không hề xa hoa, mà như một thầy tu, chuyên tâm hoang phí tiền bạc của cha mình, mà anh cho là đồng tiền vấy máu, vào việc khôi phục viện bảo tàng, nhà thờ, trường học, thư viện, bệnh viện, và bảo đảm tác phẩm của người bạn thời thơ ấu, Julián Carax, được xuất bản trên quê hương.
“Anh có nhiều tiền hơn anh cần, nhưng không có nhiều người bạn như Julián,” anh chỉ giải thích có thế.
Anh không liên hệ gì với các anh chị em hay người còn lại trong gia đình, những người anh xem như xa lạ. Anh chưa kết hôn và hiếm khi rời khỏi dinh thự của mình, trong tòa nhà ấy anh chỉ sống trên tầng cao nhất. Ở đó anh lập một văn phòng, nơi anh làm việc điên cuồng, viết báo và giữ chuyên mục cho nhiều báo và tạp chí ở Madrid và Barcelona, dịch tài liệu kỹ thuật từ tiếng Đức và tiếng Pháp, sửa bản in cho sách bách khoa thư và sách giáo khoa. Miquel Moliner mắc căn bệnh sầu khổ của những người cảm thấy tội lỗi khi không làm việc; tuy anh tôn trọng và thậm chí ghen tị với sự nhàn rỗi mà những người khác hưởng thụ, song anh lẩn tránh nó. Anh không hả hê với lễ thói làm việc dị thường của mình, mà hay đùa cợt về cái hoạt động như bị ám này và coi đấy như một biểu hiện nhỏ nhặt của tính hèn nhát.
“Khi làm việc, ta không phải nhìn thẳng vào mắt cuộc đời.”
Chúng tôi dần trở thành bạn tốt của nhau mà không nhận ra. Chúng tôi có nhiều điểm chung, có lẽ quá nhiều. Miquel thích nói với tôi về những cuốn sách, về bác sĩ Freud yêu quý của anh ấy, về âm nhạc, nhưng trên hết là về người bạn cũ Julián. Chúng tôi gặp nhau gần như hằng tuần. Miquel kể cho tôi nghe những câu chuyện thời Julián còn học ở trường San Gabriel. Anh ấy giữ một bộ ảnh cũ, cùng những câu chuyện do Julián viết lúc còn niên thiếu. Miquel ngưỡng mộ Julián, và qua lời kể cùng những ký ức của anh, tôi d Julián, hay ít nhất là gây dựng một hình ảnh về anh ấy khi anh ấy không có mặt. Một năm sau ngày chúng tôi gặp nhau, Miquel thú nhận anh đã đem lòng yêu tôi. Tôi không muốn làm tổn thương anh, nhưng cũng không muốn lừa dối. Không thể nào lừa dối Miquel được. Tôi bảo tôi hết mực quý mến anh, và anh đã trở thành bạn thân nhất của tôi, nhưng tôi không yêu anh. Miquel bảo anh đã biết.
“Em yêu Julián nhưng em hãy còn tự chưa biết.”
Tháng Tám năm 1933, Julián viết thư cho tôi rằng anh ấy đã hoàn thành bản thảo của một cuốn tiểu thuyết khác là Tên trộm trong nhà thờ. Cabestany đã ký với Gallimard một số hợp đồng đến tháng Chín phải gia hạn. Ông đã bị liệt vài tuần nay vì bệnh gút, và để thưởng cho sự tận tình của tôi, ông đã quyết định cử tôi sang Pháp thay ông ấy đàm phán hợp đồng mới. Đồng thời, tôi có thể đến thăm Julián Carax và nhận tác phẩm mới. Tôi biên thư báo cho Julián chuyến thăm của tôi, dự kiến vào giữa tháng Chín, nhờ anh ấy tìm cho một khách sạn rẻ tiền, đáng tin cậy. Julián đáp rằng tôi có thể ở tại nhà anh ấy, một căn hộ khiêm nhường trong khu phố Saint-Germain, và để tiền khách sạn tiêu vào việc khác. Ngày lên đường, tôi đến gặp Miquel hỏi xem anh có nhắn gì Julián không. Một lúc lâu, anh ngập ngừng, rồi bảo anh không nhắn gì.
Lần đầu tôi gặp Julián là tại nhà ga Austerlitz. Tiết thu đã len lén về sớm với Paris, và nhà ga chìm trong lớp sương mù dày đặc. Tôi đợi trên sân ga trong khi những hành khách khác tiến về phía cổng. Tôi nhanh chóng bị bỏ lại một mình. Rồi tôi nhìn thấy một người đàn ông mặc áo choàng đen đang đứng ở cổng sân ga nhìn tôi qua làn khói thuốc. Trong suốt chuyến đi, tôi luôn băn khoăn làm cách nào để nhận ra Julián. Những bức ảnh tôi đã xem trong bộ ảnh của Miquel Moliner cũng cách nay ít nhất đã mười ba mười bốn năm rồi. Tôi nhìn lên nhìn xuống sân ga. Không có ai khác ngoài tôi và người đó. Tôi nhận ra người đàn ông ấy đang nhìn tôi tò mò: có lẽ anh ấy cũng đang đợi ai đó. Không thể là anh ấy được. Theo tôi ước tính, Julián chỉ tầm ba ba tuổi, còn người đàn ông kia già hơn. Anh ta tóc lấm chấm bạc, trông u sầu và mệt mỏi. Quá nhợt nhạt, quá gầy gò, hay có lẽ do màn sương và chuyến đi mệt mỏi, hay chỉ bởi vì những hình ảnh trong tâm trí tôi là về Julián thời niên thiếu. Tôi ngập ngừng bước đến người lạ và nhìn thẳng vào mắt anh.
“Julián phải không?”
Người lạ mỉm cười gật đầu. Julián Carax có nụ cười quyến rũ nhất thế giới. Đó là điều duy nhất còn lại ở anh ấy.
Julián sốngăn hộ trên gác mái ở Saint-Germain. Căn hộ chỉ có hai phòng: phòng khách với một gian bếp sơ sài và ban công nhỏ xíu từ đó có thể thấy những ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà sừng sững vươn lên giữa một khu rừng đầy những mái nhà và đám sương mờ, và một phòng ngủ không có cửa sổ, một chiếc giường đơn. Phòng tắm ở cuối hành lang tầng dưới, anh dùng chung phòng tắm với những người hàng xóm. Cả căn hộ còn nhỏ hơn phòng làm việc của ông Cabestany. Julián đã lau dọn phòng và chuẩn bị mọi thứ để chào đón tôi với sự khiêm nhường và giản dị. Tôi vờ ra vẻ hài lòng về căn hộ, vẫn còn mùi nước tẩy và mùi sáp đánh bóng đồ dùng, được Julián sử dụng với quyết tâm nhiều hơn là kỹ năng. Khăn trải giường còn mới. Chúng dường như có họa tiết những con rồng và tòa lâu đài. Loại dành cho trẻ con. Julián biện bạch: anh đã mua chúng với giá rất thấp, nhưng chất lượng hảo hạng. Loại khăn trải giường không có họa tiết giá gấp đôi, anh giải thích, và trông chúng chán ngắt.
Trong phòng khách, một chiếc bàn gỗ cũ quay mặt về phía tháp nhà thờ. Trên bàn là cái máy đánh chữ hiệu Underwood mà Julián mua với số tiền Cabestany cho ứng trước, cùng hai tập giấy, một tập trắng còn tập kia chữ kín đầy hai mặt. Julián sống trên căn phòng áp mái cùng một con mèo to tướng tên Kurtz. Con vật nhìn tôi đầy ngờ vực khi nó nằm dưới chân chủ, liếm móng vuốt. Tôi đếm được hai chiếc ghế, một cây móc áo, vài món đồ lặt vặt khác. Còn lại là sách. Sách xếp dọc tường, từ sàn lên trần, xếp hai hàng. Thấy tôi soi xét căn nhà, Julián thở dài.
“Cách đây hai dãy nhà có một khách sạn. Sạch sẽ, rẻ thôi, tử tế. Anh đặt phòng ở đấy nhé.”
Tôi đã nghĩ đến điều này, nhưng sợ làm anh phật lòng.
“Em ở đây cũng được, miễn là không phiền đến anh hay Kurtz.”
Kurtz và Julián liếc nhìn nhau. Julián lắc đầu, và con mèo bắt chước. Tôi đã không để ý họ giống nhau đến thế vậy. Julián một mực bắt tôi dùng phòng ngủ của anh ấy. Anh không mấy khi ngủ ở đây, anh giải thích, và anh sẽ nằm trong phòng khách trên chiếc giường gấp, một hàng xóm cho mượn, ông Darcieu – một thầy bói già chuyên xem chỉ tay các thiếu nữ đổi lấy một nụ hôn. Đêm đầu tiên tôi ngủ rất ngon, vì mệt mỏi sau chuyến đi. Tôi thức dậy lúc hửng sáng và phát hiện Julián đã ra ngoài rồi, Kurtz vẫn ngủ trên cái máy đánh chữ của chủ nó. Nó ngáy như con chó ngao. Tôi bước đến bàn và thấy bản thảo của tiểu thuyết mới mà tôi đến nhận.
TÊN TRỘM TRONG NHÀ THỜ
Trang đầu tiên, như trong mọi tiểu thuyết khác của Julián, là dòng chữ đề tặng viết tay:
Dành tặng P
Tôi náo nức muốn đọc tiếp. Tôi định cầm lên trang thứ hai thì nhận ra Kurtz đang nhìn tôi qua khóe mắt. Tôi lắc đầu theo cách tôi thấy Julián đã làm. Con mèo, để đáp lại, cũng lắc đầu, và tôi đặt trang giấy xuống. Một lúc sau Julián xuất hiện, mang theo món bánh mì mới nướng, một bình cà phê và ít pho mát. Chúng tôi ăn sáng ngoài ban công, Julián nói liên tù tì, nhưng lẩn tránh ánh mắt tôi. Dưới ánh ban mai, trông anh như một đứa trẻ già. Anh đã cạo râu và khoác lên bộ đồ tôi thiết tưởng là bộ tươm tất duy nhất của anh, chiếc áo màu kem đã cũ mòn nhưng rất lịch lãm. Tôi lắng nghe khi anh ấy kể về những bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà và về một chiếc sà lan ma quái nghe đồn đêm đêm nó rẽ mặt nước sông Seine để thu nhặt linh hồn những tình nhân vô vọng đã trầm mình xuống dòng sông buốt giá hòng kết liễu cuộc đời. Trong thời gian chúng tôi ở cùng nhau, tôi đã nghe một ngàn lẻ một câu chuyện ly kỳ anh ấy sáng tạo ra ngõ hầu tôi khỏi chất vấn anh. Tôi lặng lẽ ngắm nhìn anh, gật đầu, tìm kiếm trong anh người đàn ông đã viết những cuốn sách mà tôi đã thuộc làu vì đọc đi đọc lại quá nhiều lần, cậu bé mà Miquel Moliner thường mô tả cho tôi.
“Em ở Paris được bao lâu?” anh hỏi.
Công việc của tôi với Gallimard mất chừng vài ba ngày, tôi nói. Cuộc hẹn đầu tiên của tôi với họ là buổi chiều hôm ấy. Tôi bảo anh đã tính dành vài ngày đi thăm thú thành phố trước khi về Barcelona.
“Paris cần nhiều hơn hai ngày,” Julián nói. “Nó không chịu nghe theo lý lẽ đâu.”
“Em không có nhiều thời gian hơn đâu, Julián ạ. Ông Cabestany là một ông chủ rộng lượng, nhưng mọi thứ có giới hạn của nó.”
“Cabestany là một tên cướp, nhưng đến ông ta cũng biết rằng không thể đi xem Paris chỉ trong hai ngày, hay hai tháng, thậm chí hai năm.”
“Em không thể ở Paris hai năm được, Julián.”
Một hồi lâu, anh ấy nhìn tôi không nói, rồi anh ấy mỉm cười. “Sao lại không? Có người nào chờ em sao?”
Công việc với Gallimard và những chuyến thăm xã giao đến nhiều nhà xuất bản khác mà Cabestany có hợp đồng chiếm mất ba ngày trời, như tôi đã dự đoán. Julián đã cử cho tôi một hướng dẫn viên kiêm vệ sĩ, một cậu bé tên Hervé tầm mười ba tuổi biết tường tận thành phố này. Hervé sẽ đưa tôi đi đến nơi về đến chốn, chỉ cho tôi biết quán cà phê nào nên ghé, phố nào nên tránh, cảnh đẹp nào nên xem. Cậu bé sẽ đợi tôi hàng giờ ở cửa văn phòng các nhà xuất bản mà không đánh mất nụ cười trên môi và chấp nhận bất cứ khoản tiền bo nào. Hervé nói thứ tiếng Tây Ban Nha bập bõm nghe rất vui tai, mà cậu ta lẫn vào cả tiếng Ý và Bồ Đào Nha.
“Chú Carax, chú ấy đã trả công cho cháu rồi, hậu hĩnh lắm lắm ạ....”
Theo tôi tìm hiểu, Hervé là trẻ mồ côi, con của một cô gái làm việc cho Irene Marceau, cậu sống ở trên gác mái khu nhà thổ. Julián đã dạy cậu ta tập đọc, viết, chơi dương cầm. Vào các ngày Chủ nhật anh ấy đưa cậu đến nhà hát hoặc nghe hòa nhạc. Hervé thần tượng Julián và dường như sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho anh ấy, thậm chí dẫn tôi đến tận cùng thế giới nếu cần. Ngày thứ ba đi cùng nhau, cậu ấy hỏi tôi có phải là bạn gái của Signore Carax không. Tôi bảo không phải, mà chỉ là một người bạn đến thăm thôi. Cậu bé tỏ vẻ thất vọng.
Julián hầu như thức mọi đêm, ngồi nơi bàn với Kurtz trong lòng, lật qua nhiều trang sách hoặc đơn giản ngắm nhìn tháp nhà thờ đổ bóng xa xa. Một đêm, khi tôi không thể ngủ được vì tiếng mưa tí tách trên mái nhà, tôi bước vào phòng khách. Chúng tôi nhìn nhau không nói, và Julián mời tôi thuốc. Một lúc lâu, chúng tôi lặng lẽ nhìn cơn mưa. Sau đó, khi mưa thôi rơi, tôi hỏi anh ấy P là ai.
“Penélope,” anh ấy trả lời.
Tôi bảo anh kể về cô ấy, về mười bốn năm sống lưu vong ở Paris. Bằng giọng thì thầm, trong ánh sáng mờ nhạt nhòa, Julián bảo tôi Penélope là người phụ nữ duy nhất anh ấy yêu.
MỘT ĐÊM, VÀO MÙA ĐÔNG NĂM 1921, Irene Marceau bắt gặp Julián lang thang trên đường phố Paris, không thể nhớ nổi tên mình và đang ho ra máu. Anh chỉ có trong người vài xu lẻ và mấy tờ giấy gập chi chít chữ viết. Irene đọc chúng và nghĩ bà đang gặp một nhà văn nổi tiếng đang say rượu, và có lẽ một nhà xuất bản hào hiệp sẽ trả ơn bà khi anh tỉnh lại. Ít nhất thì đó là theo lời kể của bà, còn Julián biết bà cứu anh vì lòng thương. Anh ở sáu tháng trên căn phòng gác mái trong nhà thổ của Irene. Các bác sĩ cảnh báo Irene rằng nếu người đàn ông ấy tự đầu độc lần nữa, họ sẽ không chịu trách nhiệm. Anh ấy đã hủy hoại dạ dày và gan của mình, và suốt phần đời còn lại sẽ chỉ được uống sữa, ăn pho mát gạn kem và bánh mì mới. Khi Julián nói được trở lại, Irene hỏi anh ấy là ai.
“Không ai cả,” Julián trả lời.
“Chậc, ở đây chẳng ai ở không mà sống bằng tiền của tôi hết. Anh có thể làm được gì?”
Julián bảo anh có thể chơi dương cầm.
“Chứng minh xem nào.”
Julián ngồi xuống cây dương cầm ở sảnh, đối diện một đám khán giả chăm chú là những cô điếm mười lăm tuổi chi mặc mỗi đồ lót, rồi chơi một bản dạ khúc của Chopin. Tất cả mọi người đều vỗ tay, ngoại trừ Irene, bà bảo anh cái thứ bà vừa được nghe là loại nhạc cho người chết, mà họ thì đang làm ăn với người còn sống cơ. Julián cho bà nghe một giai điệu nhộn nhịp và vài khúc nhạc của Offenbach.
“Hay hơn đấy. Nhanh chút nữa.”
Công việc mới giúp anh đủ sống, có một mái nhà, và hai bữa ăn mỗi ngày.
Anh sống sót được ở Paris nhờ lòng hảo tâm của Irene, bà là người duy nhất động viên anh tiếp tục viết lách. Sách ưa thích của bà là tiểu thuyết diễm tình và tiểu sử các vị thánh và những đấng tuẫn đạo, mấy thể loại ấy vô cùng hấp dẫn bà. Theo ý bà, vấn đề của Julián là con tim anh đã bị đầu độc; ấy là lý do tại sao anh chỉ viết được những câu chuyện kinh dị và đen tối. Dù Irene có phản đối như vậy, song cũng chính nhờ bà mà Julián tìm được nhà xuất bản cho những tác phẩm đầu tiên của anh. Bà chính là người đã cho anh căn phòng áp mái để anh lẩn tránh khỏi thế giới, người đã mặc đồ cho anh và lôi anh ra ngoài hưởng chút ánh mặt trời và không khí trong lành, mua sách cho anh và bắt anh đi dự lễ mixa với bà vào mỗi Chủ nhật rồi sau đó tản bộ qua vườn Tuileries. Irene Marceau cưu mang anh mà không đòi hỏi anh đền đáp điều gì, ngoại trừ tình bạn của anh và lời hứa anh sẽ tiếp tục viết sách. Đôi khi bà cũng cho phép anh đưa một cô gái về phòng của anh, dù họ chỉ lên đấy ôm nhau ngủ. Irene cười đùa rằng các cô gáiấy cũng cô đơn như chính anh, và điều họ chỉ cần là một chút tình yêu.
“Hàng xóm của anh, ông Darcieu, nghĩ anh là gã phúc đức nhất trên đời,” anh ấy bảo tôi.
Tôi hỏi tại sao anh không bao giờ quay về Barcelona để tìm Penélope. Anh liền rơi vào một khoảng lặng dài, sâu, rồi khi tôi nhìn khuôn mặt anh trong bóng đêm, tôi thấy những giọt nước mắt chảy dài. Không biết mình đang làm gì, tôi quỳ xuống ôm lấy anh. Chúng tôi cứ như thế, ôm nhau, cho đến khi bị ánh ban mai bắt quả tang. Tôi không còn biết ai hôn ai trước, hay điều đó có quan trọng không. Tôi biết tôi đã tìm thấy đôi môi anh và để anh âu yếm tôi mà không nhận ra rằng chính tôi nữa cũng đang khóc mà không biết tại sao. Mờ sáng hôm ấy, và tất cả những ngày sau đó trong hai tuần tôi ở bên Julián, chúng tôi ân ái cùng nhau trên sàn nhà, không nói một lời. Sau này, khi ngồi trong quán cà phê hay tản bộ qua những con phố, tôi nhìn vào mắt anh và biết, dù không cần hỏi anh, rằng anh vẫn yêu Penélope. Tôi còn nhớ trong những ngày ấy tôi dần căm ghét cô gái mười bảy tuổi kia (vì với tôi Penélope luôn mười bảy) người tôi chưa bao giờ gặp mặt và giờ đây ám những giấc mơ của tôi. Tôi tìm cớ điện cho ông Cabestany kéo dài thời gian lưu trú. Tôi không còn bận tâm về chuyện mình có mất việc không hay về cuộc sống ảm đạm tôi đã bỏ lại ở Barcelona. Tôi thường tự vấn phải chăng tôi đã đến Paris với một cuộc đời trống rỗng như vậy và ngã vào vòng tay của Julián như những cô gái của Irene Marceau, những người khao khát thương yêu dù không hề tự biết. Tôi chỉ biết hai tuần sống cùng Julián là khoảng thời gian duy nhất trong đời tôi được là chính mình, ấy cũng chính là lúc tôi hiểu ra một cách rõ ràng và vô vọng điều không thể giải thích rằng tôi sẽ không bao giờ có thể yêu một người đàn ông khác như tôi yêu Julián, dù tôi có cố gắng cả đời.
Một ngày kia, Julián mệt mỏi thiếp đi trong vòng tay tôi. Chiều hôm trước, khi chúng tôi qua một hiệu cầm đồ, anh ấy dừng lại chỉ cho tôi xem một cây bút máy đã bày ở đó nhiều năm. Theo ông chủ hiệu cầm đồ, cây bút từng thuộc về Victor Hugo, Julián chưa bao giờ có tiền, dù chỉ một phần nhỏ, để mua cây bút ấy, nhưng anh dừng lại ngắm nhìn nó mỗi ngày. Tôi lặng lẽ mặc đồ và bước xuống hiệu cầm đồ. Cây bút đáng giá cả gia tài, mà tôi không có, nhưng ông chủ hiệu bảo ông chấp nhận séc bằng đồng peso của bất cứ ngân hàng Tây Ban Nha nào có chi nhánh ở Paris. Trước khi mẹ tôi mất, bà đã hứa dành đủ tiền mua cho tôi chiếc váy cưới. Cây bút của Victor Hugo sẽ thay cho nó, cả mạng che mặt và mọi thứ, dù biết thật là điên rồ, nhưng tôi chưa bao giờ tiêu một số tiền lớn nào mà lại cảm thấy thỏa lòng như vậy. Khi rời cửa hiệu với hộp bút đẹp đẽ, tôi nhận ra một người phụ nữ đang theo tôi. Đó là một phụ nữ tao nhã, với mái tóc ánh bạc và cặp mắt xanh biếc nhất tôi từng thấy. Bà đến chỗ tôi và tự giới thiệu. Bà là Irene Marceau, người bảo trợ của Julián. Hervé, cậu bé hướng dẫn viên, đã kể với bà về tôi. Bà chỉ muốn gặp tôi hỏi xem tôi có phải người phụ nữ mà Julián chờ đợi từng ấy năm không. Tôi không buộc phải trả lời. Irene gật đầu đồng cảm rồi hôn lên má tôi. Tôi nhìn bà bước đi dọc phố, và lúc ấy tôi hiểu ra Julián sẽ không bao giờ thuộc về tôi. Tôi quay về căn gác mái với cái hộp bút giấu trong túi xách. Julián đã thức chờ tôi. Anh lặng lẽ cởi đồ tôi ra , và chúng tôi ái ân lần cuối. Khi anh ấy hỏi tại sao tôi khóc, tôi bảo anh đó là những giọt nước mắt vui sướng. Lát sau, khi Julián xuống mua đồ ăn, tôi gói ghém đồ đạc và đặt hộp bút lên máy đánh chữ của anh ấy. Tôi cho bản thảo cuốn tiểu thuyết của anh ấy vào túi xách rồi ra đi trước khi anh quay lại. Ngoài chiếu nghỉ, tôi gặp ông Darcieu, ông thầy bói già chuyên đọc chỉ tay của các thiếu nữ để đổi lấy một nụ hôn. Ông nắm tay tôi rồi nhìn tôi ảo nảo.
“Vous aves du poison au coeur, mademoiselle[1].”
[1. Trái tim cô đã nhiễm độc, cô gái ạ.]
Khi tôi cố trả công, ông lắc đầu nhè nhẹ, và chính ông hôn bàn tay tôi.
***
TÔI ĐẾN NHÀ GA AUSTERLITZ kịp bắt chuyến tàu mười hai giờ đi Barcelona. Người soát vé đã bán vé cho tôi hỏi tôi có làm sao không. Tôi gật đầu và chui vào toa. Tàu đã chuyển bánh khi tôi nhìn ra cửa sổ và thoáng thấy Julián trên sân ga, ngay tại nơi tôi lần đầu gặp anh. Tôi nhắm mắt lại, và không mở mắt cho đến khi không còn thấy nhà ga và thành phố đầy mê hoặc ấy nơi tôi không bao giờ có thể quay lại. Hôm sau tàu đến Barcelona, khi trời vừa hửng sáng. Đó là sinh nhật thứ hai mươi tư của tôi, và tôi biết phần đời đẹp nhất của mình đã bị bỏ lại đằng sau.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook