Bóng Hình Của Gió
-
Chương 19
“TƯỞNG TƯỢNG MÀ XEM," Don Anacleto kết luận trong cơn ngán ngẩm của mọi người.
Phần kết câu chuyện chẳng dấy lên chút hy vọng nào cho chúng tôi. Giữa buổi sáng, một chiếc xe cảnh sát màu xám đã quăng phịch Don Federico trước cửa nhà bác ấy. Người bác bê bết máu, quần áo nát tươm, bác đã mất hết bộ tóc giả và bộ trang sức đẹp đẽ. Bọn chúng đái vào người bác, mặt bác đầy vết rách và bầm dập. Con trai ông hàng bánh mì đã phát hiện bác nằm co quắp bên bậu cửa và đang run rẩy khóc như một đứa trẻ.
“Thật bất công, quá bất công, thưa ông," Merce
ditas kêu lên, đứng sát cửa, tránh xa đôi bàn tay đang run rẩy của Fermín. "Thật tội nghiệp, bác ấy có trái tim vàng, và bác ấy không bao giờ phiền nhiễu đến ai. Nên dù bác ấy thích ăn mặc như người Digan và hát trước mọi người thì sao? Ai quan tâm chứ? Con người thật độc ác.”
“Không phải độc ác,” Fermín phản đối. "Mà là ngu độn, hai cái đấy không giống nhau đâu. Cái ác hàm ý một quyết định luân lý, có ý định chút chủ tâm. Còn kẻ ngu muội hay đần độn là kẻ không biết dừng lại để suy tính hay lý luận. Hắn hành động theo bản năng, như con vật, tin rằng hắn đang làm điều thiện, rằng hắn luôn đúng, và vênh vang phá hoại bất cứ ai hắn cho là khác với mình, dù về màu da hay tôn giáo, dù về ngôn ngữ hay quốc tịch, hay trong trường hợp Don Federico là cái thói quen lúc nhàn rỗi. Điều thế giới này cần là có nhiều thêm những con người độc ác hết mực và ít đi những kẻ ngu si tột bậc.”
“Đừng nói năng xằng bậy nữa đi. Cái chúng ta cần là lòng khoan dung của người Cơ Đốc và bớt đi sự hằn học. Chúng ta chỉ là một lũ đáng hổ thẹn,” Merceditas cất lời. “Mọi người đều đi lễ mixa, nhưng có ai chịu nghe lời đức Chúa đâu.”
“Này Merceditas, cô em đừng có nhắc đến việc chuyên tâm đi lễ nhé. Đó chỉ là một phần của vấn đề chứ đâu phải là giải pháp.”
“Lại thêm một kẻ vô thần. Liệu tôi có thể hỏi, giới tu sĩ đã làm gì anh hả?”
“Thôi nào, đừng cãi nhau nữa,” cha tôi can thiệp. “Còn anh, Fermín, anh đến thăm Don Federico xem bác ấy có cần gì không, có cần người lo thuốc men hay chợ búa gì không.”
“Vâng, thưa ngài Sempere. Tôi đi ngay đây. Tranh luận chỉ tổ làm tôi xấu xa thêm, ngài biết đấy.”
“Cái xấu xa của anh là sự trơ trẽn và bất kính mà lúc nào anh cũng mang theo,” Merceditas nói. “Cái ngữ ăn nói báng bổ như nhà anh cần phải dùng axit clohydric để tẩy rửa linh hồn.”
“Này Merceditas, vì tôi biết cô em là người tốt (mặc dù hơi hẹp hòi và dốt nát), và vì nơi đây đang có việc cần kíp, khi ở vào hoàn cảnh như vậy người ta phải biết ưu tiên cho việc gì, nên tôi sẽ trì hoãn cái việc làm rõ cho cô vài điểm…”
“Fermín!” cha tôi kêu lên.
Fermín im miệng và vội lon ton ra khỏi cửa hàng. Merceditas phật lòng nhìn theo anh ta.
“Nghe lời tôi này, con người đó sẽ sớm gây rắc rối cho anh thôi. Anh ta đúng là kẻ vô chính phủ, một kẻ tam điểm, không thì ít nhất cũng là đồ Do Thái. Cái mũi lớn thế kia mà...”
“Đừng để ý đến anh ta. Anh ta thích lý sự thôi.”
Merceditas lắc đầu, có vẻ bực mình. “Ôi, giờ tôi phải từ biệt thôi. Ai đó trong chúng ta có nhiều việc phải làm, mà thời gian lại không nhiều. Chúc buổi sáng tốt lành.”
Chúng tôi lịch thiệp gật đầu và dõi theo cô đi về, thẳng lưng bước ra ngoài đường trên đôi giày cao gót. Cha tôi hít vào một hơi thật sâu, như muốn uống lấy sự yên bình vừa khôi phục lại. Don Anacleto chùng người xuống cạnh cha tôi, cuối cùng ông cũng hạ cánh sau chuyến bay văn vẻ vừa rồi. Khuôn mặt ông nhợt nhạt, vẻ ảm đạm ngập tràn trong mắt. “Đất nước này mạt rồi,” ông nói.
“Thôi nào, Don Anacleto, hãy vui lên. Mọi thứ luôn như thế này, ở đây và ở khắp nơi khác. Vấn đề là có lúc thăng thì cũng có lúc trầm, và khi lúc trầm đến cận kề thì mọi thứ có vẻ đen tối hơn. Rồi bác thấy Don Federico sẽ vượt qua chuyện này thôi. Bác ấy mạnh mẽ hơn chúng ta nghĩ.”
Ông giáo lẩm nhẩm trong miệng. “Nó như đợt sóng triều, anh có hiểu không,” ông nói vẻ bi thảm. “Ý tôi là, sự tàn khốc này. Nó ra đi, rồi anh cảm thấy an toàn, nhưng nó luôn quay lại, nó luôn quay lại... và nó khiến chúng ta nghẹt thở. Tôi chứng kiến hằng ngày ở trường học. Ôi lạy Chúa tôi... Cái lũ vượn, đó là thứ chúng tôi có ở trong lớp học. Darwin đúng là kẻ mộng mơ, tôi dám chắc với anh đấy. Chẳng có tiến hóa hay thứ gì như vậy cả. Bất kiỳ ai có lý trí cũng thấy tôi phải đánh vật với chín con đười ươi.”
Chúng tôi chỉ có thể gật đầu ngoan ngoãn. Don Anacleto vẫy tay chào tạm biệt và ra về, đầu ông gục xuống. Trông ông như già thêm năm tuổi so với lúc bước vào. Cha tôi thở dài. Chúng tôi thoáng nhìn nhau, không biết phải nói sao. Tôi băn khoăn không biết có nên kể cho cha nghe chuyến viếng thăm của Thanh tra Fumero tới hiệu sách không. Đây là một lời cảnh cáo, tôi nghĩ. Một sự báo trước. Fumero đã sử dụng Don Federico như một thông điệp.
“Có chuyện gì thế Daniel? Trông con xanh quá.”
Thôi thở dài, cúi mặt. Tôi bắt đầu kể cho cha nghe biến cố với Thanh tra Fumeroiều hôm trước và lời đe dọa của hắn ta. Cha tôi lắng nghe, cố kiềm chế nỗi tức giận đang bừng cháy trong mắt ông.
“Là lỗi của con,” tôi nói. “Lẽ ra con nên nói gì đó...”
Cha tôi lắc đầu. “Không. Con đâu có biết được, Daniel.”
“Nhưng…”
“Đừng nghĩ đến nó nữa. Và đừng nói gì với Fermín Chúa mới biết anh ta phản ứng ra sao nếu biết được lại bị người kia theo dõi.”
“Nhưng chúng ta phải làm gì đi chứ.”
“Phải đảm bảo rằng anh ta không gặp rắc rối.”
Tôi gật đầu, không thực sự tin lắm, và bắt đầu tiếp tục công việc Fermín đã làm, còn cha tôi quay lại với đống thư từ của ông. Thỉnh thoảng cha lại liếc nhìn tôi. Còn tôi thì giả vờ không biết.
“Hôm qua đi gặp Giáo sư Velézquez thế nào? Mọi việc có ổn không?" ông hỏi hòng muốn đổi chủ đề.
“Vâng. Ông ấy hài lòng với những cuốn sách. Ông ấy bảo đang tìm một cuốn về những bức thư cuả Franco."
“Cuốn Moorslayer. Nhưng cuốn đấy không đáng tin lắm... một trò đùa của Madariaga. Rồi con nói sao?"
“Con bảo chúng ta nhận vụ này và sẽ thông báo cho ông ấy muộn nhất trong hai tuần tới.”
“Tốt lắm. Chúng ta sẽ giao cho Fermín vụ này và tính giá cho ông Velézquez thật đậm."
Tôi gật đầu. Chúng tôi tiếp tục làm những công việc thường nhật. Cha vẫn nhìn tôi. Lại sắp sửa rồi đây, tôi nghĩ.
“Hôm qua có một cô bé rất xinh đến đây. Fermín bảo đấy là em gái của Tomás Aguilar"
“Vâng."
Cha tôi gật đầu, đang cân nhắc sự trùng lặp ấy với biểu lộ đôi chút ngạc nhiên. Ông cho tôi yên ổn trước khi tấn công tiếp, lần này mang cái vẻ của một người vừa chợt nhớ ra điều gì.
“Daniel này, hôm nay công việc không bận lắm, và, ờ, có lẽ con muốn nghỉ ngơi một chút để làm việc riêng. Vả lại, bố nghĩ gần đây con làm khá vất vả."
“Con ổn mà, cảm ơn bố.”
“Bố đang tính để Fermín ở nhà, còn bố sẽ tới Nhà hát Opera Liceo với Barceló. Chiều nay có vở Tannhäuser, ông ấy mời bố đi xem, vì ông ấy có đặt chỗ ở hàng ghế đầu. “Cha tôi vờ như đang đọc thư. Ông đúng là một diễn viên xoàng.
“Bố thích Wagner từ bao giờ thế?”
Ông nhún vai. "Đừng bao giờ phụ lòng tốt của người khác... Hơn nữa, với Barceló thì đi xem gì cũng vậy thôi, bởi suốt cả buổi diễn ông ta sẽ bình phẩm diễn xuất, chỉ trích phục trang và tiết tấu thôi mà. Ông ta cũng hỏi thăm con luôn đấy. Có lẽ hôm nào đấy con nên đến thăm ông ta.”
“Một ngày nào đấy.”
“Được rồi, vậy nếu con đồng ý, hãy để Fermín trông cửa hàng hôm nay và chúng ta sẽ đi hưởng thụ một chút. Cũng đến lúc phải như vậy. Nếu con cần tiền...”
“Thôi mà bố. Bea có phải bạn gái con đâu."
“Ai nói gì về bạn gái nào? Thỏa thuận thế nhé. Tùy con. Nếu con cần tiền thì lấy ở trong ngăn kéo, nhưng nhớ để vài chữ cho Fermín, không đến lúc khóa sổ anh ta lại tá hỏa lên.”
Nói xong, ông giả vờ lơ đễnh rồi đi vào phòng, miệng cười ngoác ra. Tôi xem đồng hồ. Mười rưỡi sáng. Tôi đã hẹn gặp Bea lúc năm giờ ở hành lang trường đại học. Và thật nản lòng khi ngày hôm nay hóa ra còn dài hon cả tiểu thuyết Anh em nhà Karamazo
Fermín mau chóng từ nhà bác sửa đồng hồ trở về cho chúng tôi biết một biệt đội nữ trong khu phố đã được lập ra để săn sóc thường trực cho Don Federico tội nghiệp, người mà bác sĩ đã chẩn đoán là bị gãy ba xương sườn, có rất nhiều vết thâm, và hậu môn bị rách bất thường.
“Anh có phải mua gì không?" cha tôi hỏi.
“Họ có đủ thuốc men và thuốc mỡ để mở cả một cửa hàng đấy, nên tôi tự ý mua cho anh ta ít hoa, với cả một lọ nước thơm, và ba chai nước đào – món ưa thích của Don Federico.”
“Anh làm đúng lắm. Tôi phải chi cho anh bao nhiêu đây," cha tôi nói. "Và trông bác ấy như thế nào?”
“Thành thật mà nói là bị đánh nhừ tử. Tôi thấy anh ta nằm co quắp trên giường như một cuộn len, cứ kêu gào đòi chết bằng được, đến mức tôi đã có ý định giết người, tôi nói thật đấy. Tôi muốn cầm súng lao đến chỗ Đội điều tra Tội phạm mà bắn sạch cái lũ kia, đầu tiên là cái cục nhọt hôi rình ấy, thằng Rumero ấy.”
“Fermín, cho chúng tôi chút bình an đi. Tôi tuyệt đối cấm anh làm điều như vậy."
“Bất cứ điều gì ngài nói, ngài Sempere.”
“Còn Pepita đón nhận chuyện này thế nào? “
“Can đảm đến mẫu mực. Hàng xóm đã cho bà cụ hớp rượu mạnh, khi tôi đến thăm thì bà đã nằm sập trên sofa như con lợn rồi thì đánh rắm hoành tráng đến độ xuyên thủng lỗ chỗ cả nệm.”
“Thật đúng nết bà cụ. Fermín này, tôi định nhờ anh trông cửa hàng chiều hôm nay; tôi sẽ đến thăm Don Federico một lát. Sau đấy tôi có hẹn với Barceló. Còn Daniel thì có việc phải làm.”
Tôi ngước mắt lên đúng lúc Fermín và cha tôi nhìn nhau đầy ẩn ý.
“Thật là một cặp bài trùng,” tôi nói. Họ vẫnười trêu chọc khi tôi đi qua cửa.
***
MỘT CƠN GIÓ LẠNH CĂM QUÉT NGANG QUA PHỐ, vung vãi những dãi sương mờ trên đường nó đi qua. Mặt trời gắt bắt nắng màu đỏ ửng trên mái và tháp chuông của khu phố Gothic. Còn vài tiếng nữa mới đến giờ hẹn với Bea ở trường, nên tôi quyết định thử vận may là đến thăm Nuria Monfort, hy vọng chị vẫn sống ở địa chỉ mà cha chị đã đưa cho.
Quảng trường San Felipe Neri giống như một khoang hẹp cho người ta thở trong cái ma trận những con đường ngang dọc khu phố Gothic, ẩn nấp sau những bức tường La Mã cổ xưa. Những bức tường nhà thờ lỗ chỗ là vết tích của súng đạn thời chiến tranh để lại. Buổi sáng hôm ấy, một toán trẻ con chơi trò quân lính, chúng không đoái hoài đến ký ức còn lưu trên tường đá. Một phụ nữ, tóc điểm bạc, đang ngồi trên ghế dài, sách để mở trong lòng, chị ngắm nhìn chúng và mỉm cười lơ đãng. Địa chỉ cho biết Nuria Monfort sống trong một tòa nhà cạnh lối vào quảng trường. Mái vòm bằng đá ố đen bao trên cửa trước cho biết năm xây dựng tòa nhà :1801. Khi đã vào hành lang, ánh sáng chỉ vừa đủ để nhìn thấy trong căn nhà tối tăm có cầu thang chạy lên theo một đường xoắn ốc bất thường. Tôi dò tìm những hòm thư màu đồng. Tên của người cư ngụ xuất hiện trên những mảnh giấy cứng ngả vàng được nhét vào khe, điều phổ biến vào thời ấy.
Miquer Moliner / Nuria Monfort
3-2
Tôi chậm chạp bước lên, gần như sợ tòa nhà sẽ đổ sập xuống nếu tôi giẫm mạnh lên những bậc thang nhỏ xíu như đồ chơi. Tại mỗi chiếu nghỉ có hai cánh cửa, không có số hay biển. Lên đến tầng ba, tôi chọn ngẫu nhiên một cánh cửa rồi gõ. Cầu thang có mùi ẩm ướt, mùi đá cũ, mùi đất. Tôi gõ vài lần nhưng không ai đáp lại. Tôi quyết thử vận may lên cánh cửa còn lại. Tôi gõ năm tay ba lần. Phía trong căn hộ, tôi có thể nghe tiếng radio đang mở buổi phát thanh giảng đạo hàng ngày Cùng suy ngẫm với Cha Martín Calzado.
Mở cửa là một phụ nữ mặc váy ngủ vải bông màu ngọc lam kẻ ca rô, đi dép lê, đội một mớ lô quấn tóc. Dưới ánh sáng lờ mờ, trông cô giống một thợ lặn biển sâu. Phía sau cô, giọng nói dịu dàng của Cha Martín Calzado đang dành mấy lời nhà tài trợ chương trình, một thương hiệu sản phẩm làm đẹp là Aurorín, rất được những người hành hương đến chốn Lourdes tôn nghiêm ưa chuộng, và những sản phẩm diệu kỳ để trị các loại mụn nhọt.
“Xin chào. Tôi tìm cô Monfort.”
“Nurieta? Cậu gõ nhầm cửa rồi, chàng trai. Ở phía bên kia kìa.”
“Tôi xin lỗi. Vì tôi đã gõ bên kia nhưng không có ai trả lời cả.”
“Cậu không phải nhân viên thuế vụ đấy chứ?” người hàng xóm đột nhiên hỏi, chợt nghi ngờ theo kinh nghiệm.
“Không đâu. Cha cô Monfort bảo tôi đến.”
“À không sao. Nurieta hẳn đang đọc sách ở dưới kia. Cậu không thấy cô ấy lúc lên đây sao?”
Khi xuống chân cầu thang, tôi thấy người phụ nữ có mái tóc ánh bạc và cuốn sách trong tay vẫn ngồi yên trên ghế ở quảng trường. Tôi thận trọng quan sát. Nuria Monfort là một phụ nữ xinh đẹp, với loại đường nét hấp dẫn làm sang cho các tạp chí thời trang danh tiếng hay phòng chụp ảnh chân dung, song là một phụ nữ mà tuổi xuân dường như đang tàn phai trong nỗi buồn nơi ánh mắt. Có nét gì đó của cha chị trong dáng người nhỏ nhắn. Tôi tưởng tượng chị hẳn đã ngoài bốn mươi, xét từ mái tóc hoa râm và những nếp nhăn làm già đi khuôn mặt. Nhưng dưới ánh sáng mờ, hẳn chị trông trẻ hơn mười tuổi.
“Señora Monfort?”
Chị nhìn tôi tựa như vừa chợt tỉnh sau cơn mê, mà không thấy tôi.
“Tôi là Daniel. Cha chị cho tôi địa chỉ này. Ông bảo chị có thể kể cho tôi về Julián Carax.”
Khi nghe những lời ấy, cái vẻ mơ màng liền rời bỏ chị. Tôi có cảm giác nhắc đến bố chị không phải là một ý hay.
“Cậu muốn gì?” chị h đầy ngờ vực.
Tôi cảm giác nếu mình không chiếm được lòng tin của chị ngay lúc ấy, tôi sẽ đánh mất cơ hội chỉ có một lần này. Lá bài duy nhất tôi có thể chơi là nói ra sự thật.
“Hãy nghe tôi giải thích. Cách đây tám năm, do tình cờ, tôi tìm thấy một cuốn tiểu thuyết của Julián Carax ở trong Nghĩa Trang Những Cuốn Sách Bị Lãng Quên. Chị đã giấu ở đó để nó khỏi bị hủy hoại bởi một người đàn ông có tên Laín Coubert,” tôi nói.
Chị nhìn chằm vào tôi, không hề nhúc nhích, như thể chị sợ thế giới xung quanh mình đang đổ vỡ.
“Tôi hứa sẽ chỉ phiền chị vài phút thôi,” tôi nói.
Chị gật đầu, với vẻ nhẫn nhịn. “Cha tôi có khỏe không?” chị hỏi, lẩn tránh ánh mắt tôi.
“Ông ấy khỏe. Ông già đi đôi chút. Và ông rất nhớ chị.”
Nuria Monfort thở dài một tiếng mà tôi không thể nào giải mã. "Tốt hơn nên lên nhà tôi. Tôi không muốn nói chuyện này ở ngoài đường.
Phần kết câu chuyện chẳng dấy lên chút hy vọng nào cho chúng tôi. Giữa buổi sáng, một chiếc xe cảnh sát màu xám đã quăng phịch Don Federico trước cửa nhà bác ấy. Người bác bê bết máu, quần áo nát tươm, bác đã mất hết bộ tóc giả và bộ trang sức đẹp đẽ. Bọn chúng đái vào người bác, mặt bác đầy vết rách và bầm dập. Con trai ông hàng bánh mì đã phát hiện bác nằm co quắp bên bậu cửa và đang run rẩy khóc như một đứa trẻ.
“Thật bất công, quá bất công, thưa ông," Merce
ditas kêu lên, đứng sát cửa, tránh xa đôi bàn tay đang run rẩy của Fermín. "Thật tội nghiệp, bác ấy có trái tim vàng, và bác ấy không bao giờ phiền nhiễu đến ai. Nên dù bác ấy thích ăn mặc như người Digan và hát trước mọi người thì sao? Ai quan tâm chứ? Con người thật độc ác.”
“Không phải độc ác,” Fermín phản đối. "Mà là ngu độn, hai cái đấy không giống nhau đâu. Cái ác hàm ý một quyết định luân lý, có ý định chút chủ tâm. Còn kẻ ngu muội hay đần độn là kẻ không biết dừng lại để suy tính hay lý luận. Hắn hành động theo bản năng, như con vật, tin rằng hắn đang làm điều thiện, rằng hắn luôn đúng, và vênh vang phá hoại bất cứ ai hắn cho là khác với mình, dù về màu da hay tôn giáo, dù về ngôn ngữ hay quốc tịch, hay trong trường hợp Don Federico là cái thói quen lúc nhàn rỗi. Điều thế giới này cần là có nhiều thêm những con người độc ác hết mực và ít đi những kẻ ngu si tột bậc.”
“Đừng nói năng xằng bậy nữa đi. Cái chúng ta cần là lòng khoan dung của người Cơ Đốc và bớt đi sự hằn học. Chúng ta chỉ là một lũ đáng hổ thẹn,” Merceditas cất lời. “Mọi người đều đi lễ mixa, nhưng có ai chịu nghe lời đức Chúa đâu.”
“Này Merceditas, cô em đừng có nhắc đến việc chuyên tâm đi lễ nhé. Đó chỉ là một phần của vấn đề chứ đâu phải là giải pháp.”
“Lại thêm một kẻ vô thần. Liệu tôi có thể hỏi, giới tu sĩ đã làm gì anh hả?”
“Thôi nào, đừng cãi nhau nữa,” cha tôi can thiệp. “Còn anh, Fermín, anh đến thăm Don Federico xem bác ấy có cần gì không, có cần người lo thuốc men hay chợ búa gì không.”
“Vâng, thưa ngài Sempere. Tôi đi ngay đây. Tranh luận chỉ tổ làm tôi xấu xa thêm, ngài biết đấy.”
“Cái xấu xa của anh là sự trơ trẽn và bất kính mà lúc nào anh cũng mang theo,” Merceditas nói. “Cái ngữ ăn nói báng bổ như nhà anh cần phải dùng axit clohydric để tẩy rửa linh hồn.”
“Này Merceditas, vì tôi biết cô em là người tốt (mặc dù hơi hẹp hòi và dốt nát), và vì nơi đây đang có việc cần kíp, khi ở vào hoàn cảnh như vậy người ta phải biết ưu tiên cho việc gì, nên tôi sẽ trì hoãn cái việc làm rõ cho cô vài điểm…”
“Fermín!” cha tôi kêu lên.
Fermín im miệng và vội lon ton ra khỏi cửa hàng. Merceditas phật lòng nhìn theo anh ta.
“Nghe lời tôi này, con người đó sẽ sớm gây rắc rối cho anh thôi. Anh ta đúng là kẻ vô chính phủ, một kẻ tam điểm, không thì ít nhất cũng là đồ Do Thái. Cái mũi lớn thế kia mà...”
“Đừng để ý đến anh ta. Anh ta thích lý sự thôi.”
Merceditas lắc đầu, có vẻ bực mình. “Ôi, giờ tôi phải từ biệt thôi. Ai đó trong chúng ta có nhiều việc phải làm, mà thời gian lại không nhiều. Chúc buổi sáng tốt lành.”
Chúng tôi lịch thiệp gật đầu và dõi theo cô đi về, thẳng lưng bước ra ngoài đường trên đôi giày cao gót. Cha tôi hít vào một hơi thật sâu, như muốn uống lấy sự yên bình vừa khôi phục lại. Don Anacleto chùng người xuống cạnh cha tôi, cuối cùng ông cũng hạ cánh sau chuyến bay văn vẻ vừa rồi. Khuôn mặt ông nhợt nhạt, vẻ ảm đạm ngập tràn trong mắt. “Đất nước này mạt rồi,” ông nói.
“Thôi nào, Don Anacleto, hãy vui lên. Mọi thứ luôn như thế này, ở đây và ở khắp nơi khác. Vấn đề là có lúc thăng thì cũng có lúc trầm, và khi lúc trầm đến cận kề thì mọi thứ có vẻ đen tối hơn. Rồi bác thấy Don Federico sẽ vượt qua chuyện này thôi. Bác ấy mạnh mẽ hơn chúng ta nghĩ.”
Ông giáo lẩm nhẩm trong miệng. “Nó như đợt sóng triều, anh có hiểu không,” ông nói vẻ bi thảm. “Ý tôi là, sự tàn khốc này. Nó ra đi, rồi anh cảm thấy an toàn, nhưng nó luôn quay lại, nó luôn quay lại... và nó khiến chúng ta nghẹt thở. Tôi chứng kiến hằng ngày ở trường học. Ôi lạy Chúa tôi... Cái lũ vượn, đó là thứ chúng tôi có ở trong lớp học. Darwin đúng là kẻ mộng mơ, tôi dám chắc với anh đấy. Chẳng có tiến hóa hay thứ gì như vậy cả. Bất kiỳ ai có lý trí cũng thấy tôi phải đánh vật với chín con đười ươi.”
Chúng tôi chỉ có thể gật đầu ngoan ngoãn. Don Anacleto vẫy tay chào tạm biệt và ra về, đầu ông gục xuống. Trông ông như già thêm năm tuổi so với lúc bước vào. Cha tôi thở dài. Chúng tôi thoáng nhìn nhau, không biết phải nói sao. Tôi băn khoăn không biết có nên kể cho cha nghe chuyến viếng thăm của Thanh tra Fumero tới hiệu sách không. Đây là một lời cảnh cáo, tôi nghĩ. Một sự báo trước. Fumero đã sử dụng Don Federico như một thông điệp.
“Có chuyện gì thế Daniel? Trông con xanh quá.”
Thôi thở dài, cúi mặt. Tôi bắt đầu kể cho cha nghe biến cố với Thanh tra Fumeroiều hôm trước và lời đe dọa của hắn ta. Cha tôi lắng nghe, cố kiềm chế nỗi tức giận đang bừng cháy trong mắt ông.
“Là lỗi của con,” tôi nói. “Lẽ ra con nên nói gì đó...”
Cha tôi lắc đầu. “Không. Con đâu có biết được, Daniel.”
“Nhưng…”
“Đừng nghĩ đến nó nữa. Và đừng nói gì với Fermín Chúa mới biết anh ta phản ứng ra sao nếu biết được lại bị người kia theo dõi.”
“Nhưng chúng ta phải làm gì đi chứ.”
“Phải đảm bảo rằng anh ta không gặp rắc rối.”
Tôi gật đầu, không thực sự tin lắm, và bắt đầu tiếp tục công việc Fermín đã làm, còn cha tôi quay lại với đống thư từ của ông. Thỉnh thoảng cha lại liếc nhìn tôi. Còn tôi thì giả vờ không biết.
“Hôm qua đi gặp Giáo sư Velézquez thế nào? Mọi việc có ổn không?" ông hỏi hòng muốn đổi chủ đề.
“Vâng. Ông ấy hài lòng với những cuốn sách. Ông ấy bảo đang tìm một cuốn về những bức thư cuả Franco."
“Cuốn Moorslayer. Nhưng cuốn đấy không đáng tin lắm... một trò đùa của Madariaga. Rồi con nói sao?"
“Con bảo chúng ta nhận vụ này và sẽ thông báo cho ông ấy muộn nhất trong hai tuần tới.”
“Tốt lắm. Chúng ta sẽ giao cho Fermín vụ này và tính giá cho ông Velézquez thật đậm."
Tôi gật đầu. Chúng tôi tiếp tục làm những công việc thường nhật. Cha vẫn nhìn tôi. Lại sắp sửa rồi đây, tôi nghĩ.
“Hôm qua có một cô bé rất xinh đến đây. Fermín bảo đấy là em gái của Tomás Aguilar"
“Vâng."
Cha tôi gật đầu, đang cân nhắc sự trùng lặp ấy với biểu lộ đôi chút ngạc nhiên. Ông cho tôi yên ổn trước khi tấn công tiếp, lần này mang cái vẻ của một người vừa chợt nhớ ra điều gì.
“Daniel này, hôm nay công việc không bận lắm, và, ờ, có lẽ con muốn nghỉ ngơi một chút để làm việc riêng. Vả lại, bố nghĩ gần đây con làm khá vất vả."
“Con ổn mà, cảm ơn bố.”
“Bố đang tính để Fermín ở nhà, còn bố sẽ tới Nhà hát Opera Liceo với Barceló. Chiều nay có vở Tannhäuser, ông ấy mời bố đi xem, vì ông ấy có đặt chỗ ở hàng ghế đầu. “Cha tôi vờ như đang đọc thư. Ông đúng là một diễn viên xoàng.
“Bố thích Wagner từ bao giờ thế?”
Ông nhún vai. "Đừng bao giờ phụ lòng tốt của người khác... Hơn nữa, với Barceló thì đi xem gì cũng vậy thôi, bởi suốt cả buổi diễn ông ta sẽ bình phẩm diễn xuất, chỉ trích phục trang và tiết tấu thôi mà. Ông ta cũng hỏi thăm con luôn đấy. Có lẽ hôm nào đấy con nên đến thăm ông ta.”
“Một ngày nào đấy.”
“Được rồi, vậy nếu con đồng ý, hãy để Fermín trông cửa hàng hôm nay và chúng ta sẽ đi hưởng thụ một chút. Cũng đến lúc phải như vậy. Nếu con cần tiền...”
“Thôi mà bố. Bea có phải bạn gái con đâu."
“Ai nói gì về bạn gái nào? Thỏa thuận thế nhé. Tùy con. Nếu con cần tiền thì lấy ở trong ngăn kéo, nhưng nhớ để vài chữ cho Fermín, không đến lúc khóa sổ anh ta lại tá hỏa lên.”
Nói xong, ông giả vờ lơ đễnh rồi đi vào phòng, miệng cười ngoác ra. Tôi xem đồng hồ. Mười rưỡi sáng. Tôi đã hẹn gặp Bea lúc năm giờ ở hành lang trường đại học. Và thật nản lòng khi ngày hôm nay hóa ra còn dài hon cả tiểu thuyết Anh em nhà Karamazo
Fermín mau chóng từ nhà bác sửa đồng hồ trở về cho chúng tôi biết một biệt đội nữ trong khu phố đã được lập ra để săn sóc thường trực cho Don Federico tội nghiệp, người mà bác sĩ đã chẩn đoán là bị gãy ba xương sườn, có rất nhiều vết thâm, và hậu môn bị rách bất thường.
“Anh có phải mua gì không?" cha tôi hỏi.
“Họ có đủ thuốc men và thuốc mỡ để mở cả một cửa hàng đấy, nên tôi tự ý mua cho anh ta ít hoa, với cả một lọ nước thơm, và ba chai nước đào – món ưa thích của Don Federico.”
“Anh làm đúng lắm. Tôi phải chi cho anh bao nhiêu đây," cha tôi nói. "Và trông bác ấy như thế nào?”
“Thành thật mà nói là bị đánh nhừ tử. Tôi thấy anh ta nằm co quắp trên giường như một cuộn len, cứ kêu gào đòi chết bằng được, đến mức tôi đã có ý định giết người, tôi nói thật đấy. Tôi muốn cầm súng lao đến chỗ Đội điều tra Tội phạm mà bắn sạch cái lũ kia, đầu tiên là cái cục nhọt hôi rình ấy, thằng Rumero ấy.”
“Fermín, cho chúng tôi chút bình an đi. Tôi tuyệt đối cấm anh làm điều như vậy."
“Bất cứ điều gì ngài nói, ngài Sempere.”
“Còn Pepita đón nhận chuyện này thế nào? “
“Can đảm đến mẫu mực. Hàng xóm đã cho bà cụ hớp rượu mạnh, khi tôi đến thăm thì bà đã nằm sập trên sofa như con lợn rồi thì đánh rắm hoành tráng đến độ xuyên thủng lỗ chỗ cả nệm.”
“Thật đúng nết bà cụ. Fermín này, tôi định nhờ anh trông cửa hàng chiều hôm nay; tôi sẽ đến thăm Don Federico một lát. Sau đấy tôi có hẹn với Barceló. Còn Daniel thì có việc phải làm.”
Tôi ngước mắt lên đúng lúc Fermín và cha tôi nhìn nhau đầy ẩn ý.
“Thật là một cặp bài trùng,” tôi nói. Họ vẫnười trêu chọc khi tôi đi qua cửa.
***
MỘT CƠN GIÓ LẠNH CĂM QUÉT NGANG QUA PHỐ, vung vãi những dãi sương mờ trên đường nó đi qua. Mặt trời gắt bắt nắng màu đỏ ửng trên mái và tháp chuông của khu phố Gothic. Còn vài tiếng nữa mới đến giờ hẹn với Bea ở trường, nên tôi quyết định thử vận may là đến thăm Nuria Monfort, hy vọng chị vẫn sống ở địa chỉ mà cha chị đã đưa cho.
Quảng trường San Felipe Neri giống như một khoang hẹp cho người ta thở trong cái ma trận những con đường ngang dọc khu phố Gothic, ẩn nấp sau những bức tường La Mã cổ xưa. Những bức tường nhà thờ lỗ chỗ là vết tích của súng đạn thời chiến tranh để lại. Buổi sáng hôm ấy, một toán trẻ con chơi trò quân lính, chúng không đoái hoài đến ký ức còn lưu trên tường đá. Một phụ nữ, tóc điểm bạc, đang ngồi trên ghế dài, sách để mở trong lòng, chị ngắm nhìn chúng và mỉm cười lơ đãng. Địa chỉ cho biết Nuria Monfort sống trong một tòa nhà cạnh lối vào quảng trường. Mái vòm bằng đá ố đen bao trên cửa trước cho biết năm xây dựng tòa nhà :1801. Khi đã vào hành lang, ánh sáng chỉ vừa đủ để nhìn thấy trong căn nhà tối tăm có cầu thang chạy lên theo một đường xoắn ốc bất thường. Tôi dò tìm những hòm thư màu đồng. Tên của người cư ngụ xuất hiện trên những mảnh giấy cứng ngả vàng được nhét vào khe, điều phổ biến vào thời ấy.
Miquer Moliner / Nuria Monfort
3-2
Tôi chậm chạp bước lên, gần như sợ tòa nhà sẽ đổ sập xuống nếu tôi giẫm mạnh lên những bậc thang nhỏ xíu như đồ chơi. Tại mỗi chiếu nghỉ có hai cánh cửa, không có số hay biển. Lên đến tầng ba, tôi chọn ngẫu nhiên một cánh cửa rồi gõ. Cầu thang có mùi ẩm ướt, mùi đá cũ, mùi đất. Tôi gõ vài lần nhưng không ai đáp lại. Tôi quyết thử vận may lên cánh cửa còn lại. Tôi gõ năm tay ba lần. Phía trong căn hộ, tôi có thể nghe tiếng radio đang mở buổi phát thanh giảng đạo hàng ngày Cùng suy ngẫm với Cha Martín Calzado.
Mở cửa là một phụ nữ mặc váy ngủ vải bông màu ngọc lam kẻ ca rô, đi dép lê, đội một mớ lô quấn tóc. Dưới ánh sáng lờ mờ, trông cô giống một thợ lặn biển sâu. Phía sau cô, giọng nói dịu dàng của Cha Martín Calzado đang dành mấy lời nhà tài trợ chương trình, một thương hiệu sản phẩm làm đẹp là Aurorín, rất được những người hành hương đến chốn Lourdes tôn nghiêm ưa chuộng, và những sản phẩm diệu kỳ để trị các loại mụn nhọt.
“Xin chào. Tôi tìm cô Monfort.”
“Nurieta? Cậu gõ nhầm cửa rồi, chàng trai. Ở phía bên kia kìa.”
“Tôi xin lỗi. Vì tôi đã gõ bên kia nhưng không có ai trả lời cả.”
“Cậu không phải nhân viên thuế vụ đấy chứ?” người hàng xóm đột nhiên hỏi, chợt nghi ngờ theo kinh nghiệm.
“Không đâu. Cha cô Monfort bảo tôi đến.”
“À không sao. Nurieta hẳn đang đọc sách ở dưới kia. Cậu không thấy cô ấy lúc lên đây sao?”
Khi xuống chân cầu thang, tôi thấy người phụ nữ có mái tóc ánh bạc và cuốn sách trong tay vẫn ngồi yên trên ghế ở quảng trường. Tôi thận trọng quan sát. Nuria Monfort là một phụ nữ xinh đẹp, với loại đường nét hấp dẫn làm sang cho các tạp chí thời trang danh tiếng hay phòng chụp ảnh chân dung, song là một phụ nữ mà tuổi xuân dường như đang tàn phai trong nỗi buồn nơi ánh mắt. Có nét gì đó của cha chị trong dáng người nhỏ nhắn. Tôi tưởng tượng chị hẳn đã ngoài bốn mươi, xét từ mái tóc hoa râm và những nếp nhăn làm già đi khuôn mặt. Nhưng dưới ánh sáng mờ, hẳn chị trông trẻ hơn mười tuổi.
“Señora Monfort?”
Chị nhìn tôi tựa như vừa chợt tỉnh sau cơn mê, mà không thấy tôi.
“Tôi là Daniel. Cha chị cho tôi địa chỉ này. Ông bảo chị có thể kể cho tôi về Julián Carax.”
Khi nghe những lời ấy, cái vẻ mơ màng liền rời bỏ chị. Tôi có cảm giác nhắc đến bố chị không phải là một ý hay.
“Cậu muốn gì?” chị h đầy ngờ vực.
Tôi cảm giác nếu mình không chiếm được lòng tin của chị ngay lúc ấy, tôi sẽ đánh mất cơ hội chỉ có một lần này. Lá bài duy nhất tôi có thể chơi là nói ra sự thật.
“Hãy nghe tôi giải thích. Cách đây tám năm, do tình cờ, tôi tìm thấy một cuốn tiểu thuyết của Julián Carax ở trong Nghĩa Trang Những Cuốn Sách Bị Lãng Quên. Chị đã giấu ở đó để nó khỏi bị hủy hoại bởi một người đàn ông có tên Laín Coubert,” tôi nói.
Chị nhìn chằm vào tôi, không hề nhúc nhích, như thể chị sợ thế giới xung quanh mình đang đổ vỡ.
“Tôi hứa sẽ chỉ phiền chị vài phút thôi,” tôi nói.
Chị gật đầu, với vẻ nhẫn nhịn. “Cha tôi có khỏe không?” chị hỏi, lẩn tránh ánh mắt tôi.
“Ông ấy khỏe. Ông già đi đôi chút. Và ông rất nhớ chị.”
Nuria Monfort thở dài một tiếng mà tôi không thể nào giải mã. "Tốt hơn nên lên nhà tôi. Tôi không muốn nói chuyện này ở ngoài đường.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook