Bà Nhóc Già Nhà Tử Thần
-
Chương 22: Người bảo vệ
Gần đây Kim Sân khá bận, không có thời gian để ý đến cháu ngoại nên để nó ở trạng thái nuôi thả. Kinh tế khó khăn, vợ chồng lục đục, anh không cần ra tay là chúng nó đã tự khắc trải nghiệm cuộc sống muôn hình muôn vẻ rồi.
Kim Sân đang bận nghiên cứu những luận văn và bài phỏng vấn trên các tạp chí khoa học của con gái con rể, lòng loáng thoáng cảm thấy thiết bị có thể gây ra sự xáo trộn của cõi hư vô là do hai đứa con chế tạo ra.
Kim Sân thử dò hỏi ông cụ Hồ nhưng hễ đề cập đến những công thức liên quan đến vật lý lượng tử là ông lại có phản ứng bài xích nó. Vì sức khỏe của con rể, Kim Sân không cho ông cụ Hồ tham gia nghiên cứu.
Cũng giống như lần trước, cả công xưởng này đã được dọn dẹp sạch sẽ, ngay cả trên vách tường cũng không lưu lại vết tích gì. Kim Sân đi vài vòng trong đó, vẫn không phát hiện bất cứ manh mối nào khác.
Đúng lúc này, Kim Sân chú ý đến một hình vẽ nguệch ngoạc ở trong góc kín. Anh đi tới đó, ngồi xuống thì phát hiện nơi đó lờ mờ có bức vẽ bằng bút chì màu, vẽ ba người và một con chó ba đầu.
Kim Sân ngẩn ra, rõ ràng đây là bức tranh “ba, anh Thừa Khiếu, con và chó ba đầu” mà Chúc Chúc vẽ trong biệt thự. Anh nén kìm được, đưa tay sờ lên bức vẽ ấy. Khi anh vừa chạm vào, giống như đụng trúng một công tắc gì vậy, bức tường vốn loang lổ bỗng phát sáng, sau đó biến thành màu xanh lục, còn vùng đất dưới chân anh thì từ từ tách ra, để lộ một lối vào.
Bên dưới tối đen kìn kịt, Kim Sân lần mò thì phát hiện thứ gì đó dày chừng nửa mét, giống như một tấm thép. Chính thứ này đã ngăn không cho anh thăm dò sâu hơn dưới lòng đất.
Nhất thời, anh không nghĩ ra đây là chất liệu gì nhưng trong lòng thì cảm thấy rất tự hào. Rốt cuộc trong mấy chục năm nay, con gái con rể anh đã nghiên cứu được những gì?
Kim Sân đi xuống dưới bèn nhìn thấy một cỗ máy hình tròn, rất to, bên cạnh còn có máy tính và cả những cuốn tài liệu ghi chép chất thành chồng dày bên cạnh.
Nhưng tất cả những ký ức thời không của nơi này đều bị nguồn năng lượng cực mạnh kia phá hủy nên anh chỉ có thể đọc tài liệu. Chiếc máy to bên cạnh đúng là thiết bị kết nối giữa cõi hư vô và thế giới này mà anh đang tìm kiếm.
Kim Sân đứng đó. Rõ ràng nơi này không còn chút ký ức thời không nào nhưng khi chạm vào những tài liệu ghi chép chất cao như núi kia, anh lại có thể cảm nhận được con gái con rể ở nơi này đợi anh, tìm cách đưa anh trở lại.
Kim Sân vùi người vào giữa đống tài liệu ghi chép kia. Anh vẫn luôn dùng tâm thế của một người bảo hộ để đứng cạnh con gái, chưa bao giờ nghĩ đến con gái sớm đã đứng phía trước để bảo vệ anh.
——
Bà cụ Hồ sớm đã phát hiện ba đứng ngoài cổng trường. Còn chưa đến giờ tan học, bà nhoài qua cánh cổng sắt để nhìn ba, sau đó kéo anh Thừa Khiếu chạy đến nói với cô giáo: “Cô ơi, bụng con đau quá, con về với ba trước đây.”
Lúc mới nghe câu này, cô giáo giật nảy mình nhưng sau đó, xác định chỉ vì thấy ba đến đón mình sớm, bà cụ muốn về trước bèn thở phào một hơi, lập tức đồng ý ngay.
Bà cụ Hồ vui vẻ kéo anh Thừa Khiếu chạy về phía ba mình, sau đó lập tức được ba ôm chầm lấy.
Bà vô cùng vui vẻ. “Ba ơi ba, có phải ba nhớ con và anh Thừa Khiếu quá nên hôm nay mới đến sớm không?”
Kim Sân nhìn hai đứa con, lòng vô cùng ấm áp. Anh ôm lấy họ, trịnh trọng nói: “Ba rất nhớ các con.”
Bà cụ Hồ không biết tâm trạng của ba đang rối bời, bà vỗ vỗ lưng anh, nói: “Con cũng nhớ ba lắm.”
Cả nhà họ không thể cứ đứng ôm nhau thế này được. Sau khi Kim Sân buông ra, bà cụ Hồ vừa đi vừa nói với anh: “Ba ơi ba, con có một bạn học hôm nay không đến lớp, cô giáo nói bạn ấy chưa khỏi bệnh.”
Đương nhiên Kim Sân biết việc này. Người bạn kia bệnh tình trở nên nghiêm trọng, bây giờ đang ở bệnh viện, đã gọi điện thoại cho con trai rất nhiều lần nhưng anh ta không đến. Kim Sân từng là tử thần, trước sự việc như thế, anh vẫn cho người chăm sóc bà ấy thật chu đáo.
Anh có thể đối mặt với cái chết của vô số con người mà không hề có cảm xúc gì. Tuy nhiên, lúc con gái còn nhỏ, anh rất khó khăn để đối diện với việc có những đứa trẻ chết trong tuyệt vọng, không có sự giúp đỡ. Bây giờ, anh lại dễ nảy sinh lòng thương xót đối với những người già.
Bà cụ Hồ nghiêm túc nói: “Cô giáo nói khi già đi, người ta sẽ rất lâu khỏi bệnh. Ba nhất định phải chú ý sức khỏe, không được không nghe lời.”
Trong mắt bà cụ, bà và anh Thừa Khiếu còn là trẻ con, ba là một người già đã rất lớn tuổi. Nhận thức này xuất phát từ những cuộc trò chuyện của các bạn học.
Sau khi trò chuyện với những người bạn kia, mỗi ngày bà cụ Hồ đều giám sát ba mặc đã đủ ấm chưa, phải ngâm chân nước nóng, không được uống nước lạnh, không được ăn đồ lạnh…
Bà lão hoàn toàn không phát hiện ra thực tế thì mình mới là người được bảo vệ kỹ lưỡng nhất.
Cô giáo của bà nói không sai. Người già bị bệnh hoặc bị thương thì sẽ như câu nói của người xưa: bệnh đến như núi đổ, bệnh đi như kéo tơ.
Kim Sân cũng sợ nhất là con gái bị bệnh hoặc bị thương, bởi vì dù có đề phòng thế nào đi nữa vẫn không thể bảo đảm tuyệt đối được.
Không chạm vào nước lạnh, không uống nước lạnh, không hóng gió lạnh, hàng ngày quàng khăn đội mũ, mặc thật nhiều áo. Lúc chiều khi về đến nhà, bà cụ Hồ sờ lên trán mình, nói: “Ba ơi, đầu con choáng quá.”
“Ba ơi ba, gọi điện thoại cho cô giáo xin nghỉ học đi, ngày mai con không muốn đi học đâu, hình như con bị bệnh rồi.”
Ông cụ Hồ vội mặc áo khoác cho bà, Kim Sân lấy khăn quàng cổ và mũ đến đội lên cho con gái. Làm xong, anh bế con lên, vừa đi xuống lầu vừa hỏi: “Bé cưng, khi nào thì bắt đầu chóng mặt?”
Bà cụ Hồ nằm sấp lên vai ba mình, mũi bị nghẹt, ồm ồm nói: “Con không biết nữa. Ba ơi, đầu con hơi đau.”
Kim Sân sốt ruột, định dùng cánh cửa không gian thì bị ông cụ Hồ vội vàng ngăn lại. “Ba, đừng vội, chỉ là cảm sốt thôi mà. Lúc không gian dịch chuyển tức thời, đầu Chúc Chúc sẽ càng đau.”
Kim Sân tỉnh táo lại, gật đầu, ôm con gái ra xe.
Đây không phải lần đầu tiên Kim Sân gặp con gái bị bệnh. Lúc bà cụ Hồ còn nhỏ, bệnh vặt là chuyện thường nhưng khi ấy, con gái là trẻ con, khả năng phục hồi nhanh, hôm trước bệnh uống thuốc là hôm sau đã khỏi. Nhưng giờ thì không, anh rất sợ con bị bệnh.
Xe chạy băng băng trên đường, bên ngoài trời lại bắt đầu mưa, từng giọt từng giọt nhỏ lộp độp trên kính xe, sau đó là tiếng sấm chớp đùng đùng. Ông cụ Hồ lái xe vững hơn Kim Sân nên người lái là ông, còn Kim Sân thì ngồi sau với con gái.
Kim Sân không ngừng dùng miếng dán hạ sốt dán lên trán cho con, cố gắng làm hạ nhiệt. Nhưng chỉ chốc lát sau là miếng dán đã nóng lên.
Bà cụ Hồ mơ mơ hồ hồ kéo tay ba mình, giọng khàn khàn tuyệt vọng, không ngừng lặp lại những câu: “Cứu chúng tôi… xin hãy cứu chúng tôi…”
Kim Sân có vô số năng lực, thậm chí là năng lực lấy đi tính mạng con người nhưng lúc này, nhìn cảnh con gái đau đớn, anh cũng đành bất lực, chỉ biết luống cuống ôm con gái. “Bé ngoan, đừng sợ, sắp đến bệnh viện rồi.”
“Chúng tôi không thể chết được…” Bà cụ Hồ không nghe người bên cạnh nói, giãy giụa muốn đứng lên, như muốn rời khỏi nơi này, như đang có việc gì vô cùng quan trọng chưa làm nên không thể chết, tuyệt đối không thể chết vậy.
Bên ngoài trời mưa mỗi lúc một to, sấm chớp đùng đoàng, long trời lở đất.
Kim Sân ngồi trong xe, lúc này mới nhận ra có điểm bất thường. Anh rất quen thuộc với giọng điệu của con gái, đây là… đây là cách nói chuyện khi con đã trưởng thành.
Kim Sân nắm tay con gái, an ủi: “Bé ngoan, đừng sợ nha, là ba đây, ba về rồi đây.”
Kim Sân đang bận nghiên cứu những luận văn và bài phỏng vấn trên các tạp chí khoa học của con gái con rể, lòng loáng thoáng cảm thấy thiết bị có thể gây ra sự xáo trộn của cõi hư vô là do hai đứa con chế tạo ra.
Kim Sân thử dò hỏi ông cụ Hồ nhưng hễ đề cập đến những công thức liên quan đến vật lý lượng tử là ông lại có phản ứng bài xích nó. Vì sức khỏe của con rể, Kim Sân không cho ông cụ Hồ tham gia nghiên cứu.
Cũng giống như lần trước, cả công xưởng này đã được dọn dẹp sạch sẽ, ngay cả trên vách tường cũng không lưu lại vết tích gì. Kim Sân đi vài vòng trong đó, vẫn không phát hiện bất cứ manh mối nào khác.
Đúng lúc này, Kim Sân chú ý đến một hình vẽ nguệch ngoạc ở trong góc kín. Anh đi tới đó, ngồi xuống thì phát hiện nơi đó lờ mờ có bức vẽ bằng bút chì màu, vẽ ba người và một con chó ba đầu.
Kim Sân ngẩn ra, rõ ràng đây là bức tranh “ba, anh Thừa Khiếu, con và chó ba đầu” mà Chúc Chúc vẽ trong biệt thự. Anh nén kìm được, đưa tay sờ lên bức vẽ ấy. Khi anh vừa chạm vào, giống như đụng trúng một công tắc gì vậy, bức tường vốn loang lổ bỗng phát sáng, sau đó biến thành màu xanh lục, còn vùng đất dưới chân anh thì từ từ tách ra, để lộ một lối vào.
Bên dưới tối đen kìn kịt, Kim Sân lần mò thì phát hiện thứ gì đó dày chừng nửa mét, giống như một tấm thép. Chính thứ này đã ngăn không cho anh thăm dò sâu hơn dưới lòng đất.
Nhất thời, anh không nghĩ ra đây là chất liệu gì nhưng trong lòng thì cảm thấy rất tự hào. Rốt cuộc trong mấy chục năm nay, con gái con rể anh đã nghiên cứu được những gì?
Kim Sân đi xuống dưới bèn nhìn thấy một cỗ máy hình tròn, rất to, bên cạnh còn có máy tính và cả những cuốn tài liệu ghi chép chất thành chồng dày bên cạnh.
Nhưng tất cả những ký ức thời không của nơi này đều bị nguồn năng lượng cực mạnh kia phá hủy nên anh chỉ có thể đọc tài liệu. Chiếc máy to bên cạnh đúng là thiết bị kết nối giữa cõi hư vô và thế giới này mà anh đang tìm kiếm.
Kim Sân đứng đó. Rõ ràng nơi này không còn chút ký ức thời không nào nhưng khi chạm vào những tài liệu ghi chép chất cao như núi kia, anh lại có thể cảm nhận được con gái con rể ở nơi này đợi anh, tìm cách đưa anh trở lại.
Kim Sân vùi người vào giữa đống tài liệu ghi chép kia. Anh vẫn luôn dùng tâm thế của một người bảo hộ để đứng cạnh con gái, chưa bao giờ nghĩ đến con gái sớm đã đứng phía trước để bảo vệ anh.
——
Bà cụ Hồ sớm đã phát hiện ba đứng ngoài cổng trường. Còn chưa đến giờ tan học, bà nhoài qua cánh cổng sắt để nhìn ba, sau đó kéo anh Thừa Khiếu chạy đến nói với cô giáo: “Cô ơi, bụng con đau quá, con về với ba trước đây.”
Lúc mới nghe câu này, cô giáo giật nảy mình nhưng sau đó, xác định chỉ vì thấy ba đến đón mình sớm, bà cụ muốn về trước bèn thở phào một hơi, lập tức đồng ý ngay.
Bà cụ Hồ vui vẻ kéo anh Thừa Khiếu chạy về phía ba mình, sau đó lập tức được ba ôm chầm lấy.
Bà vô cùng vui vẻ. “Ba ơi ba, có phải ba nhớ con và anh Thừa Khiếu quá nên hôm nay mới đến sớm không?”
Kim Sân nhìn hai đứa con, lòng vô cùng ấm áp. Anh ôm lấy họ, trịnh trọng nói: “Ba rất nhớ các con.”
Bà cụ Hồ không biết tâm trạng của ba đang rối bời, bà vỗ vỗ lưng anh, nói: “Con cũng nhớ ba lắm.”
Cả nhà họ không thể cứ đứng ôm nhau thế này được. Sau khi Kim Sân buông ra, bà cụ Hồ vừa đi vừa nói với anh: “Ba ơi ba, con có một bạn học hôm nay không đến lớp, cô giáo nói bạn ấy chưa khỏi bệnh.”
Đương nhiên Kim Sân biết việc này. Người bạn kia bệnh tình trở nên nghiêm trọng, bây giờ đang ở bệnh viện, đã gọi điện thoại cho con trai rất nhiều lần nhưng anh ta không đến. Kim Sân từng là tử thần, trước sự việc như thế, anh vẫn cho người chăm sóc bà ấy thật chu đáo.
Anh có thể đối mặt với cái chết của vô số con người mà không hề có cảm xúc gì. Tuy nhiên, lúc con gái còn nhỏ, anh rất khó khăn để đối diện với việc có những đứa trẻ chết trong tuyệt vọng, không có sự giúp đỡ. Bây giờ, anh lại dễ nảy sinh lòng thương xót đối với những người già.
Bà cụ Hồ nghiêm túc nói: “Cô giáo nói khi già đi, người ta sẽ rất lâu khỏi bệnh. Ba nhất định phải chú ý sức khỏe, không được không nghe lời.”
Trong mắt bà cụ, bà và anh Thừa Khiếu còn là trẻ con, ba là một người già đã rất lớn tuổi. Nhận thức này xuất phát từ những cuộc trò chuyện của các bạn học.
Sau khi trò chuyện với những người bạn kia, mỗi ngày bà cụ Hồ đều giám sát ba mặc đã đủ ấm chưa, phải ngâm chân nước nóng, không được uống nước lạnh, không được ăn đồ lạnh…
Bà lão hoàn toàn không phát hiện ra thực tế thì mình mới là người được bảo vệ kỹ lưỡng nhất.
Cô giáo của bà nói không sai. Người già bị bệnh hoặc bị thương thì sẽ như câu nói của người xưa: bệnh đến như núi đổ, bệnh đi như kéo tơ.
Kim Sân cũng sợ nhất là con gái bị bệnh hoặc bị thương, bởi vì dù có đề phòng thế nào đi nữa vẫn không thể bảo đảm tuyệt đối được.
Không chạm vào nước lạnh, không uống nước lạnh, không hóng gió lạnh, hàng ngày quàng khăn đội mũ, mặc thật nhiều áo. Lúc chiều khi về đến nhà, bà cụ Hồ sờ lên trán mình, nói: “Ba ơi, đầu con choáng quá.”
“Ba ơi ba, gọi điện thoại cho cô giáo xin nghỉ học đi, ngày mai con không muốn đi học đâu, hình như con bị bệnh rồi.”
Ông cụ Hồ vội mặc áo khoác cho bà, Kim Sân lấy khăn quàng cổ và mũ đến đội lên cho con gái. Làm xong, anh bế con lên, vừa đi xuống lầu vừa hỏi: “Bé cưng, khi nào thì bắt đầu chóng mặt?”
Bà cụ Hồ nằm sấp lên vai ba mình, mũi bị nghẹt, ồm ồm nói: “Con không biết nữa. Ba ơi, đầu con hơi đau.”
Kim Sân sốt ruột, định dùng cánh cửa không gian thì bị ông cụ Hồ vội vàng ngăn lại. “Ba, đừng vội, chỉ là cảm sốt thôi mà. Lúc không gian dịch chuyển tức thời, đầu Chúc Chúc sẽ càng đau.”
Kim Sân tỉnh táo lại, gật đầu, ôm con gái ra xe.
Đây không phải lần đầu tiên Kim Sân gặp con gái bị bệnh. Lúc bà cụ Hồ còn nhỏ, bệnh vặt là chuyện thường nhưng khi ấy, con gái là trẻ con, khả năng phục hồi nhanh, hôm trước bệnh uống thuốc là hôm sau đã khỏi. Nhưng giờ thì không, anh rất sợ con bị bệnh.
Xe chạy băng băng trên đường, bên ngoài trời lại bắt đầu mưa, từng giọt từng giọt nhỏ lộp độp trên kính xe, sau đó là tiếng sấm chớp đùng đùng. Ông cụ Hồ lái xe vững hơn Kim Sân nên người lái là ông, còn Kim Sân thì ngồi sau với con gái.
Kim Sân không ngừng dùng miếng dán hạ sốt dán lên trán cho con, cố gắng làm hạ nhiệt. Nhưng chỉ chốc lát sau là miếng dán đã nóng lên.
Bà cụ Hồ mơ mơ hồ hồ kéo tay ba mình, giọng khàn khàn tuyệt vọng, không ngừng lặp lại những câu: “Cứu chúng tôi… xin hãy cứu chúng tôi…”
Kim Sân có vô số năng lực, thậm chí là năng lực lấy đi tính mạng con người nhưng lúc này, nhìn cảnh con gái đau đớn, anh cũng đành bất lực, chỉ biết luống cuống ôm con gái. “Bé ngoan, đừng sợ, sắp đến bệnh viện rồi.”
“Chúng tôi không thể chết được…” Bà cụ Hồ không nghe người bên cạnh nói, giãy giụa muốn đứng lên, như muốn rời khỏi nơi này, như đang có việc gì vô cùng quan trọng chưa làm nên không thể chết, tuyệt đối không thể chết vậy.
Bên ngoài trời mưa mỗi lúc một to, sấm chớp đùng đoàng, long trời lở đất.
Kim Sân ngồi trong xe, lúc này mới nhận ra có điểm bất thường. Anh rất quen thuộc với giọng điệu của con gái, đây là… đây là cách nói chuyện khi con đã trưởng thành.
Kim Sân nắm tay con gái, an ủi: “Bé ngoan, đừng sợ nha, là ba đây, ba về rồi đây.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook