Bầu Trời Đầy Sao
Quyển 1 - Chương 5

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Tiết Hựu Ca chạy thoát thân xong thì đi tìm Hổ Bì, kết quả thì ở cách xa nhà nó đã nghe thấy tiếng Hổ Bì bị đánh.

Là mẹ Hổ Bì đang dạy dỗ nó: “Học cái hay không học! Đi học ăn trộm ăn cắp! Dâu tằm nhà ông hai trồng được bao nhiêu mà bị mày hái sạch!”

Hổ Bì vùng vẫy chân tay: “Không phải con! Con không ăn trộm, là Tiết Hựu Ca bảo con đi, là nó, ui chao…”

“Nó không học cái hay! Thì mày cũng học theo nó à!”

“Chát!”

Là tiếng roi liễu quất vào da thịt, nghe thôi cũng khiến người ta phát run.

Tiết Hựu Ca lặng im nghe tiếng kêu gào của Hổ Bì ngoài cánh cổng sắt đỏ, cuối cùng cũng không đi vào nhà nó mà chạy về nhà.

“Trình Dự, sao cháu lại một mình chạy tới đây, làm bác tìm mãi.” Bác Vệ tìm anh trong vườn dâu một hồi, thấy anh hái một chùm dâu đỏ, chỉ để trong tay chứ không ăn, bèn nói: “Màu đỏ tuy đẹp nhưng chưa chín, ăn vào sẽ rất chua. Cháu phải hái loại màu đen căng mọng thế này thì mới ngọt.”

Họ đến vườn trái cây hái quả thế này là mất tiền mua vé, một người sáu mươi tệ, có thể ăn tùy thích, nhưng Trình Dự chẳng ăn bao nhiêu.

Anh u sầu chẳng hứng thú với thứ gì thế này khiến bác Vệ và ông ngoại rất lo lắng.

Bởi vì Trình Dự không phải sinh ra đã thế.

Sau khi chào đời không lâu, đứa nhỏ được chuẩn đoán có vấn đề về tim, mới vài tháng tuổi đã phải làm phẫu thuật tim. May mắn là phẫu thuật thuận lợi, anh sống sót.

Bởi nguyên nhân này, nhà họ Trình xem Trình Dự như tâm can, cả nhà đều yêu thương anh.

Đến đi học cũng là mời giáo viên tới nhà dạy, rất ít khi tiếp xúc với người ngoài.

Nhiều đứa trẻ mắc bệnh tim sẽ trở nên yếu ớt khi trưởng thành. Để giữ cho Trình Dự có sức khỏe tốt, nhà họ sắp xếp cả huấn luyện viên chuyên nghiệp lên kế hoạch rèn luyện thể lực cho anh, mỗi tuần sẽ học đấu kiếm và cưỡi ngựa, còn có cả chuyên gia dinh dưỡng xây dựng chế độ ăn uống cho anh, cách vài ngày sẽ có bác sĩ đến nhà kiểm tra.

Chế độ vũ trang đầy đủ như vậy khiến Trình Dự trông rất khỏe mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng không có vấn đề gì, thâm chí còn cao to hơn Trình Tử Nguy lớn hơn anh hai tháng tuổi. Nhưng những năm tháng thơ ấu sống cách biết như vậy cũng tạo thành tình cách cô độc của anh.

Người nhà ý thức được vấn đề mới đưa anh đến trường học.

Nhưng tính tình Trình Dự thế này, ở trường cũng chẳng kết bạn được với ai. Anh lạnh nhạt với tất cả mọi người, hứng thú với học hành cũng chẳng lớn. Chẳng biết bắt đầu từ khi nào, cơ duyên ra sao mà Trình Dự đề nghị muốn học chơi trống jazz (*).

(*) Dàn trống jazz:



Ba mẹ luôn thuận theo anh, yêu cầu nhỏ thế này tất nhiên sẽ không từ chối. Nhưng họ lại chẳng hiểu biết về loại nhạc cụ này nên mời thầy đến dạy, còn xây một phòng cách âm riêng cho anh luyện trống.

Không lâu sau thì nghe nói Trình Dự gia nhập một nhóm nhạc gì đó, thành viên trong nhóm đều là các nam sinh lớn hơn anh 3-4 tuổi. Người ta kể rằng bởi vì không tìm được tay trống tốt nên đã phá lệ nhận một đứa trẻ mới nhập môn làm tay trống.

Anh có sở thích, vốn mọi người cứ tưởng là chuyện tốt, mãi cho đến khi nghe nói nhóm nhạc họ lập lấy tên ‘Angry Rhinoceros’ (*), gọi tắt là ‘AG’, thậm chí Trình Dự còn lấy nghệ danh cho mình là ‘turbo’ thì mới thấy cái sở thích này quá chẳng ra làm sao.

(*) Bản gốc là 愤怒的犀牛 (phẫn nộ đích tê ngưu – những con tê giác giận giữ), viết tắt là 愤犀 (phẫn tê), dù để Hán Việt hay dịch nghĩa đều nghe củ chuối quá nên mình xin phép chuyển tên nhóm nhạc này sang tiếng Anh: Angry Rhinoceros, viết tắt AG.

Nhưng Trình Dự rất kiên trì làm tay trống, người nhà yêu thương anh nên cũng chỉ đành mặc kệ anh chơi nhạc như vậy. Cứ thế vài năm, cho đến một thời gian ngắn trước đây, khi người giúp việc đang dọn dẹp thì phát hiện Trình Dự ngất trong phòng cách âm.

Nguyên nhân là bởi khi đánh trống, tiết tấu nhịp điệu quá nhanh dẫn tới nhịp tim tăng mạnh.

Bác sĩ nói: “Tuy tim không có vấn đề gì, nhưng vẫn cần phải quan sát. Loại nhạc cụ này trước tên cứ để vậy đã, tạm thời đừng chơi nữa.”

Bấy giờ người nhà mới biết thì ra trống jazz là một loại nhạc cụ dựa trên cảm xúc. Trình Dự đánh trống không phải để chơi nhạc, mà là để giải tỏa những cảm xúc mà anh chẳng có nơi nào để thể hiện.

Anh được lệnh không được chơi trống nữa, bị cưỡng chế rời khỏi “Angry Rhinoceros”. Trùng hợp là ông ngoại Trữ Tấn từ nước ngoài về nhận giải, sau một cuộc điện thoại từ Khánh Châu tới Macao, người nhà họ Trình đã sắp xếp một du thuyền đưa Trình Dự từ Macao qua eo biển Quỳnh Châu đến bến thuyền Khánh Châu. Bác Vệ lái xe đến đón anh về huyện Sơn Lăng.

Trình Dự ở trong phòng chơi trống, xoay xoay hai chiếc dùi trống trong tay. Những lúc nhàm chán anh thích chơi như vậy, hoặc là xoay dùi trống hay chơi penbeat (*). Rèm cửa mở ra, ngoài cửa sổ là tiếng nước chảy róc rách, phong cảnh giữa hè rực rỡ.

(*) Penbeat, hay còn gọi là pen-tapping: tên của một trò chơi mà trong đó, người chơi sử dụng một hoặc hai chiếc bút và tay của mình, đập lên bàn để tạo ra những nhịp điệu, tiếng đập liên tiếp theo một bản nhạc nhất định.

Những ngày ở lại Sơn Lăng này, thật ra Trình Dự rất thích thiên nhiên an tĩnh nơi đây, nguồn cảm hứng dồi dào ở khắp nơi.

Ông ngoại gõ cửa phòng.

“Trình Dự.” Ông ngoại bưng một ấm trà vào, “Mau ngửi thử xem trà này có thơm không?”

Trình Dự mở nắp ấm, phẩy phẩy tay, anh ngửi thấy hương trà ở bên mũi.

“Thơm ạ.” Anh nào có biết thưởng trà đâu.

“Vậy lát nữa đi hái là trà với ông ngoại nhé? Trà này là ông chủ vườn vải hôm trước tặng.”

Trình Dự nhướng mày khi nghe thấy mấy từ ‘vườn vải’.

Ông ngoại nói tiếp: “Ông ấy tặng ông một túi thôi, nãy ông mới gọi điện qua hỏi rồi, trà này là một nhà hàng xóm ông ấy trồng, bảo là trên sườn núi có một vườn trà.” Ông nói xong chớp chớp mắt, “Tử Nguy vẫn đang ngủ, hai ông cháu mình đi thôi, không gọi nó.”



Ăn cơm trưa xong, Tiết Hựu Ca một mình ngủ trong nhà cây.

Hôm qua cậu mới cắt chỉ, hôm nay đã dám trèo lên nhà cây. Nhà cây này là khi cậu còn rất nhỏ ông nội đã tự tay làm cho, cao chừng một mét ba, rộng chưa đến một mét sáu, trên cửa còn treo rèm để tránh muỗi vào. Với cậu hiện tại mà nói thì có hơn nhỏ, nhưng cong lưng thì vừa hay vẫn chui vào được, thế nên nằm xuống tất nhiên không thành vấn đề.

Tiết Hựu Ca ôm hai cái gối dựa sofa, đang cuộn người lơ mơ ngủ thì nghe thấy bên ngoài có người gõ cửa: “Có ai ở nhà không?”

Cậu hé mắt, ánh nắng xuyên qua những kẽ hở của nhà cây rơi lên mi mắt.

Tiếng gõ cửa lại vọng tới: “Ông chủ ơi, tới mua trà đây.”

Tiết Hựu Ca tỉnh táo lại, trèo xuống bậc thang ra mở cánh cửa sắt.

Cậu ngắp dài, dụi dụi mắt: “Mọi người muốn mua trà ạ?”

“Bạn nhỏ ơi, nhà cháu có bán trà không? Ông thấy ven đường có tấm biển ghi trà Tiết gia, là nhà cháu phải không?” Ông ngoại nghe giọng cậu thấy quen quen, bèn cẩn thận quan sát mặt cậu.

“Vâng, nhà cháu có bán trà ạ.” Mắt Tiết Hựu Ca vẫn còn lim dim, tóc tai bù xù do mới ngủ dậy, mở cửa lớn mời khách vào, “Ông muốn loại trà gì? Bao nhiều cân ạ?”

Ánh mắt Trình Dự rơi trên người cậu.

Ông ngoại nhận ra cậu: “Là cháu đó à.”

Ế?

Tiết Hựu Ca nhìn kỹ lại, lúc đầu cậu không nhận ra ông cụ này, tiếp đó nhìn thanh thiếu niên bên cạnh ông thì mới chợt ngộ ra.

“Cháu chào ông.”

Ông cụ này là người tốt, đã khen cậu tối hôm đó, còn anh trai kia thì không.

Tiết Hựu Ca vẫn nhớ anh này hôm đó đòi tiền cậu, nhớ buổi tối hôm ấy không khách khí đóng cửa, nhớ anh ở vườn vải hôm trước định mách rằng mình ăn trộm.

“Không ngờ vườn trà này là của nhà cháu, trùng hợp quá,” ông ngoại có ấn tượng rất tốt với cậu, ngữ khí cũng dịu đi mấy phần, “nhà cháu có những loại là gì? Có được vào vườn hái không?”

Mấy năm trước khi Tiết Hựu Ca còn chưa chuyển nhà vào thị trấn vẫn hay cùng bà nội lên núi hái trà, nhưng giờ thì đã quên rồi, chỉ nhớ hồi tháng ba trước kia thương lái đến thu mua tầm xuân (*) và trà Minh Tiền (**), giá cả hình như là mười mấy tệ nửa cân. Đã mấy năm rồi, thịt lợn cũng tăng giá gấp đôi, chắc trà cũng tăng chứ nhỉ?

(*) Rau tầm xuân:



(**) Trà Minh Tiền: là trà được hái trước tiết Thanh Minh (Minh: Thanh Minh; Tiền: trước), ít bị sâu bọ phá hoại, búp và lá mềm, màu xanh và thơm, vị êm dịu, hình dáng đẹp, là trà ngon nhất trong các loại trà.

Cậu vừa nói vừa đi vào trong: “Có trà Lăng Vân Bạch Hào (*), đều là hái trước tiết Cốc Vũ (**), ba mươi tệ nửa cân ạ. Nếu như mọi người mọi người muốn vào vườn trà, thì phải mua từ năm cân trở lên, hoặc là mua vé vào cửa ạ.”

(*) Trà Lăng Vân Bạch Hào: một sản phẩm đặc sản của quận Lăng Vân, thành phố Bách Sắc, khu tự trị Choang Quảng Tây.

(**) Tiết Cốc Vũ: là một trong 24 tiết khí theo lịch Á Đông khi Mặt trời ở xích kinh 30°, thường bắt đầu vào cuối tiết Thanh minh và kết thúc vào ngày 4 tháng 5.hi Mặt Trời ở xích kinh 30°. Tiết Cốc vũ thường bắt đầu thời kỳ lượng mưa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng của cây trồng và mùa màng, báo hiệu sự kết thúc của thời tiết lạnh giá và nhiệt độ tăng nhanh.

Vườn trà nhà cậu không lớn, thuở nhỏ Tiết Hựu Ca thích cùng mấy đứa bạn tới đó chơi trốn tìm, vẫn nhớ trước đây tầm tháng ba là có khách đến hái trà, khi ấy cũng có quy định như thế này, hai nhiều thì không thu vé vào cửa, hái ít thì sẽ thu thêm phí tham quan.

Ông ngoại nghe cậu nói hùng hồn thế thì thấy rất thú vị, lại hỏi: “Người lớn nhà cháu đâu?”

“Người lớn đều không có nhà ạ.”

“Bạn nhỏ à, người trong nhà cháu đều đi vắng, vậy ai đưa ông vào vườn trà đây?”

“Cháu đưa mọi người đi, cũng không xa lắm đâu!” Hôm nay Tiết Hựu Ca mặc chiếc quần do bà dùng kim chỉ sửa cho cậu, quần vải cotton, hai ống rộng rãi.

“Để cháu đi thay giày thể thao.” Đưa hai khách vào vườn hái trà, thể nào cũng thu được mấy chục tệ, vừa hay trong nhà không có ai, kiếm ít tiền tiêu vặt.

Cậu thay giày, đội mũ che nắng, Tiết Hựu Ca đeo dụng cụ hái trà trên lưng rồi dẫn khách lên núi.

Sau khi cắt chỉ, giờ cậu đi đường hay leo núi đều không thành vấn đề.

Tiết Hựu Ca nghe thấy ông cụ hỏi mình: “Bạn nhỏ, cháu bao nhiêu tuổi rồi?”

Hình như lần trước mình khai khống nhỉ?

Tiết Hựu Ca không nhớ rõ nữa, hai tròng mắt đảo quanh, bảo mình 13 tuổi.

Thực tế cậu mới sinh nhật 11 tuổi nửa tháng trước.

“Vậy cháu nhỏ hơn Trình Dự nhà ông 1 tuổi, anh này 14 tuổi rồi,” ông ngoại chỉ vào cháu ngoại sắp cao bằng mình ở bên cạnh, “bạn nhỏ à, cháu tên là gì?”

“Tiết…” cậu vẫn đề phòng một chút, “Tiết Lễ Tình ạ.”

Dù cho thoạt nhìn thì không phải người xấu, nhưng cũng chẳng ai nói chắc được. Cậu đã từng xem chương trình pháp luật, người xấu đều bảo mình không phải người xấu, huống hồ cậu lại chẳng quen biết bọn họ.

Ông ngoại vốn vẫn chưa chắc chắn cậu là con trai hay con gái, bảo là con gái thì trông hơi hiên ngang mạnh mẽ, mà bảo là con trai thì mặt mũi lại mềm mại, giọng nói cũng ngọt ngào. Huống chi tối đó gặp nhau đứa bé còn mặc váy. Nghe tên xong ông mới chắc chắn rằng đúng là một cô bé.

Ông ngoại lại hỏi cậu lên núi còn mất bao lâu, Tiết Hựu Ca bảo hai mươi phút.

“Chính là mảnh đất trên kia, ông có nhìn thấy không?” Cậu chỉ tay về vùng trũng màu xanh đậm ở lưng núi, đó chính là vườn trà nhà họ Tiết trồng.

Đường núi đều là dùng đá tự nhiên đắp thành nên không dễ đi lắm, trời mưa còn trơn trượt nữa, lại thêm bùn đất nên trơn lại càng trơn.

Chỗ đó của Tiết Hựu Ca vẫn còn hơi đau nên đi chậm, cũng bảo ông cụ đi trước chậm một chút: “Ông ơi, ông đừng đi nhanh quá, góc quẹo đằng trước có một tảng đá tròn, rất dễ trượt chân…”

“Ông đi giày leo núi chống trơn trượt, bình thường ông rất thích leo núi, ít khi bị ngã. Có điều đường núi chỗ cháu này đúng là hơi không dễ đi.” Ông ngoại cố ý dùng giọng mang khẩu âm địa phương nói chuyện với cậu, nhấc chân bước qua: “Cháu ấy, cũng đừng gọi ông này ông kia mãi, ông họ Trữ, cứ kêu ông Trữ đi.”

Tiết Hựu Ca vừa nhắc nhở ông xong, kết quả lúc mình đi qua lại không cẩn thận đạp phải, cậu kêu lên một tiếng, chuẩn bị mông chạm đất thì Trình Dự đang đi phía sau nhanh chóng duỗi tay ra, vững vàng đỡ lấy lưng cậu.

Qua chừng mấy giây.

“Chao ôi, không sao chứ?” Ông Trữ ở phía trước đưa tay ra kéo cậu, Trình Dự lập tức buông tay.

Tiết Hựu Ca thấp giọng nói cảm ơn.

Trình Dự khuôn mặt lạnh lùng: “Ừ.”

Tiết Hựu Ca đã sớm lĩnh hội được anh tính cách khó gần, cũng chẳng để ý. Đoạn đường phía sau dễ đi hơn nhiều, đến vườn trà cậu nói: “Mùa hè không phải mùa thích hợp để hái trà, bởi vì mùa hè nóng, lá trà sẽ bị đắng.”

Nguyên nhân cụ thể thì cậu cũng chịu, chỉ là nghe ông nội nói vậy.

Ông ngoại khen: “Cháu biết nhiều thật đấy.”

Tiết Hựu Ca khiêm tốn xua tay: “Không đâu ạ.”

Ông ngoại vốn cũng không định hái trà vào mùa hè, nguyên nhân là vù trên núi phong cảnh đẹp, từ đây có thể nhìn ra khắp huyện Sơn Lăng.

Có thể nhìn thấy rõ sự khác biệt trong kiến trúc và văn hóa giữa khu phố cổ và thành phố mới từ trên cao.

Ông đặc biệt đưa Trình Dự ra ngoài hóng gió.

Nhằm để cháu trai vui vẻ chút, thời gian này ông nghĩ đủ mọi cách, nhưng những thứ bé trai bình thường thích, Trình Dự đều không thích. Ông ngoại yêu cầu cậu đi theo với danh nghĩa là đi chơi với mình, kết quả Trình Tử Nguy cũng bám theo nên Trình Dự vẫn không có hứng thú với mấy chuyện này như cũ.

Tiết Hựu Ca chỉ ông Trữ cách hái trà, lá trà như thế nào thì có thể hái, đoạn lấy kéo chuẩn bị chỉ Trình Dự thì đứng ở giữa vườn trà đã bảo: “Không cần dạy tôi, tôi không hái.”

“Ò.”

Gió núi thổi qua, Tiết Hựu Ca cũng không muốn để ý anh ta, lấy ra tạp chí manga số cũ trong balo.

Cậu dự liệu rằng lên núi sẽ chán từ sớm, cho nên đã chuẩn bị sẵn đồ đạc để giết thời gian.

Cuốn manga này là trước kia Hổ Bì cho mượn, Tiết Hựu Ca đọc một hồi, chú ý thấy Tiết Hựu Ca và ông Trữ bên kia đang tìm một chỗ để ngồi hóng mát và ngắm phong cảnh dưới núi.

Tiết Hựu Ca đi qua vườn chè xanh mơn mởn, hỏi: “Ông hái được bao nhiêu rồi ạ? Có hái thêm nữa không?”

Ông ngoại bảo: “Không hái nữa, nghỉ ngơi một lát. Phong cảnh ở đây đẹp thật, chút nữa xuống núi mua nụ tầm xuân nhà cháu, mua năm cân nhé.”

Năm cân!

Ba tăm tệ đấy!

Tiết Hựu Ca lập tức nở nụ cười xán lạn, ngồi xuống bên cạnh ông, thân mật tiến lại gần: “Ông Trữ, hai người không phải người địa phương ạ.”

“Ông thì không, nhưng bà ngoại thằng bé thì là người ở đây. Sau khi bà ấy mất, ông rất ít khi trở về đây.”

Tiết Hựu Ca như hiểu như không gật đầu, lại hỏi: “Ông Trữ ơi, ông là cung gì ạ?”

“Cung gì?” Trữ Tấn nào hiểu mấy cái đó, nhưng ông khá thích đứa bé này nên tỏ vẻ rất thích thú, “Cháu xem giúp ông xem ông là cung gì?”

Tiết Hựu Ca lật mở cuốn tạp chí manga: “Sinh nhật của ông là?”

“Sinh nhật ông vào ngày 10 tháng 1.”

“Ngày 10 tháng 1, vậy ông là cung Ma Kết. Lá số chiêm tinh ở đây ghi là, ‘Tạm biệt nhịp sống bận rộn, tạm thời có thể nhàn tản một chút…’” Tiết Hựu Ca đọc lá số cho ông nghe, ông Trữ bảo: “Cũng chuẩn phết đấy, thế cháu thuộc cung gì?”

“Cháu cung Song Tử, lá số chiêm tinh nói tuần này cháu sẽ phát tài ngoài ý muốn.”

Ông ngoại lại cười bảo: “Vậy cháu giúp anh nhìn xem, anh sinh nhật ngày 29 tháng 10.”

Tiết Hựu Ca không tình nguyện lắm: “Ngày 29 tháng 10…” cậu tìm tới cột cung Thiên Yết.

“Ồ, bên trên có ghi, xung quanh Thiên Yết độc thân sẽ có vận đào hoa, bạn có thể chú ý những người ở quanh mình.”

Ông ngoại cười ha ha, chỉ Trình Dự: “Cháu xem anh này, nó cười còn chẳng thèm thì đào đâu ra vận đào hoa?”

“Nhưng anh rất đẹp trai mà ông.”

Trình Dự quay đầu nhìn cậu.

Bé gái nói chuyện mà biểu tình rõ ràng rất nghiêm túc.

Tiết Hựu Ca từng theo bà ra chợ bán đào, chút mẹo kinh doanh này thì cậu vẫn biết.

Gặp được khách sộp, muốn họ tiêu nhiều tiền chút thì phải dẻo miệng, tốt nhất là khen con cái trong nhà họ. Tiết Hựu Ca mưa dầm thấm đất nên cũng biết không ít, cho dù đứa bé có đáng ghét có xấu xí đến mấy thì bà nội cũng có thể khen một câu trông thật lanh lợi.

HẾT CHƯƠNG 5.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương