Bạch Miên Hoa
-
Chương 2
Năm ấy tôi mười bảy tuổi, Phương Bích Ngọc hai mươi hai. Chúng tôi mang theo giấy xác nhận của đại đội sản xuất, lưng đeo túi vải, rời khỏi làng - nơi chúng tôi chưa hề rời xa lần nào để bước trên con đường hướng về huyện lỵ nơi có xưởng gia công bông. Con trai bí thư chi bộ Quốc có vết sẹo nơi mắt Quốc Trung Lương lẽo đẽo theo sau chúng tôi. Anh ta hoàn toàn có lý do để theo sau chúng tôi, bởi Phương Bích Ngọc đã đính hôn với anh ta. Ở chỗ chúng tôi, giấy đăng ký kết hôn xem ra còn quan trọng hơn rất nhiều lần so với giấy chứng nhận có đóng con dấu đỏ của chính quyền địa phương. Tôi không thể xác định được một cách chính xác tuổi tác của Quốc Trung Lương, chỉ đoán chừng khoảng ba mươi. Tôi ghét thằng cha này, thậm chí còn xem anh ta là tình địch của mình. Đương nhiên, khái niệm "tình địch" này không chỉ có ở nơi tôi mà còn có cả nơi anh ta. Tôi liếc nhìn cái thân thể cao to ấy nghiễm nhiên đã trở thành một vị thái tử sừng sững như một ngọn tháp được đúc bằng sắt ở quê tôi bằng ánh mắt thù hận. Răng anh ta hệt như răng ngựa, mồm hổ, mũi sư tử, hai con mắt to tướng hơi ngờ nghệch cách nhau rất xa, da mặt đầy những nốt sần và một vài vết sẹo màu đỏ sậm, nghe đâu đó là hậu quả của bệnh mọc nhọt độc từ thuở bé. Cách làng khoảng độ năm dặm, anh ta vẫn chưa hề có ý định dừng chân để quay về. Phương Bích Ngọc đột nhiên dừng bước quay mặt lại phía sau, mắt nhìn về những hàng cây liễu đầy sâu dại bên đường, người cứng đơ như khúc gỗ và nói bằng thứ ngôn ngữ của một khúc gỗ:
- Anh không cần phải tiễn nữa!
Máu huyết của Quốc Trung Lương hình như đã dồn lên cả trên mặt nên nó chuyển sang màu đỏ tía, những nốt sần và vết sẹo trông như những quả dâu be bé. Hai bàn tay to bự như hai chiếc quạt nan, một cách vô thức vuốt vuốt bộ quần áo đồng phục màu xám mặc trên người, môi mấp máy phát ra những âm thanh lộn xộn chẳng thành câu cú gì cả.
- Anh về di! - Phương Bích Ngọc lại nói.
- Tôi... bố tôi... mẹ tôi... bảo phải tiễn em đi xa xa một tí...
- Trở về nói với bố mẹ anh rằng, họ hãy yên tâm!
Vừa nói, Phương Bích Ngọc vừa tiếp tục rảo bước về phía trước.
Tôi có một chút thông cảm với Quốc Trung Lương đang đứng vuốt quần áo, nhìn anh ta một chập rồi nối gót đi theo Phương Bích Ngọc, thậm chí còn quay lại nói một câu rất không đáng mặt tí nào:
- Chú Trung Lương à, chị Bích Ngọc đã bảo thế thì chú cứ về đi!
Chuyện tối qua như những cánh bướm chập chờn xuất hiện trước mắt tôi. Con gà trống Lư Hoa nhà chúng tôi lại bắt chước tiếng kêu của gà mái, vận may đã đến. Vận may của tôi lớn đến nỗi ngay cả loài gia cầm cũng nhận ra và biến đổi giới tính! Bố tôi nói:
- Cuối cùng thì bí thư chi bộ cũng gia ân để cho mày đến làm việc ở xưởng gia công. Ăn tối xong, mày hãy đến nhà ông ấy nói năng phải giữ ý giữ tứ, chớ để ông ấy giận. Đứng thôi, ông ấy có mời ngồi mày cũng đừng ngồi, nghe rõ chưa?
Tôi nhớ kỹ những lời bố dặn, trong túi áo là mười quả trứng gà mà mẹ đã chuẩn bị sẵn, hồi hộp lo lắng đến nhà bí thư chi bộ. Mười quả trứng gà khiến lòng tôi đau nhói. Con chó đen nhà bí thư hung dữ nhảy bổ vào tôi nhe răng khiến tôi một phen hồn xiêu phách lạc, chỉ còn biết đứng tựa lưng vào tường. Chính Quốc Trung Lương là người ra đuổi con chó và dẫn tôi vào trong nhà. Đèn chùm pha lê bật sáng trưng, bí thư ngồi xếp bằng tròn trên giường trông giống như bức tượng Phật tôn nghiêm và thần bí. Cổ họng tôi như bị nghẹn, nói không nổi câu nào cho ra hồn. Bí thư mở mắt, nhìn tôi bằng con mắt ước lượng và khinh bỉ khiến bụng tôi như muốn sa xuống, muốn ngồi bệt xuống trước giường: - Bố cháu... bảo... chú cho gọi... - Tôi thều thào và nhìn đôi tay xua xua của bí thư - Cậu ngồi xuống - Quả nhiên giọng nói rất vang, rất cao chẳng khác tiếng chuông đồng. Người ta thường nói, những người có phúc lớn tiếng nói như chuông đồng. Tôi quên mất lời dặn của bố, rụt rè ngồi xuống chiếc ghế gỗ trong góc phòng. Bí thư nói: Cậu nhóc à, tôi nể mặt ông chú của cậu mới nới tay cho cậu đấy! - Tôi cảm kích bội phần, gật đầu liên tục. Bí thư nói tiếp - Gia đình cậu vốn thuộc tầng lớp trung nông, trong cải cách ruộng đất nhà cậu đã từng bị niêm phong, cậu có biết không? Chú ruột của cậu đã chạy sang Đài Loan năm bốn mươi bảy, cậu có biết không? Tôi sợ đến nỗi mồ hôi lạnh túa ra dầm đề. Bí thư tiếp tục nói: Tôi có thể cho cậu đi thì cũng đủ quyền để bắt cậu về, cậu đừng quên mình mang họ gì! Tôi gật đâu một cách vô thức Bí thư nói: Phương Bích Ngọc cùng đi với cậu. Nó là người thế nào, cậu có biết không? Tôi lại gật đầu lia lịa. Biết là tốt. Cậu trông nom nó cho tôi, có chuyện gì xảy ra ngay lập tức phải về đây báo cáo với tôi, nó mà có chuyện gì thì tôi sẽ tìm cậu đấy!
Tôi cụp đuôi quay về nhà, đũng quần ướt đẫm, túi áo nhầy nhụa vì mười quả trứng gà đã vỡ nát. Mẹ tôi chửi toáng lên rồi dùng que cời lửa đập túi bụi vào đầu tôi. Bố thì có vẻ khoan hồng đại lượng hơn, nói: Được rồi, đừng đánh nữa. Ngày mai nó phải đi đến xưởng gia công rồi!
Tôi lại trở thành kẻ theo dõi bí mật bên cạnh Phương Bích Ngọc cho bí thư Quốc. Đúng là ti tiện! Thật là nực cười! Ông ta làm sao biết được tôi đã mê Phương Bích Ngọc từ lâu. Mẹ kiếp!
Một con châu chấu xanh đậu trên quần của Quốc Trung Lương. Cái quần cũng rất mới. Gã đàn ông cao lớn và ăn mặc sang trọng này mặt như muốn khóc cứ lò dò đi sau chúng tôi. Khoảng cách giữa tôi và Phương Bích Ngọc là năm mét, rất gần; khoảng cách giữa tôi và anh ta là năm mét, rất xa. Khoảng cách giữa tôi và Phương Bích Ngọc rất gần; khoảng cách giữa anh ta và Phương Bích Ngọc rất xa. Tôi ngầm tự đắc vì mình là sự ngăn cách khó vượt qua của đôi vợ chồng đã đính hôn này. Hai bên đường toàn là những khoảnh ruộng bông mênh mông bát ngát, lá bông đang bị sương giá trở nên đỗ sậm, thi thoảng đã có những trái bông đã nứt vỏ để năm cánh bông hé lộ ra ngoài, cứng cáp và trắng nõn. Mùa thu hoạch bông mới đã chuẩn bị bắt đầu, tôi không còn phải vặn lưng, rướn người, khom lưng hái bông nữa. Phương Bích Ngọc cũng thế. Cô ấy đang mặc một bộ đồng phục màu lam giống như của học sinh, thần thái sao mà thanh thoát, xinh đẹp, chẳng khác nào một thanh niên trí thức, chỉ đáng tiếc là trên túi áo không cài một cây bút máy thôi.
Chúng tôi cùng đi thêm một quãng đường nữa và khoảng cách vẫn được giữ một cách nghiêm chỉnh như thế. Một lần nữa, Phương Bích Ngọc đứng lại, chờ cho đến khi tôi và Quốc Trung Lương tiến đến bên cạnh mới nói:
- Anh về hỏi bố mẹ anh, nếu không yên tâm thì cứ bảo tôi quay về!
Mặt Quốc Trung Lương thay đổi giống hệt như lần trước, tay chân luống cuống trông đến tội nghiệp, cuối cùng thì cũng nói được một câu đứt quãng:
- Thế thì... em cứ đi đi... Bố tôi nói, em... đã bị ông nắm chắc trong tay, ông đã có thể cho em đi thì... cũng có thể... kéo em trở về...
Tôi chăm chú nhìn gương mặt đang bị kích động của Phương Bích Ngọc. Cô ta chẳng nói thêm lấy một lời, quay phắt người bước đi. Quả nhiên là một cô gái từ nhỏ đã luyện tập võ công, bước chân thoăn thoắt, động tác linh hoạt, dường như toàn thân cô ấy có lắp rất nhiều lò xo vậy.
Tôi ba chân bốn cẳng chạy theo Phương Bích Ngọc, mệt muốn đứt hơi, toàn thân ướt đẫm mồ hôi. Đi một đỗi khá xa, tôi ngoái đầu nhìn lại, vẫn thấy Quốc Trung Lương đang đứng đó, hai tay ôm lấy vai trông theo chúng tôi. Ánh nắng mặt trời chiếu rọi khiến toàn thân anh ta như phát sáng, trông anh ta lúc ấy giống như một chiếc lọ tráng men vừa mới xuất khỏi lò.
Vì sao một cô gái có đầy đủ những điều kiện tốt nhất như Phương Bích Ngọc lại đính hôn với gã mặt sẹo Quốc Trung Lương? Về chuyện này, người trong thôn bàn tán xôn xao. Có người nói, bố cô ta muốn mượn con gái để trèo cao; có người cho rằng Phương Bích Ngọc chủ động tìm cơ hội để rời khỏi xóm làng; có người ác miệng hơn nói rằng, Phương Bích Ngọc đã từng ngủ với bí thư chi bộ từ rất sớm. Cũng có người cho là vì con trai mà bí thư chi bộ đã quá vất vả với cô ta, thôi thì đủ chuyện. Những lời đàm tiếu ấy không thể tin cũng không thể không tin. Đối với tôi, chuyện Phương Bích Ngọc đính hôn cùng với con trai bí thư chi bộ vừa là một đòn đánh đau, vừa chẳng là gì cả. Tôi đang chìm đắm trong hạnh phúc được rời khỏi xóm làng để đến với công xưởng, cho dù chỉ là công nhân hợp đồng ngắn hạn, là công nhân mùa vụ mà thôi.
- Anh không cần phải tiễn nữa!
Máu huyết của Quốc Trung Lương hình như đã dồn lên cả trên mặt nên nó chuyển sang màu đỏ tía, những nốt sần và vết sẹo trông như những quả dâu be bé. Hai bàn tay to bự như hai chiếc quạt nan, một cách vô thức vuốt vuốt bộ quần áo đồng phục màu xám mặc trên người, môi mấp máy phát ra những âm thanh lộn xộn chẳng thành câu cú gì cả.
- Anh về di! - Phương Bích Ngọc lại nói.
- Tôi... bố tôi... mẹ tôi... bảo phải tiễn em đi xa xa một tí...
- Trở về nói với bố mẹ anh rằng, họ hãy yên tâm!
Vừa nói, Phương Bích Ngọc vừa tiếp tục rảo bước về phía trước.
Tôi có một chút thông cảm với Quốc Trung Lương đang đứng vuốt quần áo, nhìn anh ta một chập rồi nối gót đi theo Phương Bích Ngọc, thậm chí còn quay lại nói một câu rất không đáng mặt tí nào:
- Chú Trung Lương à, chị Bích Ngọc đã bảo thế thì chú cứ về đi!
Chuyện tối qua như những cánh bướm chập chờn xuất hiện trước mắt tôi. Con gà trống Lư Hoa nhà chúng tôi lại bắt chước tiếng kêu của gà mái, vận may đã đến. Vận may của tôi lớn đến nỗi ngay cả loài gia cầm cũng nhận ra và biến đổi giới tính! Bố tôi nói:
- Cuối cùng thì bí thư chi bộ cũng gia ân để cho mày đến làm việc ở xưởng gia công. Ăn tối xong, mày hãy đến nhà ông ấy nói năng phải giữ ý giữ tứ, chớ để ông ấy giận. Đứng thôi, ông ấy có mời ngồi mày cũng đừng ngồi, nghe rõ chưa?
Tôi nhớ kỹ những lời bố dặn, trong túi áo là mười quả trứng gà mà mẹ đã chuẩn bị sẵn, hồi hộp lo lắng đến nhà bí thư chi bộ. Mười quả trứng gà khiến lòng tôi đau nhói. Con chó đen nhà bí thư hung dữ nhảy bổ vào tôi nhe răng khiến tôi một phen hồn xiêu phách lạc, chỉ còn biết đứng tựa lưng vào tường. Chính Quốc Trung Lương là người ra đuổi con chó và dẫn tôi vào trong nhà. Đèn chùm pha lê bật sáng trưng, bí thư ngồi xếp bằng tròn trên giường trông giống như bức tượng Phật tôn nghiêm và thần bí. Cổ họng tôi như bị nghẹn, nói không nổi câu nào cho ra hồn. Bí thư mở mắt, nhìn tôi bằng con mắt ước lượng và khinh bỉ khiến bụng tôi như muốn sa xuống, muốn ngồi bệt xuống trước giường: - Bố cháu... bảo... chú cho gọi... - Tôi thều thào và nhìn đôi tay xua xua của bí thư - Cậu ngồi xuống - Quả nhiên giọng nói rất vang, rất cao chẳng khác tiếng chuông đồng. Người ta thường nói, những người có phúc lớn tiếng nói như chuông đồng. Tôi quên mất lời dặn của bố, rụt rè ngồi xuống chiếc ghế gỗ trong góc phòng. Bí thư nói: Cậu nhóc à, tôi nể mặt ông chú của cậu mới nới tay cho cậu đấy! - Tôi cảm kích bội phần, gật đầu liên tục. Bí thư nói tiếp - Gia đình cậu vốn thuộc tầng lớp trung nông, trong cải cách ruộng đất nhà cậu đã từng bị niêm phong, cậu có biết không? Chú ruột của cậu đã chạy sang Đài Loan năm bốn mươi bảy, cậu có biết không? Tôi sợ đến nỗi mồ hôi lạnh túa ra dầm đề. Bí thư tiếp tục nói: Tôi có thể cho cậu đi thì cũng đủ quyền để bắt cậu về, cậu đừng quên mình mang họ gì! Tôi gật đâu một cách vô thức Bí thư nói: Phương Bích Ngọc cùng đi với cậu. Nó là người thế nào, cậu có biết không? Tôi lại gật đầu lia lịa. Biết là tốt. Cậu trông nom nó cho tôi, có chuyện gì xảy ra ngay lập tức phải về đây báo cáo với tôi, nó mà có chuyện gì thì tôi sẽ tìm cậu đấy!
Tôi cụp đuôi quay về nhà, đũng quần ướt đẫm, túi áo nhầy nhụa vì mười quả trứng gà đã vỡ nát. Mẹ tôi chửi toáng lên rồi dùng que cời lửa đập túi bụi vào đầu tôi. Bố thì có vẻ khoan hồng đại lượng hơn, nói: Được rồi, đừng đánh nữa. Ngày mai nó phải đi đến xưởng gia công rồi!
Tôi lại trở thành kẻ theo dõi bí mật bên cạnh Phương Bích Ngọc cho bí thư Quốc. Đúng là ti tiện! Thật là nực cười! Ông ta làm sao biết được tôi đã mê Phương Bích Ngọc từ lâu. Mẹ kiếp!
Một con châu chấu xanh đậu trên quần của Quốc Trung Lương. Cái quần cũng rất mới. Gã đàn ông cao lớn và ăn mặc sang trọng này mặt như muốn khóc cứ lò dò đi sau chúng tôi. Khoảng cách giữa tôi và Phương Bích Ngọc là năm mét, rất gần; khoảng cách giữa tôi và anh ta là năm mét, rất xa. Khoảng cách giữa tôi và Phương Bích Ngọc rất gần; khoảng cách giữa anh ta và Phương Bích Ngọc rất xa. Tôi ngầm tự đắc vì mình là sự ngăn cách khó vượt qua của đôi vợ chồng đã đính hôn này. Hai bên đường toàn là những khoảnh ruộng bông mênh mông bát ngát, lá bông đang bị sương giá trở nên đỗ sậm, thi thoảng đã có những trái bông đã nứt vỏ để năm cánh bông hé lộ ra ngoài, cứng cáp và trắng nõn. Mùa thu hoạch bông mới đã chuẩn bị bắt đầu, tôi không còn phải vặn lưng, rướn người, khom lưng hái bông nữa. Phương Bích Ngọc cũng thế. Cô ấy đang mặc một bộ đồng phục màu lam giống như của học sinh, thần thái sao mà thanh thoát, xinh đẹp, chẳng khác nào một thanh niên trí thức, chỉ đáng tiếc là trên túi áo không cài một cây bút máy thôi.
Chúng tôi cùng đi thêm một quãng đường nữa và khoảng cách vẫn được giữ một cách nghiêm chỉnh như thế. Một lần nữa, Phương Bích Ngọc đứng lại, chờ cho đến khi tôi và Quốc Trung Lương tiến đến bên cạnh mới nói:
- Anh về hỏi bố mẹ anh, nếu không yên tâm thì cứ bảo tôi quay về!
Mặt Quốc Trung Lương thay đổi giống hệt như lần trước, tay chân luống cuống trông đến tội nghiệp, cuối cùng thì cũng nói được một câu đứt quãng:
- Thế thì... em cứ đi đi... Bố tôi nói, em... đã bị ông nắm chắc trong tay, ông đã có thể cho em đi thì... cũng có thể... kéo em trở về...
Tôi chăm chú nhìn gương mặt đang bị kích động của Phương Bích Ngọc. Cô ta chẳng nói thêm lấy một lời, quay phắt người bước đi. Quả nhiên là một cô gái từ nhỏ đã luyện tập võ công, bước chân thoăn thoắt, động tác linh hoạt, dường như toàn thân cô ấy có lắp rất nhiều lò xo vậy.
Tôi ba chân bốn cẳng chạy theo Phương Bích Ngọc, mệt muốn đứt hơi, toàn thân ướt đẫm mồ hôi. Đi một đỗi khá xa, tôi ngoái đầu nhìn lại, vẫn thấy Quốc Trung Lương đang đứng đó, hai tay ôm lấy vai trông theo chúng tôi. Ánh nắng mặt trời chiếu rọi khiến toàn thân anh ta như phát sáng, trông anh ta lúc ấy giống như một chiếc lọ tráng men vừa mới xuất khỏi lò.
Vì sao một cô gái có đầy đủ những điều kiện tốt nhất như Phương Bích Ngọc lại đính hôn với gã mặt sẹo Quốc Trung Lương? Về chuyện này, người trong thôn bàn tán xôn xao. Có người nói, bố cô ta muốn mượn con gái để trèo cao; có người cho rằng Phương Bích Ngọc chủ động tìm cơ hội để rời khỏi xóm làng; có người ác miệng hơn nói rằng, Phương Bích Ngọc đã từng ngủ với bí thư chi bộ từ rất sớm. Cũng có người cho là vì con trai mà bí thư chi bộ đã quá vất vả với cô ta, thôi thì đủ chuyện. Những lời đàm tiếu ấy không thể tin cũng không thể không tin. Đối với tôi, chuyện Phương Bích Ngọc đính hôn cùng với con trai bí thư chi bộ vừa là một đòn đánh đau, vừa chẳng là gì cả. Tôi đang chìm đắm trong hạnh phúc được rời khỏi xóm làng để đến với công xưởng, cho dù chỉ là công nhân hợp đồng ngắn hạn, là công nhân mùa vụ mà thôi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook