Bảy Thanh Hung Giản
-
Quyển 1 - Chương 22
Thi thể của Hoắc Tử Hồng bị kéo đi, thân xác ma sát với mặt đất, tạo thành một tiếng động trầm nặng kéo dài, lưu lại trên mặt đất một vệt máu lớn. Lý Á Thanh nhìn người đàn ông kia, y mặc một chiếc quần nhung kẻ, gót chân đạp lên giày da, mặt dưới của giày dính bết một vết bã kẹo cao su in lên những đường vân trên đế giày.
Dáng người dường như nhìn rất quen.
Có tiếng đóng đinh lên tường, tay rất vững, dùng lực lớn, đóng một cái, cách một lúc, lại đóng cái tiếp.
Tiếng đóng đinh trầm đục, không phải kiểu đinh tai nhức óc khiến người ta bực bội, nhưng mỗi tiếng đều như đang đục lên sọ bà.
Bà không dám mở cửa tủ ra rộng hơn, cũng không dám có động tác gì lớn, chỉ có thể nhìn từ duy nhất một góc độ qua cái khe hẹp. Kẻ đó đi qua chỗ bà hai lần, cả hai lần đều chỉ thấy được bóng lưng, nhưng, vật y cầm trong tay thì Lý Á Thanh lại nhìn được vô cùng rõ ràng.
Dây câu, dùi đục, và cả cái móc treo lủng lẳng trên đầu sợi dây.
Lý Thản sao còn chưa tới?
Một giây dài tựa cả năm, nỗi sợ càng lúc càng khuếch đại, mình liệu có thể trốn được một kiếp này không? Chưa chắc, không phải những kẻ giết người cướp của sau khi làm xong bước đầu, bước tiếp theo chính là lục tung nhà lấy tiền của sao?
Vô số ý niệm ào ạt lướt trong đầu Lý Á Thanh: Nếu kẻ kia mở cửa tủ, bà hẳn phải tiên phát chế nhân, nên một cước đá văng cửa tủ đập vào người y khiến y lảo đảo rồi thừa cơ tông cửa xông ra ngoài, hay là nên giữ chặt cửa cố thủ trong tủ rồi hô lên kêu cứu?
Cũng không biết qua bao lâu sau, bà chợt nghe thấy tiếng bước chân từ từ đi ra phía ngoài, sau đó là tiếng cót két phát ra từ cửa nhà, từ từ mở ra.
Cửa nhà là thứ bà quen thuộc đến không thể quen hơn, nếu như đi ra ngoài mà không đóng kỹ cửa, trục cửa sẽ theo quán tính kẽo cà kẽo kẹt mở ra.
Y đi rồi?
Lý Á Thanh ý thức được một việc: Nếu lúc này mà kẻ kia chạy thoát, sau đó bỏ trốn, thì khó mà bắt được y lại.
Máu nóng xộc lên đầu, nhưng bà vẫn cẩn thận, chậm rãi đẩy cửa tủ ra, cảnh tượng đập vào mắt suýt khiến bà bất tỉnh.
Vài trăm sợi dây câu chằng chịt, bên trên nhơ nhớp dính máu, cha, mẹ và cả Hoắc Tử Hồng, cứ như vậy kẹt cứng trong lưới dây câu dày đặc với tư thế vặn vẹo, mà trên mặt đất, máu tươi đã bắt đầu từ từ đông lại.
Lý Á Thanh gắng nén nước mắt, kiên cường kiềm chế cảm giác buồn nồn cuộn trào trong lồng ngực, sợ run mà ra lệnh cho bản thân: “Không được nhìn, không được nhìn.”
Bà cẩn thận tránh khỏi vết máu trên sàn, cắn răng chạy ra ngoài.
Trên hành lang còn đọng lại vài vết chân dính máu, càng về sau càng nhạt màu. Dưới sự kích thích của nỗi kinh hoàng khủng bố và niềm bi thống, đầu óc Lý Á Thanh đột nhiên minh mẫn lạ thường. Bà búi tóc lên, đó là kiểu tóc bà rất ít khi để; cởi áo khoác, lộn trái lại rồi ôm trong ngực, dáng vẻ rất giống Hoắc Tử Hồng; cuối cùng, kéo cao cổ áo len, che khuất lên tận chóp mũi.
Dù sao cũng đang là mùa đông, ngoài trời rất lạnh.
Thật sự là lạnh, trời âm u, gió heo hút, khiến người ta buốt cả óc. Dù đang là giữa trưa nhưng trên đường cái cũng rất ít người qua lại, chỉ có một vài người đang đạp xe đạp, mặc áo dày cộm như giả gấu, vèo một cái đã đi lướt qua người.
Kẻ kia ở ngay phía trước, bước đi thong thả ung dung, lưng còng xuống, tư thế hoàn toàn không giống như đang hoảng sợ chạy thục mạng sau khi phạm án. Đế giày thỉnh thoảng nhấc lên, bã kẹo cao su dính dưới đế như đang nhắc nhở bà: Đúng vậy, chính là tao đây.
Lúc đi ngang qua một quán bánh chẻo, y dừng lại, ngẩng mặt lên, hỏi: “Có bán vỏ bánh chẻo không?”
Giọng nói này, và cả gương mặt này…
Môi bà mấp máy, cả người run lên bần bật, không chớp mắt đi qua bên người y, khi hai người sát nhau nhất, vai gần như quệt vào nhau, nhìn từ vai lên, thần sắc y như người vô hồn.
Tiếp tục đi về phía trước, không ngừng lại.
Trương Quang Hoa, Trương Quang Hoa, Trương Quang Hoa!
Cũng không biết qua bao lâu, có người kéo bà lại, ồ lên một tiếng: “Tiểu Hồng, sao lại ôm áo mà không mặc thế? Có thấy lạnh không?”
Bà ngơ ngác dừng bước, lúc này mới nhận ra mình đã chạy tới trước đầu ngõ Trần Tiền.
***
Lý Á Thanh lấy lý do đánh mất chìa khóa, lấy chìa khóa dự bị từ chỗ chủ thuê, mở cửa vào nhà. Vừa ngã lên giường được một chốc, lại giật mình bật dậy, dùng hết sức lực toàn thân, kéo cái bàn hộc tủ chặn ở cửa, cài chốt cửa sổ rồi vẫn thấy chưa đủ, lại lấy cả keo dính cao su dán từng lớp từng lớp lên.
Tại sao lại là Trương Quang Hoa?
Là do hận cha mẹ cô gây khó dễ cho mối quan hệ của hai người, hại y công việc trắc trở sao? Không không không, lúc giết “Lý Á Thanh”, y cũng không hề nương tay chút nào.
Con ngươi Lý Á Thanh dần thít chặt lại, trong mắt bắn ra hận ý thấu xương.
Lúc y giết “bà”, cũng không hề nương tay!
Lý Á Thanh thức trắng một đêm, hôm sau, lúc lê lết thân thể mỏi mệt đẩy bàn ra để mở cửa, đập vào mặt dường như là một thế giới khác.
Đầu đường cuối ngõ đều đang bàn tán về chuyện này, trước năm 92, dù không có mạng lưới truyền tin tức thời qua Internet, nhưng tính hăng hái hóng hớt và lòng hiếu kỳ cũng đủ để đun sôi cả một thành phố nhỏ vốn đang phẳng lặng. Tần số vang lên của âm báo máy nhắn tin nhiều hơn so với thường ngày, ngay cả lúc đi mua thức ăn, song phương mua bán cũng trao đổi với nhau ánh mắt hàm ý: “Cô nghe tin chưa?”
Lý Á Thanh mặc trang phục của Hoắc Tử Hồng, áo bông, váy cotton và một đôi giày bông to bè màu đen, trên đầu đội khăn caro. Bà mặt không biến sắc đi về phía đồn công an, lúc đến cửa thì dừng lại, giả bộ như đang xem tin tức tuyên truyền dán ngoài tường.
Vài viên cảnh sát đứng ở cửa, kẻ nói người đáp trao đổi ý kiến: “Người nhà Tiểu Lý xảy ra chuyện thế này, anh nói xem chúng ta có nên quyên một khoản tiền không?”
Khi đó đang thịnh hành việc quyên tiền, kết hôn, gặp cướp, tang lễ, đau ốm, đều phát động quyên một khoản tiền, cứ như thể nếu không quyên tiền thì không phải bạn bè đồng nghiệp vậy.
Người nhà? Ai là người nhà của ông ta?
Lý Á Thanh nắm chặt lấy đoạn dưới của khăn quàng cổ, xoay người rời đi, bỗng ý thức được, bằng một cách nào đó, cuộc đời của bà và Hoắc Tử Hồng đã lặng lẽ thực hiện một cuộc đổi chác – nếu bà giữ im lặng không nói ra thì cũng tức là đã nguyện ý tráo đổi.
Bà vào nhà sách Tân Hoa của huyện, mua giấy viết thư, chuẩn bị viết một bức thư nặc danh báo tin gửi cho đồn công an. Trong nhà sách không có bàn, bà quỳ dưới giá sách, đặt giấy lên kệ, rành mạch viết từng chữ.
“Kẻ đó tên là Trương Quang Hoa, ở cùng một tòa nhà với người bị hại, hắn có hiềm nghi rất lớn, mong các vị cảnh sát để ý sát sao…”
Viết được một nửa, quỳ lâu hơi choáng váng, bà xoa mắt ngẩng đầu, phát hiện ra đây là quầy chuyên bày các loại sách “Pháp luật & Hình phạt”.
Bà thuận tay rút một quyển về quy định xử phạt ra xem, nhìn vài trang rồi lại trả về chỗ cũ, xé nát tờ giấy viết thư mới viết được một nửa, vo lại thành nắm, lúc loạng choạng ra khỏi nhà sách thì ném vào thùng rác bên cửa.
Xã hội hiện đại, cùng với sự nâng cao của trình độ văn minh, quy định xử phạt rất ít khi còn chuyện “ăn miếng trả miếng”, bất kể có gây ra tội lớn tày trời đến đâu, bất kể đương sự phải trải qua bao nhiêu đau khổ, thì cùng lắm cũng chỉ là – “một viên đạn chính nghĩa, kết thúc tính mạng của y”.
Lợi cho y quá rồi, viên đạn chính nghĩa kia, thậm chí còn không phải do bà bắn.
***
Trương Quang Hoa về nhà cũng không được bao lâu, Lý Á Thanh nghe ngóng được, y lập tức phải đi Thái Nguyên công tác.
Mà khi đó hướng điều tra của cảnh sát cũng không chỉ đến Trương Quang Hoa. Lão Vương bán bánh nướng ở đầu ngõ có người em vợ là lao công trong đồn công an, lão kể cho bà con láng giềng nghe tin tức mà mình nghe được sống động như thật: “Nghe nói là một kẻ đã từng phạm tội, thủ pháp gây án gọn gàng, tố chất tâm lý vững vàng, nếu không… Mọi người nghĩ mà xem, con rể nhà đó còn đang làm việc ở đồn công an đấy, người bình thường ai lại ung dung thong thả đóng đinh chăng dây thế chứ…”
Những phác họa sơ bộ về kẻ gây án vào thời điểm đó, hầu như đa số đều không khớp với Trương Quang Hoa. Nếu không phải bà tận mắt chứng kiến, có đánh chết bà cũng không tin là y.
Người nghe nhìn nhau mà sau lưng buốt lạnh, đến tối đi ngủ ai cũng không quên thủ sẵn một cái chày cán bột bên gối.
Lý Á Thanh trả lại căn nhà trọ ở hồ Lạc Mã, theo Trương Quang Hoa lên xe khách đi Sơn Tây.
Bà ăn mặc quê mùa, co rúc ở hàng ghế cuối cùng trên xe, giả vờ như đang gà gật, kỳ thực ánh mắt lại không khắc nào rời khỏi Trương Quang Hoa ngồi cách hai hàng phía trước.
Y không biết có người theo dõi, cũng không biết nguy hiểm cận kề, trò chuyện hăng say với hành khách ngồi chung, hỏi, Sơn Tây có gì xem không? Đi công tác thực ra rất nhàn hạ, không rảnh rỗi thì cũng rỗi rảnh.
Người nọ kiến nghị: đi xem Đại Phật đi, tượng phật đó to như núi vậy (*).
Trương Quang Hoa tiếp thu kiến nghị của người kia, ngay hôm sau đã đến bến xe mua vé đi Đại Đồng, nhưng không dám nói ra ngoài, bởi đây là hành vi mưu cầu tư lợi, bòn rút của công, không nên rêu rao quá mức.
(*) Mông Sơn Đại Phật, còn được gọi là Tấn Dương Tây Sơn Đại Phật, là quần thể di tích chữ viết và tượng phật tạc trên vách núi phía Tây Bắc của Mông Sơn ở làng Tự Để, thành phố Tấn Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Sơn Tây. Mông Sơn Đại Phật được tạc khoảng những năm Thiên Bảo thời Bắc Tề, đến cuối triều Nguyên thì bị phá hủy, năm 1980 được phát hiện trong tình trạng bị thiếu khuyết và bị phong hóa nghiêm trọng. Sách cổ chép lại, Mông Sơn Đại Phật cao hai trăm thước (khoảng 59m). Căn cứ theo đó, người ta trùng tu xây sửa lại tượng Phật, đến tháng 10 năm 2008 thì hoàn thành, mở cửa đón khách tham quan, từ đó trở thành một địa danh nổi tiếng ở thành phố Thái Nguyên.
Lý Á Thanh như bóng với hình, nhưng bám theo y từ tỉnh này sang thành phố khác lâu như thế, rốt cuộc nên trả thù thế nào thì vẫn chưa nghĩ ra.
Giết người không đơn giản như thường nghĩ, bà chưa từng giết người, nghĩ không nổi cách thức nào biến thái được như kiểu xuyên dây câu làm người rối thế kia, hơn nữa dọc đường đi, đâu đâu cũng có người.
Trương Quang Hoa trọ lại ở ngoại ô thành phố Đại Đồng, thuận tiện để hôm sau bắt xe đến xem vách đá. Buổi tối ra ngoài ăn cơm, đi một lúc lâu mới tìm được một quán mì, bên trong chỉ lác đác vài ba thực khách.
Mặt gần như gục luôn vào bát, đang vùi đầu ăn mì, chợt có người lướt nhanh qua người y, sau đó là tiếng bước chân lạch bạch chạy xa.
Trương Quang Hoa giật nảy ngẩng lên, nhất thời không phản ứng kịp chuyện vừa xảy ra, nhân viên thu tiền trong quán nhắc nhở y: “Ví tiền! Ví tiền!”
Ví tiền trong tay bị người ta giật mất! Trương Quang Hoa đẩy bát, chạy đuổi theo.
Nhân viên kia cười phá lên với những thực khách còn ngồi lại như đang xem trò vui, cũng chẳng thèm so đo chuyện tiền nong với y: “Chắc là người vùng khác… Trộm là một cô vợ nhỏ, cúi đầu không tiếng động, mặt cũng chưa thấy luôn… Chạy nhanh thật…”
***
Quả thật là chạy rất nhanh, Trương Quang Hoa thở hồng hộc đuổi theo hồi lâu, chỉ còn cách một đoạn ngắn. Người nọ có vẻ như muốn thoát thân, bỗng ném ví tiền trong tay đi, chạy sang một hướng khác, thoắt cái đã không thấy bóng dáng đâu.
Trương Quang Hoa không định đuổi theo mà chạy về phía ví tiền bị ném đi. Nơi này là con đường lên tỉnh, một bên là núi, một bên là Hoàng Hà, dòng nước rất xiết, ào ào chảy nghe mà mát rượi.
Y nhặt ví lên, mượn ánh trăng yếu ớt, cẩn thận kiểm tra lại ví: Không phải là lấy sạch tiền rồi ném cái ví rỗng lại cho y đấy chứ.
Đang lật xem, sau đầu chợt bị giáng cho một cú nặng nề, mắt tối sầm ngã sấp xuống đất.
Phía sau, Lý Á Thanh ôm tảng đá thở dốc, cú giáng này gần như đã dùng hết sức bình sinh của bà.
***
Bà nghĩ tới dùng dao, nhưng cũng biết làm thế sẽ vung vãi ra rất nhiều máu, quá phiền phức. Trước đó còn định siết chết y, còn chuẩn bị cả một sợi dây nữa.
Tiếng nước chảy tựa hồ đột ngột chuyển lớn. Tựa vào lan can nhìn xuống, dưới ánh trăng lạnh băng, dòng Hoàng Hà đen ngòm không đáy.
Trong nháy mắt Lý Á Thanh thay đổi chủ ý. Bà trói tay trói chân Trương Quang Hoa lại, buộc một tảng đá lớn lên người y, cuối cùng vận hết sức lực toàn thân, kéo y ngồi vắt vẻo lên thành lan can.
Y rất nặng, buộc thêm tảng đá vào còn nặng hơn, may mà ở đây có sông, bằng không thật không biết phải xử lý ra sao.
Ông trời cũng giúp bà, suốt khoảng thời gian đó không có chiếc xe nào đi qua. Quán mì khi dọn hàng, nhân viên thu tiền còn nhắc lại chuyện vừa rồi như cười nhạo: “Không biết có đuổi kịp không, có đuổi được chắc cũng chẳng quay lại trả tiền đâu nhỉ. Người ngoài mà, ranh mãnh lắm…”
Bà kiên nhẫn đợi.
Vừa thấy tiếng Trương Quang Hoa khẽ rên lên, chậm rãi tỉnh lại, Lý Á Thanh đã tát mạnh một cái lên mặt y: “Tại sao anh giết người nhà tôi?”
Trương Quang Hoa nhìn bà, ánh mắt nhất thời mơ màng, sau khi ý thức được hoàn cảnh của mình, sắc mặt đột nhiên biến đổi dữ tợn, khàn giọng rú lên khiến bà suýt thả tay: “Bằng không tôi giết cả cô luôn nhé!”
Đúng là hoang đường, không biết ai đang cầm dao ai là thịt cá sao? Xa xa mơ hồ có tiếng xe, Lý Á Thanh cười ha hả, giơ tay lên đẩy mạnh đầu y: “Cút xuống đi.”
Tiếng vật nặng rơi xuống nước đánh tùm một tiếng. Bà cúi đầu nhìn, dòng nước mới xiết làm sao, bọt và xoáy nước tạo thành do thân thể kia nện xuống chỉ chốc lát sau đã bị nước chảy lấn át.
***
Một câu chuyện dài, giữa chừng điện thoại báo hết pin, Mộc Đại bất đắc dĩ phải cắm dây sạc trò chuyện với La Nhận.
Nghe xong, trầm mặc hồi lâu, cô cũng không biết nên nói gì, câu hỏi đầu tiên buột khỏi miệng là: “Dì Hồng của tôi liệu có bị bắt vì tội giết người không?”
La Nhận cũng không rõ lắm: “Qua thời hạn hồi tố rồi thì phải? Hơn nữa, ai đi tố cáo bà ấy chứ? Bà ấy không nói, ai có thể tra ra được?”
Mộc Đại ngạc nhiên: “Dì Hồng vẫn luôn tra tin tức về Trương Quang Hoa mà.”
“Kẻ giết người, sau cùng vẫn sẽ chột dạ. Bà ấy chắc được rằng 90% Trương Quang Hoa đã chết, nhưng sau đó lại nghi thần nghi quỷ, sợ y thoát được khỏi dây thừng, bị sông cuốn tới nơi khác rồi được cứu, vậy nên vẫn hỏi thăm, không có tin tức là tốt nhất, dù có bà ấy cũng sẽ là người biết đầu tiên.”
Thảo nào hôm nay trời vừa sáng đã thông báo cho mọi người rồi rời đi. Bà đã nói hết ra bí mật của mình, hẳn là rất không muốn và cũng không có dũng khí để đối mặt với người khác, vậy nên chọn cách đơn giản là chạy trốn.
“Dì Hồng của tôi, so với tôi tưởng, thật không giống nhau chút nào.”
La Nhận cười: “Tôi cũng thấy may vì chưa đắc tội gì với bà ấy.”
Mộc Đại ít nhiều cảm thấy hơi áy náy, thấy tất cả là do mình tối qua đã ép hỏi khiến Hoắc Tử Hồng bất đắc dĩ phải nói ra bí mật chôn giấu đã lâu này: “Dì Hồng bà ấy, là do tôi sao?”
La Nhận đẩy cửa sổ ra, Tiểu Thương Hà hôm nay thời tiết rất đẹp, sắc trời trong xanh, những gian nhà tường viện màu vàng đất dưới ánh nắng lóe lên ánh kim, Lý Thản ngồi trên mái hiên của tiền sảnh, tay vắt lên trán nhìn trời đăm đăm, cứ như trước nay chưa bao giờ được thấy bầu trời như thế.
Gió thổi tóc ông rối tung, mái tóc hoa râm lấm chấm bạc.
“Đừng đổ lỗi cho bản thân như vậy, không phải do cô đâu.”
Vậy mình không làm được gì nữa sao, Mộc Đại cảm thấy trong lòng trống trải, thì ra chân tướng là vậy. Biết chân tướng rồi cũng chẳng thoải mái hơn chút nào, cô nói: “Tôi cúp máy đây.”
“Mộc Đại?”
“Ừ?”
“Cô có muốn đến Tiểu Thương Hà một chuyến không?”
Tiểu Thương Hà? Tại sao?
“Cô và tôi đều biết rõ, chuyện này, còn lâu mới kết thúc.”
Dáng người dường như nhìn rất quen.
Có tiếng đóng đinh lên tường, tay rất vững, dùng lực lớn, đóng một cái, cách một lúc, lại đóng cái tiếp.
Tiếng đóng đinh trầm đục, không phải kiểu đinh tai nhức óc khiến người ta bực bội, nhưng mỗi tiếng đều như đang đục lên sọ bà.
Bà không dám mở cửa tủ ra rộng hơn, cũng không dám có động tác gì lớn, chỉ có thể nhìn từ duy nhất một góc độ qua cái khe hẹp. Kẻ đó đi qua chỗ bà hai lần, cả hai lần đều chỉ thấy được bóng lưng, nhưng, vật y cầm trong tay thì Lý Á Thanh lại nhìn được vô cùng rõ ràng.
Dây câu, dùi đục, và cả cái móc treo lủng lẳng trên đầu sợi dây.
Lý Thản sao còn chưa tới?
Một giây dài tựa cả năm, nỗi sợ càng lúc càng khuếch đại, mình liệu có thể trốn được một kiếp này không? Chưa chắc, không phải những kẻ giết người cướp của sau khi làm xong bước đầu, bước tiếp theo chính là lục tung nhà lấy tiền của sao?
Vô số ý niệm ào ạt lướt trong đầu Lý Á Thanh: Nếu kẻ kia mở cửa tủ, bà hẳn phải tiên phát chế nhân, nên một cước đá văng cửa tủ đập vào người y khiến y lảo đảo rồi thừa cơ tông cửa xông ra ngoài, hay là nên giữ chặt cửa cố thủ trong tủ rồi hô lên kêu cứu?
Cũng không biết qua bao lâu sau, bà chợt nghe thấy tiếng bước chân từ từ đi ra phía ngoài, sau đó là tiếng cót két phát ra từ cửa nhà, từ từ mở ra.
Cửa nhà là thứ bà quen thuộc đến không thể quen hơn, nếu như đi ra ngoài mà không đóng kỹ cửa, trục cửa sẽ theo quán tính kẽo cà kẽo kẹt mở ra.
Y đi rồi?
Lý Á Thanh ý thức được một việc: Nếu lúc này mà kẻ kia chạy thoát, sau đó bỏ trốn, thì khó mà bắt được y lại.
Máu nóng xộc lên đầu, nhưng bà vẫn cẩn thận, chậm rãi đẩy cửa tủ ra, cảnh tượng đập vào mắt suýt khiến bà bất tỉnh.
Vài trăm sợi dây câu chằng chịt, bên trên nhơ nhớp dính máu, cha, mẹ và cả Hoắc Tử Hồng, cứ như vậy kẹt cứng trong lưới dây câu dày đặc với tư thế vặn vẹo, mà trên mặt đất, máu tươi đã bắt đầu từ từ đông lại.
Lý Á Thanh gắng nén nước mắt, kiên cường kiềm chế cảm giác buồn nồn cuộn trào trong lồng ngực, sợ run mà ra lệnh cho bản thân: “Không được nhìn, không được nhìn.”
Bà cẩn thận tránh khỏi vết máu trên sàn, cắn răng chạy ra ngoài.
Trên hành lang còn đọng lại vài vết chân dính máu, càng về sau càng nhạt màu. Dưới sự kích thích của nỗi kinh hoàng khủng bố và niềm bi thống, đầu óc Lý Á Thanh đột nhiên minh mẫn lạ thường. Bà búi tóc lên, đó là kiểu tóc bà rất ít khi để; cởi áo khoác, lộn trái lại rồi ôm trong ngực, dáng vẻ rất giống Hoắc Tử Hồng; cuối cùng, kéo cao cổ áo len, che khuất lên tận chóp mũi.
Dù sao cũng đang là mùa đông, ngoài trời rất lạnh.
Thật sự là lạnh, trời âm u, gió heo hút, khiến người ta buốt cả óc. Dù đang là giữa trưa nhưng trên đường cái cũng rất ít người qua lại, chỉ có một vài người đang đạp xe đạp, mặc áo dày cộm như giả gấu, vèo một cái đã đi lướt qua người.
Kẻ kia ở ngay phía trước, bước đi thong thả ung dung, lưng còng xuống, tư thế hoàn toàn không giống như đang hoảng sợ chạy thục mạng sau khi phạm án. Đế giày thỉnh thoảng nhấc lên, bã kẹo cao su dính dưới đế như đang nhắc nhở bà: Đúng vậy, chính là tao đây.
Lúc đi ngang qua một quán bánh chẻo, y dừng lại, ngẩng mặt lên, hỏi: “Có bán vỏ bánh chẻo không?”
Giọng nói này, và cả gương mặt này…
Môi bà mấp máy, cả người run lên bần bật, không chớp mắt đi qua bên người y, khi hai người sát nhau nhất, vai gần như quệt vào nhau, nhìn từ vai lên, thần sắc y như người vô hồn.
Tiếp tục đi về phía trước, không ngừng lại.
Trương Quang Hoa, Trương Quang Hoa, Trương Quang Hoa!
Cũng không biết qua bao lâu, có người kéo bà lại, ồ lên một tiếng: “Tiểu Hồng, sao lại ôm áo mà không mặc thế? Có thấy lạnh không?”
Bà ngơ ngác dừng bước, lúc này mới nhận ra mình đã chạy tới trước đầu ngõ Trần Tiền.
***
Lý Á Thanh lấy lý do đánh mất chìa khóa, lấy chìa khóa dự bị từ chỗ chủ thuê, mở cửa vào nhà. Vừa ngã lên giường được một chốc, lại giật mình bật dậy, dùng hết sức lực toàn thân, kéo cái bàn hộc tủ chặn ở cửa, cài chốt cửa sổ rồi vẫn thấy chưa đủ, lại lấy cả keo dính cao su dán từng lớp từng lớp lên.
Tại sao lại là Trương Quang Hoa?
Là do hận cha mẹ cô gây khó dễ cho mối quan hệ của hai người, hại y công việc trắc trở sao? Không không không, lúc giết “Lý Á Thanh”, y cũng không hề nương tay chút nào.
Con ngươi Lý Á Thanh dần thít chặt lại, trong mắt bắn ra hận ý thấu xương.
Lúc y giết “bà”, cũng không hề nương tay!
Lý Á Thanh thức trắng một đêm, hôm sau, lúc lê lết thân thể mỏi mệt đẩy bàn ra để mở cửa, đập vào mặt dường như là một thế giới khác.
Đầu đường cuối ngõ đều đang bàn tán về chuyện này, trước năm 92, dù không có mạng lưới truyền tin tức thời qua Internet, nhưng tính hăng hái hóng hớt và lòng hiếu kỳ cũng đủ để đun sôi cả một thành phố nhỏ vốn đang phẳng lặng. Tần số vang lên của âm báo máy nhắn tin nhiều hơn so với thường ngày, ngay cả lúc đi mua thức ăn, song phương mua bán cũng trao đổi với nhau ánh mắt hàm ý: “Cô nghe tin chưa?”
Lý Á Thanh mặc trang phục của Hoắc Tử Hồng, áo bông, váy cotton và một đôi giày bông to bè màu đen, trên đầu đội khăn caro. Bà mặt không biến sắc đi về phía đồn công an, lúc đến cửa thì dừng lại, giả bộ như đang xem tin tức tuyên truyền dán ngoài tường.
Vài viên cảnh sát đứng ở cửa, kẻ nói người đáp trao đổi ý kiến: “Người nhà Tiểu Lý xảy ra chuyện thế này, anh nói xem chúng ta có nên quyên một khoản tiền không?”
Khi đó đang thịnh hành việc quyên tiền, kết hôn, gặp cướp, tang lễ, đau ốm, đều phát động quyên một khoản tiền, cứ như thể nếu không quyên tiền thì không phải bạn bè đồng nghiệp vậy.
Người nhà? Ai là người nhà của ông ta?
Lý Á Thanh nắm chặt lấy đoạn dưới của khăn quàng cổ, xoay người rời đi, bỗng ý thức được, bằng một cách nào đó, cuộc đời của bà và Hoắc Tử Hồng đã lặng lẽ thực hiện một cuộc đổi chác – nếu bà giữ im lặng không nói ra thì cũng tức là đã nguyện ý tráo đổi.
Bà vào nhà sách Tân Hoa của huyện, mua giấy viết thư, chuẩn bị viết một bức thư nặc danh báo tin gửi cho đồn công an. Trong nhà sách không có bàn, bà quỳ dưới giá sách, đặt giấy lên kệ, rành mạch viết từng chữ.
“Kẻ đó tên là Trương Quang Hoa, ở cùng một tòa nhà với người bị hại, hắn có hiềm nghi rất lớn, mong các vị cảnh sát để ý sát sao…”
Viết được một nửa, quỳ lâu hơi choáng váng, bà xoa mắt ngẩng đầu, phát hiện ra đây là quầy chuyên bày các loại sách “Pháp luật & Hình phạt”.
Bà thuận tay rút một quyển về quy định xử phạt ra xem, nhìn vài trang rồi lại trả về chỗ cũ, xé nát tờ giấy viết thư mới viết được một nửa, vo lại thành nắm, lúc loạng choạng ra khỏi nhà sách thì ném vào thùng rác bên cửa.
Xã hội hiện đại, cùng với sự nâng cao của trình độ văn minh, quy định xử phạt rất ít khi còn chuyện “ăn miếng trả miếng”, bất kể có gây ra tội lớn tày trời đến đâu, bất kể đương sự phải trải qua bao nhiêu đau khổ, thì cùng lắm cũng chỉ là – “một viên đạn chính nghĩa, kết thúc tính mạng của y”.
Lợi cho y quá rồi, viên đạn chính nghĩa kia, thậm chí còn không phải do bà bắn.
***
Trương Quang Hoa về nhà cũng không được bao lâu, Lý Á Thanh nghe ngóng được, y lập tức phải đi Thái Nguyên công tác.
Mà khi đó hướng điều tra của cảnh sát cũng không chỉ đến Trương Quang Hoa. Lão Vương bán bánh nướng ở đầu ngõ có người em vợ là lao công trong đồn công an, lão kể cho bà con láng giềng nghe tin tức mà mình nghe được sống động như thật: “Nghe nói là một kẻ đã từng phạm tội, thủ pháp gây án gọn gàng, tố chất tâm lý vững vàng, nếu không… Mọi người nghĩ mà xem, con rể nhà đó còn đang làm việc ở đồn công an đấy, người bình thường ai lại ung dung thong thả đóng đinh chăng dây thế chứ…”
Những phác họa sơ bộ về kẻ gây án vào thời điểm đó, hầu như đa số đều không khớp với Trương Quang Hoa. Nếu không phải bà tận mắt chứng kiến, có đánh chết bà cũng không tin là y.
Người nghe nhìn nhau mà sau lưng buốt lạnh, đến tối đi ngủ ai cũng không quên thủ sẵn một cái chày cán bột bên gối.
Lý Á Thanh trả lại căn nhà trọ ở hồ Lạc Mã, theo Trương Quang Hoa lên xe khách đi Sơn Tây.
Bà ăn mặc quê mùa, co rúc ở hàng ghế cuối cùng trên xe, giả vờ như đang gà gật, kỳ thực ánh mắt lại không khắc nào rời khỏi Trương Quang Hoa ngồi cách hai hàng phía trước.
Y không biết có người theo dõi, cũng không biết nguy hiểm cận kề, trò chuyện hăng say với hành khách ngồi chung, hỏi, Sơn Tây có gì xem không? Đi công tác thực ra rất nhàn hạ, không rảnh rỗi thì cũng rỗi rảnh.
Người nọ kiến nghị: đi xem Đại Phật đi, tượng phật đó to như núi vậy (*).
Trương Quang Hoa tiếp thu kiến nghị của người kia, ngay hôm sau đã đến bến xe mua vé đi Đại Đồng, nhưng không dám nói ra ngoài, bởi đây là hành vi mưu cầu tư lợi, bòn rút của công, không nên rêu rao quá mức.
(*) Mông Sơn Đại Phật, còn được gọi là Tấn Dương Tây Sơn Đại Phật, là quần thể di tích chữ viết và tượng phật tạc trên vách núi phía Tây Bắc của Mông Sơn ở làng Tự Để, thành phố Tấn Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Sơn Tây. Mông Sơn Đại Phật được tạc khoảng những năm Thiên Bảo thời Bắc Tề, đến cuối triều Nguyên thì bị phá hủy, năm 1980 được phát hiện trong tình trạng bị thiếu khuyết và bị phong hóa nghiêm trọng. Sách cổ chép lại, Mông Sơn Đại Phật cao hai trăm thước (khoảng 59m). Căn cứ theo đó, người ta trùng tu xây sửa lại tượng Phật, đến tháng 10 năm 2008 thì hoàn thành, mở cửa đón khách tham quan, từ đó trở thành một địa danh nổi tiếng ở thành phố Thái Nguyên.
Lý Á Thanh như bóng với hình, nhưng bám theo y từ tỉnh này sang thành phố khác lâu như thế, rốt cuộc nên trả thù thế nào thì vẫn chưa nghĩ ra.
Giết người không đơn giản như thường nghĩ, bà chưa từng giết người, nghĩ không nổi cách thức nào biến thái được như kiểu xuyên dây câu làm người rối thế kia, hơn nữa dọc đường đi, đâu đâu cũng có người.
Trương Quang Hoa trọ lại ở ngoại ô thành phố Đại Đồng, thuận tiện để hôm sau bắt xe đến xem vách đá. Buổi tối ra ngoài ăn cơm, đi một lúc lâu mới tìm được một quán mì, bên trong chỉ lác đác vài ba thực khách.
Mặt gần như gục luôn vào bát, đang vùi đầu ăn mì, chợt có người lướt nhanh qua người y, sau đó là tiếng bước chân lạch bạch chạy xa.
Trương Quang Hoa giật nảy ngẩng lên, nhất thời không phản ứng kịp chuyện vừa xảy ra, nhân viên thu tiền trong quán nhắc nhở y: “Ví tiền! Ví tiền!”
Ví tiền trong tay bị người ta giật mất! Trương Quang Hoa đẩy bát, chạy đuổi theo.
Nhân viên kia cười phá lên với những thực khách còn ngồi lại như đang xem trò vui, cũng chẳng thèm so đo chuyện tiền nong với y: “Chắc là người vùng khác… Trộm là một cô vợ nhỏ, cúi đầu không tiếng động, mặt cũng chưa thấy luôn… Chạy nhanh thật…”
***
Quả thật là chạy rất nhanh, Trương Quang Hoa thở hồng hộc đuổi theo hồi lâu, chỉ còn cách một đoạn ngắn. Người nọ có vẻ như muốn thoát thân, bỗng ném ví tiền trong tay đi, chạy sang một hướng khác, thoắt cái đã không thấy bóng dáng đâu.
Trương Quang Hoa không định đuổi theo mà chạy về phía ví tiền bị ném đi. Nơi này là con đường lên tỉnh, một bên là núi, một bên là Hoàng Hà, dòng nước rất xiết, ào ào chảy nghe mà mát rượi.
Y nhặt ví lên, mượn ánh trăng yếu ớt, cẩn thận kiểm tra lại ví: Không phải là lấy sạch tiền rồi ném cái ví rỗng lại cho y đấy chứ.
Đang lật xem, sau đầu chợt bị giáng cho một cú nặng nề, mắt tối sầm ngã sấp xuống đất.
Phía sau, Lý Á Thanh ôm tảng đá thở dốc, cú giáng này gần như đã dùng hết sức bình sinh của bà.
***
Bà nghĩ tới dùng dao, nhưng cũng biết làm thế sẽ vung vãi ra rất nhiều máu, quá phiền phức. Trước đó còn định siết chết y, còn chuẩn bị cả một sợi dây nữa.
Tiếng nước chảy tựa hồ đột ngột chuyển lớn. Tựa vào lan can nhìn xuống, dưới ánh trăng lạnh băng, dòng Hoàng Hà đen ngòm không đáy.
Trong nháy mắt Lý Á Thanh thay đổi chủ ý. Bà trói tay trói chân Trương Quang Hoa lại, buộc một tảng đá lớn lên người y, cuối cùng vận hết sức lực toàn thân, kéo y ngồi vắt vẻo lên thành lan can.
Y rất nặng, buộc thêm tảng đá vào còn nặng hơn, may mà ở đây có sông, bằng không thật không biết phải xử lý ra sao.
Ông trời cũng giúp bà, suốt khoảng thời gian đó không có chiếc xe nào đi qua. Quán mì khi dọn hàng, nhân viên thu tiền còn nhắc lại chuyện vừa rồi như cười nhạo: “Không biết có đuổi kịp không, có đuổi được chắc cũng chẳng quay lại trả tiền đâu nhỉ. Người ngoài mà, ranh mãnh lắm…”
Bà kiên nhẫn đợi.
Vừa thấy tiếng Trương Quang Hoa khẽ rên lên, chậm rãi tỉnh lại, Lý Á Thanh đã tát mạnh một cái lên mặt y: “Tại sao anh giết người nhà tôi?”
Trương Quang Hoa nhìn bà, ánh mắt nhất thời mơ màng, sau khi ý thức được hoàn cảnh của mình, sắc mặt đột nhiên biến đổi dữ tợn, khàn giọng rú lên khiến bà suýt thả tay: “Bằng không tôi giết cả cô luôn nhé!”
Đúng là hoang đường, không biết ai đang cầm dao ai là thịt cá sao? Xa xa mơ hồ có tiếng xe, Lý Á Thanh cười ha hả, giơ tay lên đẩy mạnh đầu y: “Cút xuống đi.”
Tiếng vật nặng rơi xuống nước đánh tùm một tiếng. Bà cúi đầu nhìn, dòng nước mới xiết làm sao, bọt và xoáy nước tạo thành do thân thể kia nện xuống chỉ chốc lát sau đã bị nước chảy lấn át.
***
Một câu chuyện dài, giữa chừng điện thoại báo hết pin, Mộc Đại bất đắc dĩ phải cắm dây sạc trò chuyện với La Nhận.
Nghe xong, trầm mặc hồi lâu, cô cũng không biết nên nói gì, câu hỏi đầu tiên buột khỏi miệng là: “Dì Hồng của tôi liệu có bị bắt vì tội giết người không?”
La Nhận cũng không rõ lắm: “Qua thời hạn hồi tố rồi thì phải? Hơn nữa, ai đi tố cáo bà ấy chứ? Bà ấy không nói, ai có thể tra ra được?”
Mộc Đại ngạc nhiên: “Dì Hồng vẫn luôn tra tin tức về Trương Quang Hoa mà.”
“Kẻ giết người, sau cùng vẫn sẽ chột dạ. Bà ấy chắc được rằng 90% Trương Quang Hoa đã chết, nhưng sau đó lại nghi thần nghi quỷ, sợ y thoát được khỏi dây thừng, bị sông cuốn tới nơi khác rồi được cứu, vậy nên vẫn hỏi thăm, không có tin tức là tốt nhất, dù có bà ấy cũng sẽ là người biết đầu tiên.”
Thảo nào hôm nay trời vừa sáng đã thông báo cho mọi người rồi rời đi. Bà đã nói hết ra bí mật của mình, hẳn là rất không muốn và cũng không có dũng khí để đối mặt với người khác, vậy nên chọn cách đơn giản là chạy trốn.
“Dì Hồng của tôi, so với tôi tưởng, thật không giống nhau chút nào.”
La Nhận cười: “Tôi cũng thấy may vì chưa đắc tội gì với bà ấy.”
Mộc Đại ít nhiều cảm thấy hơi áy náy, thấy tất cả là do mình tối qua đã ép hỏi khiến Hoắc Tử Hồng bất đắc dĩ phải nói ra bí mật chôn giấu đã lâu này: “Dì Hồng bà ấy, là do tôi sao?”
La Nhận đẩy cửa sổ ra, Tiểu Thương Hà hôm nay thời tiết rất đẹp, sắc trời trong xanh, những gian nhà tường viện màu vàng đất dưới ánh nắng lóe lên ánh kim, Lý Thản ngồi trên mái hiên của tiền sảnh, tay vắt lên trán nhìn trời đăm đăm, cứ như trước nay chưa bao giờ được thấy bầu trời như thế.
Gió thổi tóc ông rối tung, mái tóc hoa râm lấm chấm bạc.
“Đừng đổ lỗi cho bản thân như vậy, không phải do cô đâu.”
Vậy mình không làm được gì nữa sao, Mộc Đại cảm thấy trong lòng trống trải, thì ra chân tướng là vậy. Biết chân tướng rồi cũng chẳng thoải mái hơn chút nào, cô nói: “Tôi cúp máy đây.”
“Mộc Đại?”
“Ừ?”
“Cô có muốn đến Tiểu Thương Hà một chuyến không?”
Tiểu Thương Hà? Tại sao?
“Cô và tôi đều biết rõ, chuyện này, còn lâu mới kết thúc.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook