Bí Ẩn Tông Đồ Thứ 13
-
Chương 17
Cha Nil nhẹ nhàng khép cánh cửa thư viện lại. Ông đã từng tự do vào đây trong một thời gian dài. Nhưng từ khi thành lập học viện, người ta đã thay ổ khóa, ông không đặt chân vào cánh phía Bắc này từ bốn năm nay.
Ông nhận ra mùi hương quen thuộc, và khi nhìn lướt qua, ông thấy dường như không có gì thay đổi. Biết bao lần ông đã đến đây, bị một cuốn sách mới lôi cuốn! Nghĩa là làm quen với một người bạn mới, bắt đầu một cuộc trò chuyện mới. Sách là những người bạn đồng hành tin cậy: chúng hiến dâng hoàn toàn, không giữ gìn, cho những người biết tìm hiểu chúng một cách tế nhị nhưng bền bỉ. Và cha Nil là người vô cùng bền bỉ.
Chìm trong môi trường vật chất chủ nghĩa ngay từ thời thơ ấu, nơi thành công trong xã hội là vị thần duy nhất được sùng bái, một ngày ông đã nhìn thấy một luồng ánh sáng. Như thế nào? Trí nhớ của ông đã để mất dấu vết này. Nhưng ngày đó ông đã biết rằng sự thật trên thế giới này không hạn chế ở cái mà chúng ta nhận thấy, đơn thuần ở cái vỏ bên ngoài. Thế là trong ông nảy sinh một điều hiển nhiên: biết được cái vượt lên trên những vỏ bề ngoài mới là việc phi thường nhất, mới minh chứng được việc một người dốc hết sức lực của mình trong suốt cuộc đời.
Kể từ đó, đối với ông, chuyến phiêu lưu nội tâm dường như đã trở thành điều duy nhất mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của một con người tự do. Và việc kiếm tìm điều vượt trên những cái bề ngoài trở thành điều duy nhất không bị gắn với bất kỳ sức ép nào từ bên ngoài.
Điều ông không hề biết khi bước vào thư viện phía Bắc, đó là ông đã nhầm. Bởi vì ông đã phải bước qua cánh cửa này bằng cách lấy trộm chìa khóa, và người bạn duy nhất của ông ở tu viện đã chết, có thể là vì đã bước qua cánh cửa này quá thường xuyên.
Trước mặt ông, hàng tá kệ sách xếp thẳng hàng, chứa trong mình kiến thức lịch sử của toàn thế giới.
- Sách không mang lại hiểu biết, cha Andrei đã từng nói với ông. Chúng là một loại thực phẩm thô. Việc của cha là phải tiêu hóa nó, nghĩa là phá dỡ nó ra trong khi đọc, sau đó xây dựng lại trong chính bản thân cha. Tôi đã nghiên cứu nhiều, cha Nil ạ, nhưng tôi học được ít. Đừng quên điều mà cha tìm kiếm: đó chính là bí ẩn của Chúa, điều nằm bên trên ngôn từ. Ngôn từ và ý tưởng chứa đựng trong sách sẽ dẫn dắt cha theo những hướng rất khác nhau, tùy theo cách cha sắp xếp chúng. Tất cả đều nằm ở đó, có sẵn trong những cuốn sách này: nhưng đa số mọi người chỉ thấy trên giá sách này những tảng đá đặt lộn xộn. Việc của cha là dùng chúng để xây dựng một công trình có cấu trúc chặt chẽ. Chỉ có điều, cha hãy cẩn thận: không phải mọi kiểu kiến trúc đều có thể được chấp nhận, và không phải tất cả các kiểu kiến trúc đều đã được chấp nhận . Chừng nào cha còn ở trong cái được coi là chuẩn mực về mặt tư tưởng, cha sẽ không gặp vấn đề gì. Hãy nhắc lại điều người ta đã nói trước cha, hãy dựng lại công trình đã được quá khứ công nhận, và cha sẽ được tôn vinh. Nhưng nếu cũng với những tảng đá này, cha dựng nên một công trình mới, thì cha hãy cẩn thận…
Cha Nil nhận ra những kệ sách đầu tiên: thế kỷ XX. Viên thủ thư thời kỳ sau chiến tranh - giờ đây ông ấy đang yên nghỉ ở nghĩa trang - đã không tuân thủ chặt chẽ Hệ thống phân loại phổ thông của Dewey, mà theo một cách thức tiện lợi hơn cho các tu sĩ là sắp xếp theo thứ tự niên đại. Như vậy, những kệ sách mà cha Nil quan tâm nằm ở đầu kia. Ông đi tiếp.
Và bỗng mở tròn mắt.
Cách đây bốn năm, chỉ hai kệ là đủ để chứa các tài liệu về thế kỷ I, được sắp xếp theo nguồn gốc địa lý: Palestine, phần còn lại của Trung Đông, phương Tây dùng ngôn ngữ Latin, phương Tây dùng ngôn ngữ Hy Lạp… Thế mà trước mắt ông bây giờ là cả nửa tá kệ sách. Ông bước đến khu vực tài liệu về Palestine: gần hai kệ! Những văn bản mà ông đã uổng công tìm kiếm trong thư viện duy nhất ông có quyền tiếp cận, những tài liệu về cách chú giải Kinh Thánh Midrash trong thời kỳ của người Do Thái sùng nghi thức đạo, những Thánh vịnh và văn tự thông thái không có cả trong kinh Cựu ước lẫn kinh Tân ước…
Bước thêm vài bước nữa, ông đến trước kệ sách chỉ có một nhãn duy nhất: “Qumran”. Vừa đưa tay lướt qua các cuốn sách, đột nhiên ông dừng lại. Ở đó, xếp giữa những bản in các bản thảo có nguồn gốc từ vùng biển Chết, ngón tay ông vừa chạm vào một tập dày. Trên gáy tập bản in không hề có tên tác giả hay tên nhà xuất bản, mà chỉ có ba chữ cái do tay cha Andrei viết: M M M.
Tim đập mạnh, cha Nil kéo tập sách về phía mình. M M M, chính là ba chữ cái mà cha Andrei đã viết ngay trước khi chết!
Dưới ánh sáng mờ nhạt hắt xuống từ đèn trần nhà, ông mở tập sách ra. Đây không phải là một cuốn sách, mà chỉ là một tập bản sao: cha Nil nhận ra ngay thuật viết đặc thù của các bản thảo vùng biển Chết. Như vậy, M M M chỉ đơn giản là “Manuscrits de la mer Morte” [[9]]… Những bản thảo này từ đâu đến?
Phía cuối trang đầu tiên, ông luận ra được một con dấu in bằng mực xanh đã phai màu: “Thư viện Huntington, San Marino, California”.
Những bản thảo của người Mỹ!
Một hôm, cha Andrei đã nói với ông bằng giọng thì thầm, mặc dù cửa văn phòng của ông đang đóng:
- Các bản thảo vùng biển Chết đã được phát hiện ngay trước khi Nhà nước Israel ra đời, vào năm 1947-1948. Trong bối cảnh lộn xộn khi đó, nơi này là một cái chợ hỗn độn, nơi kẻ nào cũng cố gắng mua - hoặc ăn cắp - những cuộn giấy này càng nhiều càng tốt, vì người ta cho rằng chúng sẽ làm một cuộc cách mạng đối với đạo Cơ Đốc. Người Mỹ đã cuỗm được một số lượng lớn. Từ đó, nhóm nghiên cứu quốc tế phụ trách việc công bố các bản thảo này đã cố gắng hết sức để trì hoãn việc xuất bản. Thấy thế, thư viện Huntington đã quyết định công bố tất cả những gì họ có, bằng cách sao lại và phân phối trong phạm vi bí mật. Tôi hy vọng một ngày nào đó - ông nở một nụ cười ranh mãnh - chúng ta có thể sở hữu một tập ở đây. Đây là bản in lậu những tác phẩm bị kiểm duyệt, cứ như là trong thời kỳ Xô Viết ấy, người ta phải lén lút truyền nhau những bản thảo này!
- Tại sao thế, cha Andrei? Ai ngăn chặn việc xuất bản các bản thảo này? Và tại sao người ta lại lo sợ rằng cuối cùng chúng sẽ bị khám phá?
Như thỉnh thoảng lại xảy ra trong những lần trò chuyện của họ, cha Andrei chìm trong im lặng ngại ngần. Và ông ấy nói sang chuyện khác.
Cha Nil ngần ngại một lúc: đúng ra, ông không thể mượn tập bản thảo này. Mỗi khi một tu sĩ mượn một cuốn sách trên giá, người đó phải đặt vào vị trí cuốn sách một “bóng ma”, tức là một lá phiếu có chữ ký của mình và ngày mượn. Hệ thống này nhằm tránh mất sách, nhưng cũng cho phép giám sát công việc trí óc của các tu sĩ. Cha Nil biết rằng, từ một thời gian trở lại đây, việc giám sát này rất chặt chẽ.
Ông nhanh chóng quyết định: “Người thay thế cho cha Andrei còn chưa được chỉ định. Với đôi chút may mắn, sẽ không ai nhận thấy có một cuốn sách biến mất mà không có bóng ma, chỉ trong một đêm duy nhất.”
Như một tên trộm, ghì chặt thứ vừa ăn cắp được vào ngực, ông tiến về phía cửa và lẻn ra ngoài thư viện: hành lang cánh Bắc trống trơn.
Ông có một đêm: một đêm dài làm việc bí mật.
Trên kệ “Qumran” của thư viện khoa học lịch sử, một khoảng trống há hốc không có bóng ma cho thấy hôm nay một tu sĩ đã vi phạm một trong những quy định chặt chẽ nhất của tu viện Saint-Martin.
Ông nhận ra mùi hương quen thuộc, và khi nhìn lướt qua, ông thấy dường như không có gì thay đổi. Biết bao lần ông đã đến đây, bị một cuốn sách mới lôi cuốn! Nghĩa là làm quen với một người bạn mới, bắt đầu một cuộc trò chuyện mới. Sách là những người bạn đồng hành tin cậy: chúng hiến dâng hoàn toàn, không giữ gìn, cho những người biết tìm hiểu chúng một cách tế nhị nhưng bền bỉ. Và cha Nil là người vô cùng bền bỉ.
Chìm trong môi trường vật chất chủ nghĩa ngay từ thời thơ ấu, nơi thành công trong xã hội là vị thần duy nhất được sùng bái, một ngày ông đã nhìn thấy một luồng ánh sáng. Như thế nào? Trí nhớ của ông đã để mất dấu vết này. Nhưng ngày đó ông đã biết rằng sự thật trên thế giới này không hạn chế ở cái mà chúng ta nhận thấy, đơn thuần ở cái vỏ bên ngoài. Thế là trong ông nảy sinh một điều hiển nhiên: biết được cái vượt lên trên những vỏ bề ngoài mới là việc phi thường nhất, mới minh chứng được việc một người dốc hết sức lực của mình trong suốt cuộc đời.
Kể từ đó, đối với ông, chuyến phiêu lưu nội tâm dường như đã trở thành điều duy nhất mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của một con người tự do. Và việc kiếm tìm điều vượt trên những cái bề ngoài trở thành điều duy nhất không bị gắn với bất kỳ sức ép nào từ bên ngoài.
Điều ông không hề biết khi bước vào thư viện phía Bắc, đó là ông đã nhầm. Bởi vì ông đã phải bước qua cánh cửa này bằng cách lấy trộm chìa khóa, và người bạn duy nhất của ông ở tu viện đã chết, có thể là vì đã bước qua cánh cửa này quá thường xuyên.
Trước mặt ông, hàng tá kệ sách xếp thẳng hàng, chứa trong mình kiến thức lịch sử của toàn thế giới.
- Sách không mang lại hiểu biết, cha Andrei đã từng nói với ông. Chúng là một loại thực phẩm thô. Việc của cha là phải tiêu hóa nó, nghĩa là phá dỡ nó ra trong khi đọc, sau đó xây dựng lại trong chính bản thân cha. Tôi đã nghiên cứu nhiều, cha Nil ạ, nhưng tôi học được ít. Đừng quên điều mà cha tìm kiếm: đó chính là bí ẩn của Chúa, điều nằm bên trên ngôn từ. Ngôn từ và ý tưởng chứa đựng trong sách sẽ dẫn dắt cha theo những hướng rất khác nhau, tùy theo cách cha sắp xếp chúng. Tất cả đều nằm ở đó, có sẵn trong những cuốn sách này: nhưng đa số mọi người chỉ thấy trên giá sách này những tảng đá đặt lộn xộn. Việc của cha là dùng chúng để xây dựng một công trình có cấu trúc chặt chẽ. Chỉ có điều, cha hãy cẩn thận: không phải mọi kiểu kiến trúc đều có thể được chấp nhận, và không phải tất cả các kiểu kiến trúc đều đã được chấp nhận . Chừng nào cha còn ở trong cái được coi là chuẩn mực về mặt tư tưởng, cha sẽ không gặp vấn đề gì. Hãy nhắc lại điều người ta đã nói trước cha, hãy dựng lại công trình đã được quá khứ công nhận, và cha sẽ được tôn vinh. Nhưng nếu cũng với những tảng đá này, cha dựng nên một công trình mới, thì cha hãy cẩn thận…
Cha Nil nhận ra những kệ sách đầu tiên: thế kỷ XX. Viên thủ thư thời kỳ sau chiến tranh - giờ đây ông ấy đang yên nghỉ ở nghĩa trang - đã không tuân thủ chặt chẽ Hệ thống phân loại phổ thông của Dewey, mà theo một cách thức tiện lợi hơn cho các tu sĩ là sắp xếp theo thứ tự niên đại. Như vậy, những kệ sách mà cha Nil quan tâm nằm ở đầu kia. Ông đi tiếp.
Và bỗng mở tròn mắt.
Cách đây bốn năm, chỉ hai kệ là đủ để chứa các tài liệu về thế kỷ I, được sắp xếp theo nguồn gốc địa lý: Palestine, phần còn lại của Trung Đông, phương Tây dùng ngôn ngữ Latin, phương Tây dùng ngôn ngữ Hy Lạp… Thế mà trước mắt ông bây giờ là cả nửa tá kệ sách. Ông bước đến khu vực tài liệu về Palestine: gần hai kệ! Những văn bản mà ông đã uổng công tìm kiếm trong thư viện duy nhất ông có quyền tiếp cận, những tài liệu về cách chú giải Kinh Thánh Midrash trong thời kỳ của người Do Thái sùng nghi thức đạo, những Thánh vịnh và văn tự thông thái không có cả trong kinh Cựu ước lẫn kinh Tân ước…
Bước thêm vài bước nữa, ông đến trước kệ sách chỉ có một nhãn duy nhất: “Qumran”. Vừa đưa tay lướt qua các cuốn sách, đột nhiên ông dừng lại. Ở đó, xếp giữa những bản in các bản thảo có nguồn gốc từ vùng biển Chết, ngón tay ông vừa chạm vào một tập dày. Trên gáy tập bản in không hề có tên tác giả hay tên nhà xuất bản, mà chỉ có ba chữ cái do tay cha Andrei viết: M M M.
Tim đập mạnh, cha Nil kéo tập sách về phía mình. M M M, chính là ba chữ cái mà cha Andrei đã viết ngay trước khi chết!
Dưới ánh sáng mờ nhạt hắt xuống từ đèn trần nhà, ông mở tập sách ra. Đây không phải là một cuốn sách, mà chỉ là một tập bản sao: cha Nil nhận ra ngay thuật viết đặc thù của các bản thảo vùng biển Chết. Như vậy, M M M chỉ đơn giản là “Manuscrits de la mer Morte” [[9]]… Những bản thảo này từ đâu đến?
Phía cuối trang đầu tiên, ông luận ra được một con dấu in bằng mực xanh đã phai màu: “Thư viện Huntington, San Marino, California”.
Những bản thảo của người Mỹ!
Một hôm, cha Andrei đã nói với ông bằng giọng thì thầm, mặc dù cửa văn phòng của ông đang đóng:
- Các bản thảo vùng biển Chết đã được phát hiện ngay trước khi Nhà nước Israel ra đời, vào năm 1947-1948. Trong bối cảnh lộn xộn khi đó, nơi này là một cái chợ hỗn độn, nơi kẻ nào cũng cố gắng mua - hoặc ăn cắp - những cuộn giấy này càng nhiều càng tốt, vì người ta cho rằng chúng sẽ làm một cuộc cách mạng đối với đạo Cơ Đốc. Người Mỹ đã cuỗm được một số lượng lớn. Từ đó, nhóm nghiên cứu quốc tế phụ trách việc công bố các bản thảo này đã cố gắng hết sức để trì hoãn việc xuất bản. Thấy thế, thư viện Huntington đã quyết định công bố tất cả những gì họ có, bằng cách sao lại và phân phối trong phạm vi bí mật. Tôi hy vọng một ngày nào đó - ông nở một nụ cười ranh mãnh - chúng ta có thể sở hữu một tập ở đây. Đây là bản in lậu những tác phẩm bị kiểm duyệt, cứ như là trong thời kỳ Xô Viết ấy, người ta phải lén lút truyền nhau những bản thảo này!
- Tại sao thế, cha Andrei? Ai ngăn chặn việc xuất bản các bản thảo này? Và tại sao người ta lại lo sợ rằng cuối cùng chúng sẽ bị khám phá?
Như thỉnh thoảng lại xảy ra trong những lần trò chuyện của họ, cha Andrei chìm trong im lặng ngại ngần. Và ông ấy nói sang chuyện khác.
Cha Nil ngần ngại một lúc: đúng ra, ông không thể mượn tập bản thảo này. Mỗi khi một tu sĩ mượn một cuốn sách trên giá, người đó phải đặt vào vị trí cuốn sách một “bóng ma”, tức là một lá phiếu có chữ ký của mình và ngày mượn. Hệ thống này nhằm tránh mất sách, nhưng cũng cho phép giám sát công việc trí óc của các tu sĩ. Cha Nil biết rằng, từ một thời gian trở lại đây, việc giám sát này rất chặt chẽ.
Ông nhanh chóng quyết định: “Người thay thế cho cha Andrei còn chưa được chỉ định. Với đôi chút may mắn, sẽ không ai nhận thấy có một cuốn sách biến mất mà không có bóng ma, chỉ trong một đêm duy nhất.”
Như một tên trộm, ghì chặt thứ vừa ăn cắp được vào ngực, ông tiến về phía cửa và lẻn ra ngoài thư viện: hành lang cánh Bắc trống trơn.
Ông có một đêm: một đêm dài làm việc bí mật.
Trên kệ “Qumran” của thư viện khoa học lịch sử, một khoảng trống há hốc không có bóng ma cho thấy hôm nay một tu sĩ đã vi phạm một trong những quy định chặt chẽ nhất của tu viện Saint-Martin.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook