Bộ Bộ Sinh Liên
-
Chương 632: Hùng Bá Thiên Hạ
Trương Sùng Nguy một đao chém chết phò mã Tiêu Đốt Lý, thực khiến cho tam công chúa Da Luật Tú của nước Liêu trở thành quả phụ. Lý Trọng Hối tiết độ sứ Mã Bộ quân xa xa nhận thấy quân trận thất thế khó đạt dục ý, thế địch cường mạnh, thế quân lại hỗn loạn bất định, hắn cũng bất đắc dĩ, phải chịu thế bị động mà theo hướng đại quân cố gắng vừa đánh vừa chạy, không kịp mà quan tâm tới Tiêu Đốt Lý.
Tiêu Đốt Lý vừa chết, quân Liêu lại càng náo loạn, bị quân Tống chém giết tan tác, Lý Trọng Hối đành chỉ huy tàn quân vừa đánh vừa thoái lui. Lúc này chủ soái Da Luật Tà Chẩn thống lĩnh trung quân bọc hậu mới vội vàng đem quân đến viện trợ, tiếp ứng cho đám quân tiên phong tiền trận. Điểm lại tổn thất quân Liêu đã thương vong hơn quá nửa, trên vai của Lý Trọng Hối lại trúng thêm một mũi tên, hắn cắn răng rút ra rồi khó khăn lắm mới tới được chỗ của Da Luật Tà Chẩn báo cáo tình hình.
Da Luật Tà Chẩn dù sao cũng là danh tướng nước Liêu, kinh nghiệm chiến đấu đầy mình, vừa nghe hắn nói đến đại quân kỵ binh hùng hậu của quân Tống đột ngột xuất đánh, liền nghi hoặc vô cùng. Da Luật Tà Chẩn lập tức chọn nơi hiểm yếu đóng hạ địa bàn, phái người đi trinh sát. Bắt vài kẻ tra xét, tìm hiểu phía địch. Trước khi chưa nắm rõ được chân tướng sự việc, Da Luật Tà Chẩn không dám liều lĩnh manh động.
Quân Liêu lộ nam chỉ còn một phương châm chiến lược duy nhất là cố gắng chặn đứng mũi tiến của quân Tống tại phía nam này, dựa theo phòng tuyến Tống Liêu trước đây mà xác định binh lực địch bày bố binh trận. Da Luật Hưu Ca đau đầu nhức óc suy nghĩ, hắn càng không dám coi thường quân địch, từ khi rút lui về Bảo Châu, hạn chế bị quân Tống quấy nhiễu, hắn chỉnh đốn lại cơ cấu quân binh, đồng thời chủ động nhường lại một số thành trì phòng ngự không mấy vững chắc cho địch, bố trí phòng ngự lại lần nữa.
Con mắt nhìn nhận của Da Luật Hưu Ca thực rất sâu xa, hắn nhanh chóng phát hiện ra một điều, tuy bây giờ nước Tống có binh mã cường mạnh nhưng đại quân này vừa mới đặt chân tới trận tuyến, đặc biệt là quân Tây Hạ và cấm quân nước Tống, mỗi bên đều có thiết luật, thống soái riêng, việc thống nhất đầu não chỉ huy và thuộc bộ vẫn chưa thực đầy đủ và chắc chắn, đây chính là một điều kiện tốt có lợi cho quân Liêu. Hắn liền đánh vận động chiến trong thế phòng ngự, trước sau đều kết hợp kỵ binh tinh nhuệ, giao đánh với các mãnh tướng nước Tống như Long Cuồng phó chỉ huy sử kinh tự, Trương Sư thích sử Hùng Châu, Thôi Ngạn Tiến tiết độ sử Tam thành Hà Dương và cả Mễ Tín đô chỉ huy sử mã quân thị vệ. Trong trận giao chiến với Trương Sư của Hùng Châu, hắn đích thân thống lĩnh gần trăm thị vệ thân cận đột nhập vào lòng trận, chém ngã Trương Sư xuống ngựa!
Nhưng ngay sau đó, Da Luật Hưu Ca đã cảm thấy thực sự bất an, hắn lại không hề phát hiện ra một điều nữa. Điều này lại do chính miệng một tướng lĩnh có kinh nghiệm lâu năm dâng tấu lại cho hắn, tuy có chút không chính xác cho lắm: Sự phối hợp giữa các ngả Quân Tống không chặt chẽ là thực, nhưng dựa vào thế đại thắng mà địch vừa giành được, quân Tống tuyệt đối sẽ có đủ thực lực để tiến hành tổng tiến công, có thể dễ dàng thừa cơ quân Liêu rơi vào bại thế chưa thể trụ vững mà chiếm lĩnh cả trận tuyến biên ải, đoạt lại những vùng đất quân Liêu chiếm được từ tay nhà Tống. Vậy hà cớ gì mà Dương Hạo lại chưa làm như thế, hắn đang chờ đợi điều gì chứ?
Rất nhanh sau đó, Da Luật Hưu Ca đã hiểu rõ dụng ý của Dương Hạo, việc mà Dương Hạo định làm.
Dương Hạo đang tập kết đại binh: từ mã quân, bộ quân, thuyền đội với số lượng lớn, gom thêm nhiều lương thảo, xe thồ cả trâu ngựa...
Thanh thế to lớn như thế, trước đây chỉ có một lần duy nhất, đó là khi Triệu Quang Nghĩa tiến đánh trực điện, tấn công thẳng vào U Châu.
Quân Tống rất ít khi hành động quân sự quy mô lớn khi thời tiết chuyển sang đông. Ngoài việc do vận chuyển không thuận lợi, còn có nguyên nhân chủ yếu: để khắc chế thiết kỵ quân Liêu, quân Tống đã chuẩn bị đội cung thủ lớn, dây cung được làm bằng dây da, như vậy thời tiết giá lạnh của phương bắc sẽ làm cho dây cung co lại không đủ lực mở cung. Điều này khiến quân Tống mất đi ưu thế chiến đấu lớn nhất, cho nên mùa đông vốn là những ngày thuận lợi cho kỵ binh bắc triều gây rối nam triều "kiếm chút lương thảo". Nhưng nay, quân Tống đã bổ xung lượng lớn kỵ binh, giảm bớt cung thủ, nước Tống thực sự có thể triển khai thế tấn công quy mô lớn được rồi.
Ngày mùng chín tháng mười một, là ngày trùng hầu sát bắc, có thể cúng tế, tháo rời, động thổ, xuất khởi qua cầu, khai thị đại cát.
Dương Hạo đã lệnh cho Phan Mỹ làm thống soái, phong cho Lý Hoa Đình, Lưu Đình Nhượng và Đồng Vũ làm đại tướng, thống lĩnh hơn mười vạn quân, xuất binh từ Ngõa Kiều Quan Hùng Châu tấn công Quy Nghĩa, Phạm Dương;
Lại cho Lý Kế Long làm thống soái, phong Điền Trọng Tiến, Thôi Ngạn Tiến và Mễ Tín làm đại tướng, thống lĩnh hơn mười vạn quân, xuất binh từ Cái Tân Quan Bá Châu, tấn công Vĩnh Thanh, An Thư;
Hùng Châu và Bá Châu binh mã đều tề xuất, Dương Kế Nghiệp đích thân chỉ huy một binh đội, xuất binh từ Đại Mậu sơn, đoạt lấy Phi Hồ, tấn công vào Úy Châu.
Bên phía quân lộ tây, tin tức Nhạn Môn Quan đại thắng vừa truyền tới. Dù cho phía bên đó có tin thắng trận hay không, Dương Hạo cũng đều chuẩn bị hạ lệnh xuất chinh. Tuy nhiên trọng điểm tiến công của hắn vẫn đang ở lộ nam, quân lộ tây chỉ là thực giả lẫn lộn. Nếu có thể khiến quân địch đại bại, lại có thể biến đánh nghi binh thành tiến công thực, rồi sẽ hội kích U Châu. Nếu chiến cục không thuận lợi, sẽ biến đánh thực thành đánh trận giả. Chỉ cần thành công trong việc áp chế binh mã tây bộ của quân Liêu là được.
Bởi vậy quân binh ngả tây lộ do Tào Bân thống soái, La Khắc Địch và Trương Sùng Nguy được phong là tướng, xuất binh từ Nhạn Môn quan, đoạt lấy các châu Hoàn, Sóc, Ứng và Vân Châu. Tháp Bạt Hạo Phong đã quay về Tây Hạ, hợp binh cùng với Dương Duyên Phổ đang trấn giữ Hoành Sơn, kết hợp với binh mã của Tào Bân hình thành kìm thế giáp công.
Dương Hạo thả lòng vùng biên ải, nơi đang chiến tranh giằng co với Da Luật Hưu Ca, bỏ qua cả đám thiên quân của họ, nhân cơ hội quân Liêu vẫn chưa thích ứng với lối đánh binh bộ và kỵ binh lẫn lộn của quân Tống mà đánh thẳng vào U Châu. Hắn đã dựa vào thực lực hùng hậu để tiến quân, tất cả đều lộ ra giã tâm bá chiếm của hắn, tấn công địch cũng tức tự giúp mình, đây thực sự đã được mưu tính rõ ràng.
Ngươi biết rõ mục đích của ta, nhưng ngươi không thể tiếp được chiêu, trong tay ta trấn giữ ngang dọc, lui hay tiến đã không còn do ngươi quyến định.
Đối mặt với tình cảnh như vậy, dù ngươi có mưu trí đến đâu, văn thao võ lược đến mấy thì cũng chỉ còn một nước đi duy nhất là chịu đòn của ta, đừng mong có cách nào thoát được. Da Luật Hưu Ca mới vỡ lẽ, tức tốc tập kết binh mã ngăn cản mũi tiến của quân Tống đồng thời bẩm báo tình hình trấn thủ đến U Châu.
Tiêu Xước biết tin, cũng đồng ý với ý định của Da Luật Hưu Ca, quyết định tận dụng địa hình có lợi vừa rộng vừa bằng phẳng và sở trường của kỵ binh, tập trung binh lực công phá quân lộ đông của quân Tống, sau đó di chuyển quân binh đánh bại địch, lệnh cho Ngũ Cao Phi hành quân mau chóng, đến thẳng Trác Châu cứu viện, lại lệnh cho Da Luật Mạt Chi ở Đông Kinh (Liêu Dương) đem quân đến viện trợ U Châu, đồng thời truyền lệnh phái Lâm Nha Hàn đem quân cứu viện La Khâu, còn Da Luật Tà thống lĩnh binh mã Sơn Tây, toàn quyền phụ trách chiến sự lộ tây.
Cơn ác mộng của Da Luật Hưu Ca giờ mới thực sự bắt đầu.
Huyết chiến máu lửa tại Trác Châu trong mười ba ngày, tử thi ngổn ngang, người chết vô kể. Đây thực sự là trận đại chiến công phòng ngang sức, không thể dùng đến bất cứ một âm mưu nào, tất cả đều dựa vào chiến lực, tinh thần chiến đấu, liều mình đánh trận bằng chính nhân mạng.
Nhiều lần đứng trước lúc nguy cấp, Da Luật Hưu Ca đích thân đứng trên đầu thành chỉ huy. Lúc tả hữu bắn cung, lúc chính tay dùng trường thương, liều mình chiếu đấu hay lớn tiếng giận dữ gào thét, chống trả lại thế công mãnh liệt và tiếng hò hét ầm ĩ của của quân Tống. Trên dưới thành, xen lẫn màu trắng của tuyết là màu đỏ tươi của máu, màu đỏ loang lổ khắp nơi, rồi lan ra đóng thành mảng. Bên tai, những tiếng gió gào thét ác liệt không ngừng.
Lại một trận đại chiến vừa kết thúc, Da Luật Hưu Ca đi tuần trên tường thành, giáp mũ của hắn bị đánh gẫy mất một mảng hộ tai, bên trong giáp tấm áo vẩn đục bẩn đến không chịu nổi. Sau lưng hắn vết máu loang lổ, giáp ngực của hắn đã bị đâm rách, hai bên cánh tay đều là vết tích đao chém. Thanh đại thương trong tay hắn dính đầy vệt máu khô, kết thành những mảng băng máu nhọn, đó là những vệt máu chưa kịp rỏ xuống đất đã bị gió lạnh đóng băng ngay tại chỗ.
May mắn thay, tám vạn quân Hán của Ngũ Cao Phi đã đến kịp thời, bổ xung thêm binh lực cho hắn. Sau khi nam thành bị đột phá, Da Luật Hưu Ca liền lợi dụng nước giếng trong thành trộn thêm cỏ dại, chỉ trong nửa đêm đã tạo thành lớp tường băng vững trãi bao bọc bên ngoài, bốn phía tường thành đều dội thêm nước ngăn địch tiến vào, nước vừa dội lên lập tức đóng băng, tường băng sáng bóng như một thủy tinh thành vừa tròn lại vừa cứng, như vậy có thể chặn đỡ được quân địch đến tận lúc có viện quân.
Chỉ trong một đêm, thành Trác Châu đã trở thành một thủy tinh thành, quân Tống lấy làm sợ hãi đặc biệt là Dương Hạo. Hắn cũng nhớ rằng thời trước nghe bình thư "Dương gia tướng", đại soái Tam quan Dương Lục Lang khi đối mặt với quân Liêu khí thế hung hãn, trong lúc nguy cấp đã nghĩ ra diệu kế: Lấy nước hắt lên tường thành, tạo ra một tòa thành băng, sau đó bày bố ngưu trận, làm cho quân Liêu đại bại. Thực không ngờ, người Liêu cũng biết phương pháp này.
Kỳ thực, dân du mục phương bắc sớm đã biết dùng băng để xây thành, việc này bắt đầu từ bao giờ thì không rõ, nhưng trong một số sử sách văn hiến thời Hán có ghi chép phương cách này. Lúc đó dân du mục phương bắc đã di dân từ vùng trời tuyết lạnh đến một nơi. Họ liền biết dùng nước trộn với cỏ và bùn đất để xây vài kiểu tường thành đơn giản, vừa phòng lang sói, che chắn gió lạnh, đến khi xuân tới lại tiếp tục di dân đến nơi khác vì khi thời tiết ấm hơn, tường thành tự nhiên sẽ tan ra, đây là điều rất đỗi bình thường.
Nghĩ đến vị tiểu thuyết gia kia vì muốn làm nổi bật trí dũng của Dương Lục Lang nên mới viết rằng phương cách đó là diệu kế tuyệt vời độc nhất do chính Dương Lục Lang nghĩ ra.
Trác Châu tuy giữ được, nhưng Cố An ngay gần đó đã bị quân Tống chiếm được. Như thế Trác Châu lại trở thành một tòa thành đơn độc, trước mắt tuy các thành trì vẫn còn nhưng việc giữ được bao lâu lại thực khó nói. Da Luật Hưu Ca cho rằng, không nên tính toán hơn thiệt được mất với quân Tống đang thế cường mạnh ngoài kia, nhưng thái hậu lại không nghe theo, bà dù gì cũng là nữ nhi, không tránh khỏi tính gia tử.
Nước Tống viễn chinh tới đây, vận chuyển sẽ trở thành vấn đề khó khăn lớn, mục tiêu của họ là U Châu, đã vậy cứ lui giữ U Châu. Như thế, chiến tuyến của quân Tống có mở rộng ra, thì cũng có thể lợi dụng kỵ binh tập kích tuyến vận chuyển của địch. Còn U Châu, chỉ cần giữ chắc, U Châu sẽ không dễ để chiếm được. Chỉ cần yếu địa này không mất thì những chư châu khác sẽ không bị đe dọa, cuối cùng không cần tấn công quân Tống cũng tự rút lui. Thậm chí tự chuốc lấy một lần thất bại thảm hại chưa biết chừng.
Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng với các tướng, Da Luật Hưu Ca thu thập ý kiến của mọi tướng thành tấu biểu, phái người trình lên triều đình, cầu xin thái hậu tiệp nhận đồng thời khuyên thái hậu và ấu chúa nên rời về Thượng Kinh. Việc liên lạc giữa U Châu và Trác Châu chưa bị chặn đứng, vì quân Tống dùng thuật công thành tam vi nhất nghi, tức chặn tam lộ nhưng lưu lại cho một lộ sống, phía bắc vì thế không có binh mã vây thành.
Da Luật Hưu Ca biết rõ cách làm của Dương Hạo, đây tức là Dương Hạo đang xem xét chủ tướng đối phương, ví như tương nghi, lấy hư thực đối phó địch, tương mãng, lấy dụ dỗ, lão thành để vây hãm. Nếu đại quân của hắn thực bỏ khỏi phía bắc, tức dọc đường ắt có mai phục, nhưng biết là một chuyện, có lúc biết rõ sự việc như trong lòng bàn tay, biết đây là bẫy nhưng vẫn cứ đâm đầu vào, đây chính là chỗ lợi hại của mưu kế này, ngươi có hiểu được, cũng chỉ có thể phá giải được bên ngoài, cũng không có cách nào mà giải quyết được.
Tiêu Xước nhận được tẩu biểu của Da Luật Hưu Ca biết được tình hình tiền trận hết sức nguy hiểm, nếu không sớm quyết đoán e là Da Luật Hưu Ca và đại quân Trác Châu sẽ bị tiêu diệt sạch, phải rút đại quân đó trở về ngay lập tức, như thế ít nhất cũng giữ được một binh lực lớn bảo vệ mình. Sau khi bàn bạc với bá quan văn võ U Châu, Tiêu Xước chấp nhận ý kiến của Da Luật Hưu Ca lệnh cho hắn bỏ lại Trác Châu, dẫn quân về U Châu.
Tuy nhiên, với y nghị thứ hai của hắn, bà không hề đồng ý. Lúc này đang là lúc nước Liêu rơi vào thế nguy hiểm loạn lạc nhất, nếu bà đưa hoàng đế về Thượng Kinh ngay lúc này cũng giống như là sơ hãi bỏ chạy, dù có biện hộ giỏi đến mấy cũng không thể phủ nhận được, việc này sẽ khiến lòng quân hoang mang, tất dẫn đến bại trận. Vậy nên, bà quyết định không thể rời khỏi U Châu.
Xét từ lý trí mà nói, Tiêu Xước làm như vậy là đúng, nhưng trong tiềm thức, bà quyết định lựa chọn như vậy thực là có phần đáng trách. Bà dù sao cũng là một thiếu phụ nhẹ dạ, là thái hậu một nước đảm đương chính sự, bà thực vẫn chưa tu luyện đủ phẩm cách để trải qua được sóng gió cũng như vấn nạn này, bà thực đang đấu lại với Dương Hạo.
Được lắm, khi ngươi lâm vào đường cùng, ta đã giúp ngươi, ngươi dâng thành cho Đại Tống, phản bội bắc triều, ta nhịn ngươi, bây giờ ngươi đoạt được thiên hạ Trung Nguyên, giống với tên phản tặc Triệu Nhị, ngươi không màng thể diện mà tranh đoạt lãnh thổ của ta, ta và con trai ngươi cứ ở đây. Ngươi cái tên không có lương tâm, ta tuyệt đối không nhượng bộ nửa bước, cùng lắm thì hai tử mẫu ta phơi xác tại thành U Châu này.
Nhưng lúc này tình hình nước Liêu không mấy khả quan, khi Triệu Quang Nghĩa đại bại cũng là do nhà Liêu có chút may mắn. Rất nhiều quan lại, quý tộc thượng lưu nước Liêu sau khi nếm mùi trận chiến bắc phạt của quân Tống đều cho rằng, nếu Triệu Quang Nghĩa không bị tức chết, hắn mà bất chấp truy đuổi đến Biện Lương, thì giờ đây chưa chắc U Châu đã còn trong tay nhà Liêu. Vậy nên, lần này Dương Hạo tiến đánh, ý nghĩ bi quan cứ hiển hiện trong đầu họ, như thế nếu hai bên đánh nhau, nhiều tướng lĩnh của quân Liêu sẽ sớm trở nên nản trí.
Dưới tình hình như vậy, Tiêu Xước cũng đành phải lo nghĩ xem liệu có nên cùng hòa đàm. Sau khi nghĩ đi nghĩ lại, rồi cùng thương nghị với đại thần văn võ, Tiêu Xước quyết định điều binh tiến hành bảo vệ U Châu. Bà vừa cẩn thận cân nhắc, viết một bức quốc thư, phái sứ đưa đến cho hoàng đế Đại Tống Dương Hạo. Trực tiếp một đế một hậu vừa đấu đá chính sự vừa bắt đầu nói chuyện đạo lý.
"Trẫm lấy làm vui mừng khi nghe tin đại vương lấy danh quân chủ Tây Hạ để thu phục cả Trung Quốc. Dưới chân hoàng đế bệ hạ có biết bao bách tính nguyện trí cung phụng, khắp thiên hạ người người không ngớt lời ca ngợi bệ hạ là bậc thánh hiền. Liêu Quốc và Tây Hạ vốn hữu hảo dài lâu, Liêu và Đại Tống cũng vẫn giữ hòa bình. Tuy nhiên họ Triệu hung ác âm thầm đem binh gây chiến, phá hủy điều ước, ngang nhiên bắc phạt, binh mã các lộ, bất danh bất nghĩa mà đoạt lấy, chuông trống gieo hò thảo phạt, dĩ thì dĩ niên, đất nước vì thế mà phải phát binh điều thuế vừa cung vừa phục dịch, phía đông từ Hải Đại, nam đến Du Giang, dân chúng thưa thớt, đâu đâu cũng tiêu điều hoang tàn, khổ cực khôn cùng. Thiên hạ khốn đốn, tuy Trung Quốc vốn nơi phú địa, qua năm nay há cũng thẩm đẫm khổ cực?
Đặc biệt là bách tính hai bên biên ải, từ việc hưng binh xảy ra, tu sửa hết thành lũy, dâng cống ngũ lương, điều phối bách đoạn, đến tận các châu quận. Dân binh vong mạng tới quá nửa, bách tính khốn khổ không kêu được thành lời, quốc khố triều đình rỗng không, công tư cũng không tránh nổi. Bệ hạ nếu thực trị nước lấy dân làm gốc, xin hãy dừng binh để làm yên lòng bách tính, lấy ân huệ để thu phục thiên hạ. Trẫm thực chân thành cầu hảo Trung Quốc, nguyện kết tình hữu hảo vĩnh viễn, trường tồn muôn đời".
Sứ giả đem thư đến không phải là người ngoài, chính là Mặc đại nhân Mặc Thủy Ngân, Hồng lự tự nước Liêu. Dương Hạo nhận lấy quốc thư của Tiêu Xước, hồi âm lại nói: "Việc bắc phạt Hưng binh không phải do quần thần cầu đến. Thứ nhất là do quân Liêu đã tiến quân xâm phạm biên ải, thứ hai, chí tại U Yến hai châu địa, nếu không đạt được mục đích này, binh sư tất không oai hùng, thật không dám xem thường thoái lui".
Mặc Thủy Ngân không ngờ Dương Hạo lại nói thẳng thừng không chút che giấu như vậy, vội vàng trở về bẩm báo cho thái hậu. Thái hậu tức giận đến cắn chặt răng lại, không làm thế nào được với kẻ nam nhân đang chiếm cường thế như vậy, đành phải cố nén tức giận mà tái gửi quốc thư, liệt kê U Vân hai châu là thuộc sở, lần này bức thư lại dài hơn vạn chữ, Tiêu Xước cũng thật là người kiên cường, trong quốc thư chỉ nhất loạt tranh luận theo đạo lý, không xen chút tình cảm nữ nhi nào.
Yến Vân mười sáu châu nghe nói tới thật lớn, nhưng rốt cuộc là lớn tới cỡ nào, ở nơi nào đây? Kỳ thực, Yến Vân mười sáu châu chính là một bộ phận của vùng Sơn Đông và phía bắc Hà Bắc bây giờ. Nếu nói về lịch sử sâu xa, thì từ rất lâu trước đây, nhà Vũ định Cửu Châu đã bao gồm cả vùng này. Nhưng đến trước thời Viên Hoàng, nơi đây đã có trú dân, còn muốn tra rõ vùng này thuộc binh tộc nào, e là khó mà biết được.
Nếu nói từ cuối thời Đường, cuối thời Đường xưng hùng được phân nửa, hình thành cục diện lịch sử Ngũ Đại "Lương, Đường, Tấn, Hán, Chu" và mười nước "tiền Thục, hậu Thục, Ngô, Nam Đường, Ngô Việt, Mân, Sở, Nam Hán, Hán Bình và Bắc Hán". Yến Vân mười sáu châu vốn của chính dân bản địa, sau đó rơi vào tay người Sa Đà thời Hậu Đường Trang Tông.
Tiết độ sứ Hậu Đường Thạch Kính Đường muốn tạo phản mưu lập cơ đồ, liền dâng nơi đây cho nước Liêu, đồng thời nguyện làm "hoàng nhi" của nước Liêu. Hoàng đế nước Liêu là Da Luật Đức Quang đã đáp ứng nguyện vọng của hắn, đem năm vạn kỵ binh viện trợ Thạch Kính Đường.
Nếu nói bị cắt nhường, vùng này thực được nhường lại từ tay ai đây? Trước khi nhường lại, vùng này lại thuộc chủ quyền của ai? Sau đó Sĩ đại phu người Hán, các nhà sử học đều nói Thạch Kính Đường đã lấy lãnh thổ vốn thuộc về người Hán để nhường lại cho tộc Khiết Đan nước Liêu. Theo đó mà nói, kỳ thực "U Vân mười sáu châu" này cũng không thuộc về người Hán, mà là của người Sa Đà, chứ không thể nói nó thuộc về triều Đường, triều đại vốn đã bị diệt vong từ lâu?
Nước Tống kế thừa lại là y bát của Hậu Chu, lãnh địa chỉ gồm có vùng Hà Nam, rồi dựa vào quân sự mà tiêu diệt các triều như Thục, Đường, Ngô Viêt, Sở, Nam Hán, Nam Binh, Bắc Hán. Lúc đó, cũng không tỏ ý chiếm lấy Trung Nguyên làm tự cư, giương cờ "thu phục thất địa".
Triệu Quang Nghĩa dựng cờ hiệu thu phục lại thất địa, chỉ là vì muốn phô trương thanh thế. Điều này Dương Hạo hiểu rõ, Tiêu Xước cũng hiểu rõ. Tiêu Xước cho rằng nước Liêu chiếm lĩnh vùng đất này là điều đương nhiên, nhưng Dương Hạo cũng có cách nghĩ của riêng hắn.
Vừa nhìn thấy bức quốc thư, bá quan văn võ của Dương Hạo hiển nhiên cũng không chịu thua bởi lý lẽ. Mỗi người đều hằm hè xắn tay đòi đấu lý với nước Liêu. Đương nhiên, cũng đồng thời tiến hành việc quân sự, Phan Mỹ ngờ rằng tài văn chương lý lẽ của quan văn khó thắng, hắn liền đưa ra ý kiến với Dương Hạo: Tốt nhất nên điều ra mấy đại học sĩ trong triều chơi trò bút giấy, người phương bắc vẫn còn kém xa lắm.
Dương Hạo lắc đầu, trực tiếp cho gọi Mặc Thủy Ngân tiết độ sứ nước Liêu đến. Nói thẳng lời trước mặt hắn: "Yến Vân mười sáu châu trước đây sao lại thuộc về nước Liêu, sao lại không thuộc về Hán, Tấn, Đường hay Nam Bình? Bởi vì nước Liêu đã dựa vào bản lĩnh của mình để đoạt nó, người Hán chúng ta không có bán lĩnh chiếm lại, sự thực là như vậy. Còn những lời khác có nói đến đàng hoàng đĩnh đạc như thế nào đi nữa, cũng không thể che đậy thác từ được.
Bây giờ, chúng ta đã có bản lĩnh đó rồi! Nên chúng ta sẽ đòi lại.
Một nơi thuộc về ai? Ai đang chiếm lĩnh nó tức là thuộc về người ấy. Bạn đang đọc chuyện tại TruyệnFULL.vn
Thiên hạ là của ai? Ai đoạt được nó là của người ấy.
Như vậy Yến Vân mười sáu châu là của ai? Bắc triều nếu đánh bại được ta, vậy nó sẽ là của bắc triều.
Trẫm vì sao hưng binh ư? Vì một vùng U Yến, nơi đây vừa dễ đánh lại vừa dễ thủ, lại là bình phong cho cả Trung Nguyên, việc được mất nó quan trọng mật thiết tới vận mệnh Trung Nguyên của trẫm. Nay trẫm binh lực đang cường thịnh không đoạt lấy nó lẽ nào để lại hậu họa về sau cho con cháu? Vậy nên trẫm phải đánh, việc này không thể thay đổi được".
Những lời này của Dương Hạo có thể dùng câu nói của Triệu Khuông để giải thích: "Ngọa tháp chi bàng, khởi dung tha nhân hàm thụy?" (Giường ta, há để kẻ khác năm ngủ?).
Mặc Thủy Ngân nghe đến đây mặt mày tái mét, hoảng sợ mà chạy vội về U Châu. Tiêu Xước nghe xong cảm thấy đau khổ vô cùng, nhưng lại cảm thấy thêm phần hiểu mới về sự thẳng thắn và cường thế của Dương Hạo. Không sai, hai bên tranh đi tranh lại, kỳ thực là vì cái gì chứ? Nếu nơi này khói táng hoang tàn, không chút giá trị, các vị quân chủ Trung Nguyên liệu còn có ý định chiếm đoạt vùng U Yến này nữa không? Hôm nay lời nói của Dương Hạo lại khác xa với các vị chân đế đó, có thể xem như một vị nam tử hán quang minh lỗi lạc.
Tiêu Xước nghiêm mặt, trợn tròn mắt nhìn, cắn răng một cái rồi vò nát quốc thư vừa nhận được từ Dương Hạo: "Hòa đàm vô vọng, vậy thì ta đánh!".
Tiêu Đốt Lý vừa chết, quân Liêu lại càng náo loạn, bị quân Tống chém giết tan tác, Lý Trọng Hối đành chỉ huy tàn quân vừa đánh vừa thoái lui. Lúc này chủ soái Da Luật Tà Chẩn thống lĩnh trung quân bọc hậu mới vội vàng đem quân đến viện trợ, tiếp ứng cho đám quân tiên phong tiền trận. Điểm lại tổn thất quân Liêu đã thương vong hơn quá nửa, trên vai của Lý Trọng Hối lại trúng thêm một mũi tên, hắn cắn răng rút ra rồi khó khăn lắm mới tới được chỗ của Da Luật Tà Chẩn báo cáo tình hình.
Da Luật Tà Chẩn dù sao cũng là danh tướng nước Liêu, kinh nghiệm chiến đấu đầy mình, vừa nghe hắn nói đến đại quân kỵ binh hùng hậu của quân Tống đột ngột xuất đánh, liền nghi hoặc vô cùng. Da Luật Tà Chẩn lập tức chọn nơi hiểm yếu đóng hạ địa bàn, phái người đi trinh sát. Bắt vài kẻ tra xét, tìm hiểu phía địch. Trước khi chưa nắm rõ được chân tướng sự việc, Da Luật Tà Chẩn không dám liều lĩnh manh động.
Quân Liêu lộ nam chỉ còn một phương châm chiến lược duy nhất là cố gắng chặn đứng mũi tiến của quân Tống tại phía nam này, dựa theo phòng tuyến Tống Liêu trước đây mà xác định binh lực địch bày bố binh trận. Da Luật Hưu Ca đau đầu nhức óc suy nghĩ, hắn càng không dám coi thường quân địch, từ khi rút lui về Bảo Châu, hạn chế bị quân Tống quấy nhiễu, hắn chỉnh đốn lại cơ cấu quân binh, đồng thời chủ động nhường lại một số thành trì phòng ngự không mấy vững chắc cho địch, bố trí phòng ngự lại lần nữa.
Con mắt nhìn nhận của Da Luật Hưu Ca thực rất sâu xa, hắn nhanh chóng phát hiện ra một điều, tuy bây giờ nước Tống có binh mã cường mạnh nhưng đại quân này vừa mới đặt chân tới trận tuyến, đặc biệt là quân Tây Hạ và cấm quân nước Tống, mỗi bên đều có thiết luật, thống soái riêng, việc thống nhất đầu não chỉ huy và thuộc bộ vẫn chưa thực đầy đủ và chắc chắn, đây chính là một điều kiện tốt có lợi cho quân Liêu. Hắn liền đánh vận động chiến trong thế phòng ngự, trước sau đều kết hợp kỵ binh tinh nhuệ, giao đánh với các mãnh tướng nước Tống như Long Cuồng phó chỉ huy sử kinh tự, Trương Sư thích sử Hùng Châu, Thôi Ngạn Tiến tiết độ sử Tam thành Hà Dương và cả Mễ Tín đô chỉ huy sử mã quân thị vệ. Trong trận giao chiến với Trương Sư của Hùng Châu, hắn đích thân thống lĩnh gần trăm thị vệ thân cận đột nhập vào lòng trận, chém ngã Trương Sư xuống ngựa!
Nhưng ngay sau đó, Da Luật Hưu Ca đã cảm thấy thực sự bất an, hắn lại không hề phát hiện ra một điều nữa. Điều này lại do chính miệng một tướng lĩnh có kinh nghiệm lâu năm dâng tấu lại cho hắn, tuy có chút không chính xác cho lắm: Sự phối hợp giữa các ngả Quân Tống không chặt chẽ là thực, nhưng dựa vào thế đại thắng mà địch vừa giành được, quân Tống tuyệt đối sẽ có đủ thực lực để tiến hành tổng tiến công, có thể dễ dàng thừa cơ quân Liêu rơi vào bại thế chưa thể trụ vững mà chiếm lĩnh cả trận tuyến biên ải, đoạt lại những vùng đất quân Liêu chiếm được từ tay nhà Tống. Vậy hà cớ gì mà Dương Hạo lại chưa làm như thế, hắn đang chờ đợi điều gì chứ?
Rất nhanh sau đó, Da Luật Hưu Ca đã hiểu rõ dụng ý của Dương Hạo, việc mà Dương Hạo định làm.
Dương Hạo đang tập kết đại binh: từ mã quân, bộ quân, thuyền đội với số lượng lớn, gom thêm nhiều lương thảo, xe thồ cả trâu ngựa...
Thanh thế to lớn như thế, trước đây chỉ có một lần duy nhất, đó là khi Triệu Quang Nghĩa tiến đánh trực điện, tấn công thẳng vào U Châu.
Quân Tống rất ít khi hành động quân sự quy mô lớn khi thời tiết chuyển sang đông. Ngoài việc do vận chuyển không thuận lợi, còn có nguyên nhân chủ yếu: để khắc chế thiết kỵ quân Liêu, quân Tống đã chuẩn bị đội cung thủ lớn, dây cung được làm bằng dây da, như vậy thời tiết giá lạnh của phương bắc sẽ làm cho dây cung co lại không đủ lực mở cung. Điều này khiến quân Tống mất đi ưu thế chiến đấu lớn nhất, cho nên mùa đông vốn là những ngày thuận lợi cho kỵ binh bắc triều gây rối nam triều "kiếm chút lương thảo". Nhưng nay, quân Tống đã bổ xung lượng lớn kỵ binh, giảm bớt cung thủ, nước Tống thực sự có thể triển khai thế tấn công quy mô lớn được rồi.
Ngày mùng chín tháng mười một, là ngày trùng hầu sát bắc, có thể cúng tế, tháo rời, động thổ, xuất khởi qua cầu, khai thị đại cát.
Dương Hạo đã lệnh cho Phan Mỹ làm thống soái, phong cho Lý Hoa Đình, Lưu Đình Nhượng và Đồng Vũ làm đại tướng, thống lĩnh hơn mười vạn quân, xuất binh từ Ngõa Kiều Quan Hùng Châu tấn công Quy Nghĩa, Phạm Dương;
Lại cho Lý Kế Long làm thống soái, phong Điền Trọng Tiến, Thôi Ngạn Tiến và Mễ Tín làm đại tướng, thống lĩnh hơn mười vạn quân, xuất binh từ Cái Tân Quan Bá Châu, tấn công Vĩnh Thanh, An Thư;
Hùng Châu và Bá Châu binh mã đều tề xuất, Dương Kế Nghiệp đích thân chỉ huy một binh đội, xuất binh từ Đại Mậu sơn, đoạt lấy Phi Hồ, tấn công vào Úy Châu.
Bên phía quân lộ tây, tin tức Nhạn Môn Quan đại thắng vừa truyền tới. Dù cho phía bên đó có tin thắng trận hay không, Dương Hạo cũng đều chuẩn bị hạ lệnh xuất chinh. Tuy nhiên trọng điểm tiến công của hắn vẫn đang ở lộ nam, quân lộ tây chỉ là thực giả lẫn lộn. Nếu có thể khiến quân địch đại bại, lại có thể biến đánh nghi binh thành tiến công thực, rồi sẽ hội kích U Châu. Nếu chiến cục không thuận lợi, sẽ biến đánh thực thành đánh trận giả. Chỉ cần thành công trong việc áp chế binh mã tây bộ của quân Liêu là được.
Bởi vậy quân binh ngả tây lộ do Tào Bân thống soái, La Khắc Địch và Trương Sùng Nguy được phong là tướng, xuất binh từ Nhạn Môn quan, đoạt lấy các châu Hoàn, Sóc, Ứng và Vân Châu. Tháp Bạt Hạo Phong đã quay về Tây Hạ, hợp binh cùng với Dương Duyên Phổ đang trấn giữ Hoành Sơn, kết hợp với binh mã của Tào Bân hình thành kìm thế giáp công.
Dương Hạo thả lòng vùng biên ải, nơi đang chiến tranh giằng co với Da Luật Hưu Ca, bỏ qua cả đám thiên quân của họ, nhân cơ hội quân Liêu vẫn chưa thích ứng với lối đánh binh bộ và kỵ binh lẫn lộn của quân Tống mà đánh thẳng vào U Châu. Hắn đã dựa vào thực lực hùng hậu để tiến quân, tất cả đều lộ ra giã tâm bá chiếm của hắn, tấn công địch cũng tức tự giúp mình, đây thực sự đã được mưu tính rõ ràng.
Ngươi biết rõ mục đích của ta, nhưng ngươi không thể tiếp được chiêu, trong tay ta trấn giữ ngang dọc, lui hay tiến đã không còn do ngươi quyến định.
Đối mặt với tình cảnh như vậy, dù ngươi có mưu trí đến đâu, văn thao võ lược đến mấy thì cũng chỉ còn một nước đi duy nhất là chịu đòn của ta, đừng mong có cách nào thoát được. Da Luật Hưu Ca mới vỡ lẽ, tức tốc tập kết binh mã ngăn cản mũi tiến của quân Tống đồng thời bẩm báo tình hình trấn thủ đến U Châu.
Tiêu Xước biết tin, cũng đồng ý với ý định của Da Luật Hưu Ca, quyết định tận dụng địa hình có lợi vừa rộng vừa bằng phẳng và sở trường của kỵ binh, tập trung binh lực công phá quân lộ đông của quân Tống, sau đó di chuyển quân binh đánh bại địch, lệnh cho Ngũ Cao Phi hành quân mau chóng, đến thẳng Trác Châu cứu viện, lại lệnh cho Da Luật Mạt Chi ở Đông Kinh (Liêu Dương) đem quân đến viện trợ U Châu, đồng thời truyền lệnh phái Lâm Nha Hàn đem quân cứu viện La Khâu, còn Da Luật Tà thống lĩnh binh mã Sơn Tây, toàn quyền phụ trách chiến sự lộ tây.
Cơn ác mộng của Da Luật Hưu Ca giờ mới thực sự bắt đầu.
Huyết chiến máu lửa tại Trác Châu trong mười ba ngày, tử thi ngổn ngang, người chết vô kể. Đây thực sự là trận đại chiến công phòng ngang sức, không thể dùng đến bất cứ một âm mưu nào, tất cả đều dựa vào chiến lực, tinh thần chiến đấu, liều mình đánh trận bằng chính nhân mạng.
Nhiều lần đứng trước lúc nguy cấp, Da Luật Hưu Ca đích thân đứng trên đầu thành chỉ huy. Lúc tả hữu bắn cung, lúc chính tay dùng trường thương, liều mình chiếu đấu hay lớn tiếng giận dữ gào thét, chống trả lại thế công mãnh liệt và tiếng hò hét ầm ĩ của của quân Tống. Trên dưới thành, xen lẫn màu trắng của tuyết là màu đỏ tươi của máu, màu đỏ loang lổ khắp nơi, rồi lan ra đóng thành mảng. Bên tai, những tiếng gió gào thét ác liệt không ngừng.
Lại một trận đại chiến vừa kết thúc, Da Luật Hưu Ca đi tuần trên tường thành, giáp mũ của hắn bị đánh gẫy mất một mảng hộ tai, bên trong giáp tấm áo vẩn đục bẩn đến không chịu nổi. Sau lưng hắn vết máu loang lổ, giáp ngực của hắn đã bị đâm rách, hai bên cánh tay đều là vết tích đao chém. Thanh đại thương trong tay hắn dính đầy vệt máu khô, kết thành những mảng băng máu nhọn, đó là những vệt máu chưa kịp rỏ xuống đất đã bị gió lạnh đóng băng ngay tại chỗ.
May mắn thay, tám vạn quân Hán của Ngũ Cao Phi đã đến kịp thời, bổ xung thêm binh lực cho hắn. Sau khi nam thành bị đột phá, Da Luật Hưu Ca liền lợi dụng nước giếng trong thành trộn thêm cỏ dại, chỉ trong nửa đêm đã tạo thành lớp tường băng vững trãi bao bọc bên ngoài, bốn phía tường thành đều dội thêm nước ngăn địch tiến vào, nước vừa dội lên lập tức đóng băng, tường băng sáng bóng như một thủy tinh thành vừa tròn lại vừa cứng, như vậy có thể chặn đỡ được quân địch đến tận lúc có viện quân.
Chỉ trong một đêm, thành Trác Châu đã trở thành một thủy tinh thành, quân Tống lấy làm sợ hãi đặc biệt là Dương Hạo. Hắn cũng nhớ rằng thời trước nghe bình thư "Dương gia tướng", đại soái Tam quan Dương Lục Lang khi đối mặt với quân Liêu khí thế hung hãn, trong lúc nguy cấp đã nghĩ ra diệu kế: Lấy nước hắt lên tường thành, tạo ra một tòa thành băng, sau đó bày bố ngưu trận, làm cho quân Liêu đại bại. Thực không ngờ, người Liêu cũng biết phương pháp này.
Kỳ thực, dân du mục phương bắc sớm đã biết dùng băng để xây thành, việc này bắt đầu từ bao giờ thì không rõ, nhưng trong một số sử sách văn hiến thời Hán có ghi chép phương cách này. Lúc đó dân du mục phương bắc đã di dân từ vùng trời tuyết lạnh đến một nơi. Họ liền biết dùng nước trộn với cỏ và bùn đất để xây vài kiểu tường thành đơn giản, vừa phòng lang sói, che chắn gió lạnh, đến khi xuân tới lại tiếp tục di dân đến nơi khác vì khi thời tiết ấm hơn, tường thành tự nhiên sẽ tan ra, đây là điều rất đỗi bình thường.
Nghĩ đến vị tiểu thuyết gia kia vì muốn làm nổi bật trí dũng của Dương Lục Lang nên mới viết rằng phương cách đó là diệu kế tuyệt vời độc nhất do chính Dương Lục Lang nghĩ ra.
Trác Châu tuy giữ được, nhưng Cố An ngay gần đó đã bị quân Tống chiếm được. Như thế Trác Châu lại trở thành một tòa thành đơn độc, trước mắt tuy các thành trì vẫn còn nhưng việc giữ được bao lâu lại thực khó nói. Da Luật Hưu Ca cho rằng, không nên tính toán hơn thiệt được mất với quân Tống đang thế cường mạnh ngoài kia, nhưng thái hậu lại không nghe theo, bà dù gì cũng là nữ nhi, không tránh khỏi tính gia tử.
Nước Tống viễn chinh tới đây, vận chuyển sẽ trở thành vấn đề khó khăn lớn, mục tiêu của họ là U Châu, đã vậy cứ lui giữ U Châu. Như thế, chiến tuyến của quân Tống có mở rộng ra, thì cũng có thể lợi dụng kỵ binh tập kích tuyến vận chuyển của địch. Còn U Châu, chỉ cần giữ chắc, U Châu sẽ không dễ để chiếm được. Chỉ cần yếu địa này không mất thì những chư châu khác sẽ không bị đe dọa, cuối cùng không cần tấn công quân Tống cũng tự rút lui. Thậm chí tự chuốc lấy một lần thất bại thảm hại chưa biết chừng.
Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng với các tướng, Da Luật Hưu Ca thu thập ý kiến của mọi tướng thành tấu biểu, phái người trình lên triều đình, cầu xin thái hậu tiệp nhận đồng thời khuyên thái hậu và ấu chúa nên rời về Thượng Kinh. Việc liên lạc giữa U Châu và Trác Châu chưa bị chặn đứng, vì quân Tống dùng thuật công thành tam vi nhất nghi, tức chặn tam lộ nhưng lưu lại cho một lộ sống, phía bắc vì thế không có binh mã vây thành.
Da Luật Hưu Ca biết rõ cách làm của Dương Hạo, đây tức là Dương Hạo đang xem xét chủ tướng đối phương, ví như tương nghi, lấy hư thực đối phó địch, tương mãng, lấy dụ dỗ, lão thành để vây hãm. Nếu đại quân của hắn thực bỏ khỏi phía bắc, tức dọc đường ắt có mai phục, nhưng biết là một chuyện, có lúc biết rõ sự việc như trong lòng bàn tay, biết đây là bẫy nhưng vẫn cứ đâm đầu vào, đây chính là chỗ lợi hại của mưu kế này, ngươi có hiểu được, cũng chỉ có thể phá giải được bên ngoài, cũng không có cách nào mà giải quyết được.
Tiêu Xước nhận được tẩu biểu của Da Luật Hưu Ca biết được tình hình tiền trận hết sức nguy hiểm, nếu không sớm quyết đoán e là Da Luật Hưu Ca và đại quân Trác Châu sẽ bị tiêu diệt sạch, phải rút đại quân đó trở về ngay lập tức, như thế ít nhất cũng giữ được một binh lực lớn bảo vệ mình. Sau khi bàn bạc với bá quan văn võ U Châu, Tiêu Xước chấp nhận ý kiến của Da Luật Hưu Ca lệnh cho hắn bỏ lại Trác Châu, dẫn quân về U Châu.
Tuy nhiên, với y nghị thứ hai của hắn, bà không hề đồng ý. Lúc này đang là lúc nước Liêu rơi vào thế nguy hiểm loạn lạc nhất, nếu bà đưa hoàng đế về Thượng Kinh ngay lúc này cũng giống như là sơ hãi bỏ chạy, dù có biện hộ giỏi đến mấy cũng không thể phủ nhận được, việc này sẽ khiến lòng quân hoang mang, tất dẫn đến bại trận. Vậy nên, bà quyết định không thể rời khỏi U Châu.
Xét từ lý trí mà nói, Tiêu Xước làm như vậy là đúng, nhưng trong tiềm thức, bà quyết định lựa chọn như vậy thực là có phần đáng trách. Bà dù sao cũng là một thiếu phụ nhẹ dạ, là thái hậu một nước đảm đương chính sự, bà thực vẫn chưa tu luyện đủ phẩm cách để trải qua được sóng gió cũng như vấn nạn này, bà thực đang đấu lại với Dương Hạo.
Được lắm, khi ngươi lâm vào đường cùng, ta đã giúp ngươi, ngươi dâng thành cho Đại Tống, phản bội bắc triều, ta nhịn ngươi, bây giờ ngươi đoạt được thiên hạ Trung Nguyên, giống với tên phản tặc Triệu Nhị, ngươi không màng thể diện mà tranh đoạt lãnh thổ của ta, ta và con trai ngươi cứ ở đây. Ngươi cái tên không có lương tâm, ta tuyệt đối không nhượng bộ nửa bước, cùng lắm thì hai tử mẫu ta phơi xác tại thành U Châu này.
Nhưng lúc này tình hình nước Liêu không mấy khả quan, khi Triệu Quang Nghĩa đại bại cũng là do nhà Liêu có chút may mắn. Rất nhiều quan lại, quý tộc thượng lưu nước Liêu sau khi nếm mùi trận chiến bắc phạt của quân Tống đều cho rằng, nếu Triệu Quang Nghĩa không bị tức chết, hắn mà bất chấp truy đuổi đến Biện Lương, thì giờ đây chưa chắc U Châu đã còn trong tay nhà Liêu. Vậy nên, lần này Dương Hạo tiến đánh, ý nghĩ bi quan cứ hiển hiện trong đầu họ, như thế nếu hai bên đánh nhau, nhiều tướng lĩnh của quân Liêu sẽ sớm trở nên nản trí.
Dưới tình hình như vậy, Tiêu Xước cũng đành phải lo nghĩ xem liệu có nên cùng hòa đàm. Sau khi nghĩ đi nghĩ lại, rồi cùng thương nghị với đại thần văn võ, Tiêu Xước quyết định điều binh tiến hành bảo vệ U Châu. Bà vừa cẩn thận cân nhắc, viết một bức quốc thư, phái sứ đưa đến cho hoàng đế Đại Tống Dương Hạo. Trực tiếp một đế một hậu vừa đấu đá chính sự vừa bắt đầu nói chuyện đạo lý.
"Trẫm lấy làm vui mừng khi nghe tin đại vương lấy danh quân chủ Tây Hạ để thu phục cả Trung Quốc. Dưới chân hoàng đế bệ hạ có biết bao bách tính nguyện trí cung phụng, khắp thiên hạ người người không ngớt lời ca ngợi bệ hạ là bậc thánh hiền. Liêu Quốc và Tây Hạ vốn hữu hảo dài lâu, Liêu và Đại Tống cũng vẫn giữ hòa bình. Tuy nhiên họ Triệu hung ác âm thầm đem binh gây chiến, phá hủy điều ước, ngang nhiên bắc phạt, binh mã các lộ, bất danh bất nghĩa mà đoạt lấy, chuông trống gieo hò thảo phạt, dĩ thì dĩ niên, đất nước vì thế mà phải phát binh điều thuế vừa cung vừa phục dịch, phía đông từ Hải Đại, nam đến Du Giang, dân chúng thưa thớt, đâu đâu cũng tiêu điều hoang tàn, khổ cực khôn cùng. Thiên hạ khốn đốn, tuy Trung Quốc vốn nơi phú địa, qua năm nay há cũng thẩm đẫm khổ cực?
Đặc biệt là bách tính hai bên biên ải, từ việc hưng binh xảy ra, tu sửa hết thành lũy, dâng cống ngũ lương, điều phối bách đoạn, đến tận các châu quận. Dân binh vong mạng tới quá nửa, bách tính khốn khổ không kêu được thành lời, quốc khố triều đình rỗng không, công tư cũng không tránh nổi. Bệ hạ nếu thực trị nước lấy dân làm gốc, xin hãy dừng binh để làm yên lòng bách tính, lấy ân huệ để thu phục thiên hạ. Trẫm thực chân thành cầu hảo Trung Quốc, nguyện kết tình hữu hảo vĩnh viễn, trường tồn muôn đời".
Sứ giả đem thư đến không phải là người ngoài, chính là Mặc đại nhân Mặc Thủy Ngân, Hồng lự tự nước Liêu. Dương Hạo nhận lấy quốc thư của Tiêu Xước, hồi âm lại nói: "Việc bắc phạt Hưng binh không phải do quần thần cầu đến. Thứ nhất là do quân Liêu đã tiến quân xâm phạm biên ải, thứ hai, chí tại U Yến hai châu địa, nếu không đạt được mục đích này, binh sư tất không oai hùng, thật không dám xem thường thoái lui".
Mặc Thủy Ngân không ngờ Dương Hạo lại nói thẳng thừng không chút che giấu như vậy, vội vàng trở về bẩm báo cho thái hậu. Thái hậu tức giận đến cắn chặt răng lại, không làm thế nào được với kẻ nam nhân đang chiếm cường thế như vậy, đành phải cố nén tức giận mà tái gửi quốc thư, liệt kê U Vân hai châu là thuộc sở, lần này bức thư lại dài hơn vạn chữ, Tiêu Xước cũng thật là người kiên cường, trong quốc thư chỉ nhất loạt tranh luận theo đạo lý, không xen chút tình cảm nữ nhi nào.
Yến Vân mười sáu châu nghe nói tới thật lớn, nhưng rốt cuộc là lớn tới cỡ nào, ở nơi nào đây? Kỳ thực, Yến Vân mười sáu châu chính là một bộ phận của vùng Sơn Đông và phía bắc Hà Bắc bây giờ. Nếu nói về lịch sử sâu xa, thì từ rất lâu trước đây, nhà Vũ định Cửu Châu đã bao gồm cả vùng này. Nhưng đến trước thời Viên Hoàng, nơi đây đã có trú dân, còn muốn tra rõ vùng này thuộc binh tộc nào, e là khó mà biết được.
Nếu nói từ cuối thời Đường, cuối thời Đường xưng hùng được phân nửa, hình thành cục diện lịch sử Ngũ Đại "Lương, Đường, Tấn, Hán, Chu" và mười nước "tiền Thục, hậu Thục, Ngô, Nam Đường, Ngô Việt, Mân, Sở, Nam Hán, Hán Bình và Bắc Hán". Yến Vân mười sáu châu vốn của chính dân bản địa, sau đó rơi vào tay người Sa Đà thời Hậu Đường Trang Tông.
Tiết độ sứ Hậu Đường Thạch Kính Đường muốn tạo phản mưu lập cơ đồ, liền dâng nơi đây cho nước Liêu, đồng thời nguyện làm "hoàng nhi" của nước Liêu. Hoàng đế nước Liêu là Da Luật Đức Quang đã đáp ứng nguyện vọng của hắn, đem năm vạn kỵ binh viện trợ Thạch Kính Đường.
Nếu nói bị cắt nhường, vùng này thực được nhường lại từ tay ai đây? Trước khi nhường lại, vùng này lại thuộc chủ quyền của ai? Sau đó Sĩ đại phu người Hán, các nhà sử học đều nói Thạch Kính Đường đã lấy lãnh thổ vốn thuộc về người Hán để nhường lại cho tộc Khiết Đan nước Liêu. Theo đó mà nói, kỳ thực "U Vân mười sáu châu" này cũng không thuộc về người Hán, mà là của người Sa Đà, chứ không thể nói nó thuộc về triều Đường, triều đại vốn đã bị diệt vong từ lâu?
Nước Tống kế thừa lại là y bát của Hậu Chu, lãnh địa chỉ gồm có vùng Hà Nam, rồi dựa vào quân sự mà tiêu diệt các triều như Thục, Đường, Ngô Viêt, Sở, Nam Hán, Nam Binh, Bắc Hán. Lúc đó, cũng không tỏ ý chiếm lấy Trung Nguyên làm tự cư, giương cờ "thu phục thất địa".
Triệu Quang Nghĩa dựng cờ hiệu thu phục lại thất địa, chỉ là vì muốn phô trương thanh thế. Điều này Dương Hạo hiểu rõ, Tiêu Xước cũng hiểu rõ. Tiêu Xước cho rằng nước Liêu chiếm lĩnh vùng đất này là điều đương nhiên, nhưng Dương Hạo cũng có cách nghĩ của riêng hắn.
Vừa nhìn thấy bức quốc thư, bá quan văn võ của Dương Hạo hiển nhiên cũng không chịu thua bởi lý lẽ. Mỗi người đều hằm hè xắn tay đòi đấu lý với nước Liêu. Đương nhiên, cũng đồng thời tiến hành việc quân sự, Phan Mỹ ngờ rằng tài văn chương lý lẽ của quan văn khó thắng, hắn liền đưa ra ý kiến với Dương Hạo: Tốt nhất nên điều ra mấy đại học sĩ trong triều chơi trò bút giấy, người phương bắc vẫn còn kém xa lắm.
Dương Hạo lắc đầu, trực tiếp cho gọi Mặc Thủy Ngân tiết độ sứ nước Liêu đến. Nói thẳng lời trước mặt hắn: "Yến Vân mười sáu châu trước đây sao lại thuộc về nước Liêu, sao lại không thuộc về Hán, Tấn, Đường hay Nam Bình? Bởi vì nước Liêu đã dựa vào bản lĩnh của mình để đoạt nó, người Hán chúng ta không có bán lĩnh chiếm lại, sự thực là như vậy. Còn những lời khác có nói đến đàng hoàng đĩnh đạc như thế nào đi nữa, cũng không thể che đậy thác từ được.
Bây giờ, chúng ta đã có bản lĩnh đó rồi! Nên chúng ta sẽ đòi lại.
Một nơi thuộc về ai? Ai đang chiếm lĩnh nó tức là thuộc về người ấy. Bạn đang đọc chuyện tại TruyệnFULL.vn
Thiên hạ là của ai? Ai đoạt được nó là của người ấy.
Như vậy Yến Vân mười sáu châu là của ai? Bắc triều nếu đánh bại được ta, vậy nó sẽ là của bắc triều.
Trẫm vì sao hưng binh ư? Vì một vùng U Yến, nơi đây vừa dễ đánh lại vừa dễ thủ, lại là bình phong cho cả Trung Nguyên, việc được mất nó quan trọng mật thiết tới vận mệnh Trung Nguyên của trẫm. Nay trẫm binh lực đang cường thịnh không đoạt lấy nó lẽ nào để lại hậu họa về sau cho con cháu? Vậy nên trẫm phải đánh, việc này không thể thay đổi được".
Những lời này của Dương Hạo có thể dùng câu nói của Triệu Khuông để giải thích: "Ngọa tháp chi bàng, khởi dung tha nhân hàm thụy?" (Giường ta, há để kẻ khác năm ngủ?).
Mặc Thủy Ngân nghe đến đây mặt mày tái mét, hoảng sợ mà chạy vội về U Châu. Tiêu Xước nghe xong cảm thấy đau khổ vô cùng, nhưng lại cảm thấy thêm phần hiểu mới về sự thẳng thắn và cường thế của Dương Hạo. Không sai, hai bên tranh đi tranh lại, kỳ thực là vì cái gì chứ? Nếu nơi này khói táng hoang tàn, không chút giá trị, các vị quân chủ Trung Nguyên liệu còn có ý định chiếm đoạt vùng U Yến này nữa không? Hôm nay lời nói của Dương Hạo lại khác xa với các vị chân đế đó, có thể xem như một vị nam tử hán quang minh lỗi lạc.
Tiêu Xước nghiêm mặt, trợn tròn mắt nhìn, cắn răng một cái rồi vò nát quốc thư vừa nhận được từ Dương Hạo: "Hòa đàm vô vọng, vậy thì ta đánh!".
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook