Bí Ẩn Tông Đồ Thứ 13
-
Chương 57
Ai Cập, từ thế kỷ II đến thế kỷ VII
Bị chiến tranh bức bách phải rời bỏ Pella, những người Nazareth được người Ả Rập trong ốc đảo Bakka, nơi họ gây dựng lại cuộc sống, tiếp đón nhiệt tình. Nhưng thế hệ thứ hai không chịu đựng được sự khắc nghiệt trong sa mạc Ả Rập: một số người tiếp tục đi đến Ai Cập. Họ định cư ở phía Bắc Louxor, trong một làng thuộc vùng núi El-Tarif có tên gọi là Nag Hamadi. Ở đó, họ tạo thành một cộng đồng gắn kết với nhau bằng kỷ niệm về tông đồ thứ mười ba và những lời giảng dạy của ông. Và bằng bức thư của ông, mà mỗi gia đình sở hữu một bản sao.
Họ nhanh chóng va chạm với các giáo sĩ Cơ Đốc đến từ Alexandria, nơi Giáo hội đang bành trướng mạnh mẽ. Đạo Cơ Đốc lan truyền trong Đế chế dữ dội như lửa lan trong rừng: người Nazareth, những người không thừa nhận thiên chất của chúa Jesus, phải phục tùng – hoặc biến mất.
Biến Jesus thành Chúa Christ ? Phản bội lại bức thư? Không bao giờ. Họ bị người Cơ Đốc truy hại. Từ Alexandria, những mệnh lệnh viết bằng tiếng Ai Cập cổ được ban ra: phải hủy bức thư này, tại Ai Cập cũng như ở khắp nơi trong Đế chế. Mỗi khi có một gia đình người Nazareth bị xua đuổi vào sa mạc, nơi cái chết chờ đợi họ, nhà của họ liền bị lục soát, và bức thư của tông đồ thứ mười ba bị đốt. Bức thư nói về một nấm mộ có chứa hài cốt của Jesus, ở đâu đó trong sa mạc Idumea: nấm mồ của Jesus phải trống rỗng, để Christ sống mãi.
Tuy nhiên có một bản sao bức thư thoát khỏi tay những kẻ săn đuổi và đến tận thư viện ở Alexandria, nơi nó bị lẫn vào năm trăm nghìn tác phẩm có trong kỳ quan thứ tám này của thế giới.
Một thời gian sau năm 200, một thanh niên vùng Alexandria có tên là Origène bắt đầu thường xuyên lui tới thư viện. Là người nghiên cứu không mệt mỏi, anh đam mê với con người Jesus. Ký ức về Người thật kỳ diệu.
Trở thành nhà giáo, Origène bị Gám mục của mình tên là Demetrius lên án. Đó là kết quả của lòng ghen ghét, vì sức hấp dẫn của anh thu hút toàn bộ giới ưu tú ở Alexandria. Nhưng cũng là do đề phòng, vì Origène không ngần ngại sử dụng những văn tự bị Giáo hội cấm trong bài giảng của mình. Cuối cùng, Demetrius đuổi anh khỏi Ai Cập và Origène trốn sang Caesarea thuộc Palestine, nhưng mang theo kí ức của mình. Còn về bức thư của tông đồ thứ mười ba, nó vẫn nằm lẫn trong thư viện rộng lớn, không được ai biết đến: hiếm nhà nghiên cứu nào có được tài năng của Origène.
Vào năm 691, khi Alexandria rơi vào tay người Hồi giáo, tướng Al-As Amrou ra lệnh đốt tất cả các cuốn sách: “Nếu chúng giống với kinh Koran, ông ta tuyên bố, thì chúng vô ích. Còn nếu chúng không giống thì chúng nguy hiểm.” Trong vòng sáu tháng, toàn bộ ký ức về thời kỳ Cổ đại đã làm mồi cho các nhà tắm nóng công cộng.
Khi đốt thư viện Alexandria, người Hồi giáo đã hoàn thành công việc mà người Cơ Đốc không thể làm được: từ đó trở đi, không còn bản sao nào của bức thư ở bất kỳ đâu.
Trừ bản gốc, vẫn giấu trong một chiếc vại được cát che phủ, ở bên trái lối vào một trong những hang đá phía trên đống đổ nát của Qumran.
Bị chiến tranh bức bách phải rời bỏ Pella, những người Nazareth được người Ả Rập trong ốc đảo Bakka, nơi họ gây dựng lại cuộc sống, tiếp đón nhiệt tình. Nhưng thế hệ thứ hai không chịu đựng được sự khắc nghiệt trong sa mạc Ả Rập: một số người tiếp tục đi đến Ai Cập. Họ định cư ở phía Bắc Louxor, trong một làng thuộc vùng núi El-Tarif có tên gọi là Nag Hamadi. Ở đó, họ tạo thành một cộng đồng gắn kết với nhau bằng kỷ niệm về tông đồ thứ mười ba và những lời giảng dạy của ông. Và bằng bức thư của ông, mà mỗi gia đình sở hữu một bản sao.
Họ nhanh chóng va chạm với các giáo sĩ Cơ Đốc đến từ Alexandria, nơi Giáo hội đang bành trướng mạnh mẽ. Đạo Cơ Đốc lan truyền trong Đế chế dữ dội như lửa lan trong rừng: người Nazareth, những người không thừa nhận thiên chất của chúa Jesus, phải phục tùng – hoặc biến mất.
Biến Jesus thành Chúa Christ ? Phản bội lại bức thư? Không bao giờ. Họ bị người Cơ Đốc truy hại. Từ Alexandria, những mệnh lệnh viết bằng tiếng Ai Cập cổ được ban ra: phải hủy bức thư này, tại Ai Cập cũng như ở khắp nơi trong Đế chế. Mỗi khi có một gia đình người Nazareth bị xua đuổi vào sa mạc, nơi cái chết chờ đợi họ, nhà của họ liền bị lục soát, và bức thư của tông đồ thứ mười ba bị đốt. Bức thư nói về một nấm mộ có chứa hài cốt của Jesus, ở đâu đó trong sa mạc Idumea: nấm mồ của Jesus phải trống rỗng, để Christ sống mãi.
Tuy nhiên có một bản sao bức thư thoát khỏi tay những kẻ săn đuổi và đến tận thư viện ở Alexandria, nơi nó bị lẫn vào năm trăm nghìn tác phẩm có trong kỳ quan thứ tám này của thế giới.
Một thời gian sau năm 200, một thanh niên vùng Alexandria có tên là Origène bắt đầu thường xuyên lui tới thư viện. Là người nghiên cứu không mệt mỏi, anh đam mê với con người Jesus. Ký ức về Người thật kỳ diệu.
Trở thành nhà giáo, Origène bị Gám mục của mình tên là Demetrius lên án. Đó là kết quả của lòng ghen ghét, vì sức hấp dẫn của anh thu hút toàn bộ giới ưu tú ở Alexandria. Nhưng cũng là do đề phòng, vì Origène không ngần ngại sử dụng những văn tự bị Giáo hội cấm trong bài giảng của mình. Cuối cùng, Demetrius đuổi anh khỏi Ai Cập và Origène trốn sang Caesarea thuộc Palestine, nhưng mang theo kí ức của mình. Còn về bức thư của tông đồ thứ mười ba, nó vẫn nằm lẫn trong thư viện rộng lớn, không được ai biết đến: hiếm nhà nghiên cứu nào có được tài năng của Origène.
Vào năm 691, khi Alexandria rơi vào tay người Hồi giáo, tướng Al-As Amrou ra lệnh đốt tất cả các cuốn sách: “Nếu chúng giống với kinh Koran, ông ta tuyên bố, thì chúng vô ích. Còn nếu chúng không giống thì chúng nguy hiểm.” Trong vòng sáu tháng, toàn bộ ký ức về thời kỳ Cổ đại đã làm mồi cho các nhà tắm nóng công cộng.
Khi đốt thư viện Alexandria, người Hồi giáo đã hoàn thành công việc mà người Cơ Đốc không thể làm được: từ đó trở đi, không còn bản sao nào của bức thư ở bất kỳ đâu.
Trừ bản gốc, vẫn giấu trong một chiếc vại được cát che phủ, ở bên trái lối vào một trong những hang đá phía trên đống đổ nát của Qumran.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook